Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(Đề tài thảo luận) phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở việt nam giai đoạn 2015 – 2019 từ kết quả phân tích hãy đưa ra những gợi ý cho chính sách vĩ mô của việt nam trong giai đoạn tiếp theo nhằm giảm tỷ lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.14 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ- LUẬT


ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
“KINH TẾ VĨ MƠ 2”
Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2015 – 2019. Từ kết quả phân tích đưa ra những gợi ý cho chính sách vĩ mô của Việt
Nam trong giai đoạn tiếp theo nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Nhóm thảo luận: 11
Mã lớp học phần: 2057MAEC0311
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hiền
Danh sách nhóm: 100. Bùi Thị Thu Uyên
101. Vũ Thị Uyên
102. Lại Quốc Việt
103. Nguyễn Quang Việt
104. Nguyễn Long Vũ
105. Phạm Thị Xinh
106. Nguyễn Thị Xoan
107. Phạm Thị Xuyến

Lời cám ơn!


Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và
thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019. Từ kết quả phân tích hãy đưa ra những
gợi ý cho chính sách vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo nhằm giảm tỷ lệ thất
nghiệp”, nhóm 11 đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của giảng viên bộ mơn
trường đại học Thương mại để hồn thành bài thảo luận này. Với sự giúp đỡ nhiệt tình và
quan tâm chân thành, nhóm 11 xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến GV. - người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ về khố học để nhóm hồn thành tốt bài thảo luận này.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể cịn có
những mặt hạn chế, thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn
của giảng viên và các bạn sinh viên.


Mục lục:
I. Lời mở đầu................................................................................................................ 1
II. Khung lý thuyết......................................................................................................1
1. Lạm phát.................................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm...............................................................................................................1
1.2. Phân loại.................................................................................................................1
1.3. Nguyên nhân và tác động........................................................................................1
2. Thất nghiệp................................................................................................................3
2.1. Khái niệm...............................................................................................................3
2.2. Phân loại.................................................................................................................3
2.3. Nguyên nhân và tác động........................................................................................4
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.................................................................4
3.1. Trong ngắn hạn.......................................................................................................4
3.2. Trong dài hạn..........................................................................................................4
III. Phân tích................................................................................................................5
1. Tình hình lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2015-2019............................................5
1.1. Tình hình lạm phát..................................................................................................5
1.2. Tình hình thất nghiệp..............................................................................................7
2. Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong giai đoạn trên..................8
IV. Gợi ý chính sách vĩ mơ cải thiện tình hình thất nghiệp.......................................9
Phụ lục........................................................................................................................ 11


I. Lời mở đầu
Trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều đã từng đối mặt với lạm phát và

thất nghiệp, nhưng không phải lúc nào lạm phát và thất nghiệp cũng gây ra những tác
động tiêu cực. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát một con
số làm động lực để kích thích nền kinh tế. Nước ta đã cố gắng làm giảm được lạm phát,
tình hình đã được kiểm sốt nhưng nền kinh tế vẫn chưa ổn định, giá cả vẫn ở mức cao và
chưa trở lại mức khi chưa có lạm phát.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp khơng ít khó khăn
và chịu tác động của nền kinh tế toàn cầu đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng,
dẫn đến nhiều vấn đề như tệ nạn xã hội, suy giảm nền kinh tế, phân biệt giàu nghèo... Tuy
Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế nhưng tình trạng thất
nghiệp vẫn đạt chỉ số cao ở nhiều nơi, vẫn còn xảy ra nhiều thách thức và rủi ro trong vấn
đề giải quyết và tạo việc làm cho người lao động.
Vì vậy, với đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
giai đoạn 2015 – 2019. Từ kết quả phân tích hãy đưa ra những gợi ý cho chính sách vĩ mô
của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp”. chúng ta có thể tìm
hiểu sâu hơn về vấn đề lạm phát và thất nghiệp để đưa ra những giải pháp can thiệp một
cách linh hoạt, có kết quả, tham gia các ý kiến thực hiện các chính sách vĩ mơ của nước ta
trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
II. Khung lý thuyết
1. Lạm phát
1.1. Khái niệm
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất
giá trị của một loại tiền tệ. Nhưng khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm
giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Tỷ lệ lạm phát là chi tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt đi của mức giá
chung thời kì hiện hành so với thời kỳ cơ sở. Tỷ lệ lạm phát được tính theo cơng thức sau:
gp’= x 100%
1.2. Phân loại
- Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát <10%/năm
- Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát từ 10% - 1000%/năm
- Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát >1000%/năm

1.3. Nguyên nhân và tác động
a, Nguyên nhân
Lạm phát do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm:
4


- Lạm phát do cầu kéo: Xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi
hoặc tăng thấp hơn tổng cầu.

Hình 1.3A: Lạm phát do cầu kéo
- Lạm phát do chi phí đẩy: Xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản
xuất quốc gia giảm sút.

Hình 1.3B: Lạm phát do chi phí đẩy
- Lạm phát dự kiến: Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến nó sẽ tiếp tục
xảy ra trong tương lai.

5


Hình 1.3C: Lạm phát dự kiến
- Lạm phát do cung tiền: Khi lượng cung tiền tăng khiến cho mức giá tăng và đẩy
lạm phát lên cao. Lượng cung tiền càng lớn thì lạm phát càng cao.
b, Tác động
- Giá cả tăng mạnh làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp à toàn bộ nền kinh tế.
- Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong
tương lai khó dự đốn hon thì các kế hoạch kinh doanh và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó
thực hiện hơn. Người dân lo ngại sức mua bị giảm xuống và mức sống của họ bị kém đi.
- Lạm phát khuyến khích các hoạt động đầu tư trục lợi hơn là đầu tư vào sản xuất.

- Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập khơng tăng kịp
mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người chỉ sống dựa vào thu nhập như hưởng lương
hưu hay công chức, phúc lợi và mức sống của họ sẽ giảm đi.
- Ngoài ra lạm phát cũng mang đến một số tác động tích cực (với tỷ lệ thấp) như:
kích thích nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, có đánh đổi với tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn
hạn…
2. Thất nghiệp
2.1. Khái niệm
Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà khơng tìm được việc
làm hoặc khơng được tổ chức, cơng ty và cộng đồng nhận vào làm.
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
2.2 Phân loại
Theo nguồn gốc:
- Thất nghiệp tự nhiên: Là tỷ lệ thất nghiệp trương thích với tỷ lệ lạm phát ổn định,
tồn dụng nguồn lực và khơng có biến động kinh tế theo chu kì. Trong thất nghiệp tự
nhiên còn chia thành 3 lại sau:
6


+ Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi người lao động đang trong quá trình tìm việc làm
mới.
+ Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu
lao động.
+ Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Xảy ra khi tiền lương được ấn định cáo hơn
mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động.
-Thất nghiệp chu kỳ: Xảy ra khi nền kinh tế bị suy thoái theo chu kỳ kinh doanh.
Theo tính chất:
- Thất nghiệp tự nguyện: Xảy ra khi người lao động không chấp nhận mức lương và
điều kiện lao động hiện tại nên khơng có việc làm.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Xảy ra khi người lao động không chấp nhận mức

lương và điều kiện lao động hiện tại nhưng vẫn khơng có việc làm.
2.3. Ngun nhân và tác động
a, Nguyên nhân
Thất nghiệp xảy ra do nhiều ngun nhân, trong đó bao gồm:
- Trình độ học vấn: Có tác động lớn tới việc làm của mỗi người. Trình độ học vấn
càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng có xu hướng giảm. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập
hiện nay, người càng có trình độ càng dễ tiếp thu các cơng nghệ mới, càng dễ tìm kiếm
việc làm.
- Dân số: Dân số cũng là vấn đề ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp. Dân số càng tăng
nhanh kéo theo lực lượng lao động ngày càng đông, nhu cầu việc làm ngày càng tăng
trong khi khả năng tìm được việc làm càng ít, dẫn đến thất nghiệp.
- Do thiếu cầu: Sự cứng nhắc trong giá cả và tiền lương trên thị trường lao động đẫn
đến cầu trên thị trường lao động giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
b, Tác động
- Tác động đến cá nhân: Tốn thời gian vơ ích, gặp áp lực chi tiêu trong cuộc sống, người
lao động nhiều khi phải lựa chọn cơng việc có thu nhập thấp, tình trạng làm việc dưới khả
năng.
- Tác động kinh tế: Khi thất nghiệp ở mức cao, tài nguyên của dân cư giảm sút, lãng
phí nguồn nhân lực, GDP thấp, sản xuất ít hơn và giảm hiệu quả theo quy mô.
- Tác động xã hội: Làm gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, tư
tử,… gây mất an ninh, trật tự.
- Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, thất nghiệp cũng có tác động tích cực. Khi
người lao động thất nghiệp tự nguyện, họ sẽ có thời gian tìm kiếm cơng việc tốt hơn, phù
hợp với năng lực của mình. Điều đó làm việc phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn, góp
phần gia tăng sản lượng trng dài hạn.
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
7


3.1. Trong ngắn hạn

Phương trình đường Phillips trong ngắn hạn:
Phương trình đường Phillips chỉ ra rằng, trong ngắn hạn, tỉ lệ lạm phát phụ thuộc
vào:
+ Tỉ lệ lạm phát kì vọng,
+ Thất nghiệp chu kì: chênh lệch giữa thất nghiệp thực tế và thất nghiệp tự nhiên,
(u –
+ Các cú sốc cung, v
3.2. Trong dài hạn
Trong dài hạn khơng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, nền kinh tế sẽ
hoạt động tại mức sản lượng tiềm năng và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên.
Trong dài hạn, đường Phillips thẳng đứng tại mức thất nghiệp dài hạn hay tỉ lệ thất
nghiệp tự nhiên.
III. Phân tích
1. Tình hình lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019
1.1. Tình hình lạm phát
Năm 2015
Tính bình quân, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2015 chỉ tăng 0,63% so với
năm 2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra. Đây cũng là mức tăng
thấp nhất của chỉ số giá tiêu dùng kể từ năm 2001 trở lại đây. Bình quân mỗi tháng trong
năm 2015, CPI chỉ tăng 0,05%. Như vậy có thể hiểu rằng, tỷ lệ lạm phát năm 2015 của
Việt Nam ở mức khá thấp, chỉ nằm ở con số 0,63%.
Năm 2016
Theo cơ quan Thống kê, CPI tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước; tăng
4,74% so với tháng 12 năm trước; bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. Tính chung CPI bình
qn năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mức tăng CPI tháng 12/2016 so
với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015
tăng cao hơn so với năm trước, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc
hội đề ra.
Năm 2017
Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với

năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12/2016. CPI bình quân tháng 12/2017 chỉ tăng
2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%. Lạm phát cơ bản tháng 12
chỉ tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát
8


bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân 2016. Như vậy, lạm phát năm 2017 của
Việt Nam đạt con số 3,53%, gần đạt được mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra.
Năm 2018
Năm 2018 được coi là thành cơng trong việc kiểm sốt lạm phát. Mục tiêu kiểm sốt
lạm phát, giữ CPI bình qn năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh
được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018. CPI bình quân
năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12/2017,
bình quân mỗi tháng tăng 0,25%.
Năm 2019
Số liệu được Tổng cục Thống kê chính thức cơng bố, CPI tháng 12/2019 tăng 1,4%
so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của các tháng 12 trong vòng 9 năm qua. Tuy
nhiên, tính bình qn cả năm, CPI chỉ tăng 2,79%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng
3 năm qua. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2019 là 2,79%,
Chính phủ Việt Nam tiếp tục có một năm thành cơng khi ổn định được kinh tế vĩ mơ,
kiểm sốt lạm phát dưới mục tiêu Quốc hội đề ra (khoảng 4%).

Bảng 1.1

1.2. Tình hình thất nghiệp
Năm 2015
Theo thơng tin từ Tổng cục thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi năm 2015 của cả nước là 2,31% (năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2,10%). Trong
đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,29% (năm 2013 là 3,59%; năm 2014 là
3,40%); khu vực nông thôn là 1,83% (năm 2013 là 1,54%; năm 2014 là 1,49%). Tỷ lệ thất

nghiệp trong độ tuổi giảm dần theo quý (quý 1 là 2,43%, quý 2 là 2,42%, quý 3 là 2,35%,
quý 4 là 2,12%) và giảm chủ yếu ở khu vực thành thị (quý 1 là 3,43%, quý 2 là 3,53%,
quý 3 là 3,38%, quý 4 là 2,91%).
Năm 2016
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,3%, trong đó khu vực
thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 1524 tuổi) năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,30%, khu vực nông thôn là
5,74%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64% thấp
hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,40% của năm 2014, trong đó khu vực thành thị là
0,37% và khu vực nông thôn là 2,10%.
Năm 2017
9


Trong quý III năm 2017, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là
1,51%, trong đó khu vực thành thị là 0,9%, khu vực nơng thôn là 1,91%. So với quý
trước, tỷ lệ này tăng nhẹ ở khu vực thành thị và giảm ở khu vực nơng thơn. Tỷ lệ thất
nghiệp chung của tồn quốc là 2,02%, so với quý trước, tỷ lệ này giảm nhẹ.
Năm 2018
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ước tính ở quý 3/2018 là 2,2%,
cao hơn quý 2/2018 là 0,3%., trong đó khu vực thành thị là 3,1%; khu vực nông thôn là
1,74%. Khảo sát của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của
lao động trong độ tuổi ước tính là 1,46%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị
là 0,63%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,86%.
Năm 2019
Theo tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% (quý 1
là 2,00%; quý 2 là 1,98%; quý 3 là 1,99%; quý 4 là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp
chung khu vực thành thị là 2,93% và khu vực nông thôn là 1,51%. Tỷ lệ thiếu việc làm
của lao động trong độ tuổi năm 2019 ước tính là 1,26% (quý 1 là 1,21%; quý 2 và quý 3
cùng là 1,38%; quý 4 là 1,07%), trong đó khu vực thành thị là 0,67%, khu vực nông thôn
là 1,57%.


Bảng 1.2

2. Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp của giai đoạn trên
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn
2015-2019 cho thấy, khi có xét đến lạm phát kỳ vọng như thực tế tại Việt Nam, thì giữa
thất nghiệp và lạm phát lại có mối quan hệ đánh đổi. Tuy vậy, dựa theo xu hướng biến
động của thất nghiệp và lạm phát, có thể thấy, mối quan hệ đánh đổi này thể hiện khá mờ
nhạt và cũng khó nhận diện trực tiếp theo số liệu thống kê.
Trong năm 2015, khi tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp kỷ lục với 0,63%, tỷ lệ thất nghiệp
ở giai đoạn này cũng là cao nhất với 2,31%. Sang đến năm 2016, có thể thấy được sự tăng
lên nhanh chóng của lạm phát (từ 0,63% lên 2,66%), nhưng với tỷ lệ thất nghiệp, mức
chuyển biến thể hiện rất nhỏ, giảm xuống là 2,3%. Năm 2017, tỷ lệ lạm phát tăng lên đạt
3,53% và cũng thấy được rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 2,02%. Ở năm 2018, tỷ lệ lạm
phát đạt cao nhất trong giai đoạn này với tỷ lệ là 3,54%, tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của năm
này lại tăng lên là 2,2%. Cuối cùng, vào năm 2019, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 2,79%.
Trong năm này, tỷ lệ thất nghiệp lại đạt thấp nhất trong cả giai đoạn từ năm 2015-2019
với chỉ 1,98%. Qua những con số đó, chúng ta có thể thấy được rằng, sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp được thể hiện rõ qua các năm 2015, 2016, 2017. Sự đánh đổi này
đã mờ nhạt và khơng cịn rõ ràng khi bước sang năm 2018 và 2019.
10


Như vậy, trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2019 ở Việt Nam, mặc dù có sự đánh
đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, song điều này không mấy rõ ràng, mức độ đánh đổi
không cao. Theo thời gian, lạm phát diễn biến phức tạp, trong khi thất nghiệp ngày càng
ổn định và tiệm cận với mức thất nghiệp tự nhiên.

Bảng 2.1
IV. Gợi ý chính sách vĩ mơ cải thiện tình hình thất nghiệp

Từ kết quả phân tích ở trên, một số gợi ý về chính sách vĩ mơ nhằm giảm tỷ lệ thất
nghiệp như sau:
Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế:
- Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu;
giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế.
- Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu
tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nơng nghiệp nói riêng với
các khoản.
Kích thích bằng các gói kích cầu:
- Sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động, đặc
biệt là lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ chun mơn
và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Tổ chức tốt hoạt
động dạy nghề, đào tạo nghề cho thanh niên.
- Tăng nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi,
thủy điện giao thông… nhằm tạo việc làm mới cho người lao động. Đồng thời, nới lỏng
các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước
ngoài tạo nguồn việc làm cho người dân. Bên cạnh đó khuyến khích phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy
mô sản xuất.
- Ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự
án, cơng trình có quy mơ lớn, tạo nhiều việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc
giảm thuế, hoãn thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc làm cho số lao
động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp
gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào các khu
cơngnghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công nhân.
11


- Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo

hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến những việc làm ở những ngành
nghề, đem lại giá trị cao trong các chuỗi giá trị, với điều kiện lao động phải có hiểu biết,
có kỹ năng chun mơn để dần thay thế khu vực kinh tế nông nghiệp kém hiệu quả bằng
khu vực kinh tế có giá trị cao hơn, thơng qua đó nâng cao đời sống và thu nhập của người
lao động, tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh để giảm nguy cơ thất nghiệp khi có
khủng hoảng.
- Cần đẩy nhanh tiến độ đơ thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh, các
khu công nghiệp và các làng nghề, tăng cường mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp với
nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt khai thác mối liên kết kinh tế giữa các thành phố lớn với
các khu vực phụ cận nhằm tạo ra nhiều việc làm tại chỗ.
- Cần có sự phát triển bền vững và đồng bộ thị trường hàng hóa, thị trường đất đai,
thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường tín dụng.
- Hồn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội.
- Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc phục tình
trạng này cần làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường, phối hợp giữa gia đình,
nhà trường và xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho các em tìm kiếm việc làm.

Phụ lục: Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá

12


ST
T
1
2
3
4
5
6

7
8

Tên thành viên

Nhiệm vụ

Điểm nhóm

Nguyễn Long

(nhóm trưởng)
Bùi Thị Thu
Uyên

Tổng hợp, chỉnh sửa tài
liệu, làm word, slide
thuyết trình.
Tình hình lạm phát và
thất nghiệp giai đoạn
2015-2019
Vũ Thị Uyên
Nguyên nhân của lạm
phát, thất nghiệp.
Lại Quốc Việt
Phân tích mối quan hệ
của lạm phát, thất
nghiệp.
Nguyễn Quang
Lý thuyết về lạm phát,

Việt
thất nghiệp; thuyết trình.
Phạm Thị Xinh
Tác động của lạm phát,
thất nghiệp.
Nguyễn Thị
Gợi ý chính sách làm
Xoan
giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Phạm Thị Xuyến Trình bày bối cảnh, đề
tài nghiên cứu, viết lời
cảm ơn.

13

A
B
B
B
B
B
B
B

Xác nhận của
thành viên




×