CHƯƠNG 8
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC KẾ HOẠCH
1. Ý nghĩa.
Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng của công tác quản lý kinh tế nói chung và
quản trị doanh nghiệp nói riêng
Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp, xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh,(doanh nghiệp làm gì, thời gian thực hiện, biện pháp
thực hiện có hiệu quả )
Kế hoạch trong các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp tập trung khai thác mọi
khả năng tiềm tàng của mình để năng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Nhờ tính
toán có kế hoạch mà doanh nghiệp tránh được những rủi ro, đồng thời chủ động ứng
phó khi điều kiện bất thường.
Kế hoạch là một trong những công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả hơn, tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
2. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch
Khi xây dựng và thực hiện kế hoạch cần đảm bảo các nguyên tắc sau
*Đảm bảo tính khoa học của kế hoạch
Kế hoạch của doanh nghiệp khi xây dựng phải căn cứ vào: Nhu cầu của thị trường
và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của doanh nghiệp, đồng thời khi xây dựng kế hoạch
phải dựa vào một hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật các bảng cân đối, các chỉ tiêu,
các biện pháp sát, đúng
*Đảm bảo tính linh hoạt của kế hoạch
Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, kế hoạch không phải cứng nhắc
bất di, bất dịch, mà nó luôn luôn phải linh hoạt mới ứng phó được với những biến
động bất ngờ có thể xẩy ra.
Trong thực tế tính linh hoạt của kế hoạch nhiều khi đòi hỏi phải thay đổi hướng sản
xuất kinh doanh, phải thêm bớt các chỉ tiêu, phải bổ sung các biện pháp …Vì vậy cần có sự
tính toán, cân nhắc và vận dụng trong từng trường hợp nhất định.
III. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH CỦA DOANH NGHIỆP
Kế hoạch trong các doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, căn cứ vào thời
gian có:
1. Kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp
Nhằm xác định phương hướng, quy mô, nhịp độ phát triển của doanh
nghiệp trong nhiều năm
2. Kế hoạch sản xuất kỹ thuật- tài chính hàng năm
Nhằm định ra sự hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp trong 1
năm
3. Kế hoạch thời vụ
Nhằm xác định mùa vụ tốt nhất để doanh nghiệp tiến hành sản xuất các loại
sản phẩm
71
4. Kế hoạch phân công
Nhằm giao công việc cụ thể cho tổ, nhóm, hoặc cá nhân trong 1 thời gian để
thực hiện kế hoạch thời vụ
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KẾ HOẠCH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Nhu cầu của xã hội
Điều kiện TN- KT- XH
↓
Kế hoạch tổ chức
xây dựng DN
←
Kế hoạch dài hạn
→
Kế hoạch 3- 5- 7
năm
↓
Kế hoạch SX- KT- TC
hàng năm
↓
Kế hoạch thời vụ
↓
Kế hoạch phân công
III.KẾ HOẠCH DÀI HẠN
Đây là loại kế hoạch xác định mục tiêu, phương hướng, quy mô và nhịp độ phát
triển của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Nội dung của kế hoạch bao gồm:
- Xác định phương hướng sản xuất và quy mô sản xuất cho doanh nghiệp (sản xuất
sản phẩm gì, sản lượng là bao nhiêu, thị trường tiêu thụ sản phẩm như thế nào ?)
- Xác định nhu cầu về vốn, lao động, về cơ sở vật chất kỹ thuật, cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Những biện pháp chủ yếu để tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
- Những biện pháp về bảo vệ môi trường và an toàn lao động
- Những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cần đạt được:
+ Sản lượng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa
+ Chi phí sản xuất và thu nhập/1đơn vị diện tích mặt nước
+ Giá thành sản phẩm
+ Lợi nhuận kế hoạch hàng năm
+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư
T =
KL
P
+
Trong đó: P. là tổng số vốn đầu tư
L. là lợi nhuận hàng năm
K. là khấu hao tài sản cố định
Các chỉ tiêu của kế hoạch dài hạn mang tính chất định hướng cho sự phát triển của
doanh nghiệp và là căn cứ quan trọng của các loại kế hoạch ngắn hạn
IV. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT –KỸ THUẬT –TÀI CHÍNH HÀNG NĂM
1. Nhiệm vụ của kế hoạch
72
Nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong một thời
gian ngắn để cụ thể hóa các chỉ tiêu của kế hoạch dài hạn.
Phát hiện những tiềm năng những lợi thế mới mà kế hoạch dài hạn chưa phát
hiện được
Điều chỉnh những điểm bất hợp lý, những mất cân đối do kế hoạch dài hạn đã
đề ra
2. Các công tác cần chuẩn bị trước khi lập kế hoạch hàng năm
- Nắm vững tình hình về các loại diện tích mặt nước
- Kiểm tra toán bộ vốn, tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp
- Nắm vững tình hình về lao động
- Phân tích hoạt động kinh tế thời kỳ trước
- Điều chỉnh hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm bao gồm các
chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Các chỉ tiêu về sản xuất bao gồm: Sản lượng, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản
lượng hàng hóa, tổng giá trị gia tăng, tổng thu nhập
- Các chỉ tiêu biện pháp bao gồm số lượng vốn, số lượng lao động, số lượng máy
móc thiết bị
- Các chỉ tiêu hiệu quả bao gồm lợi nhuận, thu nhập tính trên một đơn vị chi phí,
trên một lao động, trên một đơn vị diện tích mặt nước và thời gian thu hồi vốn đầu tư
V. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÁC LOẠI SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1. Vị trí, nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch
Vị trí: Kế hoạch sản xuất sản phẩm là một bộ phận chủ đạo và trung tâm của kế
hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm, vì phương hướng nhiện vụ sản xuất của doanh
nghiệp không những được biểu hiện tập trung ở kế hoạch sản xuất sản phẩm mà kế hoạch
còn là cơ sở cho việc xây dựng các bộ phận kế hoạch khác
Nhiệm vụ:kế hoạch sản xuất sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về điều
kiện tự nhiên kinh tế xã hội của doanh nghiệp nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng
sản phẩm
Nội dung của kế hoạch: Nhằm quy định cụ thể số lượng, chất lượng sản phẩm sản
xuất trong kỳ kế hoạch, đồng thời tính toán cân đối với các tư liệu sản xuất phục vụ cho
sản xuất như: đất đai diện tích mặt nước, lao động, thức ăn, phân bón v.v…
2. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất sản phẩm
- Sản lượng các loại sản phẩm
- Giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện
- Giá trị tổng sản lượng
2.1. Sản lượng các loại sản phẩm
Sản lượng sản phẩm = Diện tích mặt nước x Năng suất đối tượng nuôi
*Kế hoạch về diện tích
- Đảm bảo kế hoạch sản lượng đề ra
- Sử dụng hợp lý các loại diện tích mặ nước trong doanh nghiệp
*Kế hoạch năng suất
- Đảm bảo kế hoạch sản lượng đề ra
- Xem xét năng suất bình quân qua nhiều năm
- Đề ra các biện pháp thâm canh tăng năng suất các đối tượng nuôi trồng
Sơ bộ lập kế hoạch về diện tích và năng suất cần xét 3 trường hợp sau:
73
+ Diện tích nuôi trồng dự tính bằng diện tích mặt nước hiện có: trong trường hợp này
diện tích nuôi trồng dự tính được coi là diện tích nuôi trồng kế hoạch
+ Diện tích nuôi trồng dự tính lớn hơn diện tích mặt nước hiện có: Trường hợp này
muốn đảm bảo kế hoạch sản lượng đề ra cần thực hiện các biện pháp sau:
- Mở rộng diện tích nuôi trồng bằng tăng vụ hoặc nếu điều kiện cho phép thì khai
hoang các loại diện tích mặt nước mới
- Tăng năng suất các đối tượng nuôi trồng bằng cách đầu tư thêm các biện pháp kỹ
thuật
- Thực hiện các biện pháp thâm canh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản
+ Diện tích nuôi trồng dự tính nhỏ hơn diện tích mặt nước hiện có: Như vậy còn có
một số diện tích mặt nước chưa được sử dụng, cần sử dụng các loại diện tích mặt nước đó
để sản xuất thêm sản phẩm, nhất là các sản phẩm mà xã hội đang cần. Tuyệt đối không để
diện tích mặt nước hoang hóa, không sản xuất ra sản phẩm
2.2. Chỉ tiêu sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện
- Sản lượng hàng hóa: Là số lượng sản phẩm đã sản xuất xong và số lượng công
việc đã hoàn thành mà doanh nghiệp đã cung cấp cho nhu cầu xã hội. Sản lượng hàng hóa
bao gồm:
+ Các sản phẩm chủ yếu: con giống,tôm cá thương phẩm và các loại đặc hải sản
khác
+ Các sản phẩm khác: của các ngành chăn nuôi, chế biến và dịch vụ
- Sản lượng hàng hóa thực hiện: Là sản lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đã bám ra
ngoài và đã nhận được tiền.
C/. Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng
Là toàn bộ kết quả công tãc mà doanh nghiệp đã tiến hành trong kỳ kế hoạch,
không kể những công tác này đã hoàn thành hay chưa. Nội dung của chỉ tiêu giá trị tổng
sản lượng bao gồm:
+ Giá trị sản lượng hàng hóa
+ Giá trị mức chênh đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch của các sản phẩm dở dang
+ Giá trị nguyên vật liệu tự cung, tự cấp được tính vào giá trị tổng sản lượng
theo quy định (sản phẩm của ngành chăn nuôi, trồng trọt cung cấp thức ăn cho cá )
VI. KẾ HOẠCH CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH
NGHIỆP
1. Nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch
Nguyên vật liệu là những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Kế hoạch
nhằm xác định tình hình, nguồn cung cấp về số lượng, quy cỡ và cơ cấu các loại để
đảm bảo sản xuất tiến hành được bình thường
Nội dung:
+ Lập danh mục các đối tượng nuôi và các loại nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ
kế hoạch
+ Xây dựng định mức tiêu dùng đối với từng loại nguyên vật liệu
+ Xác định sản lượng các loại nguyên vật liệu cần dùng, cần dự trữ và cần mua
trong kỳ
2. Xác định số lượng nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ
*Xác định số lượng con giống cần nuôi thả trong kỳ:
Dựa vào mật độ và kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kỳ để tính
Số lượng con giống = Mật độ giống x Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng
74
Số lượng con giống = Định mức giống x Sản lượng sản phẩm sản xuất
*Xác định số lượng thức ăn cần dùng trong kỳ:
-Dựa vào định mức thức ăn cho một đơn vị sản phẩm và kế hoạch sản xuất
sản phẩm trong kỳ
Số lượng thức ăn = Định mức thức ăn x Sản lượng sản phẩm sản xuất
Số lượng thức ăn = Hệ số thức ăn x Sản lượng sản phẩm sản xuất
*Xác định số lượng nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ:
- Dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và kế hoạch
sản xuất sản phẩm trong kỳ để tính toán
Số lượng nhiên liệu = Định mức nhiên liệu x Sản lượng sản phẩm sản xuất
3. Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ
Trong sản xuất các loại nguyên vật liệu tiêu hao dần, song số lượng nguyên vật liệu
không phải mua một lần để dùng cho cả năm hay cả một kỳ kế hoạch, dẫn tới tốn và ứ
đọng nhiều vốn lưu động và cũng không phải dùng ngày nào thì mua ngày ấy, vì như vậy
cũng không đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành 1 cách liên tục do đó cần xác
định lượng nguyên vật liệu dự trữ. Lượng nguyên vật liệu dự chữ gọi là định mức dự chữ
nguyên vật liệu, là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định để kịp thời cung
cấp cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục và bình
thường
- Nguyên vật liệu không được dự trữ quá ít vì đảm bảo cho sản xuất không bị gián
đoạn
- Nguyên vật liệu không được dự trữ quá nhiều→ tăng vốn lưu động, gây
mất mát hao mòn.
3.1.Tính lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
V
TX
= N x V
N
V
TX
: lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
N: Số ngày cung cấp cách nhau giữa 2 đợt nguyên vật liệu đến
V
N
: Lượng nguyên vật liệu sử dụng bình quân mỗi ngày
3.2.Tính lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm
Nếu chỉ có lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên thì khi có sự bất trắc
xẩy ra như:
-Cung cấp không đúng hạn
-Vượt kế hoạch sản xuất
-Điều kiện tự nhiên bất thường
Vì vậy doanh nghiệp cần xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm.
V
BH
= N x V
BH
V
BH
: Lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm
N
BH
: Số ngày dự trữ bảo hiểm
V
N
: Lượng nguyên vật liệu sử dụng bình quân mỗi ngày
4.Xác định lượng nguyên vật liệu mua ngoài
75