Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Luận văn thạc sỹ - Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------ššššš--------

HÀ MINH HẢI

ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN
CỦA HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------ššššš--------

HÀ MINH HẢI

ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN
CỦA HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO


Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả

Hà Minh Hải


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên GS.TS.Đặng Đình
Đào đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn “Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
của huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng” của mình.

Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Viện Thương Mại và
Kinh tế Quốc tế, Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đã xây dựng, góp ý và tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo huyện đã nhiệt tình cung cấp số
liệu và giúp đỡ tơi nhiệt tình trong q trình nghiên cứu thực trạng tại huyện
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Hà Minh Hải


MỤC LỤC

MỤC LỤC 59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................... 60

DANH MỤC BẢNG, HÌNH.......................................................................................61
CHƯƠNG 1 i
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN...............i
Khái quát về tiêu thụ nông sản....................................................................................................... i
Nội dung tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp...........................................ii
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp: Các nhân tố bên trong ; Các nhân tố mơi trường bên ngồi.............................................ii

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 6
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN..............6
1.1. Khái quát về tiêu thụ nông sản............................................................................................... 6
1 .2. Nội dung và một số tiêu chí đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp......................................................................................................................... 12
1.2.5 Một số tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm..........................................22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp................................................................................................................................. 24


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viêt tắt
CNTT
CP
CSPP

DN
GTGT
TTSP
DT
HĐH
KH
KCN
KCHTNT
KKTCK
KTTĐ
KT–XH

NK
NGTK
PP
QL
TNHH
UBND
XK
XNK

Nghĩa tiếng việt
Công nghệ thông tin
Cổ phần
Cơ sở phân phối
Doanh nghiệp
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ sản phẩm
Dân tộc
Hiện đại hóa

Khách hàng
Khu cơng nghiệp
Kết cấu hạ tầng nông thôn
Khu kinh tế cửa khẩu
Kinh tế trọng điểm
Kinh tế- xã hội
Nội địa
Nhập khẩu
Niên giám thống kê
Phân phối
Quốc lộ
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
MỤC LỤC 59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................... 60

DANH MỤC BẢNG, HÌNH.......................................................................................61
CHƯƠNG 1 i
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN...............i
Khái quát về tiêu thụ nông sản....................................................................................................... i
Nội dung tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp...........................................ii
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp: Các nhân tố bên trong ; Các nhân tố mơi trường bên ngồi.............................................ii


LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 6
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN..............6
1.1. Khái quát về tiêu thụ nông sản............................................................................................... 6
1 .2. Nội dung và một số tiêu chí đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sản
xuất nơng nghiệp......................................................................................................................... 12
1.2.5 Một số tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm..........................................22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp................................................................................................................................. 24


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------ššššš--------

HÀ MINH HẢI

ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN
CỦA HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2019



i

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tiêu thụ sản phẩm là một trong các chức năng hoạt động cơ bản của doanh
nghiệp bên cạnh các chức năng cơ bản như sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính
kế tốn,... Tiêu thụ là khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất
của doanh nghiệp. Ngày nay, hoạt động tiêu thụ ngày càng có vai trị quan trọng
khơng thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ là q trình
chuyển đổi hàng hóa thành tiền, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện quá trình này
để thu lại những chi phí đã bỏ ra và lợi nhuận của mình kiếm được. Việc thực hiện
tốt công tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà cịn tạo
uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển thị trường.
Từ thực tế và nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của các doanh nghiệp địa phương hiện nay, Em quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh tiêu thụ
nông sản của huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ
nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà linh, tỉnh Cao Bằng.
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ nông sản
của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng,đề tài tiếp
cận tiêu thụ sản phẩm góc độ các đơn vị sản xuất nơng nghiệp của huyện (Các đơn vị
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện - HTX,Hộ sản xuất, doanh nghiệp…)
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Khái quát về tiêu thụ nông sản
Theo quan điểm của nhà phân tích kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là quá
trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ,
sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân
chuyển vốn.



ii
Theo quan điểm của các nhà quản trị thì tiêu thụ có thể được hiểu theo hai
nghĩa sau: theo nghĩa hẹp tiêu thụ sản phẩm (hay còn gọi là bán hàng) là q trình
chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Theo nghĩa rộng thì tiêu
thụ sản phẩm là một quá trình tự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ
chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với một loạt các hỗ trợ tới thực hiện
các dịch vụ sau bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện
mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.
Nó là khâu lưu thơng hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và
phân phối và một bên là tiêu dùng.
-Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, thể hiện công tác nghiên cứu thị trường, qua hoạt động tiêu thụ
không những thu hồi được chi phí mà cịn thực hiện được giá trị lao động thặng dư.
Đây là nguồn quan trọng nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống của
cán bộ công nhân viên.
Nội dung tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
-Nghiên cứu thị trường
- Hệ thống phân phối và quản lý hệ thống phân phối
- Xây dựng và triển khai các chính sách tiêu thụ
- Tổ chức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp: Các nhân tố bên trong ; Các nhân tố
môi trường bên ngoài



iii

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ NƠNG SẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ LĨNH,
TỈNH CAO BẰNG
Tiêu thụ nông sản của huyện Trà Lĩnh
Những năm qua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của
huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân 13%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 15,5 triệu đồng. Tỷ trọng các
ngành trong cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp giảm từ 72% xuống 60%; công
nghiệp, xây dựng tăng từ 12% lên 15%; thương mại, dịch vụ tăng từ 16% lên 25%
so với năm 2010. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng góp phần
tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phịng – an ninh.
Phân tích thực trạng tiêu thụ nơng sản của các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp Huyện Trà Lĩnh
Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Huyện
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao
Bằng đã được nhiều kết quả tích cực. Nhiều loại nơng sản của huyện có mặt trên thị
trường của tỉnh và xuất sang Trung Quốc. Các chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ nông sản
của huyện được thực hiện teo đúng kế hoạch. Đặc biệt là hoa quả như: Cam, chanh
leo của huyện đã có mặt trên thị trường nhiều địa phương và kết quả tiêu thụ rất khả
quan. Đời sống của các hộ sản xuất ngày càng được nâng cao trên địa bàn huyện.
Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo từng dịng sản phẩm
Các sản phẩm nơng nghiệp như: lúa, cây ăn quả, các đặc sản của địa phương
vừa tiêu thụ trong huyện đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng đồng thời được tiêu
thụ rộng khắc trong tỉnh Cao Bằng. Thời gian qua các sản phẩm nông nghiệp có thế
mạnh của huyện Trà Lĩnh được xuất khẩu sang Trung Quốc và được khách hàng
Trung Quốc ưa chuộng. Những kết quả này giúp cho huyện Trà Lĩnh tiếp tục mở

rộng và phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịng sản phẩm có lợi thế
như cây lương thực có hạt, sắn…


iv
Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường, mùa vụ
Sản phẩm nơng nghiệp như nói ở trên thường mang tính thời vụ. Vì vậy, các
đơn vị sản xuất trên địa bàn cũng chú ý đặc điểm này để đẩy mạnh tiêu thụ đáp ứng
nhu cầu người dân trong huyện và đặc biệt cho xuất khẩu và tiêu thụ các địa phương
các có nhu cầu.
Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối
Nông sản phẩm huyện Trà Lĩnh hiện nay được tiêu thụ theo nhiều kênh nhưng
chủ yếu vẫn qua các kênh tiêu thụ truyền thống như: bán buôn, bán lẻ và thông qua
hệ thống chợ truyền thống và chợ biên giới với Trung Quốc. Lượng sản phẩm từ
nông nghiệp được tiêu thụ ngày một gia tăng ngoài sản phẩm của huyện cịn có sản
phẩm của các huyện trong tỉnh cũng được thông qua cửa khẩu Trà Lĩnh để sang thị
trường Trung Quốc tiêu thụ.
Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
đạt 13,5%, hệ thống chợ được quan tâm đầu tư, lưu thơng hàng hố được mở rộng, đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; giá 14 mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định,
doanh thu bán lẻ hàng hoá tăng; các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, nhà hàng, bưu
điện, viễn thông cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển; cơng tác phịng chống buôn lậu, gian
lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng được duy trì thường xun.
Luận văn phân tích hoạt động tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp Huyện Trà Lĩnh :Hoạt động nghiên cứu thị trường;Lựa chọn và quản lý hệ
thống kênh phân phối; Xây dựng và triển khai các chính sách tiêu thụ; Tổ chức hoạt động
bán hàng và dịch vụ sau bán hàng và nhận xét, đánh giá về tiêu thụ nông sản phẩm Huyện
Trà Lĩnh



v
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ LĨNH
- Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của Huyện Trà Lĩnh
Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu
Nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường bằng việc phát triển sản phẩm
chất lượng cao và tăng cường các hoạt động marketing hỗn hợp
Các cơ sở sản xuất Huyện Trà Lĩnh cần thường xuyên nghiên cứu để
nâng cao chất lượng sản phẩm (nơng sản phẩm) có tính thời vụ, phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng như: Cam,chanh leo… nhằm tạo ra sự khác biệt so với
đối thủ cạnh tranh.
Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản phẩm của các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới tiêu thụ
Mạng lưới tiêu thụ không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường
tiêu thụ cịn có khả năng chống cạnh tranh và nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị
trường hiện tại. Các doanh nghiệp sàn xuất nông nghiệp huyện và nông sản
phẩm cần đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ dưới hình thức thành lập
các chi nhánh, đại lý phân phối… đặc biệt là tại các địa phương trong tỉnh;
đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động cửa mạng lưới tiêu thụ hiện
tại. Muốn vậy, các doanh nghiệp thuộc Huyện Trà Lĩnh cần thực hiện một số
biện pháp cụ thể như sau:
-Phát triển nông sản chế biến và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
chương trình marketing hỗn hợp
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sức ép cạnh
tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là đối với thị trường nông sản
phẩm của nước ta trong giai đoạn hiện nay thì việc phát triển sản phẩm và nâng
cao hiệu quả hoạt động của các chương trình marketing hỗn hợp có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc phát triển thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp nông
sản huyện.



vi
-Phát triển sản phẩm thông qua chế biến sâu các mặt hàng nông sản
Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp . Chất lượng sản phẩm là cơ
sở, nền tảng cho sự phát triển thương hiệu, gây dựng uy tín của doanh nghiệp trên
thương trường. Người Việt thường có câu “tiền nào của ấy”, tức là dù cho giá bán
có cao nhưng chất lượng đảm bảo và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh thì vẫn được
thị trường chấp nhận, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay - khi mà thu nhập và trình
độ dân trí được nâng cao thì chất lượng sản phẩm ln được đặt lên hàng đầu.
-Hồn thiện chính sách giá tiêu thụ
-Hồn thiện chính sách phân phối
Kênh phân phối đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu
thụ và chống cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Huyện Trà Lĩnh. Vì vậy,
các doanh nghiệp cần tiếp tục thiết lập, mở rộng hệ thống nhà phân phối rộng khắp,
đặc biệt quan tâm đến thị trường xuất khẩu và các thị trường xa địa phương , còn bỏ
ngỏ như: thị trường các tỉnh bạn, thị trường khu vực biên giới
-Hồn thiện chính sách xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trong giai đoạn hiện
nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang thực hiện chính sách đẩy mạnh tiêu
thụ theo chiều sâu. Thơng qua các chương trình xúc tiến thương mại, doanh nghiệp
có thể làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh: Thông tin
đầy đủ, kịp thời và chính xác cho khách hàng về tính năng, cơng dụng và ưu điểm
của sản phẩm, cung cấp cho họ các dịch vụ và giá trị gia tăng khác (khuyến mại)…
Điều đó đã khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
thường xun hơn, thậm chí có thể lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh, tăng
thị phần và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị
trường xuất khẩu
Biện pháp giảm giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên

thương trường
Sản xuất là một trong những hoạt động có vai trị quyết định đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì rằng, sản xuất có hiệu quả cao thì giá thành sản
phẩm sẽ thấp, khả năng cạnh của doanh nghiệp được nâng lên và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đẩy mạnh tiêu thụ. ..


vii
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu nhưng cũng
tiềm ẩn khơng ít nguy cơ và thách thức. Huyện Trà Lĩnh là đơn vị đi tiên phong
trong công tác đổi mới sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường. Để hiện thực hố
mục tiêu của mình trong tương lai, Huyện Trà Lĩnh không những chỉ đẩy mạnh tiêu
thụ trong nước mà còn phải vươn tới thị trường xuất khẩu và khơng ngừng củng cố
vị thế của mình trên trường quốc tế.
Qua các phần đã trình bày, luận văn tập trung giải quyết được các vấn đề sau:
- Khái qt hố các hoạt động tiêu thụ nơng sản: Đặc điểm, nội dung và các
nhân tố ảnh hưởng tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích, làm rõ các nội dung hoạt động tiêu thụ nông sản của các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Trà lĩnh.
- Luận văn đã nêu lên thực trạng về hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm của
các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện Trà Lĩnh. Từ đó tìm ra
những điểm mạnh (thành tích đạt được) và các khó khăn, tồn tại hiện nay.
- Thơng qua việc phân tích, đánh giá nhu cầu nơng sản trong tương lai và
các điều kiện có thể giúp Huyện Trà Lĩnh đẩy mạnh tiêu thụ, tác giả đã đề xuất một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của huyện Trà Lĩnh với hy vọng sẽ
giúp địa phương và doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp của huyện trong thời gian tới



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------ššššš--------

HÀ MINH HẢI

ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN
CỦA HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

Hà Nội - 2019


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiêu thụ sản phẩm là một trong các chức năng hoạt động cơ bản của doanh
nghiệp bên cạnh các chức năng cơ bản như sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính
kế toán,... Tiêu thụ là khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất
của doanh nghiệp. Ngày nay, hoạt động tiêu thụ ngày càng có vai trị quan trọng

khơng thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ là q trình
chuyển đổi hàng hóa thành tiền, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện quá trình này
để thu lại những chi phí đã bỏ ra và lợi nhuận của mình kiếm được. Việc thực hiện
tốt cơng tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà cịn tạo
uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển thị trường.
Trong xu thế hội nhập hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới các doanh
nghiệp càng cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt hơn. Thực tế cho thấy có rất
nhiều doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả, thua lỗ, phá sản cũng có ngun nhân là
khơng tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra.
Huyện Trà Lĩnh có nhiều dân tộc cùng cư trú như Tày, Nùng, Mông, Kinh,
Hoa,...; mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. Các dân tộc có truyền thống đồn kết,
gắn bó với nhau tạo thành một khối cộng đồng vững chắc. Truyền thống tốt đẹp đó
ln được gìn giữ và phát huy. Dân tộc Tày, Nùng cư trú xen kẽ với một số dân tộc
khác, đa số cư trú ở vùng đồng, tập trung theo từng làng, bản. Nhà ở của người Tày,
Nùng chủ yếu là nhà sàn, ngày nay cơ bản đã xây dựng theo kiến trúc mới (nhà cấp
bốn, nhà kiên cố,...). Dân tộc Mông sống chủ yếu ở sườn đồi, thung lũng núi đá,
lương thực chủ yếu là cây ngô, đỗ tương,... Dân tộc Hoa, Kinh tập trung ở phố chợ,
làm nghề buôn bán, kinh doanh, dịch vụ,...
Nghề trồng trọt: Ở vùng thấp, hoạt động kinh tế chính của đồng bào là cấy
lúa, trồng ngô và các loại cây hoa màu khác như mạch ba góc, các loại đỗ, lạc, cây
lấy củ, các loại rau,... Do điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, huyện Trà Lĩnh có
nhiều cây ăn quả như: cam, quýt, mận, lê, đào,..., đặc biệt quýt là đặc sản thơm ngon,


2
mọng nước, ngọt có tiếng trong tỉnh. Ở vùng cao, diện tích đất ruộng ít, người dân khai
phá đất đồi để làm nương rẫy, trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ các loại.
Nghề chăn ni: trâu, bị, ngựa được người dân Trà Lĩnh coi là tài sản quý vì
đây là nguồn sức kéo chủ yếu phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Ngồi trâu, bị, ngựa
cịn có lợn, dê, nhím và các loại gia cầm như gà, vịt, ngỗng,...

Huyện Trà Lĩnh có hai chợ phiên: chợ Trà Lĩnh và Bản Ngắn (nay là chợ Mỏ
Quang Trung). Từ trước Cách 18 mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, chợ Trà Lĩnh
luôn là trung tâm của huyện. Chợ được phân chia thành các khu vực bn bán riêng
như: trâu, bị, lợn, gà, vịt, lương thực, thực phẩm và rau quả các loại,... thuận tiện
cho việc mua bán. Đặc biệt, cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) sang Long Bang (Trung
Quốc) tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, góp phần tăng ngân
sách và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp các ngành tập trung triển
khai thực hiện hiệu quả cơng tác cung ứng các giống cây trịng, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật... cho bà con nông dân ổn định tổ chức sản xuất. Diện tích, năng suất
một số loại cây trồng chủ yếu cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch, tổng sản lượng lương
thực cây có hạt đạt 19.315 tấn, đạt 102% chỉ tiêu KH, bằng 101 % so với cùng kỳ 1.
Chăn nuôi ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm. Thường xuyên
kiểm tra theo dõi diễn biến tổng đàn và dịch bệnh gia súc, gia cầm; cơng tác tiêm
phịng gia súc, tiêu trùng, khử độc chuồng trại2 và kiểm soát giết mổ được thực hiện
tốt. Chỉ đạo tiến hành kiểm tra, nắm tình hình dịch bệnh và triển khai cơng tác tiêm
1

Cây Ngơ: Tổng diện tích ngơ cả năm gieo trồng được: 2.682 ha/ 2.610 ha, bằng 102,8% chỉ tiêu
kế hoạch, năng suất đạt 40,95 tạ/ha, sản lượng đạt 10.983 tấn /10.599 tấn, bằng 104 % chỉ tiêu kế hoạch
giao. Cây lúa: Diện tích gieo trồng được: 1.643 ha/ 1.650 bằng 99,58 % chỉ tiêu KH, năng suất đạt 50,68 tạ/ha, sản
lượng đạt 8.327 tấn / 8.250 tấn, bằng 100,93% chỉ tiêu kế hoạch giao. Cây đỗ tương: Diện tích gieo trồng: 534,5 ha /
700 ha, bằng 76,36 % chỉ tiêu KH, năng suất đạt: 8,37 tạ/ha, sản lượng đạt: 447,17 tấn /566 tấn, bằng 79,0% chỉ tiêu
KH. Cây lạc: Diện tích gieo trồng 65 ha/110 ha, bằng 59,09% chỉ tiêu KH, năng suất đạt: 17,00 tạ/ha, sản lượng đạt:
110,5 tấn/ 190 tấn, bằng 58,15% chỉ tiêu KH. Cây khoai tây: Diện tích trồng 90 ha/100ha, bằng 90% chỉ tiêu KH, năng
suất đạt: 150 tạ/ha, sản lượng đạt: 1.350 tấn/ 1.500 tấn, bằng 90% chỉ tiêu kế hoạch.
2

Trong năm tiến hành phun khử trùng tiêu độc được 10/10 xã, thị trấn, 2 chợ trên địa bàn huyện với


394 lít thuốc; tiêm phịng vác xin Lở mồm long móng cho trâu, bị được trên 5.250 con; tiêm vác xin tụ huyết
trùng trâu bò được trên 5.350 con; tiêm vác xin dịch tả lợn được trên 5.780 con; tiêm vác xin dại chó được
trên 650 con; tiêm vác xin Niucatsơn gà được trên 9.300 con.


3
phịng dịch bệnh Lở mồm long móng cho gia súc 3, thường xuyên thực hiện công tác
phun khử trùng tiêu độc, 100% các hộ gia đình, bà con nơng dân được phun khử
trùng tiêu độc chuồng trại.
Thực hiện tốt công tác thủy lợi, cung cấp vật tư sửa chữa, làm mới các cơng
trình thủy lợi nhỏ, cấp máy bơm chống hạn cho nhân dân kịp thời; chỉ đạo các xã,
thị trấn tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên nạo vét và tu sửa các kênh
mương thuỷ lợi để đảm bảo nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất vụ Mùa, vụ Đông Xuân. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khắc phục thiên tai xảy ra vào ngày 14/4/2018
trên địa bàn xã Quốc Toản4.
Thường xuyên tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công
tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Xây dựng và triển khai thực
hiện tốt Kế hoạch tết trồng cây năm 20185. Triển khai thiết kế trồng rừng mới năm
2018 với diện tích 12 ha rừng sản xuất.
Từ thực tế và nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của các doanh nghiệp địa phương hiện nay, Em quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh tiêu thụ
nông sản của huyện Trà Lĩnh,tỉnh Cao Bằng” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh
tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà linh, tỉnh
Cao Bằng.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
3

Trong năm tại xóm Nà Giốc, xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh có xảy ra dịch bệnh lở mồm long


móng đối với một số trâu, bị ngay sau khi phát hiện UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan
thực hiện hiệu quả cấc biện pháp bao vây khoanh vùng không để lây lan sang các vùng xung quanh và triển
khai các biện pháp chữa trị hiệu quả, kết quả trâu, bò mắc bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.
4

Ngày 14/4/2018 trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tại xã Quốc Toản (gồm 5 xóm Lũng Đẩy Dưới, Pác Vầu,

Nhịm Nhèm, Cốc Phát, Cao Xun) có xảy ra gió, lốc, mưa đá làm ảnh hưởng đến diện tích cây trồng vụ Đơng Xn và một số diện tích cây ăn quả và cây Dong giềng. UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Quốc Toản làm tốt công
tác tuyên truyền vận động bà con nông dân tiến hành khắc phục thiên tai để khôi phục sản xuất. Đồng thời chỉ đạo
Ủy ban nhân dân xã Quốc Toản chủ động trích một phần kinh phí dự phịng của xã để hỗ trợ giống ngô, lúa… phù
hợp để bà con nông dân khôi phục sản xuất trong vụ Mùa và Vụ Hè - Thu năm 2018.
5

Trồng được 2.060 cây. Trong đó: gồm 50 cây Sấu; 10 cây Bưởi và 2.000 cây Thông.


4
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc tiêu thụ nông sản các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Nhận diện các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản của các doanh
nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích thực trạng tiêu thụ nơng sản của các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp hiện nay của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ
nông sản của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao
Bằng,đề tài tiếp cận tiêu thụ sản phẩm góc độ các đơn vị sản xuất nông nghiệp của
huyện (Các đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện - HTX,Hộ sản xuất,

doanh nghiệp…)
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tiêu thụ nông sản phẩm của các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng bao gồm nông sản phẩm qua chế
biến và chưa qua chế biến.
Về thời gian: Các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2018 và đề
xuất các giải pháp đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Các nguồn dữ liệu thu thập:
- Tác giả thu thập các tài liệu, báo cáo thống kê, văn bản về quản lý có liên quan...
- Tác giả thu thập số liệu về tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ tại một số cơ
sở sản xuất nơng nghiệp huyện. Tác giả tìm hiểu và nghiên cứu về các chính sách, văn
bản, chế độ khuyến khích đẩy mạnh tiêu thụ của địa phương đối với từng đối tượng:
nhà phân phối, khách hàng, nhân viên bán hàng, quản lý bán hàng...qua từng thời kỳ.
- Ngoài ra tác giả còn thu thập qua các báo cáo của cơ sở nông nghiệp trên
địa bàn thời gian gần đây.
- Tác giả tổng hợp các kiến thức cơ sở lý luận về tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu thụ từ
các giáo trình thương mại, các bài giảng về tiêu thụ của Bộ môn kinh tế và kinh doanh


5
thương mại...
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học về tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
qua các cơng trình, các bài báo phân tích kinh nghiệm, nhận định về thị trường của
các chuyên gia về tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành nông sản…
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm 03 Chương:
- Chương 1 : Lý luận cơ bản về đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các doanh
nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
- Chương 3: Thực trạng tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản xuất

nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
- Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng


6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1. Khái quát về tiêu thụ nông sản
1.1.1. Khái quát về nông sản và thị trường tiêu thụ
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nông sản
Hàng nông sản gồm sản phẩm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi,
thuỷ sản và ngành công nghiệp gia công chế biến nh: lơng thực, bông, dầu ăn, tơ, chè,
đờng, rau quả, thuốc lá, thuốc chữa bệnh... Hàng nông sản gắn liền với cuộc sống hàng
ngày của nhân dân, giá chênh lệch giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ khá lớn, nếu nắm
thông tin kịp thời và biết cách kinh doanh sẽ có lãi khơng kém phần kinh doanh hàng
cơng nghiệp tiêu dùng. Kinh doanh hàng nơng sản có những đặc điểm sau:
+ Tính thời vụ: Sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ rõ ràng, cần phải biết
quy luật sản xuất các mặt hàng nông nghiệp làm tốt công tác chuẩn bị trớc mùa thu
hoạch, đến kỳ gặt hái tập trung lao động nhành chóng triển khai cơng tác thu mua
và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp.
+ Tính phân tán: Hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay
hàng triệu nơng dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập
trung. Phơng thức lu thông hàng nông sản là phân tán-tập trung, nơng thơn- thành
thị. Vì vậy, việc bố trí địa điểm thu mua, phơng thức thu mua, chế biến và vận
chuyển đều phải phù hợp với đặc điểm nói trên.
+ Tính khu vực: Tuỳ theo địa hình, nơi thì thích ứng với việc trồng lúa, nới
thì trồng bơng, nơi thì chăn ni, đánh bắt cá, hình thành những khu vực sản xuất
khác nhau và giống cây trồng vật nuôi khác nhau, chính vì thế có những cơ sở sản

xuất sản phẩm hàng hố nơng nghiệp rất khác nhau với tỷ lệ hàng hố khá cao.
+ Tính tơi sống: Hàng nơng sản phần lớn là động vật, thực vật tơi sống, dễ bị
hỏng ơi, kém phẩm chất vì chết chóc. Hơn nữa, chủng loại, số lợng, chất lợng cũng
rất khác biệt nhau. Khi thu mua cấn đặc biệt lu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận


7
chuyển nhằm làm cho phơng thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm hàng hoá từng loại.
Việc thu mua, vận chuyển, bầy bán đều phải khẩn trơng, kịp thời, tránh hao tổn.
+ Tính khơng ổn định: Sản xuất nơng nghiệp không ổn định, sản lợng lên
xuống thất thờng, vùng này đợc mùa, vùng kia mất mùa.
Hàng hố nơng sản rất phong phú, rất chú trọng chất lợng, nơi sản xuất và
tiêu thụ rẩi rác ở khắp mọi nơi, quan hệ cung cầu rất phức tạp, vì vậy, muốn kinh
doanh hàng nông sản cần phải nắm vững quy luật luân chuyển của chúng. Một là
nắm chắc khu vực sản xuất, phân tán và tập trung chủ yếu cũng nh khu vực trung
chuyển để vạch hớng kinh doanh cho ngời buôn bán và ngời tiêu dùng. Hai là nắm
đợc hớng và khu vực tiêu thụ hàng nơng sản truyền thống, ví dụ: chuối từ phía Nam
chuyển ra phía Bắc, cịn táo và hoa quả từ phía Bắc chuyển về phía Nam.Nắm đ ợc
hớng này đề tìm ngời mua cho ngời bán. Ba là nắm chắc đặc điểm, chất lợng và thời
vụ hàng hố nơng sản cùng loại đợc đa ra thị trờng của các khu vực khác nhau. Ví
dụ: tình hình da hấu của các miền khác nhau đa ra thị trờng nh thế nào, từ đó tìm ra
nguồn hàng kinh doanh chắc chắn và kịp thời
1.1.2. Thị trường và thị trường tiêu thụ nông sản
1.1.2.1. Thị trường và phân loại thị trường
Thị trường là khái niệm gắn với nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Ban
đầu người ta quan niệm thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp gỡ, trao
đổi, mua bán hàng hoá.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, mối quan hệ kinh tế
ngày càng phức tạp thì khái niệm trên khơng cịn phù hợp, thị trường có thể khơng
phải một nơi nhất định và người mua, người bán cũng không cần gặp nhau trực tiếp

để đàm phán nhưng hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường (bán hàng hàng qua
mạng internet).
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường:
- Thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa một bên là
người bán và một bên là người mua.
- Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận, khơng qua đó người bán và người
mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.


8
- Thị trường là nơi người mua và người bán, người bán gặp gỡ để xác lập số
lượng và giá cả thị trường.
Theo quan điểm (khái niệm) này, thị trường chính là cái chợ, ở đó người mua
và người bán gặp gỡ nhau để trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
- Theo quan điểm hiện đại, thị trường là những nhu cầu có khả năng thanh tốn.
Như vậy, dù theo quan điểm nào thì thị trường phải gồm hai lực lượng chính
là bên mua và bên bán. Thị trường được hình thành bởi 4 yếu tố cơ bản: cung
(người bán), cầu (người mua), giá cả và cạnh tranh.
* Phân loại thị trường
Thị trường là khái niệm riêng có của nền kinh tế hàng hố. Người ta có thể
chia thành nhiều loại thị trường khác nhau, dựa trên những tiêu chí nhất định.
- Nếu xét theo tiêu chí về địa lý của việc lưu thơng hàng hố, dịch vụ, người
ta phân chia thị trường thành:
+ Thị trường trong nước (thị trường nội địa): Là thị trường của một quốc gia đặt
trụ sở của doanh nghiệp. Thị trường nội địa có thể được chia thành thị trường từng
vùng (vùng đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Sông cửu long...), thị trường thành thị và thị
trường nông thôn, thị trường từng tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương...
+ Thị trường nước ngoài (thị trường xuất khẩu): Là thị trường bên ngoài lãnh
thổ quốc gia đặt trụ sở của doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu có thể chia thành
các thị trường khu vực (thị trường Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á...),

thị trường từng quốc gia và vùng lãnh thổ...
- Xét theo đối tượng của lưu thơng hàng hố, dịch vụ người ta chia thị trường thành:
+ Thị trường hàng hoá, dịch vụ thông thường bao gồm: thị trường tư liệu sản
xuất, thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường lao động...
+ Thị trường tiền tệ: Đây được xem là thị trường hàng hố đặc biệt vì hàng
hố của thị trường này chính là tiền (nội tệ và ngoại tệ). Thị trường tiền tệ (tài
chính) phát triển sẽ hình thành các trung tâm, sở giao dịch chứng khốn.
- Xét theo tính chất của thị trường, người ta chia thị trường thành: Thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền tập
đoàn và thị trường độc quyền.


9
- Xét theo góc từ của doanh nghiệp, người ta chia thị trường thành:
+ Thị trường đầu vào (thị trường các yếu tố đầu vào): Là thị trường các yếu
tố phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: thị trường tư liệu
sản xuất (nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị…) và thị trường lao động.
+ Thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ): Là thị trường mà doanh nghiệp thực
hiện việc bán (cung ứng) các sản phẩm, dịch vụ
Ngồi ra, người ta có thể chia thị trường thành thị trường của doanh nghiệp ,
thị trường ngành,thị trường địa phương…
1.1.2.2. Thị trường tiêu thụ nông sản
- Đặc điểm về người tiêu dùng: Nông sản phẩm là một trong những hàng hóa
thiết yếu của con người … nên số lượng tiêu dùng của khách hàng là rất lớn và
thường xuyên.
Ta có thể chia người tiêu dùng nơng sản thành các nhóm sau:
+ Vùng nơng thơn
+ Vùng thành thị
+ Người tiêu dùng nước ngồi…
Người tiêu dùng nơng sản phẩm được phân bố rải rác khắp nơi, từ miền

xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến miền biển. Nhu cầu của họ ln phải
được đáp ứng.
- Tình hình sử dụng và yêu cầu đối với nông sản phẩm trong những năm gần
đây: Quy mô thị trường nông sản phẩm nói chung là rất lớn và địi hỏi u cầu ngày
càng cao về chất lương và độ an toàn thực phẩm cả trong và ngoài nước.Cùng với
hội nhập,cạnh tranh trên thị trường này cũng ngày càng khóc liệt.
1.1.3. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Xét về khái niệm tiêu thụ, có khá nhiều quan điểm khác nhau, và các quan
điểm này khá đa dạng khi nhìn nhận trên các phương diện khác nhau.
Theo quan điểm của nhà phân tích kinh doanh tiêu thụ sản phẩm là quá
trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ,
sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân
chuyển vốn.


×