Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VAI TRÒ CỦA ISO TRONG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO, HỖ TRỢ VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.66 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VAI TRÒ CỦA ISO TRONG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO, </b>
<b>HỖ TRỢ VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC </b>


<b>Lê Hoàng Vũ </b>


<i>Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm TP.HCM </i>


<b>TĨM TẮT </b>


Chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay. Đặc biệt, khi nước ta gia
nhập WTO cạnh tranh về nguồn nhân lực là rất lớn. Nếu khơng có bước chuyển mình nâng cao chất lượng giáo
dục thì nguồn nhân lực nước ta khó có thể cạnh tranh được với các nguồn nhân lực của các nước khác. Chúng ta
cũng biết rằng, đối với các sản phẩm vật chất việc đánh giá và kiểm tra chất lượng có thể thực hiện bằng máy
móc, thiết bị và dễ dàng tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng đối với sản phẩm đào tạo
việc đánh giá chất lượng khơng thể tiến hành bằng máy móc thiết bị được nên việc đưa ra các biện pháp đảm bảo
và nâng cao chất lượng là rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở giáo dục đã lựa chọn phương
pháp áp dụng các phương pháp quản lý theo kiểu công nghiệp là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và
tiến hành kiểm định chất lượng trong giáo dục.


<b>ISO'S ROLE IN ENSURING SUPPORT ACTIVITIES, SUPPORT AND </b>
<b>IMPROVETHE QUALITY OF EDUCATION </b>


<b>ABSTRACT </b>


Quality education is an issue of social concern today. Especially, when the country joined the WTO
competition for human resources is large. Without changing steps improve the quality of education, the human
resources of our country can hardly compete with the human resources of other countries. We also know that, for
the physical product evaluation and quality control can be done by machinery, equipment and easy to figure out
measures to improve product quality. But for product training quality assessment can not proceed with
machinery should be making measures to ensure and improve quality is very important. To solve this problem,
many educational institutions have selected methods applied methods of industrial management style is to apply


the quality management system ISO and conducting quality control in education .


<b>1. Các khái niệm cơ bản </b>


<b>1.1. Khái niệm về quản lý chất lượng </b>
<b>Chất lượng (Quality): </b>


Được xem là ‘phù hợp với mục tiêu’ – đáp ứng hoặc xác nhận các tiêu chuẩn đã được
cơng nhận nói chung theo định nghĩa của một cơ quan kiểm định chất lượng hoặc một cơ
quan đảm bảo chất lượng.


<b>Chất lượng (giáo dục trường đại học): (Việt Nam) </b>


Là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo
dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.


<b>Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance): </b>


Là một qui trình có tính hệ thống và được hoạch định dùng để đánh giá một cơ sở
hoặc một chương trình đào tạo nhằm xem xét các tiêu chuẩn giáo dục đã được chấp nhận từ
trước, tính chun mơn và cơ sở hạ tầng có được duy trì và củng cố hay khơng. Thường đảm
bảo chất lượng còn được xem là các mong đợi rằng các cơ chế kiểm soát chất lượng được vận
hành và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Tiêu chuẩn (Standards): </b>


Là mức độ các yêu cầu và điều kiện cần phải đạt được của một cơ sở hoặc một chương
trình đào tạo để được một cơ quan kiểm định hay đảm bảo chất lượng công nhận kiểm định
hoặc cấp giấy chứng nhận. Các điều kiện này bao gồm các mong đợi về chất lượng, sự đạt


được chất lượng đó, sự hiệu quả, khả năng tài chính, kết quả đầu ra và tính bền vững của các
kết quả đó


<b>Tiêu chuẩn (đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học): (Việt Nam) </b>


Là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường đại học phải đáp ứng để được công nhận
đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.


<b>Tiêu chí (criterion): </b>


Là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để cấp giấy chứng nhận cho một trường hoặc
một chương trình đào tạo bao gồm các mong đợi về chất lượng, mức độ hiệu quả, khả năng tài
chính, tuân thủ các qui tắc và qui định quốc gia (liên bang và tiểu bang đối với Hoa Kì), kết
quả đầu ra và tính bền vững của các kết quả đó (xem thêm thuật ngữ ‘tiêu chuẩn’ – standard).
Ở Vương quốc Anh, ‘tiêu chí’ là tiêu chuẩn được quyền cấp bằng và quyền được gọi là
‘trường đại học’.


<b>1.2. Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 </b>


ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành
nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.


ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính sách và chỉ
đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm sốt
q trình, bao gói, phân phối dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu,
đào tạo.


Thực chất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng,
áp dụng các biện pháp cải tiến chất lượng không ngừng để thoả mãn khách hàng và nâng cao


hiệu quả sản xuất kinh doanh chứ không phải là kiểm định chất lượng sản phẩm.


Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 dựa trên mơ hình quản lý theo q trình,
lấy phịng ngừa làm phương châm chủ yếu trong chu trình sản phẩm.


<b>2. Vai trò của ISO 9001:2008 trong việc hỗ trợ hoạt động đảm bảo, hỗ trợ và cải tiến </b>
<b>chất lượng giáo dục hiện nay. </b>


Thứ nhất, hệ thống ISO chú trọng tới thiết lập hệ thống quản lý chất lượng trong Nhà
trường từ việc xác định sứ mạng, mục tiêu đến các hoạt động trong trường, đồng thời nhấn
mạnh đến vai trò quản lý của lãnh đạo của trường và sự tham gia của toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường vào việc đảm bảo chất lượng.


Thứ hai, khi xây dựng hệ thống ISO, đơn vị tự xác định phạm vi và đối tượng áp dụng.
Điều này cho thấy tính linh hoạt của hệ thống ISO. Trong quá trình triển khai xây dựng hệ
thống ISO, nhà trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình để lựa chọn phạm vi, đối
tượng để triển khai chứ không nhất thiết phải triển khai trong phạm vi toàn trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

định nghĩa rõ khách hàng, sản phẩm của mình để từ đó đề ra mục tiêu chất lượng, chính sách
chất lượng và các qui trình thủ tục đảm bảo chất lượng. Theo hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn
chuẩn ISO 9001:2008 như sau:


QT01: Qui trình kiểm sốt tài liệu.
QT02: Qui trình kiểm sốt hồ sơ.
QT03: Qui trình đánh giá nội bộ.


QT04: Qui trình kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp.
QT05: Qui trình hành động khắc phục.


QT06: Qui trình hành động phịng ngừa.



QT07: Qui trình quản lý trong thiết bị giảng dạy.


QT08: Qui trình tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng phát triển cán bộ.
QT09: Qui trình thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đại học.
QT10 : Qui trình thiết kế và phát triển chương trình đào tạo.


QT12: Qui trình kiểm sốt việc giảng dạy của giảng viên.
QT13: Qui trình tuyển sinh.


QT14: Qui trình kiểm sốt và đánh giá kết quả học tập của sinh viên và học sinh.
QT15: Qui trình kiểm sốt và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.


QT16: Qui trình xử lý thông tin phản hồi của khách hàng.
QT17: Qui trình lựa chọn nhà cung ứng.


QT18: Qui trình sửa đổi chương trình giáo trình, tài liệu giảng dạy.


Trong số 18 qui trình trên có thể đáp ứng vấn đề về kiểm định chất lượng bao gồm các
nội dung cơ bản như sau:


• Tầm nhìn, Sứ mạng, Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất lượng của trường.
• Tổ chức và quản lý.


• Chương trình đào tạo.
• Các hoạt động đào tạo.


• Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên.
• Người học.



• Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác.
• Tài chính và quản lý tài chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

một thời gian ngắn khối lượng tài liệu sẽ rất lớn và nhà trường sẽ rơi vào tình trạng quá tải.
Khi tiến hành kiểm định đã chỉ ra những nhược điểm cần khắc phục thì hệ thống ISO đã xây
dựng một loạt các qui trình, thủ tục kiểm soát chất lượng, thủ tục ngăn ngừa, biện pháp khắc
phục. Hệ thống ISO chú trọng việc xây dựng mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng, trên
cơ sở đó đề ra các qui trình, thủ tục để quản lý một cách có hiệu quả.


Thứ năm, khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 thực hiện theo các
bước sau:


Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống.


Bước 2: Xây dựng hệ thống tổ chức chỉ đạo việc áp dụng ISO (Ban ISO)
Bước 3: Đào tạo đánh giá viên nội bộ (IA) và mạng lưới cán bộ kiểm soát ISO


Bước 4: Đánh giá thực trạng nhà trường so với hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008.


Bước 5: Thiết kế và lập hệ thống văn bản quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008.
Bước 6: Đánh giá nội bộ.


Bước 7: Đánh giá chứng nhận.


Bước 8: Cấp giấy chứng nhận, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.
Tám bước thực hiện trên cũng giống như các bước thực hiện trong việc kiểm định chất
lượng của một trường học:


Bước 1: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.


Bước 2: Thành lập Hội đồng tự đánh giá.


Bước 3: Lập kế hoạch tự đánh giá.


Bước 4: Thu thập thông tin và minh chứng.


Bước 5: Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được.
Bước 6: Viết báo cáo tự đánh giá.


Bước 7: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành tự đánh giá.
Bước 8: Đánh giá ngoài.


Trong thực tế áp dụng ISO, không phải nơi nào cũng thành công, mặc dù đã xây dựng
được hệ thống tài liệu quy trình, hướng dẫn mọi hoạt động. Chính vì vậy có người cho rằng,
làm ISO chỉ tốn giấy. Điều đó cũng khơng sai, nếu lãnh đạo không cam kết hoặc cam kết
nhưng không chỉ đạo thực hiện một cách triệt để, kiên quyết; khơng kiểm tra, kiểm sốt đơn
đốc thì sẽ khơng mang lại hiệu quả. Cũng có ý kiến cho rằng, quản lý theo tiêu chuẩn ISO
cứng nhắc, coi các quy trình là đúng tuyệt đối, khơng thể thay đổi. Điều đó cũng khơng đúng.
Q trình áp dụng ISO là quá trình cải tiến liên tục. Xuất phát từ điều kiện thực tế mà có các
quy trình phù hợp để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm. Quy trình nào khơng phù hợp có thể
thay đổi bằng một quy trình phù hợp hơn, tiên tiến hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>KẾT LUẬN </b>


Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong hệ thống giáo dục sẽ
giúp các trường đạt được những yêu cầu cơ bản sau:


1. Hoạt động của nhà trường và các đơn vị được hướng vào mục tiêu chung. Nhận thức
về quản lý chất lượng bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong CBVC và SVHS. Mọi người có ý
thức về yêu cầu chất lượng tốt hơn trong công tác.



2. Mục tiêu chất lượng hàng năm được xây dựng phù hợp và có cơ sở thực tế hơn, thu
hút được sự quan tâm và đóng góp về trí tuệ của tập thể CBVC trường. Các biện pháp cụ thể
cũng đã được hoạch định để thực hiện mục tiêu.


3. Tiêu chuẩn hoá, văn bản hóa các quy trình, các hướng dẫn thực hiện cơng việc. Tạo
điều kiện xác định rõ người rõ việc, dễ dàng trong phân cấp phân quyền. Làm việc theo quy
trình, theo các biểu mẫu thống nhất và đã được minh bạch, cơng khai hóa sẽ giúp cho cơng
việc được giải quyết nhất qn khơng mang tính tùy tiện, ngẫu hứng.


4. Lãnh đạo nhà trường kiểm sốt được q trình giải quyết cơng việc trong nội bộ để
có chỉ đạo kịp thời.


5. Xây dựng phong cách làm việc mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản
lý và đào tạo theo định hướng cải tiến thường xuyên theo yêu cầu của tiêu chuẩn; nhờ đó nâng
cao uy tín và thương hiệu của nhà trường.


6. Đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.


7. Công tác quản lý, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu được quan tâm và thực hiện tốt
hơn. Giúp các đơn vị giảm thiểu thời gian tìm kiếm hồ sơ, thuận tiện cho việc tham khảo, sử
dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Nguyễn Kim Dung, 2008, “định nghĩa các thuật ngữ trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm
định giáo dục”.


[2] Nguyễn Quang Toản, 2005, “Áp dụng mơ hình quản lý tập trung vào chất lượng và


hướng vào khách hàng trong các trường đại học Việt Nam”, Trung tâm Chất lượng Quốc
tế, TP.HCM.


[3] Nguyễn Quang Toản, 2006, “Về các điều khoản tham chiếu, dữ liệu, dịch vụ và
phương tiện để đánh giá bên ngoài”, Trung tâm Chất lượng Quốc tế, TP.HCM.


[4] Ngô Văn Nhơn, 2005, “Một số kinh nghiệm khi tư vấn áp dụng QMS ISO 9001:2008
để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đào tạo”, Hội nghị Chất lượng Tp.HCM lần VI ,
TP.HCM.


[5] Wouter Van den Berghe, Application of ISO 9000 Standards to Education and
Training, Brussels – Luxembourg, 1997.


[6] ISO, International Standard ISO 9001:2000 - Quality Management Systems -
Requirements, Switzeland, 2000.


<b>Phản biện khoa học: TS. Ngô Văn Nhơn </b>


</div>

<!--links-->

×