Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

đề tài sáng kiến của cô huỳnh thảo uyên quý ii2020 thcs an phú quận 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.1 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NỘI DUNG</b>
<b>*Đánh giá của hội đồng chấm cấp trường:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>---MUÏC LUÏC</b>


<b>Trang</b>


<b>A.Đặt vấn đề……….03</b>


<b>B.Giải quyết vấn đề………..04</b>


<b>C.Kết luận………..08</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN</b>


<b>GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS</b>


<b>QUA BÀI HỌC GIÁO DỤC CƠNG DÂN</b>



<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>
<b>I. Cơ sở lí luận:</b>


Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung quan trọng được thực hiện một cách có hệ
thống trong các nhà trường. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách
nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, đối phó với những sức ép của cuộc sống, phịng ngừa
những hành vi có hại cho thể chất và tinh thần của các em. Giáo dục kỹ năng sống giúp tăng
cường khả năng tâm lí, khả năng thích ứng, giúp các em có cách thức ứng phó với những
thách thức của cuộc sống.


Môn GDCD ở trường trung học cơ sở có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách tồn diện cho học sinh, là một mơn học có
nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, điều đó được thể hiện:



- Nhiệm vụ và nội dung mơn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục kỹ năng
sống, phù hợp với trọng tâm của giáo dục KNS là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử
dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếp cận làm
thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.


- Một trong những đặc điểm của mơn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục,
trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc tích hợp nội dung giáo
dục kỹ năng sống vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.


- Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu nhà giáo mà
phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của học sinh. Giáo dục kỹ năng sống giúp
học sinh có những kĩ năng thiết thực để sống an tồn, lành mạnh, có hiệu quả, do đó học sinh
hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác.


Từ khả năng giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD được xác định là hết sức quan
trọng và cần thiết, mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD cũng được xác định rõ
ràng.


Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường trung học cơ sở nhằm giúp học
sinh:


+ Hiểu được sự cần thiết của các kỹ năng sống giúp cho bản thân có thể sống tự tin,
lành mạnh, phịng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và
tinh thần.


+ Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử trí linh hoạt trong các tình huống giao tiếp
hằng ngày; có kĩ năng tự bảo vệ mình; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bè
bạn, gia đình và cộng đồng.



+ Có nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưa thích lối sống
lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin
tham gia các hoạt động, có quyết định đúng đắn trong cuộc sống.


<b>II. Cơ sở thực tiễn:</b>


Việc giáo dục, rèn luyện là một phạm trù rộng, tất cả các bộ mơn, các tổ chức đồn
thể: Đồn, Đội….tất cả giáo viên và học sinh đều phải bắt tay vào thực hiện. Trong đó mơn
GDCD là mơn học có nhiều khả năng để thực hiện nội dung này nhất. (Hầu hết tất cả các chủ
đề và nội dung bài học đều có thể lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

kiến thức cần thiết về kĩ năng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt từ năm học 2011- 2012,
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và đã tập
huấn cho đội ngũ cán bộ cốt cán, cho đến giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các cấp học và triển
khai nội dung này một cách có hệ thống. Và đây cũng là xu thế giáo dục chung của nhiều
nước trên thế giới.


Tuy nhiên khi triển khai và tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống nói chung và đối
với mơn GDCD nói riêng nhiều lúc giáo viên cịn lúng túng khi lựa chọn kỹ năng sống thích
hợp, việc điều tiết giữa nội dung bài học với các kỹ năng sống cần giáo dục trong áp lực thời
gian 45 phút của một tiết học….


Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở qua các bài học đạo đức ở môn GDCD”


<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:</b>
<b>1.Thực trạng:</b>


<b>1.1 Thuận lợi:</b>



- Giáo viên giảng dạy bộ mơn nhiệt tình u nghề; được tham gia tập huấn về các nội
dung giáo dục kỹ năng sống; được sự góp ý của đồng nghiệp, tổ bộ mơn trong suốt q trình
giảng dạy;


- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ động viên kịp thời.


- Học sinh có truyền thống hiếu học, chăm ngoan, hứng thú với việc học tập và rèn
luyện các kỹ năng sống.


<b>1.2.Khó khăn:</b>


- Tài liệu phục vụ giảng dạy và giáo dục kỹ năng sống còn thiếu, chỉ mang tính định
hướng nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tịi các thơng tin, tài liệu khác để bổ trợ cho việc
dạy - học.


- Áp lực về thời gian (45 phút/ tiết)


- Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư và cải tiến nhiều song nó vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của việc sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như thiếu khơng
gian rộng để chia nhóm, di chuyển học sinh trong lớp học khi sử dụng phương pháp phòng
tranh, bản đồ tư duy hay kĩ thuật khăn phủ bàn….


- Trong nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh vẫn xem nhẹ, coi thương môn
học này, chỉ xem đây là một môn học phụ nên chưa thực sự chú tâm, đầu tư cho việc dạy
-học.


Học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 được học rất nhiều về những đức tính tốt, các điều luật của
pháp luật ….nhưng vẫn cịn nhiều hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật, điều này cho thấy sự
vận dụng nội dung bài học vào thực tế của các em chưa cao, các em chưa có các kỹ năng
sống thích hợp.



<b>2.Q trình thực hiện:</b>


<i><b>2.1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:</b></i>


Để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong bài học GDCD thì việc chuẩn
bị của giáo viên và học sinh là hết sức cần thiết, là khâu quan trọng quyết định sự thành công.


<b>a.Đối với giáo viên:</b>


- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định
đúng mục tiêu bài học;


- Tìm hiểu nội dung và địa chỉ giáo dục kỹ năng sống trong từng bài học để xác định
các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục qua bài học đó;


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của từng bài. Cụ thể
như:


+ Sách giáo khoa, Sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng;


+ Máy tính (phần mềm Powerpoint), Tivi, bút dạ, giấy khổ lớn, phiếu học tập….
+ Các tư liệu, thông tin, tranh ảnh phục vụ cho nội dung bài học.


<b>b. Đối với học sinh:</b>


- Học sinh tìm hiểu thơng tin liên quan đến nội dung bài học, sưu tầm tư liệu, tranh
ảnh (nếu có), tìm hiểu trước nội dung bài học để tạo sự chủ động trong việc tìm kiếm, xử lí
và tiếp nhận thơng tin, kiến thức cho các em trong mỗi bài học;



- Học sinh ln có tâm lí sẵn sàng, tự tin khi tham gia hoạt động nhóm, giải quyết tình
huống hay tham gia vào các trị chơi đó là cách thức, là cơ hội để các em rèn luyện cho mình
những kĩ năng cần thiết.


<b>2.2 Các bước tiến hành bài dạy:</b>


<b>a.Bước 1: Nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, xác định mục tiêu bài học. Sau</b>
đó nghiên cứu nội dung bài ở sách giáo khoa, kết hợp tham khảo hướng dẫn giảng dạy ở sách
giáo viên... để định hướng kiến thức cần đạt qua bài học.


<b>Ví dụ: Xác định mục tiêu cần đạt qua bài “Tự tin” (GDCD 7)</b>


<i><b>1. Về kiến thức:</b></i>


- Học sinh hiểu được thế nào là tự tin.
- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.


<i><b>2. Về kĩ năng: </b></i>


- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.


<i><b>3. Về thái độ: </b></i>


- Tự tin ở bản thân mình khơng a dua, dao động trong hành động.
- Học tập và làm theo tấm gương tự tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


<b>b.Bước 2: Nghiên cứu tài liệu Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường</b>
trung học cơ sở để xác định những kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục. Tham khảo các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng tùy theo đối tượng và điều kiện dạy


học cho phù hợp.


Ví dụ: Qua bài học “Tự tin” giáo viên đã xác định được các kĩ năng sống cơ bản cần
được giáo dục và các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng đó là:


* Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:


- Kĩ năng xác định, phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin, thiếu tự tin.
- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin.


- Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
* Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.


- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Xử lí tình huống.


<b>c.Bước 3: Tiến hành soạn bài trên giáo án Word theo bố cục gồm 4 phần:</b>


- Khám phá: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết những gì về bài học
sắp tới;


Ở bài học này chúng tôi cho học sinh tiếp xúc với một câu trong nhật ký Đặng Thùy
Trâm giúp các em thể hiện được kỹ năng phân tích và trình bày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

HS được xem một đoạn phim “Bài học về sự tự tin” qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ
năng phân tích, quan sát và tư duy phê phán


HS cùng nhau tiếp sức qua trò chơi để rèn luyện kỹ năng hợp tác…



- Thực hành/ luyện tập: tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng thức thức và kĩ
năng vào tình huống có ý nghĩa; điều chỉnh những hiểu biết, kĩ năng còn sai lệch;


- Vận dụng: Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống, bối
cảnh mới;


Sau đó, tiến hành thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử (Ứng dụng công nghệ thông
tin và các phầm mềm dạy học thích hợp)


<b>d.Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng dạy học đã được xác định trong phần chuẩn bị của giáo</b>
viên và học sinh.


Với việc xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, xác định những kỹ
năng sống cần được giáo dục qua bài học, chúng tôi mạnh dạn tiến hành bài dạy theo các
phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát huy tính tự giác, sáng tạo để tiếp thu bài
học dễ dàng hơn, đồng thời giúp các em hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp.


<b>3. Một số vấn đề khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua bài</b>
<b>học đạo đức ở môn GDCD:</b>


-Việc lựa chọn và lồng ghép giáo dục kỹ năng sống phải tùy thuộc vào từng nội dung
bài học cụ thể và tình hình học sinh ở từng địa phương khác nhau:


+Khi dạy các phạm trù về đạo đức như Lễ độ, tiết kiệm, tôn sư trọng đạo, biết
ơn….chúng ta có thể hình thành và rèn luyện cho các em những kỹ năng sống như kỹ năng
phê phán, thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng đánh giá, kỹ năng
hợp tác , kỹ năng tự nhận thức….


+Khi dạy các bài về chủ đề pháp luật thì chúng ta có thể giáo dục cho các em các kỹ
năng: phân tích so sánh, tư duy sáng tạo, tìm kiểm và xử lý thơng tin, kỹ năng kiên định, kỹ


năng ra quyết định, kỹ năng ứng phó…..


-Khi dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh
một số kỹ năng liên quan đến nội dung bài học:


+Rèn kỹ năng cho học sinh giải thích các khái niệm trước khi vào bài học: Giáo viên
cần tìm hiểu kỹ các khái niệm liên quan đến nội dung bài học.Khi dặn dò học sinh cho tiết
học sau, giáo viên yêu cầu học sinh chú ý soạn trước một số khái niệm của bài học sau.


+Yêu cầu vận dụng khái niệm để giải quyết vấn đề:Sau khi hình thành khái niệm, giáo
viên yêu cầu học sinh vận dụng để giải quyết các tình huống trong phần Đặt vấn đề của Sách
giáo khoa ở mỗi bài học.


+Rèn kỹ năng tư duy, phê phán những hành vi sai trái: Đây là một việc làm thường
xuyên trong các bài học môn GDCD. Tuy thuộc vào các nội dung cụ thể trong từng bài học,
giáo viên đặt ra một số tình huống vi phạm các nội dung pháp luật hoặc trái với các chuẩn
mực đạo đức đang học, cho học sinh trình bày những ý kiến đánh giá của mình đối với các
hành vi đó, đặt học sinh vào tình huống đó và đề xuất hướng giải quyết.


+Rèn kỹ năng vận dụng nội dung bài học để làm bài tập:Sau khi nghiên cứu tìm hiểu
xong phần nội dung bài học, yêu cầu học sinh vận dụng ngay để làm các bài tập. Phần này
giáo viên có thể tách riêng làm một mục trong nội dung bài học, sau khi đã tìm hiểu xong nội
dung lý thuyết hoặc có thể kết hợp đan xen trong từng mục của nội dung bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+Kỹ năng liên hệ và vận dụng của bản thân: Yêu cầu học sinh tự nhận xét hoặc kiểm
điểm bản thân. (Đặc biệt lưu ý đối với các em thường làm trái với các nội dung chuẩn mực
hoặc các quy định có trong nội dung bài học).


<b>4. Kết quả đạt được:</b>



Việc chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vào nội dung các môn học trong
đó có mơn GDCD được tơi ứng dụng từ đầu năm học 2019 - 2020 đến nay, đã đem lại một số
kết quả như sau:


- Khả năng giao tiếp và trình bày trước tập thể của học sinh các khối đã được tăng lên.
Các em học sinh khá giỏi, thường tham gia các hoạt động tập thể thì đã đi vào độ chuyên
nghiệp hơn, dám nhận một số công việc trong các hoạt động lớn của liên đội như dẫn chương
trình, hùng biện, trình bày các vấn đề trước tập thể; đối với các học sinh còn hạn chế về nhận
thức thì nay các em cũng đã mạnh dạn hơn, dám đưa tay phát biểu và trình bày ý kiến của
mình trước lớp…


- Tỷ lệ học sinh vi phạm về đạo đức đã giảm khá rõ nét, khơng cịn tình trạng học sinh
vi phạm pháp luật ở địa phương, việc chấp hành nội quy của học sinh cũng nghiêm túc hơn…
- Học sinh hứng thú, say mê với bộ môn thích khám phá bày tỏ ý kiến của mình với
từng tình huống dược đặt ra trong từng tiết học, nhờ vậy mà chất lượng bộ môn cũng tăng
lên.


Kết quả giảng dạy các lớp sau khi ứng dụng đề tài sáng kiến này trong môn GDCD ở
quý II năm 2020 như sau:


<b>LỚP</b> <b>SỈ SỐ</b> <b>GIỎI</b> <b>KHÁ</b> <b>TRUNG BÌNH</b> <b>YẾU</b> <b>KÉM</b>


6A2 41 33


(80,5%)


6
(14,6%)


2


(4,9%)


8ATH 27 24


(88,9%) (11,1%)3


8A1 37 35


(94,6%)


2
(5,4%)


8A3 34 22


(64,7%) (25,7%)9 (9,6%)3


8A4 31 29


(93,5%)


2
(6,5%)


<b>5. Bài học kinh nghiệm:</b>


Qua quá trình thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD,
tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu như sau:


- Việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện cho học sinh mà


ngay cả với giáo viên thông qua nội dung bài dạy, các thao tác tổ chức dạy học cho học sinh
thì đồng thời giáo viên cũng phải tích cực rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân để mỗi khi
các em lúng túng thì các thầy cơ giáo cũng kịp thời giải quyết trên tinh thần thân thiện.Thành
cong của một tiết dạy lồng ghép kỹ năng sống đó là sự chuẩn bị chu đáo, lựa chọn các kỹ
năng sống đưa vào bài dạy sao cho phù hợp, giáo viên phải luôn đặt niềm tin vào học sinh


+ Tất cả giáo viên dạy GDCD cần phải nắm chắc khái qt nội dung chương trình,
các nội dung cần tích hợp liên quan đến từng bài dạy cụ thể.


+ Sưu tầm các tình huống thực tế liên quan đến nội dung bài học và gần gũi thân thiết
với các em, giúp các em dễ dàng liên hệ và vận dụng cho bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Trong những lần sinh hoạt tổ, giáo viên cần tập trung thảo luận, trao đổi những
vướng mắc khi giảng dạy bộ môn này.


<b>C. KẾT LUẬN:</b>


Dạy học gắn với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm cần thiết và
có vai trị hết sức quan trọng. Nó trang bị cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu bài
mới, vận dụng bài học vào thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chủ động
trong học tập để kết quả ngày càng cao hơn. Hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh được xác định là một nội dung cơ bản trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông. kỹ năng sống thúc đẩy sự phát
triển của cá nhân và xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và
là xu thế chung của các nước trên thế giới. Vì vậy, việc định hướng giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trong nhà trường nói chung và qua mơn học nói riêng cần được xác định rõ về
mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và phương pháp, kĩ thuật giáo dục kỹ năng sống.


Để làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bài học môn GDCD, giáo
viên cần không ngừng tự học, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các kĩ thuật


dạy học trong điều kiện cụ thể để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu, xác định đối tượng học sinh của mình để có những phương
pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho các em.
Ngoài ra, giáo viên nên định hướng cho các em một số hoạt động chuẩn bị cho bài học mới
sau khi học xong bài để cho các em chủ động tự tin khi học bài mới và tham gia các hoạt
động.


Việc rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề rất phức tạp, có
quy mơ lớn. Nó được thể hiện thơng qua các tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống, gắn
liền với 4 trụ cột của giáo dục:


+ Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết
định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hiệu quả…


+ Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm sốt
cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…


Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự
khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…


Học để làm: gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt ra
mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…


Từ đấy có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết
cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý
bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc
hiệu quả…Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả
năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội, khả năng ứng phó trước các tình
huống của cuộc sống. kỹ năng sống được hình thành thơng qua q trình sống, rèn luyện, học
tập trong gia đình, nhà trường và ngồi xã hội. Chính vì thế, kỹ năng sống vừa có tính cá


nhân, vừa có tính xã hội, chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng và dân tộc.


<b>D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:</b>


- Đối với giáo viên giảng dạy bộ mơn, cần tích cực trau dồi và rèn luyện các kỹ năng
sống cho bản thân, vì hơn ai hết chính sự tự tin và khả năng giải quyết khéo léo mọi tình
huống xảy ra trong thực tế giảng dạy và cuộc sống của giáo viên chính là những bài học tự
nhiên và có hiệu quả nhất đối với học sinh. “Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Cần có những giải pháp để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về tầm quan
trong của việc giáo dục kỹ năng sống để từ đó nâng co hơn nữa chất lượng giáo dục.


Trên đây là một số kinh nghiệm của tơi trong q trình thực hiện chuyên đề: “Giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua các bài học đạo đức ở mơn GDCD” nhằm
góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng mục tiêu dạy học
chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Do thời gian và điều kiện còn nhiều hạn hẹp, nên
sáng kiến chắc sẽ cịn nhiều thiếu sót, bản thân rất mong nhận được sự góp ý từ các đồng
nghiệp. Qua đề tài nghiên cứu này, mong quí đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và đóng
góp ý kiến để tìm ra nhiều phương pháp giáo dục cho học sinh ngày càng tốt hơn, hiệu quả
hơn.


Xin chân thành cảm ơn!


Ngày 17 tháng 06 năm 2020
<b>Người viết</b>


</div>

<!--links-->

×