Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG RAU mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.04 KB, 23 trang )

Trồng rau mầm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dung cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


Trồng rau mầm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

2

LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động đến nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Khoa học, công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao
động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp… nhưng
do lao động nông thôn nước ta qua đào tạo nghề cịn ít nên sản xuất nơng nghiệp chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất. Nơng dân chưa có đủ kiến thức cộng với tác động của cơ chế thị
trường nên nhiều nông dân ham rẽ đã lạm dụng hoặc sử dụng khơng đúng hướng dẫn
phân bón hóa học, thuốc BVTV…làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô
nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học mà người chịu ảnh hưởng
đầu tiên và trực tiếp là nơng dân.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, chúng tơi tham gia biên soạn chương trình,
giáo trình dạy nghề Kỹ thuật trồng rau mầm, trình độ dạy nghề dưới 3 tháng gồm có 3
mơ đun, cấu trúc thống nhất phù hợp với phương pháp giảng dạy tích hợp.


Mơ đun 1: Đại cương ngành trồng trọt
Mô đun 2: Kỹ thuật canh tác rau mầm
Mơ đun 3: Phịng trừ dịch hại trên rau mầm.


Trồng rau mầm
------------------------------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

3

TRANG

1. Tuyên bố bản quyền…………………………………………………………..1
2. Lời giới thiệu …………………………………………………………...….... 2
3. Mô đun 01: Đại cương ngành trồng trọt…………………………..……… 4
4. Bài 1: Kỹ thuật làm đất……….………………………………………..……. 5
5. Bài 2: Phân bón…………………………………………………………..….. 6
6. Bài 3: Thuốc BVTV……………………………………………………..…... 8
7. Mô đun 02: kỹ thuật canh tác rau mầm………………………………… 12
8. Bài 1: Kỹ thuật canh tác rau mầm…………………..……………………… 13
9. Mô đun 03: Phòng trừ dịch hại trên rau mầm………………………..… 17
10. Bài 1: Phịng trừ cơn trùng gây hại………………………………………... 18
11. Bài 2: Phòng trừ bệnh hại……………………………………………….… 20
Bài 3: Phòng trừ cỏ dại……………………………………………………. 22

MÔ ĐUN: ĐẠI CƯƠNG NGÀNH TRỒNG TRỌT


Trồng rau mầm

4
------------------------------------------------------------------------------------------------------Mã mơ đun: 01
VỊ TRÍ, Ý NGHĨA
- Là một trong những mơ đun của chương trình dạy nghề kỹ thuật trồng rau mầm trình
độ dạy nghề dưới 3 tháng. Từng bài trong mô đun hướng dẫn người học nghề các cơng
việc làm đất, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Là mô-đun hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho các mô-đun sau.
MỤC TIÊU
- Học xong mơ-đun này học viên có khả năng:
Mơ tả được những kiến thức cơ bản về làm đất, phân bón và thuốc BVTV.
NỘI DUNG MÔ ĐUN
Mã bài
Tên bài/
Loại bài Địa điểm
Thời lượng
chương
dạy
Tổng số

Thực
Kiểm
tuyết
hành
tra
M1- 01 Làm đất
Tích hợp Vườn
06
02
04
M1- 02 Phân bón

Tích hợp Vườn
06
02
04
M1- 03 Thuốc BVTV Tích hợp Vườn
10
02
08
U CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HỒN THÀNH MƠ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy và những thiết bị cần có để thực hiện mơ đun
- Giáo trình dạy nghề mơ đun đại cương về ngành trồng trọt trong chương trình dạy
nghề trình độ dạy nghề dưới 3 tháng của nghề trồngrau mầm.
- Máy đo độ pH, đo độ ẩm.
- Các dụng cụ thông thường để đào phẩu diện đất.
- Mẫu một số loại phân bón, thuốc BVTV, bình xịt
- Các trang bị bảo hộ lao động: găng tay, áo và kính bảo hộ, dày bảo hộ….
2. Đánh giá kết quả học tập
- Lý thuyết: trắc nghiệm
- Thực hành: vấn đáp và thực tập theo hướng dẫn

BÀI 1: KỸ THUẬT LÀM ĐẤT
Mã bài M1-01


Trồng rau mầm
5
------------------------------------------------------------------------------------------------------Mục tiêu:
Sau khi học xong, học viên có khả năng mô tả được những kiến thức cơ bản có
liên quan đến việc làm đất
1. Khái niệm:

a. Làm đất là dùng công cụ tác động vào đất, làm thay đổi nhanh chóng về cấu tạo
lớp đất cày nhằm biến độ phì nhiêu tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu, tạo điều kiện cho
cây trồng phát triển.
b. Lớp đất canh tác:
- Là tầng đất có nhiều chất hữu cơ. đây là nơi cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Bề dày của lớp đất canh tác tùy thuộc vào từng loại cây trồng, độ dày trung bình
từ 0 -20cm.
c. Tầng đế cày:
- Là tầng đất nằm ngay bên dưới tầng đất canh tác.
- Được hình thành trong quá trình canh tác, cày xới.
-Tầng đế cày có độ sâu cách mặt đất từ 20 – 30cm (tùy theo loại đất, tùy vùng), có
bề dày từ 5 – 10cm (tùy thuộc vào thời gian canh tác và sự tích tụ các vật liệu).
- Tầng đế cày ít thắm nước và hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây .
d. Tầng phèn:
Đất phèn hoạt động là một đơn vị đất thuộc nhóm đất phèn. Đất phèn hoạt động
được hình thành sau khi đất phèn tiềm tàng diễn ra q trình oxi hóa.
Đất phèn tiềm tàng (theo phân loại FAO: Proto-Thionic Fluvisols) là đơn vị đất
thuộc nhóm đất phù sa phèn. Đất phèn tiềm tàng được hình thành trong vùng chịu ảnh
hưởng của nước có chứa nhiều sulfat. Trong điều kiệm yếm khí cùng với hoạt động của
vi sinh vật, sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất này sẽ kết hợp với sắt có trong
trầm tích để tạo thành FeS2.
2. Kỹ thuật làm đất:
2.1. Yêu cầu
- Đất phải vụn, xốp với độ vụn thích hợp để cung cấp đủ nước khơng khí cho hạt
nảy mầm và mọc ra khỏi mặt đất, cho sự phát triển các bộ phân dưới mặt đất của cây.
- Đất phải đủ ẩm.
- Đất phải sạch sâu bệnh và cỏ dại, phải có khả năng cung cấp nhiều chất dinh
dưỡng cho cây. Đất phải thoát nước.
2.2. Kỹ thuật làm đất
- Cày, cuốc thành các luống cao, phẳng giữa các luống có rãnh để thốt nước. Độ

cao, độ rộng của luống và rãnh luống tùy thuộc vào vụ ,vào loại cây trồng.
- Gieo hạt thành từng hàng hốc trên mặt luống. Phủ hạt hoặc bộ phân chứa mầm
bằng lớp đất mịn mỏng hoặc trấu, rơm rạ mục.
- Làm đất bổ sung trong thời gian sinh trưởng của cây thơng qua thao tác vun xới.
PHÂN BĨN
Mã bài M1-02


Trồng rau mầm
6
------------------------------------------------------------------------------------------------------Mục tiêu:
Sau khi học xong, học viên có khả năng mô tả được những kiến thức cơ bản có liên
quan đến việc phối trộn phân và bón phân đúng kỹ thuật.
1. khái niệm
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng
suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trị rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng
suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
-Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
-Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo),
Clo(Cl)
2.1. Chất đạm(N)
-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển,
năng suất kém…
-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh
dễ phá hại…
2.2. Chất Lân (P)
-Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc
ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…

-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
2.3. Chất Kali: (K)
-Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên
sần sùi.
2.4. Chất Canxi(Ca):
-Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá khơng đều, hay có hiện
tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
-Khơng có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe,
Zn, Cu…
2.5.Phân Hữu Cơ: Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu
cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nơng nghiệp, phân rác…
3. Các dạng phân hóa học
a. Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên
tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
1- Phân đạm:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA
[(NH4)2SO4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N


Trồng rau mầm
------------------------------------------------------------------------------------------------------1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35%
2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa
16-20% P2O5]
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat,
Lân văn điển) có chứa 16% P2O5


7

3- Phân Kali
3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60%
K2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 4850% K2O

b. Phân Hổn Hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao
gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh
dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính
theo nồng độ phần trăm.Thơng thường phân hổn
hợp có 2 loại:
1. -Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự
trộn đều các loại phân N. P. K… mà khơng có sự tổ
hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này
thường có nhiều màu.
2. - Phân phức hợp: Là loại phân có được do
con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
3. -Các dạng phân hổn hợp:
3. 1-Các dạng phân đơi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng: phân DAP
hàm lượng phổ biến là 18-46-0
3. 2. Các dạng phân ba NPK thường là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã bài M1-03


Trồng rau mầm
8
------------------------------------------------------------------------------------------------------Mục tiêu:
Sau khi học xong, học viên có khả năng:

Mô được những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV và sử dụng thuốc hiệu quả.
1. Khái niệm:
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp để
bảo vệ cây trồng, chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại.
2. Nhóm thuốc, dạng thuốc:
a. Nhóm thuốc:
Thuốc BVTV được chia làm nhiều nhóm, dựa trên đối tượng gây hại:
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ cỏ
- Thuốc trừ chuột
- Thuốc trừ ốc
- Thuốc trừ điều hịa sinh trưởng
b. Dạng thuốc:
Dạng
Ký hiệu
Ví dụ
Ghi chú
thuốc
Thuốc ở thể lỏng, trong
Nhũ dầu
EC, ND
Tilt 300EC
suốt.
Dể bắt lửa, cháy nổ.
Hịa tan đều trong nước,
Dung dịch
DD, SL, L, AS

Bonanza 100DD
khơng chứa chất hóa sữa.
Dạng bột mịn, phân tán
BTN, BHN, WP,
Bột hòa nước
Padan 95SP
trong nước thành dung
DF, WDG, SP
dịch huyền phù.
Lắc đều trước khi sử
Huyền phù
HP, FL, SC
Carban 50SC
dụng.
Hạt
H, G, GR
Basudin 10H
Chủ yếu rải vào đất
Chủ yếu rải vào đất, làm
Viên
P (pellet)
Orthene 97P
bả mồi.
Dạng bột mịn, không tan
Bột rắc
BR, D
Karphos 2D
trong nước, rắc trực tiếp.
3. Dư lượng và thời gian cách ly
a. Dư lượng:

Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun thuốc
BVTV.
Dư lượng được tính bằng mg hoặc µg (microgram) chất độc trong 1 Kg nơng sản
(hoặc đất, khơng khí).
Tùy theo từng loại thuốc mà dư lượng lưu tồn khác nhau. Thuốc có dư lượng lưu tồn
càng lâu và càng cao thì càng độc hại.


Trồng rau mầm
9
------------------------------------------------------------------------------------------------------b. Thời gian cách ly (PHI: Pre-harvest Interval):
Là khoảng thời gian được tính từ lúc phun thuốc BVTV lần cuối đến khi thu hoạch
nông sản. Nhằm đảm bảo cho thuốc BVTV phân hủy đến mức khơng cịn gây ra tác động
xấu đến cơ thể người sử dụng.
Tùy theo từng loại thuốc mà có thời gian cách ly khác nhau, thời gian cách ly càng
lâu thì thuốc càng độc.
Phải tuân theo thời gian cách ly để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
thụ.
4. Tác động của thuốc
a. Tiếp xúc:
Là thuốc tác động trực tiếp lên phần bị tiếp xúc. Ví dụ: qua da cơn trùng, qua mơ cỏ
dạy.
b. Vị độc:
Thuốc tác động qua miệng
c. Xông hơi:
Thuốc tác động qua đường hô hấp.
d. Nội hấp/lưu dẫn:
Thuốc thấm vào bên trong tế bào cây và xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn, hoạt
chất thuốc lưu dẫn trong cây.
Thuốc tiêu diệt khi cơn trùng trích hút hay ổ mấm bên trong mô cây.

e. Thấm sâu:
Thuốc thấm sâu vào mô cây.
5. Các thuật ngữ của thuốc BVTV:
a. Tên thuốc:
- Tên thương mại:
Do công ty sản xuất đặt, để phân biệt sản phẩm giữa các cơng ty.
Tên thương mại gồm có 3 phần: tên thuốc + hàm lượng hoạt chất + dạng thuốc.
Ví dụ: Tilt Super 300 EC
Tên
thuốc

Nồng
độ

Dạng
thuốc

- Hoạt chất:
Là thành phần chủ yếu trong thuốc tác động lên đối tượng gây hại.
Ví dụ: thuốc Tilt Supper 300EC chứa 2 hoạt chất Propiconazole và Difenoconazole.
- Phụ gia:
Là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc, hay những chất
phụ trợ làm tăng hiệu lực của thuốc.
b. Nồng độ và liều lượng:


Trồng rau mầm
10
------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nồng độ: là lượng thuốc cần dùng để pha với 1 đơn vị thể tích (thường là nước).
Ví dụ: 50mL/16L

- Liều lượng: là lượng thuốc cấn áp dụng cho 1 đơn vị diện tích. Ví dụ: 1 L/ha
(100mL/1000m2)
6. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV:
a. Sử dụng theo 4 đúng:
- Đúng thuốc:
Căn cứ vào đối tượng dịch hại cần diệt
trừ và cây trồng được bảo vệ mà chọn đúng:
loại thuốc, dạng thuốc.
- Đúng lúc:
Xác định đúng thời điểm để phun thuốc:
sâu bệnh ở diện hẹp, giai đoạn dễ mẫn cảm với
thuốc, … và cần xác định đúng thời điểm nào
mới phun: buổi sáng/chiều mát, không mưa.
- Đúng liều:
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc, đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng,
nồng độ ghi trên nhãn thuốc.
Liều thấp sâu bệnh quen thuốc, liều cao sâu bệnh kháng thuốc hoặc ngộ độc cho
cây trồng.
- Đúng cách:
Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc, yêu cầu kỹ thuật và đối tượng dịch hại mà
chọn cách phun thuốc thích hợp.
Nên phun trên hướng gió hoặc ngan chiều gió, nên phun vào buổi sáng và chiều
mát.
b. Hỗn hợp thuốc:
Là pha 2 hoặc nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng lúc nhiều loại dịch hại. Cần lưu ý
một số điểm khi pha thuốc: nên pha theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc hoặc bảng
hướng dẫn pha thuốc, nên hỗn hợp tối đa 2 loại hoạt chất có đặc điểm: khác gốc hóa học,
khác cách tác động hoặc đối tượng phòng trừ.
7. Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả
a. Bảo hộ lao động:

Người đi phun thuốc cần chuẩn bị những dụng
cụ an toàn:
- Áo tay dài, quần dài.
- Nón che chắn.
- Khẩu trang che mặt và mũi.
- Kính bảo hộ mắt.
- Bao tay.
- Giầy cao su.


Trồng rau mầm
11
------------------------------------------------------------------------------------------------------Dụng cụ bảo hộ phải che phủ cơ thể và thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm.
b. Những điều nên và không nên khi sử dụng thuốc BVTV:
- Nên:
+ Mặc đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc.
+ Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.
+ Rửa sạch bình sau khi phun thuốc.
+ Phun đều khắp ruộng, không phun trồng lối.
+ Gắn biến báo sau khi phun thuốc
- Khơng nên:
+ Khơng phun thuốc khi trời có gió to, ngược chiều gió, chuyển mưa hay buổi trưa
nắng.
+ Không nên phun khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi.
+ Không nên ăn uống trong khi phun thuốc.
+ Không đưa béc phun vào miệng thổi.
+ Không nên phun vào nguồn nước sử dụng.
+ Khơng để phụ nữ có thay và trẻ em phun thuốc.
C. Các tình huống ngộ độc thuốc:
Nuốt, hít, dính phải thuốc vào da.

Nuốt phải thuốc là dễ ngộ độc nhất và dính vào da là phổ biến nhất.
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và mang theo nhãn thc mà nạn nhân bị
ngộ độc.

MƠ ĐUN: KỸ THUẬT CANH TÁC RAU MẦM
Mã mô đun: 02


Trồng rau mầm
12
------------------------------------------------------------------------------------------------------VỊ TRÍ, Ý NGHĨA MƠ ĐUN
- Là một trong những mơ đun của chương trình dạy nghề kỹ thuật trồng rau mầm trình
độ dạy nghề dưới 3 tháng. Nội dung bài hướng dẫn người học nghề các công việc về kỹ
thuật canh tác dưa.
- Là mô-đun quan trọng để canh tác rau mầm.
MỤC TIÊU
- Học xong mô-đun này học viên có khả năng:
Mơ tả được những kiến thức cơ bản về trồng rau mầm và chăm sóc sau trồng.
NỘI DUNG MÔ ĐUN
Thời lượng
Tên bài/
Loại bài
Mã bài
Địa điểm

Thực
Kiểm
chương
dạy
Tổng số

tuyết
hành
tra
Kỹ thuật canh
M2- 01
Tích hợp Vườn
29
07
22
tác củ cải
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HỒN THÀNH MƠ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy và những thiết bị cần có để thực hiện mơ đun
- Giáo trình dạy nghề mơ đun kỹ thuật canh tác rau mầm trong chương trình dạy
nghề trình độ dạy nghề dưới 3 tháng của nghề trồng rau mầm.
- Thùng tưới, cày cuốc, bình xịt…
- Cân để xác định đúng lượng phân, các loại cơng cụ để bón phân, các loại phân:
urea, DAP, NPK…
- Thuốc BVTV
2. Đánh giá kết quả học tập
- Lý thuyết: trắc nghiệm
- Thực hành: vấn đáp và thực tập theo hướng dẫn

KỸ THUẬT CANH TÁC RAU MẦM
Mã bài M2-01


Trồng rau mầm
13
------------------------------------------------------------------------------------------------------Mục tiêu
Sau khi học xong, học viên có khả năng

- Nắm vững những kiến thức cơ bản của kỹ thuật canh tác rau mầm
- Có khả năng thực hành cơng việc canh tác rau mầm đúng quy trình kỹ thuật.
Rau mầm là loại rau được canh tác bằng các loại hạt giống rau thơng thường
nhưng có thời gian canh tác rất ngắn, chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày sau khi trồng là có thể
thu hoạch rau.

kỹ thuật trồng rau mầm.
Có thể trồng rau mầm từ nhiều loại hạt giống khác nhau như giá, cải bẹ, cải ngọt,
cải dúng, xà lách, rau muống, hành, tần ơ….
Rau mầm có chứa nhiều chất khoáng và các vitamin B,C,E,…sản phẩm mới, an
tồn, có vị cay, hơi nồng, rất hợp với các món ăn chế biến từ thịt bị, lẩu mắm, gỏi
gà,món xào,…
Theo các tài liệu khoa học rau mầm có giá trị dinh dưỡng rất cao gấp 5 lần rau
thường.
Rau mầm dễ trồng, nhanh thu hoạch, không sử dụng các loại phân bón, cũng như
thuốc trừ sâu, trồng được trong nhiều môi trường khác nhau.
Rau mầm rất phù hợp với mô hình trồng rau sạch ở đơ thị, có thể trồng được quanh
năm vào bất cứ mùa nào và thời gian, địa điểm nào.Vừa giải trí vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu dùng rau sạch trong hộ gia đình.
Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm

1. Giống


Trồng rau mầm
14
------------------------------------------------------------------------------------------------------Có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống rau khác nhau như: củ cải trắng, cải
ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng,
…Nhưng phổ biến nhất hiện nay là củ cải trắng do dễ trồng và dễ tiêu thụ.
2. Khay

Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẳn có của mỗi gia đình
như khay tre, khay nhựa, khay xốp,…Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại
khay xốp dùng để đựng trái cây được mua từ các cửa hàng bán trái cây ).
Tùy theo kích thược khay mà ta đóng kệ cho phù hợp, nên thiết kế kệ có 4 tầng,
khoảng cách giữa tầng đầu tiên và mặt đất là 25 – 30cm để hạn chế những sinh vật vào
khay cũng như vấn đề về vệ sinh.
3. Đất trồng
Là loại đất sạch hữu cơ sinh học, được sản xuất là xơ dừa, đã có đủ dinh dưỡng nên
trong quá trình trồng khơng cần bổ sung bất kỳ một loại phân bón nào khác.
Ưu điểm của cơng nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống (đất thật) sẽ được
thay thế bằng một hỗn hợp có tên “đất trồng cây hệ Multi” có nguồn dinh dưỡng hữu cơ
lâu dài, thân thiện với mơi trường, khơng có chất độc, vi sinh vật gây hại, khơng dùng
phân và thuốc trù sâu hóa học.Thành phần chính của đất trồng cây hệ Multi bao gồm giá
thể hữu cơ từ bụi dừa, phân trùn quế, rong biển, vi sinh vật hữu ích và bánh dầu lên
men.Tạo dinh dưỡng cao giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Hiện sản phẩm đất trồng
cây do GINO cung cấp khá đa dạng như đất trồng cây Multi dành cho rau ăn lá.
4. Khăn giấy
Dùng để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt, mục đích của việc lót giấy trên
mặt giá thể trước khi gieo để khi thu hoạch rau mầm sẽ khơng bị dính giá thể vào rau.
Ngồi việc dùng khăn giấy lót trên bề mặt giá thể, khăn giấy cịn dùng để lót vào hộp
thành phẩm đựng rau mầm.

5. Bìa giấy Carton


Trồng rau mầm
15
------------------------------------------------------------------------------------------------------Dùng để đậy khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
- Thao tác trồng và chăm sóc:
- Ngâm - ủ hạt giống: hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước

lạnh thời gian từ 6 – 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 – 12 giờ. Nếu hạt nảy mầm
chậm ta có thể ủ hạt 24 giờ đến 48 giờ.
- Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống:
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống.
+ Tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.
- Cho vào khay một lớp giá thể 3 – 4cm, dùng tay vò nát những cục lợn cợn trong
giá thể, phả nhẹ cho bằng phẳng không dè nhuyễn nếu giá thể bị đè nặng tay thì lượng
ơxy khơng thơng thống gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau, tưới
nước cho ướt đẫm giá thể khi mà bề mặt đáy khay có thấy nhỏ giọt.
Lưu ý:
- Giá thể phải san bằng mặt nếu không san bằng thì khi thu hoạch sản phẩm khơng
đồng đều và mẫu mã khơng đẹp.
- Lót lên bề mặt khay lớp khăn mỏng để rau không bị dơ trong quá trình thu hoạch.
- Gieo hạt giống đã ngâm – ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn bằng các bước ở
trên.Tùy theo giống mà lượng giống cần dùng khác nhau như: củ cải trắng: 60 –
80g/khay 40 x 50cm, đậu xanh: 60 – 80g/khay 40 x 50cm.
- Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay lại bằng giấy carton. Hoặc chất
chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nẩy
mầm nhanh hơn.
- Khoảng 12 -18 giờ sau giở giấy đậy ra tưới phun sương mặt khay từ 1 – 2 ngày,
chú ý không tưới vào buổi chiều.
- Thu hoạch: sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 – 12 cm là thu hoạch.
- Cách thu hoạch: dùng kéo hoặc dao (loại dùng để rọc giấy) cắt sát bề mặt giá thể
xếp ngay ngắn vào hộp nhựa trong (loại hộp đựng được 200g) đưa đi tiêu thụ hoặc bảo
quản trong tủ lạnh.
Lưu ý
Rau sau khi thu hoạch không được rửa, không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
- Trồng đợt mới: sau khi thu hoạch giá thể có thể tái sử dụng trồng lại lần 2 bằng
cách xới đất lên, lượm sạch phần thân, rễ bổ sung thêm giá thể mới vào cho đủ lượng cần

dùng. Không nên tái sử dụng nhiều lần dễ phát sinh mầm bệnh ở các lần sau. Giá thể sau
khi trồng rau mầm được sử dụng cho cây kiểng và các loại cây trồng khác.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý


Trồng rau mầm
16
------------------------------------------------------------------------------------------------------- Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng khơng trồng ở nơi
có ánh nắng và mưa trực tiếp.Yêu cầu về ngoại cảnh như sau:
- Nhiệt độ mơi trường bên ngồi: Nếu thời tiết khơ ráo, nhiều gió thì số lần tưới
nhiều hơn.
- Nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là 32 – 34 0 C nếu dưới 30 0C
cây không phát triển, lúc này cho năng suất thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế và nhất
là mùa đơng có khi bị giảm tới 40%.
- Ánh sáng: cải mầm yêu cầu ánh sáng khuyếch tán ánh sáng phải đạt từ 80 – 10.000
lux.
- Nhiệt độ đất đạt 65 – 70%.
+ 1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt
khay. Nên tưới vào buổi sáng không tưới vào buổi chiều và tối vì dư nước rau dễ bị úng,
ngã (rau ngã rất khó thu hoạch, tốn nhiều cơng lao động).
+ 1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm
của giá thể.
+ Rau mầm do thời gian sinh trưởng và giá thể trồng đã có đầy đủ các chất dinh
dưỡng hữu cơ vi sinh nên trong q trình chăm sóc chỉ cần tưới nước vừa đủ cho cây mà
khơng cần phải bón bổ sung bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào (phân bón) khác.
+ Nên sử dụng giống tốt (hạt đồng đều, tỷ lệ nẩy mầm cao, khơng có lẫn hạt lép và
tạp chất, sạch bệnh) để trồng. Giống chất lượng kém dễ bị bệnh thối nhũn. Nếu bị bệnh
phải hủy bỏ, rửa sạch khay đem phơi khô để cách ly mầm bệnh. Khơng được sử dụng
thuốc trừ sâu hóa học để phun vì khơng đảm bảo thời gian cách ly, ảnh hưởng đến đến
sức khỏe người trồng rau.


MƠ ĐUN: PHỊNG TRỪ DỊCH HẠI


Trồng rau mầm
17
------------------------------------------------------------------------------------------------------Mã mơ đun: 03
VỊ TRÍ, Ý NGHĨA
- Là một trong những mơ đun của chương trình dạy nghề kỹ thuật trồng củ cải trình độ
dạy nghề dưới 3 tháng. Từng bài trong mô đun hướng dẫn người học nghề chẩn đoán,
nhận biết các đối tượng dịch hại thong qua triệu chứng do chúng để lại trên cây.
- Là mơ-đun quan trọng đối việc phịng trừ dịch hại trong canh tác củ cải.
MỤC TIÊU
Học xong mô-đun này, học viên có khả năng:
-Liệt kê và giải thích được các đặc điểm cơ bản về đặc tính sinh sống của các đối
tượng dịch hại.
-chẩn đốn chính xác đối tượng dịch hại thong qua triệu chứng do chúng để lại trên
cây.
-Nhận biết được các loại sâu, bệnh hại chủ yếu và biết cách điều tra nắm được diễn
biến của sâu, bệnh hại.
-Thực hiện kỹ thuật phòng trừ dịch hại đúng yêu cầu kỹ thuật đạt hiệu quả cao,
không gây ô nhiễm môi trường và an tồn cho người sử dụng.
NỘI DUNG MƠ ĐUN
Mã bài

Tên bài/
chương

Loại bài
dạy


Địa
điểm

Tổng số

Thời lượng
Thực
Lý tuyết
hành

Kiểm
tra

Phịng trừ cơn
Tích hợp Vườn
06
02
04
trùng gây hại
Phịng trừ cơn
M3- 02
Tích hợp Vườn
06
02
04
trùng gây hại
M3- 03 Phịng trừ cỏ dại Tích hợp Vườn
06
02

04
U CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HỒN THÀNH MƠ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy và những thiết bị cần có để thực hiện mơ đun
-Giáo trình dạy nghề mơ đun phịng trừ dịch hại trong chương trình dạy nghề trình
độ dạy nghề dưới 3 tháng của nghề trồng củ cải.
- Vợt bắt côn trùng
-Bộ dụng cụ điều tra bệnh hại.
-Các công cụ xới xáo làm cỏ: cuốc, dao….
-Mẫu một số loại thuốc BVTV, bình xịt
-Các trang bị bảo hộ lao động: găng tay, áo và kính bảo hộ, dày bảo hộ….
2. Đánh giá kết quả học tập
-Lý thuyết: trắc nghiệm
-Thực hành: vấn đáp và thực tập theo hướng dẫn
PHỊNG TRỪ CƠN TRÙNG GÂY HẠI
M3- 01


Trồng rau mầm
18
------------------------------------------------------------------------------------------------------Mã bài M3-01
Mục tiêu:
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
- Nắm vững và hiểu rõ quy luật phát triển, mức độ gây hại của các loại cơn trùng hại
dưa, từ đó đưa ra các biện pháp phịng trừ hiệu quả.
- Có kỹ năng thực hành thành thạo các biện pháp phịng trừ trên các loại cơn trùng
hại, an toàn cho cây và con người.

1. Bọ nhảy
- Bọ có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh
trưởng của cây cải, nhưng mạnh nhất là khi cải

còn nhỏ (sau gieo khoảng 7-10 ngày).
- Chúng cắn phá rễ và củ (cải củ), tạo
ra những đường lõm ngoằn ngèo, hoặc thành lỗ
ăn sâu vào trong củ, trong rễ, làm cho cây cải bị
còi cọc, chậm lớn, củ và rễ dễ bị thối.
- Biện pháp phịng trừ:
+ Khơng trồng các loại rau thuộc họ
thập tự liên tục trong nhiều năm trên một khu
đồng, khu ruộng
+ Cần kiểm tra ruộng cải thường
xuyên.
+ Phát hiện và phun xịt thuốc diệt trừ
bọ kịp thời, có thể sử dụng: Olong 55WP; Diaphos 50EC; Sherzol 205EC; Biocin 16WP
hoặc 8000SC; Vibasu 50EC...

2. Sâu tơ
- Sâu tơ có tên khoa học là Plutella xylostella Linnaeus.


Trồng rau mầm
19
------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đây là loài gây hại lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với cây rau họ thập tự, nhất
là các cây rau như su hào, bắp cải, súp lơ, cải canh, cải bẹ… Chúng không những gây tổn
thất nặng nề về năng suất mà còn làm giảm hẳn về chất lượng sản phẩm.
- Sâu tơ hại rau cải khi tấn công vườn rau, chúng tạo ra những lỗ thủng trên lá
rau, làm lá rau cải xơ xác.
- Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt.
- Biện pháp phịng trừ sâu tơ:
+ Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt sâu tơ trưởng thành.
+ Bố trí thời vụ thích hợp.

+ Ln canh với cây trồng khơng cùng ký chủ như lúa bắp, nên trồng xen với
cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu tơ.
+ Vệ sinh vườn rau, hủy bỏ tàn dư cây trồng.
+ Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu hoá học khi mật độ sâu cao tới ngưỡng phòng trừ.
Khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và
đúng cách). Một số loại thuốc có hiệu quả trừ sâu tơ: Pyrinex 20EC, Regent 800WG,
Secsaigon 10EC, Cyper α 5ND…


Trồng rau mầm
20
------------------------------------------------------------------------------------------------------PHÒNG TRỪ BỆNH GÂY HẠI
Mã bài M3-02
Mục tiêu:
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
- Mơ tả được những kiến thức cơ bản về nhận diện một số triệu chứng gây hại cây
củ cải.
- Có kỹ năng phòng trừ đạt hiệu quả đối với các đối tượng này.

1. Bệnh cháy lá
- Bệnh cháy bìa lá gây ra bởi vi khuẩn
Xanthomonas campestris pv.
- Bệnh có thể lây nhiễm thông qua hạt giống
nhiễm bệnh, vườn ươm cây con, vi khuẩn xâm nhập
qua các vết thương.
- Phạm vi nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn phát
triển và phát triển triệu chứng chủ yếu là từ 25°C
đến 30°C. không hoạt động ở nhiệt độ dưới 100 C.
- Vết bệnh có hình chữ V mũi nhọn hướng vào
gân chính của lá, gây hoại tử kéo dài từ mép lá và

làm đen các mô mạch dẫn truyền.
- Các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh ở vùng
khí hậu ấm áp và ẩm ướt và nhanh chóng được lan
truyền trên đồng ruộng.
- biện pháp phòng trừ:
+ Sử dụng hạt giống sạch bệnh, xử lý hạt giống.
+ Luân canh với cây không thuộc họ thập tự.
+ Vệ sinh đồng ruộng, Loại bỏ các tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.

2. Bệnh phấn trắng
- Bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra.
- Bệnh phát triển gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao.
- Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió.
- Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất hiện những
chịm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc
như bột phấn, bao trùm cả phiến lá.
- Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp.
- Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy.
- Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng.


Trồng rau mầm
21
------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày dễ làm cho bệnh gây hại nặng.
- Chọn giống tốt, sạch, có khả năng kháng bệnh.
- Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch.
- Xử lý hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu cho từng loại bệnh trước khi
trồng.
- Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ bệnh: Score, Topsin M, Anvil...

để phun trừ bệnh phấn trắng.

3. Bệnh thối gốc
- Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ
yếu.
- Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh
trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa,
nắng, rét, nóng thất thường.
- Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần
gốc sát mặt đất. Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi
tiếp giáp với mặt đất và cổ rễ bị khô, cây không hút
được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để
làm vườn ươm sản xuất cây giống.
+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ
thơng thống, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển.
+ Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát
hiện. Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô
1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50
SL…..


Trồng rau mầm
22
------------------------------------------------------------------------------------------------------PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
Mã bài M3-03
Mục tiêu:
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
-Nắm vững cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phòng trừ và quản lý cỏ dại trong

vườn.
-Kỹ năng xác định mối liên hệ dinh dưỡng giữa cỏ dại, cây trồng để quản lý, chăm
sóc tốt.
1. Khái quát về cỏ dại:
a. Khái niệm:
- Cỏ dại là những lồi thực vật mọc khơng đúng nơi mong muốn.
- Đa số cỏ dại là có hại. Nhưng, một số loại cỏ dại có lợi cho con người như: Cỏ
vetiver, cỏ làm thuốc nam (cỏ tranh, cam thảo..)
• Đặc điểm cỏ dại:
- Cỏ dại có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh.
- Cỏ dại cạnh tranh nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng với cây trồng.
- Cỏ dại là ký chủ của nhiều loài sâu bệnh hại.
- Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
- Cỏ dại tiết ra các độc tố có hại cho cây trồng.
b. Phân loại cỏ dại:
• Cỏ lá hẹp: Gân lá song song, phiến lá hẹp và đa số là cỏ 1 lá mầm. Các loại cỏ lá
hẹp phổ biến: Cỏ lồng vực, Cỏ đuôi phụng, Cỏ chỉ…
• Cỏ lá rộng: Phiến lá rộng, đa số là cỏ 2 lá mầm: Rau choc, Bồng bồng…
• Nhóm cỏ chác lác: Thân có 3 cạnh, đặc ruột: U du, Lác, Lác mỡ, Chác…

Hình: Nhóm cỏ một lá mầm

Hình: Nhóm cỏ chác lác


Trồng rau mầm
23
------------------------------------------------------------------------------------------------------c. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại:
1. Làm đất:
- Cần chú ý công việc làm đất. Việc cày ải phơi đất giúp tiêu diệt hạt cỏ dại và cả

sâu bệnh hại.
- Cày sâu lật đất tiêu diệt cỏ dại tốt.
- Làm cỏ bằng cày, bừa trụt, trạt và cuốc.
2. Sử dụng lửa
3. Phòng trừ bằng biện pháp che phủ mặt đất:
- Khi che phủ ánh sáng khó lọt xuống đất làm hạt cỏ khó nảy mầm.
- Có thể sử dụng rơm rạ để phủ mặt đất. Hiện nay, sử dụng màn phủ nơng nghiệp
4. Phịng trừ bằng biện pháp hóa học:
- Là việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ để phun xịt trên cỏ dại.
- Các loại thuốc trừ cỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGs., Ts. Trần Văn Hai, Hóa bảo vệ thực vật, Giáo trình, Trường Đại Học Cần Thơ
(2006)
PGs., Ts. Phạm Văn Kim, các nguyên lý về bệnh hại cây trồng, Trường Đại Học
Cần Thơ (2005)
PGs., Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc, Côn trùng đại cương, Trường Đại Học Cần Thơ.
Ths. Võ Tòng Anh, Phân loại đất theo hệ thống chú dẫn bản đồ đất thế thế,
FAO/UNESCO (1998)
Khoa nông nghiệp, Đại Học Cần Thơ: />Khoa nông học, Đại Học Nông Lâm:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×