Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quản lý thuế trong môi trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.7 KB, 4 trang )

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2

105

QUẢN LÝ THUẾ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
TAX ADMINISTRATION IN VIETNAM’S E-COMMERCE ENVIRONMENT
Nguyễn Thị Kim Ngọc, Huỳnh Thị Kim Hà
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng;
Tóm tắt - Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin, hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến
và dần chiếm ưu thế so với hoạt động kinh doanh truyền thống
trước đây. Xuất phát từ tính chất đặc thù của thương mại điện tử
đòi hỏi hệ thống pháp luật về thuế, năng lực cán bộ ngành thuế và
cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý và thu thuế phải ngày càng
hoàn thiện và cần được quan tâm đúng mức nhằm tránh thất thu
cho ngân sách nhà nước và đảm bảo môi trường kinh doanh công
bằng cho tất cả các chủ thể kinh tế. Bài viết trình bày thực trạng và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Abstract - Along with the continuous development of the
information technology, e-commerce activities are becoming
increasingly popular and predominant compared to traditional
business activities. The specific characteristics of e-commerce
entail the perfection of the tax law system, the improvement of tax
officers’ professional capacity and the upgrading of the
infrastructure serving tax administration and tax collection for the
purpose of avoiding revenue losses from the state budget and
ensuring a fair business environment for all economic subjects.
This paper presents the status quo of the problem and proposes
some solutions to enhance the efficiency of tax administration in ecommerce activities in Vietnam.



Từ khóa - thuế; pháp luật thuế; quản lý; công nghệ thông tin;
thương mại điện tử.

Key words - tax; tax laws; administration; information technology;
e-commerce.

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử
(TMĐT) tại Việt Nam đang ngày càng được mở rộng và đa
dạng về các chủng loại hàng hóa dịch vụ. Mặc dù hành lang
pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động TMĐT đã tương đối
hoàn chỉnh, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của TMĐT nên cơ
quan thuế đang gặp khơng ít khó khăn trong q trình quản lý
và thu thuế đối với lĩnh vực này. Trong thời gian gần đây đã
có nhiều ý kiến và một số bài viết trong nước đề cập đến vấn
đề tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Trong
phạm vi nghiên cứu của bài viết này, tác giả nêu lên thực trạng
và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản
lý thuế trong hoạt động TMĐT tại Việt Nam.

miền đang duy trì thường xuyên; tập trung chủ yếu ở các
thành phố lớn: Hà Nội (69%), Hồ Chí Minh (56%), Hải
Phòng (37%), Đà Nẵng (36%) và Cần Thơ (32%) [1].
2.1. Khung pháp lý cho TMĐT
Cập nhật tình hình hồn thiện khung pháp lý cho hoạt
động TMĐT của Việt Nam cho thấy hệ thống văn bản pháp
lý điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực kinh doanh TMĐT và các
quy định pháp luật khác có liên quan đã được ban hành liên
tục, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác quản lý

thuế đối với lĩnh vực này.

2. Tổng quan tình hình TMĐT Việt Nam
Chỉ số xếp hạng của các tổ chức quốc tế và trong nước
trong bảng tổng hợp dưới đây cho thấy bức tranh toàn cảnh
của nền kinh tế cũng như lĩnh vực công nghệ thông tin
(CNTT) và truyền thông của Việt Nam hiện nay.
Bảng 1. Một số chỉ số TMĐT của Việt Nam
Chỉ số
Năng lực canh tranh quốc gia

2014
2013
68/144 70/148

2012
75/148

Môi trường kinh doanh (WB)

78/189 99/189

99/189

Phát triển CNTT & TT (IDI) (Liên
minh Viễn thơng Quốc tế)
Chính phủ điện tử (UN)

99/193


101/166 99/166
-

115/193

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Chỉ số TMĐT EBI - Hiệp hội
TMĐT Việt Nam (VECOM)

Theo thống kê của Bộ Cơng thương, 100% doanh
nghiệp hiện nay đều có máy vi tính sử dụng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, trong đó 99% doanh nghiệp đã có kết
nối Internet, 97% sử dụng email cho mục đích kinh doanh,
79% sử dụng đường truyền internet tốc độ cao, 20% sử
dụng mạng nội bộ riêng và tính đến tháng 03/2015 tổng số
tên miền “.vn” đăng ký là 584.543, trong đó có 308.678 tên

Bảng 2. Hệ thống các văn bản pháp quy
liên quan đến hoạt động TMĐT
Thời gian
Luật
21/02/1999 Bộ Luật Hình sự
14/06/2005 Bộ Luật Dân sự
14/06/2005 Luật Thương mại
29/11/2005 Luật Giao dịch điện tử (GDĐT)
29/06/2006 Luật Công nghệ thông tin
23/11/2009 Luật Viễn thông
19/06/2009

Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ Luật Hình sự 1999 số 37/2009/QH12


21/06/2014 Luật Quảng cáo
26/11/2014 Luật Đầu tư
26/11/2014 Luật doanh nghiệp
Nghị định hướng dẫn Luật

Văn bản
bên trên

NĐ số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật
15/02/2007 thi hành Luật GDĐT về Chữ ký số và
GDĐT
Dịch vụ chứng thực chữ ký số
23/02/2007

NĐ số 27/2007/NĐ-CP về GDĐT trong Luật
hoạt động tài chính
GDĐT

08/03/2007

NĐ số 35/2007/NĐ-CP về GDĐT trong Luật
hoạt động ngân hàng
GDĐT

13/08/2008 NĐ số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác

Luật GDĐT



106

Nguyễn Thị Kim Ngọc, Huỳnh Thị Kim Hà

NĐ số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật Viễn
06/04/2011 và hướng dẫn thi hành một số điều của
thông
Luật Viễn thông
NĐ số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
Luật
13/06/2011
tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng CNTT
thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
NĐ số 106/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ
Luật
23/11/2011 sung NĐ số 26/2007/NĐ-CP về Chữ ký
GDĐT
số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số
05/10/2012

NĐ số 77/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
NĐ số 90/2008/NĐ-CP về Chống thư rác

Luật
GDĐT

NĐ số 101/2012/NĐ-CP về Thanh tốn

khơng dùng tiền mặt (thay thế NĐ số
Luật
22/11/2012 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh
CNTT
toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán)

sử dụng các diễn đàn mạng xã hội để mua sắm trực tuyến.
Đây là một thách thức không nhỏ cho công tác quản lý thuế
hoạt động TMĐT tại Việt Nam hiện nay.
71%
61%

2013
51%

53%
45%

2014

35%
25%
19%

13%
6%

Website Sàn giao Website Diễn đàn
bán hàng dịch TMĐT mua hàng mạng xã

theo nhóm
hóa/dịch vụ
hội

0%

4%

Ứng dụng Hình thức
mobile
khác

Hình 1. Các hình thức mua sắm trực tuyến của người dân
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2014, Bộ Công Thương

16/05/2013 NĐ số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử Luật GDĐT
NĐ số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý,
15/07/2013 cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng

Luật
CNTT

NĐ số 154/2013/NĐ-CP quy định về
khu CNTT tập trung

Luật
CNTT

08/11/2013


NĐ số 170/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
Luật
13/11/2013 một số điều của NĐ số 26/2007/NĐ-CP và
GDĐT
NĐ số 106/2011/NĐ-CP
14/11/2013

NĐ số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quảng cáo

Luật
Quảng cáo

Xử lý vi phạm
NĐ số 158/2013/NĐ-CP quy định xử
12/11/2013 phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo
NĐ số 174/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
13/11/2013
bưu chính, viễn thơng, CNTT và tần số
vơ tuyến điện
NĐ số 185/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt
15/11/2013 động thương mại, sản xuất, bn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
NĐ số 25/2014/NĐ-CP quy định về
07/04/2014 Phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp

luật khác có sử dụng cơng nghệ cao
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2014, Bộ Cơng Thương

2.2. Các hình thức kinh doanh TMĐT phổ biến và mức
độ ứng dụng TMĐT trong cộng đồng
Bán lẻ hàng hóa qua hệ thống cửa hàng trực tuyến, kinh
doanh sàn giao dịch TMĐT theo hình thức mua theo nhóm,
quảng cáo trực tuyến qua các banner đính trên website, bán
gian hàng trực tuyến theo mơ hình đa cấp, trị chơi trực
tuyến/các sản phẩm trực tuyến, đấu giá trực tuyến là các hình
thức kinh doanh TMĐT phổ biến hiện nay tại Việt Nam [2].
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT
và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong
năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ
TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD (chiếm 2,12% tổng
mức bán lẻ hàng hóa cả nước). Kết quả khảo sát tình hình
tham gia TMĐT trong cộng đồng năm 2014 cho thấy 53%

62%
60%

Quần áo, giày dép, mỹ…
Đồ công nghệ và điện tử

35%

Đồ gia dụng

32%
34%


60%

25%
25%

Vé máy bay

20%
18%

Thực phẩm

20%
31%

Sách, văn phòng phẩm

19%
23%

Vé xem phim, ca nhạc

16%
21%

Đặt chỗ khách sạn/Tour…

12%
14%


Nhạc/Video/DVD/Game
Dịch vụ spa và làm đẹp

11%
5%

Dịch vụ chun mơn

10%
5%

2013
2014

Hình 2. Tỷ lệ mua thường xun của các loại hàng hóa/dịch vụ
Nguồn: Báo cáo TMĐT năm 2014, Bộ Công Thương

3. Thực trạng công tác quản lý thuế
Hiện nay, Việt Nam quản lý thuế theo cơ chế tự khai,
tự nộp – người nộp thuế tự kê khai hoạt động kinh doanh
đăng ký trên tờ khai ban đầu và bổ sung khi có thay đổi.
Do vậy, cơ quan thuế chỉ theo dõi được các hoạt động của
người nộp thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ.
Đối với hoạt động TMĐT, Việt Nam vẫn chưa có một
chính sách thuế và quy trình quản lý thuế riêng.
3.1. Cơng tác đăng ký, kê khai và nộp thuế
Tính đến cuối tháng 07/2015, 98% số doanh nghiệp
đang thuộc diện quản lý thuế trên cả nước thực hiện khai
thuế qua mạng Internet và đã có 383.028 doanh nghiệp (đạt

74,8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động) tham gia nộp
thuế điện tử, số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước là
32.200 tỷ đồng [3]. Doanh thu hoạt động TMĐT qua các
năm được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3. Doanh thu hoạt động TMĐT qua các năm
Năm

2013

2014

2015

Doanh thu TMĐT (tỷ USD)

2,2

4

6 (ước tính)

Nguồn: Cục TMĐT và CNTT, Bộ Cơng Thương


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2

Đối với hoạt động kinh doanh trên internet, cơ quan
thuế khó có thể giám sát, phát hiện được những sai phạm,
nếu các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh không đăng
ký với cơ quan thuế. Điển hình là Cơng ty Cổ phần Giải

pháp thanh toán Việt Nam, doanh thu năm 2012 đạt 803 tỷ
đồng, nhưng số thuế GTGT năm 2012 chỉ là 1,8 tỷ đồng và
số thuế TNDN đã nộp năm 2012 chỉ là 35 triệu đồng.
Theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các chủ thể kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trước khi bắt
đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp
nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam bán hàng
hố, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân kinh
doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người
mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp
thay thuế cho doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, việc đăng
ký thuế khi doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trực
tiếp cho người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa được quy
định cụ thể do điều này chỉ xảy ra trong TMĐT theo nghĩa hẹp
[4].Về nguyên tắc, người mua không phải là người nộp thuế
đối với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế
thu nhập doanh nghiệp, nhưng do người bán ở ngoài lãnh thổ
Việt Nam nên việc yêu cầu đăng ký còn bị hạn chế.
Các hoạt động mua bán hàng hoá truyền thống giữa
những người tiêu dùng hiện nay không phải là đối tượng
điều chỉnh của các loại thuế nên không phải đăng ký thuế.
Tuy nhiên, trong tương lai việc cung cấp dịch vụ trong
TMĐT qua hình thức C2C (giữa khách hàng và khách
hàng) hoặc C2B (giữa khách hàng và doanh nghiệp) phát
triển, nếu không quản lý và điều chỉnh sẽ gây thiệt thòi cho
những doanh nghiệp kinh doanh TMĐT và không tạo công
bằng trong môi trường kinh doanh [5].
3.2. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT
Bảng 4. Kết quả thanh tra, kiểm tra
các doanh nghiệp TMĐT của các Cục thuế


Năm
2012
2013
Cục thuế
Hà Nội Hồ Chí Minh Tổng cục thuế
Số DN được thanh tra 08/26
09
04
Giảm lỗ (tỷ đồng)
26,6
2,5
Truy thu (tỷ đồng)
8,7
1,8
80
Nguồn: tổng hợp

Trong năm 2014, chưa đến 10% trong tổng số doanh
nghiệp TMĐT thuộc diện thanh tra, kiểm tra. Khác với hoạt
động kinh doanh truyền thống, công tác thanh tra, kiểm tra
trong TMĐT đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có trình độ tin
học, ngoại ngữ cao, phải am hiểu về các ứng dụng, phần
mềm hỗ trợ để tìm hiểu về các giao dịch, kết xuất dữ liệu
lịch sử giao dịch để làm bằng chứng. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy khi tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT,
cơ quan thuế gặp một số trở ngại như: tổ chức/cá nhân nộp
thuế xóa dữ liệu hoặc khơng cung cấp dữ liệu của máy chủ,
trình độ tin học của cán bộ thanh tra cịn hạn chế, nên rất
khó khai thác được các khoản doanh thu không kê khai

hoặc kê khai chưa đầy đủ trong giao dịch mua bán TMĐT
trên hệ thống máy chủ hoặc mạng internet [6].
Thêm vào đó, với phương thức thanh tốn trực tuyến
rất linh hoạt và đa dạng như hiện nay (ví điện tử, thẻ tín
dụng cá nhân, hệ thống thanh tốn quốc tế paypal,...), các

107

tổ chức/cá nhân có thể thực hiện được tồn bộ quy trình
giao dịch qua mạng internet. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế
phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế và các ngân
hàng cung cấp dịch vụ thanh toán/các đơn vị làm trung gian
thanh toán nên việc thu thập thông tin dữ liệu về lịch sử
giao dịch, sao kê tài khoản ngân hàng rất khó khăn.
Thực tiễn cơng tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp
TMĐT đã nhận diện một số sai phạm điển hình như: loại hình
quảng cáo trực tuyến bằng Google thường không kê khai đủ
hoặc kê khai sai doanh thu thuế giá trị gia tăng; loại hình kinh
doanh thẻ điện thoại/thẻ game online thường chiết khấu thanh
toán cho khách hàng theo tỷ lệ không phù hợp với khoản chiết
khấu nhận được từ nhà cung cấp; sử dụng tài khoản cá nhân
để thanh tốn các phí dịch vụ nước ngồi khơng kê khai doanh
thu tính thuế; doanh nghiệp sử dụng website để quảng bá sản
phẩm/hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân
(B2C) nhưng không xuất hóa đơn bán hàng, khơng kê khai
doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh
nghiệp; cá nhân giao dịch mua bán tiền “ảo”, chuyển nhượng
các vật phẩm “ảo” trong game, cho thuê ứng dụng để đặt
quảng cáo trực tuyến có doanh thu đến hàng trăm tỷ đồng
nhưng chưa kê khai, nộp thuế đầy đủ [1].

3.3. Nguồn nhân lực của cơ quan thuế
Với tốc độ phát triển của CNTT hiện nay, hoạt động
TMĐT và các hình thức kinh doanh TMĐT sẽ ngày càng
phát triển và đa dạng về hình thức. Điều này địi hỏi cán bộ
ngành thuế trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
không những am hiểu về chun ngành thuế mà cịn phải
thơng thạo về CNTT, internet, ngoại ngữ để có thể theo kịp
và có biện pháp quản lý phù hợp.
Hiện nay, chưa có cơng trình khảo sát thực tế về năng lực
cán bộ ngành thuế trong công tác quản lý hoạt động TMĐT.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, những yêu cầu trên đối với
cán bộ ngành thuế là quá cao so với năng lực thực tiễn.
4. Một số đề xuất đối với cơng tác quản lý thuế trong TMĐT
4.1. Hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật thuế
Cần rà soát lại các văn bản pháp luật thuế hiện hành để
kịp thời hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển
và tình hình hoạt động thực tế của các doanh nghiệp kinh
doanh TMĐT. Cụ thể là đối với hoạt động cung cấp dịch
vụ qua biên giới cho người tiêu dùng, cần có quy định
doanh nghiệp nước ngồi cung cấp dịch vụ phải đăng ký
thuế điện tử với cơ quan thuế Việt Nam và trích tiền thuế
khấu trừ khi người mua trả tiền mua dịch vụ theo chính
sách thuế mà Việt Nam ban hành.
Cơ quan thuế cần nghiên cứu, nhận diện và phân nhóm
người nộp thuế theo các loại hình TMĐT điển hình để tập
trung nguồn lực quản lý. Trước hết cần chú trọng vào các
loại hình TMĐT đang phát triển mạnh và rủi ro cao như:
kinh doanh trò chơi trực tuyến, cung cấp dịch vụ quảng cáo
trực tuyến, sàn giao dịch TMĐT, cung cấp sản phẩm số.
Cần có các thơng tư liên tịch về trao đổi thông tin với

các bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Thông
tin và Truyền thơng, Ngân hàng Nhà nước) có liên quan
đến lĩnh vực quản lý nhà nước về TMĐT để phục vụ hiệu
quả cho công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực này. Cần có
cơ chế phối hợp với các cơng ty viễn thông, các công ty


108

Nguyễn Thị Kim Ngọc, Huỳnh Thị Kim Hà

hoạt động trong lĩnh vực CNTT, truyền dẫn, cung cấp hạ
tầng mạng,... để trao đổi, thu thập thơng tin của các đơn vị
có hoạt động TMĐT.
Cần tập trung giải quyết các vấn đề thi hành quyền đánh
thuế theo quốc gia vì TMĐT là giao dịch trong không gian ảo,
là thị trường không biên giới. Do đó, cần xây dựng cơ chế chia
sẻ thơng tin, hợp tác giữa các quốc gia để tránh xung đột với
các nước khác trên thế giới và tránh đánh thuế trùng đối với
các giao dịch qua internet [7]. Cần nghiên cứu bổ sung thêm
điều khoản Hỗ trợ thu thuế theo mẫu Hiệp định đánh thuế mới
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào mẫu
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký kết với 71 quốc gia và
vùng lãnh thổ để đảm bảo công tác quản lý thu thuế trong lĩnh
vực TMĐT đạt hiệu quả cao đối với các tổ chức nước ngồi
khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
4.2. Công tác thanh tra, kiểm tra
Giao dịch TMĐT B2C và C2C là hai hình thức giao
dịch phổ biến hiện nay tại Việt Nam vốn đang tiềm ẩn
nhiều rủi ro về thuế. Vì thế cần tập trung quản lý đối với

hai loại hình giao dịch này. Đối với giao dịch B2C, ưu tiên
kiểm soát các giao dịch qua thị trường mở, mạng xã hội,
trang mua sắm cá nhân, cửa hàng ứng dụng. Cần tập trung
phân tích các đặc điểm của các loại hình giao dịch này
nhằm phát hiện các phương thức trốn thuế. Đối với giao
dịch C2C, cần đặc biệt quan tâm, tính tốn đến hiệu quả
cơng tác quản lý do chi phí bỏ ra trên mỗi đồng thuế thu
được là rất cao [7].
Về phương pháp điều tra, cơ quan thuế cần nắm bắt và
thu thập từ máy chủ cơ sở dữ liệu các giao dịch TMĐT:
thông tin người sử dụng, thực tế mua bán sản phẩm, thơng
tin liên quan đến thanh tốn thẻ tín dụng, hàng tồn, nội
dung chuyển hàng,... Quy trình điều tra thuế đối với giao
dịch TMĐT được áp dụng đồng nhất như với các giao dịch
thương mại truyền thống.
4.3. Tăng cường hạ tầng CNTT hiện đại cho công tác
quản lý thuế
Cần đầu tư thiết lập hạ tầng CNTT hiện đại cho công tác
quản lý thuế TMĐT nhằm xây dựng nền tảng để thực thi chính
sách thuế chặt chẽ, cơng bằng và minh bạch, phòng ngừa trốn
thuế hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi cho người nộp thuế nhờ
các dịch vụ đa dạng. Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng
rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn
điện tử, nộp thuế online… đảm bảo 100% người nộp thuế đều
có điều kiện tiếp cận các phương tiện này.
4.4. Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý thuế
Thông tư số 47/2014/TT-BCT được ban hành nhằm bổ
sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 12/2013/TTBCT và hướng dẫn Nghị định số 52/2015/NĐ-CP về
TMĐT, theo đó, người bán hàng trên các trang mạng xã hội
như kinh doanh trên facebook bắt buộc phải kê khai và nộp


thuế như thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao
dịch TMĐT. Điều này đòi hỏi cán bộ ngành thuế không chỉ
tinh nhuệ về nghiệp vụ, mà cần phải được trang bị kỹ năng
CNTT và am hiểu về ngoại ngữ.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, cơ quan thuế cần lập
bộ phận chuyên trách về TMĐT để triển khai công tác quản
lý thuế. Trước mắt, cần tăng thêm nguồn nhân lực để tăng
cường năng lực cho bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT, và tổ chức các buổi tập huấn/hội thảo
về chủ đề quản lý thuế trong TMĐT nhằm qua đó nâng cao
kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế; đồng thời
thường xuyên xây dựng các chương trình đào tạo chuyên
sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các kiến thức về
TMĐT và CNTT, đào tạo về kỹ năng khai thác dữ liệu điện
tử để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, đối với TMĐT cần quản lý nguồn thu theo
từng lĩnh vực, trong đó cần tăng cường quản lý thu đối với
các lĩnh vực phức tạp, các loại hình mới như thị trường mở,
thương mại qua mạng xã hội (social commerce), quán cà
phê internet (internet cafe), trang thông tin mua sắm cá
nhân, cửa hàng ứng dụng (app store), các trang cá nhân có
tầm ảnh hưởng rộng [7].
5. Kết luận
Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là tiền đề quan
trọng để Việt Nam hồn thiện hệ thống chính sách thuế hiện
nay. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, đổi mới phương
thức thanh tra, kiểm tra trên cơ sở ứng dụng CNTT, nâng
cao năng lực cán bộ thuế là những việc làm cấp bách để
ngành thuế thực thi hiệu quả cơng tác quản lý thuế nhằm

góp phần tăng nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Quang Tiến, “Hiện trạng thu thuế TMĐT tại Việt Nam”, Tạp
chí Tài chính, Kỳ 1- Tháng 7/2015 (612), 2015, từ trang 12 đến trang 15.
[2] Lý Phương Duyên, “Trốn thuế thương mại điện tử: Nhận diện các
hành vi và giải pháp xử lý”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1- Tháng 7/2015
(612), 2015, từ trang 20 đến trang 23.
[3] 98% doanh nghiệp khai thuế điện tử, />[4] Nguyễn Thị Cúc, “Giải pháp quản lý thuế đối với kinh doanh thương
mại điện tử”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1- Tháng 7/2015(612),2015, từ
trang 24 đến trang 26.
[5] Chính sách thuế về thương mại điện tử: Cần tiếp tục hoàn thiện,
/>Tin%20thuong%20mai%20dien%20tu/chinh-sach-thue-ve-thuongmai-111ien-tu-can-tiep-tuc-hoan-thien
[6] Quản lý thuế thương mại điện tử yêu cầu cấp thiết,
/>[7] Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: Kinh nghiệm của Hàn
Quốc, />
(BBT nhận bài: 08/08/2015, phản biện xong: 23/09/2015)



×