Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Có phải bướu lạt đà chứa toàn nước hay không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.51 KB, 2 trang )

Có phải bướu của lạc đà chứa toàn nước hay không?
Lạc đà – “con thuyền sa mạc” là một trong những con vật thân thiết nhất của những người
phải di chuyển trên sa mạc từ thời “Nghìn lẻ 1 đêm“. Nếu không có những bước đi dẻo dai,
khả năng chuyên chở được nhiều đồ đạc và khả năng di chuyển trong khoảng cách lớn mà
không cần phải uống nước, chắc hẳn việc chinh phục sa mạc để tạo ra những con đường
giao thương sẽ trở nên cực kỳ khó khăn. Vậy lạc đà tích trữ nước ở đâu để không cần phải
uóng nước trong cả một quãng đường dài? Mọi người đều nghĩ rằng ở trong bướu của
chúng. Tuy vậy, câu trả lời là : bướu của lạc đà không chứa nước mà là chứa mỡ.
Theo lý thuyết thì 1 gram mỡ có thể chuyển hóa thành 1 gram nước, tuy vậy để tạo ra được
1 gram mỡ thì cũng cần từng đó nước. Thực tế, lạc đà không sử dụng mỡ để tạo ra nước
mà chứa nước ở khắp nơi trong cơ thể của mình và đặc biệt là ở trong máu. Hệ thống mồ
hôi và việc thải nước ra ngoài của lạc đà cũng được tối ưu hết sức hiệu quả. Đặc biệt, hầu
hết các con vật (và cả loài người) đều mất rất nhiều nước trong khi thở nhưng lạc đà có cơ
chế giữ lại hơi ẩm trong khi thở. Do vậy, một con lạc đà bình thường có khả năng di
chuyển (mà không mang vác thứ gì) không cần uống nước trong suốt 2-3 tuần.
Ngoài ra, những đôi chân dài của lạc đà cũng giúp ích rất nhiều trong sa mạc khi mà chúng
giữ cho thân hình của lạc đà cách xa so với mặt đất có nhiệt độ cao. Một điểm nữa có thể
dễ dàng minh chứng cho việc cái bướu của lạc đà chứa gì là việc nếu không ăn gì, bướu
của lạc đà sẽ xẹp dần theo thời gian (vì chúng phải sử dụng mỡ tích trữ). Nhưng nếu không
uống gì, toàn bộ cơ thể của lạc đà sẽ xẹp xuống chứ không chỉ riêng cái bướu.

×