Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích mục đích tôn chỉ của LHQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.96 KB, 12 trang )

Câu 1: Phân tích mục đích tôn chỉ của LHQ. Hãy bình luận, LHQ có
đạt được mục đích đó trên thực tế không?
LHQ đc thành lập trên cơ sở của HC LHQ ngày 24/10/1945. LHQ trở thành
1 tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn
thế giới. Từ 51 thành viên ban đầu, đến nay LHQ đã có 192 thành viên. Mục
đích, tôn chỉ của LHQ đc ghi nhận trong Đ1 HC LHQ:
• Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
• Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nc trên thế cơ sở tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết.
• Thực hiện sự hợp tác quốc tế việc giải quyết các vấn đề qtế như kinh
tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo,…
• Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm
đạt đc các mục đích nói trên
Vào thời điểm thành lập khoảng hơn 1 nửa thế kỷ trước, trong tình trạng lộn
xộn sau chiến tranh thế giới, LHQ phản ánh nguyện vọng lớn nhất của nhân
loại: vì một thế giới công bằng và hòa bình, LHQ hiện nay vẫn là hiện thân
cho ước mơ đó. LHQ là tổ chức hợp pháp duy nhất và có phạm vi hoạt động
rộng lớn nhờ số lượng các quốc gia thành viên chiếm hầu hết toàn bộ thế
giới. Ngoài ra, LHQ còn có thẩm quyền lớn trong lĩnh vực phát triển, an
ninh, nhân quyền và cả mô trường  cho phép LHQ tham gia và các hoạt
động có tính chất trọng yếu đối với xã hội quốc tế.
Kể từ khi LHQ ra đời, sự công nhận ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn mới
đã tác động sâu sắc đến cuộc sống của hàng triệu người. Chiến tranh có thời
từng đc coi là công cụ bình thường trong nghệ thuật lãnh đạo đất nước, thì
bây giờ đã bị cấm hoàn toàn, trừ 1 trường hợp cá biệt. Việc bảo vệ các quyền
cơ bản của con người, từng được coi là công việc riêng của các quốc có chủ
quyền, thì nay là mối quan tâm toàn cầu vượt qua các chính quyền và biên
giới.
LHQ đã đóng 1 vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các quy
định toàn cầu mà nếu k có chúng thì xã hội hiện đại khó mà vận hành được.
Ví dụ, tổ chức y tế TG đã đặt ra hệ tiêu chuẩn chất lượng cho nghành công


nghiệp trên thế giới. Tổ chức khí tượng học quốc tế thu thập dữ liệu về thời
tiết của từng quốc gia sau đó phân bố lại các thông tin, giúp cải thiện dự báo
thời tiết toàn cầu. Tổ chức sở hữu trí tuệ TG bảo vệ thương hiệu và bằng
phát minh, sáng chế của các sản phẩm trí tuệ ở bên ngoài nước xuất xứ…
LHQ giúp phát triển các nguyên tắc và thực tiến của chữ nghĩa đa phương:
một nền kinh tế TG mở cửa thay thế cho chủ nghĩa trọng thương, sự suy
giảm dần tầm quan trọng của những liên minh quân sự cạnh tranh nhau đi
đôi với việc HĐBA thường xuyên đạt đc sự nhất trí cao hơn. Những đóng
góp của LLGGHB LHQ, từ nhóm quan sát viên nhỏ đến nhiều LL lớn nhằm
mục đích cách li xung đột, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ cảnh sát… đều đc ghi
nhận
Tuy nhiên, hoạt động của LHQ vẫn còn có nhiều hạn chế, bộc lộ trong quá
trình hoạt động của các cơ quan, và do ở 1 chừng mực đáng kể các quốc gia
thành viên “ đều theo đuôi lợi ích quốc gia theo cách của mình” dẫn tới
nhiều bất đồng đặc biệt trong các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như các
lĩnh vực khác nữa.
 Rõ ràng LHQ không phải là 1 hệ thống đứng trên mọi quốc gia nhưng
cũng không chỉ đơn giản là phép cộng các thành viên của nó. Khuôn khổ
LHQ luôn ảnh hưởng đến quan niệm của quốc gia về lợi ích, sắp xếp thứ tư
ưu tiên và những khả năng mà quốc gia đó đã nhận thấy có thể tối đa hóa lợi
ích của mình.
Câu 2: Trình bày những nguyên tắc hoạt động của LHQ, so sánh với
những nguyên tắc cơ bản của LQT:
Các nguyên tắc hoat động của LHQ đc quy định trong điều 2 của HC LHQ
và được cụ thể hóa trong các văn bản của LHQ, đặc biệt là tuyên bố năm
1970
LHQ và các thành viên LHQ hoạt động phù hợp các nguyên tắc sau đây:
1. LHQ đc xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các
nước thành viên.  nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc
gia của LQT ( nguyên tắc nền tảng của LQT)

2. Tất cả các nước thành viên của LHQ đều phải thiện chí thực hiện
những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo HC LHQ để đc đảm bảo
hưởng toàn bộ các quyền và ưu đã do tư cách thành viên mà có 
nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết QT của LQT (pacta
sun servanda)
3. Tất cả các nước thành viên của LHQ giải quyết các tranh chấp quốc tê
của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình,
an ninh quốc tế và công lý  Ntắc hòa bình giải quyết các tranh chấp
quốc tế của LQT (trừ TH: LHQ hoặc quốc gia được LHQ cho phép)
4. Tất cả các nước thành viên của LHQ Không đe doạn dùng vũ lực hoặc
sử dụng vũ lực trong QHQT nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về
lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào cũng như
bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ  nguyên tắc cấm
đe dọa sử dụng vũ lực hay dùng vũ lực của LQT.
5. Tất cả các nước thành viên của LHQ giúp đỡ đầy đủ cho LHQ trong
mọi hoạt động mà nó áp dụng theo đúng HC này và tránh giúp đỡ bất
cứ quốc gia nào bị LHQ áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc
cưỡng chế  nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác của LQT
6. LHQ đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên LHQ cũng
hành động theo nguyên tắc này nếu như điều đó cần thiết để duy trì
hòa bình và an ninh thế giới  thông thường, các quốc gia không phải
là thành viên của 1 TCQT (các nước thứ 3) thì không bị ràng buộc về
mặt pháp lý với những quy tắc mà tổ chức đó đặt ra. Tuy nhiên, với
vai trò của mình cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động đều cho thấy
LHQ là 1 tổ chức toàn cầu đặt biệt hơn các TCQT khác. Theo quyết
định của TAQT, LHQ là trường hợp ngoại lệ có năng lực chủ thể
khách quan trong trật tự pháp lý quốc tế ( ràng buộc cả với nước thứ
3)
7. Nguyên tắc LHQ không được phép can thiệp vào công việc thuộc
thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.  Ntắc không

can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác và ntắc tôn trọng độc lập
chủ quyền quốc gia của LQT
Như vậy 7 nguyên tắc cơ bản của LQT tương ứng vs các nguyên tắc hoạt
động của LHQ. HC LHQ cũng là văn bản pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất
ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của LQT. Có những nguyên tắc hoạt
động của LHQ là sự pháp điển hóa và cụ thể hóa cũng như hoàn chỉnh hơn
các quy phạm của pháp luật quốc tế (1,2,4) , có những nguyên tắc hoạt động
của LHQ đã trở thành nguyên tắc của LQT ( 3,5,6,7)
Câu 3: Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của ĐHĐ LHQ, phân
biệt chức năng ĐHĐ với chức năng của HĐBA trong lĩnh vực gìn giữ
hòa bình và an ninh quốc tế.:
A) Cơ cấu tổ chức:
- Đại hội đồng bao gồm tất cả các nước thành viên của LHQ (điều 9/
chương IV HCLHQ)  ĐHĐ là cơ quan quan trọng nhất của LHQ, có
sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên LHQ. Tính đến nay
ĐHĐ LHQ có 192 thành viên. Mỗi thành viên có nhiều nhất là 5 đại
biểu ở ĐHĐ
- ĐHĐ có 6 ủy ban chính :
o UB 1 : UB giải trừ quân bị và an ninh quốc tế
o UB 2: UB kinh tế - tài chính
o UB 3: UB văn hóa, xã hội và nhân đạo
o UB 4: UB chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa
o UB 5: UB hành chính, ngân sách
o UB 6: UB pháp luật quốc tế
- Hoạt động của ĐHĐ thực hiện thông qua các khóa họp thường kỳ
hàng năm và họp những khóa bất thường
B) Chức năng và quyền hạn
- ĐHĐ kiểm soát phần lớn hoạt động của LHQ, có thẩm quyền rất rộng
trong nhiều lĩnh vực như hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
- Chức năng và quyền hạn của ĐHĐ được quy định từ điều 10 – 17

chương IV HCLHQ.
- Nhìn chung ĐHĐ có 2 chức năng cơ bản:
o Thảo luận các vấn đề ( không giới hạn vấn đề )
o Đưa ra kiến nghị ( bị giới hạn theo điều 12)
Cụ thể các chức năng và quyền hạn đó là :
Điều 10: Đại hội đồng có thể thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc
thuộc phạm vi Hiến chương này, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất
kỳ một cơ quan nào được ghi trong Hiến chương này và có thể, trừ những
quy định ở điều 12, ra những kiến nghị về những vấn đề hoặc những vụ việc
ấy cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng bảo an hoặc cho cả các
thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an.
Điều 11:
1. Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc chung về sự hợp tác để
duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân
bị, hạn chế vũ trang và dựa trên những nguyên tắc ấy đưa ra những kiến
nghị cho các thành viên Liên hợp quốc, hay cho Hội đồng bảo an, hoặc
cho cả các thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an;
2. Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hoà
bình và an ninh quốc tế do bất kỳ thành viên nào của Liên hợp quốc, hoặc
do Hội đồng bảo an, hay một quốc gia không phải là thành viên của Liên
hợp quốc đưa ra trước Đại hội đồng, theo điều 35 khoản 2 và trừ những
quy định ở điều 12, Đại hội đồng có thể kiến nghị về mọi vấn đề thuộc
loại ấy với một quốc gia hay những quốc gia hữu quan, hoặc với Hội
đồng bảo an, hay với cả những quốc gia hữu quan và Hội đồng bảo an.
Nếu mọi vấn đề thuộc loại này cần phải có một hành động thì Đại hội
đồng chuyển lại cho Hội đồng bảo an trước hoặc sau khi thảo luận;
3. Đại hội đồng có thể lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng
làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế;
4. Những quyền hạn của Đại hội đồng ghi trong điều này không hạn chế
quy định chung của điều 10.

Điều 12:
1. Khi Hội đồng bảo an thực hiện những chức năng được Hiến chương này
quy định đối với một vụ tranh chấp hay một tình thế nào đó, Đại hội đồng
không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy, trừ
phi được Hội đồng bảo an yêu cầu;
2. Tại mỗi khoá họp của Đại hội đồng, Tổng thư ký, với sự đồng ý của Hội
đồng bảo an, báo cho Đại hội đồng biết những sự việc liên quan đến duy
trì hoà bình và an ninh quốc tế mà Hội đồng bảo an xem xét, khi nào Hội
đồng thôi không xem xét những việc đó nữa, Tổng thư ký cũng báo cho
Đại hội đồng biết, hoặc cho các thành viên Liên hợp quốc biết nếu Đại
hội đồng không họp.
Điều 13:
1. Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị nhằm:
a. Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị và thúc đẩy
các biện pháp pháp điển hoá và sự phát triển của luật quốc tế theo
hướng tiến bộ;
b. Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo
dục, y tế và thực hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản

×