Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát theo Khoản 2 Điều 107 Hiến Pháp năm 2013 và trong thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.52 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT VÀ
CÔNG TÁC KIỂM SÁT
Đề tài: Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Kiểm sát theo Khoản 2 Điều 107 Hiến
Pháp năm 2013 và trong thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát.

Tên sinh viên:

Đoàn Thái Phong

Mã số sinh viên:

1453801010189

Lớp

K2B

Hà Nội, tháng 9 năm 2017


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TTHS
BLTTHS
VKSND
TAND
UBND


TTDS
BLTTDS
THTGTG
TGTG
HĐXX

Tố tụng hình sự
Bộ Luật Tố Tụng hình sự
Viện kiểm sát nhân dân
Tồ án nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Tố tụng dân sự
Bộ luật Tố tụng dân sự
Thi hành tạm giữ, tạm giam
Tạm giữ, tạm giam
Hội đồng xét xử


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập ngày 26/7/1960, qua 56 năm
thành lập và phát triển, tuy lịch sử có nhiều thay đổi nhưng ngành Kiểm sát nhân
dân đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Kể từ khi thành lập đến nay, Viện Kiểm Sát nhân dân đã có những đóng
góp khơng nhỏ trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Thật vậy, ban đầu thành lập, Viện kiểm sát nhân dân đã đóng một vai trị
khơng nhỏ trong bộ máy nhà nước. Cho đến nay với vai trò là cơ quan duy nhất

của nước ta thực hiện quyền cơng tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thì chức
năng của viện kiểm sát theo đó cũng được thay đổi. Cụ thể, theo khoản 3 điều
107, Hiến pháp năm 2013 quy định như sau: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm
vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức cá nhân, góp phần nhằm đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất”. Vậy, với thực tiễn như hiện nay, liệu VKS đã hồn thành được
chức năng của mình như hiến pháp quy định. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu làm rõ
vấn đề trên.

Trang | 4


NỘI DUNG
I
1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Theo quy định tại khoản 2 điều 107 Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát
nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật
định. Cụ thể, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm1:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Trong đó, viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại 03 miền Bắc - Trung - Nam

được thành lập gồm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ

2

Chí Minh2.
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Theo khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014, VKSND có chức năng thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp.
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội,
được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự3.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền cơng tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
1 Xem: Điều

40 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.

2 Xem: Điều 1 Nghị quyết số: 953/NQ-UBTVQH13 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc
hội về thành lập VKSND cấp cao.
3

Xem: Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Trang | 5



- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế
quyền con người, quyền công dân trái luật.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để
kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải
quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo
quy định của pháp luật4.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực
hiện đúng quy định của pháp luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của
pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải
được tôn trọng và bảo vệ;
- Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành
nghiêm chỉnh;
- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý
kịp thời, nghiêm minh.
CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA VIỆN

II
1


KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật
Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật nghĩa là đảm bảo cho Hiến pháp và pháp
luật được thực thi trên thực tiễn theo đúng qui định. Viện kiểm sát thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật thông qua việc thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
4 Xem:

Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Trang | 6


Với chức năng thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, Viện kiểm
sát nhân dân là cơ quan được giao các nhiệm vụ rất quan trọng như: Yêu cầu
khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê
chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án,
khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định 5…
đồng thời cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân cịn có thẩm quyền điều tra
tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy
định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt
động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, cơng chức thuộc Cơ quan điều tra,
Tịa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt
động tư pháp6. Có thể nói, Viện kiểm sát đã được tin tưởng giao phó một thẩm
quyền rất rộng lớn, đảm bảo thống nhất việc bảo vệ pháp luật, khơng cho phép
bất cứ ai có hành vi phạm tội có thể trốn thốt khỏi pháp luật cũng như pháp luật
ln giữ được tính nghiêm minh, tính răn đe đối với mọi tầng lớp trong xã hội.
Để pháp luật được áp dụng một cách chính xác thì địi hỏi phải trả lời đúng
4 câu hỏi: có hay không việc áp dụng pháp luật? ai là người áp dụng pháp luật?
áp dụng pháp luật cho ai? áp dụng pháp luật như thế nào. Nếu như thẩm quyền

thực hành quyền công tố đã đảm bảo cho câu hỏi đầu tiên được trả lời chính xác
thì 3 câu hỏi còn lại sẽ thuộc về nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện
kiểm sát. Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được thực
hiện thông qua các hoạt động kiểm sát cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan
điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra.
5 Xem: Khoản

3 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
6 Xem: Điều 30, 31 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
Trang | 7


Thứ hai, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động: Kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản
án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; yêu cầu Toà
án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem
xét, quyết định việc kháng nghị.
Thứ ba, kiểm sát việc giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh tế, lao động, các vụ án hành chính và những việc khác
theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, kiểm sát thi hành án, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ
quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết

định về hình sự, dân sự đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định
được thi hành ngay theo quy định của pháp luật
Thứ năm kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản
lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Với việc quy định thẩm quyền vừa thực hành quyền công tố vừa kiểm sát
hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát đảm bảo Hiến pháp và pháp luật được bảo đảm
tồn diện từ việc có hay không việc áp dụng cho đến đối tượng áp dụng cũng
như hành vi của các chủ thể áp dụng, vừa không để lọt tội phạm lại vừa tránh
được việc oan sai, áp dụng pháp luật không đúng thẩm quyền cũng như nội dung
2

vụ việc.
Bảo vệ quyền con người, quyền công dân
2.1. Quyền con người, quyền công dân trong luật TTHS
BLTTHS là cơ sở pháp lý góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công
dân. Một số nguyên tắc liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân
đã được ghi nhận trong BLTTHS như: Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản
của công dân (Điều 4); Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp
luật (Điều 5); Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều
6)...
Trang | 8


2.1.1.Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự.
Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố và kiểm sát điều
tra được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình điều

tra các vụ án hình sự.
Cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều
tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan
người vô tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn
chế các quyền cơng dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh
dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra được khách quan, toàn
diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá
trình điều tra được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh; việc
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có
nhiệm vụ, quyền hạn như7: Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp
luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố bị can trái pháp luật; Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng
hình sự quy định…
Báo cáo tổng kết năm năm 2014 của VKSNDTC đã chỉ ra thực tế rằng:
Toàn ngành đã thụ lý kiểm sát 87.830 tố giác, tin báo về tội phạm; qua kiểm sát
VKS cơ quan điều tra đã khởi tố 314 vụ, trực tiếp khởi tố và yêu cầu điều tra 36
vụ án, 22 bị can, huỷ 62 quyết định không khởi tố vụ án, 61 quyết định khởi tố
7 Xem: Điều

14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Trang | 9


vụ án. Toàn ngành đã kiểm sát trực tiếp việc giải quyết tố giác tin báo về tội

phạm tại 304 đơn vị, đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra khắc
phục vi phạm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, góp
phần đảm bảo việc quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định khơng khởi tố vụ
án kịp thời, có căn cứ và đúng pháp luật, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm hoặc làm
oan người vô tội, đồng thời tăng tỷ lệ phát hiện tội phạm; kịp thời giải quyết
những vụ việc có dấu hiệu oan, sai hoặc dư luận xã hội quan tâm.
Ngoài ra, cũng theo báo cáo tổng kết năm của VKSNDTC năm 2014 thì,
tồn Ngành thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 87.667 vụ/141.073 bị
can, tăng 8.823 vụ/17.329 bị can. Cơ quan điều tra đã xử lý 71.337 vụ/114.907
bị can, đạt tỷ lệ 81,37% số vụ; trong đó kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 61.204
vụ/108.745 bị can; đình chỉ điều tra 1.694 vụ/2.087 bị can, tạm đình chỉ 8.439
vụ/4.075 bị can, đang giải quyết 16.330 vụ. Qua thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát các cấp đã hủy 237 quyết định khởi tố bị can
khơng có căn cứ và yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 312 bị can theo đúng quy
định của pháp luật. Viện kiểm sát phải giải quyết 63.178 vụ/112.730 bị can, đã
giải quyết 61.788 vụ/109.226 bị can, đạt tỷ lệ 98% số vụ thụ lý, trong đó, quyết
định truy tố 61.227 vụ/107.940 bị can, chiếm tỷ lệ 98,9% số vụ đã giải quyết;
đình chỉ điều tra 561 vụ/1.286 bị can (0,9% số vụ đã giải quyết); tạm đình chỉ 99
vụ/191 bị can (0,15% số vụ phải giải quyết). Những con số này cho chúng ta
thấy việc VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đóng góp
khơng nhỏ trong lĩnh vực hình sự, nhằm đảm bảo quyền con người không bị
xâm phạm trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
2.1.2.Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự.
Với chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo
đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và
người phạm tội, không làm oan người vô tộ, việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm
minh, kịp thời.
Trang | 10



Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện
kiểm sát có các nhiệm vụ và quyền hạn8: Công bố cáo trạng hoặc quyết định truy
tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên
tòa; xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại
phiên tòa; kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện
oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác
trong việc buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Tịa án; kiểm sát bản án,
quyết định của Tòa án; kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố
tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh
người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới
chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị; kháng nghị
bản án, quyết định của Tịa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng; thực
hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát xét
xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thời gian gần đây, nhiều vụ án oan đã được phát hiện, các bị cáo đã phải
ngồi oan hàng chục năm, trong đó có vụ án “Nguyễn Thanh Chấn” ở Bắc Giang.
Ông Chấn đã phải ngồi tù oan 10 năm. Suốt 10 năm ấy gia đình khơng ngừng
kêu oan, tuy nhiên không thể giải quyết được nỗi oan. Ngày 25/10/2013, Lý
Nguyên Chung, ngụ cùng thôn với ông Chấn tại thời điểm xảy ra vụ án ra đầu
thú, khai nhận hành vi giết chị Hoan để cướp tài sản. Ngày 29/10/2013, Cơ quan
điều tra Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao khởi tố vụ án hình sự giết
người, cướp tài sản và khởi tố bị can với Lý Nguyên Chung về hai hành vi này.
Ngày 04/11/2013, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành kháng nghị tái thẩm số:
01/QĐ-VKSTC-V3, đề nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, tạm đình chỉ thi
hành án đối với ơng Chấn. Ngày 06/11/2013, Hội đồng Thẩm phán TAND tối
cao họp và ra Quyết định tái thẩm số 18/2013/HS-TT, hủy bản án hình sự phúc
thẩm số 1241/PTHS ngày 27/7/2004 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và

Bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26/3/2004 của TAND tỉnh Bắc Giang
8 Xem: Điều

18, 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Trang | 11


đối với Nguyễn Thanh Chấn; chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao để điều
tra lại theo thủ tục chung. Ngày 25/01/2014, Cơ quan cảnh sát điều Bộ Công an
đã ban hành quyết định đình chỉ điều tra bị can, ơng Chấn chính thức được cơ
quan tiến hành tố tụng xác định là vơ tội. Ơng Chấn đã được bồi thường 7,2 tỷ
đồng. Sau 10 năm, ông được trở lại sự tự do của chính mình, được bồi thường
những thiệt hại về vật chất và tinh thần. Theo đó,ngày 9/5/2014, ông Trần Nhật
Luật và ông Đặng Thế Vinh là Điều tra viên và Kiểm sát viên thụ lý chính vụ án
oan Nguyễn Thanh Chấn đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố, bắt tạm
giam để điều tra về hành vi “Làm sai lệch hồ sơ vụ án”, họ phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân.
Báo cáo tổng kết năm của VKSNDTC năm 2014 có những số liệu như sau:
VKS các cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ
thẩm 70.840 vụ, theo thủ tục phúc thẩm 20.356 vụ án, thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm 247 vụ án. Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của toà án
nhằm phát hiện vi phạm đề kịp thời kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám
đốc thẩm, đã phát hiện ban hành 1.872 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. TA
đã xét xử 1.232 vụa án, chấp nhận 768 kháng nghị của VKS.
2.2. Quyền con người, quyền công dân trong thi hành TGTG
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là một trong các công tác kiểm
sát thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo: Việc tạm
giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam, quản
lý được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của
người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước

bỏ được tôn trọng.
Như vậy, hoạt động của Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam là một trong những phương thức để Viện kiểm sát bảo vệ quyền con người,
quyền công dân (của người bị tạm giữ, tạm giam).
Theo báo cáo tổng kết năm 2014 của VKSNDTC, VKS đã phê chuẩn các
lệnh, quyết định về bắt, tạm giữ, tạm giam; đã kiểm sát 90.133 trường hợp bắt
tạm giữ về hình sự, cơ quan chức năng đã giaỉ quyết 87.282 người, trong đó
chuyển xử lý hình sự 79.969 người. Qua kiểm sát, VKS đã khơng phê chuẩn 196
Trang | 12


lệnh bắt khẩn cấp, huỷ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ
đối với 543 người, không phê chuẩn lệnh tạm giam, và lệnh bắt tạm giam 504 bị
can, không gia hạn tạm giam 73 bị can, yêu cầu cơ quan điều tra bắt tạm giam
68 bị can, góp phần đảm bảo việc bắt, tạm giữ, tạm giam đúng các quy định của
pháp luật. Ngoài ra, VKS còn kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ đối với
người bị tạm giữ, tạm giam; hạn chế việc tạm giữ, tạm giam không đảm bảo về
thủ tục và để xảy ra quá hạn tạm giữ, tạm giam. Toàn ngành đã kiểm sát 6.800
lần đối với nhà tạm giữ và 315 trại tạm giam; đã phát hiện và ban hành 1.987
kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan công an thực hiện đúng các quy định về
chế độ, chính sách đối với người bị tam giam, giữ và tăng cường công tác quản
lý nhà tạm giữ, trại tạm giam.
2.3.Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thi hành án hình sự
Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án,
Cơ quan thi hành án, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành
án, nhằm đảm bảo các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật
phải được thi hành đúng quy định pháp luật, đầy đủ, kịp thời. Đồng thời, bảo
đảm các quyền và lợi ích của con người (của người bị kết án) không bị pháp luật
tước bỏ được tôn trọng.
Khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ,

quyền hạn: u cầu Tồ án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án hình
sự đúng quy định của pháp luật; u cầu Tồ án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ
quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi
hành án hình sự và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ
sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự.
Viện kiểm sát có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi
phạm pháp luật trong thi hành án hình sự theo thẩm quyền; ra quyết định trả tự
do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù khơng có căn cứ và trái pháp luật.
Theo báo cáo tổng kết năm 2014 của VKSNDTC, cho thấy những số liệu
như sau: VKS đã kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định thi hành án và tổ chức đưa
người bị kết án phạt tù đi chấp hành án, việc hỗn, tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù, cụ thể 97.217 người bị kết án phạt tù có thời hạn, đã bắt thi hành án
89.980 người. Qua kiểm sát, đã yêu cầu TA ra 1232 quyết định thi hành án, yêu
Trang | 13


cầu công an áp giải 765 bị án, truy nã, đối với 159 bị án trốn thi hành án, ban
hành 1024 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan toà án khắc phục vi phạm về
thời hạn ra quyết định thi hành án, về áp dụng căn cứ ra quyết định hỗn thi
hành án. Ngồi ra, tồn ngành cịn tích cực phối hợp cơ quan hữu quan sà soát,
tổng hợp số bị án có mức án dưới 5 năm tù, nhưng trốn chưa thi hành án từ
31/12/1996 trở về nước, đã xác định được 234 người và đề xuất biện pháp giải
quyết. VKS đã hoàn thành kiểm sát trực tiếp tại 1.535 uỷ bản nhân dân cấp xã,
qua kiểm sát, đã phát hiện và ban hành 666 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu
UBND huyện xã chỉ đạo khắc phục vi phạm.
2.4.Bảo vệ quyền quyền công dân trong lĩnh vực dân sự
Trong lĩnh vực dân sự, tuy chưa thật sự nổi bật như hình sự, tố tụng hình
sự, tuy nhiên, việc kiểm sát trong các vụ việc dân sự là hoàn toàn cần thiết. Chức
năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; nhiệm vụ, quyền hạn của
VKSND khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định
của pháp luật được quy định tại Điều 4 và Điều 27 của Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 2014.
Việc tham gia phiên tòa, phiên họp9: Viện kiểm sát tham gia các phiên họp
sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa
án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích
cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật TTDS; Viện kiểm sát tham gia phiên tòa,
phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Những quy định này đã tạo điều
kiện cho VKS bảo vệ quyền con người và quyền cơng dân một cách tồn diện
hơn. Ngồi ra cịn những quy định về việc kháng nghị phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm các vụ án dân sự của VKS cũng làm cho quyền công dân được
đảm bảo hơn.
3

Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước
9 Xem: Điều

21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trang | 14


Đại hội XI của Đảng xác định: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân
và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hịa bình, ổn định chính trị và an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu
và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta”. Bảo vệ chế độ xã hôi chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước

là sự nghiệp của tồn dân nói chung và của Viện kiểm sát nói riêng. Viện kiểm
sát là một thiết chế quan trọng trong bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng
nhiệm vụ nhất định trong đó có chức năng bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích nhà
nước.
Nhìn vào thực tiễn hiện nay, mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới
hịa bình, tuy nhiên các thế lực thù địch khơng ngừng can thiệp sâu vào nội bộ
của nước ta, chống phá thành quả cách mạng, gây bất ổn trong xã hội. Các hành
vi xâm phạm đến chế độ xã hội thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Với
chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm
sát đã tiến hành truy tố nhiều vụ án, đặc biệt là các tội “Tuyên truyền chống Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “tội bạo loạn”,... Lợi dụng sự thiếu
hiểu biết của nhân dân, sự lan truyền nhanh chóng của Internet, chúng tiến hành
kích động quần chúng, viết các bài có nội dung xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà
nước, ảnh hưởng đến chế độ xã hội. Bên cạnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Viện
kiểm sát tổ chức hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho nhân dân, đặc
biệt ở các vùng sâu vùng xa để người dân phòng ngừa tội phạm, khơng tiếp tay
cho bọn chúng.
Điển hình của hoạt động bảo vệ lợi ích Nhà nước của Viện kiểm sát là việc
phát hiện và truy tố các bị can trong các đại án về kinh tế đã gây rúng động dư
luận xã hội, gây bất bình trong nhân dân, giảm niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của đảng, Nhà nước. Năm 2014 khép lại với 3 "đại án" kinh tế Bầu
Kiên, Dương Chí Dũng, Huyền Như là 3 cái tên đình đám làm thất thốt hàng
nghìn tỷ tài sản nhà nước và các doanh nghiệp được làm sáng tỏ. Dương Chí
Dũng cùng đồng bọn đã gây thiệt hại gần 370 tỷ đồng của nhà nước đồng thời là
Trang | 15


tiền thuế của dân trong thương vụ Vinalines mua ụ nổi 83M đã bị Viện kiểm sát
truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng (Điều 165 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009) và tội Tham ô

tài sản (Điều 278 -BLHS), “Bầu Kiên” và đồng bọn đã bị VKSNDTC truy tố với
các tội danh Kinh doanh trái phép; Trốn thuế; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố
ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
gây thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng. Đặc biệt vụ án Huyền Như và đồng phạm thực
hiện gây thiệt hại gần 4.000 tỷ đồng đã bị VKSNDTC truy tố với các tội danh
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Đây không chỉ là những vụ án làm xôn xao dư luận mà còn là những bài học
xương máu trong cách quản lý và điều hành doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đến
mở đầu năm 2016 là đại án kinh tế mới được phát hiện, đó là vụ án Phạm Cơng
Danh và đồng phạm gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam,
9.000 tỷ đồng, bị Viện kiểm sát truy tố với hai tội danh “cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” .Ngoài phần tranh
luận với luật sư về tội danh của Phạm Công Danh và các bị cáo, đại diện VKS
cũng đưa ra những quan điểm về vấn đề khắc phục hậu quả vụ án. Theo đó,
VKS đề nghị HĐXX thu hồi 500 tỉ đồng đã chuyển vào tài khoản ông Trần Quý
Thanh và 119 tỉ đồng do nhân viên của bà Bích rút ra (trong gói 4.700 tỉ đồng
vay sai quy định). VKS cho rằng đây là tiền trái pháp luật thì phải được thu hồi.
Ngồi ra, khoản tiền 138 tỉ và 815 tỉ đồng đã chuyển vào tài khoản của bà Hứa
Thị Phấn cũng cần phải thu hồi để khắc phục hậu quả vụ án.
Thực tế, báo cáo tổng kết năm 2014 của VKSNDTC cũng cho chúng ta
thấy những con số biết nói. VKS đã kiểm sát điều tra, truy tố xét xử 252 vụ án
quy định trong “tội phạm về tham nhũng” - những tội phạm ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Còn với tội phạm về an ninh,
VKS đã kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử hơn 34 vụ án; với tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp là hơn 256 vụ án. Hay các tội phạm về môi trường hơn 523
vụ án. Tội phạm về xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, chức vụ hơn
Trang | 16



53.023 vụ án. Đây là những tội phạm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhà nước,
ảnh hưởng đến chế độ xã hội chủ nghĩa.
4

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Tổ chức là một thành phần của xã hội, nó tồn tại như một quy luật tự nhiên.
Tổ chức là của con người trong xã hội gắn với một hình thái kinh tế - xã hội và
một kiểu nhà nước. Ở đó, con người trong tổ chức gắn kết với nhau bởi những
mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung; với phạm vi, chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu xác định; được hình thành và hoạt động
theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật. Vì vậy, tổ
chức góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Ngày nay, với xu thế
tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nhiều tổ chức đã ra đời, đặc biệt là tổ chức vì
mục đích lợi nhuận (cơng ty, tổng cơng ty, tập đồn kinh tế…) và các các tổ
chức hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận (cơ quan nhà nước, tổ chức hành
chính, các hội, tổ chức phi chính phủ…). Do đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức là một yêu cầu tất yếu, để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, sự
phát triển của đất nước. Trong đó, Viện kiểm sát có trách nhiệm một phần.
Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp,
trong những năm qua, Viện kiểm sát đã phát hiện, tiến hành kháng nghị các bản
án, quyết định của Tịa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức,
đặc biệt các vụ án về tranh chấp dân sự, hành chính, khơng chỉ về mặt kinh tế
mà cịn bảo vệ được uy tín của họ.
Thông qua, hoạt động kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án, viện
kiểm sát đã phát hiện các sai phạm của Tòa án như áp dụng sai các điều khoản
theo qui định của pháp luật, vi phạm thủ tục tố tụng như không triệu tập người
tham gia tố tụng, khơng giám định chữ kí, có sai phạm trong q trình xác minh,
thu thập chứng cứ...đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của các
tổ chức. Trong q trình xét xử, Tịa án đã có những sai phạm nghiêm trọng dẫn
đến phải hủy bản án. Một số ví dụ điển hình trong tranh chấp kinh doanh thương

mại giữa các giữa các doanh nghiệp như Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư
nhân Nguyệt Phương chỉ thống nhất được với nhau về mức lãi suất chậm thanh
Trang | 17


toán là 1,1%/tháng; thoả thuận của các đương sự về trách nhiệm thanh toán tiền
lãi do chậm thanh toán là không trái pháp luật. Riêng về việc phạt vi phạm hợp
đồng, các đương sự có thoả thuận và thoả thuận này là không trái pháp luật;
nhưng các đương sự không thống nhất được với nhau về mức phạt sau mỗi lần
đối chiếu công nợ. Hơn nữa, mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà các
đương sự đưa ra (5%/tháng, 10%/tháng hay 15%/tháng) đều không đúng pháp
luật. Theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại năm 2005 thì mức phạt (hoặc
tổng mức phạt đối chiếu với nhiều vi phạm) do các bên thoả thuận trong hợp
đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Toà án cấp sơ thẩm căn cứ các Điều 428, 438 và 476 Bộ luật dân sự năm
2005 để buộc Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương phải chịu lãi suất nợ quá
hạn do Ngân hàng Nhà nước công bố và không phải chịu phạt vi phạm hợp đồng
là không đúng pháp luật và không đúng với thoả thuận không trái pháp luật của
đương sự.
Việc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với
bản án trên đã kịp thời bảo vệ được lợi ích, xác định đúng nghĩa vụ của cả
nguyên đơn và bị đơn theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 đã đưa
pháp nhân thương mại là một chủ thể của tội phạm. Bộ luật quy định pháp nhân
thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 31 tội danh được liệt kê cụ thể
tại Điều 76 của BLHS. Các tội danh này đều thuộc nhóm tội phạm về kinh tế và
nhóm tội phạm về mơi trường. Đồng thời, Bộ luật (Điều 75) cũng quy định rõ 04
điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Về hệ
thống chế tài áp dụng đối với pháp nhân phạm tội được quy định tại Điều 33 và
Điều 46 của BLHS bao gồm 03 hình phạt chính: phạt tiền; đình chỉ hoạt động có

thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 03 hình phạt bổ sung: cấm kinh doanh,
cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền,
khi khơng áp dụng là hình phạt chính và 04 biện pháp tư pháp: tịch thu vật, tiền
trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực
Trang | 18


hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Do
đó, thêm trách nhiệm được đặt ra của Viện kiểm sát là việc truy tố đúng pháp
nhân, đúng tội, đúng pháp luật để quyền lợi của họ không bị xâm phạm.
III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC
NĂNG NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Thứ nhất, cùng với việc khẳng định chức năng của Viện kiểm sát là thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chủ trương “Tăng cường
trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra” là
chủ trương nhằm xây dựng một nền công tố mạnh. Viện kiểm sát phải kịp thời
đưa ra các yêu cầu điều tra có tác dụng thực tế trong định hướng điều tra, xác
định tội phạm. Viện kiểm sát phải chủ động cùng với Cơ quan điều tra tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra. Khi thấy cần
thiết thì trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật
để chủ động thu thập và kiểm tra chứng cứ. Mặt khác, Viện kiểm sát kiên quyết
không phê chuẩn hoặc khi cần thiết thì huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật và
khơng có căn cứ, góp phần bảo đảm khơng để lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội.
Để nâng cao trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, cần tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ công tác điều tra của Viện kiểm sát. Tiếp tục tăng cường, củng cố
về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, nâng cao chất lượng cán bộ, Điều tra viên; tăng cường công tác quản lý, chỉ
đạo việc điều tra. Công tác điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao phải góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
thực hành quyền cơng tố, phịng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt
động tư pháp.
Thứ hai,trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát phải đổi mới mạnh mẽ để
"nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà". Tại phiên toà,
Kiểm sát viên phải chủ động, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái,
bảo vệ quan điểm truy tố, bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ
quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Trang | 19


Quan điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên tại phiên tồ phải là kết quả của
q trình tranh tụng dân chủ, cơng khai, có trách nhiệm giữa Kiểm sát viên với
Luật sư bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng theo quy định của
pháp luật.
Thứ ba,trong hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là đối với công
tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án hành chính, kiểm sát
thi hành án, cần có biện pháp để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động tham
gia phiên toà; chú trọng phát hiện vi phạm trong công tác giải quyết án để tăng
cường kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm. Phối hợp chặt chẽ với các Cơ
quan thi hành án hình sự và dân sự, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn để
góp phần nâng cao chất lượng cơng tác thi hành án.
Thứ tư,để thực hiện chủ trương tăng cường trách nhiệm cơng tố và tăng
cường vai trị của VKSND trong kiểm sát các hoạt động tư pháp cần xác định lại
cơ cấu biên chế, cơ cấu Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát các cấp phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ; báo cáo với cấp có thẩm quyền bổ sung, thay đổi cơ cấu biên
chế cho phù hợp với yêu cầu mới. Kiện toàn tổ chức, bộ máy Viện kiểm sát các
cấp, đội ngũ lãnh đạo của Viện kiểm sát địa phương; khắc phục tình trạng thiếu

cán bộ, thiếu chức danh tư pháp. Tổ chức thí điểm thi tuyển chọn vị trí lãnh đạo,
quản lý và các chức danh tư pháp trong Ngành.
Thứ năm,trước yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế sâu rộng đòi
hỏi ngành Kiểm sát phải nhanh chóng có sự đổi mới tồn diện cả quy mơ và chất
lượng hoạt động của cơ sở đào tạo của ngành để mở rộng nhiều chương trình,
cấp độ đào tạo theo hướng đa ngành, đa cấp, đặc biệt là phải chủ động đào tạo
trình độ đại học, sau đại học mang tính chuyên ngành để bổ sung nguồn nhân
lực có chất lượng cao cho ngành.

Trang | 20


KẾT LUẬN
Ở nước ta, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, tương đương với chức năng
như vậy, nhiệm vụ của Viện kiểm sát cũng được quy định cụ thể ở khoản 3 điều
107 Hiếp pháp năm 2013 như sau: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ
Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất”.
Bằng những quy định ở các luật chuyên ngành như luật TTHS, luật
TTDS… và từ những thực tiễn hoạt động của VKS nhân dân đã đạt được thì một
lần nữa có thể khẳng định lại được điều đó.
Trong q trình nghiên cứu tìm hiểu khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong nhận được những nhận xét đóng góp q báu từ thầy cơ để bài viết được
hồn thiên hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Trang | 21



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Hiến pháp năm 1946, 1959. 1980, 1992, 2013;
Bộ luật dân sự năm 2005;
Bộ luật dân sự năm 2015;
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
Bộ luật hình sự năm 2015;
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015;
Luật thi hành án hình sự năm 2010;
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015;
Ủy ban thường vụ quốc hội, Nghị quyết số 953/NQ-UBTVQH13 Nghị quyết về

13


thành lập VKSND cấp cao;
Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Cơng tác Kiểm sát, tập I Lý luận

14
15

chung về công tác Kiểm sát, Nxb.CAND, 1996;
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Nghiệp vụ kiểm sát (tập 1), 2016;
Nguyễn Thị Nga, “Viện kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người trong tố

16

tụng Việt Nam”, luận văn thạc sĩ;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo công tác tổng kết ngành Kiểm sát nhân
dân năm 2014;

Trang | 22



×