Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CD 7 Ôn tập học kì 1 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.86 KB, 2 trang )

Trường THCS Bàn Long Ôn tập HK1 GDCD 7 – Năm học 2010 -2011
CÂU HỎI ÔN TẬP HK I MÔN: GDCD 7
NĂM HỌC: 2010-2011
Câu 1: Thế nào là đạo đức? Thế nào là kỉ luật?
- Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên
nhiên được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ
quan… ) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong
công việc.
Câu 2: Tình huống:
Do tính nhút nhát nên năm nay đã học lớp 7 mà Trang vẫn chưa bao giờ có ý kiến phát biểu trong các giờ
sinh hoạt lớp. Đã mấy lần suy nghĩ định nói ra điều gì rồi Trang lại thôi, vì sợ nhỡ mình nói sai hay nhầm câu gì, cả
lớp lại cười thì xấu hổ lắm. Trang nghĩ “Tốt nhất là mình không nên phát biểu gì và chỉ làm theo khi đa số các bạn
đã làm, như vậy là an toàn nhất”.
1.Suy nghĩ và hành động của Trang đã nói lên Trang là người như thế nào?
2.Em có tán thành với cách suy nghĩ và hành động của Trang không? Vì sao?
3.Nếu em là Trang, em sẽ làm gì trong giờ sinh hoạt lớp?
Trả lời: (gợi ý)
1.Suy nghĩ và hành động đó cho thấy Trang là người thiếu tự tin.
2.Em không tán thành cách suy nghĩ và hành động của Trang. Vì Trang là người nhút nhát
3.Em mạnh dạn phát biểu ý kiến, không có gì phải xấu hổ, phát biểu góp ý là để xây dựng lớp ngày càng tốt hơn.
Câu 3: Tình huống:
Trên đường đi học về, Thái định trổ tài với các bạn. Thái chạy xe lạng lách đánh võng chẳng may vướng vào
gánh hàng rong của bác bán hàng đi dưới lòng đường. Cả hai đều té ngã.
1. Theo em, trong trường hợp trên ai đúng, ai sai? Vì sao?
2. Em rút ra bài học gì từ tình huống trên?
Trả lời: (gợi ý)
1. Thái sai vì đã vi phạm luật giao thông, chạy lạng lách, đánh võng. Vi phạm kỉ luật của học sinh.
Người bán hàng cũng sai, vì đã đi bộ dưới lòng lề đường.
2. Phải thực hiện tốt kỉ luật của người học sinh, tôn trọng luật lệ khi tham gia giao thông. Không nên chạy lạng lách
đánh võng vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và người khác.


Câu 4: Em hiểu thế nào là khoan dung? Nêu ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống.
* Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha
thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
* Ý nghĩa: khoan dung là đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu
mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.
Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp
nhận cá tính sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở chuẩn mực chung.
Câu 5: Thế nào là gia đình văn hoá? Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá, học sinh cần phải làm gì?
* Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với
xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân.
* Học sinh cần chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua
đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
Câu 6: Mẹ của Hạnh là công nhân công ti môi trường đô thị. Công việc hàng ngày của mẹ là đi thu gom rác thải, làm
sạch đường phố. Hạnh mặc cảm, xấu hổ với bạn bè vì cho rằng công việc của mẹ là thấp hèn. Hạnh không dám kể về
nghề nghiệp của mẹ cho bạn bè biết.
1/ Theo em suy nghĩ và việc làm của Hạnh có phải là đúng không? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Hạnh, em sẽ nói gì với Hạnh?
Trả lời: (gợi ý)
1.Suy nghĩ và việc làm của Hạnh là sai, vì Hạnh không có lòng tự trọng. Mẹ làm lụng vất vả để nuôi cho mình
ăn học thì mình phải tự hào về mẹ chứ không phải xấu hổ.
- 1 -
Trường THCS Bàn Long Ôn tập HK1 GDCD 7 – Năm học 2010 -2011
2.Nếu là bạn của Hạnh, em khuyên bạn không nên xấu hổ vì lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong
mọi hoàn cảnh, từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người đến cách tổ chức cuộc sống cá nhân.
Câu 7: Hãy kể những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng
gia đình văn hoá?
Trả lời: (gợi ý)
*Tham gia phụ giúp gia đình những công việc vừa sức như: dọn dẹp đồ đạt ngăn nắp, phụ tưới cây, hái trái cây,
chăm sóc em cho ba mẹ đi làm...

*Dự kiến: chăm học để ông bà, cha mẹ vui lòng.
Không làm những điều xấu làm tổn hại đến danh dự gia đình.
Quan tâm đến bà con, làng xóm.
Sống lành mạnh không sa vào các tệ nạn xã hội. Đoàn kết, yêu thương anh chị em.
Không đua đòi ăn chơi.
Câu 8: Em cho biết kỉ luật là gì? Em hãy nêu vài việc làm thiếu kỉ luật của một số bạn học sinh và tác hại của việc
làm đó?
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ
quan… ) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong
công việc.
* Những việc làm thiếu kỉ luật: không chấp hành nội quy của trường lớp, vô lễ với thầy cô, không chấp
hành quy định của pháp luật.
*Tác hại: làm ảnh hưởng đến trường lớp và tự gây hại cho bản thân.
Câu 9: Thế nào là yêu thương con người? Em sẽ làm gì khi thấy bạn An lớp mình chọc ghẹo một bạn học sinh lớp
khác bị khuyết tật ?
*Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt cho người khác, nhất là những người gặp
khó khăn, hoạn nạn.
*Em sẽ khuyên bạn không nên chọc ghẹo các bạn bị khuyết tật vì như vậy là không có lòng yêu thương
con người, việc làm như vậy sẽ gây tổn thương lòng cho người khác. Bạn bị khuyết tật sẽ cảm thấy buồi tủi…
Câu 10: Giờ ra chơi, Thành thường đem quà vào lớp ăn, xả rác còn châm lửa đốt các túi ni lông đựng quà. Em có
nhận xét gì về hành vi của Thành? Nếu em cùng lớp với bạn em sẽ làm gì?
Trả lời: (gợi ý)
*Hành vi của Thành là không tuân thủ nội quy của trường lớp, vi phạm kỉ luật. đốt rác bừa bãi sẽ gây ô
nhiễm môi trường. Có thể gây hỏa hoạn cho trường.
*Em khuyên bạn không nên ăn quà trong lớp, có ăn quà phải bỏ rác đúng nơi quy định, không được tự ý đốt
rác.
- 2 -

×