Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.47 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PLDS & KSDS

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN LUẬT TỐ TỤNG DẤN SỰ
Đề tài 17

Tên sinh viên:

Đoàn Thái Phong

Mã số sinh viên:

1453801010189

Lớp

K2B

Hà Nội, tháng 5, năm 2017


MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM
XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS – Bộ luật tố tụng dân sự
HĐTPTANDTC – Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao


TAND – Tòa án nhân dân
TANDTC – Tòa án nhân dân tối cao
VKSNDTC – Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, Bộ luật tố tụng dân sự với
những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng như: trình tự, thủ tục khởi
kiện, xét xử, sự tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể được quy định đều
nhằm mục đích giải quyết các vụ việc dân sự được chính xác, công bằng và
đúng pháp luật. Tuy nhiên trong thực tiễn, hoạt động xét xử có thể không tránh
khỏi những sai sót khiến cho những phán quyết của Tòa án không đúng với sự
thật khách quan hoặc trái pháp luật. Những sai sót này có thể xuất phát từ yếu tố
chủ quan hoặc yếu tố khách quan nên dẫn đến việc có những bản án, quyết định
của Tòa án đã trải qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, trải qua thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm, thậm chí qua nhiều vòng xét xử lặp đi lặp lại mà vẫn không
đúng pháp luật. Do đó để khắc phục và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót nhằm
đảm bảo tính pháp chế XHCN trong công tác xét xử của tòa án cũng như bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì cần có một thủ tục đặc biệt để
khắc phục những quyết định sai lầm của Tòa án các cấp, thậm chí cả
HĐTPTANDTC. Bài viết sau đây sẽ tập trung tìm hiểu một thủ tục như vậy
trong BLTTDS 2015 đó là Thủ tục đặc biệt xét lại bản án của HĐTPTANDTC.

NỘI DUNG
I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT
LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐTPTANDTC
1. Khái niệm thủ tục tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC:


Theo pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam, một vụ án dân sự chỉ được xét
xử qua 2 lần: sơ thẩm và phúc thẩm. Bản án phúc thẩm sẽ là chung thẩm, có
hiệu lực pháp luật và giá trị thi hành ngay, kết thúc vụ kiện để chuyên qua giai
đoạn thi hành án.

Trang | 5


Tuy nhiên, chính vì e ngại rằng nhiều khi dù đã xử qua 2 lần nhưng bản án
chung thẩm vẫn có thể bị sai, gây oan ức, tạo ra bất công xã hội … nên tại
BLTTDS có qui định về một thủ tục gọi là “thủ tục xem xét lại bản án đã có hiệu
lực pháp luật” hay chính là thủ tục “giám đốc thẩm, tái thẩm”.
Năm 2011, Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
BLTTDS. Trong luật sửa đổi này, Quốc Hội đã đưa hẳn một chương mới vào
luật (Chương XIXa) với tên gọi là “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao”. Một cách chung nhất, thủ tục “đặc biệt”
này chính là sự đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền đối với HĐTPTANDTC
xem xét lại các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm như nói trên của các thẩm
phán TANDTC khi có căn cứ xác định quyết định của HĐTPTANDTC có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm
thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà HĐTPTANDTC, đương sự đã không
thể biết được khi ra quyết định đó.
2. Cơ sở của thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC:

Dựa trên tính chất của các căn cứ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, các nhà lập pháp Việt Nam đã phân hoá các căn cứ này thành hai loại,
trên cơ sở đó thiết lập hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật tương ứng là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Tuy nhiên, Thực
tiễn công tác của TAND tối cao cũng đã phát hiện một số quyết định giám đốc

thẩm, tái thẩm của HĐTPTANDTC có sai lầm nghiêm trọng nhưng pháp luật tố
tụng dân sự 2004 không có một điều luật nào quy định về vấn đề xem xét lại
quyết định của HĐTPTANDTC. Khiến cho quyền và lợi ích của đương sự vẫn
chưa được đảm bảo, dư luận xã hội bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài. Vì vậy
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã khắc phục tình trạng đó bằng việc quy
định một chương mới – chương XIXa quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại
quyết định của HĐTPTANDTC. Những quy định này đã phát hiện và khắc phục
kịp thời những trường hợp quyết định của HĐTPTANDTC có vi phạm pháp luật
Trang | 6


nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung quyết định mà HĐTPTANDTC, đương sự không biết được khi ra quyết
định đó.
Cho đến khi xây dựng dự thảo BLTTDS 2015 mới đây, vấn đề về thủ tục đặc
biệt được đưa ra xem xét với một số ý kiến đề nghị không nên quy định về thủ
tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC. Theo đó, Căn cứ vào
Khoản 4 Điều 22 Luật tổ chức TAND 2014 khẳng định: “Quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm của HĐTPTANDTC là quyết định cao nhất, không bị kháng
nghị”. Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định quyết định giám đốc thẩm, tái
thẩm của HĐTPTANDTC là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị chính là
để cụ thể hóa quy định tại Khoản 1 Điều 104 của Hiến pháp năm 2013 về việc
“TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Theo nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nguyên tắc hai
cấp xét xử), một vụ việc chỉ được giải quyết qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Việc quy định cơ chế xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC vô hình chung
đã thiết lập thêm một thủ tục đặc biệt nữa nhằm cho phép HĐTPTANDTC có
thể xét lại chính quyết định của mình. Mặc dù về căn bản thì thủ tục đặc biệt này
vẫn dựa trên các căn cứ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật giống

như thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Hậu quả pháp lý của việc ra quyết định của
HĐTPTANDTC là vụ án có thể sẽ tiếp tục bị đưa ra xem xét, giải quyết ở cấp
dưới, thậm chí xét xử lại ở cấp sơ thẩm. Điều này khiến cho việc xét xử không
có điểm dừng, quá trình xét xử lặp đi lặp lại, khiến cho các bên trong quan hệ tố
tụng mệt mỏi, gây tốn kém chi phí cho cả Nhà nước và người dân, tạo sự quá tải
của toà án và sự chậm trễ trong thực thi công lý.
Hơn nữa, Thông thường các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhất
là ở cấp xét xử cao nhất được coi là biểu tượng công lý của các quốc gia. Việc
cho phép xem xét lại các quyết định của HĐTPTANDTC – cơ quan xét xử cao
nhất của đất nước, sẽ khiến niềm tin vào công lý bị suy giảm, sự tôn nghiêm của
pháp luật, uy tín của hệ thống tòa án cũng bị ảnh hưởng.
Trang | 7


Tuy nhiên, Cần chú ý rằng “Thủ tục đặc biệt” được tiến hành không phải dựa
trên kháng nghị mà căn cứ vào yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiến
nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC
hoặc Đề nghị của Chánh án TANDTC. Việc xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC là một cơ chế đặc biệt nhằm khắc phục thiếu sót, bất cập trong
quy định của pháp luật tố tụng dân sự đối với trường hợp qua giám sát của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, cũng như giải quyết khiếu nại của TANDTC mà
có căn cứ khẳng định Quyết định của HĐTP TANDTC có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng. Việc quy định cơ chế này cho phép HĐTP TANDTC tự xem
xét lại quyết định của mình, không trái với quy định của Hiến pháp và Luật Tổ
chức TAND năm 2014, nhằm khắc phục những sai lầm, vi phạm pháp luật trong
việc giải quyết các vụ án, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền cơ bản của
công dân.
Vì vậy mà Về vấn đề này, TANDTC vẫn đề nghị BLTTDS 2015 tiếp thu theo
hướng giữ nguyên quy định của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 về thủ tục
đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC.

3. Ý nghĩa của thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của

HĐTPTANDTC:
Pháp luật Việt Nam thừa nhận nguyên tắc 2 cấp xét xử gồm sơ thẩm và phúc
thẩm, trong khi đó, thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là thủ tục đặc biệt của tố
tụng dân sự xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có sai lầm, vi phạm
pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trường hợp quyết định
trong các thủ tục này vẫn có sai lầm nghiêm trọng thì thủ tục đặc biệt xem xét lại
quyết định của HĐTPTANDTC có ý nghĩa rất quan trọng. Thủ tục đặc biệt này
một lần nữa đảm bảo được quyền và lợi ích hơp pháp của công dân, tức là mở
rộng thêm cơ hội kêu oan cho người dân nếu có vi phạm trong thủ tục của các
quá trình xét xử trước.

Trang | 8


Là 1 thủ tục đặc biệt để Hội đồng thẩm phán TANDTC đc tự mình xem xét
lại quyết định giám đốc thẩm có sai lầm nghiêm trọng. Vì thực tiễn cho thấy có
một số vụ án sau khi xét xử giám đốc thẩm lại phát hiện có sai lầm nghiêm
trọng, gây bức xúc vì quyền lợi của các đương sự vì quyền lợi của họ bị thiệt hại
nhưng không đc giải quyết lại.
Thủ tục đặc biệt thể hiện tinh thần trách nhiệm của các cơ quan xét xử trong
việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự; nâng cao uy tín của cơ
quan xét xử trong việc xét xử. Do đó, góp phần tạo nên một nền pháp chế xã hội
chủ nghĩa công bằng, bền vững hơn.

II – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTDS VỀ THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM
XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐTPTANDTC
1. Điều kiện xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC:


Điều kiện để tiến hành thủ tục xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC
hiện nay được quy định tại Điều 358 BLTTDS 2015. Theo quy định tại điều luật
này thì quyết định của HĐTPTANDTC chỉ có thể được xem xét lại khi thỏa mãn
đồng thời các điều kiện sau:
-

Thứ nhất, có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng
mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà HĐTPTANDTC, đương
sự đã không thể biết được khi ra quyết định đó.
Giống như căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục xét lại
quyết định của HĐTPTANDTC cũng đòi hỏi có sự Vi phạm pháp luật nghiêm
trọng. Vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở đây có thể là vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của
mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy
định của pháp luật (điểm b, khoản 1, Điều 326). Ví dụ như khơng tiến hành hịa
Trang | 9


giải đối với các vụ án dân sự bắt buộc phải hòa giải hoặc tiến hành hòa giải đối
với các vụ án dân sự khơng được hịa giải; Xét xử sai thẩm quyền như Tòa án
cấp huyện xét xử vụ án có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án cấp tỉnh; nội dung quyết đinh của bản án mâu thuẫn với biên bản nghị án
hoặc vs biên bản phiên tòa… Hoặc có thể là sai lầm trong việc áp dụng pháp
luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba (điểm c, khoản 1, Điều 326). Ví
dụ như áp dụng ko đúng Điều khoản, giải thích ko đúng nội dung quy định của
điều luật dẫn đến việc xét xử ko đúng…
Phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết
định mà HĐTPTANDTC, đương sự đã không thể biết được khi ra quyết định

đó.Ví dụ như bản án đã chia di sản thừa kế theo pháp luật nhưng sau đó phát
hiện nguyên đơn đã giấu di chúc của người để lại di sản. Đây cũng là căn cứ
giống như căn cứ để kháng nghị tái thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 352
BLTTDS 2015.
-

Thứ hai, khi có “Yêu cầu” của Ủy ban thường vụ Quốc hội, “Kiến nghị” của Ủy
ban tư pháp của Quốc hội, “Kiến nghị” của Viện trưởng VKSNDTC hoặc “Đề
nghị” của Chánh án TANDTC.
Đối với yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chánh án TANDTC có
trách nhiệm báo cáo HĐTPTANDTC để xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC. Đối với Kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc kiến
nghị của Viện trưởng VKSNDTC hoặc Chánh án TANDTC phát hiện vi phạm,
tình tiết mới thì Chánh án TANDTC có trách nhiệm báo cáo HĐTPTANDTC
xem xét kiến nghị, đề nghị đó. Như vậy, theo BLTTDS hiện hành thì việc xem
xét lại quyết định của HĐTPTANDTC theo thủ tục đặc biệt không phải dựa trên
kháng nghị của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC.
2. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC:
Trang | 10


Như đã phân tích ở trên, Việc xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC
được thực hiện dựa trên yêu cầu, đề nghị, kiến nghị của các cơ quan có thẩm
quyền thay vì dựa trên kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Về
thẩm quyền yêu cầu, đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC thì cụ thể:
-

Đối với yêu cầu: do Ủy ban thường vụ QH


-

Đối với kiến nghị: do Ủy ban tư pháp Quốc hội hoặc Viện trưởng
VKSNDTC

-

Đối với đề nghị: do Chánh án TANDTC

Dựa trên những căn cứ yêu cầu, kiến nghị hoặc đề nghị trên mà Thẩm quyền
trực tiếp tiến hành xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC thuộc về chính
HĐTPTANDTC. Việc quy định thẩm quyền này đảm bảo HĐTPTANDTC có thể kịp
thời khắc phục những sai phạm nghiêm trọng của mình, rút ra được những kinh
nghiệm nhằm cải thiện chất lượng xét xử, nâng cao năng lực trách nhiệm của đội ngũ
thẩm phán TANDTC, phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức TAND
2014
3. Thủ tục xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC:
a)

Gửi văn bản, hồ sơ vụ án, thông báo liên quan đến thủ tục xem xét lại quyết
định của HĐTPTANDTC:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 359, BLTTDS 2015 thì sau khi nhận được
yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của
Quốc hội hoặc sau khi Chánh án TANDTC có văn bản đề nghị xem xét lại quyết
định của HĐTPTANDTC, TANDTC có trách nhiệm gửi cho VKSNDTC bản sao
văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án. Quy định này
nhằm đảm bảo VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của mình, đồng thời có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến phát biểu khi
tham gia phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị, yêu cầu. Ngoài ra khoản 1 còn
Trang | 11



quy định trong thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án,
VKSNDTC phải trả lại đầy đủ hồ sơ vụ án đó cho TANDTC.
b)

Phiên họp của HĐTPTANDTC xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của
Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC, đề nghị của Chánh án TANDTC:
Riêng đối với Kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của
Viện trưởng VKSNDTC và văn bản đề nghị của Chánh án TANDTC xem xét
lại quyết định của HĐTPTANDTC, BLTTDS 2015 có quy định về việc phải mở
phiên họp xem xét đối với các kiến nghị, đề nghị này trước khi tiến hành mở
phiên họp xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC. Cụ thể:
Về thời hạn mở phiên họp và thông báo mở phiên họp:

-

khoản 2 Điều 359 quy định trong thời hạn là 1 tháng, kể từ ngày nhận được
kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng
VKSNDTC hoặc kể từ ngày Chánh án TANDTC có văn bản đề nghị thì
HĐTPTANDTC phải mở phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị. Bên cạnh đó,
TANDTC còn có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản về thời gian mở
phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị cho Viện trưởng VKSNDTC được biết để
tham dự theo quy định tại khoản 4 Điều 358 BLTTDS 2015.
-

Về thành phần tham dự phiên họp:
Viện trưởng VKSNDTC tham dự phiên họp của HĐTPNDTC để xem xét
kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng
VKSNDTC hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC. Ngoài ra, Đại diện Uỷ ban tư

pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của HĐTPTANDTC để xem
xét kiến nghị của Uỷ ban tư pháp của Quốc hội.
-

Về trình tự tiến hành phiên họp:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 359, Phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
được tiến hành theo trình tự như sau:
Trước tiên, Chánh án TANDTC tự mình hoặc phân công một thành viên
HĐTPTANDTC trình bày tóm tắt về nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ
Trang | 12


án. Sau khi Chánh án TANDTC trình bày xong, Đại diện Ủy ban tư pháp của
Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC có kiến nghị, đề nghị
xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC trình bày các vấn đề sau:
+ Nội dung kiến nghị, đề nghị;
+ Căn cứ của việc kiến nghị, đề nghị;
+ Phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ án, chứng cứ cũ và chứng cứ
mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết
định của HĐTPTANDTC hoặc những tình tiết quan trọng mới có thể làm thay
đổi cơ bản nội dung quyết định của HĐTPTANDTC.
Trong trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc
xem xét đề nghị của Chánh án TANDTC thì Viện trưởng VKSNDTC phát biểu
quan điểm và đưa ra lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.
Ý kiến phát biểu này phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Viện
trưởng TKSNDTC và phải được gửi cho TANDTC trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp.
Về kết quả của phiên họp, Việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề
nghị xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC được HĐTPTANDTC thảo

luận và biểu quyết theo đa số.
Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến
nghị của Viện trưởng VKSNDTC hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC thì
HĐTPTANDTC quyết định về việc mở phiên họp để xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC, đồng thời giao cho Chánh án TANDTC tổ chức nghiên cứu hồ
sơ, báo cáo HĐTPTANDTC xem xét, quyết định tại phiên họp xem xét lại quyết
định của HĐTPTANDTC.
Còn trường hợp không nhất trí kiến nghị, đề nghị thì HĐTPTANDTC phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cá nhân, cơ quan đã kiến nghị, đề
nghị.
Mọi diễn biến tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định
được thông qua tại phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ
xem xét kiến nghị, đề nghị.
Trang | 13


Ngoài ra cần lưu ý, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp xem
xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC,
HĐTPTANDTC gửi cho Viện trưởng VKSNDTC, Ủy ban tư pháp của Quốc hội
văn bản thông báo về việc HĐTPTANDTC nhất trí hoặc không nhất trí với kiến
nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC.
c)

Phiên họp xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC:
Về bản chất, có thể thấy “thủ tục đặc biệt” xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC thực chất không phải là một phiên tòa xét xử mà thực chất chỉ
là một “phiên họp của HĐTPTANDTC” được tổ chức khi có yêu cầu của Ủy
ban thường vụ Quốc hội hoặc khi có quyết định của HĐTPTANDTC về việc mở
phiên họp để xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC sau khi nhất trí với
kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng

VKSNDTC hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC.
Cùng với việc mở phiên họp này, Chánh án TANDTC còn phải tổ chức tiến
hành việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong
trường hợp cần thiết trong vòng 4 tháng. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh,
thu thập tài liệu, chứng cứ này phải làm rõ được việc có hay không có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung quyết định của HĐTPTANDTC.
-

Về thời hạn mở phiên họp và thông báo mở phiên họp:

Khoản 5, Điều 359 quy định trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày nhận được
yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của
HĐTPTANDTC về việc mở phiên họp, HĐTPTANDTC phải mở phiên họp để
xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC.
TANDTC phải gửi cho VKSNDTC văn bản thông báo về thời gian mở phiên
họp xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC kèm theo hồ sơ vụ án. Trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKSNDTC phải trả lại hồ
sơ vụ án cho TANDTC.
-

Về thành phần tham gia phiên họp:

Trang | 14


Thành phần tham gia phiên họp xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC
gồm có toàn thể Thẩm phán TANDTC, bên cạnh đó còn phải có sự tham dự của
Viện trưởng VKSNDTC. Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cần thiết,
TANDTC có thể mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham dự

phiên họp.
-

Về trình tự tiến hành phiên họp:

Chánh án TANDTC báo cáo HĐTPTANDTC về việc xem xét lại quyết định
của HĐTPTANDTC, đồng thời báo cáo về kết quả xác minh, thu thập tài liệu,
chứng cứ (nếu có). Bên cạnh đó, Viện trưởng VKSNDTC phải phát biểu quan
điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết
quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của
HĐTPTANDTC và quan điểm về việc giải quyết vụ án. Có thể thấy, sự có mặt
của Viện trưởng VKSNDTC đóng vai trò rất quan trọng trong phiên họp xem xét
lại quyết định của HĐTPTANDTC, ý kiến phát biểu của Viện trưởng
VKSNDTC là một trong những cơ sở quan trọng để có thể giải quyết đúng đắn
vụ án, khắc phục những sai phạm của HĐTPTANDTC. Ý kiến phát biểu này của
Viện trưởng VKSNDTC phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Viện trưởng
VKSNDTC và phải được gửi cho TANDTC trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày kết thúc phiên họp.
Sau khi nghe Chánh án TANDTC báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng
VKSNDTC, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự (nếu
có) và khi xét thấy quyết định của HĐTPTANDTC có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định
của HĐTPTANDTC; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp
dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm
thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì tùy từng trường hợp,
HĐTPTANDTC quyết định như sau:
-

Hủy quyết định của HĐTPTANDTC, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật và quyết định về nội dung vụ án.


Trang | 15


-

Hủy quyết định của HĐTPTANDTC, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của TANDTC có quyết định vi
phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho
đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của

-

pháp luật.
Hủy quyết định của HĐTPTANDTC, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp
luật.
Quyết định cuối cùng của HĐTPTANDTC là quyết định được ít nhất ba phần
tư tổng số thành viên của HĐTPTANDTC biểu quyết tán thành. Như vậy, trường
hợp quyết định của HĐTPTANDTC có ít hơn ba phần tư tổng số thành viên của
hội đồng tán thành thì quyết định bị xem xét lại đó vẫn được giữ nguyên.
Trong thời hạn là 1 tháng, kể từ ngày HĐTPTANDTC ra một trong các quyết
định trên, TANDTC có trách nhiệm gửi quyết định đó cho Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, VKSNDTC, TAND đã giải quyết vụ án
và các đương sự.

KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC có ý nghĩa to lớn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, quy
định này là hết sức cần thiết mở ra thêm những cơ hội cho những người bị oan

ức có thể tìm đến được với công bằng và công lý tuy nhiễn cũng đồng thời bộc
lộ một thực trạng đáng buồn đó là việc xét xử của ngành Tòa án Việt Nam
những năm qua là có vấn đề, chất lượng xét xử và phẩm chất của thẩm phán là
không tốt và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tuy các quy định về thủ tục này
vẫn chưa xuất hiện những bất cập trong thực tiễn thực hiện tuy nhiên trong thời
gian tới các nhà làm luật vẫn cần nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa những quy
định về nội dung này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, nâng cao
chất lượng hoạt động tư pháp của Việt Nam.

Trang | 16


Do nguồn tài liệu hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những bổ sung, đóng góp của thầy, cô để bài viết của em được
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb.CAND;
Luật tố tụng dân sự, 2004;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự, 2011;
Luật tổ tụng dân sự, 2015;
Luật tổ chức Tịa án nhân dân, 2014;
Thơng tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, ngày 15

tháng 10 năm 2013, Hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Bộ luật tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
tố tụng dân sự

Trang | 17



×