Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

BÁO cáo NGHIÊN cứu KHOA học kĩ THUẬT GIẢI PHÁP hỗ TRỢ NHÓM TRẺ có NGUY cơ SUY DINH DƯỠNG DO BIẾNG ăn TRÊN địa bàn TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 91 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA DÀNH CHO HỌC
SINH NĂM HỌC 2014 - 2015

ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
DỰ ÁN

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHÓM TRẺ CÓ NGUY CƠ SUY DINH
DƯỠNG DO BIẾNG ĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
LĨNH VỰC: SINH HỌC VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

NHÓM TÁC GIẢ: NGUYỄN VIỆT GIA THỊNH
LÊ TRÍ VIỄN

CỐ VẤN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN QUANG VINH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ VĂN VINH

Pleiku, tháng 2 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em kính gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Quang
Vinh là cố vấn khoa học cho đề tài. Kính cám ơn PGS.TS. Bác Sĩ Triệu
Nguyên Trung đã hết lòng hướng dẫn phương pháp nghiên cứu. Kính cám ơn
q thầy cơ giáo trường THPT chun Hùng Vương Gia Lai, đặc biệt là thầy
Lê Văn Vinh, cô Phùng Thị Kim Huệ đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện để chúng em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Tổ quản lí
nghiên cứu khoa học của trường đã hết lịng giúp đỡ chúng em trong q trình
thực hiện dự án.
Chúng em trân trọng gửi lời cảm ơn đến anh Võ Minh Toàn, Trường


đại học Khoa học – Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh và cơng ti KHCN SẮC
KÍ HẢI ĐĂNG, Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Gia Lai
đã hỗ trợ chúng em trong việc phân tích thành phần mẫu nghiên cứu; Cám ơn
Dược sĩ Hồ Thị Thuý Linh, Trưởng khoa dược trường TCYT tỉnh Gia Lai đã
hỗ trợ chúng em trong việc phối mẫu và tạo sản phẩm cốm dinh dưỡng; cám
ơn các đơn vị đã tài trợ 1 phần kinh phí cho dự án.
Hơn hết, chúng con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ đã luôn
theo sát, giúp đỡ các con cả về mọi mặt, luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng
con có thể hồn thành tốt dự án nghiên cứu của mình.
Với nền kiến thức cịn hạn chế, báo cáo khơng tránh khỏi những sai sót
rất mong nhận được những lời góp ý của q thầy cơ để dự án của chúng em
được hoàn thiện cũng như chúng em có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong
các nghiên cứu sau này.
Cuối cùng, chúng em kính chúc các quý ân nhân sức khỏe và thành
cơng trong cuộc sống.

Nhóm tác giả
Em: Nguyễn Việt Gia Thịnh - Lớp 11C5A
Em: Lê Trí Viễn - Lớp 11C5A


MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN .......... 5
1.1. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em.............................................. 5
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ em ................ 6
1.3. Loài Quy và tác dụng của của Quy đến dinh dưỡng trẻ em.......... 12
1.4. Nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng tại Gia Lai ........................... 16
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 18
2.1. Thời gian nghiên cứu..................................................................... 18
2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu .................................................. 18

2.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 19
2.4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 20
2.6. Xử lý số liệu .................................................................................. 21
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 22
3.1. Thực trạng và nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em................... 22
3.2. Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn ............................ 26
3.3. Tác động của sản phẩm ................................................................. 41
KẾT LUẬN ................................................................................................. 45
I. Những kết quả đã đạt được của dự án............................................... 45
II. Những nghiên cứu hiện nay chưa hoàn thiện .................................. 46
III. Những đóng góp của dự án ............................................................ 47
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
aa

amino acid

Labo

Laboratory (phịng thí nghiệm)

g

Gam


mg

miligam

mcg

microgam

SPTH

sản phẩm q trình tiêu hố

SDD

Suy dinh dưỡng

UNICEF United Nation International Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng
của Liên hiệp quốc)
WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Nội dung

Trang


Hình 1.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em qua các năm

5

Hình 2.

Mơ hình ngun nhân SDD và tử vong của UNICEF

9

Hình 3.

Sản phẩm quá trình tiêu hóa của Quy

15

Hình 4.

Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Tây Ngun

22

Hình 5.

Tỉ lệ trẻ thấp cịi tại Tây Ngun

23


Hình 6.

Tỉ lệ trẻ biếng ăn, có nguy cơ suy dinh dưỡng

24

Hình 7.

Tỉ lệ trẻ biếng ăn trong điều kiện kinh tế gia đình

25

Hình 8.

Lựa chọn của bà mẹ khi trẻ biếng ăn

26

Hình 9.

Mơ hình các chuồng ni Quy trong thực nghiệm

28

Hình 10. Mơ hình một chuồng ni Quy trong thực nghiệm

29

Hình 11. Thiết kế tầng trên chuồng ni Quy


30

Hình 12. Thiết kế phần nắp đậy của chuồng ni Quy

30

Hình 13. Thiết kế tầng dưới của chuồng ni Quy

30

Hình 14. Thiết kế mặt hơng của chuồng ni Quy

31

Hình 15. Các lọ sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy được sản phẩm

34

q trình tiêu hóa tích mẫu ở Labo
Hình 16. Kết quả thành phần amino acid thiết yếu trong sản phẩm
q trình tiêu hóa của Quy

37


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Nội dung


Trang

Bảng 1.

Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại Tây Nguyên

22

Bảng 2.

Tỉ lệ trẻ biếng ăn và trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng

23

Bảng 3.

Tỉ lệ trẻ biếng ăn, có nguy cơ suy dinh dưỡng

24

Bảng 4.

Tỉ lệ trẻ biếng ăn trong điều kiện kinh tế gia đình

25

Bảng 5.

Lựa chọn của bà mẹ khi trẻ biếng ăn


26

Bảng 6.

Hiệu quả liệu pháp tâm lí tác động cải thiện biếng ăn ở trẻ

27

Bảng 7.

Lượng sản phẩm thu được từ các mẫu thực nghiệm

33

Bảng 8.

Tác động của nhiệt độ, ẩm độ đến khả năng tạo sản phẩm q

34

trình tiêu hóa của Quy
Bảng 9.

Kết quả thành phần các chất trong sản phẩm q trình tiêu

35

hóa của Quy
Bảng 10. Kết quả thành phần amino acid thiết yếu trong sản phẩm q


36

trình tiêu hóa của Quy
Bảng 11. Kết quả các chất độc hại trong SPTH của Quy

38

Bảng 12. Khảo sát thành phần các chất của sản phẩm trước khi phân

42

tích tại Lab
Bảng 13. Kết quả phân tích chất dinh dưỡng trong sản phẩm của dự án

42

Bảng 14. Khảo sát giá của sản phẩm trong nghiên cứu

44

Bảng 15. So sánh giá của sản phẩm trong nghiên cứu và trên thị trường

44


TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em luôn là một thách thức ở Việt
Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, theo nhiều nguồn tài liệu thống kê
hiện nay số lượng trẻ suy dinh dưỡng của nước ta giảm dần nhưng so với thế giới

vẫn còn cao, nhất là ở những vùng ven đô thị, vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn
tỉnh Gia Lai-nơi điều kiện sống cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Suy dinh dưỡng
có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó biếng ăn ở trẻ em là một tình
trạng nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng, do đó dự án của chúng em tập trung
vào “Giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng do biếng ăn trên địa
bàn tỉnh Gia Lai” với mục tiêu mô tả thực trạng, một số nguyên nhân suy dinh
dưỡng trẻ em; nghiên cứu giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn có nguy cơ suy
dinh dưỡng bằng tác động tâm lí và sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thiên
nhiên.
Trong quá trình thực hiện dự án, chúng em đã tiến hành điều tra tình trạng
suy dinh dưỡng nói riêng tại địa điểm nghiên cứu và tìm hiểu tình hình suy dinh
dưỡng nói chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai để từ đó tìm ra ngun nhân chủ yếu
gây suy dinh dưỡng trẻ em và các giải pháp can thiệp. Dự án xây dựng biện pháp
tác động tâm lí đến người mẹ nuôi trẻ biếng ăn trên cơ sở kết quả thu được xác
định được nhu cầu cần sử dụng các chế phẩm dinh dưỡng, quy trình thực nghiệm
ni Quy để thu nguồn nguyên liệu vì theo cách truyền thống, sản phẩm q
trình tiêu hóa của Quy được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho con người
nhưng việc ứng dụng sản phẩm này vào y học chưa phổ biến làm hiệu quả sử
dụng bị giảm sút. Thực hiện thu sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy và tiến
hành phân tích mẫu này tại Labo để xác định hàm lượng chất dinh dưỡng và
những chất chưa có trong mẫu từ đó phối hợp với vài nguyên liệu dễ tìm tại Gia
Lai nhằm tạo ra sản phẩm dinh dưỡng vừa thích hợp cho đối tượng trẻ biếng ăn
vừa rẻ tiền. Các sản phẩm dinh dưỡng trong dự án có thể đạt hiệu quả cao, thân
thiện với mơi trường và là giải pháp tối ưu góp phần bảo vệ mơi trường, có lợi
cho sức khỏe con người, giảm thiểu nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hơn hết,
mang lại niềm tin cho những người mẹ nghèo có con nhỏ biếng ăn đang là vấn đề
quan tâm của xã hội.


1


MỞ ĐẦU
Tên ý tưởng: "Giải pháp hỗ trợ nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng
do biếng ăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai".

Khởi nguồn ý tưởng: Ngay từ nhỏ Thịnh là 1 đứa trẻ biếng ăn, còi
cọc, chậm phát triển. Khi đó, những người trong gia đình và xung quanh
thường gọi Thịnh là “thằng cịi”, thực sự, điều đó làm Thịnh khó chịu. Khi
lớn lên, trong mơi trường sống hiện tại, xung quanh Thịnh vẫn còn nhiều
trẻ em biếng ăn chậm lớn. Những hình ảnh đó lại gợi cho Thịnh sự ám ảnh
của q khứ. Vì vậy, Thịnh khơng khỏi day dứt về việc này.
Khi lên học cấp 3, Thịnh và Viễn học chung cùng 1 lớp, Viễn có tầm
vóc cao lớn hơn hẳn nên Thịnh rất mong muốn mình cũng được như vậy.
Thịnh đã chia sẻ cho Viễn nghe về câu chuyện tầm vóc của mình, Viễn
cũng rất thơng cảm và nói rằng: "Chắc vì hồi nhỏ cậu biếng ăn nên không
dung nạp đủ dinh dưỡng dẫn đến hạn chế chiều cao". Chúng em luôn băn
khoăn trăn trở về những điều này cho đến khi nghe cô giáo giảng bài học số
5 (Sinh học lớp 10) về Protein, Viễn suy nghĩ có thể do biếng ăn trẻ khơng
dung nạp đủ amino acid để tổng hợp protein là nguyên nhân khiến cho trẻ
chậm lớn và chậm phát triển tầm vóc trong tương lai. Vì vậy, Viễn bàn với
Thịnh: "Chúng mình hãy quyết tâm mày mị và tìm hiểu để tìm cho ra giải
pháp hổ trợ trẻ biếng ăn". Chúng em đã tâm sự điều này với thầy Vinh và
cô Huệ, thầy cô đã động viên, hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu trong
đó có quyển sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”. Nhờ
vậy, mà chúng em biết được rằng trong dân gian người ta có sử dụng sản
phẩm tiêu hố của con Quy để cung cấp cho trẻ em chậm lớn. Điều đó đã
tạo nên sự liên kết trong suy nghĩ của chúng em là phải làm sao để tìm ra
giải pháp cho vấn đề này, nên chăng là cần tạo ra chế phẩm dinh dưỡng nào
đó để hỗ trợ trẻ biếng ăn, giúp các trẻ khơng bị ảnh hưởng đến tầm vóc sau
này. Từ những trăn trở đó mà dự án của chúng em được hình thành và lên

kế hoạch nghiên cứu cho đến nay.


2

Giả thiết khoa học và mục đích nghiên cứu
Cơ sở đưa ra giả thiết: Biếng ăn là hiện tượng bé thường ngậm ở
miệng không nuốt thức ăn hoặc sau khi bị ép ăn thường nơn trớ ra ngồi,
do vậy trong tương lai gần dễ bị suy dinh dưỡng nếu không kịp thời cung
cấp đủ dinh dưỡng cho bé từ giai đoạn này. Trong dân gian, có bài thuốc
dùng sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy được ni từ bỏng Ngơ và bỏng
Gạo để chữa trị cho trẻ có biểu hiện chậm lớn, rối loạn tiêu hố, ốm yếu,
mắt có nhiều dử [7].
Tuy nhiên, làm cách nào giúp trẻ biếng ăn có thể dung nạp đủ dinh
dưỡng cho q trình phát triển cơ thể để không bị suy dinh dưỡng? Liệu có
thể sử dụng sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy là giải pháp hỗ trợ được
không? Nuôi Quy với loại thức ăn gì và quy trình ni thế nào để thu được
sản phẩm q trình tiêu hóa hiệu quả cao mà khơng thất thốt ? Quy ra mơi
trường bên ngoài và sản phẩm cung cấp cho trẻ đã hợp lí chưa? Tại sao
khơng sử dụng nguồn sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy phối hợp với
một số nguyên liệu khác để tạo ra sản phẩm dinh dưỡng hoàn thiện?...
Những câu hỏi này cũng là những nỗi niềm trăn trở của chúng em rất cần
được nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.
Nội dung giả thiết: Khả năng cho sản phẩm q trình tiêu hóa với
hàm lượng và chất lượng dinh dưỡng cao khi nuôi Quy theo một quy trình
nhất định, nếu phối hợp sản phẩm này với một số nguyên liệu có thành
phần dinh dưỡng khác sẽ tạo nên loại sản phẩm dinh dưỡng hoàn toàn từ
thiên nhiên, phù hợp với dinh dưỡng trẻ em, đồng thời kết hợp tác động
biện pháp tâm lí sẽ là giải pháp khả thi hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn hạn chế tối
thiểu nguy cơ suy dinh dưỡng, đặc biệt tại các vùng kinh tế khó khăn ở tỉnh

Gia Lai.
Mục đích nghiên cứu
- Mô tả thực trạng, làm rõ một số nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
ở trẻ em tại một số điểm ven thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.


3

- Nghiên cứu giải pháp tác động tâm lí đến trẻ từ người nuôi dưỡng
và tạo chế phẩm dinh dưỡng từ sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy có
hàm lượng dinh dưỡng cao phối hợp với nguyên liệu dễ tìm khác tại địa
phương nhằm hỗ trợ nhóm trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Những điểm mới của dự án
1. Đối tượng được lựa chọn: Theo những ghi nhận trong tài liệu
trước đây chỉ đưa ra đặc điểm cơ bản của loài Quy, sản phẩm q trình tiêu
hóa của Quy và cơng dụng của nó đối với con người nhưng chưa có mục
đích và đối tượng rõ ràng. Do đó, dự án đã hướng đến sử dụng sản phẩm
này cho đối tượng cụ thể là trẻ biếng ăn cần bổ sung các dưỡng chất dễ hấp
thu ở những vùng kinh tế khó khăn.
2. Thiết kế chuồng ni và quy trình ni Quy khoa học: Trong
dân gian, người ta thực hiện nuôi Quy trong lọ nhỏ để thu sản phẩm q
trình tiêu hóa rồi làm thuốc một cách tự phát, chưa có quy trình nuôi cụ thể.
Dự án nghiên cứu thiết kế chuồng nuôi và xây dựng quy trình ni hồn
thiện hơn, đạt tính hiệu quả và chất lượng cao hơn như sau:
-Tạo quy trình ni khép kín: Thiết kế và xây dựng chuồng ni đảm
bảo an tồn, khơng để Quy thất thốt ra mơi trường (Vì Quy ăn nơng sản).
Khi đã thu hết sản phẩm q trình tiêu hóa từ một lượng thức ăn đã có, dự
án chủ động xử lí loại bỏ Quy bằng cách riêng rất sáng tạo, hạn chế tối đa
việc thất thốt Quy ra mơi trường.

-Quy trình ni tiện lợi: Chuồng nuôi được thiết kế hai tầng; tầng
trên để thức ăn nuôi Quy, tầng dưới thu sản phẩm quá trình tiêu hóa. Người
ni chỉ cần cho thức ăn ở tầng trên, sau một thời gian, sản phẩm quá trình
tiêu hóa sẽ rơi xuống tầng dưới để thu hoạch một cách dể dàng (Cách nuôi
trong dân gian sản phẩm quá trình tiêu hóa thường tập trung dưới đáy lọ
nên thu hoạch không tiện lợi và khi thu hoạch khả năng Quy thốt ra mơi
trường khá cao,…).
-Quy trình ni hợp lí: Vì chuồng ni được thiết kế sao cho có thể


4

quan sát được và thơng thống để gần với điều kiện mơi trường bên ngồi,
cho nên người ni hồn tồn kiểm soát được lượng thức ăn, sự phát triển
của Quy trong chuồng và điều kiện môi trường phù hợp để nuôi Quy đem
lại năng suất cao nhất.
3. Lựa chọn loại thức ăn nuôi Quy cho sản phẩm chất lượng cao:
Trong dân gian, người ta thường nuôi Quy bằng bỏng ngô, bỏng gạo, dự án
khảo sát nuôi Quy với 7 loại thức ăn khác nhau và đã xác định được loại
thức ăn nuôi Quy đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng dinh dưỡng,
có giá trị kinh tế nhất.
4. Phát hiện hàm lượng và thành phần amino acid trong sản
phẩm q trình tiêu hóa của Quy: So với những ghi chép của GS Đỗ Tất
Lợi về cơng trình khoa học năm 1978 thì sản phẩm q trình tiêu hóa của
Quy có 9 amino acid, khơng có Tryptophane nhưng khi sản phẩm này phân
tích tại Labo của dự án có tới 20 amino acid có đầy đủ tất cả các amino
acid thiết yếu với hàm lượng cao. Đây là điểm mới quan trọng của dự án.
5. Tạo sản phẩm dinh dưỡng hồn hảo, giá thành thấp: Khơng
chỉ dừng lại trong việc sử dụng sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy cho
trẻ biếng ăn, dự án còn nghiên cứu phát triển ra những sản phẩm dinh

dưỡng từ nguyên liệu là sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy để khai thác
tối ưu hiệu quả của nó đối với con người; bằng cách kết hợp sản phẩm q
trình tiêu hóa của Quy (chứa nhiều amino acid) với những nguyên liệu khác
có sẵn, dễ tìm tại địa phương như: mật ong, phấn hoa (chứa nhiều khoáng
chất, vitamin, và các hoạt chất cần thiết khác,...) để tạo sản phẩm có đầy đủ
các dưỡng chất giúp trẻ biếng ăn khi sử dụng sẻ dể hấp thụ chất dinh dưỡng
mà giá thành rẻ phù hợp với đối tượng mà dự án hướng đến.

Kết cấu của báo cáo dự án: Báo cáo này gồm 5 phần có 89 trang:
Mở đầu (4 trang); Tổng quan (13 trang); Nội dung và phương pháp nghiên
cứu (4 trang); Kết quả nghiên cứu và bàn luận (23 trang); Kết luận và kiến
nghị (4); Tài liệu tham khảo (4); Phụ lục (27).


5

NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.1. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em
1.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em trên thế giới
Theo ước tính của WHO (2007) trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi (chiếm 26,7%) bị suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, 182
triệu trẻ bị SDD thể còi (chiếm 32,4%). Hơn 2/3 số trẻ bị SDD trên thế giới
tập trung ở châu Á và 25,6% ở châu Phi, nơi có điều kiện kinh tế chưa ổn
định; hàng năm khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang
phát triển liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nguyên nhân do SDD [36].
Năm 2012, có khoảng 180 triệu trẻ em phát triển còi cọc và hơn 20
triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng [37].
1.1.2.Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam


Hình 1.Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em qua các năm [25].
Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2007), tỷ lệ SDD của trẻ
em Việt Nam dưới 5 tuổi trong toàn quốc là 21,2%; thiếu vi chất dinh
dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo cịn xảy ra tình trạng đói ăn,
thiếu thực phẩm nên cần đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống SDD, tập
trung ưu tiên cho những vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ SDD cao. Trong
nhiều năm qua, mặc dù chương trình phịng chống SDD ở nước ta đã đạt
được kết quả đáng kể nhưng thực trạng SDD ở vùng nông thôn, miền núi,


6

dân tộc thiểu số vẫn đang là vấn đề nổi cộm, nên rất cần được quan tâm và
khắc phục. Năm 2009-2010, báo cáo đánh giá do Viện Dinh Dưỡng (NIN)
và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 29% trẻ em ở
độ tuổi mẫu giáo bị còi cọc và 17,5% trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân. Kết quả
khảo sát năm 2012 cho thấy, trong khi tỷ lệ SDD trẻ em một số thành phố
lớn đã giảm xuống mức thấp như thành phố Hồ Chí Minh (7,8%), Hà Nội
(9,7%); thì nhiều khu vực miền núi vẫn cịn ở mức rất cao như Đắc Nông
(31,9%), Kon Tum (31,5%), Quảng Bình (30,6%), Lai Châu (30,0%), Gia
Lai (24,3%). Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có gần 8 triệu trẻ em dưới
5 tuổi trong đó có gần 1,3 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và hơn 2
triệu trẻ thấp còi [21],[22],[23],[25].
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ em
1.2.1. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của trẻ em
1.2.1.1. Nhóm chất xây dựng Protein
Amino acid là thành phần chính (đơn phân) của phân tử protein,
chúng liên kết với nhau bằng liên kết peptid để tạo nên chuỗi polipeptid, có
thể các polipeptid lại kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, để
tạo thành các phân tử protein khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị

dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và
chất lượng của các amino acid khác nhau trong protein đó. Sau khi cơ thể
ăn vào, nhờ quá trình tiêu hố, protein thức ăn được phân giải thành amino
acid, chúng từ ruột hấp thu vào máu rồi vận chuyển đến tế bào của các tổ
chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.
Trong tế bào để xây dựng nên các mô sống có khoảng 20 loại amino acid
chia làm 2 nhóm amino acid không thay thế (thiết yếu) và thay thế (không
thiết yếu) [28],[Sinh học lớp 10], [Sinh học lớp 11]...
Các amino acid thiết yếu hay không thể thay thế được vì chúng
khơng thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp
ứng được nhu cầu của cơ thể nên chúng phải được đưa vào đầy đủ trong
protein thức ăn. Có 10 amino acid thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ em


7

đó là Valine, Leucine, Isoleucine, Threonine, Methionine, Phenylalanine,
Lysine, Histidine, Tryptophan, Arginine. Trong đó hai loại amino acid
quan trọng cho phát triển trí não trẻ em là Tryptophane và Tyrosine. Nếu
thiếu một trong những amino acid thiết yếu sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng
protein và rối loạn sử dụng ở tất cả các amino acid cịn lại. Những amino
acid khơng cần thiết có thể tổng hợp được trong cơ thể. Do đó khi thiếu
chúng, cơ thể có thể bù trừ sự thiếu hụt đó nhờ các q trình tổng hợp bên
trong tế bào. Protein là thành phần cơ bản xây dựng cấu trúc tế bào, tham
gia vào nhiều quá trình quan trọng của hoạt động sống như bảo vệ cơ thể
chống bệnh tật, điều hoà hoạt động sống, xúc tác các phản ứng chuyển hoá
vật chất, vận chuyển các chất…[3],[28],[29].
1.2.1.2. Các nhóm chất khác
Ngồi protein, sự phát triển của cơ thể trẻ còn cần các chất sinh năng
lượng như cacbohydrat; các acid béo cần thiết (acid linoleic và acid α

linoleic) hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K), các
vitamin và khống chất, các nhóm chất hỗ trợ xây dựng các chất có hoạt
tính sinh học, nhóm chất xây dựng Nucleic acid…[26].
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em từ 1-5 tuổi
1.2.2.1. Nhu cầu năng lượng
Đối với trẻ từ 1-5 tuổi, nhu cầu năng lượng khoảng 140 Kcal/kg cân
nặng, ước chừng từ 1300-1600 Kcal/ ngày[4].
1.2.2.2. Nhu cầu về protein
Nhu cầu protein cho trẻ 1- 5 tuổi khoảng 28-35 gam/ngày. Protein
rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Khi chế độ ăn
thiếu protein sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh …[1],[28].
1.2.2.3. Nhu cầu về chất béo
Nhu cầu Lipit là 35 – 40% trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
1.2.2.4. Nhu cầu về cacbohydrat
Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng là: protein 15%, chất béo
20%, chất bột đường 65%.


8

1.2.2.5. Nhu cầu về vitamin và các vi chất dinh dưỡng
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng ở trẻ 1 - 5 tuổi, nhu cầu về
sắt là 6 - 7 mg [31]; nhu cầu về Canxi là 500mg/ngày; nhu cầu I-ốt là
0,14mg/ngày [32]; nhu cầu về vitamin A (300mcg/ngày) [34]; nhu cầu về
Vitamin D (200 – 400 UI/ngày); nhu cầu về Vitamin C (60 - 75 mg/ngày);
nhu cầu về vitamin nhóm B là B1, B2 cần 1 - 2 mg/ngày; PP (13 - 15
mg/ngày); nhu cầu về axit folic (200 - 300 mcg/ngày), nhu cầu về vitamin
B12 (2 mcg/ngày); nhu cầu về kẽm là 8 - 10 mg/ngày…[18],[26].
Khi trẻ biếng ăn, nhu cầu các chất không được cung cấp đủ thường
có những dấu hiệu suy dinh dưỡng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây SDD.

1.2.3. Biểu hiện của trẻ em suy dinh dưỡng
1.2.3.1. Giai đoạn sớm
Thường chỉ có biểu hiện không tăng cân kéo dài hoặc sụt cân [4].
1.2.3.2. Giai đoạn tồn phát
Trẻ mệt mỏi, khơng hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay
bệnh… có các biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay thể hỗn hợp [47].
-Thể phù (Kwashiokor): Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất
là: Phù trắng, mềm toàn thân, do giảm protein máu, giảm albumin trong
máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào; rối loạn
sắc tố da, thiếu máu gây da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lơng, tóc,
móng… cịi xương, hạ canxi huyết; cịi cọc, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu,
chậm phát triển tâm thần, vận động…[4],[47].
-Thể teo đét (Maramus): Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, các bắp thịt
teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như
trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn mức độ thiếu các chất dinh
dưỡng thường nhẹ hơn thể phù [4],[47].
-Thể hỗn hợp: thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù
trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ [4],[47].
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.2.4.1. Nguyên nhân SDD và tử vong theo mơ hình của UNICEF


9

Hình 2. Mơ hình ngun nhân SDD và tử vong của UNICEF [25].
1.2.4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng,
tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc do cả hai.
-Giảm cung cấp: Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm; trẻ
biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu; thức ăn chế biến không phù hợp, năng

lượng thấp.
-Tăng tiêu thụ: Trẻ bị bệnh, nhất là bệnh kéo dài; nhiễm ký sinh
trùng đường ruột; thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý; trong đa số trường
hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng
lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (ví dụ trẻ vừa bị bệnh vừa biếng
ăn) [17],[48].
1.2.5. Những nhân tố tác động đến vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ nhưng
chủ yếu bao gồm những nhân tố như di truyền [11], dinh dưỡng (Dinh
dưỡng là cơ sở vật chất để trẻ phát triển thể chất, nếu trẻ được cung cấp đủ


10

dinh dưỡng từ thức ăn thì đó là điều kiện tốt cho trẻ phát triển thể trạng,
giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, nếu dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ
sẽ làm cơ thể trẻ suy nhược, kém phát triển...)[11],[31],[41]….
1.2.6. Trẻ biếng ăn, nguy cơ suy dinh dưỡng cao
1.2.6.1. Khái niệm về biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn là hiện tượng trẻ không chịu ăn hoặc ăn không đủ lượng
dinh dưỡng cần thiết. Biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến của trẻ trong
giai đoạn từ 1 - 5 tuổi [35],[50].
1.2.6.2. Các biểu hiện của biếng ăn
Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, khơng chịu
nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài. Số bữa ăn và lượng thức ăn của bé ăn
trong mỗi bữa ít hơn. Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn; bé
không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp...[30],[49],[50].
1.2.6.3. Nguyên nhân của hiện tượng biếng ăn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là hiện
tượng biếng ăn do tâm lý, khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gị bó hoặc

phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, khơng khí bữa ăn của gia đình
căng thẳng... Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian
chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp. Biếng ăn do bệnh lý (suy dinh
dưỡng; rối loạn đường tiêu hóa; nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng, sâu răng
viêm lợi…). Biếng ăn sinh lý (bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi…). Biếng ăn do
thuốc; biếng ăn bẩm sinh; …[30],[49],[50].
1.2.6.4. Những hậu quả do trẻ biếng ăn
Nguy cơ suy dinh dưỡng cao là một trong những vấn đề mà các bà
mẹ rất quan tâm khi trẻ biếng ăn [35]. Trên 90% các bậc cha mẹ phàn nàn
về tình trạng biếng ăn của con mình. Các bé đang tuổi phát triển rất cần đầy
đủ các chất dinh dưỡng, việc biếng ăn khiến cơ thể trẻ không được cung
cấp đủ chất, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và thể chất ở trẻ. Trẻ biếng
ăn có nguy cơ thua kém 6% - 22% chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass
Index) so với trẻ ăn uống bình thường. Chỉ số phát triển trí tuệ MDI


11

(Mental Developmental Index) chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14
điểm so với những bé ăn uống bình thường (110 điểm) [1],[35]. Trẻ biếng
ăn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến việc thường xuyên mắc các bệnh như
cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp,... Trong tương lai, trẻ lớn lên sẽ hạn
chế phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần; sự mất tự tin của cá nhân
ảnh hưởng chung đến sự phát triển của toàn xã hội [1],[16],[49].
Do vậy, để giải quyết vấn đề biếng ăn ở trẻ, các bà mẹ cần chọn giải
pháp thiết thực nhất nhằm tránh tình trạng trẻ suy dinh dưỡng gây nhiều
hậu quả không tốt cho đứa con thân yêu của mình trong tương lai.
1.2.6.5. Giải pháp khắc phục những hậu quả do trẻ biếng ăn
Theo chuyên gia dinh dưỡng, giải pháp cho trẻ biếng ăn là các tác
động của người nuôi dưỡng sao cho đảm bảo cho bé ăn đúng cách, đầy đủ

dưỡng chất với liều lượng hợp lý và khoa học [12],[15],[26].
Từ những cơ sở trên, dự án lựa chọn: Xây dựng giải pháp tâm lí
truyền thơng và giải pháp tạo một sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo, hợp với
điều kiện kinh tế gia đình khi trẻ biếng ăn sẽ là cách đầu tư tốt nhất của các
bậc phụ huynh cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ.
1.2.7. Tác động phục hồi trẻ suy dinh dưỡng hiện nay
1.2.7.1. Phục hồi suy dinh dưỡng nặng
Điều trị các tình trạng cấp như mất nước hay phù toàn thân, rối loạn
điện giải..., bổ sung các dưỡng chất như Vitamin A, sắt, axit folic…
Dinh dưỡng điều trị tích cực, nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức
tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng các thực
phẩm giàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt…[50]
1.2.7.2. Phục hồi suy dinh dưỡng tại gia đình
Hướng dẫn bà mẹ cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần
thiết cho trẻ trong ngày, cách nấu thức ăn và khuyến khích trẻ ăn đủ cho
nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể. Nếu trẻ biếng ăn mà
khơng thể khắc phục được cần có những chế phẩm bổ sung dinh dưỡng kịp


12

thời để hạn chế ít nhất các tác hại của việc thiếu dinh dưỡng lâu dài [50].
1.2.8. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng
Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ, tại các vùng ngoại
thành, vùng nơng thơn có điều kiện kinh tế khó khăn thì đây vẫn cịn là vấn
đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
Cho trẻ bú mẹ, sữa mẹ ngồi cung cấp chất dinh dưỡng cịn cung cấp
các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý gồm đầy đủ 4
nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, protein, béo, khống chất), cần vệ sinh

an toàn thực phẩm, theo dõi biểu đồ tăng trưởng, ngừa và trị bệnh…[5],[50].
1.2.9. Cơ sở của việc phát triển quy trình ni Quy cung cấp sản phẩm
cho trẻ biếng ăn
Như đã trình bày ở trên, suy dinh dưỡng trẻ em ở Gia Lai nói riêng
và Việt Nam nói chung thường tập trung ở vùng kinh tế khó khăn. Trẻ
biếng ăn do không dung nạp đủ dưỡng chất nên có nguy cơ suy dinh dưỡng
cao nhưng phịng chống suy dinh dưỡng ở cộng đồng tập trung vào việc
cung cấp dinh dưỡng bằng thức ăn là chính, trong khi các bà mẹ rất vất vả
trong việc cho con ăn. Trong những trường hợp này, để trẻ ăn được một
lượng đủ cho việc hấp thu các dưỡng chất cần cho trẻ đủ lớn là một vấn đề
hết sức nan giải. Ngồi ra, khi trẻ biếng ăn thì các vi chất khơng cung cấp
đủ thường kéo theo sự trì trệ q trình chuyển hố vật chất nên trẻ càng
biếng ăn hơn. Để hạn chế tác hại của hiện tượng dây chuyền này thì giải
pháp chọn sản phẩm dinh dưỡng, chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có hàm
lượng các dưỡng chất, vừa đa dạng về thành phần, vừa có tỉ lệ cao và dễ
hấp thu là khả thi hơn hết. Loài Quy sinh sống trong tự nhiên cho ra sản
phẩm quá trình tiêu hố (SPTH) mà khi phối hợp sản phẩm này với một vài
nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ tạo nên loại dinh dưỡng tuyệt vời cho các bé.
Giúp những bà mẹ không phải trăn trở khi con nhỏ lười ăn, chậm lớn.
1.3. Loài Quy và tác dụng của của Quy đến dinh dưỡng trẻ em
1.3.1. Đặc điểm về loài Quy


13

1.3.1.1. Hệ thống phân loại của Quy
Quy là động vật không xương sống, thuộc Ngành Chân khớp, lớp
Côn trùng, bộ Cánh cứng. Có nhiều lồi khác nhau nhưng lồi Quy mà dự
án tổ chức thực nghiệm ni là lồi Alphitobius diaperinus (Panzer) [2],[6]
(hình ảnh phần phụ lục 1).

1.3.1.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của Quy
Quy có kích thước cơ thể nhỏ, dài 2-3mm, rộng 1-2mm, cánh cứng
màu đen, sinh sản rất nhanh. Thường một cặp đực và cái sau 30 - 35 ngày
sinh ra được khoảng 35-50 con. Chúng thường tập trung sống, sinh sản ở
nơi ẩm thấp và ít ánh sáng…[2],[7],[39]. Chu trinh sinh trưởng và phát
triển của Quy thuộc loại biến thái hoàn toàn [Sinh học lớp 11].
Quy có khả năng sinh sản, phát triển rất nhanh. Điều kiện khí hậu ẩm
ướt là thuận lợi nhất. Chúng phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới, có
lượng mưa lớn và độ ẩm cao; phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 27OC
đến 33OC, độ ẩm trên 90% [2],[39].
Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Đặc
biệt, tỉnh Gia Lai có đặc điểm của khí hậu phù hợp với nhu cầu phát triển
của Quy nên tại địa phương có thể ni Quy sẽ sinh sản nhanh cũng như
tạo ra lượng lớn sản phẩm thải tiêu hoá cần thiết.
Quy được biết đến là một lồi có tác hại xấu đến nền nơng nghiệp.
Chúng phá hoại nông sản của nông dân, dù không trực tiếp làm thiệt hại về
sản lượng nông sản nhưng sự phá hoại của chúng làm giảm chất lượng,
giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu qua q trình trao đổi chất của
sâu hại và nấm mốc, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển nên việc ứng
dụng vai trị của Quy là rất hạn chế [2],[40].
Do đó dự án của chúng em đặc biệt quan tâm đến việc khảo sát loại
thức ăn, điều kiện thuận lợi để Quy cho nhiều sản phẩm q trình tiêu hóa
nhưng khi thiết kế chuồng ni khơng cho Quy thất thốt ra môi trường.
1.3.2. Nguồn thức ăn của Quy


14

Là các loại ngũ cốc với thành phần dinh dưỡng như sau: Ngơ có hàm
lượng protein trung bình là Glucid 64gam; Lipid 4,7gam; Protein 8,6gam;

Nước 14g, Calci (Ca) 30mg; Kali 287mg; Natri 35mg; Vitamin B1 0,28mg;
Vitamin B6 0,622 mg.
Gạo có hàm lượng các chất trung bình là Protein 6,0 gam; Lipid
0,8gam; Carbohydrate 82gam; Vitamin B1 0,07mg; Vitamin B2 0,02 mg;
Calcium 8mg; Phosphorus 87mg; Kali 111mg; Na 31mg [27].
Trong dân gian chủ yếu dùng bỏng Ngô và bỏng Gạo để làm thức ăn
nuôi Quy trong lọ nhỏ để thu sản phẩm q trình tiêu hóa làm thuốc [7].
Như vậy, nếu dự án của chúng em sử dụng các loại đậu xanh, đậu đỏ,
đậu đen, đậu trắng, đậu săng, đậu nành,… có chứa nhiều sinh tố nhóm B,
nhiều sắt, chất xơ, đa số đều có rất ít chất béo và calories (trừ đậu nành),
protein của đậu lại có chất lượng tương đương với protein động vật để ni
Quy thì hàm lượng và chất lượng sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy có
thể thay đổi như thế nào?.
1.3.3. Tác dụng của sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy trong việc hỗ
trợ dinh dưỡng cho trẻ em
Con Quy chưa được đề cập đến trong y học cổ truyền, theo kinh
nghiệm dân gian, sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy, gồm những hạt rất
nhỏ, màu nâu xám nhạt, không mùi, vị nhạt [7].
Trong số các loại amino acid mà con người phải bổ sung hàng ngày
thì sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy có các amino acid như Arginine,
Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine,
Threonine, Valine) [6],[7]; trong đó có tới 8 amino acid thiết yếu. Nhờ có
chứa những amino acid quan trọng mà sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy
trở nên rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người.
Trong dân gian, Quy được nuôi trong lọ nhỏ, sử dụng bỏng Ngô, bỏng
Gạo cho Quy ăn và thu sản phẩm q trình tiêu hóa rồi đem sao cho khô và
thơm, dùng nguyên chất, là vị thuốc bổ cho trẻ em, giúp trẻ mau lớn và phòng
ngừa các chứng bệnh như ăn không tiêu, nôn trớ, đau mắt nhiều dử [6],[7].



15

Hình 3. Sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy
Chu trình phát triển của con Quy khoảng 30 ngày và chúng tạo ra
một lượng sản phẩm q trình tiêu hóa lớn trong một thời gian ngắn nếu
cung cấp cho chúng thức ăn là bỏng ngơ [6]. Hiện nay, chưa có một tài liệu
hoặc cơng trình nghiên cứu nào được ghi nhận về quy trình ni Quy và
thu sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy. Do đó, việc phát triển sản phẩm
từ q trình tiêu hóa của Quy là rất hạn chế để cung cấp nguồn sản phẩm
này ổn định và chất lượng cao.
Từ những cơ sở lí thuyết trên, dự án của chúng em sẽ xây dựng một
quy trình ni Quy hợp lí, hạn chế việc thất thốt Quy ra môi trường, đồng
thời, khảo sát các đặc điểm về loại thức ăn, điều kiện mơi trường thích hợp
nhất cho Quy sinh trưởng nhằm tăng khả năng tạo sản phẩm q trình tiêu
hóa. Bên cạnh đó, khảo sát việc cho Quy ăn loại ngũ cốc nào để chúng tạo
ra loại sản phẩm có thành phần chất dinh dưỡng tốt nhất. Tiến hành đánh
giá chất lượng của mỗi loại sản phẩm từ thực nghiệm để có kết luận về việc
thu nguồn nguyên liệu cung cấp cho việc tạo các sản phẩm dinh dưỡng như
mong muốn.
Tuy nhiên, theo tính tốn của dự án, trong sản phẩm q trình tiêu
hóa của Quy dù có nhiều amino acid là nguyên liệu để xây dựng protein
nhưng để cho cơ thể trẻ biếng ăn có thể có đủ dinh dưỡng cung cấp cho q
trình sinh trưởng bình thường thì cần bổ sung thêm các nhóm chất cịn
khuyết cho sản phẩm của chúng em vừa hồn hảo vừa rẻ tiền nên nguyên
liệu mà chúng em hướng đến là phấn hoa và mật ong là những sản phẩm


16

giàu dinh dưỡng dễ tìm tại địa phương.

1.4. Nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng tại Gia Lai
1.4.1. Thành phần dinh dưỡng của phấn hoa
Phấn hoa là những tế bào giao tử đực của hoa, là sản phẩm tự nhiên
được con ong thu lượm từ nhị hoa, có giá trị dinh dưỡng rất cao...
Thành phần các chất trong phấn hoa: 12-20% nước, 20-25% protein,
13% amino acid, 25-48% carbohydrat, 1-20% lipid, 27 loại chất khoáng
như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl... và 11 loại
vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K... Ngồi ra, phấn hoa cịn có
các loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất tốt cho cơ thể [52].
Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có cơng dụng bổ
cường tráng, ích khí dưỡng huyết, thường dùng cho những trường hợp tâm
tỳ suy nhược biểu hiện bằng các triệu chứng như mỏi mệt rã rời, hay quên,
ăn kém... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, phấn hoa có tác dụng tăng cường
cơng năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo huyết, kiện não bổ tủy, cải
thiện năng lực ghi nhớ, điều tiết nội tiết tố...Ngồi ra, phấn của mỗi loại
hoa lại có những tác dụng riêng như: Phấn hoa cửu lý hương có cơng dụng
thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn; phấn hoa
thùy dương có cơng dụng bồi bổ cơ thể…[43],[53].
1.4.2. Thành phần dinh dưỡng của mật ong
Trong mật ong có chứa nhiều ngun tố khống khác nhau, các men
diottaza, hoocmon, vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, E, K, C và caroten), các
chất hữu cơ, protein, vitamin, xanthophylle, các chất kích thích sự phát
triển (bios); các loại đường đơn rất dễ hấp thụ (Glucoza và Fructoza) có tác
dụng làm giảm sự mệt mỏi thể chất [52].
Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam mật ong: Năng lượng 1,272 kJ
(304 kcal), Carbohydrat 82,4 gam, Chất xơ thực phẩm 0,2 gam, Protein 0,3
gam, Nước 17,10 gam, Riboflavin (Vitamin B2) 0,038 miligam (mg),
Niacin (Vitamin B3) 0,121 mg, Axit pantothenic (Vitamin B5) 0,068 mg,
Vitamin B6 0,024 mg, Axit folic (Vitamin B9) 2 μg, Vitamin C 0,5 mg,



17

Canxi 6 mg, Sắt 0,42 mg, Magie 2 mg, Photpho 4 mg, Kali 52 mg, Natri 4
mg , Kẽm 0,22 mg, (tính cho 100 g) [43],[52],[53].
Như vậy theo lí thuyết, trong sản phẩm q trình tiêu hóa (SPTH)
của Quy có hầu hết các amino acid là thành phần chính tổng hợp protein,
có tác dụng bổ sung vật chất xây dựng mô, cơ quan giúp trẻ phát triển;
trong phấn hoa không những bổ sung thêm amino acid mà cịn có nhiều
khống chất và các chế phẩm sinh học khác hỗ trợ q trình chuyển hố vật
chất trong tế bào kích thích cơ thể trẻ thèm ăn. Tác dụng phối hợp của mật
ong sẽ làm tăng khả năng chống đỡ bệnh tật và cung cấp các loại đường
đơn là nguyên liệu tạo năng lượng và làm tăng khả năng hấp thu protein.
Nếu trẻ biếng ăn, sản phẩm dinh dưỡng trên cơ sở khoa học về mặt lí thuyết
mà dự án xây dựng, thực sự là một sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo về mặt
sinh học, hiệu quả về mặt kinh tế (giá thành rẻ) và hạn chế ơ nhiễm mơi
trường, an tồn cho người sử dụng (các nguyên liệu đều có nguồn gốc sinh
học, chế biến thủ cơng khơng qua quy trình cơng nghiệp, khơng sử dụng
hố chất…). Hiện nay trên thị trường, các viên dinh dưỡng có thành phần
từ nguồn gốc thiên nhiên rất nhiều (như Egg Amino, Forever Bee Propolis,
Forever Royal Jelly …) nhưng là sản phẩm được chế biến theo quy trình
cơng nghiệp, giá thành cao, khơng thích hợp cho người dân nghèo tại Gia
Lai.


18

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2016 được chia

làm 2 giai đoạn:
- Tháng 3/2014 - tháng 3/2015: Nghiên cứu thực trạng suy dinh
dưỡng trẻ em, giải pháp tác động tâm lí và tìm kiếm nguồn nguyên liệu tạo
sản phẩm dinh dưỡng, bước đầu tạo chế phẩm dinh dưỡng.
- Tháng 3/2015 - tháng 3/2016: Nghiên cứu thiết kế nâng cấp chuồng
ni Quy dạng tự động; hồn thiện sản phẩm dinh dưỡng và nghiên cứu tác
động của chế phẩm dinh dưỡng đến người và nhu cầu sử dụng sản phẩm
của thị trường.
2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Điều tra khảo sát trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng tại vùng có
nhiều hộ gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn ở vùng ven thành phố
Pleiku (3 tổ dân phố phường Hội Phú; 3 tổ dân phố phường Yên Thế; 3 tổ
dân phố phường Thống Nhất, 3 tổ dân phố phường Trà Bá). Nuôi Quy tại
địa chỉ số 146 đường Nguyễn Thái Học, tp Pleiku, tỉnh Gia Lai. Phân tích
hàm lượng chất độc hại có trong sản phẩm q trình tiêu hóa của Quy tại
Labo Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Gia Lai. Phân tích
thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sản phẩm q trình tiêu
hóa của Quy và có trong sản phẩm dinh dưỡng sau khi phối hợp tại Labo
trường Đại học Khoa học Tự nhiên và cơng ti KHCN Sắc Kí Hải Đăng,
thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Hồi cứu các số liệu về thực trạng trẻ suy dinh dưỡng tại Trung tâm
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tỉnh Gia Lai. Bước đầu, điều tra khảo sát
các hộ gia đình về thực trạng và nguyên nhân gây SDD ở trẻ em tại một số
điểm ở vùng ven thành phố Pleiku và can thiệp một số liệu pháp tâm lí; sau


×