Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.18 KB, 72 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i>Tiết: 1 </i> <b>Bài: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Học sinh trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính.
- Học sinh nêu và giải thích được mã di truyền là mã bộ ba và nêu được đặc điểm của mã di truyền.
<i>- HS mô tả quá trinh nhân đôi ADN ở E.coli và phân biệt được sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở</i>
<i>E.coli so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực. </i>
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái qt hố.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.
- Hình thành thái độ u thích khoa học tìm tịi nghiên cứu.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Tranh phóng to hình 1.2 SGK, hình 1 SGV, bảng mã di truyền ở mục “Em có biết”.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sĩ số:
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
GV giới thiệu chương trình 12.
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. Khái niệm và cấu trúc của gen.</b>
<b>1. Khái niệm. </b>
Gen là một đoạn ADN mang thơng tin mã hố cho
một sản phẩm xác định (chuỗi polipeptit hay ARN).
<b>2. Cấu trúc của gen. </b>
<b>a. Cấu trúc chung của gen cấu trúc</b>
Mỗi gen mã hóa prơtêin gồm 3 vùng trình tự
nucleotit:
<i>- Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3’ mang mã gốc của </i>
gen, mang tín hiệu khởi động, kiểm sốt q trình
phiên mã.
<i>- Vùng mã hố: Mang thơng tin mã hoá các axit </i>
amin.
<i>- Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của</i>
gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
<b>b. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của</b>
<b>gen. </b>
- Ở sinh vật nhân sơ: Các gen có vùng mã hố liên
tục gọi là gen khơng phân mảnh.
- Ở sinh vật nhân thực: Hầu hết các gen có vùng mã
hố khơng liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit
amin (êxon) là các đoạn khơng mã hóa axit amin
(intron). Vì vậy, các gen này đựoc gọi là gen phân
mảnh.
<b>1. Các loại gen:</b>
Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hồ ...
<b>II. Mã di truyền </b>
Mã di truyền là trình tự các nuclêơtit trong gen quy
định trình tự các aa trong phân tử prôtêin. Mã di
truyền được đọc trên cả mARN và ADN. Mã di
truyền là mã bộ ba.
Có tất cả 43<sub> = 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ ba mã hố</sub>
cho 20 loại axit amin.
<b> * Đặc điểm của mã di truyền </b>
<b>- Em hiểu thế nào là gen?</b>
Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và nghiên cứu
SGK. trả lời câu hỏi:
- Cấu trúc của gen?
- Vị trí nhiệm vụ từng vùng ?
<b>- Sự giống và khác nhau về gen của SV nhân sơ</b>
và nhân chuẩn ?
<b>- Có những loại gen nào ?</b>
- Vai trò của từng loại ?
- Tại sao mã di truyền lại có 3 nucleotit mã hố 1
aa? (cho h/s xây dựng về mã di truyền)
- Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nu đứng kế tiếp
nhau mã hố một axit amin.
- Có tính đặc hiệu, tính thối hố, tính phổ biến.
- Trong 64 bộ ba có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG,
UGA) và một bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá aa
mêtiônin ở sv nhân thực (ở sv nhân sơ là foocmin
mêtionin).
<b>III. Q trình nhân đơi của ADN. </b>
<b>1. Ngun tắc: </b>
ADN có khả năng nhân đơi để tạo thành 2 phân tử
ADN con giống nhau và giống ADN mẹ theo
nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
<b>2. Q trình nhân đôi của ADN. </b>
<b>a. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (VK E. coli).</b>
- Nhờ các enzim tháo xoắn phân tử ADN được tách
làm 2 mạch tạo ra chạc chữ Y (một mạch có đầu 3’<sub></sub>
-OH, một mạch có đầu 5’<sub>- P). Enzim ADN</sub>
pơlimeraza bổ sung Nu vào nhóm 3’<sub>- OH.</sub>
- Trên mạch có đầu 3’<sub>- OH (mạch khn), sẽ tổng</sub>
hợp mạch mới một cách liên tục bằng sự liên kết các
- Trên mạch có đầu 5’<sub>- P (mạch bổ sung), việc liên</sub>
kết các nuclêôtit được thực hiện gián đoạn theo từng
đoạn Okazaki (ở tế bào vi khuẩn dài 1000 –
2000Nu). Sau đó enzim ligaza sẽ nối các đoạn
Okazaki lại với nhau tạo thành mạch mới.
- Hai phân tử ADN được tạo thành. Trong mỗi phân
tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được
tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ ban đầu (bán
bảo tồn).
<b>b. Nhân đơi ADN ở sinh vật nhân thực.</b>
- Cơ chế giống với sự nhân đôi ADN ở sinh vật
nhân sơ. Tuy nhiên có một số điểm khác:
+ Nhân đơi ở sv nhân thực có nhiều đơn vị nhân đơi,
ở sv nhân sơ chỉ có một.
+ Nhân đơi ở sv nhân thực có nhiều enzim tham gia.
<b>- Treo sơ đồ nhân đôi của ADN ở ecoli</b>
hoặc máy tính đưa q trình nhân đơi ADN chiếu
cho h/s quan sát.
- Đưa ra ngun tắc nhân đơi ADN.
- Chia nhóm học tập y/c h/s tìm hiểu thảo luận và
lên trình bày qt nhân đôi ADN ở SV nhân sơ.
- Hai mạch của ADN có chiều ngược nhau mà
ezim ADN polimeraza chỉ xúc tác theo chiều 5’<sub> –</sub>
3’ <sub>, vậy quá trình liên kết các nuclêơtit diễn ra trên</sub>
2 mạch của ADN là giống nhau hay khác nhau ?
Nguyên tắc bán bảo tồn thể hiện như thế nào
trong q trình tổng hợp ADN ?
- Hãy nghiên cúu hình vẽ và nội dung trong SGK
để tìm ra sự giống và khác nhau trong cơ chế tự
nhân đôi của ADN ở sv nhân sơ và sv nhân thực ?
<b>4. Củng cố.</b>
- Gen là gì ? Cấu trúc như thế nào ? Có những loại gen nào ?
- Trình bày đặc tính của mã di truyền ?
- Tóm tắt q trình tự nhân đôi ở sv nhân sơ ? So sánh với q trình đó ở sv nhân thực ?
<b>5. Dặn dị – bài tập về nhà.</b>
- Học bài và trả lời các bài tập cuối bài.
- Xem bảng mã di truyền.
<i>Tiết: 2 </i> <i> </i>
<b>PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
<i><b>1. Kiến thức.</b></i>
- Học sinh nêu cơ chế phiên mã.
- HS mơ tả q trình dịch mã.
<i><b>2. Kỹ năng.</b></i>
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái qt hố.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
<i><b>3. Thái độ. </b></i>
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.
- Hình thành thái độ u thích khoa học tìm tịi nghiên cứu.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Tranh vẽ hoặc máy chiếu, phiếu học tập.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
a. Gen là gì ? Trình bày cấu trúc chung của gen mã hố prơtêin ?
b. Trình bày q trình tự nhân đơi của ADN ở sinh vật nhân sơ ?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. Cơ chế phiên mã</b>
<b>1. Khái niệm:</b>
Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN
mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là q
trình phiên mã (cịn gọi là sự tổng hợp ARN).
Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, ở kì
trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST đang giãn
xoắn.
<b>2. Diễn biến của cơ chế phiên mã</b>
Gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
<b>- Giai đoạn khởi đầu: Quá trình bắt đầu khi ARN</b>
– polimeraza bám vào promoter (vùng khởi đầu
của gen) => gen tháo xoắn và tách hai mạch đơn
làm lộ mạch khuôn 3’-5’.
<b>- Giai đoạn kéo dài: ARN – polimeraza di </b>
chuyển dọc theo mạch có nghĩa giúp các ribơnu tự
do trong môi trường nội bào liên kết với các
nuclêôtit trong mạch khuôn theo nguyên tắc bổ
sung (A-U, G-X) tạo nên phân tử mARN theo
chiều 5’-3’.
<b>- Giai đoạn kết thúc: Quá trình phiên mã được </b>
tiến hành đến điểm kết thúc của gen trên ADN thì
phân tử mARN được giải phóng và ADN đóng
xoắn trở lại
<b>* Phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực cơ </b>
<b>bản giống nhau.</b>
GV: Quá trình phiên mã hay sao mã là q trình
truyền thơng tin từ đâu đến đâu?
HS: Liên hệ kiến thức lớp 9 để trả lời.
GV: Q trình đó xảy ra ở đâu và vào thời điểm
nào? Kết quả tạo ra sản phẩm gì?
HS: Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào,
ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST đang
giãn xoắn, kết quả là tạo ra ARN.
GV: ở lớp 9 ta đã học có 3 loại ARN là ARN
thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribơxơm. Vậy
q trình tổng hợp các ARN diễn ra như thế nào?
Ta cùng xem xét trường hợp tổng hợp ARN thông
tin.
HS: Nghiên cứu SGK.
GV: Hướng dẫn HS quan hình 2.1 SGK rồi cho
HS trả lời các ý trong lệnh. Enzim nào tham gia
vào quá trình phiên mã?
HS: Enzim ARN polimeraza. Chiều của mạch làm
khuôn tổng hợp mARN là 3’-5’.
GV: (Gợi ý) Điểm khởi đầu đứng trước gen phía
đầu 3’ của mạch khn, đoạn ARN polimeraza
<i>hoạt động tương ứng với 1 gen.</i>
HS: Chiều tổng hợp m ARN của enzim ARN –
polimeraza là 5’-3’.
GV: Quá trình tổng hợp mARN diễn ra theo
nguyên tắc nào?
HS: Nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X.
ở phần lớn gen ở sinh vật nhân chuẩn, sau khi tồn
bộ gen đựoc phiên mã thì mARN sơ khai được sửa
đổi để cắt bỏ intron và nối các exon lại với nhau
hình thành mARN chức năng. Sau đó mARN chức
năng được chuyển từ nhân ra chất tế bào để làm
khuôn tổng hợp prôtêin .
<b>II. Cơ chế dịch mã</b>
<b>1. Khái niệm:</b>
Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong
mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit
của prơtêin .
<b>2. Diễn biến</b>
<b>a. Hoạt hố axít amin:</b>
Trong tế bào chất nhờ các en đặc hiệu và năng
lượng ATP, các aa đựơc hoạt hoá và gắn với
tARN tạo nên phức hợp aa- tARN.
<b>b. Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit:</b>
<b>- Giai đoạn mở đầu: tARN mang aa mở đầu tiến </b>
vào vị trí codon mở đầu sao cho anticodon trên
tARN của nó khớp bổ sung với codon mở đầu
trên mARN.
<b>- Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit:</b>
+ tARN mang aa thứ nhất đến codon thứ nhất sao
cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ
nhất trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit
giữa aa1 và aa mở đầu
+ Ribôxôm dịch chuyển đi 1 bộ ba đồng thời
tARN mang aa mở đầu rời khỏi riboxom.
+ tARN mang aa thứ hai đến codon thứ hai sao
cho anticodon của nó khớp bổ sung với codon thứ
hai trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết péptit
giữa aa2 và aa1.
+ Sự dịch chuyển của riboxom lại tiếp tục theo
từng bộ ba trên mARN.
<b>- Giai đoạn kết thúc chuỗi pơlipeptit</b>
+ Q trình như vậy tiếp diễn cho đến khi riboxom
gặp codon kết thức trên mARN thì quá trình dịch
mã dừng lại.
+ Riboxom tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit
được giải phóng và aa mở đầu cũng rời khỏi
chuỗi. Chuỗi polipeptit sau đó sẽ hình thành
prơtêin hồn chỉnh.
<b>3. Poliriboxom</b>
- Trên mỗi phân tử m ARN thường có một số
riboxom cùng hoạt động được gọi là poliriboxom.
Như vậy, mỗi một phân tử mARN có thể tổng
phiên mã?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
GV: Lưu ý ở sinh vật nhân sơ là gen khơng phân
mảnh nên khơng có giai đoạn cắt nối sau cùng như
sinh vật nhân thực.
GV: Thế nào là quá trình dịch mã?
HS: Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong
mARN thành trình tự các aa trong chuỗi polipeptit
của prơtêin.
GV: Trong q trình dịch mã có những thành phần
HS: mARN trưởng thành, tARN, một số dạng
enzim, ATP, các aa tự do.
GV: Hãy nghiên cứu SGK và tóm tắt diễn biến q
trình dịch mã ?
HS: Nghiên cứu SGK, hình minh hoạ và tóm tắt
rồi cả lớp bổ sung:
* Hoạt hoá aa: Trong tế bào chất nhờ các enzim
đặc hiệu và năng lượng ATP, các aa được hoạt hoá
và gắn với tARN tạo nên phức hợp aa-tARN.
* Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit: Quá
trình dịch mã tiến hành 3 giai đoạn.
GV: Hoàn thiện kiến thức và giải thích thêm cho
học sinh:
- Các bộ ba trên mARN cũng được gọi là các
codon.
- Bộ ba trên tARN là các anticodon.
- Liên kết giữa các aa là liên kết peptit được hình
thành do enzim xúc tác.
- Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều
5’-3’ theo từng nấc, mỗi nấc ứng với 1 codon.
- Các codon kết thúc là UAG, UGA, UAA.
hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại
rồi tự huỷ.
- Riboxom có tuổi thọ lâu hơn và đa năng hơn.
<b>4. Mối liên hệ ADN - mARN - tính trạng</b>
Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử:
AND → mARN → Prơtêin → tính trạng.
GV: Từ vấn đề trên ta có thể suy luận điều gì về
hoạt động của quá trình sinh học?
HS: Sự hoạt động nhanh, hiệu quả và tiết kiệm của
quá trình sinh học.
GV: Từ những kiến thức đã học hãy rút ra mối liên
hệ giữa ADN – m ARN – tính trạng?
HS: Nghiên cứu trả lời
<b>4. Củng cố.</b>
A. Với các codon sau trên mARN, hãy xác định các bộ ba đối mã của các tARN vận chuyển aa
tương ứng:
<i>Các codon trên mARN : AUG UAX XXG XGA UUU</i>
<i>Các bộ ba đối mã trên tARN : ...</i>
B. Với các nuclêôtit sau trên mạch khuôn của gen, hãy xác định các codon trên mARN, các bộ
ba đối mã trên tARN và các aa tương ứng trong prôtêin được tổng hợp:
<i>Các bộ ba trên ADN : TAX GTA XGG AAT AAG</i>
<i>Các codon trên m ARN : ...</i>
<i>Các anticodon trên t ARN : ...</i>
Các aa: ...
<i><b>Đáp án</b></i>
A. Với các codon sau trên m ARN , hãy xác định các bộ ba đối mã của các t ARN vận chuyển
aa tương ứng:
<i>Các codon trên m ARN : AUG UAX XXG XGA UUU</i>
<i>Các bộ ba đối mã trên t ARN : UAX AUG GGX GXU AAA</i>
B. Với các nuclêôtit sau trên mạch khuôn của gen, hãy xác định các codon trên mARN, các bộ
ba đối mã trên tARN và các aa tương ứng trong prôtêin được tổng hợp:
<i>Các bộ ba trên ADN : TAX GTA XGG AAT AAG</i>
<i>Các codon trên mARN : AUG XAU GXX UUA UUX</i>
<i>Các anticodon trên tARN : UAX GUA XGG AAU AAG</i>
Các aa: Met – His – Ala – Leu – Phe
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Học bài theo vở và SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài sau: Điều hoà hoạt động của gen.
<i>Tiết: 3 </i>
<b>Bài: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Học sinh trình bày được các thành phần tham gia và ý nghĩa của điều hồ hoạt động của gen.
- Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
- HS mô tả các mức điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực
- Phát triển năng lực quan sát , phân tích, so sánh , khái qt hố.
<b>- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa. </b>
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về điều hồ hoạt động cua gen
- Hình thành thái độ u thích khoa học tìm tịi nghiên cứu
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Tranh vẽ
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
Vẽ và giải thích sơ đồ mối liên hệ giữa ADN – mARN – Prôtêin ?
Trong tế bào lúc nào thì gen hoạt động tạo ra sản phẩm ?
<b>3. Giảng bài mới. </b>
Tế bào cơ thể sinh vật bậc thấp chứa hàng nghìn gen, sv bậc cao chứa hàng vạn gen, ở các giai đoạn
<b>phát triển khác nhau các gen này có hoạt động liên tục khơng? Cơ chế hoạt động như thế nào?</b>
Làm thế nào để tế bào có thể điều khiển cho gen hoạt động đúng vào thời điểm cần thiết? Đó là cơ chế điều
hịa hoạt động của gen mà bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
<b>Hoạt động thầy & trị</b> <b>Nội dung</b>
Ví dụ: về điều hòa hoạt động của gen.
- Ở động vật có vú các gen tổng hợp prơtêin sữa chỉ
hoạt động ở cá thể cái, vào giai đoạn sắp sinh và cho
con bú.
- Ở VK E.coli các gen tổng hợp những enzim
chuyển hóa đường lactozơ chỉ hoạt động khi mơi
trường có lactozơ.
- Vậy khi nào thì điều hịa hoạt động gen ?
- Trong tế bào có những loại gen nào ? Vai trò của
<i>gen cấu trúc, gen điều hòa ? (gen cấu trúc mang</i>
<i>thơng tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành</i>
<i>phần cấu trúc hay chức năng của tế bào. Gen điều</i>
<i>hịa tạo ra sản phẩm kiểm sốt hoạt động cảu các</i>
<i>gen khác).</i>
- Quan sát hình ảnh trả lời: Opêron là gì ?
- Điều hịa hoạt động của gen ở SV nhân sơ chủ yếu
ở giai đoạn phiên mã. Ở SV nhân thực điều hòa hoạt
động gen diễn ra như thế nào ? (NST ở TB nhân sơ
<b>I. Khái niệm </b>
Điều hòa hoạt động của gen là điều khiển gen có
được phiên mã và dịch mã hay khơng, bảo đảm
cho các gen hoạt động đúng thời điểm cần thiết
trong quá trình phát triển cá thể.
<b>II. Cơ chế điều hồ hoạt động của gen ở sinh</b>
<b>vật nhân sơ. </b>
<b>1. Khái niệm opêron.</b>
Là cụm gen cấu trúc có liên quan về chức năng,
có chung một cơ chế điều hịa.
<b>a. Cấu tạo của opêron Lac theo Jacôp và</b>
<b>Mơnơ.</b>
- Nhóm gen cấu trúc liên quan nhau về chức
năng nằm kề nhau.
- Vùng vận hành (O) nằm trước gen cấu trúc là
vị trí tương tác với chất ức chế.
- Vùng khởi động (P) nằm trước vùng vận hành,
đó là vị trí tưong tác của ARN polimeraza để
khởi đầu phiên mã.
<b>b. Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.coli.</b>
Sự hoạt động của opêron chịu sự điều khiển của
<b>1 gen điều hồ nằm ở phía trước opêron.</b>
Bình thường gen R tổng hợp ra prôtêin ức chế
gắn vào vùng vận hành, do đó gen cấu trúc bị
ức chế nên khơng hoạt động khi có chất cảm ứng
thì opêron chuyển sang trạng thái hoạt động.
mảnh.
- Khi mơi trường khơng có chất cảm ứng lactơzơ thì
gen điều hoà (R) tác động như thế nào để ức chế các
gen cấu trúc không phiên mã.
- Tại sao khi môi trường có chất cảm ứng lactơzơ thì
các gen cấu trúc hoạt đơng phiên mã.
- Điều hịa hoạt động ở sinh vật nhân thực diễn ra
như thế nào ?
hoạt động được).
<b>* Khi mơi trường có lactozơ: </b>
Prơtêin ức chế bị lactozơ cảm ứng, nên prôtêin
ức chế bị bất hoạt không gắn với gen vận hành
O nên gen vận hành hoạt động bình thường và
gen cấu trúc bắt đầu dịch mã.
<b>III. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật</b>
<b>nhân thực (nhân chuẩn). </b>
- Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thơng tin di
truyền, đại bộ phận đóng vai trị điều hịa hoặc
khơng hoạt động.
- Điều hịa hịa động của gen ở SV nhân thực qua
nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn.
+ NST tháo xoắn.
+ Phiên mã.
+ Biến đổi sau phiên mã.
+ Dịch mã.
+ Biến đổi sau dịch mã.
- Có các gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt tác
động lên gen điều hòa gây tăng cường hoặc
ngừng sự phiên mã.
<b>4. Củng cố.</b>
- HS đọc phần ghi nhớ sgk .
- Điều hoà hoạt động của gen ở sv nhân thực khác gì so với ở sv nhân sơ ?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết:4 </i>
<b>Bài: ĐỘT BIẾN GEN</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Qua bài học, học sinh phải:
- Học sinh phân biẹt được khái niệm đột biến gen và thể đột biến.
- Phân biệt đựoc các dạng đột biến.
- Nêu đựơc nguyên nhân và cơ ché phát sinh đột bến.
- Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
- Giải thích tính chất biểu hiện của đột biến gen.
- Phát triển tư duy phân tích logic và khả năng khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.
- Hình thành thái độ u thích khoa học tìm tịi nghiên cứu.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Tranh vẽ hình 4.1, 4.2
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sĩ số.
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. Cơ chế điều hòa ở sinh vật nhân
sơ có gì khác so với sinh vật nhân thực ?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<i><b>I. khái niệm và các dạng đột biến gen.</b></i>
<i><b>1. Khái niệm. </b></i>
<b>- GV đặt vấn đề thế nào là đột biến gen ?</b>
Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của
gen. Những biến đổi này liên quan đến một cặp
nucleotit gọi là đột biến điểm hoặc một số cặp
nucleotit.
- Tần số đột biến trong tự nhiên 10-6 <sub>- 10</sub>-4<sub>.</sub>
- Nhân tố gây đột biến gọi là tác nhân gây đột
biến.
* Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen
đã biểu hiện ra kiểu hình.
<i><b>2. Các dạng đột biến gen.</b></i>
a. Đột biến thay thế.
Một cặp nuclêôtit riêng lẻ trên ADN được thay
thế bằng một cặp nuclêôtit khác
b. Đột biến thêm hay mất một họac một số cặp
nuclêôtit.
<b>II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến</b>
<b>gen.</b>
<i><b>1. Nguyên nhân.</b></i>
- Sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN do đứt
gãy các liên kết hoá học.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hố học sinh
học làm biến đổi cấu trúc của gen dẫn đến đột
biến.
<i><b>2. Cơ chế phát sinh đột biến.</b></i>
* Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN các
bazơ nitơ tồn tại dạng thường và dạng hiếm, dang
hiếm có vị trí liên kết hidrro thay đổi làm chúng
kết cặp không đúng trong tái bản dẫn đến phát
sinh đột biến gen.
- Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân liều
lượng, cường độ và đặc điểm cấu trúc của gen.
- Tác nhân hóa học như 5- brơm uraxin gây thay
thế A - T bằng G - X (5-BU).
- Chất acridin có thể làm mất hoặc xen thêm một
<i><b>3. Hậu quả và vai trò của đột biến gen.</b></i>
<b>HS trả lời câu hỏi.</b>
<b>- GV yêu cầu h/s q/s hình 4.1 sgk và cho biết sự</b>
thay đổi các nucleotit sau khi đột biến xảy ra.
- Vậy có những dạng đột biến nào ?
- Hậu quả của từng loại ?
<b>HS trả lời có 3 loại.</b>
- Đột biến thay thế làm thay đổi 1 bộ ba có thể thay
đổi 1 aa.
- Đột biến thêm và mất 1 nuclêôtit gây dịch khung
nên dẫn đến thay thế các aa từ vị trí đột biến.
<b>- Đột biến do những nguyên nhân nào ?</b>
<b>- GV yêu cầu h/s q/s hình 4.2 SGK </b>
<b>- HS trình bày cơ chế gây đột biến do chất 5-BU</b>
gây nên.
<b>- GV giảng cơ chế gây đột biến của acrdin.</b>
<b>- GV đặt đột biến xảy ra sẽ làm a/h đến tính trạng</b>
như thế nào ?
Hậu quả của đột biến gen là làm rối loạn quá trình
sinh tổng hợp protein nên nhiều đột biến là có hại,
làm giảm sức sống của cơ thể. Một số đột biến
tạo ra cơ thể có sức sống tốt hơn và có khả năng
chống chịu, một số là trung tính.
<b>* Ý nghĩa của đột biến gen.</b>
- Đối vơi tiến hoá: xuất hiện các alen mới cung
cấp cho tiến hoá.
- Đối với chọn giống: Cung cấp nguyên liệu cho
quá trình tạo giống.
<b>III. Sự biểu hiện của đột biến gen. </b>
<i><b>- Đột biến giao tử: Phát sinh trong quá trình giảm</b></i>
phân hình thành giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp
tử.
Đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay, đột biến gen
lặn sẽ phát tán trong quần thể giao phối và thể
hiện khi có tổ hợp đồng hợp tử lặn.
<i><b>- Đột biến tiền phôi: Xảy ra ở lần nguyên phân</b></i>
đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2 - 8 phôi bào
sẽ truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
- Đột biến có ý nghĩa gì ?
<b>- HS cho VD về thành tựu của gây đột biến </b>
<b>- GV giảng về đột biến tự nhiên hay gây tạo và đưa</b>
ra VD cho h/s
<b>- GV chia nhóm cho h/s tự tìm hiểu thảo luận về sự</b>
biểu hiện của đột biến và hồn thành phiếu học tập.
<b>ĐB </b>
<b>giao tử</b>
<b>ĐB tiền</b>
<b>phơi</b>
<b>ĐB xơma</b>
Phát sinh
Khả năng
di truyền
Thể hiện
<b>4. Củng cố.</b>
- Phân biệt đột biến và thể đột biến?
- Đột biến gen là gì? Đột biến gen được phát sinh như thế nào? Cơ chế biểu hiện đột biến gen?
- Mối quan hệ giữa AND ARN Prôtêin tính trạng.
- Hậu quả của đột biến gen. Lưu ý giáo viên nên nhắc thêm cho hs hậu quả đột biến mất hoặc thêm một
cặp nu ảnh hưởng như thế nào? Thay thế một cặp nu ảnh hưởng như thế nào?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Sưu tầm tài liệu về đột biến ở sinh vật.
- Chuẩn bị câu hỏi sgk.
- Đọc trước bài 5.
<i>Tiết: 5 </i>
<b>Bài: NHIỄM SẮC THỂ</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Qua bài học, học sinh phải:
Nêu được điểm khác nhau giữa vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.
- Hình thành thái độ u thích khoa học tìm tịi nghiên cứu.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Tranh vẽ hình 5.1. Máy chiếu.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
Trình bày cơ chế điều hịa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. Cơ chế điều hòa ở sinh vật nhân
sơ có gì khác so với sinh vật nhân thực ?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. Đại cương về nhiễm sắc thể </b>
- NST ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, có
dạng vịng, khơng liên kết với prơtêin. Ở một số
virut NST là ADN trần hoặc ARN.
- Ở sinh vật nhân thực NST được cấu tạo từ chất
nhiễm sắc chủ yếu là ADN và prôtêin histon.
- Ở TB xôma NST tồn tại thành từng cặp tương
đồng có 1 cặp NST giới tính.
- Bộ NST của mỗi lồi SV đặc trưng về số lượng,
hình thái cấu trúc.
*Hoạt động1.
- Chiếu (hay treo tranh) hình ảnh về NST ở SV nhân
sơ, nhân chuẩn
- Phát phiếu học tập số 1
- HS quan sát, thảo luận trong nhóm và hồn thiện nội
dung phiếu.
- Các nhóm báo cáo kết quả tự tìm hiểu...
- GV nhận xét, kết luận (trên phiếu đáp án)
*Phiếu học tập số 1:
Nhóm
SV Đặc điểm cấu tạo
Vi
khuẩn - Là một phân tử ADN trần- Mach xoắn kép, dạng vòng
Vi rut - Là một phân tử ADN trần
- Một số VR khác là ARN
Nhân
chuẩn
- Cấu tạo từ chất nhiểm sắc gổmP +
hyston
<b>II. Cấu trúc NST sinh vật nhân thực. </b>
<i><b>1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST.</b></i>
Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc
đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có
biến đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào.
<i><b>2. Cấu trúc siêu hiển vi.</b></i>
- NST gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại
histon, xoắn theo các mức khác nhau.
- NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu
mút và trình tự khởi đầu tái bản.
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn
14
3
vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối
prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và
1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm
chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn
bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên
300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm
(1nm = 10-3 <sub>micromet).</sub>
<b>III. Chức năng của NST. </b>
- Có 2 loại (thường và giới tính)
- Mỗi lồi có 1 bộ NST đặc trưng (ví
dụ...)
*Hoạt động2.
- Phát phiếu học tập số 2
Mức độ
cấu
trúc Cấu trúc của NST
Cấu
trúc
hiển vi
- Hình dạng, kích thước đặc trưng tuỳ
thuộc vào từng loài
- Biến đổi theo chu kỳ phân bào -> (minh
hoạ:...)
Cấu
trúc
siêu
hiển vi
- Cấu tạo từ chất nhiểm sắc, chứa pt ADN
mạch kép ( có chiều ngang:2 nm)
- pt ADN quấn quanh khối cầu Prôtêin
tạo thành Nuclêôxôm
- Mỗi Nuclêôxôm gồm 8 pt Histôn và
được 1 đoạn ADN dài (chứa 140 cặp
Nuclêơtit) quấn quanh 1 3<sub>/4 vịng </sub>
- Gữa 2 Nuclêơxơm là một đoạn ADN nối
(có15-100 cặp Nu và 1pt hystơn)
- Chuổi Nuclêơxơm tạo thành sợi cơ bản
(có chiều ngang : 10 nm)
- Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 thành NST
(có chiều ngang : 30 nm)
- Sợi NS cuộn xoắn lần nữa (Có chiều
ngang 300nm)
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền.
- Các gen trên NST được sắp xếp theo một trình
tự xác định và được di truyền cùng nhau.
- Các gen được bảo quản bằng liên kết với prơtêin
histon nhờ các trình tự nu đặc hiệu và các mức
- Gen nhân đôi theo đơn vị tái bản.
- Mỗi NST sau khi tự nhân đôi tạo nên 2 crôma tit
gắn với nhau ở tâm động.
- Bộ NST đặc trưng cho lồi sinh sản hữu tính
được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ 3 cơ chế
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các
mức xoắn cuộn của NST.
- Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào
các tế bào con ở pha phân bào.
GV u cầu h/s tự tìm hiểu vai trị của NST
- Dựa vào cấu trúc, hãy nêu chức năng của NST ? Tại
sao NST lại có được chức năng đó ?
+ Lưu giữ vì NST mang gen.
Bảo quản vì ADN liên kết với histon nhờ trình tự nu
đặc hiệu và các mức độ xoắn khác nhau. Truyền đạt vì
NST có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ hợp trong
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
<b>4. Củng cố.</b>
+ Sợi có chiều ngang 10nm là: (sợi cơ bản).
+ Mỗi nuclêơxơm được một đoạn ADN dài chứa bao nhiêu cặp nu quấn quanh: (chứa 146 cặp
nu).
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.Tại sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở mức độ TB ?
- Về nhà làm bài tập SGK và chuẩn bị bài mới.
Chọn đáp án đúng các câu hỏi trắc nghiệm sau:
<b>Câu 1. Thành phần hoá học chính của NST gồm:</b>
A. ADN và prơtêin dang hyston
B. ADN và prôtêin dang phi hyston
C. ADN và prôtêin dang hyston và phi hyston cùng một lượng nhỏ ARN*
D. ADN và prôtêin cùng các enzim tái bản
<b>Câu 2. Một trong các vai trò của hyston trong NST của SV nhân sơ là :</b>
A. Bảo vệ ADN khỏi bị phân đoạn bởi enzim phân cắt*
B. Cung cấp năng lượng để tái bản ADN
C. Điều hành phiên mã
D. Liên kết các vịng xoắn ADN
<b>Câu 3.Trong TB, ADN và prơtêin có mối quan hệ sau đây:</b>
A. ADN kết hợp với Pr với tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản.
B. Các sợi cơ bản kết hợp với Pr tạo thành sợi NST
C. Gen (ADN) mang mã gốc quy định trình tự aa trong Pr.
D. Prơtêin enzim có vai trị quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN*
<b>Câu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng. Khi nghiên cứu về số lượng NST của nhiều sinh vật :</b>
A. SV có số lượng NST càng nhiều thì càng tiến hố.
B. Số lượng NST của lồi khơng mang ý nghĩa tiến hố*
C. Có thể căn cứ vào số lượng NST để xác định độ gần gủi giữa các SV.
D. Số lượng NST của lồi khơng phải là sản phẩm của sự tiến hố
<b>Câu 5. Tính chất NST của virut là:</b>
A. Có sự kết hợp chặt chẻ giữa prôtêin và axit nuclêic
B. Chỉ là một phân tử axit nuclêic ở trạng thái trần*
C. Chỉ là sợi ADN trần có bọc prơtêin
D. Chỉ là sợi ARN trần có bọc prơtêin
<i>Tiết: 6 </i>
<b>Bài: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Qua bài học, học sinh phải:
- Phân biệt đựoc đặc điểm của 4 dạng đột biến cấu trúc.
- Học sinh trình bày được nguyên nhân cơ chế phát sinh, hậu quả vai trò và ý nghĩa của các dạng
đột biến.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tịi nghiên cứu.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Tranh vẽ hình 6 SGK.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
- Kiểm tra sĩ số.
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
- Nêu cấu trúc và chức năng của NST ?
- Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào ?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. Khái niệm.</b>
Là những biến đổi trong cấu trúc của
NST làm thay đổi hình dạng và cấu trúc
của NST.
<b>II. Các dạng đột biến cấu trúc NST. </b>
<i><b>1. Đột biến mất đoạn: Làm mất từng</b></i>
loại NST, mất đầu mút hoặc mất đoạn
giữa NST. Làm giảm số lượng gen trên
NST.
<i><b>2. Đột biến lặp đoạn: Là một đoạn của</b></i>
NST có thể lặp lại một hay nhiều lần,
làm tăng số lượng gen trên NST.
<i><b>3. Đảo đoạn: đoạn NST bị đứt ra rồi</b></i>
đảo ngược lại 1800<sub>, có thể chứa tâm</sub>
động hoặc không chứa tâm động. Làm
thay đổi trình tự gen trên NST.
<i><b>4. Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn</b></i>
trong 1 NST hoặc giữa các NST không
tương đồng.
Trong đột biến chuyển đoạn giữa các
NST một số gen trong nhóm liên kết
này chuyển sang nhóm liên kết khác.
<b>III. Nguyên Nhân, hậu quả và vai trò </b>
<b>GV thế nào là đột biến cấu trúc NST ?</b>
<i><b>1. Ngun nhân: </b></i>
Do tác nhân lí, hố, do biến đổi sinh lí,
sinh hố nội bào làm đứt gãy NST hoặc
ảnh hưởng đến qt tự nhân đôi ADN tiếp
hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa
các cromatit.
- Các tác nhân vật lí: Đb phụ thuộc liều
phóng xạ.
- Các tác nhân hoá học: Gây rối loạn cấu
trúc NST như chì benzen, thuỷ ngân,
thuốc trừ sâu, thuốc diẹt cỏ ...
- Tác nhân virut: Một số virut gây đột
biến NST.
VD: Virut Sarcoma và Herpes gây đứt
gãy NST.
<b>2. Hậu quả: Đột biến cấu trúc NST làm</b>
rối loạn sự liên kết của các cặp NST
tương đồng trong giảm phân làm thay
đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn đến
biến đổi kiểu gen và kiểu hình.
<b>a. Mất đoạn: Làm giảm số lượng gen</b>
trên đó thường gây chết, hoặc giảm sức
sống do mất cân bằng của hệ gen.
<b>b. Lặp đoạn: Làm tăng cường hoặc</b>
giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
<b>c. Đảo đoạn: Ít ảnh hưỏng đến sức sống,</b>
tạo ra sự đa dạng phong phú giữa các
thứ trong một loài.
- Đảo đoạn nhỏ thường gây chết hoặc
mất khả năng sinh sản.
Có khi hợp nhất NST với nhau làm giảm
số lượng NST, hình thành lịai mới.
<b>d. Chuyển đoạn: Chết hoặc làm giảm</b>
khả năng sinh sản ở SV. Chuyển đoạn
nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống của SV, s
thể có lợi cho SV.
<i><b>3.Vai trị.</b></i>
<b>* Đối với qt tiến hoá: Cấu trúc lại hệ:</b>
gen
→ cách li sinh sản → hình thành lồi
<b>HS thảo luận và các nhóm đưa ra nội dung các</b>
mỗi nhóm lên trình bày 1 loại đb.
<b>HS:Các nhóm khác nhận xét và bổ xung. </b>
<b>GV yêu cầu tìm hiểu kỹ phần chuyển đoạn</b>
NST các gen trên đó bị thay đổi như thế nào ?
<b>GV hồn thiện bổ xung -giải thích các VD</b>
<b>VD1: ở người mất đoạn vai ngắn NST số 5</b>
gây nên hội chứng mèo kêu (chậm phát triển
trí tụê, bất thường về hình thái cơ thể).
Mất đoạn vai dài NST số 22 gây ung thư máu ác tính.
- Ở ngơ và ruồi dấm mất đoạn nhỏ không làm giảm sức sống,
ứng dụng loại bỏ gen không mong muốn.
<b>VD2: ở đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim</b>
amilaza rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
<b>VD3:12 dạng đảo đoạn trên NST số 3 liên quan đến chịu</b>
nhiệt độ khác nhau.
<b>VD4: Bệnh đao có 3 NST 21, 1 chiếc chuyển vào NST 14 và</b>
số NST không đổi nhưng gây 1 số triệu trứng: sọ nhỏ, trấn
hẹp, khe mắt xếch, lưỡi dày, dị tật tim hoặc ống tiêu hoá,
thiểu năng trí tuệ.
<b>GV cho HS thảo luận đột biến có vai trị gì ?</b>
<b>HS trình bày vai trị của đb </b>
- Đột biến có vai trị gì trong tiến hóa và chọn giống ?
Dạng ĐB hiện
tượng
nguyên
nhân
hậu
quả
VD
mới.
<b>* Đối với nghiên cứu di truyền học:</b>
xác định vị trí của gen trên NST qua n/c
mất đoạn NST.
<b>* Đối với chọn giống: Ứng dụng viẹc tổ</b>
hợp các gen trên NST để tạo giống mới.
<b>* Đột biến mất đoạn NST: Xác định vị </b>
trí của gen trên NST, VD: Lập bản đồ
gen gười
<b>4. Củng cố.</b>
1.Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên một NST là
b. lặp đoạn và đảo đoạn
c. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ*
d. đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ
2.Đột biến cấu trúc NST dễ xảy ra ở những thời điểm nào trong chu kì ngun phân?
a.Khi NST chưa nhân đơi ởkì trung gian và NST ở kì cuối.
b.Khi NSTở kì giữa và kì sau
c.Khi NSTở kì đầu và kì giữa
*d.Khi NST đang nhân đơi ở kì trung gian và NST ở kì đầu
3.Hiện tượng ĐB cấu trúc NST do:
a.Đứt gãy NST
b. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường
c.trao đổi chéo không đều
d*. b ,c
- Trình bày các dạng đột biến cấu trúc và hậu quả của chúng.
- Nêu ví dụ về hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc NST ?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập sách bài tập.
- Dưới tác động của tác nhân dột biến NST bị đứt ra các đoạn sau đó nối lại có thể tạo nên những
- Chuẩn bị bài đột biến số lượng NST.
<i>Tiết: 7 </i>
<b>Bài: ĐỘT BIẾN SỐ NHIỄM SẮC THỂ</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Trình bày được nguyên nhân, các dạng, cơ chế hình thành, hậu quả và vai trị của lệch bội.
- Phân biệt tự đa bội va dị đa bội, cơ chế hình thành đa bội.
- Học sinh nêu đựoc hậu quả và vai trò của đa bội thể.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái qt hố.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.
- Hình thành thái độ u thích khoa học tìm tịi nghiên cứu.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
Các dạng đột biến cấu trúc NST? Nguyên nhân và hậu quả?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. Lệch bội.</b>
<i><b>1. Khaí niệm.</b></i>
Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một
hay một số cặp NTS.
* Các dạng thể lệch bội:
- Thể không nhiễm: 2n - 2
- Thể một nhiễm: 2n - 1
- Thể một nhiễm kép: 2n -1 - 1
- Thể ba nhiễm: 2n + 1
- Thể ba nhiễm kép: 2n +1 + 1
- Thể bốn nhiễm: 2n + 2
- Thể bốn nhiễm kép: 2n + 2 + 2
<i><b>2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh. </b></i>
* Nguyên nhân: Các tác nhân vật lí, hóa học hoặc
sự rối loạn của mơi trường nội bào làm cản trở sự
phân li của một hay một số cặp NST. Xảy ra trong
giảm phân hoặc giảm phân.
* Cơ chế: sự không phân li của một hay một số
cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa
hay thiếu một hoặc vài NST. Các giao tử này kết
hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch
bội (có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới
tính).
<i><b>3. Hậu quả của các lệch bội. </b></i>
- Sự tăng hay giảm số lượng của một hay vài cặp
NST một cáh khác thường đã làm mất cân bằng
của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không
sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh
sản tuỳ loài.
<i><b>4. Ý nghĩa của các lệch bội.</b></i>
Đột biến lệch bội cung cấp ngun liệu cho q
trình tiến hố, trong chọn giống sử dụng thể lệch
bội để thay thế NST theo ý muốn. Dùng để xác
định vị trí của gen trên NST.
<b>II. Đa bội.</b>
<i><b>1. Khái niệm: Là hiện tượng trong tế bào chứa số </b></i>
NST đơn bội lớn hơn 2n.
<i><b>2. Phân loại đa bội.</b></i>
<b>a. Tự đa bội (đa bội cùng nguồn): là tăng số </b>
NST đơn bội của cùng một loài lên một số nguyên
<b>GV đưa ra khái niệm đột biến số lượng NST.</b>
Gồm có 2 loại lệch bội và dị bội
<b>GV chia 4 nhóm u cầu HS hồn thành phiếu học</b>
tập:
Nội dung Lệch bội
Khái niệm
Các dạng
Cơ chế phát
sinh
Hậu quả,
vai trị
<b>HS từng nhóm lên trình bày dạng lệch bội </b>
<b>HS: các nhóm khác bổ xung và đánh giá </b>
<b>GV: hoàn thiện </b>
<b>GV cho h/s q/s hình 7.1 để minh hoạ cho hậu quả </b>
<b>của lệch bội. </b>
<b>GV chia 4 nhóm yêu cầu HS n/c nội dung sgk </b>
hoàn thành phiếu học tập:
- Ý nghĩa của lệch bội ?
<b>HS mỗi nhóm lên trình bày 1 nội dung cuả đột </b>
biến dị bội.
<b>HS: các nhóm khác bổ xung và đánh giá </b>
<b>GV: hoàn thiện. </b>
<b> GV cho h/s q/s hình 7.2 để giải thích minh hoạ </b>
thể dị đa bội được hình thành do lai xa.
<b>Cơ chế hình thành:</b>
Lồi A: cơ thể AA x AA
Gt: A, AA AA
lần gồm đa bội chẵn (4n, 6n...) và đa bội lẻ (3n,
5n...).
<b>b. Dị đa bội (đa bội khác nguồn): là hiện tượng </b>
cả hai bộ NST cuả hai loài khác nhau cùng tồn tại
trong một TB.
<b>3. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh. </b>
- Do tác nhân vật lí, hố học và do rối loạn môi
trường nội bào, do lai xa. Khi giảm phân bộ NST
không phân li tạo giao tử chứa (2n) kết hợp gt (n)
thành cơ thể 3n hoặc gt(2n) kết hợp với gt (2n)
thành cơ thể 4n.
- Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n),
nếu tất cả các cặp khơng phân li thì tạo nên thể tứ
bội.
<b>4. Hậu quả và vai trò.</b>
a. Ở thực vật: Đa bội thể là hiện tượng khá phổ
biến ở hầu hết các nhóm cây.
Đa bội lẻ tạo cây không hạt
Đa bội chẵn tạo giống mới cho chọn giống và tiến
hoá.
b. Ở động vật: Hiện tượng đa bội thể rất hiếm xảy
ra gặp ở các lồi lưỡng tính như giun đất; lồi
trinh sản như bọ cánh cứng, tơm, các vàng, kì
nhông…
<b>c. Các đặc điểm của thể đa bội.</b>
TB đa bội có số ADN tăng gấp bội nên q trình
sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ
nên thể đa bội có TB to, cơ quan dinh dưỡng lớn,
phát triển khoẻ chống chịu tốt.
Các thể đa bội lẻ khơng có khả năng sinh giao tử
bình thường như các giống cây không hạt như
nho, dưa…
AAAA: thể tứ bội hữu thụ.
<b>Cơ chế hình thành:</b>
Lồi A x loài B
Cơ thể :AA BB
Gt: A B
Cơ thể : AB con lai lưỡng bội bất thụ,ở
thực vât tự thụ phấn.
Gt AB AB
Ht: AABB thể dị tứ bội hữu thụ (song nhị bội thể).
- Hậu quả và vai trò của của đột biến đa bội.
+ Ở động vật ?
+ Ở thực vật ?
<b>4. Củng cố.</b>
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- Hãy phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội ?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết:8 </i>
<b>Bài: BÀI TẬP CHƯƠNG I</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Học sinh xác định đựơc dạng đột biến gen khi cấu trúc gen thay đổi.
- Giải bài tập về nguyên phân để xác định dạng lệch bội.
- Xác điịnh được các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khi biết cấu trúc các gen trên NST thay
- Xác định được kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu gen khi biết dạng đột biến số lượng NST
- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập tương tự.
- Tăng cường khả năng phối hợp,tổng hợp các kiến thức để giaỉ quyết vấn đề.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền .
- Hình thành thái độ u thích khoa học tìm tịi nghiên cứu.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sĩ số:
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
* Sự khác nhau giữa dạng lệch bội hay đa bội ?( lệch bội xảy ra 1 hay 1 số cặp Nuleotit tăng lên bội số
n lớn hơn hai)
* Hệ quả NTBS ? (Biết trình tự Nuleotit 1 mạch sẽ biết trình tự Nuleotit của mạch cịn lại.
- A = T và G = X
- A + T = G + X
* Ơn các cơng thức ngun phân.
* Ơn các dạng lệch bội, đa bội, cơ chế hình thành.
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Bài 1: Ruồi giấm 8 NST, vậy chiều dài của bộ NST của ruồi</b>
giấm là:
LNST = 2,83 x 108<sub> x 3,4A</sub>0<sub> = 9,62 x 10</sub>8<sub>A</sub>o
Chiều dài trung bình của một AND là:
9,62 x 108<sub> A</sub>o
L1ADN = = 1,2 x 108<sub>A</sub>o
8
Chiều dài ruồi giấm ở kì giữa là:
Đổi 2 m = 2 x 104<sub>A</sub>o
Số lần NST cuộn chặt ở kì giữa:
1,2 x 108<sub>A</sub>o <sub> </sub>
<sub>Số lần = </sub> <sub>= 6000 lần</sub>
2 x 104<sub>A</sub>o
<b>Bài 2</b>
Chỉ có 2 phân tử, vì chỉ có 2 mạch cũ nằm ở 2 phân tử
<b>Bài 3</b>
a. Metionin – alanin – lizin – valin – lơxin - kết thúc
mARN: AUG – GXX - AAA – GUU – UUG - UAG
b. Mất 3 Cặp 7, 8, 9 thì mARN mất 1 bộ ba AA còn lại là:
mARN : AUG – GXX – GUU – UUG – UAG
chuỗi polipêptit còn lại
metionin – alanin - valin - lơxin - kết thúc
c.
mạch khuôn: TAX – XGG – TTT – AAA – AAX –
ATX
m.bổ xung: ATG – GXX – AAA – GTT – TTG – TAG
mARN: AUG – GXX – AAA – GUU – UUG –
UAG
chuỗi polipeptit là
metionin - alanin – lizin - pheninalanin - lơxin - kết thúc
<b>Bài 4:</b>
a. Thứ tự các ribonucleotit trong mARN và thứ tự các
nucleotit trong 2 mạch đơn của đoạn gen là:
Protêin Xêrin Tirôxin Izô trip lizin
mARN UXU – UAU - AUA – UGG – AAG
Mgốc AGA – ATA – TAT – AXX - TTX
Mbổ sung TXT - TAT - ATA – TGG – AAG
b. Gen bị ĐB mất cặp Nuclotit 4.11.12 sẽ hình thành đoạn
Polipeptit.
M.gốc: AGA – ATA – TAT - AXX – TTX . . .
M.bổ sung TXT – TAT - ATA – TGG – AAG
1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 131415
Mạch gốc ĐB: AGA – TAT – ATA – TTX
mARN : UXU – AUA – UAU – AAG
Polipeptit Xêrin Izơlơ trirơxn lizin
<i><b>Bài 1: Tóm tắc: 2n = 8</b></i>
Số cặp Nu = 2.83. 108 <sub>cặp</sub>
L kì giữa = 2 m
Số lần cuộn NST ?
GV: Hướng dẫn cách giải
Tính: L bộ NST
L 1 AND
Số lần: L NST
L kì giữa
Hướng dẫn bài 2:
Tóm tắc:
AND E.Coli chứa N15<sub> phóng xạ </sub>
→ MT C N14
→ n = 4 ? phân tử AND
Gợi ý: Số phân tử AND khi n = 4
24<sub> = 16</sub>
→ 14 AND đều có 2 mạch mới
→ 2 AND cịn chứa N15<sub> là 2 mạch cũ ở</sub>
trong 2 AND mới.
<i><b>* Hướng dẫn bài 3:</b></i>
Bài tập cho biết các bộ ba mã hoá axit
amin trên mARN.
a. Ghi các axit amin tương ứng?
Đánh số thứ tự các cặp nu.
b. Dựa thứ tự các cặp Nu ở a tìm b,
c.
<i><b>* Hướng dẫn bài 4:</b></i>
- Tương tự bài 3
<b>Bài 5:</b>
Số tế bào khi nguyên phân 4 lần có ĐB 24<sub> = 16 tế bào</sub>
a. Bộ NST lượng bội của lồi có số NST là:
- 144NST : 16 = 9 → Bộ NST ĐB = 9
- Đột biến lệch bội có thể 2 khả năng.
- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 8 +1 → có 4 giao tử thừa 1 NST
- Thể một nhiễm 2n -1 = 10 – 1 → có 5 giao tử thiếu 1
NST.
<b>Bài 6: </b>
a. Tên và các kiểu ĐB NST trong 7 trường hợp.
1. Đảo đoạn có tâm động: Đoạn DEF có tâm động đứt ra
quay 180o<sub> rồi gắn vào vị trí cũ NST.</sub>
2. Lặp đoạn: Đoạn BC lặp lại 2 lần
3. Mất đoạn: Mất đoạn D
4. Chuyển đoạn trong 1 NST: Đoạn BC chuyển qua cách
khác của chính NST đó.
5. Chuyển đoạn không tương hỗ: Đoạn MNO gắn qua đầu
ABC của một NST khác.
6. Chuyển đoạn tương hỗ: MNO đổi chổ AB
7. Đảo đoạn ngón tâm động : BCD quay 1800 <sub>gắn lại</sub>
b. Đảo đoạn ngồi tâm động (7) khơng lâu thay đổi hình thái
NST.
c. Chuyển động tương hỗ (6) và khơng tương hổ (5) làm
thay đổi các nhóm liên kiết khác nhau do 1 số gen từ NST
chuyển sang NST khác.
<b>Bài 7:</b>
Sơ đồ lai P AaBB x AAbb
GP: AB , Ab Ab
a. Con lai tự đa bội hoá
2n AABb -ĐBH<sub>---> 4n AAAABBbb</sub>
2n AaBb ---> 4n AAaaBBbb
b. Xảy ra đột biến trong giảm phân
+ Ở cây ♀ AaBB –giao tử<sub>---> AaBB (2n)</sub>
Kết hợp giao tử : 2n AaBB x n (Ab) ---> Con lai 3n
AAaBBb
+Ở cây ♂ AAbb –giao tử<sub>---> 2n AAbb</sub>
2n (AAbb) x n (AB) ---> 3n AAABbb
2n (AAbb) x n (ab) ---> 3n AAaBbb
c.Thể ba NST số 3
+ Đột biến ở cây
Kết hợp giao tử AaB x Ab → AAaBb
+ Đột biến ở cây
Kết hợp giao tử AAb x AB → AAABb
AAb x Ab → AAaBb
<b>Bài 8:</b>
a. Phương thức tạo cây quả đỏ TC AAAA
+ Nguyên phân : Lần phân bào đầu tiên của hộp tử các NST
đã tự nhân đơi khơng phân li do thoi vơ sắc khơng hình
thành tb 2n → 4n → AAAA
<i><b>* Hướng dẫn bài 5:</b></i>
24<sub> =16 → 144NST</sub>
2n =?
Gợi ý :
2n = lẻ → ĐB lệch bội tăng 1 hay giảm
1
<i><b>* Hướng dẫn bài 6</b></i>
<i><b>* Hướng dẫn bài 7</b></i>
- Cách rút giao tử các cây đa bội : 4n
Lưu ý (b) ĐB giảm phân giao tử bất
thường 2n AaBB giảm phân bình thường
và ngược lại.
+ Lưu ý (c) ba nhiễm ở NST số 3 chứa
Alen A và a → giao tử bất thường AaB
và AAB.
<i><b>* Hướng dẫn bài 8</b></i>
Ơn cơ chế hình thành thể đa bồi chẵn
q trình nguyên phân hoặc giảm phân
Cách nét giao tử 4n
* Giảm phân và thụ tinh : trong q trình phát sinh giao tử ,
sự khơng phân li các cặp NST tương đồng tạo qt 2n ở bố ,
mẹ khi thụ tinh , các giao tử 2n x 2n = hợp tử 4n
P : ♀ AA x ♂ AA
GP : AA AA
Hợp tử AAAA quả đỏ
b. P AAAA (quả đỏ) x aaaa (quả vàng)
Gp AA aa
Con lai F1 AAaa quả đỏ
F1 cho các dạng giao tử: AA, Aa, aa, A, a, Aaa, Aaa, AAaa
và O. Trong đó chỉ có 3 dạng giao tử hữu thụ là: 1/6AA,
4/6Aa, 1/6aa
c. F1 x F1 AAaa x AAaa
GT hữu thụ 1/6AA4/6Aa1/6aa 1/6AA4/6Aa1/6aa
Kiểu gen F2: 1/36AAAA, 8/36AAAa, 18/36AAaa,
8/36Aaaa,1/36aaaa
Kiểu hình F2 35 đỏ , 1 vàng
AAaa ---> 1/6AA 4/6Aa
1/6aa
AAAa ---> 1/2AA 1/2Aa
Aaaa ---> 1/2Aa 1/2aa
Ví dụ: Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật rút
giao tử 4n AAaa => chỉ có giao tử 2n
sống sót, hữu thụ
A A
a a
1/6AA , 4/6Aa , 1/6aa
Hay 1AA, 4Aa, 1aa
<b>4. Củng cố.</b>
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Làm lại các dang bài tập đã học ở chương I
- Chuẩn bị cho tiết học mới: Ơn lại phần diễn biến
của q trình nhân đôi AND - Phiên mã – Dịch mã
<i>Tiết: 9 </i>
<b>Bài: THỰC HÀNH XEM PHIM VỀ </b>
<b>CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI CỦA ADN, CƠ CHẾ PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Vận dụng được những kiến thức đã học để chỉ ra các giai đoạn và diễn biến của từng giai đoạn trong
quá trình phiên mã và dịch mã.
- Rèn luyện được kỹ năng quan sát phân tích và phát huy tính sáng tạo trong những tình huống khác
nhau.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Đĩa
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>1. Cơ chế nhân đôi của ADN</b>
- Tháo xoắn
- Tổng hợp mạch mới
- Tổng hợp đoạn okazaki
- ADN con xoắn lại
<b>2. Cơ chế phiên mã</b>
- Enzyme tháo xoắn một đoạn của ADN
- Tổng hợp sợi ARN sơ khai
- Hình thành ARN thành thục
<b>3. Dịch mã</b>
- Mở đầu
- Kéo dài
- Kết thúc
Gv: Cho học sinh xem phim nhiều lần.
Gv? Chỉ ra các thành phần tham gia
Gv? Chỉ ra các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc
mỗi quá trình
Gv? Trình bày quá trình diễn tiến của mỗi quá
trình.
Gv: Cho học sinh xem phim nhiều lần.
Gv? Chỉ ra các thành phần tham gia
Gv? Chỉ ra các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc
mỗi quá trình
Gv? Trình bày quá trình diễn tiến của mỗi quá
trình.Gv: Cho học sinh xem phim nhiều lần.
Gv? Chỉ ra các thành phần tham gia
Gv? Chỉ ra các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc
mỗi quá trình
Gv? Trình bày quá trình diễn tiến của mỗi quá
trình.
<b>4. Củng cố.</b>
Vẽ hình quan sát được
Phân chia thành các giai đoạn khác nhau của các q trình
<b>5. Dặn dị – bài tập về nhà.</b>
Làm bài tường trình thực hành.
<i>Tiết: 10 </i>
<b>Bài: QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST </b>
<b>TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH HAY TIÊU BẢN TẠM THỜI</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Biết cách làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi.
- Phân biệt các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Kính hiển vi
- Bộ đồ mổ
- Dung dịch cacmin
- Tiêu bản cố định NST của một số lồi
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sỹ số
Thu bài tường trình.
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>1. Làm tiêu bản tạm thời quan sát NST</b>
- Trồng củ khoai môn, khoai sọ vào chậu cát ẩm
- Khi rễ mọc dài được 2 – 3 cm thì cắt lấy rễ rửa
sạch ngâm vào dung dịch 3 phần cồn 900<sub> với 1</sub>
phần acid axetic đặc
- Rửa rễ bằng cồn 700
- Đun cách thủy rễ trong dung dịch cacmin 5%
- Đậy lamen lên, dùng tay ấn mạnh vng góc để
chóp rễ dàn đều lên phiến kính.
- Dùng giấy thấm thấm bớt thuốc nhuộm rồi đặt
lên kính quan sát.
<b>2. Quan sát tiêu bản</b>
- Quan sát tiêu bản tạm thời qua kính hiển vi
- Quan sát tiểu bản cố định qua kính hiển vi
Gv: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà
Gv: Kiểm tra kết quả thu được của mỗi học sinh
Gv: Hướng dẫn đồng thời làm mẫu để học sinh
quan sát.
Hs: Làm thí nghiệm dưới sự giám sát và hướng
dẫn của giáo viên
Gv: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng kính hiển vi
và cách đưa lam kính vào vị trí để quan sát.
Hs: Làm theo hướng dẫn của giáo viên đồng thời
vẽ hình quan sát được.
<b>4. Củng cố.</b>
Vẽ hình quan sát được, chỉ rõ các cặp NST.
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
Làm bài tường trình thí nghiệm.
<i>Tiết: 11 </i>
<i><b>Chương II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN</b></i>
<b>Bài: QUY LUẬT PHÂN LY</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Trình bày được thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm của Mendel
- Phát biểu được nội dung của quy luật phân ly
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân ly
- Rèn luyện được kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thơng tin
- Có ý thực vận dụng quy luật phân ly vào thực tiễn sản xuất
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Tranh ảnh về phép lai một cặp tính trạng
- Sơ đồ giải thích về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sỹ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
Thu bài tường trình.
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trị</b>
<b>I. Nội dung</b>
<b>1. Thí nghiệm của Menden</b>
Pt/c: Hoa đỏ X Hoa trắng
F1: Hoa đỏ (100%)
F2: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
F2 tự thụ phấn:
1/3 cây hoa đỏ F2 cho toàn hoa đỏ
2/3 cây hoa đỏ F2 cho tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng
Cây hoa trắng F2 cho tồn hoa trắng
<b>2. Giải thích của Menden</b>
- Mỗi tính trạng do một nhân tố di truyền quy định
- Cơ thể lai F1 nhận được một nhân tố di truyền từ
bố và một nhân tố di truyền từ mẹ
- Giao tử của P chỉ chứa một nhân tố di truyền
hoặc của bố hoặc của mẹ.
- Khi thụ tinh các nhân tố di truyền của F1 kết hợp
<b>3. Nội dung quy luật </b>
<i>“Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen.</i>
<i>Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm</i>
<i>nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp”.</i>
<b>III. Cơ sở tế bào học</b>
- Trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại thành từng
cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp alen nằm
trên cặp NST tương đồng.
- Khi giảm phân thì mỗi chiêc về một giao tử nên
mỗi giao tử chỉ chứa một alen.
- Sự tổ hợp của các NST tương đồng trong thụ tinh
đã khôi phục lại cặp alen trong bộ NST lưỡng bội
của loài.
- Do sự phân ly đồng đều của NST trong giảm
phân nên kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử A, a với
tỷ lệ đều bằng 50%
- Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai loại giao tử này
F1 hoàn toàn đỏ do A>>a do đó AA và Aa có kiểu
hình như nhau vì vậy F2 phân ly theo tỷ lệ
3đỏ:1trắng
Gv? Menden đã giải thích như thế nào về các tình
huống phát sinh trong q trình thí nghiệm của
ơng?
Gv? Giải thích như thế nào về hiện tượng giao tử
thuần khiết?
Gv? Trình bày nội dung của quy luật phân ly?
Gv? Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là gì?
<b>4. Củng cố.</b>
Từ cặp (4), (5) ta có lơng đen trội, lông trắng lặn. (1) aa, (2) Aa, (3) aa, (4) Aa, (5) Aa, (6) aa.
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 12 </i>
<b>Bài: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menden.
- Biết phân tích kết qủa thí nghiệm và nêu được nơi dung quy luật phân li độc lập của Menden.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Vận dụng cơng thức tổng hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới và làm các bài tập về quy luật
di truyền.
Hiểu được tính đa dạng của sinh giới do sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp gen.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
1/ Trình bày thí nghiệm quy luật phân li của Menden, giải thích và nêu nội dung quy luật.
2/ Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trị</b>
<b>I/ NỘI DUNG:</b>
1) Thí nghiệm:
Ptc: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn
F2 : 9 hạt vàng, vỏ trơn
3 hạt vàng , vỏ nhăn
3 hạt xanh , vỏ trơn
1 hạt xanh, vỏ nhăn
2) Nhận xét:
- Ptc khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản
- F1 100% có kiểu hình giống nhau
- F2 : Xét chung 2 cặp tt: 9 :3:3:1
Xét riêng hạt vàng : hạt xanh = 3:1
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm làm các u
cầu sau:
Mơ tả thí nghiệm.
Nhận xét P, F1, F2.
Giải thích kết quả thí nghiệm theo Menden.
HS: Ngồi theo nhóm, đọc sách giáo khoa thảo
luận và trả lời các u cầu của GV.
Nhóm 1: Trình bày nội dung TN theo sgk.
Nhóm 2: Nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên.
Nhận xét thế hệ P ?
hạt trơn : hạt nhăn = 3:1
→ Theo quy luật phân li một cặp gen quy định 1
tính trạng, gen trội át chế hoàn toàn gen lặn. Hạt
vàng > hạt xanh
Hạt trơn > hạt nhăn
F2 : 9: 3: 3: 1 = (3V : 1X) x (3T : 1N)
Tỉ lệ F2 bằng tích các các tỉ lệ của các cặp tính trạng
hợp thành chúng → các cặp tính trạng phân li độc
lập.
3) Nội dung quy luật:
Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá
trình hình thành giao tử.
<b>II/ CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC:</b>
Qui ước gen: A hạt vàng > a hạt xanh
B hạt trơn > b hạt nhăn
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp
nhiễm sắc thể tương đồng trong phát sinh giao tử
dẫn tới sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp alen.
<b>III/ CÔNG THỨC TỔNG QUÁT:</b>
Số
cặp
gen
dị
hợp
SL
các
loại
giao
tử
Tỉ lệ
phân li
kiểu gen
F2
SL
các
loại
kiểu
gen
F2
Tỉ lệ
phân li
kiểu
hìnhF2
SL các
1 21 <sub>(1+2+1)</sub>1 <sub>3</sub>1 <sub>(3+1)</sub>1 <sub>2</sub>1
2 22 <sub>(1+2+1)</sub>2 <sub>3</sub>2 <sub>(3+1)</sub>2 <sub>2</sub>2
...
n
Theo qui luật phân li rút ra điều gì?
- Kết quả F2 có liên quan F1 khơng?
<i><b>Các nhóm khác bổ sung hồn thiện kiến thức.</b></i>
GV: Phát biểu nội dung quy luật phân li?
HS: Phát biểu theo nội dung sgk
GV: Treo tranh hình 12 yêu cầu học sinh quan
sát tranh và trả lời các câu hỏi
Nêu quy ước gen thế hiện trong tranh
Cơ sở tế bào học của quy luật.
Kiểu gen của thế hệ P, mỗi bên P cho những loại
giao tử nào?
Kiểu gen F1?
Vì sao F1 cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng ¼?
Thống kê tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình F2
GV: Lấy 2 phép lai điển hình để xây dựng cơng
thức cho n cặp tính trạng
P: Aa x Aa
P: AaBb x AaBb
<b>4. Củng cố. </b>
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là gì?
- Cơ thể F1 có kiểu gen AaBbCc tự giao phối với nhau hãy tính:
+ Số lượng các loại giao tử F1 sinh ra
+ Số lượng các loại kiểu gen F2
+ Số lượng các loại kiểu hình F2
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Viết sơ đồ lai của phép lai 2 cặp tính trạng
- Học bài, làm các bài tập 3,4,5 sgk
- Chuẩn bị bài 13
<i>Tiết: 13 </i>
<b>Bài: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN </b>
<b> VÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Hiểu được một số kiểu tác động qua lại chú yếu giữa các gen gồm tác động giữa các gen alen và tác
động giữa các gen không alen .
- Biết được các đặc trưng của sinh giới :
+ Sinh vật là một thể thống nhất và có sự thống nhất với mơi trường.
+ Tính trạng trong cơ thể khơng tồn tại một cách độc lập mà là một bộ phận nhỏ trong toàn bộ cơ thể
thống nhất ,hồn chỉnh ,nó phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với các tính trạng khác của cơ thể .
+ Gen trong cơ thể cũng phát huy tác dụng trong môi quan hệ tương hổ với các gen khác và với ngoại
cảnh .
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Sưu tầm các trang vẽ liên quan đến nội dung bài học.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
-Kiểm tra sĩ số.
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
yêu cầu hs làm bài tập sau: cho ruồi giấm thân xám ,cánh dài lai với thân đen cánh ngắn được F1 toàn
thân xám,cánh dài.nếu đem con đực F1 lai với con cái thân đen cánh ngắn thì có kết qua như thế nào.
biêt V: xám, b: đen, V: dài, v: cụt
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I- TƯƠNG TÁC GEN</b>
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các
gen trong quá trình hình thành 1 kiểu hình .
<b>1.Tương tác bổ trợ :</b>
<b>a- Tỉ lệ phân li KH :</b>
- 9 : 7
- 9 : 6 : 1
- 9 : 3 : 3 : 1
<b>b- Ví dụ và giải thích tỉ lệ KH 9: 6: 1</b>
<i> - Ví dụ :Cho bí F</i>1 chứa 2 cặp gen dị hợp, KH bí
dẹt tự thụ phấn, F2 cho tỉ lệ KH: 9 bí dẹt: 6 bí trịn:
1 bí dài
<i> - Giải thích :F</i>2 có 16 tổ hợp → F1 dị hợp tử 2 cặp
gen,chứng tỏ đây là phép lai 2 cặp tính trạng .Tuy
nhiên tỉ lệ phân li không phải là 9 : 3 : 3 : 1 mà là
9: 6: 1 .Kết quả này có thể giải thích bằng tương
tác bổ trợ của 2 gen không alen như sau:
F1 x F1 : DdFf x DdFf
GF1: DF , Df ,dF , df DF ,Df ,dF, df
F2 : 9 D-F- : 9 quả dẹt
3 D-ff : 6 quả tròn
3
1 ddff : 1 quả dài
Hai gen trội D ,F tương tác bổ trợ tính trạng quả
dẹt.
Hai gen trội D ,F tác động riêngrẽ quy định tính
trạng quả trịn.
Hai gen lặn d ,f tương tác bổ trợ quy định tính
trạng quả dài.
c. Khái niệm :
Tương tác bổ trợ là kiểu tác động qua lại của 2
hay nhiều gen khơng alen làm xuất hiện 1 tính
trạng mới .
GV nêu vấn đề: Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp
NST ,nhưng không phải trội ,lặn hoàn toàn mà
chúng tương tác với nhau để cùng quy định 1 tính
trạng thì sẽ di truyền thế nào ?Nếu 1 cặp gen quy
định nhiều cặp tính trạng thì di truyền thế nào ?
<b> * Hoạt động 1</b>
- GV lấy ví dụ cụ thể sự phân li kiểu hình theo tỉ
lệ 9 :6 : 1 ; hướng dẫn HS giải thích kết quả và
phát biểu khái niệm
? F2 xuất hiện mấy tổ hợp ?
? F1 phải cho mấy loại giao tử ?
? Nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ phân li ở
F2 sẽ như thế nào ?
? Sơ đổ lai từ F1→F2 ?
? Tính trạng quả dẹt được quy định bởi KG nào
?
? Tính trạng quả trịn được quy định bởi KG
nào ?
? Tính trạng quả dài được quy định bởi KG
nào?
<b>2.Tương tác cộng gộp:</b>
<b>a- Tỉ lệ phân li KH: 15:1</b>
<b>b- Ví dụ và giải thích :</b>
<i> - Ví dụ: Lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt màu đỏ</i>
và hạt màu trắng → F1 :100% màu đỏ.
Cho F1 tự thụ phấn→
F2 15 cây hạt màu đỏ (đỏ thẩm → đỏ nhạt):1 cây
hạt màu trắng.
<i> -Giải thích :</i>
F2 cho 16 tổ hợp → F1 tạo 4 giao tử và dị hợp 2
cặp gen A1a1A2a2. Hai cặp gen cùng qui địnhtính
trạng màu sắc hạt → có hiện tượng tác động qua
lại giữa các gen.
Trong số 16 tổ hợp ở F2 chỉ có 1 tổ hợp đồng hợp
lặna1a1a2a2 → hạt màu trắng ,15 tổ hợp cịn
lại,chứa ít nhất 1 gen trội → hạt màu đỏ.Vậy màu
đỏ thẫm hay đỏ nhạt phụ thuộc vào số gen trội có
mặt trong KG.
Sơ đồ lai từ P→ F2:
Pt/c: A1A1A2A2 x a1a1a2a2
(đỏ) (trắng)
GP: A1A2 a1a2
F1 x F1: A1a1A2a2 x A1a1A2a2
(đỏ) (đỏ)
GF1: A1A2, A1a2,a1A2,a1a2
F2:
KG KH
1A1A1A2A2
2A1a1A2A2
2A1A1A2a2
4A1a1A2a2 đỏ nhạt dần(15 đỏ)
1A1A1a2a2
1a1a1A2A2
2A1a1a2a2
2a1a1A2a2
1a1a1a2a2 1 trắng
c- Khái niệm:
Tương tác cộng gộp là kiểu tác động của nhiều
gen trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau
vào sự phát triển của tính trạng.
<b>II- TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN </b>
<b>1- Ví dụ:</b>
<i> - Ở đậu: Thứ có hoa tím thì hạt màu nâu,nách lá </i>
có một chấm đen; thứ có hoa trắng thì hạt màu
nhạt, nách lá khơng có chấm.
<i> - Ở Ruồi giấm: Ruồi có cánh ngắn thì đốt than</i>
ngắn ,long cứng ,đẻ ít.
<b>2- Nhận xét:</b>
Mọi gen, ở các mức độ khác nhau đều tác động
lên sự hình thành và phát triển của nhiều tính trạng
hay nói đùng hơn là có ảnh hưởng lên tồn bộ cơ
thể đang phát triển.Hiện tượng này gọi là tác động
đa hiệu của gen.
<b>* Hoạt động 2</b>
GV nâu ví dụ, hướng dẫn HS giải thích kết quả
và phát biểu khái niệm bằng các câu hỏi gợi mở :
? F2 xuất hiện mấy tổ hợp?
? F1 phải cho mấy loại giao tử ?
→ F1 chứa bao nhiêu cặp gen dị hợp ?
? Nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ phân li ở
F2 sẽ như thế nào ?
? Sơ đồ lai từ F1 → F2 ?
?Có mấy tổ hợp quy định hạt màu trắng?
? Có mấy tổ hợp quy định hạt màu đỏ?
? Màu đỏ thẩm hay đỏ nhạt phụ thuộc vào yếu
tố nào ?
? Thế nào là tương tác cộng gộp ?
<b> </b>
<b>* Hoạt động 3</b>
HS nghiên cứu mục II SGK
? Làm thế nào biết 1 gen có thể tác động,quy
định nhiều tình trạng?
? Ta có thể kết luận thế nào vế quan hệ giữa
<b>4. Củng cố.</b>
- So sánh di truyền độc lập và di truyền tương tác ?
- Nêu các kiểu phân li của gen ,các kiểu tương tác của gen. Mối quan hệ giữa các kiểu phân li và các
kiểu tương tác của gen?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
* Từ những kiến thức đã học về tương tác gen hãy giải thích kết quả của phép lai sau: Cho thỏ F1 dị hợp
2 cặp gen,KH lông trắng tạp giao.F2 cho tỉ lệ : 12 lông trắng : 3 lơng nâu : 1 lơng xám.
<i>-Giải thích : F</i>2 16 tổ hợp → F1 cho 4 loại giao tử và dị hợp 2 cặp gen ,chứng tỏ đây là phép lai 2 cặp
tính trạng .Tuy nhiên tỉ lệ phân li không phải là 9: 3 :3 :1 mà là 12: 3 : 1.Kết quả này có thể giải thích
bằng tương tác át chế giữa 2 gen không alen như sau:
Quy ước: A: át chế sự biểu hiện màu lông
a : không át chế
B:quy định lông nâu
b: quy định lông xám
Sơ đồ lai từ F1 → F2:
F1 x F1 : AaBb (trắng) x AaBb(trắng)
GF1: AB,Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab
F2: 9A-B- 12 lông trắng
3 A-bb
3 aaB- 3 lông nâu
1aabb 1 lông xám
<i>Tiết: 14 </i>
<b>Bài: DI TRUYỀN LIÊN KẾT</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được thí nghiệm chứng minh hiện tượng di truyền liên kết và hốn vị gen
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết và hoán vị gen
- Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Hình 14.1, 14.2 sgk
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
- Kiểm tra sĩ số.
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
Yêu cầu hs làm bài tập sau: cho ruồi giấm thân xám ,cánh dài lai với thân đen cánh ngắn được F1 toàn
thân xám,cánh dài.nếu đem con đực F1 lai với con cái thân đen cánh ngắn thì có kết qua như thế nào.
biêt V: xám, b: đen, V: dài, v: cụt
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trị</b>
<b>I. Di truyền liên kết hồn tồn</b>
<b>1. Bài toán</b>
SGK
<b>2. Nhận xét : nếu gen quy định màu thân và hình </b>
dạng cách phân li theo Menđen thì tỷ lệ phân ly
KH là 1:1:1:1
<b>3. Giải thích :</b>
Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm,do các
gen trên cùng 1 NST ln đi cùng nhau trong quá
trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các
<b>Hoạt động 1</b>
* HS đọc mục I trong SGK nghiên cứu thí nghiệm
và nhận xét kết quả, so sánh sự khác nhau với bài
tập trên bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Liên kết gen
gen
<b>4. Kết luận</b>
- Các gen trên cùng một NST luôn di truyền cùng
nhau được gọi là một nhóm gen liên kết. số lượng
nhóm gen liên kết của một lồi thường bằng số
lượng NST trong bộ NST đơn bội
<b>II. Di truyền liên kết khơng hồn tồn</b>
<b>1. thí nghiệm của Moogan và hiện tượng hoán </b>
<b>vị gen</b>
* TN : sgk
* Nhận xét: khác nhau là đem lai phân tích ruồi
đực hoặc ruồi cái F1
- Kết quả khác với thí nghiệm phát hiện ra hiện
tượng LKG và hiện tượng PLĐL của Menđen
<b>2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen</b>
- Cho rằng gen quy định hình dạng cánh và mầu
săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm phân
chún di cùng nhau nên phần lớn con giống bố
hoặc mẹ
- Ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy ra
TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp
dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen
mới ( HVG)
* Cách tính tần số HVG
- Bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ
hợp trên tổng số cá thể ở đời con
- Tần số HVG nhỏ hơn hoặc bằng 50% không
vượt quá
<b>III. Bản đồ di truyền.</b>
Sơ đồ phân bố các gen trên NST của 1 loài
<b>IV. Ý nghĩa của hiện tượng LKG và HVG</b>
<b>1. Ý nghĩa của LKG</b>
- Duy trì sự ổn định của loài
- Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1NST
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen
quý có ý nghĩa trọng chọn giống
<b>2. Ý nghĩa của HVG</b>
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp , nguyên liệu cho tiến
hoá và chọn giống
- Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1
gen
- Thiết lập được khoảng cách tương đối của các
gen trên NST. đơn vị đo khoảng cách được tính
bằng 1% HVG hay 1CM
- Biết bản đồ gen có thể dự đốn trước tần số các
tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa
trong chọn giống( giảm thời gian chọn đôi giao
phối một cách mò mẫm ) và nghiên cứu khoa học
? Giải thích kết quả của các phép lai và viết sơ đồ
lai từ P→ F2
* Một lồi có bộ NST 2n = 24 có bao nhiêu nhóm
gen liên kết
N = 12 vậy có 12 nhóm gen liên kết
*GV : có phải các gen trên 1 NST lúc nào cũn di
truyền cùng nhau?
<b>Hoạt động 2</b>
* HS nghiên cứu thí nghiệm của Moocgan trên
ruồi giấm thảo luận nhóm và nhận xét kết qủa
- cách tiến hành thí nghiệm về hiện tượng LKG và
HVG
-So sánh kết quả TN so với kết quả của PLĐL và
LKG
*HS đọc mục II.2 thảo luận nhóm : Moocgan giải
thích hiện tượng này như thế nào?
Hs quan sát hình 11 trong sgk phóng to thảo luận:
? sơ đồ mơ tả hiện tượng gì , xảy ra như thế nào
? có phải ở tất cả các crômatit của cặp NST tương
đồng không
( chú ý vị trí phân bố của gen trên mỗi NST ban
đầu và sau khi xảy ra hiện tượng đó )
? hiện tượng diễn ra vào kì nào của phân bào giảm
phân? két quả của hiện tượng?
* GV hướng dẫn hs cách viết sơ đồ lai trong
trường hợp LKG và HVG
? Hãy cho biết cách tính tần số hốn vị gen
* GV u cầu hs tính tần số HVG trong thí nghiệm
của Moogan
( tỷ lệ phần trăm mõi loại giao tử phụ thuộc vào
tấn số HVG ,trong đó tỷ lệ giao tử chứa gen hốn
vị bao giờ cũng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn
? tại sao tấn số HVG không vượt quá 50%
*GV : Em hãy nhận xét về sự tăng giảm số tổ hợp
ở LKG và đưa ra kết luận ( giảm số kiểu tổ hợp )
từ đó nêu ý nghĩa của hiện tượng LKG đặc biệt
trong chọn giống vật nuôi cây trồng
*GV: nhận xét sự tăng giảm số kiểu tổ hợp ở HVG
? Cho biết ý nghĩa của hiện tượng HVG
*? Khoảng cách giữa các gen nói lên điều gì ( các
gen càng xa nhau càng dễ xảy ra hoán vị )
* Biết tần số HVG có thể suy ra khoảng cách giữa
các gen đó trên bản đồ di truyền và ngược lại
1. làm thế nào đẻ biết 2 gen đó liên kết hay phân li độc lập
2. các gen a,b,d,e cùng nằm trên 1 NST. biết tần số HVG giữa a và e là 11,5%, giữa d và b
là 12,5%, giữa d và e là 17%. hãy viết bản đồ gen của NST trên
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Học bài và đọc trước bài mới “Di truyền liên kết với giới tính”
<i>Tiết: 15 </i>
<b>Bài: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và chức năng của cặp NST XY
- Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học.
- Nêu được bản chất của sự di truyền liên kết với giới tính: sự di truyền các gen trên NST X, trên NST
Y.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết giới tính.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm.
- Từ ứng dụng của di truyền liên kết giới tính mà xây dựng lịng u thích bộ mơn.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Hình 15.1 Hình 15.2 SGK. Sưu tầm một số hình ảnh về thể đột biến gen trên NST Y
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
- Giải thích kết quả thí nghiệm của Morgan, từ đó có nhận xét gì về sự di truyền liên kết hồn tồn?
- Giải thích cơ sơ tế bào học của hốn vị gen? Vì sao tần số hốn vị gen không vượt quá 50%?
- Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9. GV yêu cầu HS nêu những điểm khác nhau về NST giới tính và
NST thường
NST giới tính NST thường
Ln tồn tại thành từng cặp tương đồng Tồn tại ở cặp tương đồng là XX hoặc khơng tương đồng
hồn tồn là XY
Số cặp NST > 1. Chỉ chứa các gen quy định
tính trạng thường Số cặp NST = 1. Ngồi các gen quy định tính trạng thường cịn có các gen quy định tính trạng liên kết giới
tính
Cặp NST giới tính cấu tạo như thế nào? Các tính trạng liên kết giới tính di truyền theo quy luật nào?
( Vào bài)
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. NST giới tính :</b>
<b> Giơi tính của mỗi cá thể của lồi tuỳ thuộc vào </b>
sự có mặt của cặp NST giới tính trong tế bào.
Kiểu XX, XY
XX ở giống cái, XY ở giống đực : người, động vật
có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me....
XX ở giống đực, XY ở giống cái : chim, ếch nhái,
bò sát, bướm, dâu tây....
Kiểu XX, XO :
XX ở giống cái , XO ở giống đực : châu chấu....
Quan sát hình 15.1 SGK. Trình bày đặc điểm của
cặp NST giới tính? ( HS xác định được vùng
tương đồng, vùng không tương đồng trên X, trên
Y)
Các loại NST giới tính:XX và XY XX và XO
Cơ chế xác định giới tính trên cơ sở cặp NST giới
Tính trạng giới tính được xác định như thế nào?
Trên NST X, Y có những loại gen nào?
Làm thế nào người ta khẳng định được trên NST
X, Y có gen quy định tính trạng thường?
<b>II. KN về di truyền liên kết với giới tính:</b>
- Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện
tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định
chúng nằm trên NST giới tính.
<b> A. Các gen trên NST X:</b>
<i>Thí nghiệm:</i>
- Lai thuận:
P1: ♀ mắt đỏ x ♂ mắt trắng
F1: đồng loạt mắt đỏ
F2: 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng ( toàn ruồi đực)
- Lai nghịch:
P2: ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ
F1: 1 ♀ mắt đỏ: 1 ♂ mắt trắng
F2:1 ♀mắt đỏ: 1 ♀mắt trắng: 1 ♂ mắt đỏ: 1 ♂
<i>Giải thích:</i>
W: gen trội: mắt đỏ
w: gen lặn: mắt trắng
NST Y không mang alen tương ứng nếu con đực
chỉ có 1 gen lặn -> tính trạng mắt trắng.
Lai thuận:
P: ♀mắt đỏ(TC) x ♂ mắt trắng
XW<sub>X</sub>W<sub> X</sub>w<sub>Y</sub>
GP: XW <sub>X</sub>w<sub>, Y</sub>
F1: XW<sub>X</sub>w<sub> X</sub>W<sub>Y</sub>
♀ mắt đỏ x ♂ mắt đỏ
KG(2) : 1 XW<sub>X</sub>w<sub>: 1 X</sub>W<sub>Y</sub>
KH(1) : mắt đỏ
F1 : ♀ XW<sub>X</sub>w<sub>(đỏ) x ♂ X</sub>W<sub>Y đỏ</sub>
GF1 : XW<sub>, X</sub>w<sub> X</sub>W<sub>, Y</sub>
F2 :
♂
♀ X
W <sub>Y</sub>
XW <sub>X</sub>W<sub>X</sub>W
Đ XWYĐ
Xw <sub>X</sub>W<sub>X</sub>w
Đ XwYT
F2 : KG (4) : 1 XW<sub>X</sub>W <sub>: 1 X</sub>W<sub>X</sub>w <sub>: 1 X</sub>W<sub>Y : 1 X</sub>w<sub>Y</sub>
KH(2) : 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng ( con đực)
Lai nghịch :
P2 : ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ
Xw<sub>X</sub>w <sub> X</sub>W<sub>Y</sub>
GP : Xw <sub> X</sub>W<sub>, Y</sub>
F1 : XW<sub>X</sub>w<sub> X</sub>w<sub>Y</sub>
♀ mắt đỏ ♂ mắt trắng
KG (2)
KH (2)
F1 : ♀ mắt đỏ x ♂ mắt trắng
XW<sub>X</sub>w <sub>X</sub>w<sub>Y</sub>
GF1 : XW<sub>, x</sub>w <sub>X</sub>w<sub>, Y</sub>
F2 : XW<sub>X</sub>w<sub>, X</sub>w<sub>X</sub>w<sub>, X</sub>W<sub>Y, X</sub>w<sub>Y</sub>
F2 : KG : (4)
quy luật như thế nào?
Giả sử gen W, V quy định 1 tính trạng nào đó.
Xác định theo sơ đồ lai sau:
P Xw<sub>X</sub>w<sub> x X</sub>v<sub>Y</sub>
Và P Xv<sub>X</sub>v<sub> x X</sub>w<sub>Y</sub>
Nhận xét sự di truyền của gen lặn trên NST X và
sự biểu hiện tính trạng do nó quy định ở F2.
Quan sát hình 15.2 SGK. Thảo luận nhóm để rút
ranhận xét và giải thích.
Lấy VD bằng TN của Morgan. Hoặc:
Trình bày bằng TN lai thuận, lai nghịch trên ruồi
giấm của Morgan. Từ TN cho hs nhận xét:
Từ tỉ lệ KH về màu mắt của F2 thì tỉ lệ giao tử ở F1
phải thế nào?
Từ tỉ lệ giao tử F1 suy ra KG F1?
Từ kết quả F1 suy ra tỉ lệ giao tử của bố mẹ phải
như thế nào?
Từ tỉ lệ giao tử của bố mẹ suy ra kết quả của bố
mẹ như thế nào?
Ngồi gen quy định tính trạng giới tính, trên NST
X của bố hay mẹ cịn có loại gen nào? ( gen quy
định tính trạng thường).
Từ kết quả xác định có gen quy định tính trạng
thường trên NST X -> khái niệm di truyền liên kết
giới tính.
Dựa vào SGK cho ví dụ về tính trạng di truyền
liên kết với giới tính.
Giải thích:
W: gen trội nằm trên X
w: gen lặn nằm trên X
Sự phân li các gen trên NST X không xảy ra như
các gen khác.
NST Y nói chung khơng mang gen do đó gen nằm
trên NST giới tính ở con đực( của bất kì ĐV có vú
nào) cũng truyền cho con cái chứ khơng truyền
cho con đực nếu như là gen lặn và nếu ở các con
sinh ra có alen bình thường của gen ấy tiếp thu từ
mẹ thì tác động của gen khơng được biểu hiện ra
bên ngồi mà tồn tại ở thể dị hợp.
Nhận xét: -> kết luận gen nằm trên NST giới tính
X di truyền chéo.
Quy luật di truyền chéo.
NST X lớn hơn NST Y nên ngồi những gen quy
VD: gen chi phối khả năng nhìn màu bình thường
( bệnh mù màu).
Gen làm hd Glucozo 6. dehichogenaza.
Gen về máu khó đơng.
Gen về bệnh thiếu máu ﻻGlobulin.
KH : (4)
<i>Kết luận :</i>
Lai thuận và lai nghịch.
Cho kết quả khác nhau.
Các gen trên X có hiện tượng di truyền chéo.
Cha-> con gái-> cháu trai.
<b>B. Các gen trên NST Y:</b>
Ở 1 số lồi có 1 số gen nằm trên NST Y nhưng
khơng có alen tương ứng trên X. Những tính trạng
này được di truyền cho 100% số cá thể có cặp
NST giới tính XY.
quy luật di truyền thẳng.
VD:
<b>III. Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết </b>
<b>với giới tính:</b>
Để đánh dấu cho con đực, con cái ngay từ nhỏ.
VD:
mọc lông ở gà.
Quan sát tranh 15.3, 15.4 SGK
TN:
P: XX x XYa
GP: X X, Ya
F1 : XX XYa
F2 : XYa
Giải thích, kết luận :
quy luật di truyền thẳng.
Hiện tại hiểu biết về các gen loại này cịn ít.
Ngài cái XA<sub>Y ( trứng sẫm)</sub>
Ngài đực Xa<sub>X</sub>a<sub> ( trứng sáng)</sub>
Gà trống AA có khoang vằn ở đầu rõ hơn so với
gà mái chỉ có gen A
Liên hệ thực tế giáo dục giới tính , đả phá quan
điểm trọng nam khinh nữ.
<b>4. Củng cố.</b>
- Yêu cầu học sinh nhắc lại trọng tâm của bài.
- Cơ sơ tế bào học và tính quy luật của di truyền liên kết với giới tính trong 2 trường hợp: gen nằm
trên X, trên Y?
- Ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết giới tính?
- Chọn câu trả lời đúng:
1. Bệnh nào sau đây ở người không được di truyền chéo?
A. Bệnh loạn thị B. Bệnh máu khó đơng. C. Bệnh loạn sắc D. Bệnh mù màu
2. Tính trạng nào sau đây do gen liên kết trên NST giới tính X quy định, khơng có alen trên NST giới
tính Y?
A. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả ở bí ngơ
B. Sự di truyền tính trạng màu sắc của mắt đỏ và mắt trắng ở ruồi giấm.
C. Sự di truyền màu sắc của hoa loa kèn.
D. Hội chứng 3X hoặc hội chứng Tơcnơ ở người.
<i>Xét 1 gen có 2 alen: A và a.Mỗi gen quy định một tính trạng. Sự tổ hợp 2 alen đó đã tạo ra 5 kiểu gen </i>
<i>khác nhau trong quần thể. (Dùng dữ kiện trên trả lời câu hỏi 3, 4, 5)</i>
3. Cặp alen trên nằm trên NST:
A. thường B. X khơng có alen trên NST giới tính Y
C. Y khơng có alen trên NST giới tính X D. X có alen trên Y
4. Số phép lai khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 8
5. Nếu F1 và F2 đều phân li kiểu hình tỷ lệ 1:1, kiểu gen của thế hệ xuất phát phải là:
A. XA<sub>X</sub>A<sub> x X</sub>a<sub>YB. X</sub>a<sub>X</sub>a<sub> x X</sub>A<sub>YC. X</sub>A<sub>X</sub>a<sub> x X</sub>a<sub>Y </sub> <sub>D. X</sub>A<sub>X</sub>a<sub> x X</sub>A<sub>Y</sub>
<b>5. Dặn dị – bài tập về nhà.</b>
Ơn tập lý thuyết dựa vào các câu hỏi 1,2,3 SGK
Làm bài tập 4,5
<i>Tiết: 16 </i>
<b>Bài: DI TRUYỀN NGOÀI NHIỄM SẮC THỂ</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
<i><b>1. Kiến thức:</b></i>
- Nêu được đặc điểm di truyền ngồi NST
- Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học
- Nêu được bản chất sự di truyền của ti thể và lục lạp
- Ý nghĩa thực tiễn của di truyền ngoài NST
<i><b>2.Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm</b></i>
<i><b>3.Thái độ: Qua nội dung bài HS nhìn nhận vấn đề tồn diện, hệ thống, hình thành quan điểm biện chứng</b></i>
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
GV:H 16.1, 16.2 SGK
HS:Chuẩn bị trước bài ở nhà
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
- Giải thích kết quả thí nghiệm DT màu mắt của ruồi giấm? Bệnh mù màu và máu khó đơng chỉ biểu
hiện ở nam giới đúng hay sai? Vì sao?
-Trình bày đặc điểm di truyền của tính trạng do gen trên NST X và NST Y qui định?
- Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trị</b>
<i><b>I.Di truyền theo dịng mẹ</b></i>
Ví dụ:Khi lai hai thứ lúa đại mạch xanh lục bình
thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả
như sau:
GV yêu cầu HS quan sát và phân tích sơ đồ
lai(thuận và nghịch) và hình 16.1 SGK để giải đáp
các câu hỏi sau:
Lai thuận:P.♀ Xanh lục x ♂Lục nhạt->F1100%
Xanh lục
Lai nghịch: P.♀ Lục nhạt x ♂Xanh lục => F1
100% lục nhạt
Giải thích:
Hai hợp tử do lai thuận và lai nghịch tạo thành đều
giống nhau về nhân nhưng khác nhau về tế bào
chất nhận được từ trứng của mẹ
+ Trong tế bào con lai mang chủ yếu tế bào chất
của mẹ, do đó tế bào chất đã có vai trị đối với sự
hình thành tính trạng của mẹ ở cơ thể lai
<i><b> II. Sự di truyền của các gen trong ti thể và lục</b></i>
<i><b>lạp</b></i>
Khái niệm: Trong tế bào chất có 1 số bào quan
cũng chứa gen gọi là gen ngoài NST. Bản chất của
gen này cũng là ADN, có mặt trong plastmit của
vi khuẩn, trong ti thể và lục lạp
Đặc điểm của ADN ngồi NST:
+ Có khả năng tự nhân đơi
+ Có xảy ra đột biến và những biến đổi này có di
truyền được
+ Lượng ADN ít hơn nhiều so với ADN trong
nhân
<i>1. Sự di truyền ti thể</i>
Bộ gen ti thể (mt ADN) có cấu tạo xoắn kép, trần,
mạch vịng
- Chức năng:Có 2 chức năng chủ yếu
+ Mã hố nhiều thành phần của ti thể
+ Mã hố cho 1 số prơtêin tham gia chuỗi chuyền
êlectron. VD: SGK
<i>2. Sự di truyền lục lạp</i>
+ Bộ gen lục lạp (cp ADN) chứa các gen mã hoá
rARN và nhiều tARN lục lạp
+ Mã hoá 1 số prôtêin ribôxôm của màng lục lạp
cần thiết cho việc chuyền êlectron trong q trình
quang hợp. VD:SGK
<i><b>III.Đặc điểmdi truyền ngồi NST:</b></i>
+ Kết quả lai thuận và nghịch khác nhau,các tính
trạng DT qua TBC được DT theo dịng mẹ
+ Các tính trạng DT qua TBC khơng tn theo
+ Tính trạng do gen trong TBC qui định vẫn tồn
tại khi thay thế nhân TB bằng 1 nhân có cấu trúc
di truyền khác
KL: Trong DT,nhân có vai trị chính và TBC cũng
có vai trị nhất định.Trong TB có 2 hệ thống DT:
DT qua NST và DT ngoài NST
thuận và lai nghịch giống và khác nhau như thế
nào?
HS đọc thí nghiệm, quan sát hình 16.1, phân tích
=> trả lời:Hai hợp tử do lai thuận và lai nghịch tạo
thành đều giống nhau về nhân nhưng khác nhau về
TBC nhận được từ trứng của mẹ
- Vì sao con lai mang tính trạng của mẹ?
HS trao đổi ý kiến => trả lời
GV nhận xét, hồn thiện nội dung kiến thức
GV giảng giải thêm:Khơng phải mọi hiện tượng di
truyền theo dòng mẹ đều là DT TBC. Ví dụ: DT
qua nhân gen trên Y khơng có alen trên X chỉ DT
ở thể dị giao XY. Nếu thể dị giao xác định giống
cái thì sự DT này cũng diễn ra theo dịng mẹ
+ GV giải thích kĩ hiện tượng bất thụ đực và nhấn
+ GV thông báo những phát hiện các cơ quan tử
chứa ADN:Lạp thể, ti thể, các plasmit ở vi khuẩn
và đưa hình vẽ về đặc điểm ADN TBC khác ADN
trong nhân để HS nhận ra sự khác nhau về đặc
điểm của ADN ở TBC và trong nhân
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu sự khác nhau
giữa ADN của TBC và ADN trong nhân
+ GV nói về đột biến ADN của lục lạp tạo lá đốm
trắng ở cây vạn niên thanh (trầu bà)
GV: y/c HS đọc nội dung mục II.1 rồi trả lời câu
hỏi: Bộ gen của ti thể có cấu trúc và chức năng
ntn?
HS:n/c rồi trả lời GV nhận xét và hoàn thiện kiến
thức
GV:Bộ gen của lục lạp có cấu trúc ntn?
Những điểm khác nhau giữa ADN lục lạp với
ADN trong nhân?
Chức năng di truyền bộ gen lục lạp?
HS n/c SGK trả lời
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
GV:DT qua tế bào chất có đặc điểm cơ bản thế
nào?
HS:n/c SGK trả lời
<b>4. Củng cố.</b>
- GV y/c HS đọc phần tóm tắt trong khung của SGK
- Giải thích kết quả của 2 phép lai sau:
P: cá chép có râu x cá giếc không râu
F1: 100% cá nhưng có râu
P: cá giếc khơng râu x cá chép có râu
F1 100% cá nhưng không râu
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
1) Gen ngồi nhân có trong:
A. Plasmit B. Nhiễm sắc thể C. Tế bào chất D.Ti thể, lạp thể, plasmit
2) Phép lai nào được sự dụng trong sự di truyền qua tế bào chất?
A. Lai phân tích B. Lai thuận nghịch C. Lai khác thứ D. Lai xa
3) Khi gen trong tế bào chất bị đột biến thì:
A. Ln di truyền qua sinh sản hữu tính B.Được phân li cùng NST trong giảm phân
C. Được tổ hợp cùng NST trong thụ tinh D. Gen đột biến phân bố không đều trong các tế bào con
4). Giống nhau giữa gen trong tế bào chất và gen trên NST là:
A. Có trong các bào quan B. Có thể bị đột biến
C. ADN mang chúng đều có dạng vòng D. Phân bố đồng đều ở giới đực và giới cái cùng loài
5). Đặc điểm của ADN ngoài nhân là:
A. Có cấu tạo xoắn kép, dạng vịng B. Có chứa gen ln theo từng cặp alen
C. Có số lượng lớn hơn ADN trong nhân D. Luôn được chứa trong NST
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 17 </i>
<b>Bài: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG</b>
<b>LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Học xong bài này hs có khả năng
- Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng
- Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò cua mơi trường đối với kiểu hình
- Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen , môi trường trong sự hình thành tính trạng cỉa cơ thể sinh vật và
ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống
- Hình thành năng lực khái qt hố
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Hình 17 trong SGK phóng to
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
- Đặc điểm di truyền của gen liên kết với giới tính
- Tại sao có hiện tượng con sinh ra luôn giống mẹ
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I.Con đường từ gen tới tính trạng</b>
Gen ( ADN) → mARN →Prơtêin → tính trạng
- Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên
có thể bị nhiều yếu tố mơi trường bên trong cũng
như bên ngoài chi phối
<b>II.Sự tương tác giữa KG và MT</b>
<b>* Hiện tượng:</b>
- Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn chân,
đi, mõm) có lơng màu đen
+Ở những vị trí khác lơng trắng muốt
<b>* Giải thích:</b>
- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp
hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố
mêlanin làm cho lơng màu đen
- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng
hợp mêlanin nên lông màu trắng
→ làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ
chuyển sang màu đen
<b>Kết luận :</b>
- Mơi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu
hiện của KG
<b>III. Mức phản ứng của KG</b>
<b>1. Khái niệmTập hợp các kiểu hình của cùng 1</b>
KG tương ứng với các môi trườnghác nhau gọi là
mức phản ứng cua 1 KG
VD: Con tắc kè hoa
- Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá
cây
- Trên đá: màu hoa rêu của đá
- Trên thân cây: da màu hoa nâu
<b>2. Đặc điểm:</b>
GV : Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do gen quy
định có hồn tồn đúng hay ko?
Hs đọc mục I và thảo luận nhóm
GV: Thực tế con đườn từ gen tới tính trạng rất
<b>phức tạp* Hoạt động 1: tìm hiểu về sự tương tác</b>
<b>gữa KG và MT</b>
- HS đọc mục II , thảo luận và nhận xét về sự hình
thành tính trạng màu lơng thỏ
? Biểu hiện màu lơng thỏ ở các vị trí khác nhau
trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào
( Chú ý vai trò của KG và MT )
? Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của
gen tổng hợp melanin như thế nào
*? Từ những nhận xét trên hãy kết luận về vai trò
của KG và ảnh hưởng của mơi trường đến sự hình
thành tính trạng
GV : như vậy bố mẹ khơng truyền đạt cho con tính
trạng có sẵn mà truyền một KG
*? Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện
của KG phụ thuộc vào mơi trường
<b>* Hoạt động 2: Tìm hiểu về mức phản ứng của</b>
<b>kiểu gen</b>
HS đọc mục III thảo luận về sơ đồ hình vẽ mối qua
? Vậy mức phản ứng là gì
? Tìm 1 hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh
hoạ
- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1
KG mỗi gen có mức phản ứng riêng
- Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và
mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh
vật càng dễ thích nghi
- Di truyền được vì do KG quy định
- Thay đổi theo từng loại tính trạng
<b>3.PP xác định mức phản ứng</b>
( * Để xác định mức phản ứng của 1KG cần phải
tạo ra các cá thể svcó cùng 1 KG , với cây sinh sản
sinh dưỡng có thể xác đinh MPU bằng cách cắt
đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo
dõi đặc điểm của chúng )
<b>4. Sự mềm dẻo về kiểu hình</b>
* Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước
những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo
về KH
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi
với những thay đổi của MT
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào
KG
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của
mình trong 1 phạm vi nhất định
? đặc điểm của từng loại
**? Giữa tính trạng số lượng và tính trạng chất
lượng thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? hãy
chứng minh
*?Có thể dễ dàng xác định mức phản ứng của một
KG hay ko
? Hãy đề xuất 1 phương pháp để xác định mức
phản ứng của một KG
Gv: Trong sản xuất chăn nuôi muốn nâng cao năng
suất cần phải làm gì ?
( mối quan hệ giữa các yếu tố giống, kĩ thuật canh
tác và năng suất thu được)
*GV : Thế nào là mền dẻo về kiểu hình
Gv hướn dẫn hs quan sát tranh hình 13 sgk thảo
luận
- Hình vẽ thể hiện điều gì/
( thể hiện mức phản ứng của 2 KG khác nhau
trong cùng 1 điều kiện MT)
- Nhận xét về chiều cao cây của 2 KG trong
mỗi độ cao nước biển?
*? Vậy mức độ mềm dẻo phụ thuộc vào yếu tố nào
( KG)
? Sự mềm dẻo về kiểu hình của mỗi KG có ý nghĩa
gì đối với chính bản thân sinh vật
- Con người có thể lợi dụng khả năng mềm
dẻo về KH của vật nuôi, cây trồng trong
sản xuất chăn nuôi như thế nào ?
* Từ những phân tích trên hãy nêu những tính chất
và đặc điểm của sự mềm dẻo KH của sinh vật
<b>4. Củng cố.</b>
- Nói : cơ ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lúm đồng tiền có chính xác ko? tại sao / nếu cần
thì phải sửa lại câu nói đó như thế nào/
- Tại sao các nhà khoa học khuyên nông dân không n ên trồng 1 giống lúa duy nhất trên một diện
tích rộng trong 1 vụ ( cho dù đó là giống có năng suất cao )
- Tại sao cần đặc biệt quan tâm đế bà mẹ khi mang thai
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
Làm các bài tập SGK, chuẩn bị cho tiết bài tập chương II
<i>Tiết: 18 </i>
<b>Bài: BÀI TẬP CHƯƠNG II</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
<i><b>1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh có thẻ nhận dạng được các bài tập cơ bản (đề cập tới </b></i>
bài toán thuận hay nghịch quy luật di truyền chi phối tính trạng).
<i><b>2. Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển kỹ năng giải bài tập quy luật di truyền.</b></i>
<i><b>3. Tư tưởng: Các kiến thức về di truyền rất quan trọng vì tất cả đều có khả năng ứng dụng cao.</b></i>
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
<i><b>1. Giáo viên: Sơ đồ mối quan hệ giữa các quy luật di truyền chi phối một cặp nhiều cặp tính trạng.</b></i>
<i><b>2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lơng.</b></i>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Lai một cặp tính trạng </b> <b>Lai nhiều cặp tính trạng </b>
Tương tác gen alen:
- Trội hồn tồn
- Trội khơng hồn toàn
- Đồng trội
Tác động của nhiều gen (tương tác gen không
alen)
- Tác động bổ trợ
- Tác động át chế
Tác động cộng gộp
Phân li độc lập
Di truyền liên kết
- Liên kết hồn tồn
- Liên kết khơng hồn tồn
Liên kết với giới tính.
<b>* Phương pháp giải bài tập qui luật di truyền</b>
<i><b>1. Cách giải bài tập lai một cặp tính trạng</b></i>
Phép lai một cặp tính trạng đề cập tới các qui luật di truyền: phân li, trội khơng hồn tồn, tương tác
gen không alen, tác động cộng gộp, di truyền liên kết với giới tính.
<i>a) Xác định tỉ lệ KG, KH ở F1 hay F2 (bài toán thuận)</i>
Đề bài cho biết tính trạng là trội, lặn hay trung gian, hoặc gen qui định tính trạng (gen đa hiệu,
tương tác giữa các gen khơng alen, tính trạng đa gen…) và kiểu hình của P. Căn cứ vào yêu cầu của đề
<i>b) Xác định tỉ lệ KG, KH ở P (bài toàn nghịch)</i>
Đề bài cho biết tỉ lệ KH ở F1 hoặc F2. Căn cứ vào KH hoặc tỉ lệ của chúng suy ra qui luật di truyền
chi phối tính trạng, từ đó suy ra KG và KH (nếu đề bài chưa cho hết). Ví dụ: tỉ lệ KH 3:1 thì P đều dị
hợp tử, hay 1:1 thì P một bên dị hợp, bên còn lại là thể đồng hợp lặn, nếu F2 có tổng tỉ lệ bằng 16 và
tùy từng tỉ lệ KH mà xác định kiểu tương tác gen không alen cụ thể.
<i><b>2. Cách giải bài tập lai nhiều cặp tính trạng</b></i>
Phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng đề cập tới các qui luật di truyền: phân li độc lập, di truyền liên
kết hoàn toàn và khơng hồn tồn.
<i>a) Xác định tỉ lệ KG, KH ở F1 hay F2 (bài toán thuận)</i>
Đề bài cho biết qui luật di truyền của từng cặp tính trạng và các gen chi phối các cặp nằm trên cùng
1 NST hoặc trên các NST khác nhau. Dựa vào dự kiện đề đã cho, viết sơ đồ lai từ P đến F2 để xác định
tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2.
<i>b) Xác định tỉ lệ KG, KH ở P (bài toán nghịch)</i>
Đề bài cho số lượng cá thể hoặc tỉ lệ KH ở F1 hoặc F2. Trước hết phải xác định qui luật di truyền
chi phối tính trạng, từ đó suy ra KG ở P hoặc F1 của từng cặp tính trạng. Căn cứ vào tỉ lệ KH thu được
của phép lai để xác định qui luật di truyền chi phối các cặp tính trạng.
- Nếu tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó thì các tính trạng bị
chi phối bởi qui luật phân li độc lập.
- Nếu tỉ lệ KH là 3:1, hoặc 1:2:1 thì các cặp tính trạng di truyền liên kết hồn tồn.
- Nếu tỉ lệ KH khơng ứng với 2 trường hợp trên thì các cặp tính trạng di truyền liên kết khơng
hồn tồn với nhau.
<b>III. Đáp án các bài tập SGK</b>
1. a) F1: 100% lông ngắn hoặc 1 lông dài : 1 lông dài.
b) F1: 100% lông ngắn hoặc 3 lông dài : 1 lông dài.
2. a) Aa x Aa;
b) AA x AA hoặc AA x Aa;
c) Aa x aa
b) AA x AA hay AA x Aa
5. Tương tác gen không alen theo kiểu át chế trội.
6. a) Tương tác gen không alen theo kiểu bổ trợ.
b) AaBb x aabb hay Aabb x aaBb
7. a) XA<sub>X</sub>A<sub> (đực) x cái X</sub>a<sub>Y (cái)</sub>
b) XA<sub>X</sub>a<sub> : X</sub>a<sub>Y</sub>
1 vảy đỏ : 1 vảy trắng
8. a) (3 thấp : 1 cao)(1 đen : 2 đốm : 1 trắng)
b) 1 thấp đốm : 1 thấp trắng : 1 cao đốm : 1 cao trắng
b) 1 đỏ tròn : 1 đỏ bầu dục : 1 vàng tròn : 1 vàng bầu dục
10. Bv x bV
bv bv
11. 0,705 đỏ bình thường; 0,205 hồng vênh; 0,09 hồng bình thường; 0,09 đỏ vênh.
Trắc nghiệm: 1B, 2C, 3B, 4C, 5A, 6A, 7C, 8A, 9B.
<b>4. Củng cố.</b>
Làm thế nào để có thể xác định được tần số hoán vị gen nhanh?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
Về nhà làm thêm bài tập trong sách bài tập sinh học 12 nâng cao.
<i>Tiết: 19 </i>
<b>Bài: THỰC HÀNH LAI GIÔNG</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích mẫu vật.
- Phát triển năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn một số thao tác lai giống.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- vật liệu và dụng cụ theo hướng dẫn SGK.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
Gv kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, phân nhóm thực hành.
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
I. LAI GIỐNG THỰC VẬT:
<i>1. Khử nhị trên cây mẹ:</i>
- Chọn những hoa cịn là nụ có màu vàng nhạt để
khử nhị ( hoa chưa tự thụ phấn).
( Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn
còn là chất trắng sữa hay hạt màu xanh thì được.
nếu phấn đã là hạt màu trắng thì khơng được).
- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy nụ
hoa.
Gv có thể dùng tranh về thụ phấn nhân tạo ở đậu
Hà Lan ( hình 19 SGV) để yêu cầu HS quan sát và
mơ tả q trình thụ phấn nhân tạo ở đạu Hà Lan.
Sau đó GV hồn thiện vấn đề nêu ra và vào bài
* Hoạt động 1: Lai giống thực vật.
Gv yêu cầu HS làm việc với SGK để giải đáp các
lệnh trong SGK. Qua đó thống nhất lời giải:
- tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị
một, cần làm nhẹ tay, tránh để đầu nhị và bầu
nhuỵ bị tổn thương.
- Trên mỗi chùm chọn lấy 4-6 hoa cùng lúc và là
những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa
khác.
- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.
<i>2. Giao phấn:</i>
- Chọn những hoa đã nở xoè, đầu nhuỵ to, màu
xanh thẫm, có dịch nhờn.
- Thu hạt phấn trên cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh
hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín
trịn và trắng.
- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.
- Dùng bút lông chà nhẹ lên các bao phấn để hạt
phấn bung ra.
- dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu
nhuỵ hoa của cây mẹ đã khử nhị.
- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc
nhãn và ghi ngày và công thức lai.
II. LAI MỘT SỐ LOÀI CA CẢNH:
HS tự tiến hành ở nhà (nếu có điều kiện)
bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm
mẹ.
+ Những hoa được chơn để khử nhị phải chắc chắn
chưa thụ phấn. Muốn kiểm tra hãy dùng kim mũi
mác tách 1 bao phấn ra. Nếu phấn còn là chất trắng
sữahay là những hạt màu xanh nhạt thì chắc chắn
là chưa xảy ra sự tự thụ phấn. Tốt nhất là hoa cây
mẹ đang al2 nụ có màu vàng nhạt thì tiến hành khử
nhị.
- GV hướng dẫn HS cách chọn hoa cây mẹ và cây
bố.
- GV hướng dẫn HS tiến hành các thao tác thụ
phấn như SGK. Trong quá trình HS thực hành Gv
theo dõi, trợ giúp.
* Hoạt động 2: viết thu hoạch
Gv hướng dẫn HS ghi trình tự các bước thực hành
vào vở.
<b>4. Củng cố.</b>
- Gv gọi 1-2 em đại diện nhóm trình bày lại các bước tiến hành khử nhị và giao phấn ở thực vật. Các
HS còn lại chú ý nghe và cho nhận xét.
- Gv nhận xét chung về buổi thực hành.
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 20 </i>
<b>Bài: KIỂM TRA MỘT TIẾT</b>
<i>Tiết: 21 </i>
<b>Chương III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ</b>
<b>Bài: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ </b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Nêu được khái niệm và đặc trưng của quần thể về mặt di truyền.
- Nêu được khái niệm và cách tính tần số tương đối của các alen và kểu gen.
- Trình bày được những đặc điểm và sự di truyền của quần thể tự phối
- Rèn luyện năng lực tư duy về lý thuyết và kỉ năng giải bài tập về cách tính tần số tương đối của các
alen và kiểu gen.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. Khái niệm quần thể:</b>
Quần thể là một tổ chức của các cá thể cùng
lồi, sống trong cùng một khoảng khơng gian xác
định, tồn tại qua thời gian nhất định, có khả năng
giao phối sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nịi
<b>giống (Quần thể giao phối). </b>
II. Tần số tương đối của các alen và kiểu gen:
1. Đặc trưng di truyền của quần thể:
Mỗi quần thể được đặc trương bới một vốn gen
nhất định.
<i><b>* Vốn gen: </b></i>
- Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một
thời điểm xác định. Vốn gen bao gồm những kiểu
gen riêng biệt, được biểu hiện thành những kiểu
hình nhất định.
- Quần thể được đặc trưng bới tần số tương đối
của các alen và tần số kiểu gen, kiểu hình.
<i><b>* Tần số alen: (Tần số tương đối của gen)</b></i>
- Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen
của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần
thể tại một thời điểm xác định. Hay tỷ lệphần trăn
của số gia tử mang a len đó trong quần thể.
<i><b>* Tần số kiểu gen của quần thể:</b></i>
- Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần
thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen
đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
* Tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về một số
quần thể.
- Yêu cầu học sinh cho biết quần thể là gì?
- Học sinh nhớ lại kiến thức lớp 9 kết hợp với quan
sát tranh nhắc lại kiến thức.
- Giáo viên dẫn dắt: Mỗi quần thể có một vốn gen
đặc trưng.
- Giáo viên đưa ra khái niệm về vốn gen: Vốn gen
là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một
- Vậy làm thế nào để xác định được vốn gen của
một quần thể? HS Đọc thông tin sách giáo khoa để
trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Xác định được tần số alen
+ Xác định thành phần kiểu gen của quần thể.
Vốn gen được thể hiện qua tần số alen và tỉ số
kiểu gen của quần thể.
- Giáo viên cho học sinh áp dụng tính tần số alen
của quần thể sau:
- Quần thể đậu Hà lan gen quy định màu hoa đỏ có
2 loại alen: A - là hoa đỏ, a – là hoa trắng.
- Cây hoa đỏ có KG AA chứa 2 alen A
Ví dụ: Xét một gen có 2 alen A và a thì trong quần
thể có 3 kiểu gen là: dAA, hAa, raa. Gọi p là tần
số tương đối của alen A và q là tần số của các alen
a. thì tần số tương đối của alen A/a là p/q.
. Trong đó: p = d + 2
<i>h</i>
và q = r + 2
<i>h</i>
(Vì cơ thể có kiểu gen AA (aa) cho 1 loại giao tử
A (a) chiếm tỷ lệ 100% dAA (raa) cho d (r)
giao tử A (a); cơ thể có kiểu gen Aa cho 50% giao
tử mang alen A và 50% giao tử mang alen a
hAa cho 2
<i>h</i>
giao tử mang alen A và 2
<i>h</i>
giao tử
mang alen a.
2
2
<i>h</i>
<i>d</i>
<i>p</i>
<i>h</i>
<i>q</i> <i><sub>r</sub></i>
là tần số tương đối của
<b>II. Quần thể tự phối: tự thụ phấn đối với thực</b>
vật, tự giao phối động vật lưỡng tính hoặc trong
giao phối cận huyết.
- Trong q trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ
thì:
- Trong quần thể,tỷ lệ đồng hợp tử tăng dần trong
khi đó tỷ lệ dị hợp giảm dần đi một nửa qua mỗi
thế hệ.
- Tần số tương đối của các alen duy trì không đổi
nhưng tần số tương đối của các kiểu gen hay cấu
trúc di truyền của quần thể bị thay đổi.
<i><b>* Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế</b></i>
<i><b>hệ thứ n của quần thể tự thụ phối là:</b></i>
Tần số KG Aa =
1
2
<i>n</i>
Tần sốKG AA= Tần sốKG aa =
1
* K t lu n: ê â
- Thanh ph n ki u gen c a a d h p t .â ê u i ơ ư
- Giả sử quần thể đậu có d cây có KG AA, h cây
có kiểu gen Aa, và r cây có kiểu gen aa.
- Tính tần số alen A trong quần thể cây này là bao
nhiêu?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tính tần số alen a?
- Học sinh dựa vào khái niệm để tính tần số alen
A trong quần thể
- Học sinh dựa vào khái niệm tính tần số kiểu gen
của quần thể?
- Hsinh áp dụng tính tần số kiểu gen Aa và aa.
- Giáo viên Cho học sinh làm ví dụ trên.
Tính tần số kiểu gen AA.?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tương tự tính tần số
- Nếu tần số alen
<i>A</i> <i>p</i>
<i>a</i> <i>q</i> <sub> thì tỷ lệ kiểu gen có thể</sub>
được tính như thế nào?
* Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh về
hiện tượng thối hóa do tự thụ phấn.
- Gv vấn đáp gợi ý để rút ra kết luận:
P: Aa x Aa
F1: 50% đồng hợp ( AA + aa): 50% dị hợp (Aa)
F2: 75% đồng hợp: 25% dị hợp
F3: 87,5% đồng hợp: 12,5% dị hợp
Thế hệ thứ n có:
+ Ki u gen AA = ê { (
1
1
2
<i>n</i>
<sub>) /2 }. 4</sub>n
+ Kiểu gen Aa =
1
4
2
<i>n</i>
<i>n</i>
+ Kiểu gen aa = { (
1
1
2
<i>n</i>
<sub>) /2 }. 4</sub>n
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về tần
số kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn?
- Tại sao luật hơn nhân gia đình lại cấm khơng cho
người có họ hàng gần trong vịng 3 đời kết hơn với
nhau?
- GV: Liên hệ quần thể người: hôn phối gần
sinh con bị chết non, khuyết tật di truyền 20 - 30%
cấm kết hơn trong vịng 3 đời.
<b>4. Củng cố. </b>
- Quần thể là gì? thế nào là tần số của các alen? tần số kiểu gen là gì?
- Nêu công thức tổng quát xác định tần số alen cho thế hệ n của quần thể tự phối
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 22 </i>
<b>Bài: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG</b>
<b>CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI NGẪU NHIÊN</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Phát biểu được nội dung định luật Hacđi – Vanbec.
- Chứng minh tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối duy trì khơn gđổi qua các thế
hệ. Nêu được công thức khái quát khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
- Trình bày được ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi Vanbec.
- Phát triển năng lực tư duy lý thuyết và rèn luyện kĩ năng giải bài tập xác định cấu trúc di truyền của
quần thể.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
- Quần thể là gì? thế nào là tần số của các alen? tần số kiểu gen là gì?
- Nêu cơng thức tổng qt xác định tần số alen cho thế hệ n của quần thể tự phối?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
I/ Quần thể giao phối ngẫu nhiên:
- Là quần thể mà trong đó các cá thể tự do chọn
lựa bạn tình để giao phối và sinh ra con cái. Đây là
hình thức giao phối phổ biến nhất ở động vật.
- Quần thể ngẫu phối là đơn vị tồn tại và đơn vị
sinh sản của loài trong tự nhiên.
- Quan hệ sinh sản là cơ sở đảm bảo cho quần thể
tồn tại trong khơng gian và thời gian.
- Q trình giao phối quần thể đa dạng về kiểu
gen và đa dạng về kiểu hình Quần thể giao phối
nỗi bật đặc điểm đa hình.
- Trong một quần thể động vật và thực vật giao
phối thì số gen trong kiểu gen rất lớn, số gen có
- Tuy quần thể đa hình nhưng một quần thể xác
định được phân biệt với quần thể khác cùng loài ở
những tần số tương đối các alen, các kiểu gen và
kiểu hình.
* Nếu gọi r là số alen thuộc một gen (locut), n là
số gen khác nhau trong đó các gen phân ly độc lập
thì số kiểu gen trong quần thể được
tính bằng cơng thức:
( 1)
2
<i>n</i>
<i>r r </i>
II/ Định luật Hacđi – Vanbec:
- Giả sử trong 1 kiểu gen có 2 alen A và a, thì
trong quần thể tồn tại 3 kiểu gen AA, Aa, aa.
- P: AA <sub> aa F1: 100Aa tần số tương đối của</sub>
alen 1
<i>A</i>
<i>a</i>
F1 <sub> F1: Aa </sub><sub> Aa F2 phân ly theo tỷ lệ 25AA:</sub>
50Aa:25aa.
- Cơ thể có kiểu gen AA cho 100% giao tử mang
alen A 25A
- Thế nào là quần thể giao phối? quần thể giao
phối ngẫu nhiên là gì?
- Vì sao quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị
sinh sản của loài?
- Quần thể ngẫu phối có ý nghĩa như thế nào?
- Vì sao trong quần thể ngẫu phối lại có sự đa
dạng về kiểu gen?
- Sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể ngẫu phối
có ý nghĩa gì trong tiến hịa và chọn giống?
- Giải thích tính đa hình của quần thể ngẫu phối?
- Các cá thể trong quần thể ngẫu phối có đặc điểm
như thế nào?
- Mỗi quần thể xác định được phân biệt với quần
thể khác bằng những đại lượng nào?
- Thiết lập cơng thức tính số kiểu gen trong quần
thể ngẫu phối?
- Cơng thức này có giống với cơng thức tính trong
quy luật phân li độc lập không?
- Phát biểu nội dung định luật Hacđi – Vanbec?
- Cơ thể có kiểu gen AA khi phân li hình thành
giao tử sẽ tạo ra những loại giao tử nào? chiếm tỷ
lệ là bao nhiêu?
- Cơ thể có kiểu gen aa khi phân li hình thành giao
tử sẽ tạo ra những loại giao tử nào? chiếm tỷ lệ là
bao nhiêu?
- Cơ thể có kiểu gen aa cho 100% giao tử mang
alen 25a
- Cơn thể có kiểu gen Aa cho 50% giao tử mang
alen A 25A và 50% giao tử mang alen a 25a.
Vậy tổng số giao tử mang alen A = 25 +25 = 50
giao tử mang alen A
Vậy tổng số giao tử mang alen a = 25 +25 = 50
giao tử mang alen a
- Do đó, tần số tương đối của alen
50
1
50
<i>A</i>
<i>a</i>
Như vậy, tần số tương đối của các alen duy trì
khơng đổi qua các thế hệ. (Nếu tiếp tục xét ở các
thế hệ tiếp theo ta cũng có kết quả tương tự).
* Nếu gọi tần số tương đối của alen
<i>A</i> <i>p</i>
<i>a</i> <i>q</i> <sub> (P + q</sub>
=1) thì tỷ lệ kiểu gen khi quần thể ở trạng thái cân
bằng di truyền là P2<sub>AA, 2pqAa, q</sub>2<sub>aa. (P + q)</sub>2
Trong đó p là tần số alen A và q là tần số alen a.
Nếu biết tỷ lệ kiểu gen ta có thể suy ra tần số
tương đối của các alen và ngược lại nếu biết tần số
tương đối của các alen ta có thể dự đốn được tỷ lệ
kiểu gen.
Ví dụ: Trong một quần thể có tỷ lệ kiểu gen là
dAA:hAa:raa P = d + 2
<i>h</i>
, q = r + 2
<i>h</i>
. nếu các cá
thể ngẫu phối thì thế hệ tiếp theo có tỷ lệ phân ly
kiểu gen là:
0,36AA:0,48Aa:0,16aa
P = 0,36 +
48
2 <sub> = 0,6 và q = 0,16 + </sub>
48
2 <sub> = 0,4</sub>
Vậy tần số tương đối alen
0, 6
0, 4
<i>A</i>
<i>a</i>
Vậy nếu kiểu gen có hai alen có tần số là alen A
- Nếu trương hợp sự cân bằng của quần thể với các
dãy alen thì tần số tương đối của các gen là các số
hạng triển khai bình phương tổng tần số các alen (p
+ q + r …)2
III/ Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi –
Vanbec:
Định luật Hacđi – Vanbec chỉ đúng trong những
diều kiện nhất định:
- Số lượng cá thể đủ lớn.
- Quần thể ngẫu phối.
- Các loại giao tử cơ khả năng sống và thu tnh như
nhau.
- Các liạo hợp tử có sức sống như nhau, khơng có
đột biến và chọn lọc, khơng có hiện tượng du nhập
lệ là bao nhiêu?
- Vậy tần số alen A là bao nhiêu?
- Tần số alen a là bao nhiêu?
- Vậy tần số tương đối của các alen
<i>a</i> <sub> là bao</sub>
nhiêu?
- Nếu gọi tần số tương đối của alen
<i>A</i>
<i>a</i> <sub> là </sub>
<i>P</i>
<i>q (P là</i>
tần số của alen A và q là tần sô của alen a) thì tỷ lệ
kiểu gen của quầnthể ở trạng thái cân bằng là bao
nhiêu?
- Nếu kiểu gen có hai a len, alen A có tần số là P
và alen a có tần số là q thì tần số tương đối của các
kiểu gen có thể triển khai như thế nào?
- Nếu trong trường hợp, kiểu gen có nhiều alen thì
các số hạng trong tỷ lệ kiểu gen có thể được triển
khai như thế nào?
- Định luật Hacđi – Vabec đúng trọng điều kiện
nào?
gen.
<b>IV/ Ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec:</b>
<i>a. Về mặt lý luận:</i>
- Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần
thể.
- Giải thích vì sao trong tự nhiên lại có những quần
thể ổn định trong thời gian dài.
<i>b. Về mặt thực tiễn:</i>
- Biết tỷ lệ kiểu hình ta có thể xác định được tần số
tương đối của các kiểu gen và các alen Khi biết
được tần số xuất hiện đột biến nào đó, có thể dự
tính được xác xuất bắt gặp cá thể đột biến trong
quần thể hoặc dự đoán sự tiềm tàng của các gen
hay các đột biến có hại trong quần thể
- Về mặt lý luận, định luật Hacđi – Vanbec có ý
nghĩa như thế nào?
- Về mặt thực tiễn, định luật Hacđi – Vanbec có ý
nghĩa như thế nào?
<b>4. Củng cố.</b>
- Quần thể giao phối là gì?
- Quầnthể giao phối khác gì với quần thể ngẫu phối?
- Nêu cơng thức tính số kiểu gen trong quần thể ngẫu phối?
- Khi quần thể đang ở trạng thái cân bằng thì tỷ lệ phân ly kiểu hình có thể được tính như thế nào? (Cả
<b>5. Dặn dị – bài tập về nhà.</b>
Học bài và chuẩn bị chương “ứng dụng của di truyền học”
<i>Tiết: 23 </i>
<b>CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG DI TRUYỀNG HỌC</b>
<b>Bài: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Nắm được nguồn nguyên liệu cho chọn giống từ tự nhiên và nhân tạo.
- Biết được vai trò của biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi cây trồng.
- Nâng cao kĩ năng phân tích hiện tượng để tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống từ nguồn
biến dị tổ hợp.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Sơ đồ phát sinh giao tử theo quy luật phân li độc lập.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
- Quần thể giao phối là gì?
- Quầnthể giao phối khác gì với quần thể ngẫu phối?
- Nêu cơng thức tính số kiểu gen trong quần thể ngẫu phối?
- Khi quần thể đang ở trạng thái cân bằng thì tỷ lệ phân ly kiểu hình có thể được tính như thế
nào? (Cả trường hợp một gen có nhiều alen).
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I/ Giới thiệu về nguồn gen tự nhiên và nhân tạo:</b>
<b>1. Nguồn gen tự nhiên:</b>
- Thu thập các vật liệu khởi đầu từ nguồn gen tự
nhiên như: cây hoang dại, hoặc chọn lọc các cây
trồng có nguồn gốc địa phương thích nghi cao với
điều kiện mơi trường.
<b>2. Nguồn gen nhân tạo:</b>
Thông qua lai tạo Làm tăng biến dị tổ hợp. Thu
thập thành lập “Ngân hàng gen”, qua trao đổi giữa
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời các câu
hỏi sau:
- Thế nào là nguồn gen tự nhiên?
- Vật liệukhởi đầu là gì?
- Làm thế nào để có được vật liệu khởi đầu từ
nguồn gen tự nhiên?
- Để có nguồn gen nhân tạo người ta làm gì?
các quốc gia với nhau hình thành nguồn vật liệu
ban đầu khá phong phú.
<b>II/ Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp:</b>
* Lai là phương pháp tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
phong phú nhất. Biến dị tổ hợp lại có nguồn gen đa
dạng đã thể hiện thành kiểu hình phong phú tạo
thành nguồn nguyên liệu đồ dào cho chọn giống.
- Dựa vào sự sai khác về kiểu gen P người ta phân
biệt thành các phép lai khác nhau:
<b>1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ</b>
<b>hợp:</b>
- Trong sinh sản hữu tính Tạo ra các tổ hợp gen
mới.
- Cho các cá thể có tổ hợp gen mới này tự phấn
hoặc giao phối gần dòng thuần chủng.
- Cho các dòng thuần chủng tạo được lai với nhau
Chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn.
Ví dụ: sách giáo khoa.
<b>2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao: </b>
<i><b>a. Khái niệm ưu thế lai:</b></i>
Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức
chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển
vượt trội so vứi các dạng bố mẹ.
<i><b>b. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế</b></i>
<i><b>lai:</b></i>
Thuyết siêu trội: Con lai có kiểu gen dị hợp tử về
nhiều cặp gen có kiểu hình vượt trội về nhiều
mặt so với các dạng bố mẹ thuần chủng.
* Chú ý: Khi cho con lai có ưu thế lai cao tự thụ
phấn nhiều thế hệ thì ưu thế lai sẽ giảm dần từ F2
Fn (Do tỷ lệ đồng hợp tăng và tỷ lệ dị hợp giảm
dần một nửa qua các thế hệ lai)
<i><b>c. Phương pháp tạo ưu thế lai:</b></i>
+ Lai khác dòng:
- Tạo dòng thuần chủng khác nhau.
- Cho lai các dòng thuần chủng khác nhau
- Chọn lọc các tổ hợp lai có ưu thế lai cao mà nhà
chọn giống mong muốn.
Lai khác dòng đơn:
Dòng A <sub> Dòng B con lai C ( dùng trong</sub>
sản xuất).
Lai khác dòng kép:
Dòng A <sub> Dòng B Con lai C.</sub>
Dòng D <sub> Dòng E Con lai F.</sub>
Con lai C <sub> Con lai F Con lai kép G )Dùng</sub>
trong sản xuất.
Vì ưu thế lai chỉ thể hiện cao nhất ở F1 và giảm
dần trong các thê hệ sau nên không dùng F1 làm
giống mà chỉ để sản xuất.
- Biến dị tổ hợp có vai trị gì?
- Người ta dựa vào đâu để phân biệt cácphép lai
khác nhau?
- Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét
Giáo viên chốt lại và bổ sung.
- Học sinh quan sát sơ đồ 22 hãy cho biết: Việc tạo
giống bằng nguồn biến dị tổ hợp được tiến hành
như thế nào?
- Thế nào là hiện tượng ưu thế lai?
- Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu
- Vì sao khi cho tự thụ phấn làm giảm ưu thế lai?
- Muốn tạo ưu thế lai người ta có thể sử dụng các
phương pháp lai nào?
- Thế nào là hiện tượng lai khác dòng đơn?
- Hiện tượng lai khác dòng kép được thực hiện như
thế nào?
- Lai khác dòng đơn và lai khác dịng kép có gì
giống và khác nhau?
- Có nên sử dụng con lai F1 làm giống khơng? vì
sao?
- Học sinh thảo luận và đại diện trình bày Giáo
viên nhận xét bổ sung chốt ý.
<b>4. Củng cố.</b>
- Thế nào là nguồn gen tự nhiên/ nguồn gen nhân tạo?
- Ưu thế lai là gì? Trình bày cách tạo ưu thế lai?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Học bài cũ và chuẩn bị phần tiếp theo.
<i>Tiết: 24 </i>
<b>Bài: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG (TT)</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Hiểu được cơ sở khoa học của việc gây đột biến để tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống vật nuôi và
cây trồng.
- Rèn luyện kĩ năng ơhân tích hiện tượng để tìm hiểu bản chất của sự việc qua tạo và chọn giống mới
bằng nguồn biến dị đột biến.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Sơ đồ phát sinh giao tử theo quy luật phân li độc lập.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
- Thế nào là nguồn gen tự nhiên/ nguồn gen nhân tạo?
- Nguồn gen tựnhiên và nguồn gen nhân tạo có gì khác nhau?
- Ưu thế lai là gì? Trình bày cách tạo ưu thế lai?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>III/ Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến:</b>
<b>1. Khái niệm về tạo giống bằng phương pháp</b>
<b>gây đột biến:</b>
- là phương pháp sử dụng các tác nhân đột biến vật
lý hoặc hóa học làm thay đổi vật liệu di truyền của
sinh vật.
- Mỗi giống có nguồn gen xác định, mà mỗi gen
đều có một mức phản ứng đặc trưng Mỗi giống
có một mức trần về năng suất.
- Để có năng suất cao hơn Phải làm thay đổi
mức phản ứng làm thay đổi kiểu gen. Ngoài
phương pháp lai tạo biến dị tổ hợp cịn có thể gây
đột biến để tạo nguồn vật liệu cho chọn giống.
* Phương pháp tạo giống đột biến có thể thực hiện
qua các bước sau:
<i>a. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến:</i>
- Lựa chọn tác nhân gây đột biến thích hợp, tìm
hiểu liều lượng xác định và xác định thời gian xử
lý hợp lý.
<i>b. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong</i>
<i>muốn: </i>
- Dựa vào các đặc điểm có thể nhận biết được để
tách các cá thể có đặc điểm mong muốn ra khỏi
quần các cá thể khác.
<i>c. Tạo dòng thuần chủng: </i>
- Sau khi đã nhận biết được thể đột biến mong
muốn, cho chúng sinh sản để nhân lên thành dòng
thuần chủng theo đột biến tạo được.
<i>2. Một số thành tựu tạo giống bằng gây đột biến ở</i>
<i>Việt Nam:</i>
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu
hỏi:
- Thế nào là phương pháp tạo giống bằng cách gây
đột biến?
- Vì sao khi cần có năng suất cao cho vật ni và
cây trồng thì cần phải là thay đổi vật chất di
truyền?
- Ngoài phương pháp lai để tạo biến dị tổ hợp gen
ra còn có phương pháp nào để làm thay đổi vật
liệu di truyền không?
Giáo viên nhận xét bổ sung và chốt ý.
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến có thể
thực hiện qua những bước nào?
- Có thể thực hiện việc xử lý các mẫu vật như thế
nào?
- Sau khi đã tạo ra các thể đột biến, nhà chọn
- Trong thời gian qua, ngành chọn giống vật nuôi
và cây trồng Việt Nam đã đạt được những thành
tựu như thế nào?
- Các tác nhân đột biến vật lý được sử dụng là
những tác nhân nào?
- Các tác nhân đột biến vật lý có thể gây ra những
đột biến nào?
a. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý:
- Các loại tia phóng xạ, tia tử ngoại hay sốc nhiệt
đều có thể gây đột biến gen và đột biến nhiễm sắc
thể.
- Những thể đột biến có lợi được trực tiếp nhân
thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo
giống.
<i>b. Gây đột biến bằng các tác nhân hóa học:</i>
- Một số chất hóa học như: 5BU (5
brommôuraxin), EMS (ÊtylMêtyl sunphônat, NMU
Việc sử dụng các tác nhân đột biến vật lý hoặc
hóa học tạo ra các đột biến, chọn lọc các thể đột
biến có lợi để có thể nhân thành giống trực tiếp
hoặc có thể làm bố mẹ để lai tạo giống.
nào?
- Thành tựu của ngành chọn giống trong những
năm qua?
<b>4. Củng cố.</b>
- Trình bày cách tạo giống bằng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học?
- Trong những năm qua, ngành chọn giống Việt Nam đã đạt được những thành tựu như thế nào?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 25 </i>
<b>Bài: TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Nêu được các ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn giống cây trồng, vật nuôi
- Từ những thành tựu của cộng nghệ tế bào trong chọn giống mới ở vật nuôi, cây trồng xây dựng được
niềm tin vào khoa học về công tác chọn giống mới cho HS.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Hình cây pomato và hình cặp gấu trúc song sinh do nhân bản vơ tính.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
o Tạo giống bằng PP gây ĐB gồm những bước nào?
o Nêu 1số thành tựu về tạo giống bằng PP gây đột biến?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. TẠO GIỐNG THỰC VẬT</b>
<i><b>1. Nuôi cấy hạt phấn</b></i>
Cách tiến hành
- Nuôi hạt phấn trên mơi trường nhân tạo thành
các dịng tế bào đơn bội
- Chọn lọc in vitro ở mức tế bào những dịng có
đặc tính mong muốn.
- Lưỡng bội hố các dòng tế bào đơn bội:
+ Lưỡng bội hố dịng tế bào (n) thành (2n) rồi
cho mọc thành cây.
+ Cho dòng tế bào (n) mọc thành cây (n) rồi mới
lưỡng bội hoá thành cây (2n).
Ưu điểm: Tạo ra các dịng thuần chủng;
tính trạng chọn lọc được sẽ rất ổn định.
Ví dụ: SGK.
<i><b>2. Ni cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo</b></i>
- Cách tiến hành:
+ Nuôi tế bào xôma trong môi trường nhân tạo,
<i>thành mô sẹo (callus)</i>
+ Sử dụng các loại hormone sinh trưởng để điều
khiển mơ sẹo thành cây hồn chỉnh.
- Ưu điểm: Nhân nhanh giống cây trồng quý
- hiếm và sạch bệnh.
<i><b>3. Tạo giớng bằng chọn dịng tế bào xơma có </b></i>
<i><b>biến dị</b></i>
Ni cấy tế bào có 2n NST trên môi trường nhân
tạo sẽ xuất hiện biến dị cao hơn mức bình thường.
Các biến dị này được chọn lọc thành các giống cây
mới.
<i><b>4. Dung hợp tế bào trần</b></i>
- Cách tiến hành:
+ Loại bỏ thành xenlulose thành tế bào trần
+ Cho dung hợp 2 khối nhân và tế bào chất thành
một Tế bào lai xôma.
+ Tái sinh tế bào lai xôma thành cây lai xôma (thể
song nhị bội)
- Ưu điểm: tạo cây lai khác loài mang đặc
điểm của cả 2loài.
<b>II. TẠO GIỐNG ĐỘNG VẬT</b>
<i><b>1. Cấy truyền phôi </b></i>
(công nghệ tăng sinh ở động vật)
- Cách tiến hành: Tách phôi thành 2 hay nhiều
phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một
Hãy cho biết cơng nghệ tế bào là gì?
Tại sao mỗi giao tử đều có số lượng NST là n
nhưng lại khơng giống nhau về kiểu gen?
chúng mang tổ hợp gen của bố mẹ rất khác
<i>nhau do BDTH. Vì thế, khi nuôi trên môi trường </i>
<i>nhân tạo, chúng sẽ mọc thành các dịng đơn bội có</i>
<i>kiểu hình rất khác nhau</i>
Có mấy cách để tạo cây lưỡng bội từ cây n?
Khi lưỡng bội hố các dịng đơn bội thì KG của
chúng sẽ như thế nào?
Ưu điểm của PP này là gì?
Hãy nêu thành tựu đã đạt được của PP này?
<i>Sự thành công của nuôi cấy tế bào thực vật in vitro</i>
tạo mô sẹo dựa trên cơ sở nào?
Việc phát hiện ra mơi trường ni cấy chuẩn có
bổ sung các hormone sinh trưởng.
Những loại tế bào nào của TV có thể nuôi cấy
được?
Cách tiến hành nuôi cấy tế bào TV?
Ưu điểm chủ yếu của PP này là gì?
Khi ni cấy các tế bào 2n trong môi trường nhân
tạo sẽ phát sinh nhiều biến dị hơn trong môi
trường tự nhiên.
Biến dị dạng nào có thể tạo ra khi ni cấy?
(2n – 1; 2n – 2; 2n + 1; …)
Loại tế bào nào được sử dụng? (n hay 2n)
Tại sao phải bỏ vách tế bào xenlulose của tế bào
trước khi cho dung hợp?
Có ý nghĩa trong lai khác lồi, vì sao?
So sánh PP này với lai khác lồi bằng sinh sản hữu
tính?
Ưu điểm của PP này là gì?
<i>Ví dụ: SGK (hình cây Pomato cuối bài)</i>
phôi riêng biệt.
- Ứng dụng:
+ Phối hợp hai hay nhiều phôi thành 1 thể khảm
mở ra hướng tạo vật ni khác lồi
+ Biến đổi gen của phơi theo hướng có lợi cho
người.
<i><b>2. Nhân bản vơ tính bằng kỹ thuật chuyển nhân</b></i>
Nhn bản vơ tính ở ĐV được nhân bản từ tế bào
xoma, khơng cần có sự tham gia của nhân tế bào
sinh dục, chỉ cần tế bào chất của
<i><b>Các bước tiến hnh: SGK.</b></i>
PP cấy truyền phơi là gì?
PP này có những ứng dụng gì trong tương lai? Ví
Mơ tả quy trình tạo ra cừu Dolly mà các em đã học
trong HK II năm 11.
Đầu tháng 11.2008 này các nhà khoa học Nhật đã
tạo ra Gấu trúc nhân bản vơ tính, nhưng kết quả là
gấu mẹ đã sinh đôi:1con cái (Mhin) và 1con đực
( hin).
<b>4. Củng cố.</b>
o Liệt kê các PP tạo giống bằng công nghệ tế bào.
o Cách nuôi cấy hạt phấn? Ưu điểm nổi bật của PP này là gì?
o Dung hợp tế bào trần là gì? Ưu điểm của PP này so với lai xa bằng sinh sản hữu tính.
o Tạo giống bằng cơng nghệ tế bào ở động vật gồm có những PP nào?
o Thành tựu của tạo giống động vật trên thế giới?
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 26 </i>
<b>Bài: TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
- Giải thích được các khái niệm cơ bản như: công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit.
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen.
- Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra
các sinh vật biến đổi gen.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Các hình trong SGK.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
o Cách nuôi cấy hạt phấn? Ưu điểm nổi bật của PP này là gì?
o Dung hợp tế bào trần là gì? Ưu điểm của PP này so với PP lai xa bằng sinh sản hữu tính.
o Thành tựu của tạo giống động vật trên thế giới?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. KHÁI NIỆM CƠNG NGHỆ GEN</b>
Là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có
gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ
thể với những đặc điểm mới. Công nghệ hiện
nay chủ yếu là kỹ thuật chuyển gen.
<b>II. QUY TRÌNH CHUYỂN GEN</b>
Cơng nghệ gen là gì?
Gồm 3 khâu chủ yếu
<i><b>1. Tạo ADN tái tổ hợp</b></i>
<i>a/ Nguyên liệu</i>
- Gen cần chuyển
- Thể truyền: Plasmit trong tế bào chất của
vi khuẩn, thực khẩn thể lamđa (Phagơ
<i>λ</i> <sub>)</sub>
- Enzim cắt giới hạn (Restrictaza) và
enzim nối (Ligaza)
<i>b/ Cách tiến hành</i>
-Tách plasmit từ vi khuẩn, tách gen cần chuyển
từ tế bào cho.
-Cắt plasmit và gen bằng 1loại enzim cắt giới
hạn
-Nối gen với plasmit bằng enzim nối tạo
thành ADN tái tổ hợp.
<i><b>2. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận</b></i>
-Phương pháp biến nạp: Dùng CaCl2, xung điện
-Phương pháp tải nạp: Dùng virus trung tính làm
thể truyền rồi cho lây nhiễm vào vi khuẩn.
-Phương pháp bắn gen (dùng súng bắn gen)
-Phương pháp vi tiêm
<i><b>3. Tách dòng chứa ADN tái tổ hợp</b></i>
Để nhận biết được tế bào vi khuẩn nào đã nhận
được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học thể
truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu.
Gen đánh dấu có thể là gen kháng kháng sinh.
Ví dụ: SGK.
<b>III. THÀNH TỰU ỨNG DỤNG CÔNG </b>
<b>NGHỆ GEN</b>
-Tái tổ hợp thơng tin di truyền giữa các lồi khác
xa nhau mà lai hữu tính khơng thể thực hiện
được.
- Tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhằm phục vụ
tốt hơn cho cuộc sống của con người cả về số
lượng và chất lượng.
Gen cần chuyển là những gen cần được nhân lên vì
sản phẩm của nó có lợi cho mục đích của con người.
Vectơ chuyển gen (thể truyền) có thể là gì?
Plasmit là gì? (là adn dạng vịng, gồm khoảng 8000
– 200000 cặp nucleotit). Mỗi vi khuẩn có từ vài đến
vài chục plasmit.
Tại sao gọi là enzim cắt giới hạn ?
Hãy mô tả cách tiến hành tạo adn tái tổ hợp?
Tại sao phải dùng chung 1loại enzim?
Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, người
ta đã dùng những phương pháp nào?
(sốc to<sub>: t</sub>o<sub> là 42</sub>o<sub>c)</sub>
Làm thế nào để nhận biết q trình chuyển gen
thành cơng hay khơng?
Dùng gen đánh dấu rồi cấy tế bào nhận lên mơi
trường chọn lọc
+ Nếu dương tính thì thành cơng
+ Nếu âm tính thì thất bại
<b>4. Củng cố.</b>
o Mơ tả quy trình chuyển gen
o Mục đích của chuyển gen là gì? Cho ví dụ.
- Học bài và đọc phần em có biết cuối bài và xem trước bài 26
<i>Tiết: 27</i> <i> </i>
<b>CHƯƠNG V DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI</b>
<b>Bài: PHƯƠNG PÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
-Trình bày được các phương pháp nghiên cứu di truyền học người
-Đọc, xác định được sơ đồ phả hệ, kiểu nhân của một số bệnh tật di truyền cụ thể
-Phát triển tư duy khoa học trong việc tìm hiểu cơ chế di truyền các đặc tính ở người
-Nâng cao kĩ năng phân tích kênh hình
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
Sơ đồ phóng to hình 27.1; 27.2; 27.3 SGK
Phiếu học tập
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
Câu 1:Hãy nêu những thành tựu về tạo giống mới ở vi sinh vật bằng công nghệ gen . Cho ví dụ
Câu 2: Trình bày phương pháp chuyển gen ở thực vật ? Những ưu điểm của công nghệ gen trong tạo
giống cây trồng mới là gì?
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trị</b>
<b>I.NHỮNG KHĨ KHĂN , THUẬN LỢI </b>
<b>TRONG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI</b>
<b>1.Khó khăn</b>
- Con người chín sinh dục muộn
- Số lượng con ít
- Đời sống của một thế hệ kéo dài
- Khơng thể áp dụng phương pháp phân tích di
truyền như ở các sinh vật khác vì lí do xã hội
- Không thể áp dụng phương pháp gây đột biến
bằng các tác nhân lí, hóa…
<b>2.Thuận lợi:</b>
- Mọi thành tựu của khoa học cuối cùng nhằm
phục vụ cho con người => thuận lợi cho nghiên
cứu di truyền người.
- Những thành tựu của y học lâm sàng , y học lí
thuyết là cơ sở để phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của gen lên sự thể hiện tính trạng của người
<b>II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI </b>
<b>TRUYỀN NGƯỜI</b>
<b>1.Phương pháp nghiên cứu phả hệ</b>
a. Mục đích:Nhằm xác định:
+ Gen quy định tính trạng là trội hay lặn
+ Nằm trên NSt thường hay NST giới tính
1.Con người tuân theo các quy luật di truyền và
biến dị như các sinh vật khác như thế nào?
2.Nghiên cứu di truyền ở người có những khó
khăn và thuận lợi như thế nào?
( Khó khăn đó là con người có cuộc sống xã hội ,
con người bị nghiêm cấm làm vật thí nghiệm )
Ví dụ :200 bệnh di truyền về cơ quan thị giác , 250
bệnh di truyền trên da; 200 bệnh thần kinh di
truyền… và những rối loạn các q trình hóa sinh
bình thường trong cơ thể
3.Tại sao nghiên cứu di truyền người lại sử dụng
các phương pháp khác với nghiên cứu di truyền ở
động vật?
+ Di truyền theo những quy luật di truyền nào
b. Nội dung: Nghiên cứu di truyền của một tính
trạng nhất định trên những người có quan hệ họ
hàng qua nhiều thế hệ
c. Kết quả: Bằng phương pháp di truyền phả hệ ,
+ Tính trạng mắt đen, tóc quăn là những trính
trạng trội so với mắt nâu tóc thẳng
+ Bệnh mù màu đỏ và lục, bệnh máu khó đơng là
do những gen lặn liên kết trên NSt giới tính X
+ Tật dính ngón 2-3 do gen nằm trên NST giới
tính Y
d.Một số kí hiệu và phân tích phả hệ
Qua sát hình 27.1 và cho biết:
d1. Bệnh này là do gen trôi hay gen lặn quy định ?
d2.Có di truyền liên kết với giới tính khơng ?
d3.Xác định kiểu gen của 4 và 8
d4. Tính xác suất để cặp vợ chồng III8 x III9 sinh
con trai bệnh là bao nhiêu?
<b>2.Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh</b>
a.Phân biệt đồng sinh cùng trứng và đồng sinh
khác trứng
Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng
- Là trường hợp một
trứng được thụ tinh,
qua những lân fphân
bào đầu tiên của hợp
- Cùng giới tính, cùng
kiểu gen
- Do hai hoặc nhiều
trứng rụng cùng một
lúc, được các tinh
trùng khác nhau thụ
tinh vào cung một
thời điểm
- Có thể có cùng giới
tính, cùng kiểu gen,
hoặc khác giới tính,
khác kiểu gen.
b.Mục đích: Nhằm xác định được tính trạng chủ
yếu do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc vào
điều kiện môi trường sống
c.Nội dung : So sánh những điểm giống nhau và
khác nhau của cùng một tính trạng ở các trường
hợp đồng sinh, sống trong cùng một môi trường
hoặc khác môi trường
-Xác định vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của
d.Kết quả
+ Các tính trạng nhóm máu, bệnh máu khó
đơng… hồn tồn phụ thuộc vào kiểu gen
+ Khối lượng cơ thể, độ thông minh phụ thuộc vào
cả kiểu gen và điều kiện môi trường
<b>3. Phương pháp nghiên cứu tế bào học</b>
a.Mục đích : Tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các
bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời
b.Nội dung : Quan sát, so sánh cáu trúc hiển vi và
nghiên cứu phả hệ ?
+Cho sơ đồ phả hệ trong hình 27.1 SGK cho biết:
d1. Bệnh này là do gen trôi hay gen lặn quy định ?
d2.Có di truyền liên kết với giới tính khơng ?
d3.Xác định kiểu gen của 4 và 8
d4. Tính xác suất để cặp vợ chồng III8 x III9 sinh
con trai bệnh là bao nhiêu?
5.Hoàn thành bảng sau: Phân biệt sinh đôi cùng
trứng và sinh đôi khác trứng ?
Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng
6.Từ câu 5, nêu mục đích, nội dung, phương pháp
của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
số lượng của bộ NST trong tế bào của những
người mắc bệnh với tế bào của những người bình
thường
c.Kết quả:Phát hiện ra nguyên nhân của một số
bệnh như:
+Hội chứng Đao: 3 NSt số 21
+Hội chứng XXX…
<b>4.Các phương pháp nghiên cứu khác</b>
a. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể
Dựa vào công thức của định luật Hacđi – vanbec
các định tần số các kiểu hình, tính tần số các gen
trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền
b. Phương pháp di t ruyền học phân tử:
Biết chính xác vị trí từng Nu trên phân tử AD N,
xác định cấu trúc từng gen tương ứng với mỗi tính
trạng nhất định.
8.Trình bày phương pháp nghiên cứu dit ruyền
quần thể và phương pháp Phương pháp di t ruyền
học phân tử?
<b>4. Củng cố.</b>
Chọn một đáp án đúng nhất ở mỗi câu:
Câu 1 Nghiên cứu di truyền học người có những khó khăn do:
A)khả năng sinh sản của lồi người chậm và ít con B)bộ nhiễm sắc thể số lượng nhiều, kích
thước nhỏ
C)Các lí do xã hội D)tất cả đều đúng x
Câu 2 Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không đuợc áp dụng để nghiên cứu di truyền học
người:
A)Phương pháp nghiên cứu phả hệ B)Phương pháp lai phân tích x C)Phương pháp di truyền tế bào
D)Phưong pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 3 Trong việc lập phả hệ kí hiệu
A)Hai anh em trai cùng bố mẹ B)Hai trẻ đồng sinh C)Hai anh em trai sinh đôi cùng trứng x
D)Hai anh em trai sinh đôi khác trứng
Câu 4 Trong việc lập phả hệ kí hiệu
<b>A)người nam và người nữ mắc bệnh B)người nam và người nữ đã chết x C)người nam và </b>
người nữ bình thường
D)người nam và người nữ mang gen ở trạng thái dị hợp
Câu 5 Trong việc lập phả hệ kí hiệu là
A)người nữ mắc bệnh B)Người nữ bình thường C)người nữ đã chết D)Người nữ mang
Câu 6 Qua nghiên cứu phả hệ tính trạng nào đươi đây ở người là tính trạng trội:
A)Lơng mi dài x B)Da trắng C)Tóc thẳng D)Mơi mỏng
<b>5. Dặn dị – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 28 </i>
<b>Bài: DI TRUYỀN Y HỌC</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Qua bài này học sinh có khả năng
- Trình bày khái niệm về di truyền y học, bệnh, tật di truyền ở người
- Nêu một vài hướng nghiên cứu, ứng dụng di truyền học về di truyền y học trong đời sống
- Phân biệt các loại bệnh, tật di truyền.
- Có nhận thức về một mơi trường sống trong sạch, giảm thiểu các tác nhân gây đột biến gen, đột biến
NST
- Tin tưởng vào khả năng di truyền y học hiện đại có thể điều trị và làm giảm hậu quả của một số bệnh
tật ở người
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Vẽ sơ đồ phóng to kiểu gen của một số bệnh NST, hình 28.1, 28.2, 28.3 SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về quái thai dị dạng
- Đọc trước bài ở nhà
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>I. Di truyền y học</b>
Là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di
truyền học người vào y học, giúp cho việc giải
thích, chẩn đốn, phịng ngừa, hạn chế các bệnh,
Làm việc với SGK trả lời vấn đề sau:
- Di truyền y học là gì?
tật di truyền và điều trị một số trường hợp bệnh lí.
<b>II. Bệnh, tật di truyền ở người:</b>
<b>1. Khái niệm:</b>
- Bệnh di truyền: Các bệnh rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh, bệnh miễn dịch bẩm sinh, các khối u
bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ bẩm sinh
- Tật di truyền: Những bất thường hình thái lớn
hoặc nhỏ, có thể biểu hiện ngay trong q trình
phát triển phơi thai, ngay từ khi mới sinh ra hoặc
KL: Các bệnh, tật di truyền đều là những bất
thường bẩm sinh.
<b>2. Bệnh, tật di truyền do đột biến gen:</b>
- Bệnh, tật di truyền do một gen chi phối: gen bị
đột biến mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp
nu --> gen bị biến đổi --> thay đổi tính chất của
prơtêin. VD: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Bệnh di truyền do nhiều gen chi phối: các gen
tương tác với nhau trong đó gen bị đột biến có vai
trị quyết định. VD: bệnh tâm thần phân liệt
<b>3. Bệnh, tật di truyền do biến đổi số lượng, cấu </b>
<b>trúc NST:</b>
- Biến đổi cấu trúc NST thường: NST 21 bị mất
tật di truyền và điều trị một số bệnh lí)
- GV Nêu vấn đề: Trước đây người ta cho rằng
bệnh, tật di truyền là có di truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, nhưng những sai sót trong quá
trình hoạt động của gen hoặc những đột biến tế bào
xơma thì khơng di truyền. Vậy hiện nay người ta
hiểu về bệnh, tật di truyền như thế nào?
- Tại sao những hiểu biết mới này lại đưa đến khái
niệm chính xác hơn về bệnh, tật di truyền?
GV cho học sinh thảo luận theo nhóm trả lời vấn
đề sau:
* Nhóm 1:
- Bệnh di truyền gồm những bệnh nào?
- Đặc điểm của bệnh di truyền?
* Nhóm 2:
- Tật di truyền là gì?
- Nguyên nhân gây ra tật di truyền?
- Phân biệt tật di truyền với các dị tật mắc phải
trong q trình phát triển.
* Nhóm 3:
- Liệt kê và mô tả một số bệnh tật di truyền đã học
ở lớp 9
==> Các nhóm thảo luận và thống nhất đi đến khái
niệm bệnh, tật di truyền.
Từ kết quả thảo luận của nhóm 3 và các tranh ảnh
học sinh sưu tầm được, GV hướng dẫn HS phân
- GV giải thích về cơ chế biểu hiện bệnh hồng cầu
hình liềm:
Alen HbA---> HbS đồng trội với HbA.( Do đột
biến thay Nu). Vì vậy, sự biểu hiện bệnh tùy thuộc
vào KG:
HbAHbS : bệnh nhẹ
HbSHbS : bệnh nặng, có thể chết
==> bệnh biểu hiện theo kiểu đồng hợp.
- Trường hợp bệnh, tật di truyền do nhiều gen quy
định khác với trường hợp bệnh, tật di truyền do
một gen quy định như thế nào? Có di truyền theo
quy luật Menđen không? (Đây là bệnh, tật di
truyền do tương tác của nhiều gen, tương tác giữa
gen với môi trường gây nên các mức độ khác nhau
của bệnh, tật. Vì vậy nó khơng tn theo quy luật
MĐ)
đoạn --> ung thư máu
- Biến đổi số lượng NST thường: 3NST số 13
(Hội chứng Patau) --> đầu nhỏ, sức môi 75%, tai
thấp, biến dạng...; 3 NST số 18 (Hội chứng Etuôt):
Trán nhỏ, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh
tay,...
- Biến đổi số lượng NST giới tính: Hội chứng
Claiphentơ (XXY), Hội chứng 3 X (XXX), Hội
chứng Tớcnơ (XO)
<b>III. Một vài hướng nghiên cứu ứng dụng:</b>
- Chẩn đoán bệnh sớm và tiến tới dự đoán sớm
bệnh di truyền
- Điều chỉnh trao đổi chất của tế bào người bằng
cách sửa chữa các nguyên nhân sai hỏng
- Kìm hãm vi sinh vật gây bệnh ở mức độ phân tử
- Sản xuất các dược phẩm chữa bệnh đa dạng hơn,
tác động chính xác và ít phản ứng phụ.
di truyền do biến đổi cấu trúc, số lượng NST và
hỏi:
- Nhóm bệnh, tật này liên quan tới những biến đổi
trong bộ NST của người như thế nào?
- Biểu hiện của các thể đột biến này?
- Phân loại các biến đổi này như thế nào?
* GV phân chia các nhóm thảo luận viết sơ đồ cơ
chế xuất hiện các loại bệnh Claiphentơ, Tớcnơ, 3X
P: XX x XY
GP: X XY, O
F1: XXY XO
( Hc Claiphentơ) (Hc Tớcnơ)
P: XX x XY
GP: XX, O X, Y
F1: XXX, XXY, OX, OY
( HC 3X) (Clpt) (Tớcnơ) (Chết)
<b>4. Củng cố.</b>
- Tóm tắt nội dung chính của bài.
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
<i><b>1/ Di truyền y học là:</b></i>
*a. Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học.
b. Ngành khoa học chuyên điều trị những bệnh liên quan đến di truyền học.
d. Ngành khoa học nghiên cứu về di truyền và y học.
<i><b>2/ Các bệnh nào sau đây là bệnh di truyền do đột biến gen?</b></i>
*a. Hồng cầu hình liềm b. Hội chứng Đown
c. Ung thư máu d. Ung thư dạ dày
<i><b>3/ Hội chứng Êtt có kiểu hình trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay có nguyên </b></i>
<i><b>nhân là do:</b></i>
a. 3 NST số 21 *b. 3 NST số 18
c. 3 NST số 23 d. 3 NST số 13
<i><b>4/ Nguyên nhân gây ra Hội chứng Tơcnơ ở người là do:</b></i>
a. Sự không phân li của cặp NST giới tính của người mẹ ở lần phân bào I của giảm phân
b. Sự không phân li của cặp NST giới tính của người mẹ ở lần phân bào II của giảm phân
c. Sự không phân li của cặp NST giới tính của người cha ở lần phân bào I của giảm phân
d. Sự không phân li của cặp NST giới tính của người cha ở lần phân bào II của giảm phân
<i><b>5/ Sự kết hợp của giao tử bị đột biến của người mẹ do sự không phân li của cặp NST sớ 21 với </b></i>
<i><b>giao tử bình thường của người cha thì đứa con mà họ sinh ra có đặc điểm:</b></i>
a. Đầu nhỏ, sứt môi 75%, tai thấp và biến dạng
b. Trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay
c. Cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, si đần
d. Cổ ngắn, trí lực kém phát triển, bộ phận sinh dục biến dạng.
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
<i>Tiết: 29 </i>
<b>Bài: DI TRUYỀN Y HỌC (tt)</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Qua bài này học sinh có khả năng:
<b>1. Kiến thức:</b>
- Nêu được khái niệm Di truyền y học tư vấn và cơ sở của Di truyền y học tư vấn
- Nêu được khái niệm về liệu pháp gen và ứng dụng
- Nêu được khái niệm chỉ số ADN và ứng dụng.
<b>2. Kỹ năng:</b>
- Hoạt động theo nhóm
<b>3. Thái độ:</b>
- Tin tưởng vào khả năng Di truyền y học hiện đại điều trị và làm giảm hậu quả của một số bệnh di
truyền ở người.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
<b>IV. DI TRUYỀN Y HỌC TƯ VẤN:</b>
<b>1. Khái niệm:</b>
- Di truyền Y học tư vấn là một lĩnh vực chẩn
đoán Di truyền Y học được hình thành dựa trên cơ
sở những thành tựu về Di truyền người và Di
truyền Y học.
- Nhiệm vụ: Chẩn đốn, cung cấp thơng tin về khả
năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của
các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên
trong việc kết hơn, sinh đẻ, đề phịng và hạn chế
hậu quả xấu ở đời sau.
<b>2. Cơ sở khoa học của Di truyền Y học tư </b>
<b>vấn:</b>
- Xác minh bệnh có di truyền hay khơng, đặc điểm
di truyền như thế nào.
- Phương pháp chẩn đoán: Nghiên cứu phả hệ,
phân tích sinh hóa, xét nghiệm, chẩn đốn trước
sinh, ....
<b>3. Phương pháp tư vấn:</b>
- Dựa trên các dữ liệu về sơ đồ phả hệ, phân tích
kết quả xét nghiệm, ... để xác định bệnh có phải là
bệnh di truyền hay không.
- Xác định đặc điểm di truyền của bệnh
- Từ đó dự đốn khả năng xuất hiện bệnh này ở
đời con. Rồi đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ
chồng là có nên sinh con hay khơng, ...
GV cho các nhóm HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Di truyền Y học tư vấn là gì? ( Lĩnh vực chẩn
đoán Di truyền Y học được hình thành dựa trên cơ
sở những thành tựu về Di truyền người và Di
truyền Y học)
- Nhiệm vụ của di truyền Y học tư vấn là gì?
(Chẩn đốn, cung cấp thơng tin về khả năng mắc
các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình
đã có bệnh này, từ đó cho lời khun trong việc
kết hơn, sinh đẻ, đề phịng và hạn chế hậu quả xấu
ở đời sau.)
- Tại sao cần phải xác minh đúng bệnh di truyền để
tư vấn có kết quả? ( Vì DTYHTV có nv cung cấp
thơng tin về khả năng mắc các bệnh di truyền ở đời
con; do đó, việc xác minh đúng bệnh di truyền thì
tư vấn mới có hiệu quả)
- Làm thế nào để xác minh đúng bệnh di truyền và
GV hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ và đề ra
phương pháp tư vấn.
- Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy
định vậy thì quy ước gen như thế nào?
- Viết sơ đồ lai để phân tích hoạt động của gen gây
bệnh.
- Đối với mỗi sơ đồ lai hãy xác định xác suất xuất
hiện bệnh máu khó đơng ở đời con.
<b>V. LIỆU PHÁP GEN:</b>
<b>1. Khái niệm:</b>
- Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền
bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột
biến dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào
cơ thể người bệnh hay thay gen bệnh bằng gen
lành
<b>2. Một số ứng dụng bước đầu:</b>
- Chuyển gen TNF vào tế bào limphơ T có khả
năng xâm nhập khối u, sau đó cấy các tế bào này
vào cơ thể để tiêu diệt khối u.
- Người ta hy vọng dùng liệu pháp gen để chữa trị
<b>VI. SỬ DỤNG CHỈ SỐ ADN:</b>
<b>1. Khái niệm:</b>
- Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn
nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền.
- Chỉ số ADN có tính chun biệt rất cao.
<b>2. Các ứng dụng:</b>
- Xác định cá thể trong các vụ tai nạn máy bay,
các vụ cháy, ... mà khơng cịn ngun xác.
- Xác định mối quan hệ huyết thống
- Chẩn đốn, phân tích bệnh di truyền.
- Trong khoa học hình sự: Dùng để xác định tội
phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.
HS cùng nghiên cứu thảo luận và trình bày.
GV nêu vấn đề: Liệu pháp gen là gì? Có mấy cách
thực hiện liệu pháp gen?
Trả lời câu hỏi trên sẽ đi đến khái niệm liệu pháp
gen.
- Như vậy thực chất của kĩ thuật thực hiện liệu
pháp gen là gì? (Kĩ thuật chuyển gen)
- Việc cấy ghép gen ở người có những thuận lợi,
HS dựa vào nội dung trong sgk trả lời.
GV trình bày một số ứng dụng
GV đặt vấn đề:
- Chỉ số ADN là gì?
- Lấy ví dụ để làm rõ khái niệm.
- Đặc điểm của chỉ số ADN?
- Chỉ số ADN được dùng để làm gì?
HS dựa vào nội dung SGK làm rõ vấn đề GV đã
nêu.
<b>4. Củng cố.</b>
- Tóm tắt nội dung chính của bài
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
<i><b>1/ Ở người, mẹ bình thường, bớ và ơng ngoại mắc bệnh máu khó đơng. Kết luận nào dưới đây</b></i>
<i><b>đúng</b></i>
a. 50 % con gái có khả năng mắc bệnh. b. con gái của họ không mắc bệnh.
c. 100 % con trai mắc bệnh. d. 100 % con trai hoàn toàn bình thường.
<i><b>2/ Ở người, bệnh máu khó đơng (X</b><b>h</b><b><sub>), máu đơng bình thường (X</sub></b><b>H</b><b><sub>). Sinh được đứa con gái bị</sub></b></i>
<i><b>bệnh bị máu khó đơng. Kiểu gen của bớ và mẹ là</b></i>
a. Xh<sub>Y, X</sub>H<sub>X</sub>H<sub>.</sub> <sub>b. X</sub>H<sub>Y, X</sub>h<sub>X</sub>h<sub>.</sub>
c. Xh<sub>Y, X</sub>H<sub>X</sub>h<sub>.</sub> <sub>d. X</sub>H<sub>Y, X</sub>H<sub>X</sub>h<sub>.</sub>
<i><b>3/ Ở người, bệnh máu khó đơng (X</b><b>m</b><b><sub>), máu đơng bình thường (X</sub></b><b>M</b><b><sub>). Bớ mẹ đều có kiểu hình</sub></b></i>
<i><b>nhìn màu bình thường, sinh được con gái nhìn màu bình thường và con trai mù màu. Đứa con gái</b></i>
<i><b>lớn lên lấy chồng khơng bị bệnh mù màu thì xác suất để xuất hiện đứa trẻ bị mù màu ở thế hệ tiếp</b></i>
<i><b>theo là</b></i>
a. 3,125%. b. 6,25%. c. 12,5%. d. 25%.
<i><b>4/ Phương pháp xác minh bệnh di truyền chính xác nhất là:</b></i>
a. Nghiên cứu phả hệ b. Nghiên cứu tế bào.
c. Xét nghiệm máu c. Chụp X-quang
<i><b>5/ Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, </b></i>
<i><b>gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui</b></i>
<i><b>định nhìn màu bình thường. Đặc điểm của kiểu gen Aa XBXb</b></i>
b. tạo các loại giao tử có tỉ lệ khơng ngang nhau nếu xảy ra hốn vị gen.
c. trong giảm phân tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
d. chỉ biểu hiện bệnh bạch tạng.
<b>5. Dặn dò – bài tập về nhà.</b>
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Ôn tập kiến thức về cấu tạo virút HIV, các con đường lây nhiễm HIV đã học ở lớp 10.
<i>Tiết: 30 </i>
<b>Bài: BẢO VỆ VỐN GEN DI TRUYỀN CỦA LOÀI NGƯỜI</b>
<b>I. Mục tiêu bài dạy.</b>
Qua bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được cơ sở di truyền học của bệnh ung thư, bệnh AIDS
- Nêu được cơ sở khoa học của sự di truyền trí năng của lồi người
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ vốn gen di truyền của loài người.
- Nâng cao nhận thức về tài sản di truyền của lồi người, từ đó tích cực đấu tranh vì hịa bình, chống
thảm họa chiến tranh hạt nhân, bảo vệ môi trường sống.
<b>II. Phương tiện dạy học.</b>
- Một số tranh ảnh về: Virus HIV, nạn nhân chất độc màu da cam
<b>2. Học sinh:</b>
- Đọc trước bài ở nhà.
<b>III. Tiến trình tổ chức dạy học.</b>
<b>1. Ổn định lớp.</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ.</b>
<b>3. Giảng bài mới.</b>
<b>Nội dung</b> <b>Hoạt động thầy & trò</b>
- Gánh nặng di truyền là sự tồn tại các đột biến
gen gây chết hoặc nửa gây chết trong vốn gen của
quần thể người. Nếu gen này ở trạng thái đồng
hợp tử sẽ làm chết các cá thể hay làm giảm sức
sống của họ.
<b>II. DI TRUYỀN Y HỌC VỚI BỆNH UNG </b>
<b>THƯ VÀ BỆNH AIDS:</b>
<b>1. Di truyền Y học với bệnh ung thư:</b>
- Bệnh ung thư là hiện tượng tế bào phân chia vô
tổ chức thành khối u và sau đó di căn. Nguyên
nhân bệnh xét ở mặt phân tử là do các biến đổi cấu
trúc ADN.
- Phịng ngừa ung thư bằng cách: Bảo vệ mơi
trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư,
duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi
mơi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể, khơng kết
hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp tử
lặn về gen gây đột biến, gây bệnh ung thư ở thế
hệ sau.
<b>2. Di truyền Y học với bệnh AIDS:</b>
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
- Ngày nay, bằng kĩ thuật hiện đại, người ta làm
chậm sự tiến triển của bệnh bằng liệu pháp di
truyền nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh AIDS.
<b>III. SỰ DI TRUYỀN TRÍ NĂNG:</b>
- Trí năng là khả năng trí tuệ của con người. Trí
năng được xác định là có di truyền.
- Biểu hiện của trí năng phụ thuộc vào gen điều
hòa nhiều hơn gen cấu trúc.
- Sự di truyền trí năng được đánh giá qua chỉ số
IQ.
- Chỉ số IQ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
từ môi trường.
- Để bảo vệ tiềm năng di truyền và khả năng biểu
hiện trí năng của con người cần tránh những tác
nhân gây đột biến gen của lồi người.
<b>IV. BẢO VỆ DI TRUYỀN CỦA LỒI NGƯỜI</b>
<b>VÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.</b>
- Di truyền học phóng xạ đã xác định tất cả các
bức xạ ion hóa đều có khả năng gây đột biến -->
- GV phân tích thêm
- Ung thư là gì?
- Ngun nhân chính gây ra bệnh ung thư là gì?
(Các biến đổi trong cấu trúc ADN)
GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh ung thư?
GV hướng dẫn HS trả lời lệnh SGK:
- Khái niệm ô nhiễm môi trường là những thay đổi
không mong muốn các tính chất lý, hóa, sinh của
KK, Đ, N, gây tác động nguy hại tức thời hoặc
trong tương lai đến sức khỏe của con người, đặc
biệt là các tác nhân gây đột biến.
- Liệt kê một số tác nhân và ảnh hưởng của nó đối
với đời sống (chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu,
chất độc hóa học, thuốc diệt cỏ, chất phóng xạ,
bom hạt nhân,...)
- Liên hệ tới hậu quả của việc nhiễm chất độc Da
cam ở VN
- Bệnh AIDS là gì?
- Nguyên nhân gây ra bệnh?
- Các con đường lây bệnh?
GV trình bày: Hiện nay chúng ta đã biết VLDT
của HIV là ARN với số lượng đơn phân rất ít. Như
vậy, sự hiểu biết sâu sắc về cấu tạo và sinh học vi
rút HIV giúp cho việc ngăn chặn và điều trị
bệnhAIDS như thế nào? (Đưa ra các phương pháp
điều trị hiệu quả bệnh AIDS)
- Trí năng có di truyền khơng? (Có)
- Vai trị của các gen trong sự di truyền trí năng
này như thế nào? (Gen điều hịa đóng vai trị quan
trọng hơn gen cấu trúc)
- Sự di truyền trí năng được đánh giá bằng chỉ số
nào?
- Người ta phân nhóm chỉ số IQ trong quần thể
người như thế nào để đánh giá sự di truyền trí năng
của người?
- Nguyên nhân về mặt di truyền của các nhóm có
chỉ số IQ thấp dưới 70 là gì?
- Liên hệ tác động của mơi trường lên chỉ số IQ
- Có những nhân tố nào liên quan đến việc bảo vệ
tiềm năng di truyền và khả năng biểu hiện trí tuệ
của lồi người?
Tránh gây nhiễm xạ môi trường sống từ vũ khí hạt
nhân hay các vụ thử vũ khí hạt nhân.
- Di truyền học độc tố, Di truyền học Dược lí
nghiên cứu tính nhạy cảm, sự phản ứng khác nhau
của con người đối với từng loại hóa dược.
- Thế giới và VN đã và đang tích cực trong công
tác bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên
nhằm phát triển bền vững Trái Đất.
chuyên nghiên cứu các tác nhân gây đột biến
VCDT và hậu quả của nó đối với lồi người?
- GV nhắc lại tác động của Dioxin mà quân đội
Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh và hậu quả của
nó đối với mơi trường và sức khỏe.
<b>4. Củng cố.</b>
- Tóm tắt nội dung chính của bài
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
<i><b>1/ Vì sao pháp luật Việt Nam cấm kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời?</b></i>
a. Vì nếu họ kết hơn thì khả năng xuất hiện đồng hợp tử về các gen thấp, do đó, các gen lặn có hại
được biểu hiện gây nên các bệnh, tật di truyền, làm suy thối nịi giống
b. Vì nếu họ kết hơn thì khả năng xuất hiện đồng hợp tử về các gen cao, do đó, các gen lặn có hại
<b>được biểu hiện gây nên các bệnh, tật di truyền, làm suy thối nịi giống </b>
c. Vì nếu họ kết hơn thì khả năng sinh con kém đi, gây suy thối nịi giống.
d. Vì nếu họ kết hơn thì con các dễ mắc các loại bệnh hơn.
<i><b>2/ Theo Di truyền Y học hiện đại thì bệnh ung thư là do:</b></i>
a. Các biến đổi trong cấu trúc ADN b. Biến đổi trong phân tử prôtêin
c. Biến đổi trong cấu trúc NST d. Biến đổi cấu trúc ARN
<i><b>3/ Nhằm bảo vệ vớn gen di truyền của lồi người. Di truyền học đã phát triển những lĩnh vực </b></i>
<i><b>nghiên cứu:</b></i>
a. Di truyền học chẩn đốn, Khoa học hóa học
b. Di truyền học phóng xạ, Di truyền độc tố, Di truyền học dược lí.
b. Di truyền học phóng xạ, Di truyền hóa học
c. Di truyền học dược lí, di truyền học hóa học, di truyền.
<i><b>4/ Sự tồn tại các đột biến gen gây chết hoặc nửa gây chết trong quần thể người gọi là:</b></i>
a. Bệnh di truyền b. Tật di truyền
c. Gánh nặng di truyền d. Bệnh ung thư.
<i>Tiết: 31 </i> <b>BÀI TẬP</b>
<b>I. Mục tiêu</b>
<i><b>1. Kiến thức</b></i>
<i><b>2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức, sáng tạo, khoa học.</b></i>
<i><b>3. Thái độ : Độc lập tự giác</b></i>
<i><b>II.Phương pháp, Phương tiện: </b></i>
<i><b>1. Phương pháp: Tự luận 100%, kiểm tra tập trung theo phòng.</b></i>
<i><b>2. Phương tiện: Đề, giấy thi, giấy nháp.</b></i>
<b>III. Trọng tâm: Cơ chế DT, BD, DTquần thể, DT chọn giống, DThọc người.</b>
<i><b>IV. Tiến trình tổ chức dạy học </b></i>
<b>CHƯƠNG I . BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ</b>
<i><b>Tiết: 32 BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>
<i>- Sau khi học xong bài này học sinh cần:</i>
<i><b>1. Kiến thức</b></i>
- Trình bày được thế nào là cơ quan tương đồng.
- Giải thích được thế nào là cơ quan tương tự.
- Giải thích được tại sao cơ quan thối hố lại rất có ý nghĩa trong việc xác định mối quan hệ họ hàng
giữa các loài.
<i><b>2. Kỹ năng: Phân tích so sánh, quan sát kênh hình và kênh chữ, hoạt động đọc lập, hoạt động nhóm, </b></i>
nghiên cứu tài liệu SGK.
<i><b>3. Thái độ : Yêu khoa học</b></i>
<b>II. Phương pháp, phương tiện</b>
<i><b>1. Phương pháp: NVĐ, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm , giảng giải, thuyết trình.</b></i>
<i><b>2. Phương tiện: - Phiếu học tập, máy chiếu</b></i>
- Học sinh ôn tập kiến thức ở nhà
<b>III. Trọng tâm: Cơ quan tương đồng và bằng chứng phơi sinh học so sánh</b>
<i><b>IV. Tiến trình tổ chức dạy học </b></i>
<i><b>A/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.</b></i>
<i><b>B/ Kiểm tra bài cũ: 15p</b></i>
<i><b>C/ Bài mới</b></i>
NVĐ: Các lồi SV tồn tại hiện nay có quan hệ họ hàng không?Dựa vào bằng chứng nào để chứng
<b>minh? HS... --> CHƯƠNG I . BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ</b>
<b>BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH</b>
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
▼. Thế nào là cơ quan tương
đồng? Ý nghĩa tiến hóa của cơ
quan tương đồng?
- Giải thích vì sao tương đồng?
- Vì sao khác nhau?
<b>I.Bằng chứng giải phẫu so sánh</b>
- Là 1 lĩnh vực sinh học chuyên nghiên cứu mối quan hệ
tiến hố giữa các lồi dựa trên việc so sánh các đặc điểm giải
phẫu.
<i><b>1. Cơ quan tương đồng</b></i>
- Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ
quan nằm ở vị trí tương ứngtrên cơ thể, có cùng nguồn gốc
trong q trình phát triển phộiho nên có kiểu cấu tạo giống
nhau.
+VD: Các cơ quan tương đồng như xương chi của các lồi
ĐV có xương sống cấu tạo theo cấu trúc chung gọi là chi 5
ngón. Xương chi trước đều gồm các bộ phận: Xương cánh
tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn và xương
ngón tay.
* Ý nghĩa của cơ quan tương đồng: Cung cấp bằng chứng
về mối quan hệ tiến hố giữa các lồi sinh vật. Các SV càng
có nhiều các cơ quan tương đồng với nhau thì càng có họ
hàng gần gũi.
<i><b>2. Cơ quan thối hố: </b></i>
▼. Thế nào là cơ quan tương tự?
- Thế nào là cơ quan tương tự?
Cơ quan tương tự có được xem là
nguồn gốc tiến hóa không? Tại
sao?
- HS quan sát tranh -->
? Nhận xét sự giống nhau trong
sự phát triển phôi của động vật?
giải thích tại sao?
- Ý nghĩa tiến hóa?
- Nội dung định luật phát sinh
sinh sinh vật? Chứng minh.
VD: Ruột thưa ở người là vết tích ruột tịt đã phát triển ở ĐV
ăn cỏ.
- Trường hợp cơ quan thối hóa phát triển mạnh gọi là hiện
tượng lại tổ.
<i><b>2. Cơ quan tương tự</b></i>
- Là cơ quan thực hiện chức năng giống nhau nhưng khơng
được tiến hố từ một nguồn gốc.
+ VD:
- Các cơ quan tương tự được hình thành ở những SV thuộc
các nhánh tiến hoá khác nhau là do hiện tượng tiến hoá hội
tụ.
+ Nguyên nhân : Các SV khác nhau sống trong những điều
- Các cơ quan tương tự không được xem là các bằng chứng
tiến hố.
<b>II. Bằng chứng phơi sinh học</b>
<i><b>1. Sự giống nhau trong phát triển phôi</b></i>
- Sự tương đồng về q trình phát triển phơi ở một số lồi
động vật có xương sống là một bằng chứng gián tiếp chứng
minh các lồi có chung một tổ tiên. Những điểm giống nhau
đó càng nhiều càng kéo dài càng chứng tỏ SV có quan hệ họ
hàng gần.
<i><b>2. Định luật phát sinh sinh vật</b></i>
- Nội dung: Sự phát triển cá thể phản ánh rút gọn sự phát
triển của loài.
- CM qua sự phát triển phôi người.
<i>Tiết: 33</i> <b>BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH HỌC</b>
<b>I. Mục tiêu</b>
<i>- Sau khi học xong bài này học sinh cần:</i>
<i><b>1. Kiến thức</b></i>
- Trình bày được những đặc điểm hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa và mối quan hệ của chúng
với các điều kiện địa lí, sinh thái và lịch sử địa chất của một số vùng đó.
- Phân biệt được những đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo đại dương và đảo lục địa; nêu được ý
nghĩa tiến hóa của những đặc điểm đó.
- Phân tích được giá trị tiến hóa của những bằng chứng địa sinh vật học.
<i><b>2. Kỹ năng: - Rèn luyện được kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin.</b></i>
- Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát).
<i><b>3. Thái độ : </b></i>
<b>II. Phương pháp, phương tiện</b>
<i><b>1. Phương pháp: NVĐ, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm , giảng giải, thuyết trình.</b></i>
<i><b>2. Phương tiện: Các tranh ảnh về các bằng chứng địa lí sinh học.</b></i>
- Phiếu học tập, máy chiếu
- Học sinh chuẩn bị kiến thức ở nhà
<b>III. Trọng tâm: Đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng địa lí</b>
<i><b>IV. Tiến trình tổ chức dạy học </b></i>
<i><b>A/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.</b></i>
<i><b>B/ Kiểm tra bài cũ: 5p</b></i>
Phân biệt cơ quan tương đồng với cơ quan tương tự . Nêu dí dụ minh họa ?
<i><b>C/ Bài mới</b></i>
NVĐ: Các hệ động, thực vật ở các vùng khác nhau trên Trái Đất có sự khác nhau khơng ? Sự hình
thành các hệ động, thực vật ở các vùng khác nhau trên Trái Đất có liên quan lịch sử địa chất với nhau
như thế nào ?
GV có thể yêu cầu HS trả lời rồi hoàn chỉnh lại để vào bài.
<i><b>Các hoạt động dạy học</b></i>
Hoạt động 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ ĐỘNG, THỰC VẬT Ở MỘT SỐ VÙNG ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC
Cho HS đọc thơng tin mục I.1 và quan sát hình 33.1
SGK
u cầu HS thực hiện lệnh mục I.1
<i>Vì sao vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc có hệ động vật </i>
<i>về cơ bản là giống nhau ?</i>
<i>Sự tồn tại một số lồi đặc trưng ở mỗi vùng được giải</i>
<i>thích như thế nào ?</i>
<b>I. Đặc điểm hệ động vật, thực vật ở một số </b>
<b>vùng lục địa</b>
<i><b>1. Hệ động, thực vật vùng Cổ bắc và vùng Tân </b></i>
- Vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc có một số lồi
tiêu biểu giống nhau. (SGK)
- Ngồi ra, có một số lồi riêng cho mỗi vùng.
(SGK)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC
Cho HS đọc thông tin mục I.2 và quan sát
hình 33.2 SGK
Yêu cầu HS thực hiện lệnh mục I.2
<i>Giải thích vì sao ngày nay thú có túi chỉ có </i>
<i>ở lục địa Úc mà không tồn tại ở các lục địa</i>
<i>khác ?</i>
Nhấn mạnh: Đặc điểm hệ động, thực vật
của từng vùng không những phụ thuộc vào
điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà
cịn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các
vùng địa lí khác vào thời kì nào trong q
trình tiến hóa của sinh giới.
<b>2. Hệ động, thực vật vùng lục địa Úc</b>
- Hệ động vật ở đây khác biệt rõ rệt so với các vùng lân
cận: thú bậc thấp phân bố rộng rãi.
- Hệ thực vật có đặc trung là tính địa phương cao (75%)
* Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không
những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng
đó mà cịn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí
khác vào thời kì nào trong q trình tiến hóa của sinh
giới.
Hoạt động 2 : HỆ ĐỘNG, THỰC VẬT TRÊN CÁC ĐẢO
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC
Cho HS phân biệt đảo lục địa với đảo đại
dương.
? Đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo đại
dương và đảo đất liền ?
Cho HS đọc thơng tin SGK để thực hiện
lệnh mục II:
Giải thích vì sao hệ động vật ở đảo đại
dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa ?
Nhấn mạnh: Những dẫn liệu địa sinh vật
học chứng tỏ mỗi loài động vật hay thực vật
đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất
định, tại một vùng nhất định. Từ đó, lồi ở
rộng phạm vi phân bố và tiến hóa theo con
đường phân li, thích nghi với điều kiện địa
lí, sinh thái khác nhau. Cách li địa lí là một
<b>II. Hệ động, thực vật trên các đảo</b>
- Hệ động, thực vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở
đảo lục địa.
Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo là bằng chứng về q
trình hình thành lồi mới dưới tác dụng chủ yếu của
chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí.
<i><b> Từ những tài liệu địa lí sinh vật học chứng tỏ: </b></i>
<i><b>- Mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kì lịch</b></i>
<i><b>sử nhất định, tại một vùng nhất định. </b></i>
<i><b>- Cách li địa lí là nhân tớ thúc đẩy sự phân li trong </b></i>
<i><b>lồi.</b></i>
<i><b>D. Củng cớ và luyện tập</b></i>
Cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài, chủ yếu dựa vào khung ghi nhớ SGK.
Đáp án câu 6: D
<i><b>E. Hướng dẫn về nhà:</b></i>
<i>Tiết34:</i> <i><b> BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>
<i>- Sau khi học xong bài này học sinh cần:</i>
<i><b>1. Kiến thức</b></i>
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.
- Giải thích được vì sao tế bào chỉ sinh ra tế bào sống trước nó.
- Nêu được những bằng chứng sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
- Giải thích được những mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc của ADN và protein giữa các loài.
<i><b>2. Kỹ năng: </b></i>
Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thơng tin.
<i><b>3. Thái độ </b></i>
<b>II. Phương pháp, phương tiện</b>
<i><b>1. Phương pháp: NVĐ, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm , giảng giải, thuyết trình.</b></i>
<i><b>2. Phương tiện:</b></i>
<i><b>- Các tranh ảnh về các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.</b></i>
- Các thông tin bổ sung trong SGV về lai phân tử ADN.
- HS Đọc trước bài 34: soạn các lệnh của bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Nội dung của học thuyết tế bào và bằng chứng sinh học tế bào và phân tử.
<i><b>IV. Tiến trình tổ chức dạy học </b></i>
<i><b>A/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.</b></i>
<i><b>B/ Kiểm tra bài cũ: 15p</b></i>
1. Nêu đặc điểm của hệ động, thực vật ở vùng Cổ bắc và Tân bắc ? Giải thích sự khác nhau đó.
2. Nêu đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo lục địa và đảo đại dương ? Rút ra nhận xét chung ?
<i><b>C/ Bài mới</b></i>
- Nêu vấn đề: Đơn vị cơ bản cấu tạo nên một cơ thể sống là gì ?
--> Từ câu trả lời của HS, GV liên hệ vào bài.
<i><b> Các hoạt động dạy học</b></i>
Hoạt động 1 : BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC
Cho HS làm việc độc lập để hoàn thiện lệnh mục
I trong SGK:
Thuyết tế bào đã gợi ra ý tưởng gì về nguồn gốc
của sinh giới ?
Phân tích kĩ câu nói của R.Virchov “mọi tế bào
đều sinh ra từ các tế bào sống trước nó và khơng
? Trình bày các phương thức sinh sản của tế bào
ở các loài ?
<b>I. Bằng chứng tế bào học</b>
- Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động,
thực vật đều được cấu tạo từ TB.
- Bên cạnh những điểm giống nhau, các loại tế bào
ở các sinh vật khác nhau cũng phân biệt nhau về
một số đặc điểm cấu tạo do hướng tiến hóa thích
nghi.
- TB khơng chỉ là đơn vị cấu tạo của cơ thể mà cịn
có vai trị quan trọng đối với sự phát sinh và phát
triển của cá thể và chủng loại.
- Theo R.Virchov “mọi tế bào đều sinh ra từ các tế
bào sống trước nó và khơng có sự hình thành tế bào
ngẫu nhiên từ chất vơ sinh”
- Các hình thức sinh sản và sự lớn lên của cơ thể đa
bào đều liên quan đến sự phân bào - phương thức
sinh sản của tế bào.
Hoạt động 2 : BẰNG CHỨNG SINH HỌC PHÂN TỬ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC
vấn đề sau:
? Nêu những đặc điểm cơ bản và chức năng của
ADN ở các loài ?
? Mức độ giống và khác nhau của ADN ở các lồi
do những yếu tố nào quy định và có ý nghĩa gì
đối với việc xác định quan hệ họ hàng giữa các
lồi ?
u cầu HS phân tích trình tự các nucleotit trong
mạch mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc
của nhóm enzim đehidrogenaza ở người và các
loài vượn người để giải đáp lệnh trong SGK trang
138.
Từ các trình tự nucleotit nêu trên có thể rút ra
những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người
với các loài vượn người ?
Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ
nguồn gốc giữa các lồi nói trên ?
Giải thích sự thống nhất của sinh giới về mã di
truyền
Yêu cầu HS làm việc với SGK để giải đáp lệnh:
Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ
nguồn gốc giữa các lồi nói trên ?
- Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại
phân tử hữu cơ: axit nucleic và protein.
- ADN của các loài khác nhau đặc trưng bởi thành
phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại
nucleotit.
- Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành
phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các
nucleotit phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa
các loài.
- Mã di truyền của các loài đều có đặc điểm giống
nhau, thể hiện rõ nhất của mã di truyền là tính phổ
biến của thơng tin di truyền ở tất cả các loài đều
được mã hóa theo ngun tắc chung.
- Protein của các lồi đều được cấu tạo từ trên 20
loại axit amin và mỗi loại protein của các loài được
đặc trưng bởi thành phần, số lượng và đặc biệt là
trật tự sắp xếp của các loại axit amin.
<i><b>Tóm lại: Các lồi có quan hệ họ hàng </b></i>
<i><b>càng gần nhau thì trình tự và tỉ lệ các axit amin </b></i>
<i><b>và nucleotit càng giống nhau và ngược lại; cho </b></i>
<i><b>thấy nguồn gớc thớng nhất của các lồi.</b></i>
<i><b>D. Củng cớ và luyện tập</b></i>
Nêu được các ý như phần tóm tắt trong khung của SGK.
<i><b>E. Hướng dẫn về nhà:</b></i>