Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHƯƠNG 7 TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆPNUÔI TRỒNG THỦY SẢN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.04 KB, 6 trang )

CHƯƠNG VII
TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆPNUÔI TRỒNG THỦY SẢN.
I. VAI TRÒ ĐÒN BẨY KINH TẾ CỦA TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm chung về tiền lương
Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, trong quá trình
sản xuất ra của cải vật chất của doanh nghiệp.
2. Vai trò cụ thể của tiền lương
Về mặt kinh tế: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định phát triển
kinh tế gia đình, người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình (ăn
ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, vui chơi, giải trí) Phần còn lại để tích lũy
Về chính trị xã hội: Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của
người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội. Nếu tiền lương cao sẽ ảnh
hưởng tích cực và ngược lại họ sẽ không tha thiết với doanh nghiệp, chán nản công việc
Vai trò kích thích của tiền lương: Tiền lương phải tạo ra được niềm say mê nghề
nghiệp, khuyến khích người lao động không ngừng học tập văn hóa khoa học- kỹ thuật, rèn
luyện kỹ năng kỹ sảo trong lao động sản xuất.
Vai trò quản lý lao động của tiền lương: Thông qua việc trả lương doanh nghiệp
kiểm tra theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo tiền
lương chi ra phải đem lại kết quả và hiệu quả rõ rệt
Đảm bảo vai trò điều phối của tiền lương: Do sự thúc ép của tiền lương, người lao
động phải có trách nhiệm với công việc. Tiền lương tạo niềm say mê nghề nghiệp.
Để phát huy được tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương, doanh nghiệp cần chú ý
các vấn đề cơ bản sau:
- Xác định quỹ lương toàn doanh nghiệp một năm.
- Xác định mức tiền lương bình quân 1 cán bộ công nhân viên 1 năm
Đề ra các biện pháp làm tăng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân
- Xác định phương thức phân phối tiền lương nội bộ căn cứ vào nguyên tắc phân
phối theo lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP.
Theo quy định hiện nay, Nhà nước không trực tiếp quản lý tổng quỹ lương của


doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự xây dựng quỹ tiền lương, lựa chọn các hình thức
trả lương và các hình thức tiền thưởng trong doanh nghiệp, trên cơ sở quán triệt nguyên tắc
phân phối theo lao động
Mức thu nhập của mỗi thành viên trong doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả sản
xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả
công tác của từng người. Quỹ lương của doanh nghiệp được hình thành qua từng thời kỳ
khác nhau.
1. Phương pháp kế hoạch hóa quỹ lương trước năm 1982
Q
TL
= M
TL
x L
CN
Trong đó:
Q
TL
:Quỹ lương của doanh nghiệp trong năm
M
TL
:Mức tiền lương bình quân một người
L
CN
: Số người làm việc.
65
Doanh nghiệp phải kế hoạch hóa quỹ lương này trình Nhà nước. Doanh
nghiệp muốn tăng giảm quỹ lương này phải làm bản tường trình và được sự đồng ý
của cấp trên.
Đây là mô hình quỹ tiền lương bao cấp, nó mang nặng tính chất bình quân và
khuyyến khích doanh nghiệp lấy người vào biên chế vô tội vạ

2. Phương pháp xác định quỹ tiền lương theo khối lượng sản xuất kinh doanh
1982- 1987
Q
TLKH
= Đ
TL
x K
Trong đó: Q
TLKH
: Quỹ lương kế hoạch của doanh nghiệp 1 năm
Đ
TL:
Đơn giá tiền lương ( định mức chi phí tiền lương/ 1đơn vị sản phẩm )
K : khối lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm kế hoạch
Phương pháp này đã mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất và
tiền lương.
3. Phương pháp tổng thu trừ tổng chi (1988- 1989- 1990)
Cách tính:
QTL
+ K
= ( C + V + m ) - {( C + C
2
) + các khoản phải nộp ]
Q
TL

+ K
: Quỹ tiền lương và các quỹ khác của doanh nghiệp
Sau khi lấy tổng thu trừ tổng chi số còn lại được chia làm 2 loại: Quỹ lương và các
quỹ khác

Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì tiền lương cao và ngược lại
Xây dựng quỹ lương theo phương pháp này giúp doanh nghiệp chủ động
được nguồn động viên vật chất đối với người lao động
4. Phương pháp xác định quỹ lương căn cứ vào đơn giá lương
Cuối năm 1990 theo quyết định 317/C.T của chủ tịch hội đồng bộ trưởng
Ngày 1/9/1990 việc xác định quỹ lương có một số thay đổi: Doanh nghiệp tự xây dựng đơn
giá tiền lương, cấp trên xét duyệt.
+ Sản phẩm do Nhà nước định giá
Đơn giá tiền lương = Tiền lương tuyệt đối / 1 đơn vị sản phẩm
Đơn giá tiền lương = Tỷ lệ tiền lương / Tổng doanh thu
+ Sản phẩm do doanh nghiệp định giá
Đơn giá tiền lương = Tỷ lệ tiền lương / Giá bán 1 đơn vị sản phẩm
Đơn giá tiền lương = Tỷ lệ tiền lương / Tổng doanh thu
Tiền thưởng: phải là nguồn còn lại sau khi đã trừ các khoản nộp nghĩa vụ và trích lập các
quỹ hợp lý. Quỹ thưởng không được phép > 50% quỹ tiền lương thực hiện, tiền thưởng
của giám đốc không được lớn hơn 3 lần tiền lương, thưởng bình quân trong doanh nghiệp.
III. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Chế độ cấp bậc tiền lương
Chế độ cấp bậc tiền lương do ba bộ phận hợp thành:
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
- Thang lương
- Mức lương
1.1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Là 1 tiêu chuẩn khách quan thể hiện sự phân biệt giữa lao động phức tạp và lao
động giản đơn, lao động thành thạo với lao động chưa thành thạo“Hiểu được “ “ Biết được
66
“ và “ Làm được “ là ba điều kiện để phân biệt cấp bậc kỹ thuật khác nhau của công nhân.
Trong đó nhận thức lý luận và kỹ năng thao tác là điều kiện cơ bản nhất
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật có tác dụng:
- Là cơ sở để sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động, tổ chức chính xác công tác

tiền lương, bố trí bồi dưỡng sức lao động, có kế hoạch động viên công nhân nỗ lực học tập
văn hóa khoa học- kỹ thuật
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công việc và Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của
công nhân phải kết hợp với nhau, nghĩa là công nhân ở cấp bậc kỹ thuậtnào phải hoàn
thành tất cả mọi công việc quy định thuộc cấp bậc kỹ thuật đó.
1.2. Thang lương
Là biểu để xây dựng quan hệ tỷ lệ về tiền lương ở trình độ thành thạo khác nhau.
Mỗi thang lương đều có một số bậc và hệ số cấp bậc tương đương hợp thành, Số bậc lương
và số lương bậc kỹ thuật phải tương đương.
Ví dụ: Ngành nuôi trồng thủy sản có số bậc kỹ thuật là 6, thì bậc lương có 6 bậc
tương đương
Hệ số cấp bậc tiền lương phản ánh quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các bậc lương
hay nói đúng hơn là quan hệ tỷ lệ giữa tiền lương của 1 bậc nào đó với tiền lương của bậc
1
Nhóm nghạch
Bậc
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Kỹ sư trưởng 4.00 4.43 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38
Kỹ sư 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Cao đẳng 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89
Trung cấp 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66
Công nhân 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27
1.3. Mức lương
Là tiền lương chính được quy định trong một đơn vị thời gian.
Mức lương tối thiểu theo quy định:
Năm Mức lương Năm Mức lương
1960- 1980 27,3 2002 240.000
9/1985 220,0 2004 290.000
1/1/1989 22.500,0 2005 350.000
1999 144.000,0 2006 420.000

2000 180.000,0 2007 540.000
2001 210.000,0
Các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 70 USD.
2. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp
2.1. Tiền lương theo thời gian
Căn cứ vào trình độ kỹ thuật và thời gian công tác của công nhân (tháng, ngày giờ)
để xác định tiền lương. Trả lương theo thời gian có 2 hình thức
+ Chế độ tiền lương theo thời gian giản đơn
67
+ Chế độ tiền lương theo thời gian có thưởng
Chế độ tiền lương theo thời gian giản đơn: không xét đến thái độ người lao động
trong công tác, tình hình tiết kiệp thời gian nguyên vật liệu v.v…Trong quá trình
sản xuất nên không tránh khỏi hiện tượng bình quân chủ nghĩa tới một mức độ nào
đó trong tiền lương.
Chế độ tiền lương theo thời gian có thưởng: Là sự kết hợp giữa chế độ tiền lương theo
thời gian giản đơn và chế độ tiền thưởng, Chế độ tiền lương theo thời gian có thưởng có
tác dụng kích thích sản xuất hơn chế độ tiền tiền lương theo thời gian giản đơn. Vì một mặt
nó tính đến thời gian công tác và trình độ thành thạo của người công nhân, mặt khác nó
còn tính đến sản lượng và chất lượng lao động của người công nhân, mục đích làm cho
người công nhân tận dụng thời gian lao động, khuyến khích người công nhân quan tâm đến
việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thực hành tiết kiệm và hạ giá thành
sản phẩm
Các hình thức tiền thưởng
Thưởng tăng năng suất lao động :
Tiền thưởng = Đơn giá thưởng x Sản phẩm vượt mức
Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu :
Tiền thưởng = Giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm x Tỷ lệ thưởng
2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm gồm 5 chế độ tiền lương.
- Chế độ tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế.
- Chế độ tiền lương sản phẩm tập thể

-Chế độ tiền lương sản phẩm gián tiếp
- Chế độ tiền lương sản phẩm luỹ tiến
- Chế độ tiền lương khoán.
+ Chế độ tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp không hạn chế
Tiền lương = Sản lượng x Đơn giá.
Đơn giá là giá tiền cho 1 đơn vị sản phẩm, đơn giá được xác định theo công
thức.
G = M
1
x H ( 1+ K các loại) x Đt
G = M
1
x H ( 1+ K các loại) / Đs
M
1
: Mức lương giờ của công nhân bậc 1
H: Hệ số cấp bậc công việc mà công nhân đảm nhiệm
Đt:

Định mức thời gian sản xuất 1 sản phẩm
Đs: Định mức sản lượng sản xuất trong 1 đơn vị thời gian
K các loại: Hệ số phụ cấp các loại
- K
KV
: Phụ cấp khu vực 5- 10- 15- 20- 25%
- K
ĐH
:

Phụ cấp độc hại cao nhất 25%

- K
TN
: Phụ cấp trách nhiệm 5- 7- 10%
- K

: Phụ cấp chiến đấu 15- 20- 25%
Ưu điểm của chế độ tiền lương này là nó gắn liền tiền lương với sản lượng, sản
lượng càng tăng, tiền lương càng tăng, tiền lương động viên trực tiếp đối với từng người
lao động.
+ Chế độ tiền lương theo sản phẩm tập thể
Trong điều kiện công việc của một nhóm lao động gắn chặt với nhau, khó xác định
kết quả cho từng cá nhân, cần áp dụng chế độ tiền lương này
Phương pháp xác định tiền lương cho toàn tổ được tính theo công thức
68
G = M
1
x H ( 1+ K các loại) x Đt
G = M
1
x H ( 1+ K các loại) / Đs
G: Đơn giá tiền lương cả đơn vị được lĩnh
Đt
:
Định mức thời gian để hoàn thành khối lượng công việc
Đs: Định mức sản lượng
K các loại: Hệ số phụ cấp các loại
Ví dụ: 1 tổ sản xuất hoàn thành một đợt cho cá đẻ, yêu cầu cấp bậc công việc là bậc
4, mức lương giờ của công nhân bậc 4 là 2800 đồng. Định mức thời gian để hoàn thành 1
đợt cho cá đẻ là 180 giờ. Phụ cấp khu vực 10%, tỷ lệ khuyến khích 10%
→Tiền lương của toàn tổ sẽ là:

G = 2800 (1+ 0,1+ 0,1) x 180 = 604.800 (đồng)
Sau khi xác định được tiền lương của cả tổ, tìm phương pháp chia lương cho
từng công nhân
Phương pháp phân chia tiền lương cho công nhân
Giả sử tổ sản xuất trên hoàn thành công việc theo số liệu sau:
Cấp bậc công
nhân
Số công nhân Thời gian công
tác của 1 CN
Hệ số bậc lương
3 2 25 1,13
4 2 40 1,20
5 1 30 1,28
Thực tế có nhiều phương pháp phân chia tiền lương cho tổ sản xuất. Nhưng
muốn áp dụng phương pháp nào cũng phải căn cứ vào thời gian công tác và cấp bậc
công việc của mỗi công nhân. Có 2 phương pháp phân chia tiền lương.
Phương pháp 1: Phân chia tiền lương theo giờ hệ số, gồm 3 bước
Bước 1: Tính tổng số giờ hệ số của toàn tổ ( bằng cách đổi số giờ công tác của mỗi
công nhân ra số giờ công tác của công nhân bậc 1, sau đó tổng hợp lại)
Bước 2: Tính tiền lương 1 giờ hệ số ( Lấy tiền lương cả tổ được lĩnh chia cho tổng
số giờ hệ số của cả tổ)
Bước 3: Tính tiền lương cho từng cá nhân( căn cứ vào tiền lương 1 giờ hệ số và số
giờ hệ số của mỗi công nhân )
Cụ thể: Tính số giờ hệ số của công nhân
CNB
3
= 2 x 25 x 1,13 = 56,5 (giờ)
CNB
4
= 2 x 40 x 1,20 = 96,0(giờ)

CNB
5
= 1 x 30 x 1,28 = 38,4(giờ)
Tổng cộng cả tổ = 190,9(giờ)
+ Tính tiền lương của một giờ hệ số:
Tiền lương 1giờ hệ số = tiền lương toàn tổ : tổng số giờ hệ số
= 604.800 : 190,9 = 3.168,15 (đ/giờ)
+ Tính tiền lương của mỗi công nhân:
Tiền lương CNB
3
= 3.168,15 x ( 56,5 : 2 ) = 89.500 (đồng)
Tiền lương CNB
4
= 3.168,15 x ( 96 : 2 ) = 152.071(đồng)
Tiền lương CNB
5
= 3.168,15 x 38,4 = 121.657(đồng)
Phương pháp 2: Phương pháp phân chia tiền lương theo hệ số điều chỉnh, cũng được
tiến hành theo 3 bước
69

×