Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài 7. CHỦ ĐỘNGVÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.81 KB, 15 trang )

Phần II: NỘI DUNG CHÍNH
I- YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Cách mạng khoa học - công nghệ và những tác động đến đời sống
kinh tế - xã hội
- Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là từ những năm 70 trở đi, thế giới
bước vào một thời kỳ phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ. Với
những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu, phát minh, đặc biệt với sự xuất hiện của
“làn sóng” đổi mới cơng nghệ, sự bùng nổ thông tin... đã làm cho khoa học thực sự
là lực lượng sản xuất trực tiếp. Cách mạng khoa học - công nghệ tác động mạnh
mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trở thành một trong những xu
thế lớn của thế giới hiện đại.
- Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, phương pháp làm ra sản phẩm
(Có thể hiểu là cơng nghệ) đã có sự thay đổi cơ bản. Nhờ những tiến bộ sâu sắc
của chùm công nghệ cao, nổi bật nhất là cơng nghệ thơng tin, đã hình thành “xã hội
thông tin”, làm xuất hiện nền “kinh tế tri thức”. Sự phát triển của mỗi quốc gia
ngày càng ít dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu dựa vào tri thức
khoa học và công nghệ. Thông tin trở thành nguồn nguyên liệu đặc biệt, là yếu tố
đầu vào của hệ thống sản xuất, của quản lý, là cơng cụ để sáng tạo của cải, chìa
khóa của an ninh kinh tế - xã hội...
- “Xã hội thông tin”, “kinh tế tri thức” đã làm thay đổi nhận thức, ứng xử với
thiên nhiên, cách làm việc, lối sống và phương thức tiêu dùng...của con người.
Kinh tế gắn liền với xã hội, văn hóa và mơi trường. Trong sự phát triển của xã hội,
người ta ngày càng chú trọng tới các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống, xã hội,
cộng đồng...
- Từ vai trò quyết định của nhân tố con người, cách mạng khoa học - công
nghệ, “kinh tế tri thức”, “xã hội thơng tin” địi hỏi giáo dục và đào tạo phải đổi
mới, hiện đại hóa một cách căn bản và toàn diện. Quan niệm về giáo dục và mục
tiêu đào tạo đã thay đổi. Đó là xã hội học tập, học tập suốt đời; giáo dụcchuyển
mạnh từ truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang nâng cao năng lực và phẩm chất của
người học. Mỗi người đều có khả năng và cần phải biết tự làm mới những tri thức và


cập nhật thơng tin cho mình. Giáo dục và đào tạo không dừng lại là lĩnh vực phúc
lợi của xã hội mà được coi là một ngành kinh tế - xã hội đặc biệt, đầu tư cho lĩnh
vực này là đầu tư ứng trước, đầu tư chiều sâu, đầu tư cho phát triển. Cuộc cạnh
tranh giữa các nước bao gồm cả cuộc tranh đua, bứt phá trong giáo dục và đào tạo.
- Tuy vậy, những tiến bộ của khoa học, công nghệ đã diễn ra không đều giữa
các nước và các khu vực. Khả năng tiếp cận và việc sử dụng các tiến bộ khoa học,
công nghệ của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ hoàn cảnh lịch sử, năng
lực nội sinh đến các tác động từ bên ngồi, trong đó các nước tư bản phát triển có
nhiều lợi thế, cịn các nước đang phát triển và chậm phát triển có nhiều khó khăn,
thách thức, phải trải qua thời kỳ chuyển tiếp không mấy dễ dàng. Trên thế giới
cũng xuất hiện thêm nhiều vấn đề toàn cầu, liên quan đến sự phát triển kinh tế,
cách mạng công nghệ, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phân hóa giàu
1


nghèo, cơng bằng, bình đẳng trong phát triển, những vấn để văn hóa, xã hội và đạo
đức... địi hỏi sự phối hợp nỗ lực của các quốc gia, dân tộc để cùng giải quyết.
2. Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều
nước tham gia
- Phân công lao động xã hội quốc tế phát triển mạnh mẽ dẫn đến q trình
tồn cầu hóa. Đó là một quá trình lịch sử, một xu thế khách quan, trải qua quá trình
phát triển lâu dài, gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỷ XVIII - XIX) dựa trên nền tảng
của kỹ thuật cơ khí đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất của
nhân loại, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, dần dần mở rộng thị trường thế
giới. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã làm cho lực lượng sản xuất
của nhân loại phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân, xuất hiện nhu cầu mở rộng
thị trường thế giới, từ đó xuất hiện q trình tồn cầu hóa kinh tế.
- Tồn cầu hóa tạo nên “chuỗi giá trị tồn cầu”, khi mà một sản phẩm hồn
chỉnh do nhiều cơng ty, doanh nghiệp của nhiều nước tham gia sản xuất. Xu thế

khách quan này vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, tác động ngày càng mạnh
mẽ đến tất cả các quốc gia theo mức độ tham gia và hưởng lợi trong chuỗi giá trị tồn
cầu đó. Trong quan hệ quốc tế, tồn cầu hóa làm cho các quốc gia ngày càng trở nên
phụ thuộc lẫn nhau, không chỉ về thương mại, dịch vụ, mà cả lưu thông vốn, tư bảnvà
cơng nghệ, mơi trường... Tồn cầu hóa cũng làm xuất hiện những vấn đề an ninh của
các quốc gia, cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
- Tồn cầu hóa kinh tế trên thế giới được mở đầu do các nước tư bản công
nghiệp phát động, trước hết vì lợi ích của các nước này, nhằm giải quyết vấn đề thị
trường cho sự phát triển của sản xuất. Do các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới Chí
quan tâm đến lợi ích kinh tế nên sự phát triển của tồn cầu hóa đã làm nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội, mơi trường trên phạm vi tồn thế giới. Sự phân phối lợi ích
được thực hiện khơng công bằng, các nước công nghiệp phát triển được lợi nhiều
hơn, các nước đang phát triển và chậm phát triển chịu nhiều thua thiệt. Mặc dù vậy,
tồn cầu hóa vẫn đang lôi cuốn nhiều nước tham gia, kể cả các nước đang phát
triển và chậm phát triển, do tham gia q trình tồn cầu hóa mang lại lợi thế so
sánh cho mỗi nước... Với những nét đặc trưng nêu trên, tồn cầu hóa là một q
trình đầy mâu thuẫn, ngay giữa các nước, các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, siêu
quốc gia. Đó là q trình vừa đấu tranh, vừa hợp tác, đi đến những thỏa thuận có
thể chấp nhận được. Tới nay đã có 161 nước là thành viên của tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), bao gồm cả những nước phát triển là thành viên của OECD, G7,
G20, các nước đang phát triển và chậm phát triển.
- Nội dung của q trình tồn cầu hóa, theo các quy định của WTO, là các
nước tham gia tổ chức này phải mở cửa thị trường nước mình cho các nước thành
viên khác về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư, theo các nguyên
tắc cơ bản là:
+ Khơng phân biệt đối xử giữa hàng hóa, doanh nghiệp nước mình với hàng
hóa doanh nghiệp nước khác kinh doanh trên đất mình (gọi là nguyên tắc tối huệ
quốc và đối xử quốc gia).
2



+ Thực hiện minh bạch, công khai trong cơ chế, chính sách để mọi thương
nhân, mọi người có quyền và cơ hội tiếp nhận thông tin như nhau, tạo điều kiện
bình đẳng trong hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và sự phán xử của cơ
quan tài phán quốc tế do tổ chức này thiết lập.
- Ngày 4/2/2016, 12 nước châu Mỹ, châu Á và châu Đại Dương đã ký kết
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một bước phát triển cao
hơn về tồn cầu hóa, theo đó các nước ký hiệp định cam kết bỏ thuế nhập khẩu
hàng hóa trong nội khối.
3. Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là các nước có chế độ chính trị
khác nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác, cùng tồn tại trong hịa bình
- Từ sau khi Liên Xơ tan rã (tháng 12-1991), thế đối đầu hai cực giữa hai
phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên thế giới kéo dài hơn 40 năm đã bị
phá vỡ. Các nước có chế độ chính trị khác nhau xây dựng mối quan hệ với nhau
trên cơ sở vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Tình hình thế giới và quan hệ quốc tế có
nhiều diễn biến phức tạp, nhưng hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo,
chi phối quan hệ quốc tế. Trong cục diện quốc tế đó, lợi ích quốc gia dân tộc là cơ
sở chủ yếu để các nước quyết định việc đấu tranh hay hợp tác với các nước khác
trên thế giới.
- Đầu thế kỷ XXI, nước Nga hồi phục dần dưới thời của Tổng thống Putin.
Trung Quốc đã trở thành một nước lớn trong khu vực và thế giới. Quan hệ giữa các
nước lớn, đặc biệt là quan hệ Nga - Mỹ, Trung - Mỹ, Tây Âu - Nga, Nga - Trung...
có nhiều sự thay đổi. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược toàn cầu, đấu tranh với
nhau trên tất cả các lĩnh vực, lôi kéo các nước khác tham gia, tạo ra những “điểm
nóng”, tình trạng “bất ổn”, “bất an”, “bất định” trong quan hệ quốc tế.
- Trên thế giới, xuất phát từ lợi ích, đã xuất hiện những liên kết khu vực như
Liên minh châu Âu (EU), hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức
các nước châu Mỹ (OAS)... Trong quan hệ giữa các nước, đã có những hình thức

hợp tác, liên kết mới giữa các quốc gia, như các quan hệ “đối tác chiến lược”, “đối
tác toàn diện”, đối tác chiến lược trên một số lĩnh vực, “liên minh thuế quan”... Đó
là những mối quan hệ hợp tác song phương giữa các quốc gia, nhóm nước chưa
phải là những đồng minh, nhưng cao hơn những hình thức hợp tác thông thường.
- Trong quan hệ quốc tế, vẫn tồn tại các mối quan hệ bất bình đẳng, cường
quyền, áp đặt giữa nước này với nước khác, bất chấp các quy định của luật pháp
quốc tế cũng như chuẩn mực, tập quán chung trong quan hệ quốc tế. Các thế lực
thù địch vẫn thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” nhằm can thiệp, lật đổ chế
độ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc. Các nước lớn vì lợi
ích của họ với các hình thức khác nhau, như “chống khủng bố”, “bảo vệ nền dân
chủ”..., để cấm vận nước này, nước nọ, tạo nên những tranh chấp mới bất chấp luật
pháp quốc tế; tiến hành cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” ở các nước khác, như chiến
tranh ở Xyri hiện nay. Đó là sự xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
lợi ích quốc gia dân tộc của các nước khác...
3


Cục diện quốc tế đó yêu cầu các nước phải hội nhập quốc tế, tham gia vào
các quan hệ quốc tế, vừa đâu tranh, vừa hợp tác, phát huy lợi thế so sánh và bảo vệ
lợi ích chính đáng của mình.
4. Quá trình phát triển kinh tế thị trường và các khu vực mậu dịch tự do
- Nền kinh tế hàng hóa ra đời là sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người,
trong so sánh với sản xuất tự nhiên tự cấp tự túc, tạo sự phát triển nhanh chóng của
lực lượng sản xuất. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế sản
xuất hàng hóa, khi sự lưu thơng hàng hóa, tư bản trên thị trường tuân theo những quy
luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa; giá cả do thị trường quyết định.
- Thể chế kinh tế tồn tại trên thế giới bao gồm sự vận động của các quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường và vai trò điều tiết, định hướng của Nhà
nước. Do bản chất giai cấp của Nhà nước, ở tất cả các nước trên thế giới, Nhà nước
đều tác động đến nền kinh tế thị trường, phục vụ cho lợi ích của giai cấp, nhóm xã

hội mà nó đại diện. Đến nay, trên thế giới đã hình thành các thể chế kinh tế thị
trường khác nhau, như kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ, Anh; kinh tế thị trường
định hướng xã hội của Thụy Điển, Đức, Pháp và một số nước châu Âu; kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc...
- Q trình hình thành, phát triển và hồn thiện thể chế kinh tế thị trường
trên thế giới đa phần bắt đầu từ sự phát triển của sản xuất hàng hóa trong nước,
hình thành thị trường dân tộc thống nhất. Đồng thời, ở một số nước xã hội chủ
nghĩa còn là quá trình chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
kinh tế thị trường. Bắt đầu từ Liên Xơ, sau đó ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong
những năm 50 - 70 của thế kỷ XX đã hình thành cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập
trung (cịn được gọi là tập trung quan liêu, bao cấp). Cơ chế kinh tế này có vai trị
tích cực nhất định trong điều kiện nền kinh tế dựa trên kỹ thuật cơ khí và thế giới
bị chia làm hai phe, từ năm 1949 đến năm 1991.
- Cùng với sự gia tăng các mối liên kết kinh tế tồn cầu là sự tăng lên nhanh
chóng xu hướng liên kết kinh tế, hình thành các tổ chức kinh tế khu vực và các
quan hệ mậu dịch tự do song phương. Do nhu cầu mở rộng thị trường, một số nước
đã đàm phán xây dựng thị trường tự do giữa hai nước, hình thành quan hệ thị
trường tự do song phương. Sự liên kết kinh tế giữa một số nước trong một không
gian kinh tế nhất định trên cơ sở cùng có lợi, được thể chế hóa bằng các định chế,
quy tắc chung và có cơ chế, tổ chức điều Chính các hoạt động kinh tế, hình thành
các tổ chức kinh tế khu vực, như EU, ASEAN... Cơ sở của liên kết kinh tế song
phương và khu vực là lợi ích chung của các nước thành viên trong cạnh tranh, hợp
tác quốc tế, tạo nên q trình khu vực hóa kinh tế quốc tế.
- Giữa tồn cầu hóa và khu vực hóa có những khác biệt nhất định và những
điểm chung, thống nhất với nhau. Cả hai xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa
kinh tế đều có nội dung cơ bản là liên kết kinh tế. Nhưng trên những phạm vi khác
nhau, tồn cầu hóa kinh tế là sự liên kết kinh tế trên phạm vi toàn cầu, khu vực hóa
kinh tế là sự liên kết kinh tế trên phạm vi khu vực. Khu vực hóa và phát triển quan
hệ thị trường tự do song phương là biểu hiện của tồn cầu hóa, thúc đẩy q trình
tồn cầu hóa. Đồng thời, từ những quan hệ lợi ích cục bộ, khu vực hóa có thể làm

chậm q trình tồn cầu hóa nói chung, như việc nước Anh rời Liên minh châu Âu
4


gần đây. Vì lợi ích của mình mà mỗi quốc gia lựa chọn hội nhập khu vực trong một
số lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy hội nhập toàn cầu trong các lĩnh vực khác ở từng
thời kỳ nhất định.
II- QUAN ĐIỂM CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
ĐẢNG TA

1. Q trình hình thành chính sách hội nhập quốc tế của Đảng ta
a) Về hội nhập kinh tế quốc tế
- Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước ta đã
chủ trương tham gia các thể chế kinh tế quốc tế. Lời kêu gọi trong thư gửi Liên hợp
quốc tháng 12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với các nước dân chủ,
nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư
bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao
thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế
dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh kéo dài và cục
diện đối đầu hai cực trên thế giới, nước ta bị bao vây cấm vận nhiều năm, quan hệ
kinh tế quốc tế của nước ta chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1978,
nước ta tham gia liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế trong khuôn khổ của Hội đồng
Tương trợ kinh tế (SEV) gồm một số’ nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô;
nhưng với cơ chế hoạt độngcủa SEV, tác động của quá trình này đối với kinh tế nước
ta thường chỉ một chiều và chưa tạo sự thay đổi lớn cho nền kinh tế trong nước.
- Từ Đại hội VI (1986), khi bắt đầu tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện

đất nước, Đảng ta chủ trương "... tham gia sự phân công lao động quốc tế;... tranh
thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba,
các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngồi trên
ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi”.
Tại các Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khóa VIII, Đảng ta nhấn mạnh: “Chủ động chuẩn bị các điều
kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có
khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Tiến
hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia
nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong
khuôn khổ AFTA”.
Tại Đại hội IX Đảng ta chủ trươnghộinhập kinh tế quốc tế và khu vựd’1. Sau
Đại hội IX, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết sô" 07-NQ/TW về hội
nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX đã nhấn mạnh mục tiêu
cần: “Chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy
đủ các cam kết quốc tế đa phương, song phương nước ta đã ký kết và chuẩn bị tốt
điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”.
Đại hội X xác định: phải “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế 3.
b)Chủ trương hội nhập quốc tế
5


Đại hội XI đã xác định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế4. Đại hội
XII tiếp tục xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hịa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Đại hội XII yêu cầu: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế. Đảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của tồn dân

và cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn
kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh
tranh của đất nước; hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác
phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, khơng để rơi vào thế bị
động, đối đầu, bất lợi”.
Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) nêu quan điểm chỉ đạo: “Kiên định đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế vì lợi
ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.
Như vậy, sau 30 năm đổi mới, từ nhận thức đúng đắn tính tất yếu khách
quan và những vấn đề của tồncầu hóa, Đảng ta đã xác định rõ chủ trương hội
nhập quốc tế và khu vực.
2. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập
Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ
Chính trị khóa IX “Về hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 52-2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, “Về một số chủ trương,
chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới”, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết
sô 22- NQ/TW ngày 10/4/2013 “Về hội nhập quốc tế”. Nghị quyết đã xác định chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hịa bình, hợp tác và phát triển; thực hiện
chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán
triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan
hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh. Trong quá trình thực hiện, cần chú trọng
một số quan điểm sau:
Một là, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn
của Đảng nhằm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai là, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính

trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách
phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức,
cá nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân
dân, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước
ngồi vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6


Ba là, hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ
và thúc đẩy q trình hồn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện
đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc
gia; gắn kết chặt chẽ Với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền,
khu vực trong nước.
Bốn là, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải
tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng
cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực
hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi
phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
Năm là, hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định
lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không
để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên
minh của bên này chống bên kia.
Sáu là, nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi
đơi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc,
luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ
động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng cổ lợi; củng Có và
nâng cao vai trị trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc
đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
III- TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG

NĂM QUA

1. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Ngày 28-7-1995 Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là
ASEAN). ASEAN là lien minh chính trị. kinh tế, vồn hóa và xã hội của các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á;được thành lập ngày 8-8-1967 với các thành viên
đầu tiên là Thái Lan, Inđơnêxỉa, Malaixia, Xingapo, Phiỉíppin. Tính đến năm 1999,
ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (Đơng Timor chưa được kết nạp).
- ASEAN bao gồm diện tích đất 4,46 triệu km2, chiếm 3% tổng diện tích đất
của trái đất, số dân khoảng 600 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới. Năm
2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỉ USD và
dự kiến đến năm 2030 thực thể này sẽ đứng thứ tư trên thế giới. Vào ngày 31-122015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thành lập Cộng đồng ASEAN, dựa
trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
2. Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực
Một là, Việt Nam là thành viên sáng lập của Diễn đàn hợp tác Á - Âu (tiêng
Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt là ASEM).
Diễn đàn hợp tác Á - Âu còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu, được
chính thức thành lập năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Băng Cốc.
ASEM là một diễn đàn liên khu vực bao gồm ủy ban châu Âu, 27 nước thành viên
của Liên minh châu Au (EU), 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) và 5 nước châu Á khác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ
7


và Mông cổ. Đây là một tập hợpcủa 42 quốc gia thành viên, bao gồm 2,5 tỉ dân,
bằng khoảng 38% dân số thế giới; tổng GDP khoảng 25.000 tỉ USD, bằng khoảng
42% GDP thế giới.
Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) với tư cách là thành
viên sáng lập. Năm 2004, nước ta đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5

tại Hà Nội.
Hai là, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC).
Tháng 11-1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương. Đây là Diễn đàn hợp tác kinh tế được thành lập năm 1989, hiện nay
có 21 nền kinh tế thành viên ỗ châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương1. Tổng số dân
của các thành viên APEC là 2,67 tỉ người, bằng 41% dân số thệ giới; tổng GDP
khoảng 31,6 ngàn tỉ USD, bằng 57% GDP của thế giới; tổng giá trị thương mại
khoảng 5,5 ngàn tỉ USD, bằng khoảng 50% thương mại thế giới.
Năm 2006 Việt Nam đãng cai tổ chức năm APEC vàđã tổ chức thành công
Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 vào tháng 11-2006.
Ba là, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO).
Ngày 7-11-2006, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế
giới và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.
WTO được thành lập ngày 1-1-1995, sau khi kết thúc vòng đàm phán
Ưrugoay (1986 - 1994) của Hiệp định chung về thuê quan và thương mại (GATT),
ký kết vào tháng 11-1947. Hiện nay WTO chiếm trên 95% thương mại toàn cầu,
bao gồm tất cả các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển, chậm phát triển
trên thế giới.
Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO từ tháng 1-1995 và bắt đầu đàm
phán để gia nhập WTO từ tháng 7-1998. Trong quá trình đàm phán, chúng ta đã
tiến hành 13 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với 28
đối tác có yêu cầu.
Bốn là, ký kết các thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do.
- Sau khi tham gia ASEAN, Việt Nam cũng đã chủ động tham gia khu vực
mậu dịch tự do ASEAN, gọi tắt là AFTA. Từ ngày 1-1-1996, Hiệp định AFTA giữa
Việt Nam và ASEAN có hiệu lực. Ngày 31-12-2015, Việt Nam và các nước thành
viên ASEAN đã ký hiệp định thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính:
cộng đồng chính trị - an ninh; cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa - xã hội.

- Là thành viên ASEAN, Việt Nam tham gia các hiệp định thành lập khu vực
mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Nhật Bản; ASEAN - Ấn Độ;
ASEAN - Hàn Quốc.
- Năm 2015, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thành lập khu vực mậu dịch
tự do song phương với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, đó là:
+ Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - Liên minh thuê
quan (gồm ba nước Nga, Bêlarút, Cadắcxtan).
+ Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - Liên minh châu
Âu (gồm 28 nước);
8


+ Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc.
+ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước châu Mỹ,
châu Đại dương và châu Á.
Đến nay, nước ta đã ký kết nhiều hiệp định mậu dịch tự do song phương với
các nước, nhóm nước và trong khn khổ ASEAN với các nước, tổng cộng gồm 55
nước, bao gồm tất cả các nước thuộc G7, G20, thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD). Nước ta cũng đang đàm phán với nhiều nước để đi tớiký kết
hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do song phường, như Ixraen, Áchentina...
3. Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều
nước trên thế giới
- Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện là cụm từ Chí quan hệ ngoại giao giữa
hai nước với nhau xuất hiện sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Quan hệ từ đối tác
song phương, đối tác khu vực tới đối tác toàn diện, đối tác chiến lược xuất hiện
trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, thế đối đầu hai cực
khơng cịn. Tính đến năm 2015, nước ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với
15 nước; đối tác toàn diện với 10 nước1; đối tác chiến lược lĩnh vực với Vương
quốc Hà Lan;...Các khuôn khổ quan hệ này đã góp phần tích cực triển khai
hiệu,quả quan hệ hợp tác mọi mặt của Việt Nam với các nước trên thế giới.

- Đến nay, nước ta cơ bản hoàn thành việc xác lập vị trí trong chính sách đối
ngoại của các nước lớn, lánggiềng, tạo cơ sở quan trọng đưa quan hệ của Việt Nam
với các đối tác phát triển ổn định, thiết thực và hiệu quả trong trung và dài hạn.
Qua đó đã nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quan hệ bình đẳng với các đối tác;
làm gia tăng xu hướng hợp tác và cam kết chính trị ở các cấp cao nhất tơn trọng lựa
chọn thể chế chính trị của Việt Nam; tạo cho đất nước một hệ thống các đối tác gần
gũi, gắn kết, lợi ích đan xen trên mọi tầng nấc láng giềng, khu vực Đông Nam Á,
châu Á và rộng lớn hơn ở tầm tồn cầu; đóng góp quan trọng, phục vụ nhiệm vụ
phát triển đất nước...
IV- PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Đại hội XII của Đảng đã khẳng định những kết quả quan trọng trong hội
nhập quốc tế của nước ta những năm qua. Chúng ta đã thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng. Hội nhập quốc tế được
đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc tăng cường nguồn lực cho phát triển, thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ động, tích cực tham gia Cóc
cơng việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế,
nâng cao vịthế của đất nước. Đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối
ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có bước phát triển mới.
Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ trong mở rộng quan hệ đối ngoại,
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
1. Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quấc tế, bình đẳng và cùng có lợi
- Chủ trương chung là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối
9


ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành

viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
- Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ
mục tiêu giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực
bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa.
- Nâng cao vị thế, uy tín của đát nước và góp phần vào sự nghiệp hịa bình,
độc lộp dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
2. Nâng cao hiệu qủa các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan
hệ hợp tác đi vào chiều sâu
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và
tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Kiên quyết đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn địnhchính trị của
đất nước.
- Tiếp tục hồn thành việc phân định biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết các
vấn đề trèn biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Còng
ước của Liên hợp quốc về' Luật biển năm 1982 và quy tắc ứng xử của khu vực.
- Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống Với các nước
láng giềng, thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, đối tác quan trọng. Chủ động, tích
cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xâydựng Cộng đồng vững mạnh.
Mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại
giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
3. Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế
- Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính
trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc
đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh của đất nước.
- Xác định hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác

phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế. Hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu
tranh. Chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, khơng để rơi vào thế bị
động, đối đầu, bất lợi.
4. Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược
tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan
trọng. Ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước.
- Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác
chiến lược và các nước lớn có vai trị quan trọng đối với phát triển và an ninh của
đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất.
- Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là
ASEAN và Liên hợp quốc.Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về
10


quốc phịng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao
hơn, như hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi
truyền thong và các hoạt động khác.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - cơng
nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác.
Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) cũng đưa ra các chủ trương, chính sách
cụ thể để thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có nêu
10 nhóm giải pháp là: Tảng cường cơng tác tư tưởng, nâng cao nhận thức; hoàn
thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật; nâng cao năng
lực cạnh tranh; tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới; tăng cường quốc phòng, an ninh; nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín
và vị thế quốc tế; bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; giải quyết tốt
các vấn đề xã hội; giải quyết tốt các vấn đề môi trường; đổi mới tổ chức, hoạt động
của tổ chức cơng đồn và quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của tổ chức đại diện của

người lao động tại doanh nghiệp.
5. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của
Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và
đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao
văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh.
- Tăng cường cơng tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối
ngoại. Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
đối ngoại. Chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; bồi
dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chất các cấp.
V. ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG

1. Sự cần thiết đẩy mạnh hội nhập quốc tế về quốc phòng
Hội nhập về quốc phòng là một bộ phận quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc
tế của đất nưóc. Tăng cường hội nhập về quốc phịng là nhằm quán triệt và triển khai
thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ
X, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng là một trong những
đột phá về tư duy và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở nước ta. Thực
chất đó là q trình đổi mới nhằm nhận thức sâu hơn, đúng hơn về xu thế thời đại
và cục diện chính trị - an ninh khu vực, thế giới để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn,
tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Vì thế, hội nhập quốc tế về quốc phịng ln là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của quốc phòng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng tiếp tục khẳngịnh định chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về quốc
phòng, an ninh, thể hiện tư tưởng nhất quán của Đảng ta về hội nhập quốc tế và đối
ngoại về quốc phịng trong tình hình mới.
Đảng ta đã xác định mục tiêu của hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc
phòng phải nhằm giữ vững mơi trường hịa bình thuận lợi cho phát triển; kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng
11


cao vị thế, uy tín của quân đội, đất nước. Yêu cầu đặt ra đối vối công tác này phải
chủ động, kiên quyết về chiến lược nhưng hết sức mềm dẻo, linh hoạt về sách
lược; phải phát huy sức mạnh tổng hợp cả nội lực, ngoại lực để vừa hợp tác vừa
đấu tranh; chủ động dự báo, tham mưu và xử lý linh hoạt mọi tình huống, khơng để
đất nước rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi.
Thực hiện chủ trương trên, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực
tiếp là của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phịng, cơng tác hội nhập quốc tế và
đối ngoại về quốc phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột
phá, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nổi bật là,
hợp tác quốc phòng với các nước ngày càng rộng mở, đi vào chiều sâu, hiệu quả,
nhất là với các đối tác chiến lươc. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phịng
với hơn 60 nưóc, bao gồm cả các cường quốc; đã thiết lập cơ quan tùy viên quốc
phòng của Việt Nam tại 34 quốc gia và có 45 nước đặt cơ quan tuỳ viên quốc
phịng tại nước ta. Quan hệ quốc phòng song phương giữa Việt Nam với các nước
khơng chỉ góp phần củng cố tình đồn kết, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và tin
cậy lẫn nhau, mà còn thúc đẩy nhiều lĩnh vực hợp tác, ngăn ngừa xung đột, giải
quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên tao, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và
giữ vững công cuộc lao động hịa bình của nhân dân. Trong đối ngoại quốc phòng,
việc phối hợp tuần tra biên giới trên bộ, trên biển; hợp tác về huấn luyên đào tạo;
về khoa học công nghệ quân sự... là những lĩnh vực hợp tác quốc phòng quan
trọng, ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Đối với quan hệ quốc
phòng đa phương cũng có bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. Từ chỗ
quan hệ ở mức hạn chế, Việt Nam đã tích cực tham gia vào tất cả các cơ chế hợp
tác về quốc phòng, an ninh chủ yếu của khu vực, như: Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng cảc nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước
ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và các diễn đàn

đối thoại quốc phòng, an ninh quan trọng , khác. Vai trò của Việt Nam trong các cơ
chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Hiện nay và thời gian tới, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng
với những thành tựu to lớn đạt được trong hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc
phòng, đất nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen, nhất là những
diễn biến phức tạp, khó lường trên Biển Đơng, vấn đề hội nhập Cộng đồng
ASEAN và sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn ở khu vực.
Vì vậy, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về quốc
phòng nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để xây dựng, củng cố nền quốc
phịng tồn dân vững mạnh, thêm bạn, bớt thù, bảo vệ Tổ quốc từ xa.
2. Một số giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về quốc phòng
Một là, tập trung quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương và
nhiệm vụ đối ngoại được xác định trong các nghị quyết của Đảng.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về
“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ
Chính trị khóa XI về “Hội nhập quốc tế”; Nghị quyết Đại hội biểu Đảng bộ Quân
đội lần thứ X, trực tiếp là Nghị quyết 806-NQ/QUTƯ Quân ủy Trung ương về
“Hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp
12


theo”. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phịng theo
phương châm “tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả” nâng cao năng
lực đánh giá, dự báo tình hình, vận dụng sáng tạo đường lối đối ngoại của Đảng để
xử lý đúng đắn những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong quan hệ quốc tế về lĩnh
vực quốc phịng.
Cơng tác đối ngoại về quốc phòng phải được triển khai theo đúng chủ trương,
đường lối của Đảng; xử lý tốt mối quan hệ với các nước, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ và
đặt trong tổng thể của chiến lược chung; triển khai các mặt hợp tác về quốc phòng song
phương, đa phương đạt hiệu qủa thiết thực, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc. Trong đó,

phải tập trung phát huy được nội lực, tăng cường sức mạnh của khối đại đồn kết tồn
dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ được sức mạnh của quốc tế và thời đại, nhằm
tạo ra sức mạnh tổng hợp của lực lượng và thế trận đối ngoại - quốc phòng - an ninh cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu dự báo và tham
mưu chiến lược đối ngọai vế quốc phịng.
Tập trung kiện tồn hệ thống cơ quan nghiên cứu dự báo và tham mưu chiến
lược đối ngoại về quốc phòng theo hướng: “tinh, gọn, mạnh, hợp lý, đồng bộ”; chú
trọng bổ sung, hoàn chỉnh chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quân; nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó việc phát triển nguồn
nhân lực cho công tác này cần coi trọng từ khâu phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi
dưỡng đến sử dụng, bảo đảm cả về phẩm chất chính trị, năng lực cơng tác, trình độ,
chun mơn và có tính kế tiếp, kế thừa vững chắc.
Cơng tác nghiên cứu dự báo và tham mưu chiến lược về đối ngoại quốc
phòng cần thường xuyên bám sát thực tiễn, nhất là các động thái mới ở khu vực và
thế giới để rút ra những vấn đề có tính bản chất, kịp thời tham mưu giúp Đảng,
Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong hoạch định kế hoạch,
chiến lược đối ngoại phù hợp. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các
bộ, ngành, địa phương và lực lượng có liên quan trong nghiên cứu dự báo và tham
mưu chiến lược về đối ngoại quốc phòng.
Ba là, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại quốc phòng song phương và đa
phương theo hướng chủ động, thiết thực, hiệu quả, vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
Về song phương, cần đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, ưu tiên các nước láng
giềng có chung biên giới, nhằm củng cố và nâng cao sự tin cậy lẫn nhau, tăng mặt
đồng thuận, giảm điểm bất đồng. Chú trọng quan hệ với các nước trong khu vực,
các nước lớn, các nước có nền cơng nghiệp phát triển, bảo đảm đưa các quan hệ
này đi vào chiều sâu, hiệu quả với những bước đi phù hợp, tránh bị lợi dụng, gây
bất lợi cho quốc phòng, an ninh; đồng thời, củng cố quan hệ với các nước bạn bè
truyền thống, tạo sự ủng hộ mạnh mẽ về mọi mặt. Coi trọng thúc đẩy quan hệ quốc
phòng với các nước đối tác, đặc biệt là đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện, đi

vào chiều sâu, ổn định, thực chất và tăng cường sự tin cậy; cụ thể hóa và xây dựng
các chương trình hành động, cơ chế triển khai các khuôn khổ quan hệ, hợp tác song
phương cùng có lợi.
Cùng với đó, cần tăng cường quan hệ hợp tác quốc phịng đa phương, nhất là
trong khn khổ hợp tác ASEAN; trong đó, tích cực tham gia và đề xuất sáng kiến,
13


bày tỏ quan điểm tại các diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới, nhằm nâng cao
vị thế và tạo sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế trong đấu tranh bảo vệ lợi
ích quốc gia - dân tộc.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về quốc phòng phải vừa hợp tác, vừa
đấu tranh, lấy hợp tác là chính, trên cơ sở kiên định chủ quyền lãnh thổ, độc lập tự
chủ và lợi ích quốc gia - dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương mại
trong một số lĩnh vực quan trọng, thiết yếu, nhằm khơng ngừng tăng cường tiềm
lực quốc phịng, cung cấp cho quân đội trang, thiết bị, vũ khí phù hợp với điều kiện
và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thông qua hợp tác, vừa phải tranh thủ được các
nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, vừa phải
nâng cao năng lực tự chủ để từng bước tự bảo đảm vũ khí, khí tài ngày càng hiện
đại cho quân đội.
Bốn là, chú trọng mở rộng cơ chế đối thoại quốc phòng cấp cao với các đối
tác để tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin.
Hiện tại, chúng ta đã thực hiện đối thoại quốc phòng vối gần 20 nước trên
thê giới, trong đó có nhiều nước lớn, như: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Pháp,
Ôxtrâylia, An Độ, Niu Dilân... Thời gian tới, Bộ Quốc phòng tiếp tục nghiên cứu
mở rộng cơ chế đối thoại quốc phịng cấp cao vói các nước đối tác, nhất là cơ chế
đối thoại chiến lược, đối thoại chính sách quốc phịng với các đối tác chiến lược,
đối tác hợp tác chiến lược tồn diện... Thơng qua các cơ chế đối thoại, tham vấn
quốc phòng, làm cho các nước hiểu rõ những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh
thổ của Việt Nam cùng chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong giải

quyết các bất đồng, tranh chấp về chủ quyền biển, đảo bằng biện pháp hịa bình,
trên cơ sở luật pháp quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982,
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Từ đó, xây dựng lịng tin,
đẩy mạnh hợp tác quốc phịng, vì hịa bình, ổn định, phát triển, thịnh vượng của
mỗi nước, khu vực và thế giới.
Năm là, tiếp tục tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình Liên Hợp quốc.
Cử lực lượng quân đội tham gia các phái bộ gìn giữ hịa bình Liên Hợp quốc
tại Nam Xuđăng và Cộng hòa Trung Phi; đăng ký tham gia hệ thống các dàn xếp
thường trực của Liên Hợp quốc; tích cực hoàn thiện và đưa Bệnh viện dã chiến cấp
II, Đội Cơng binh tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình ở các phái bộ thích hợp.
Ngồi ra, chúng ta cần chủ động tham dự các khóa tập huấn, huấn luyện
quốc tế, như: quan sát viên quân sự, sĩ quan tham mưu, hậu cần, quân- dân sự theo
chương trình hợp tác song phương với các đối tác, nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên Hợp quốc.
Đây là bước phát triển mới của hợp tác quốc phòng đa phương, thể hiện tinh thần
tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta, nâng
cao vị thế, uy tín của đất nước và Quân đội nhân dân Vệt Nam. Trên nền tảng đó,
cần đẩy mạnh việc phối hợp, hợp tác giữa Trung tâm Gìn giữ hịa bình Việt Nam
với các trung tâm gìn giữ hịa bình của các nước ASEAN và các quốc gia khác.
Sáu là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hội nhập quốc tế và đối
ngoại về quốc phòng.
14


Phải làm cho cộng đồng quốc tế, nhất là các nước đối tác, đối thoại và cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức đúng chủ trương hội nhập quốc tế về
quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta; hiếu rõ chính sách quốc phịng của Việt
Nam là hịa bình, tự vệ, hợp tác cùng phát triển.
Tích cực đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp thơng tin, tuyên
truyền cho phù hợp với từng đối tác. Nội dung thơng tin, tun truyền phải bảo

đảm tồn diện trên các mặt; chú trọng làm rõ, có sức thuyết phục những thành tựu
của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội; về xóa đói giảm nghèo và về dân chủ,
nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Công tác thông tin đối ngoại phải làm cho thế giới
biết đến Việt Nam không chỉ là một đất nước u chuộng hịa bình, đang vươn lên
sau chiến tranh, mà còn là quốc gia đã, đang tham gia một cách có trách nhiệm
trong giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Thông qua đó, thơng tin, tun
truyền cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ
và vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và trong hoạt
động gìn giữ hịa bình của Liên Hợp quốc.
Phần III:
HƯỚNG DẨN THẢO LUẬN (ÔN TẬP, HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ...)
A. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN, ÔN TẬP:
I. NỘI DUNG:

1. Phân tích tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế trong giai đoạn
hiện nay?
2. Phân tích quan điểm Chí đạo hội nhập quốc tế của Đảng ta?
3. Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế được nêu trong Văn
kiện Đại hội XII và Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng?
II. PHƯƠNG PHÁP

1. Thảo luận theo tổ (theo các đầu mối các đơn vị), lớp chia thành 02 tổ
2. Duy trì thảo luận do các đồng chí tổ trưởng đảm nhiệm. Tổ trưởng nêu vấn
đề, gợi ý thảo luận.
III. THỜI GIAN: 02 giờ.
IV. THÀNH PHẦN: Theo quy định.
V. ĐỊA ĐIỂM: Thảo luận theo nhóm tại hội trường Hội trường.
VI. NGƯỜI PHỤ TRÁCH: Giáo viên.
B. HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ:


Ngày 16 tháng 01 năm 2019
Người soạn

Thiếu tá Lê Anh Sơn

15



×