Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

sưu tầm hoặc xây dựng một tình huống (không quá 15 dòng) Tòa án không thụ lý vụ án dân sự do người khởi kiện không sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145 KB, 18 trang )

Đề số 2: Hãy sưu tầm hoặc xây dựng một tình huống (khơng q 15 dịng) Tịa
án khơng thụ lý vụ án dân sự do người khởi kiện không sửa đổi bổ sung đơn
khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. qua đó hãy:
1. Phân tích làm rõ các điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định Luật
TTDS năm 2015.
2. Phân tích ý nghĩa của việc thụ lý giải quyết vụ án dân sự theo trình tự thủ
tục sơ thẩm.


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS - Bộ luật tố tụng dân sự
BLDS – Bộ luật dân sự
TTDS - Tố tụng dân sự
TAND - Tòa án nhân dân
VADS – Vụ án dân sự


MỤC LỤC

TÌNH HUỐNG XÂY DỰNG..............................................................................1
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG...........................................................................1
Câu hỏi 1: Phân tích làm rõ các điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định
Luật TTDS năm 2015.........................................................................................1
Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của việc thụ lý giải quyết vụ án dân sự theo trình
tự thủ tục sơ thẩm.............................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15


TÌNH HUỐNG XÂY DỰNG
Gia đình Ơng A và gia đình Ông M là hàng xóm cùng sinh sống tại xã Y,


huyện K. Đầu năm 2016 gia đình Ơng M sửa lại nhà nên xây dựng ln hàng
rào, Ơng A cho rằng Ơng M đã lấn chiếm đất của gia đình ông nên ngày
23/4/2016 Ông A làm đơn khởi kiện đến TAND huyện K. Ngày 29/4/2016
TAND huyện K gửi thông báo cho Ơng A về việc u cầu ơng bổ sung thông tin
về địa chỉ, nơi làm việc của các con Ông M và yêu cầu ông cung cấp các tài liệu,
chứng cứ chứng minh Ông M đã lấn chiếm đất của ơng nhưng khơng thấy Ơng
A bổ sung nên ngày 30/5/2016 TAND huyện K ra quyết định trả lại đơn khởi
kiện vì Ơng A đã khơng bổ sung đơn khởi kiện theo đúng yêu cầu,

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu hỏi 1: Phân tích làm rõ các điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định
Luật TTDS năm 2015.
Thụ lý vụ án dân sự là việc tòa dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề
nghị xem xét, giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức. Hay trong giáo trình Luật TTDS của trường
Đại học luật Hà Nội năm 2005 đưa ra khái niệm thụ lý vụ án ngắn gọn hơn: Thụ
lý vụ án là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào sổ thụ lý
VADS để giải quyết.
Việc thụ lý VADS được quy định tại Khoản 1, Điều 195, BLTTDS năm 2015:
“Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì Thẩm phán phải thơng báo ngay
cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí
trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí”.
Để có thể xác định đúng đắn về các điều kiện cần thiết để thụ lý vụ án thì
nhóm chúng em ngồi dựa vào Khoản 1, Điều 195 cịn dựa vào các quy định
khác của BLTTDS 2015 như: Điều 186, 187 về quyền khởi kiện; Điều 189 về
Trang | 1


hình thức và nội dung của đơn khởi kiện; Khoản 1, Điều 192 về các trường hợp

trả lại đơn khởi kiện; Điều 193 về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Theo
đó thì nhóm chúng em xác định các điều kiện để Tòa án thụ lý VADS như sau:
1. Điều kiện về chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 186, Điều 187, BLTTDS 2015 thì chủ thể có quyền
khởi kiện VADS gồm:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tịa án
có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ
em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có quyền khởi kiện vụ án về hơn nhân và gia đình theo quy định của Luật hơn
nhân và gia đình;
Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động
hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật;
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại
diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự
mình khởi kiện vì lợi ích cơng cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng;
Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền
khởi kiện VADS để u cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà
nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật;
Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình”.
Và theo quy định tại Khoản 2, 3, Điều 189, BLTTDS năm 2015 thì:
“2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình
hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư
Trang | 2



trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá
nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp
pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên,
địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối
đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là
người khơng biết chữ, người khuyết tật nhìn, người khơng thể tự mình làm đơn
khởi kiện, người khơng thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm
chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ
quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ
án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan,
tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức
đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên
và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh
nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
Dựa vào những quy định trên thì chúng ta có thể chia chủ thể có quyền
khởi kiện VADS thành hai nhóm:
 Nhóm thứ nhất: các chủ thể có quyền khởi kiện do quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm.
BLDS 2015 thừa nhận các loại quan hệ dân sự là quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản nên quyền khởi kiện của các chủ thể do quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm có sự khác nhau vì tính chất của các loại quan hệ dân sự có
sự khác nhau:
- Nếu như bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn đến bên

có quyền phải nhờ vào pháp luật để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện những
Trang | 3


nghĩa vụ đó thì lúc này bên có quyền trong trường hợp này sẽ trở thành chủ thể
có quyền khởi kiện VADS. Quyền và nghĩa vụ của các bên bao gồm các quyền
và nghĩa vụ trong các quan hệ về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
và các quan hệ khác về thực hiện nghĩa vụ.
- Nếu việc khởi kiện có liên quan đến quan hệ nhân thân thì: Ngun đơn
trong vụ kiện u cầu ly hơn là vợ hoặc chồng; người có u cầu trong việc hủy
hơn nhân trái pháp luật, không công nhận quan hệ vợ chồng chỉ thuộc về các bên
có quan hệ hơn nhân; người yêu cầu với tư cách đương sự trong việc chấm dứt
quan hệ con nuôi là người con nuôi đã thành niên hoặc cha (mẹ) nuôi; nguyên
đơn trong vụ kiện xác định cha, mẹ, con là người con và ngược lại; nguyên đơn
là cha, mẹ trong vụ kiện xác định con cho cha, mẹ; người con chưa thành niên là
đương sự với tư cách người có yêu cầu trong việc yêu cầu hạn chế quyền của
cha mẹ đối với con chưa thành niên.
- Ngồi ra cịn các chủ thể cũng có quyền khởi kiện VADS như: chủ thể thế
quyền, các chủ thể nhận quyền thừa kế, chủ thể mang quyền đối với người thứ
ba.
 Nhóm thứ hai: các chủ thể có quyền khởi kiện vì quyền lợi ích của người
khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước.
- Quyền khởi kiện với tư cách là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:
BLTTDS 2015 (Điều 186) cho phép người đại diện thông qua người đại diện
hợp pháp của mình để khởi kiện VADS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
- Quyền khởi kiện của các chủ thể khơng có quyền lợi trong vụ việc với tư
cách nguyên đơn: Điều 187, BLTTDS 2015 thừa nhận các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quyền khởi kiện VADS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác, lợi ích cơng cộng và lợi ích của Nhà nước.

 Trong tình huống thì Ơng A là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm và
ơng đã lập gia đình nên ơng là người có quyền làm đơn khởi kiện lên Tịa án có
thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Trang | 4


VADS có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án hay không là một trong
những điều kiện cần thiết để Tịa án có thể thụ lý vụ án đó. Một VADS thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải đáp ứng:
- Vụ án đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại
các Điều: Điều 26: Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tịa án; Điều 28: Những tranh chấp về hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tịa án; Điều 30: Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Và Điều 32: Những tranh chấp về lao
động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án.
 Trong tình huống thì tranh chấp giữa gia đình Ơng A và gia đình Ơng M là
tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại
Khoản 9, Điều 26, BLTTDS năm 2015: “Tranh chấp đất đai theo quy định của
pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy
định của Luật bảo vệ và phát triển rừng”.
- Việc khởi kiện VADS phải đúng với cấp Tịa án có thẩm quyền giải quyết
theo quy định tại các Điều:
Điều 35: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
“1. TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều
28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật
này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của

Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều
27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
Trang | 5


c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều
31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật
này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà
có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ
quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa
án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết
của TAND cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái
pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa
công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng
cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và
các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Điều 37: Thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp tỉnh
“1. TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ
việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh

chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại khoản 1 và
khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu
thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại khoản 2 và
khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ
việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại Điều
Trang | 6


35 của Bộ luật này mà TAND cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy
cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện”.
 Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 35 thì TAND huyện K là Tịa án
có thẩm quyền giải quyết.
- Việc khởi kiện VADS phải đúng với thẩm quyền giải quyết của Tòa án
theo lãnh thổ theo quy định tại Điều 39:
“1. Thẩm quyền giải quyết VADS của Tòa án theo lãnh thổ được xác định
như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa
án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có
trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những
tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản

có thẩm quyền giải quyết.
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác
định như sau:
a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Tịa án nơi người bị u cầu thơng báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú,
bị yêu cầu tun bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và
Trang | 7


quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã
chết;
c) Tịa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định
tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là
đã chết;
d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tịa án nước ngồi cư trú, làm
việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có
trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên
quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi có thẩm
quyền giải quyết u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không

công nhận bản án, quyết định dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động của Tịa án nước ngồi;
đ) Tịa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân
hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền giải quyết u cầu khơng cơng nhận bản án, quyết định dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tịa án nước ngồi
khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam;
e) Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư
trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành
có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên
quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải
quyết u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài
nước ngoài;
Trang | 8


g) Tịa án nơi việc đăng ký kết hơn trái pháp luật được thực hiện có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật;
h) Tịa án nơi một trong các bên thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia
tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết u cầu cơng nhận
thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hơn;
i) Tịa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi
con sau khi ly hơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận
sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi
con sau khi ly hôn thì Tịa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải
quyết;
k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hơn;

l) Tịa án nơi cha, mẹ ni hoặc con ni cư trú, làm việc có thẩm quyền giải
quyết u cầu chấm dứt việc ni con ni;
m) Tịa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc cơng chứng
có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu;
n) Tịa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc
nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi
hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;
o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu liên quan đến
việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo
quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;
p) Tịa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết u cầu cơng nhận tài sản
đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vơ chủ, công nhận quyền sở hữu của người
đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;
Trang | 9


q) Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;
r) Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung
có thẩm quyền giải quyết u cầu cơng nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của
việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án,
quyết định của Tòa án;
s) Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết u
cầu cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tòa án;
t) Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy
định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con
cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình;

u) Tịa án nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên;
v) Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động
tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước
lao động tập thể đó vơ hiệu;
x) Tịa án nơi xảy ra cuộc đình cơng có thẩm quyền giải quyết u cầu xét
tính hợp pháp của cuộc đình cơng;
y) Thẩm quyền của Tịa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay,
tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật này.
3. Trường hợp VADS đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng
quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tịa án theo lãnh thổ thì phải được
Tịa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay
đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự”.
 Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39 thì TAND huyện K là Tịa án
có thẩm quyền giải quyết.
- Ngoài ra đối với những vụ án mà người khởi kiện đã yêu cầu các cơ quan
khác giải quyết trước thì Tịa án chỉ thụ lý vụ án khi các cơ quan đó đã giải
quyết nhưng người khởi kiện khơng đồng ý với việc giải quyết đó.
Trang | 10


 Trong tình huống thì Ơng A khơng có u cầu các cơ quan khác giải quyết
mà gửi đơn khởi kiện đến TAND huyện K luôn nên ông đáp ứng đầy đủ điều
kiện này.
3. Điều kiện về thời hiệu khởi kiện:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu
cầu Toà án giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 184, BLTTDS năm 2015 thì: “Thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định

của BLDS”.
 Theo quy định tại Khoản 3, Điều 155, BLDS năm 2015 thì khơng tính
thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp giữa gia đình Ơng A và gia đình Ơng M.
4. Điều kiện về vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật
Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết
bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp vụ án mà Toà án bác
đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường
thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.
 Trong tình huống thì tranh chấp giữa Ơng A và Ông M chưa được giải
quyết bằng một bản án, quyết định nào của Tịa án hay của bất kì một cơ quan
nhà nước nào khác nên Ông A làm đơn khởi kiện lên Tòa án huyện K là đúng
pháp luật.
5. Các điều kiện khác
Ngồi những điều kiện nêu trên thì để vụ án được thụ lý thì:
- Đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản
4 Điều 189 BLTTDS năm 2015, trong đó người khởi kiện phải cung cấp các tài

Trang | 11


liệu, chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho những u cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp;
- Không thuộc một trong các trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định
tại Khoản 1, Điều 192, BLTTDS năm 2015.
- Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và xuất trình biên lai thu tạm
ứng án phí trong thời hạn được thơng báo, trừ trường hợp có lý do chính đáng
khác

 Theo đó đơn khởi kiện của Ơng A khơng đáp ứng đầy đủ nội dung theo
quy định tại Khoản 4, Điều 189 và trường hợp của ông cũng thuộc trường hợp
trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 192.
Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của việc thụ lý giải quyết vụ án dân sự theo
trình tự thủ tục sơ thẩm.
Thụ lý VADS là việc tồ án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết đơn khởi
kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý VADS để giải quyết theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự, thụ lý vụ án là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng
do tồ án thực hiên.
Thụ lý vụ án là cơng việc đầu tiên của tồ án trong q trình tố tụng. Nếu
khơng có việc thụ lý vụ án của tịa án sẽ khơng có các bước tiếp theo của quá
trình tố tụng.
Về bản Bản chất, Thụ lý VADS thực chất là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện
để xem xét giải quyết nội dung đơn khởi kiện đó. Việc Tòa án chấp nhận tiến
hành thụ lý vụ án đồng nghĩa với việc Tòa án đã xác nhận trách nhiệm giải quyết
vụ án thuộc về mình mà khơng phải thuộc về một cơ quan nhà nước nào khác.
Từ đây, các mối quan hệ pháp luật tốtụng sẽ được phát sinh, trong mối quan hệ
này, Tòa án là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua việc thụ lý giải
quyết tranh chấp và quyết định thụ lý của Tịa án có tính bắt buộc đối với các
bên. Thụ lý VADS là một trong những thẩm quyền của TAND nhằm thực hiện
chức năng xét xử các vụ án, trong đó có các VADS, hơn nhân – gia đình, kinh
Trang | 12


doanh, thương mại, lao động. Tòa án là nơi biểu hiện tập trung đầy đủ nhất các
quyền tư pháp, nơi thể hiện sức mạnh cuẩ hệ thống cơ quan tư pháp.
Qua hoạt động giải quyết các vụ án của Tòa án trong các lĩnh vực giải quyết
tranh chấp dân sự, hơn nhân– gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa
án sẽ xác lập trật tự về quyền và lợi ích mà các ngành luật nội dung đã quy đinh,
từ đó góp phần quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội,

của công dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội. Và thực hiện được tốt chức năng
giải quyết VADS thì trước tiên VADS phải được Tòa án thụ lý.
Như vây, thụ lý VADS là một hoạt động tố tụng dân sự do Tòa án tiến hành.
Hoạt động này thể hiện thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các yêu cầu
về quyền và lợi ích dân sự. Hoạt động này mang những đặc trung cơ bản để
phân biệt với những hoạt động tố tụng tiếp theo.
Từ đây có thể rút ra một số Ý nghĩa của việc thụ lý giải quyết VADS như sau:
- Việc thụ lý VADS có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm
cho tịa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lý vụ án,
thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến tòa để xác minh và hòa giải, đối với
những VADS khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hòa giải được mà pháp
luật quy định tại Điều 206 và Điều 207 thì phải khẩn trương hồn thiện hồ sơ để
đưa vụ án ra xét xử tại phiên tịa.
- Ngồi ra, việc tịa án thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác
định các thời hạn tố tụng toà án phải giải quyết vụ án theo luật định. Ví dụ như
Điều 203 BLTTDS 2015 quy định về Thời hạn chuẩn bị xét xử:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo
thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngồi, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời
hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời
hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Trang | 13


4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử,
Tòa án phải mở phiên tịa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là
02 tháng.”
- Như đã đề cập ở trên về bản chất của việc thụ lý VADS, Thụ lý VADS cịn

có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hơn
nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân
dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó tịa án là cơ
quan trực tiếp thụ lý giải quyết.

Trang | 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật tố tụng dân sự, 2015;
- Bộ luật dân sự, 2015;
- Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo tình Luật tố tụng dân sự. Nxb.CAND,
2005;

Trang | 15



×