Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 105 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU </b>



<b>NGUYỄN MINH TÂM </b>



<b>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOẢ </b>


<b>MÃN TRONG CƠNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN </b>


<b>TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI HUYỆN LONG </b>



<b>ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU </b>



<b>NGUYỄN MINH TÂM </b>



<b>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOẢ </b>


<b>MÃN TRONG CƠNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN </b>


<b>TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI HUYỆN LONG </b>



<b>ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU</b>



<b>Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh </b>


<b>Mã số: 60340102 </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>




<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SĨ TRÍ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-i-


TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


<i> Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày..… tháng….. năm 20..… </i>


<b>NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



Họ tên học viên: ...Giới tính: ...
Ngày, tháng, năm sinh: ...Nơi sinh: ...


Chuyên ngành: ...MSHV: ...


<b>I- Tên đề tài: </b>


...


...


...


<b>II- Nhiệm vụ và nội dung: </b>


...


...



...


...


<i><b>III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài) </b></i>
<b>IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ... </b>
<i><b>V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) ... </b></i>
...


...


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

-ii-


<b>LỜI CAM ĐOAN </b>



<b>Tôi tên là Nguyễn Minh Tâm, học viên cao học khóa 1, đợt 2 – ngành </b>



Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Tơi xin cam đoan



đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của TS. Lê Sĩ Trí.



Kết quả nghiên cứu của tơi là trung thực, được trích dẫn nguồn rõ ràng,



minh bạch.



<i> Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 01 tháng 12 năm 2017 </i>



Học viên




</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

-iii-


<b>LỜI CẢM ƠN </b>



<b> </b>



Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường


Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, các giảng viên tham



gia giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá



trình học tập và thực hiện đề tài.



Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Sĩ Trí đã tận tình cung



cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt



quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.



Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ



trợ tơi trong suốt q trình thu thập số liệu cho đề tài.



Và cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân đã



động viên giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.



<i> Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 01 tháng 12 năm 2017 </i>



<b> Học viên </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

-iv-


<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



<b>Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong cơng việc của nhân </b>


<b>viên tín dụng ngân hàng tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được </b>
thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của


nhân viên tín dụng. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, khảo sát


180 nhân viên tín dụng tại các hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện Long Điền.


Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công


việc của nhân viên tín dụng: (1) Rủi ro nghề nghiệp với hệ số hồi quy là -0.36; (2)
Lãnh đạo với hệ số hồi quy là 0.336; (3) Đào tạo và thăng tiến với hệ số hồi quy là


0.266; (4) Bản chất công việc với hệ số hồi quy là 0.193; (5) Đồng nghiệp với hệ số


hồi quy là 0.152; (6) Thu nhập với hệ số hồi quy là 0.144. Như vậy, các giả thuyết


nghiên cứu H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận tại mức ý nghĩa 1%, 5%


và 10%.


Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số hàm ý quản trị để gia tăng sự


thỏa mãn trong cơng việc của nhân viên tín dụng thơng qua 06 nhân tố tác động đã



nêu trên. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

-v-


<b>MỤC LỤC </b>



LỜI CAM ĐOAN ... ii


LỜI CẢM ƠN ... iii


<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN ... iv </b>


<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU ... x </b>


<b>PHẦN MỞ ĐẦU ... 1 </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài ... 1 </b>


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2 </b>


<b>3. Câu hỏi nghiên cứu ... 2 </b>


<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2 </b>


<b>5. Phương pháp nghiên cứu ... 3 </b>


<b>5.1. Nghiên cứu định tính ... 3 </b>


<b>5.2. Nghiên cứu định lượng ... 3 </b>



<b>6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài ... 3 </b>


<b>7. Kết cấu đề tài ... 4 </b>


Tóm tắt phần mở đầu ... 5


<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 6 </b>


<b>1.1. Sự thỏa mãn trong công việc ... 6 </b>


<b>1.2. Lý thuyết về sự thỏa mãn trong công việc ... 7 </b>


<b>1.2.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow ... 7 </b>


<b>1.2.2. Học thuyết về Hệ thống hai nhân tố của Frederic Herzberg. ... 9 </b>


1.2.3. Học thuyết công bằng (J. Stacy Adam). ... 11


1.2.4. Học thuyết ERG ... 13


1.2.5. Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) ... 14


1.2.6. Thuyết tăng cường tích cực của Skinner ... 15


1.2.7. Sự khuyến khích từ bên trong (tự động viên) - Hackman và Oldham ... 16


1.3. Các thành phần của sự thỏa mãn trong công việc ... 18


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

-vi-



<b>1.4.1. Khái niệm tín dụng ... 20 </b>


<b>1.4.2. Đặc điểm tín dụng ... 20 </b>


1.4.3. Quy trình cơng việc của nhân viên tín dụng... 22


<b>1.5. Nghiên cứu thực nghiệm ... 24 </b>


<b>1.6. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ... 30 </b>


<b>1.6.1. Bản chất công việc ... 30 </b>


<b>1.6.2. Cơ hội đào tạo thăng tiến ... 31 </b>


1.6.3. Lãnh đạo ... 31


<b>1.6.4. Đồng nghiệp ... 32 </b>


<b>1.6.5. Thu nhập ... 32 </b>


Tóm tắt chương 1 ... 33


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 34


2.1. Quy trình nghiên cứu ... 34


2.1.1. Nghiên cứu định tính ... 34


<b>2.1.2. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu ... 35 </b>



2.1.3. Nghiên cứu chính thức ... 37


2.2. Thiết kế nghiên cứu ... 38


2.2.1. Phương pháp chọn mẫu ... 38


2.2.2. Đo lường thang đo nghiên cứu ... 38


2.2.3. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức ... 40


Tóm tắt chương 2 ... 40


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA
MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG ... 41


3.1. Thống kê mơ tả ... 41


3.1.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ... 41


3.1.2. Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn của nhân viên tín dụng ... 43


3.1.3. Thống kê mơ tả các biến... 44


3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc ... 44


3.2.1. Bản chất công việc ... 44


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

-vii-



3.2.3. Lãnh đạo ... 46


3.2.4. Đồng nghiệp ... 47


3.2.5. Thu nhập ... 47


3.2.6. Rủi ro nghề nghiệp ... 48


Tóm tắt chương 3 ... 48


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 49


4.1. Kết quả kiểm định thang đo ... 49


4.1.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha ... 49


<b>4.1.2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA) ... 52 </b>


<b>4.1.2.1. Phân tích EFA của các biến độc lập ... 52 </b>


<b>4.1.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ... 55 </b>


<b>4.2. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ... 56 </b>


4.3. Kết quả hồi quy ... 57


4.3.1. Kết quả ước lượng tham số hồi quy ... 57


4.3.2. Kiểm định các giả thiết ... 57



4.3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ... 57


4.3.2.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ... 58


4.3.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ... 58


4.3.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ... 59


4.3.2.5. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ... 60


4.3.2.6. Kiểm định các hệ số hồi quy ... 61


4.3.2.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ... 62


4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ... 63


Tóm tắt chương 4 ... 64


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO SỰ
THỎA MÃN TRONG CƠNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG ... 65


5.1. Kết luận ... 65


5.2. Đề xuất hàm ý quản tri nhằm nâng cao sự thỏa mãn trong cơng việc của nhân
viên tín dụng ... 66


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

-viii-


5.2.2. Cải thiện nhân tố lãnh đạo ... 68



5.2.3. Cải thiện nhân tố đào tạo và thăng tiến ... 69


5.2.4. Cải thiện nhân tố bản chất công việc ... 70


5.2.5. Cải thiện nhân tố đồng nghiệp ... 72


5.2.6. Cải thiện nhân tố thu nhập ... 73


5.3. Hạn chế nghiên cứu ... 74


KẾT LUẬN ... 75


TÀI LIỆU THAM KHẢO ... i


PHỤ LỤC A: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ... iii


PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ... vi


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

-ix-


<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>



BCG Boston Consulting Group


KPI Key Performance Indicator


SHRM Society for Human Resource Management


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

-x-



<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>



Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc ... 29


Bảng 3.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu ... 41


Bảng 3.2: Mô tả mẫu theo mức độ thỏa mãn ... 43


Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến ... 44


Bảng 4.1: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu ... 49


Bảng 4.2 Phân tích nhân tố khám phá ... 53


Bảng 4.3. Phân tích EFA cho nhân tố thỏa mãn ... 55


Bảng 4.4. Kết quả hồi quy ... 57


Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp mô hình ... 58


Bảng 4.6. Kết quả kiểm định phương sai của phần dư ... 58


Hình 4.2. Mật độ phân phối chuẩn của phần dư ... 59


Bảng 4.7. Kết quả ANOVAa... 60


Bảng 5.1. Mức độ ảnh hưởng theo thứ tự ... 65


Bảng 5.2. Thống kê mô tả biến rủi ro nghề nghiệp ... 66



Bảng 5.3. Thống kê mô tả biến lãnh đạo ... 68


Bảng 5.4. Thống kê mô tả biến đào tạo và thăng tiến ... 69


Bảng 5.5. Thống kê mô tả biến bản chất công việc ... 70


Bảng 5.6. Thống kê mô tả biến đồng nghiệp ... 72


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

-xi-


<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>



Hình 1.1: Thang bậc nhu cầu theo Maslow ... 8


Hình 1.2 Thuyết hai nhân tố ... 11


Hình 1.3. Mơ hình thuyết kỳ vọng ... 15


Hình 1.4. Mơ hình sự khuyến khích từ bên trong ... 17


Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ... 30


Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ... 34


Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh ... 36


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

-1-


<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc không những là một trong những
tiêu chí đánh giá quan trọng đối với nhà quản trị cơng ty mà cịn là vấn đề nhân sự


cấp thiết trong bối cảnh “chảy máu chất xám”, nhảy việc hay thậm chí liên quan đến


tỷ lệ thất nghiệp ngày nay. Smith (1969) đưa ra mô hình JDI trong phân tích các


nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên, cho rằng sự thỏa mãn công việc


bị tác động bởi các nhân tố: Bản chất công việc, lãnh đạo, đào tạo thăng tiến, đồng


nghiệp, thu nhập. Tuy nhiên, mỗi người lao động, mỗi nhân viên có thể có tiêu chí


thỏa mãn trong cơng việc của mình khác nhau, ví dụ: một số nhân viên thỏa mãn


với bản chất công việc ảnh hưởng lớn nhất, một số khác cho rằng thu nhập là nhân


tố quyết định, các lao động phổ thông ở khác coi trọng nhân tố an toàn…tùy theo
đặc điểm nhân khẩu, lĩnh vực làm việc mà các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn có


thể khác nhau và tỷ trọng cũng khác nhau. Lĩnh vực ngân hàng đang là lĩnh vực
đáng quan tâm trong nền kinh tế hiện này bởi ngân hàng là trung tâm của nền kinh


tế. Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao của kinh tế hàng
hoá, ngân hàng đóng vai trị quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần


hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển



với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Hoạt động ngân hàng cụ


thể bao gồm như hoạt động huy động vốn bằng cách ngân hàng nhận tiền gửi của


các cá nhân, tổ chức hoặc của các ngân hàng khác và chi trả lãi. Hoạt động tín dụng
như tín dụng ngân hàng thể hiện dưới hình thức cho vay, chiết khấu, bảo
lãnh…trong đó nghiệp vụ cho vay đóng vai trị quan trọng, cung cấp vốn đầu tư hay


vốn tiêu dùng phục vụ đời sống.


Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng chiếm vai trò quan


trọng nhất, vừa là xương sống của nền kinh tế vừa là nguồn gốc của lợi nhuận ngân


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

-2-


máy móc, cơng nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất
lượng sản phẩm cho xã hội.


Nghiên cứu sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng, để tìm hiểu


và nâng cao sự thoả mãn trong công việc cũng như tinh thần làm việc của nhân viên


tín dụng giúp hạn chế tình trạng nghỉ việc và giảm thiểu chi phi tuyển dụng hàng
năm của ngân hàng. Một khi nhân viên cảm thấy thoả mãn với công việc, họ sẽ làm


việc hiệu quả và gắn bó hơn. Qua thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài:
<b>“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong cơng việc của nhân viên tín </b>
<b>dụng ngân hàng tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” </b>



<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên tín dụng tại


các ngân hàng huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;


- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa mãn trong cơng


việc của nhân viên tín dụng;


- Đề ra những hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự thoả mãn trong cơng việc của


nhân viên tín dụng tại các ngân hàng địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng


Tàu;


<b>3. Câu hỏi nghiên cứu </b>


<b>Câu hỏi 1: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên tín dụng </b>
tại các ngân hàng địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?


<b>Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa mãn trong cơng </b>
việc của nhân viên tín dụng của các ngân hàng như thế nào?


<b>Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào nhằm nâng cao sự thoả mãn trong công việc </b>
của nhân viên tín dụng tại các ngân hàng địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa –
<b>Vũng Tàu? </b>


<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

-3-


<b>Đối tượng khảo sát: các nhân viên tín dụng tại các ngân hàng địa bàn huyện </b>
Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


<b>Không gian nghiên cứu: Các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại </b>
đang hoạt động tại địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Thời gian khảo sát: bắt đầu từ tháng 9/2017 đến hết tháng 10/2017.


<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
<b>5.1. Nghiên cứu định tính </b>


Dựa vào các mơ hình, cơ sở lý thuyết trên thế giới và Việt Nam liên quan đến


nghiên cứu để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn công việc của nhân
viên. Sau đó, tác giả sẽ thu thập các ý kiến của các chuyên gia trong ngành để hình


thành nên mơ hình phù hợp liên quan đến sự thoả mãn trong công việc của nhân


viên tín dụng và thiết lập bảng câu hỏi khảo sát.


<b>5.2. Nghiên cứu định lượng </b>


Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Tác


giả thu thập dữ liệu và kiểm định thống kê bằng phần mềm SPSS.22. Thực hiện
phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra độ tin cậy,


giá trị thang đo. Sau cùng, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy để đánh giá các



<b>nhân tố ảnh hưởng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ban đầu đưa ra. </b>


<b>6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài </b>


Sự thoả mãn trong công việc là đề tài được nghiên cứu nhiều bởi các tác giả


khác từ các khía cạnh cơng việc khác nhau, tuy nhiên sự thoả mãn trong công việc


của nhân viên tín dụng là đề tài ít được nghiên cứu đến, đặc biệt là các nghiên cứu
trong nước. Bên cạnh đó, bằng các lý thuyết, mơ hình nghiên cứu trước, kết hợp với


nghiên cứu định tính tác giả thêm vào các nhân tố mới tác động đến sự thoả mãn


ngồi các nhân tố đã phân tích trước đây. Đây cũng là tính mới của đề tài nhằm đưa


ra phân tích sự thoả mãn phù hợp, sâu sắc hơn trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.


Tác giả khảo sát số liệu thực tế, tiến hành phân tích và đưa ra số liệu tương đối


chính xác góp phần tạo nên cái nhìn tổng quan cho nhà quản trị về sự thoả mãn của


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

-4-


tác giả phân tích tỷ trọng tác động của mỗi nhân tố nhằm giúp cho nhà quản trị có


nhận thấy được nhân tố nào quan trọng nhất, tác động lớn nhất. Qua kinh nghiệm


bản thân từ thực tế công việc, tác giả đề xuất các ý kiến cá nhân để giúp cho ban
lãnh đạo ngân hàng có những chính sách quản trị phù hợp.



<b>7. Kết cấu đề tài </b>


Kết cấu của đề tài dự kiến bao gồm 5 chương:


Giới thiệu nghiên cứu


Bao gồm những nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu –


câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; Bố cục của nghiên cứu.


Chương 1. Tổng quan lý luận


Bao gồm những nội dung: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài (sự thỏa


mãn trong công việc, các nghiên cứu trước đây về sự thỏa mãn công việc.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu


Bao gồm những nội dung: Quy trình nghiên cứu; Mơ tả dữ liệu; Giả thuyết


nghiên cứu; Mơ hình nghiên cứu (định lượng).


Chương 3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong cơng việc của


nhân viên tín dụng


Sử dụng thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng các yếu ảnh hưởng đến sự


thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng tại các ngân hàng trên địa bàn



huyện Long Điền.


Chương 4: Kết quả nghiên cứu


Bao gồm những nội dung: Kết quả nghiên cứu và các kiểm định; Thảo luận về


các biến nghiên cứu theo kết quả đối chiếu với thực tế.


Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự thỏa mãn trong cơng việc


Bao gồm những nội dung: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu; Đề xuất hàm ý quản


trị; Nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu mới cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

-5-


<b>Tóm tắt phần mở đầu </b>


Trong chương này tác giả đã đưa ra những giới thiệu cơ bản về đề tài thông


qua các mục: Tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên


cứu – câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên


cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết cấu đề tài dự kiến. Đây là cơ sở để tác giả


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

-6-


<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU </b>



<b>1.1. Sự thỏa mãn trong cơng việc </b>


Có khá nhiều các định nghĩa về sự thỏa mãn công việc. Từ điển bách khoa
toàn thư wikipedia.com thì cho rằng sự thỏa mãn cơng việc là sự hài lòng của một
cá nhân đối với công việc của anh ta hay cô ta. Trong khi đó, từ điển Oxford
Advance Learner’s Dictionary thì định nghĩa “sự thỏa mãn công việc” (job


satisfaction) là cảm giác hài lòng, thoải mái, tốt đẹp khi một người có được công


việc mà họ mong muốn và họ vừa làm việc vừa có thể tận hưởng cơng việc đó.


Một trong các định nghĩa đầu tiên về sự thỏa mãn cơng việc và được trích dẫn


nhiều nhất có thể kể đến là định nghĩa của Robert Hoppock (1935), trích dẫn bởi


Scott và đồng sự (1960). Tác giả cho rằng, việc đo lường sự thỏa mãn công việc


bằng hai cách: (a) đo lường sự thỏa mãn cơng việc nói chung và (b) đo lường sự


thỏa mãn cơng việc ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến cơng việc. Ơng cũng


cho rằng sự thỏa mãn cơng việc nói chung khơng phải chỉ đơn thuần là tổng cộng sự


thỏa mãn của các khía cạnh khác nhau, mà sự thỏa mãn cơng việc nói chung có thể
được xem như một biến riêng.


Locke (1976), định nghĩa thoả mãn công việc là: “ niềm vui hay cảm xúc tích


cực qua cách đánh giá từ công việc của một người hoặc từ trải nghiệm của công



việc của họ”. Edwin (1976) cho rằng thỏa mãn công việc được quyết định bởi


những gì mình có và những gì mình muốn trong cơng việc. Tức là thỏa mãn chỉ xảy


ra khi những mong đợi được đáp ứng.


Spector (1997) thì định nghĩa thoả mãn cơng việc phụ thuộc bởi 14 khía cạnh:


Sự đánh giá, môi trường thông tin, đồng nghiệp, phúc lợi, điều kiện công việc, môi
trường, tổ chức, phát triển cá nhân, Chính sách và cơ chế, cơ hội thăng tiến, sự công


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

-7-


Vroom (1982) cho rằng sự thỏa mãn của nhân viên với công việc là mức độ


mà nhân viên cảm nhận, định hướng tích cực với việc làm trong tổ chức (trích lại


trong Price, 1997).


Schemerhon (1993, được trích dẫn bởi Luddy, 2005) định nghĩa sự thỏa mãn


công việc như là sự phản ứng về mặt tình cảm và cảm xúc đối với các khía cạnh


khác nhau của công việc của nhân viên. Tác giả nhấn mạnh các nguyên nhân của sự


thỏa mãn công việc bao gồm vị trí cơng việc, sự giám sát của cấp trên, mối quan hệ


với đồng nghiệp, nội dung công việc, sự đãi ngộ, và các phần thưởng gồm thăng



tiến, điều kiện vật chất của môi trường làm việc, cũng như cơ cấu của tổ chức.


Pesolom (2004) cho rằng sự thỏa mãn công việc là sự hài lòng với các khía


cạnh khác nhau của cơng việc, bao gồm bồi thường, cơ hội thăng tiến, sự hài lịng


tổng thể với cơng việc của họ, và sự hài lòng tổng thể với các tổ chức như là một
nơi để làm việc, bao gồm các chính sách hướng tới người lao động.


Theo Amstrong (2006), sự thỏa mãn trong công việc là thái độ và cảm giác


tích cực của người lao động đối với công việc của họ. Từ điển Cambridge định
nghĩa sự thoả mãn công việc (employee satisfaction): cảm giác hạnh phúc của nhân


viên khi họ hài lịng với cơng việc và điều kiện công việc của họ, sự thoả mãn công


việc của nhân viên là thước đo cho sự thành công của một doanh nghiệp.


Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự thỏa mãn công việc của nhân viên
như đã nêu trên, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn và cách lý giải khác nhau về


thỏa mãn với công việc để sử dụng vào cơng trình nghiên cứu của mình. Nhìn


chung, sự thỏa mãn với cơng việc của một người là người đó cảm thấy thỏa mãn với


những gì đã làm và kết quả đạt được trong công việc và cảm thấy thoải mái, dễ


chịu, yêu thích cơng việc của mình.


<b>1.2. Lý thuyết về sự thỏa mãn trong công việc </b>



<b>1.2.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow </b>


Hệ thống nhu cầu do Abraham Maslow (1943) xây dựng nên là một trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

-8-


Nhu cầu của cá nhân rất phong phú và đa dạng, do vậy để đáp ứng được nhu cầu đó
cũng rất phức tạp. Để làm được điều này Maslow đã chỉ ra rằng người quản lý cần


phải có các biện pháp tìm ra và thoả mãn nhu cầu người lao động, khi đó sẽ tạo ra
được động lực cho người lao động và ông nhấn mạnh rằng trong mỗi con người bao


giờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu:


1. Nhu cầu sinh lý.


2. Nhu cầu an toàn.


3. Nhu cầu xã hội.


4. Nhu cầu tôn trọng.


5. Nhu cầu tự thể hiện.


<b>Hình 1.1: Thang bậc nhu cầu theo Maslow </b>


Theo lý thuyết này nhu cầu con người xuất hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao.


Khi nhu cầu thấp được thoả mãn thì nhu cầu cao hơn sẽ xuất hiện. Ban đầu là các



nhu cầu về sinh lý, tiếp theo là đến các nhu cầu về an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu


tơn trọng và tự hồn thiện mình.


A. Maslow cho rằng làm thoả mãn các nhu cầu ở cấp thấp là dễ hơn so với


việc làm thoả mãn các nhu cầu ở cấp cao vì các nhu cầu cấp thấp là có giới hạn và


có thể được thoả mãn từ bên ngồi. Ơng cho rằng đầu tiên các nhu cầu ở cấp thấp


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

-9-


nó khơng cịn là yếu tố động viên nữa lúc đó các nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ xuất


hiện.


Như vậy, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu


cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Thuyết cấp bậc nhu cầu của
Maslow đã có một ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản trị đó là muốn động viên
người lao động thì điều quan trọng là bạn phải hiểu người lao động của bạn đang ở


cấp độ nhu cầu nào. Từ sự hiểu biết đó cho phép bạn đưa ra các giải pháp phù hợp


cho việc thoả mãn nhu cầu của người lao động đồng thời bảo đảm đạt đến các mục


tiêu tổ chức (Nguyễn Hữu Lam, 1996).


<b>1.2.2. Học thuyết về Hệ thống hai nhân tố của Frederic Herzberg. </b>



Học thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) dựa trên cơ sở quan điểm tạo
động lực là kết quả của sự tác động của nhiều nhân tố. Trong đó có các nhân tố tạo


nên sự thoả mãn và không thoả mãn. Bản thân mỗi nhân tố đều bao gồm cả hai mặt


trên tuỳ thuộc vào việc nó được thực thi như thế nào, được đáp ứng như thế nào để


thấy rõ bản chất của các nhân tố.


Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng rộng


rãi. Phát hiện của Herzberg đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận


thức thông thường. Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất
mãn và ngược lại. Nhưng, Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải


là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn


mà là không thỏa mãn.


Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc được gọi là nhân tố
động viên (Motivator) - nhân tố bên trong. Các nhân tố liên quan đến bất mãn được


gọi là các nhân tố duy trì (Hygiene Factors) - nhân tố bên ngoài.


Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thoả mãn


và từ đó sẽ động viên người lao động làm việc tích cực và chăm chỉ hơn. Nhưng



nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng khơng thoả mãn chứ chưa


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

-10-


sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn


chứ chưa chắc đã có tình trạng thoả mãn.


+ Nhân tố động viên là tác nhân của sự thoả mãn, sự hài lịng trong cơng việc,
như:


- Đạt kết quả mong muốn;


- Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo và đồng nghiệp;


- Trách nhiệm;


- Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp;


- Sự tăng trưởng như mong muốn;


+ Nhân tố duy trì là tác nhân của sự bất mãn của nhân viên trong cơng việc


tại một tổ chức, có thể là do:


- Chế độ, chính sách của tổ chức;


- Sự giám sát trong cơng việc khơng thích hợp;


- Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên;



- Lương bổng và các khoản thù lao không phù hợp hoặc chứa đựng nhiều


nhân tố không công bằng;


- Cuộc sống cá nhân;


- Quan hệ với đồng nghiệp “có vấn đề”;


- Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) khơng đạt được sự hài lịng.


Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn


từ đó động viên người lao động làm việc tích cực, chăm chỉ hơn. Nhưng nếu khơng
được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng khơng thỏa mãn chứ chưa chắc gây bất mãn.
Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì nếu giải quyết khơng tốt sẽ tạo ra sự bất


mãn, nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc có tình


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

-11-


<b>Hình 1.2 Thuyết hai nhân tố </b>


Thuyết hai nhân tố của F. Herzberg có những ẩn ý quan trọng đối với các


nhà quản trị:


- Những nhân tố làm thỏa mãn người lao động là khác với các nhân tố tạo ra


sự bất mãn. Vì vậy, nhà quản trị không thể mong đợi sự thỏa mãn của người lao


động bằng cách đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.


- Động viên người lao động đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng đồng thời cả


hai nhóm nhân tố duy trì và nhân tố động viên. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị là


phải loại trừ sự bất mãn và tạo ra sự thỏa mãn, khơng thể chú trọng một nhóm nào


cả (Nguyễn Hữu Lam, 1996, trang 124-126).


<b>1.2.3. Học thuyết công bằng (J. Stacy Adam). </b>


Học thuyết công bằng J. Stacy Adam (1963), trích phát biểu rằng người lao
động so sánh những gì họ bỏ vào một cơng việc (đầu vào) với những gì họ nhận
được từ cơng việc đó (đầu ra) và sau đó đối chiếu tỷ suất đầu vào – đầu ra của họ


với tỷ suất đầu vào – đầu ra của những người khác. Nếu tỷ suất của họ là ngang


bằng với tỷ suất của những người khác, thì người ta cho rằng đang tồn tại một tình


trạng cơng bằng. Nếu như tỷ suất này là không ngang bằng, thì họ cho rằng đang


tồn tại một tình trạng bất cơng. Khi tồn tại những điều kiện bất cơng, các nhân viên


sẽ có những thái độ, hành vi không thoả mãn.


Theo thuyết này, nếu trong tổ chức tạo được sự công bằng sẽ giúp thắt chặt


mối quan hệ của mỗi cá nhân với tổ chức, động viên và làm gia tăng sự hài lịng của



họ, từ đó họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với tổ chức. Ngược lại, khi mỗi cá


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

-12-


đi sự hào hứng, nhiệt tình đối với cơng việc. Khi đó, mỗi cá nhân sẽ so sánh, đánh
giá đóng góp, cống hiến với những đãi ngộ và phần thưởng của mình có thể có ba
trường hợp xảy ra:


- Thứ nhất: nếu người lao động cho rằng họ được đối xử không tốt, phần
thưởng là không xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra thì họ sẽ bất mãn và từ đó họ


sẽ làm việc khơng hết khả năng của họ, trong những trường hợp nghiêm trọng, họ


có thể có những hành động phá rối hay “rũ áo ra đi” tìm nơi làm việc mới.


- Thứ hai: nếu người lao động tin rằng họ được đối xử đúng, phần thưởng và
đãi ngộ là tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra thì họ sẽ duy trì mức năng suất
như cũ.


- Thứ ba: nếu người lao động nhận thức rằng phần thưởng và đãi ngộ là cao
hơn so với điều mà họ mong muốn họ sẽ làm việc tích cực hơn, chăm chỉ hơn. Song
trong trường hợp này, họ có xu hướng giảm giá trị của phần thưởng, khơng coi


trọng phần thưởng và do đó về lâu về dài phần thưởng sẽ khơng cịn ý nghĩa khuyến


khích.


Để tạo sự cơng bằng trong tổ chức, người lãnh đạo, quản lý cần xem xét,
đánh giá mức độ cân bằng giữa những gì mà mỗi cá nhân trong tổ chức đóng góp và



kết quả mà họ nhận được và tìm mọi biện pháp để cân bằng chúng. Chỉ khi mỗi cá


nhân cảm thấy có sự cơng bằng thì họ mới nỗ lực làm việc vì mục tiêu chung của tổ


chức.


Thuyết cơng bằng địi hỏi sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ.


Nguyên tắc “quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” phải được tôn trọng trong mỗi cơ


quan, tổ chức. Khi quyền lợi của cá nhân được tơn trọng sẽ có tác dụng động viên,


khuyến khích rất lớn. Quyền lợi cần được phân chia cơng bằng dựa trên năng lực,
trình độ, sự nỗ lực, nhiệt tình, sự chăm chỉ, linh hoạt, sự hy sinh bản thân, lòng


trung thành, hiệu suất và hiệu quả trong cơng việc, sự đóng góp của mỗi cá nhân đối


với tổ chức. Quyền lợi mà mỗi cá nhân nhận được có thể là tiền lương, tiền thưởng,


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

-13-


Thuyết về sự cơng bằng địi hỏi các nhà quản trị phải quan tâm tới các nhân


tố chi phối đến nhận thức của người lao động về sự cơng bằng và từ đó tác động để


tạo cho người lao động có được một nhận thức về sự công bằng (Nguyễn Hữu


Lam, 1996).


<b>1.2.4. Học thuyết ERG </b>



Thuyết ERG do học giả Clayton Alderfer (1969) đưa ra, là một sự bổ sung,


sửa đổi thành công cho lý thuyết về tháp nhu cầu của Abraham Maslow. Thuyết


ERG nhận ra 3 kiểu nhu cầu chính của con người:


• Nhu cầu tồn tại (Existence needs): Ước muốn khỏe mạnh về thân xác và tinh


thần, được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu căn bản để sinh tồn như các nhu cầu sinh lý,
ăn, mặc, ở, đi lại, học hành... và nhu cầu an tồn.


• Nhu cầu giao tiếp (Relatedness needs): Ước muốn thỏa mãn trong quan hệ


với mọi người. Mỗi người đều có những ham muốn thiết lập và duy trì các mối


quan hệ cá nhân khác nhau. Ước tính một người thường bỏ ra khoảng phân nửa quỹ


thời gian để giao tiếp với các quan hệ mà họ hướng tới.


• Nhu cầu phát triển (Growth needs): Ước muốn tăng trưởng và phát triển cá


nhân trong cả cuộc sống và công việc. Các công việc, chuyên môn và cao hơn nữa


là sự nghiệp riêng sẽ đảm bảo đáp ứng đáng kể sự thoả mãn của nhu cầu phát triển.


Thuyết ERG của Alderfer cũng chỉ ra rằng thường xuyên có nhiều hơn một


nhu cầu có thể ảnh hưởng và tác động trong cùng một con người, vào cùng một thời



gian. Nếu những nhu cầu ở mức cao không được đáp ứng đủ, khao khát thoả mãn


những nhu cầu ở mức dưới (của mơ hình) sẽ tăng cao. Thuyết ERG giải thích được


tại sao các nhân viên hay tìm kiếm mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

-14-


<b>1.2.5. Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) </b>


Vroom cho rằng hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết
được quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người


về những kỳ vọng của họ trong tương lai. Khác với Maslow và Herzberg, Vroom


không tập trung vào nhu cầu của con người mà tập trung vào kết quả. Lý thuyết này


xoay quanh ba khái niệm cơ bản (Kreitner và Kinicki, 2007) hay ba mối quan hệ


(Robbins, 2002):


+ Expectancy (Kỳ vọng): là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt. Khái


niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nỗ lực (effort) và kết quả


(performance). Khái niệm này ảnh hưởng bởi các nhân tố như:


- Sự sẵn có của các nguồn lực phù hợp (thời gian, con người,…).


- Kỹ năng để thực hiện.



- Sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ (thông tin, sự giám sát, định
hướng,…).


+ Instrumentality (Tính chất cơng cụ): là niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến


phần thưởng xứng đáng. Khái niệm này được thể hiện qua mối quan hệ giữa kết quả


(performance) và phần thưởng (outcome/rewards) cụ thể bị ảnh hưởng bởi các nhân


tố như:


- Sự rõ ràng trong mối liên kết giữa hiệu quả làm việc và phần thưởng người
lao động được nhận.


- Tin tưởng vào sự cơng bằng người có quyền quyết định thưởng/phạt.


- Tin tưởng vào tính minh bạch trong việc quyết định thưởng/phạt.


+ Valence (Hóa trị): là mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực


hiện công việc. Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa phần
thưởng (rewards) và mục tiêu cá nhân (personal goals). Các nhân tố ảnh hưởng đến


hoá trị như:


- Nỗ lực khuyến khích làm việc.


- Hiệu quả cơng việc đạt được tương xứng với phần thưởng nhận được.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

-15-


Vroom cho rằng người nhân viên chỉ được động viên khi nhận thức của họ về


cả ba khái niệm hay ba mối quan hệ trên là tích cực.


Vì lý thuyết này được dựa trên sự nhận thức của người lao động nên có thể


xảy ra trường hợp là cùng làm ở một Trung tâm và cùng một vị trí như nhau nhưng


một người có động lực làm việc cịn người kia thì khơng. Ngun nhân xuất phát từ


nhận thức của họ về các khái niệm trên là khác nhau.


<b>Hình 1.3. Mơ hình thuyết kỳ vọng </b>


Thuyết mong đợi đòi hỏi các nhà quản lý phải hiểu biết những mong đợi của
người lao động và gắn những mong đợi này với những mục tiêu của tổ chức. Muốn


vậy nhà quản trị nên: tạo ra các kết cục mà người lao động mong muốn, tạo ra sự


cần thiết thực hiện để đạt mục tiêu tổ chức, bảo đảm mức độ thực hiện mong muốn


là có thể đạt tới, gắn chặt kết quả mong đợi với việc thực hiện cần thiết, đánh giá


tình thế đối với những mong đợi khác nhau, bảo đảm phần thưởng là đủ sức hấp dẫn


cần thiết và công bằng đối với tất cả mọi người (Nguyễn Hữu Lam, 1996, trang


127- 128).



<b>1.2.6. Thuyết tăng cường tích cực của Skinner </b>


Học thuyết này dựa vào những cơng trình nghiên cứu của B. F. Skinner,
hướng vào việc làm thay đổi hành vi của con người thông qua các tác động tăng
cường. Học thuyết cho rằng những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp


lại, cịn những hành vi không được thưởng (hoặc bị phạt) sẽ có xu hướng không
được lặp lại. Đồng thời, khoảng cách giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm


Động viên


Hiệu quả công việc


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

-16-


thưởng phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu.


Học thuyết cũng quan niệm rằng phạt có tác dụng loại trừ những hành vi mà nằm


ngoài ý muốn của người quản lý nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, do đó
đem lại ít hiệu quả hơn so với thưởng. Để tạo động lực lao động, người quản lý cần


quan niệm đến các thành tích tốt và thưởng cho các thành tích đó. Sự nhấn mạnh


các hình thức thưởng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn sự nhấn mạnh các hình thức phạt.


Có ba loại hành vi tăng cường mà nhà quản trị có thể thực hiện:


<i>- Khen thưởng nhân viên (tăng cường dương tính hay tăng cường tích cực): </i>



Nhà quản trị khuyến khích người nhân viên đó lặp lại những gì anh ta đã làm trước
đây. Phần thưởng có thể được dùng bằng tiền, quyết định đề bạt hay lời khen ngợi.


<i>- Sử dụng hình phạt (tăng cường âm tính): Nhà quản trị quở trách nhân viên </i>


về lỗi lầm anh ta mắc phải. Nhân viên sẽ biết những gì khơng được làm nhưng anh


ta khơng thể biết đâu là công việc nên làm.


<i>- Làm ngơ: Nhà quản trị coi như khơng biết sai sót của nhân viên. Sự lựa </i>


chọn này chỉ thích hợp khi nhà quản trị nghĩ rằng hành vi sai lầm đó chỉ là nhất thời


hoặc khơng nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt.


Các nhà quản lý nên sử dụng nhiều phương thức để cơng khai khen ngợi các
nhân viên. Cịn các phê bình được nên thực hiện riêng tư, mang tính xây dựng và
được đưa ra xen kẽ những lời tán dương.


Từ những lý thuyết trên, ta nhận thấy rằng muốn nâng cao sự gắn kết thì cần


phải tạo nhận thức cho nhân viên, khiến họ thấy rằng nỗ lực của bản thân sẽ mang


lại những phần thưởng mong muốn. Muốn có được nhận thức đó trước hết nhà quản


trị phải tạo được môi trường làm việc tốt, khiến nhân viên thỏa mãn với điều kiện


làm việc hiện tại, thỏa mãn với sự hỗ trợ của lãnh đạo và đồng nghiệp,… Từ đó



nhân viên sẽ tin tưởng hơn vào nỗ lực của mình.


<b>1.2.7. Sự khuyến khích từ bên trong (tự động viên) - Hackman và Oldham </b>
Hackman và Oldham (1974) đã xây dựng mơ hình này nhằm xác định cách


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

-17-


trong họ cũng như tạo được sự thỏa mãn công việc nói chung và tạo được hiệu quả


cơng việc tốt nhất. Để xây dựng được thiết kế công việc như thế, theo hai nhà


nghiên cứu này phải có 3 yếu tố:


Cơng việc trước hết phải sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau;
Người nhân viên phải nắm rõ công việc từ đầu đến cuối;


Cơng việc phải có tầm quan trọng nhất định.


Ba yếu tố này sẽ mạng lại ý nghĩa trong công việc cho người lao động cũng
như mang lại sự thú vị cho họ. Kế đến, công việc phải cho phép nhân viên thực hiện


một số quyền nhất định nhằm tạo cho nhân viên cảm nhận được trách nhiệm về kết


quả cơng việc của mình. Cuối cùng, cơng việc phải đảm bảo có tính phản hồi từ cấp


trên, ghi nhận thành tựu của nhân viên cũng như những góp ý, phê bình nhằm giúp


nhân viên làm việc tốt hơn ở lần sau. Nó giúp nhân viên biết được kết quả thực sự


của cơng việc mình làm.



Hackman và Oldham mơ tả thực trạng công việc mà mọi người cố gắng làm


tốt, bởi vì họ được đền đáp và thỏa mãn, như là một động lực nội tại.


Quan điểm của họ về cách thức đi đến kết luận này được thể hiện như sau:


<b>Hình 1.4. Mơ hình sự khuyến khích từ bên trong </b>
Nhân viên được lợi


những gì?
Đặc trưng thiết yếu của


cơng việc Kết quả cuối cùng


Phản hồi từ
công việc


Nhận biết kết quả thực
của công việc


Sự tự chủ


Nhận thức trách nhiệm
đối với kết quả của công


việc


Cảm nhận được ý nghĩa
của công việc



Động lực nội tại


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

-18-


Hackman và Oldham cho rằng tất cả các đặc trưng thiết yếu của công việc


phải được thể hiện để có được động lực nội tại. Đó là những gì mà mọi nhân viên


cần phải có.


<b>1.3. Các thành phần của sự thỏa mãn trong công việc </b>


Sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên được định nghĩa và đo lường


theo cả hai khía cạnh: thỏa mãn chung đối với công việc và thỏa mãn theo các yếu


tố thành phần công việc. Sự thỏa mãn chung thể hiện cảm xúc bao hàm chung lên


tất cả các khía cạnh của công việc. Khái niệm về sự thỏa mãn chung được sử dụng


trong các nghiên cứu của Levy và William (1998), Currivan (1999), Ellickson


(2002),….


Một quan điểm khác xem sự thỏa mãn công việc là thái độ ảnh hưởng, ghi


nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc của họ (Smith,


Kendal và Hulin, 1969). Cách tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau của công việc


được sử dụng trong các nghiên cứu của Stanton and Crossley (2000), Schwepker


(2001), Yoursef (2000). Cả hai cách tiếp cận đều phù hợp cho việc đo lường mức độ


thỏa mãn của nhân viên trong công việc (Price 1997). Tuy nhiên, sử dụng cách tiếp


cận theo thành phần công việc sẽ giúp các nhà quản trị biết rõ hơn về những điểm


mạnh, điểm yếu trong việc điều hành tổ chức và hoạt động nào được nhân viên đánh


giá cao nhất hoặc kém nhất (Deconinck and Stilwell, 2002).


Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng thang đo chỉ số mô tả công việc (Job


Descriptive Index – JDI) do Smith và cộng sự (1969) thiết lập, vì JDI được đánh giá


cao trong cả lĩnh vực nghiên cứu lẫn thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt


Nam. Price (1997) cho rằng JDI là công cụ nên lựa chọn cho các nghiên cứu đo
lường về mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Nghiên cứu sử dụng 5


khía cạnh thành phần thỏa mãn cơng việc của Smith với nội dung chính sau:


* Bản chất công việc: liên quan đến những thách thức của công việc, cơ hội để


sử dụng các năng lực cá nhân và cảm nhận thú vị khi thực hiện công việc. Các yếu


tố sau của bản chất công việc sẽ được xem xét gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

-19-



- Công việc rất thú vị.


- Công việc có nhiều thách thức.


- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.


* Cơ hội đào tạo và thăng tiến: liên quan đến nhận thức của nhân viên về các
cơ hội được đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và các cơ hội được thăng tiến


trong tổ chức. Các yếu tố về cơ hội đào tạo và thăng tiến được xem xét bao gồm:


- Chương trình đào tạo của cơng ty có hiệu quả tốt.


- Chính sách thăng tiến của công ty công bằng.


- Công ty thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên.


- Cơ hội phát triển cá nhân…


* Lãnh đạo: liên quan đến các mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo cấp


trên trực tiếp; sự hỗ trợ của cấp trên; phong cách lãnh đạo và khả năng của lãnh đạo


thực hiện các chức năng của quản trị trong tổ chức. Các yếu tố về lãnh đạo được


xem xét bao gồm:


- Cán bộ lãnh đạo gương mẫu.



- Cán bộ có lời nói và việc làm song hành.


- Sự tin tưởng đối với lãnh đạo


- Sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết…..


* Đồng nghiệp: Là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ với
đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sự phối hợp và giúp đỡ nhau trong


công việc với các đồng nghiệp. Các yếu tố về đồng nghiệp được xem xét bao gồm:


- Đồng nghiệp thoải mái và dễ chịu.


- Có tinh thần đồng đội


- Sẵn sàng giúp đỡ nhau.


- Có sự nhất trí cao


* Thu nhập: sự thỏa mãn về thu nhập liên quan đến cảm nhận của nhân viên về


tính cơng bằng trong trả lương. Sự thỏa mãn về thu nhập được đo lường dựa trên


các tiêu thức:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

-20-


- Tiền lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng được trả công bằng.


- Thu nhập tương xứng với kết quả làm việc.



- Người lao động hài lòng về chế độ lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, hoa


hồng.


<b>1.4. Tổng quan về tín dụng </b>
<b>1.4.1. Khái niệm tín dụng </b>


Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010 định nghĩa: Tín dụng là việc


thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả


bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh


ngân hàng và các nghiệp vụ khác.


Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao


cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời


gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.


Tín dụng ngân hàng là ngân hàng cung cấp nguồn vốn tín dụng cho chủ thể là


cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Ngân hàng đóng vai trị là bên cấp tín dụng. Cá


nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp là bên được cấp tín dụng. Bên được cấp tín dụng


phải có đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí thẩm định của ngân hàng cấp tín dụng: tài chính,



tài sản, pháp lý…để được cấp tín dụng. Ngồi ra bên được cấp tín dụng phải trả lãi


suất cho khoản vay.


Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do đó, nó khơng chịu


sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây chính là ưu điểm nổi


bật và là đặc điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng với các loại hình tín dụng khác


(ví dụ: cho thuê tài chính).


<b>1.4.2. Đặc điểm tín dụng </b>


Tín dụng ngân hàng có 05 đặc điểm tín dụng chung như sau:


Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là dựa trên cơ sở lịng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín


dụng khi có lịng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả


và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; cịn người đi vay thì tin tưởng


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

-21-


Thứ hai, tín dụng có thời hạn vì tín dụng là quan hệ trao đổi quyền sử dụng giá


trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người được cấp tín dụng
được ngân hàng cấp tín dụng trong một khoản thời gian nhất định để bảo đảm tính


thanh khoản của khoản vay.



Thứ ba, tín dụng phải trên ngun tắc khơng chỉ hồn trả gốc mà phải cả lãi.
Trong đó nợ gốc là khoản tại trợ cấp tín dụng của ngân hàng mà bên được cấp tín


dụng phải trả trong một thời hạn nhất định kể trên. Lãi được coi như khoản phí mà
bên được cấp tín dụng phải thanh toán cho ngân hàng, là nguồn thu nhập của ngân
hàng để bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình cho vay và cũng để duy


trì hoạt động ngân hàng


Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi


tín dụng phụ thuộc khơng những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào
mơi trường hoạt động, ngồi tầm kiểm sốt của khách hàng như sự biến động về giá


cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai…Khi khách hàng gặp khó khăn trong mơi
trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến


ngân hàng gặp rủi ro.


Thứ năm, tín dụng phải trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện. Đây là đặc
trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù


tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vịng tuần hồn của tín


dụng, hồn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được
người đi vay hồn trả cho người cho vay kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận.


Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được các



nguyên tắc cơ bản sau:


Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh tốn đầy đủ nguyên gốc
ở mỗi kỳ hạn vay và trong suốt thời gian vay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

-22-


• Nguyên tắc trả lãi: ngồi việc thanh tốn đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách


hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay,
được coi là giá mua quyền sử dụng vốn.


• Nguyên tắc tài sản đảm bảo: bên được cấp tín dụng phải thế chấp tài sản đề
phòng trường hợp bên được cấp tín dụng khơng trả được nợ, ngân hàng sẽ tiến hành


phát mãi tài sản. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngân hàng cho vay tín chấp (khơng


có tài sản) hoặc bảo đảm một phần (thế chấp tài sản bảo đảm cho một phần khoản


vay) dựa trên uy tín, tài chính của bên được cấp tín dụng và quy định ngân hàng.


• Nguyên tắc sử dụng vốn vay, vốn tín dụng đúng mục đích: tất cả các khoản


tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn.


<b>1.4.3. Quy trình cơng việc của nhân viên tín dụng </b>


Cơng việc của nhân viên tín dụng thì rất đa dạng. Căn cứ theo định nghĩa tín


dụng nói trên, nhân viên tín dụng là người phụ trách các mãng nghiệp vụ như cho



vay, bảo lãnh, bao thanh toán. Phổ biến nhất trong các nhóm này là nghiệp vụ cho
vay. Đối với khách hàng là cá nhân, nhân viên tín dụng phụ trách các mảng cho vay


về cá nhân: mua nhà, ô tô, kinh doanh hộ gia đình, thẻ tín dụng… Đối với khách


hàng là doanh nghiệp, nhân viên tín dụng phụ trách các mảng cho vay về doanh


nghiệp: đầu tư bất động sản, cho vay vốn lưu động, xây dựng nhà xưởng…


Nhân viên tín dụng đồng thời cũng có thể là nhân viên kinh doanh. Một số
ngân hàng quy định vị trí nhân viên tín dụng phải tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.


Ngân hàng sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên qua các chỉ tiêu đề ra: số
lượng khách hàng, số dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu…


Quy trình làm việc của nhân viên tín dụng bao gồm:
• Tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng


• Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.
• Tác nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

-23-


• Thu nợ


Tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng: nhân viên tín dụng tận dụng các mối quan


hệ của mình, hoặc các phương thức tiếp thị để liên hệ với khách hàng vay vốn.



Chào bán các sản phẩm của ngân hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị


cấp tín dụng.


Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng: Nhân viên tín dụng thẩm định khách hàng
xem xét đáp ứng các điều kiện theo quy định của ngân hàng, quy định của pháp


luật. Thông thường, sẽ xem xét theo tiêu chuẩn 5C:
• C1: Character (uy tính, bản chất khách hàng)
• C2: Capacity (năng lực)


• C3: Capital (vốn)


• C4: Collateral (tài sản thế chấp)
• C5: Condition (các điều kiện khác)


Tác nghiệp: nhân viên tín dụng sẽ thực hiện thao tác trên máy, trên hệ thống để cập


nhật thông tin khách hàng và khai báo khoản vay. Ngồi ra, nhân viên tín dụng cịn


phải đi cơng chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm và các thủ tục


khác phù hợp với quy định pháp luật, quy định ngân hàng. Đây là công đoạn cần


thiết để giải ngân số tiền vay, cung cấp khoản tín dụng và cũng là cơng đoạn quan


trọng. Kiểm tra sử dụng vốn: nhân viên tín dụng sẽ kiểm tra sử dụng vốn vay sau
khi khách hàng được cấp tín dụng. Xem xét, kiểm tra vốn vay có được sử dụng
đúng mục đích hay khơng. Khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng



mục đích, nhân viên tín dụng phải báo cáo lãnh đạo, thực hiện các thủ tục ngừng


giải ngân, thu hồi vốn vay. Thu nợ: hàng tháng, nhân viên tín dụng sẽ đơn đốc thu


nợ khách hàng, đảm bảo khách hàng khơng đóng trễ hạn, nợ khơng bị chuyển
nhóm. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, nhân viên tín dụng phải


giải trình, báo cáo cấp trên, tiến hành các thủ tục khởi kiện và phát mãi tài sản thế


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

-24-


<b>1.5. Nghiên cứu thực nghiệm </b>


Chỉ số mơ tả cơng việc (JDI) của Smith (1969) trích trong Jeffrey M. Stanton,
và đồng nghiệp (2001) sử dụng 72 mục đo lường mức độ hài lòng của nhân viên


<b>trong công việc ở 5 khía cạnh: Bản chất cơng việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, </b>
lãnh đạo, đồng nghiệp và thu nhập. Wallace D.Boeve (2007) đã ứng dụng JDI vào


nghiên cứu sự thoả mãn trong công việc tại Đại Học Michigan – khoa hỗ trợ vật lý.


Nghiên cứu cho thấy nhân tố đồng nghiệp có tác động nhiều nhất và sau đó là nhân


tố bản chất cơng việc


Học thuyết về Hệ thống hai nhân tố của Frederic Herzberg (1969) cho rằng


có 2 nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố thúc đẩy: Đó là các nhân tố tạo nên sự thoả mãn,


sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân cơng việc của người lao động, trách



nhiệm và chức năng lao động sự thăng tiến. Đây chính là năm nhu cầu cơ bản của
người lao động khi tham gia làm việc. Đặc điểm nhóm này là nếu khơng được thoả


mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thoả mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực. Nhóm


nhân tố duy trì: Đó là các nhân tố thuộc về mơi trường làm việc của người lao động,


các chính sách chế độ quản trị của Doanh nghiệp, tiền lương , sự hướng dẫn công


việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc. Các nhân tố này khi được


tổ chức tốt thì nó có tác dụng ngăn ngừa sự không thoả mãn đối với công việc của
người lao động.


Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả cơng việc JDI để tìm hiểu sự thỏa mãn


công việc của người lao động ở Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi.
Luddy đã khảo sát sự thỏa mãn ở năm khía cạnh thỏa mãn trong cơng việc, đó là thu


nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên, đồng nghiệp và bản chất công việc. Kết


quả cho thấy rằng người lao động ở Viện y tế cơng cộng ở Western Cape hài lịng


với đồng nghiệp của họ hơn hết, kế đến là bản chất công việc và sự giám sát của cấp
trên. Cơ hội thăng tiến và tiền lương là hai nhân tố mà người lao động ở đây cảm


thấy bất mãn. Ngoài ra, chủng loại nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

-25-



rằng cả năm nhân tố bản chất công việc, sự đãi ngộ, sự giám sát của cấp trên, thăng


tiến và đồng nghiệp đều có liên quan đến sự thỏa mãn cơng việc của nhân viên (với


số lượng mẫu là 203), ông cho rằng các nghiên cứu tương lai cần được thực hiện xa
hơn nhằm khẳng định mối quan hệ này. Một đặc điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu


này của Luddy là ông đã cố gắng chia các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công


việc thành hai nhóm nhân tố. Nhóm thứ nhất là các nhân tố cá nhân gồm chủng tộc,


giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tuổi tác và tình trạng hơn nhân.


Nhóm nhân tố thứ hai ông gọi là nhân tố tổ chức gồm bản chất công việc, sự đãi


ngộ/ tiền lương, sự giám sát của cấp trên, cơ hội thăng tiến và vị trí cơng việc.


Trần Kim Dung và Trần Hoài Nam (2005) nghiên cứu này thực hiện kiểm
định thang đo chỉ số mô tả công việc JDI và đo lường ảnh hưởng của mức độ thỏa


mãn với các yếu tố thành phần của công việc đến mức độ thỏa mãn chung trong


công việc ở Việt Nam. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là nhân viên đang làm


việc toàn thời gian trên địa bàn TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số mô tả


công việc được điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam gồm 7 yếu tố:


- Bản chất công việc



- Lãnh đạo


- Cơ hội đào tạo và thăng tiến


- Đồng nghiệp


- Tiền lương


- Phúc lợi


- Điều kiện làm việc


Nội dung chính của 2 yếu tố được bổ sung là:


- Điều kiện làm việc: điều kiện an toàn vệ sinh lao động và áp lực công việc.


- Phúc lợi: tổ chức thực hiện các chương trình phúc lợi, mua bảo hiểm y tế,


bảo hiểm xã hội cho nhân viên.


Tuy nhiên sau đó biến Điều kiện làm việc bị loại vì khơng đủ độ tin cậy. Một
nhược điểm của nghiên cứu này là đặc điểm của mẫu nghiên cứu, đối tượng trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

-26-


trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Họ được đánh giá là những người có định hướng


học hành lẫn định hướng về tương lai nhiều hơn, họ cũng được đánh giá là người có



nhu cầu phi vật chất cao hơn nhu cầu vật chất. Kết quả cũng cho thấy nhân tố bản


chất công việc và cơ hội được đào tạo thăng tiến được đánh giá là quan trọng nhất
đối với sự thỏa mãn công việc của đối tượng khảo sát. Do vậy kết quả nghiên cứu


có thể phản ánh chưa đúng thái độ của toàn bộ nhân viên tại TP. HCM cũng như tại


Việt Nam.


Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của các


giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trường y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý


thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959 / 1964) và chỉ số mô tả cơng việc của Smith,
Kendall & Hulin (1969). Theo đó, nhân tố sự thỏa mãn công việc được chia làm hai


nhóm: nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc và cơ hội phát triển thăng tiến


và nhóm nhân tố bên ngồi gồm lương, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan hệ với
đồng nghiệp. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định tính đúng đắn của cả hai lý


thuyết trên. Trong nghiên cứu này của Boeve, các thống kê mang tính định lượng đã
được áp dụng như hệ số alpha của Cronbach, hệ số tương quan Spearman và hồi


quy tuyến tính. Kết quả phân tích tương quan của năm nhân tố trong JDI đối với sự


thỏa mãn công việc nói chung đã cho thấy nhân tố bản chất cơng việc, mối quan hệ


với đồng nghiệp và cơ hội phát triển là có tương quan mạnh nhất với sự thỏa mãn



công việc trong khi sự hỗ trợ của cấp trên và lương bổng có tương quan yếu đối với


sự thỏa mãn công việc của các giảng viên. Phân tích hồi quy đã cho thấy ngồi bốn


nhân tố là bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội phát triển và sự


hỗ trợ của cấp trên, thời gian công tác tại khoa cũng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của


giảng viên (càng gắn bó lâu dài với khoa càng cảm thấy thỏa mãn công việc). Điều
này cũng lý giải sự thỏa mãn công việc trong nghiên cứu này lại lớn hơn sự thỏa


mãn của từng nhân tố của JDI. Rõ ràng ngoài các nhân tố được đề cập trong JDI cịn


có các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc và thời gian công


tác là một trong các nhân tố đó. Thời gian cơng tác có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

-27-


này. Trong các nhân tố ảnh hưởng được xét trong nghiên cứu này thì bản chất cơng


việc là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn cơng việc nói chung. Qua


nghiên cứu của mình, Boeve cũng đã kiểm định tính đúng đắn của việc dùng chỉ số
JDI đo lường sự thỏa mãn công việc.


Châu Văn Tồn (2009) nghiên cứu về sự thỏa mãn cơng việc của nhân viên
văn phòng tại TP. HCM. Nghiên cứu này xem xét 7 yếu tố như trong nghiên cứu


của Trần Kim Dung (2005) và đặt tên lại các biến như sau:



- Thu nhập (thay cho Tiền lương): bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản
thưởng, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng


- Cơ hội đào tạo và thăng tiến


- Cấp trên


- Đồng nghiệp


- Đặc điểm công việc (thay cho Bản chất công việc)


- Điều kiện làm việc


- Phúc lợi công ty


Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhân viên văn phòng khu vực TP. HCM thỏa


mãn với thu nhập, đặc điểm công việc, cấp trên, đào tạo thăng tiến và phúc lợi.


Nghiên cứu của tạp chí IJCRB (2013) về các nhân tố tác động đến sự thoả


mãn công việc và hiệu suất công việc tại các Doanh nghiệp SME ở Tây Nam,
Nigieria đưa ra 5 nhân tố tác động đến sự thoả mãn công việc gồm: Thu nhập, sự
thăng tiến, sự lãnh đạo, bản chất công việc, môi trường làm việc. Kết quả nghiên


cứu cho thấy cả 5 nhân tố đều tác động đến sự thoả mãn cơng việc, trong đó Thu


nhập là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể nhất. Nhân tố lãnh đạo có tác động tích cực



thứ hai đến sự thoả mãn và hiệu quả làm việc của nhân viên.


Boston Consulting Group (2014) đã tiến hành phỏng vấn hơn 200.000 người


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

-28-


định tài chính của cơng ty, sự thăng tiến và học hỏi, an tồn công việc, mức lương


cố định hấp dẫn, bản chất u thích của cơng việc, giá trị cơng ty.


Trong báo cáo năm 2014 của tổ chức Society for Human Resource


Management (SHRM) nghiên cứu về sự thỏa mãn và gắn kết của nhân viên ở Mỹ,


có 5 nhóm nhân nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên là: Sự thăng


tiến, mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo, thu nhập, phúc lợi, môi trường công


việc. Theo báo cáo, có đến 86% nhân viên thỏa mãn trong cơng việc của họ. Trong
đó, 72% số nhân viên cho rằng cách đối xử giữa lãnh đạo và nhân viên có ý nghĩa


rất quan trọng đến sự thỏa mãn trong cơng việc. Trong khi đó 63% nhân viên cho


rằng phúc lợi của cơng ty có ý nghĩa quan trọng bao gồm: chế độ nghỉ phép có
lương, các chính sách chăm sóc sức khỏe, cân bằng cồng việc và cuộc sống, phúc


lợi cho gia đình nhân viên. Ngồi ra nghiên cứu cho thấy rằng, nhân tố mơi trường


cơng việc có tác dụng duy trì ni dưỡng sự thỏa mãn của nhân viên:, bao gồm các



mặt vấn đề: an tồn cơng việc, ổn định tài chính của doanh nghiệp, bản chất công


việc, …


Theo tạp chí Nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực nghiên cứu về sự thỏa mãn


của nhân viên trong công việc tại Ngân Hàng ICCI (2015), Ấn Độ (dựa trên thuyết


2 nhân tố của Hertzberg) cho thấy có 15 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của nhân
viên: Lương, đào tạo và phát triển, bản chất công việc, cân bằng công việc và cuộc


sống, mối quan hệ giữa cá nhân, sự an tồn trong cơng việc, sự giao tiếp, sự tự


quản, tinh thần, sự công nhận và khen thưởng, lãnh đạo, phân công phân nhiệm,
mơi trường làm việc, làm việc nhóm, sự thúc đẩy.


Behesta Alemi (2014) nghiên cứu sự thỏa mãn trong công việc tại các trường
sư phạm cho thấy các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc bao gồm: Bản


chất công việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, cơ hội đào tạo thăng tiến, thu nhập và môi
trường làm việc.


Nguyễn Minh Trí (2016) khảo sát và phân tích, nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng nhân hàng tại địa bàn TP HCM. Kết


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

-29-


chất công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, thu nhập và rủi ro


nghề nghiệp tác động đến sự thỏa mãn.



<b>Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc </b>


Các nhân tố


Các tác giả


Smith
(1959)
F.Herzberg
(1969)
BCG
(2014)
SHRM
(2014)


Tạp chí phát
triển nhân lực
Ấn Độ
IJCRB
(2013)
Behesta
Alemi
(2014)
Bản chất công


việc X X X X X X


Cơ hội đào tạo và



thăng tiến X X X X X X X


Lãnh đạo X X X X X X X


Đồng nghiệp X X X X X X X


Thu nhập X X X X X X X


Sự công nhận X X X


Cân bằng giữa
công việc và


cuộc sống X X


Sự ổn định tài


chính cơng ty X


An toàn công


việc X X X


Giá trị công ty X X


Trách nhiệm và


chức năng X X X


Sự thành đạt X X



Môi trường làm


việc X X X X


Chính sách quản


trị X X


Điều kiện làm


việc X X


Phúc lợi X X


Sự giao tiếp X X


Sự tự quản X X


Tinh thần X X


Phân công nhiệm


vụ X X


Làm việc nhóm X X


Sự thúc đẩy X X


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

-30-



<b>1.6. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu </b>


Qua các nghiên cứu trên, ta thấy sự thoả mãn trong công việc chịu ảnh hưởng


bởi nhiều nhân tố. Tác giả đề xuất thừa hưởng các nhân tố từ các nghiên cứu trước


gồm: Thu nhập, bản chất công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo và đồng


nghiệp. Bởi vì đây là 5 nhân tố căn bản mà hầu như các mơ hình nghiên cứu trước
đều sử dụng, các công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đều có thể áp dụng
được. Mặt khác, mơ hình JDI của Smith (1969) đưa ra 5 nhân tố và được nhiều


chuyên gia trên thế giới công nhận. Đông thời dựa trên kết quả nghiên cứu Nguyễn


Minh Trí (2016), tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:


<b>Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất </b>


<b>1.6.1. Bản chất cơng việc </b>


Theo nghiên cứu của SHRM (2014), bản chất công việc là những nhân tố tạo


nên sự kích thích, hứng thú trong công việc. Công việc mà nhân viên làm, cho dù có


tốn nhiều giờ, làm quá giờ nhưng nếu là việc họ hứng thú cộng với cơ chế thưởng,
lương làm ngoài giờ sẽ giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo R Hackman


và G. Oldman (1980, trích trong Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ,
Sự thỏa



mãn
trong


công
việc
Bản chất công việc


Cơ hội đào tạo và
thăng tiến


Lãnh đạo


Đồng nghiệp


Thu nhập


H1+


H2+


H3+


H4+


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

-31-


phần D Khoa Học, Chính Trị, Kinh Tế, số 35- 2014) cho rằng bản chất công việc


bao gồm các đặc điểm: Quy trình; Tầm quan trọng; Quyền quyết định; Trách



nhiệm; Công việc phát huy tính sáng tạo, năng động. Ngồi ra cơng việc phải phù


hợp với năng lực người lao động mới phát huy được vai trị của mình. Trên cơ sở
đó, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:


<i><b>Giả thuyết H1: Nhân tố Bản chất công việc ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn </b></i>


trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền.


<b>1.6.2. Cơ hội đào tạo thăng tiến</b>


Theo Stanton và Croddley (2000), cơ hội đào tạo và thăng tiến là nhận thức


của nhân viên về cơ hội đào tạo, phát triển kỹ năng, kiến thức, thể hiện năng lực cá
nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổ chức. Đào tạo là quá trình trau dồi những


kiến thức, kỹ năng thông qua các khóa học tại tổ chức, hoặc học tập từ lãnh đạo,
đồng nghiệp và kinh nghiệm thực tế. Thăng tiến là việc di chuyển từ một vị trí thấp


lên một vị trí cao hoặc làm một cơng việc quan trọng hơn trong một tổ chức. Dựa


trên nghiên cứu lý thuyết của Frederick Herzberg đưa ra, đào tạo và thăng tiến bao


gồm các biến: Có nhiều cơ hội thăng tiến, chính sách thăng tiến của cơng ty cơng


bằng, có nhiều cơ hội phát triển, được đào tạo kỹ năng làm việc. Giả thuyết H2
được phát biểu như sau:


<i><b>Giả thuyết H2: Nhân tố Cơ hội đào tạo thăng tiến ảnh hưởng dương đến sự </b></i>



thoả mãn trong cơng việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền;


<b>1.6.3. Lãnh đạo </b>


Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ


chức - nhân sự. Đó là một q trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo


tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh
đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người


nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo cân nhắc


về những nhu cầu của nhân viên. Họ cố gắng xây dựng tinh thần đồng đội, giúp


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

-32-


có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào


các hoạt động có hiệu quả và thành cơng của tổ chức họ trực thuộc. Ngoài ra lãnh
đạo phải bảo vệ nhân viên khi cần thiết, có năng lực chuyên môn. Giả thuyết H3
được phát biểu như sau:


<i><b>Giả thuyết H3: Nhân tố Lãnh đạo ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong </b></i>


công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền;


<b>1.6.4. Đồng nghiệp </b>



Đồng nghiệp là những người làm cùng cơng ty, ngân hàng, có thể là cùng
phòng. Đồng nghiệp là những người cùng nhau giải quyết một vấn đề, một cơng


việc vì mục tiêu chung của tổ chức. Alemi (2014) cho rằng đồng nghiệp là những
người chia sẽ tình cảm, và những kiến thức, lợi ích của họ trong cơng việc hàng
ngày. Đồng nghiệp là một trong những nhân tố tác động đến sự thỏa mãn trong


công việc. Đồng nghiệp giống như một người bạn thân, giúp nhân viên làm việc, tạo
động lực, cải thiện giao tiếp, nâng cao năng suất lao động khi có một người đồng


nghiệp thân thiết, giúp cho nhân viên có sự gắn kết mạnh mẽ đến công ty. Họ sẽ


cảm thấy hào hứng mỗi ngày đến cơ quan làm việc. Giả thuyết H4 được phát biểu
như sau:


<i><b>Giả thuyết H4: Nhân tố Đồng nghiệp ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong </b></i>


công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền;


<b>1.6.5. Thu nhập </b>


Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu


nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền
lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận


bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình. Theo Stanton và Croddley (2000) sự hài


lòng về tiền lương liên quan đến cảm nhận của nhân viên về tính cơng bằng trong



trả lương. Giả thuyết H5 được phát biểu như sau:


<i><b>Giả thuyết H5: Nhân tố Thu nhập ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

-33-


<b>Tóm tắt chương 1 </b>


Trong chương 1, tác giả nêu các cơ sở lý thuyết, khái niệm và các nghiên cứu
trước đây làm nền tảng của đề tài. Từ đó tổng hợp các nhân tố tác động đến sự thỏa


mãn và phân tích thực trạng các nhân tố đó tác động trong công việc của nhân viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

-34-


<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. Quy trình nghiên cứu </b>


Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình qua sơ đồ:


<b>Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu </b>
<b>2.1.1. Nghiên cứu định tính </b>


Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo
lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho


phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của


chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.



Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng cách khảo sát bảng câu hỏi được lặp


ra sẵn làm tiền đề cho khảo sát chi tiết sau đó. Đối tượng khảo sát là 10 cán bộ cơng


nhân viên ở các ngân hàng trong trên địa bàn huyện Long Điền bao gồm: Agribank,


Á Châu, Sacombank, HDbank. Ngoài ra tác giả cũng tham khảo thêm ý kiến của
Cơ sở lý thuyết về


dịch vụ


Thang đo
chính thức
Nghiên cứu chính


thức: Nghiên cứu
<i>định lượng(n=180) </i>


Thang đo
nháp


Điều chỉnh


Cronbach’s alpha


Phân tích nhân tố
khám phá EFA


Thang đo



hồn chỉnh Phân tích hồi quy


Kết luận và kiện nghị


Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng
nhỏ hơn 0,3


Kiểm tra hệ số alpha, loại bỏ các thành phần
có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6


Kiểm định mơ hình hồi quy
Nghiên cứu định


tính:


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

-35-


một vài lãnh đạo ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ là phỏng vấn tay đôi


qua các cuộc hẹn gặp trực tiếp hoặc điện thoại. Trong buổi phỏng vấn, tác giả đã
đưa ra các câu hỏi đóng xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công


việc của nhân viên tín dụng: Bản chất cơng việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh
đạo, đồng nghiệp, thu nhập. Ngồi ra, thơng qua tư vấn của lãnh đạo và các anh chị
em đồng nghiệp, tác giả thêm vào bảng khảo sát 1 nhân tố mới đó là: rủi ro nghề


nghiệp. Kết quả phỏng vấn tay đôi cho thấy đa số đều đồng ý các nhân tố trên có
ảnh hưởng đến sự thỏa mãn. Nhân tố rủi ro nghề nghiệp, tác giả đã thảo luận với



một vài ý kiến anh chị em đồng nghiệp, trong q trình phỏng vấn tay đơi các đối
tượng phỏng vấn cũng đồng ý bổ sung thêm nhân tố đó và cũng cho rằng nhân tố đó


có ảnh hưởng khá lớn đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tín dụng, đồng thời
các đối tượng phỏng vấn cũng đồng ý các câu hỏi khảo sát cho các nhân tố nêu trên.


Tỷ lệ đồng ý với câu hỏi là 10/10 nhân viên. Đây cũng là cơ sở để tác giả khảo sát


cho nhân tố mới trong mơ hình nghiên cứu.


<b>2.1.2. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu </b>


Căn cứ theo kết quả của nghiên cứu sơ bộ, tác giả thêm vào mơ hình nhân tố


mới để phù hợp với tính chất của cơng việc tín dụng: Rủi ro nghề nghiệp.


Bất kỳ cơng việc nào cũng có rủi ro: cơng nhân ở cơng trình xây dựng thường


gặp rủi ro tai nạn lao động, thủ quỹ gặp rủi ro thiếu hụt tiền, hải quan kiểm tra sơ sót


hàng hồ dẫn đến lổ hỏng hàng lậu. Cơng việc tín dụng cũng có rủi ro. Rủi ro tín


dụng là tổng hợp các rủi ro dẫn đến khách hàng không trả được nợ, bao gồm: Rủi ro


từ phía ngân hàng: Chính sách, quy trình khơng chặt chẽ; Nhân viên tín dụng thẩm
định sơ sót, khơng đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ để phân tích khách hàng;


Nhân viên tín dụng bị cám dỗ, thiếu trách nhiệm và đạo đức, Rủi ro trong quá trình


tác nghiệp: soạn sai hợp đồng, thao tác sai trên hệ thống…



Rủi ro từ phía khách hàng: Khách hàng kinh doanh khơng hiệu quả, phá sản;


Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: vay vốn lưu động để đầu tư bất
động sản; Do bản thân khách hàng có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng,


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

-36-


Ngồi ra, rủi ro cịn xuất phát từ áp lực doanh số, từ lãnh đạo ngân hàng nên


nhân viên phải cho vay, cấp tín dụng bằng mọi cách. Rủi ro đơi khi cịn xuất phát từ
quy định của pháp luật, luôn thay đổi mà nhân viên không kịp cập nhật. Khi rủi ro


xảy ra, dẫn đến nợ xấu, khách hàng không trả được nợ, lúc đó nhân viên tín dụng


phải tiến hành các thủ tục kiện tụng tại toà án, giải trình với lãnh đạo, đặc biệt là


phải đi địi nợ. Cơng đoạn địi nợ tốn rất nhiều thời gian và nguy hiểm nếu gặp phải


khách hàng xấu. Chính vì vậy, khơng nhân viên tín dụng nào muốn gặp phải rủi ro


nghề nghiệp, nhân viên thường cảnh giác cao độ và thẩm định kỹ hồ sơ khách hàng.


Và quan trọng hơn hết là luôn đặt mình trong trạng thái cẩn trọng, ưu tiên làm


những hồ sơ khách hàng tốt, những khách hàng có tài sản bảo đảm. Xét theo học


thuyết 5 nhu cầu mà con người cần thoả mãn của Maslow (1943) trong đó có “nhu


cầu an toàn”, đây là nhu cầu mà con người cần có cảm giác n tâm về an tồn thân



thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Chính vì vậy, rủi ro nghề


nghiệp là ngun nhân trực tiếp tác động đến nhu cầu của nhân viên tín dụng, hay


nói cách khác rủi ro nghề nghiệp tác động đến sự thoả mãn trong công việc.


<b>Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh </b>


Sự thỏa
mãn
trong
công
việc
Bản chất công việc


Cơ hội đào tạo và thăng
tiến


Lãnh đạo


Đồng nghiệp


Thu nhập


H1+


H2+


H3+



H4+


H5+


Rủi ro nghề nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

-37-


Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu như sau:


<i><b>Giả thuyết H1: Nhân tố Bản chất công việc ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn </b></i>


trong cơng việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền


<i><b>Giả thuyết H2: Nhân tố Cơ hội đào tạo thăng tiến ảnh hưởng dương đến sự </b></i>


thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền;


<i><b>Giả thuyết H3: Nhân tố Lãnh đạo ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong </b></i>


cơng việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền;


<i><b>Giả thuyết H4: Nhân tố Đồng nghiệp ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong </b></i>


cơng việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn Long Điền;


<i><b>Giả thuyết H5: Nhân tố Thu nhập ảnh hưởng dương đến sự thoả mãn trong </b></i>


cơng việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn huyện Long Điền;



<i><b>Giả thuyết H6: Nhân tố Rủi ro nghề nghiệp ảnh hưởng âm đến sự thoả mãn </b></i>


trong cơng việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn huyện Long Điền;


<b>2.1.3. Nghiên cứu chính thức </b>


Tác giả phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả sơ bộ cơ bản dữ liệu thu thập
được: giới tính, tuổi, thu nhập, nhân tố nào có tỷ lệ hồn tồn đồng ý cao nhất, nhân


tố nào có tỷ lệ hồn tồn khơng đồng ý cao nhất. Sau đó tác giả đi vào phân tích chi


tiết: thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát đánh giá bằng hệ số Cronbach’s
Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Các biến có hệ tương quan biến


tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và và tiêu chuẩn để chọn thang đo là có độ tin cậy


alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994) hoặc >0.75 (Nguyễn Thống,
2013) để bảo đảm độ tin cậy của thang đo. Tiếp theo, phương pháp EFA được sử


dụng với các biến quan sát có trọng số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ.
Phương pháp trích hệ số được sử dụng là principle components với phép quay
varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue bằng 1. Thang đo được


chấp nhận khi phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. Sau khi phân tích kết quả


nhân tố khám phá (EFA), tác giả sẽ hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu mới (nếu có) và


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

-38-



ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thỏa mãn trong công việc. Kiểm định các vi phạm


giả thiết của mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cứu.


<b>2.2. Thiết kế nghiên cứu </b>
<b>2.2.1. Phương pháp chọn mẫu </b>


Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất nhằm đơn


giản hóa tiết kiệm thời gian và chi phí khảo sát. Các cuộc khảo sát sẽ nhắm đến các


nhân viên tín dụng ở địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


Phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp
đến nhân viên tín dụng và gửi qua địa chỉ email của các nhân viên tín dụng của các


ngân hàng.


<b>2.2.2. Đo lường thang đo nghiên cứu </b>


Tác giả chọn thang đo Likert để đánh giá nghiên cứu. Đây là một dạng thang
đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình
bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung,


và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này người trả lời


phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Tác


giả sử dụng thang đo Likert 5, bao gồm 5 mức độ: Hồn tồn khơng đồng ý, Khơng
đồng ý, Bình thường/ Trung hịa, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Các câu hỏi và đặt tên



biến được trình bày theo như bảng khảo sát chính thức ở Phụ lục. Dựa vào thang đo


của Nguyễn Minh Trí (2016) và kết quả thảo luận nhóm với chuyên gia. Các thang
đo của các khái niệm nghiên cứu được xây dựng như sau:


- Bản chất công việc:


1. Năng lực chuyên môn của anh/chị phù hợp với công việc (BC1)


2. Công việc có tính thử thách, kích thích làm việc. (BC2)


3. Cơng việc có nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ. (BC3)


4. Công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng và xã hội? (BC4)


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

-39-


1. Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rõ ràng, minh bạch. (DT1)


2. Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để thăng tiến Anh/Chị. (DT2)


3. Ngân hàng tạo điều kiện tốt cho Anh/Chị để học tập, phát triển kiến thức và


kỹ năng. (DT3)


4. Nền tảng đào tạo của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nếu làm việc ở vị trí
khác, nơi khác. (DT4)


- Lãnh đạo



1. Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và tin tưởng Anh/Chị. (LD1)


2. Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân viên. (LD2)


3. Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục tiêu phát triển


chung. (LD3)


4. Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch. (LD4)


- Đồng nghiệp


1. Đồng nghiệp của Anh/Chị gần gũi, hoà đồng. (DN1)


2. Đồng nghiệp có chia sẽ khó khăn cơng việc. (DN2)


3. Đồng nghiệp có năng lực, làm việc hết mình vì tổ chức. (DN3)


- Thu nhập


1. Thu nhập tương xứng với năng lực của Anh/Chị. (TN1)


2. Thu nhập trang trải được chi phí cuộc sống. (TN2)


3. Thu nhập ở ngân hàng cao hơn so với ngành nghề khác. (TN3)


4. Ngân hàng có các chính sách khen thưởng phúc lợi tốt. (TN4)


- Rủi ro nghề nghiệp



1. Anh/Chị bị áp lực phải chấp nhận rủi ro trong quá trình làm việc. (áp lực


cấp trên, áp lực chỉ tiêu, khách hàng…) (RR1)


2. Anh/Chị thường xuyên gặp rủi ro trong quá trình làm việc. (RR2)


3. Anh/Chị không thể tránh được rủi ro công việc. (RR3)


4. So với ngành nghề khác, nghề tín dụng là nghề rủi ro nhất. (RR4)


- Sự thỏa mãn


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

-40-


2. Anh/chị sẽ gắn bó lâu dài với cơng việc tại ngân hàng này. (TM2)


3. Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân làm tín dụng tại ngân hàng


này. (TM3)


<b>2.2.3. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức </b>


Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair,


Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo
đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.


Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo



công thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996).


Theo như thang đo của tác giả đề ra gồm: 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc,


26 biến quan sát. Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu phân tích của đề tài, tác giả


chọn kích thước mẫu tối thiểu là 130. Để đáp ứng mẫu nghiên cứu, nghiên cứu phát


ra 200 bảng câu hỏi khảo sát, kết quả thu về được 192 phiếu và 12 phiếu không hợp


lệ nên mẫu nghiên cứu chính 180 (tỷ lệ phiếu hợp lệ: 180/200 = 90%).


<b>Tóm tắt chương 2 </b>


Trong Chương 2 tác giả đưa ra mơ hình chỉnh sửa và giải thích sự tác động


của nhân tố mới thêm vào mô hình: Rủi ro nghề nghiệp. Tác giả trình bày quy trình


nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo nghiên cứu, phương pháp


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

-41-


<b>CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA </b>
<b>MÃN TRONG CƠNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG </b>


<b>3.1. Thống kê mô tả </b>


<b>3.1.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu </b>


Tổng cộng có 180 bản khảo sát hợp lệ tác giả thu thập được. Tác giả sử dụng


phương pháp thống kê mơ tả nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các
thước đo. Nội dung thống kê mơ tả của nghiên cứu này trình bày sự thỏa mãn trong


công việc của nhân viên tín dụng tại địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng


Tàu theo các biến Giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ ngân hàng làm việc và kinh


nghiệm và kinh nghiệm làm việc của nhân viên tín dụng.


<b>Bảng 3.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu </b>


Tần số Tỷ lệ (%)


Giới tính Nam 140 77.8%


Nữ 40 22.2%


Độ tuổi


Từ 20 - 25 76 42.2%


Từ 26 - 30 58 32.2%


Trên 30 tuổi 46 25.6%


Thu nhập


Dưới 4 triệu 0 0.0%


Từ 4 triệu đến dưới 7 triệu 34 18.9%



Từ 7 triệu đến 10 triệu 52 28.9%


Trên 10 triệu 94 52.2%


Trình độ


Dưới đại học 27 15.0%


Đại học 144 80.0%


Trên đại học 9 5.0%


Ngân hàng công
tác


Eximbank 24 13.3%


HdBank 36 20.0%


SeABank 20 11.1%


Agribank 48 26.7%


Á Châu 43 23.9%


VPBank 9 5.0%


Kinh nghiệm



Dưới 1 năm 10 5.6%


Từ 1 đến 3 năm 115 63.9%


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

-42-


Kết quả thống kê hiện tại cho thấy có 77.8% nhân viên tín dụng khảo sát là
nam. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ cơng việc tín dụng địi hỏi phải thường xuyên


gặp gỡ khách hàng, công tác xa, thường làm thủ tục hành chánh ở các cơ quan như


phòng Cơng chứng, phịng Tài ngun, thường xun đi sớm về trễ…chính vì vậy


cơng việc tín dụng khá cực nhọc đối với nữ giới.


Độ tuổi khảo sát từ 20 đến 25 tuổi chiếm 42.2% vì đội ngũ nhân viên tín dụng
thường là những người trẻ tuổi, tràn đầy nhiệt huyết, độ tuổi vừa đáp ứng yêu cầu


kiến thức của một sinh viên mới ra trường và cũng là độ tuổi đầy năng động, tiếp
thu nhanh chóng các quy trình quy định phức tạp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.


Ngồi ra, độ tuổi này còn đáp ứng được bề ngoài trẻ trung. Bởi lẽ các ngân hàng
ngày nay thường đặt ra các tiêu chí tuyển dụng đội ngũ nhân viên khá trẻ, có ngoại


hình khá, khơng chỉ để tăng năng suất lao động mà cịn làm nên hình ảnh thương


hiệu của ngân hàng.


Thu nhập bình quân của nhân viên trên 10.000.000 VND/tháng chiếm tỷ lệ



52.2%, thu nhập từ 7.000.000 VND/tháng đến 10.000.000 VND/tháng chiếm 28.9%


cho thấy mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung của nghề tín dụng.


Đa số các nhân viên đều có trình độ Đại học 80% hoặc trên Đại học 5% vì


cơng việc địi hỏi tính chun mơn cao và cũng là một trong tiêu chuẩn tuyển dụng
ưu tiên của các ngân hàng hiện nay.


Tác giả khảo sát rải rác các ngân hàng ở địa bàn huyện Long Điền, phần đông
đối tượng tập trung ở Agribank là 26.7% và Á Châu là 23.9% vì đây là 2 ngân hàng


có nhiều nhân lực nhất nhì trong hệ thống ngân hàng ở huyện Long Điền và tác giả
đang công tác tại ngân hàng Argibank.


Để đảm bảo chất lượng khảo sát, tác giả hướng đến các nhân viên tín dụng có


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

-43-


<b>3.1.2. Thống kê mơ tả mức độ thỏa mãn của nhân viên tín dụng </b>
<b>Bảng 3.2: Mô tả mẫu theo mức độ thỏa mãn </b>


Tần số Tỷ lệ (%)


Anh/chị thoả mãn với công việc hiện
tại.


Hồn tồn khơng đồng ý 9 5.0%


Không đồng ý 24 13.3%



Trung lập 63 35.0%


Đồng ý 59 32.8%


Hoàn toàn đồng ý 25 13.9%


Anh/chị sẽ gắn bó lâu dài với cơng
việc tại ngân hàng này.


Hồn tồn khơng đồng ý 3 1.7%


Không đồng ý 25 13.9%


Trung lập 60 33.3%


Đồng ý 71 39.4%


Hoàn toàn đồng ý 21 11.7%


Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè,
người thân làm tín dụng tại ngân
hàng này.


Hồn tồn khơng đồng ý 14 7.8%


Không đồng ý 21 11.7%


Trung lập 49 27.2%



Đồng ý 74 41.1%


Hoàn toàn đồng ý 22 12.2%


(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)


Qua bảng mô tả trên cho thấy có 46.7% đối tượng đồng ý và hoàn toàn đồng ý


với ý kiến “Thỏa mãn với công việc hiện tại” 51.1% đồng ý và hoàn toàn đồng ý


với ý kiến “Gắn bó lâu dài với cơng việc tại ngân hàng” và 53.3% đồng ý và hoàn
toàn đồng ý với ý kiến “giới thiệu cho bạn bè và người thân làm việc tại ngân
hàng”. Điều này cho thấy đa số các nhân viên thỏa mãn với cơng việc của mình.


Tuy nhiên số lượng nhân viên có quan điểm khơng thỏa mãn và không gắn bó


chiếm tỷ lệ tương đối khá cao, điều này cho thấy tồn tại yếu tố tác động đến sự


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

-44-


<b>3.1.3. Thống kê mô tả các biến </b>


<b>Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến </b>


Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn


DT 180 1.5000 5.0000 3.477778 0.9948502


BC 180 1.2500 5.0000 3.333333 1.0747223



RR 180 1.5000 5.0000 3.520833 1.0400080


LD 180 1.0000 5.0000 3.019444 1.0819932


QM 180 1.0000 5.0000 4.101852 0.9045696


DN 180 1.0000 5.0000 3.188889 1.0699322


TN 180 1.0000 5.0000 3.609722 0.8269061


TM 180 1.3333 5.0000 3.231481 1.1697072


(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)


Qua bảng phân tích trên ta thấy các câu trả lời rơi vào khoảng từ 3 đến 4. Điều


này chứng tỏ các nhân viên tín dụng có xu hướng trả lời đồng ý. Như vậy, các nhân


viên thỏa mãn với bản chất công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng


nghiệp, thu nhập, quy mô ngân hàng. Riêng nhân tố rủi ro nghề nghiệp, các nhân


viên tín dụng cho rằng cơng việc của mình là có rủi ro. Biến thỏa mãn có giá trị là


3,231481 cho thấy các nhân viên tín dụng có xu hướng đồng ý cho rằng thỏa mãn


với công việc của mình.


<b>3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc </b>



<b>3.2.1. Bản chất công việc </b>


Cơng việc tín dụng địi hỏi sử dụng kiến thức và năng lực chun mơn cao, vì


vậy cơng việc sẽ trở nên thú vị không nhàm chán và máy móc như một số cơng việc
văn phịng khác. Các trường hợp phân tích thẩm định khách hàng, có thể dễ và cũng


có khi rất khó. Ví dụ: thẩm định cấp tín dụng của một doanh nghiệp lớn về chăn


nuôi, nhân viên tín dụng khơng những phải nắm bắt về tài chính mà phải hiểu quy


trình sản xuất, chăn ni, tính vịng đời sản phẩm để cân đối vốn vay hợp lý. Vì thế


cơng việc tín dụng mang tính kích thích thử thách khá lớn. Đối với một số trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

-45-


dụng mới đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng là đúng mục đích hay
khơng đây cũng là cơ hội, nền tảng, tạo động lực tìm hiểu những cái mới. Các nhu


cầu vay vốn có thể phục vụ mục đích cá nhân, doanh nghiệp, một số dự án mang
tính ý nghĩa lớn cho xã hội: xây nhà ở xã hội, xây cơng trình cơng ích, dự án máy
phát điện vùng cao…vì vậy cơng việc tín dụng lúc đó khơng đơn thuần là chỉ cho


vay mà nó cịn có ích cho cuộc sống hàng ngày, cho xã hội và những người xung
quanh. Dư nợ làm ra sẽ mang về lợi nhuận khá lớn tạo nguồn để ngân hàng phát


triển tạo công ăn việc làm cho các anh chị em. Nhìn chung bản chất cơng việc tín


dụng tác động đến sự thỏa mãn trên nhiều phương diện: học hỏi, thử thách, ý nghĩa



cơng việc mang lại…


Bên cạnh đó, đặc thù cơng việc mang nặng tính tài chính và luật pháp, chính vì


thế nhân viên tín dụng ln phải thận trọng và kỹ lưỡng thẩm định khách hàng sao


cho không phát sinh nợ xấu trong suốt quá trình quan hệ tín dụng. Nhiều quy trình,
quy định của ngân hàng và pháp luật khiến cho công việc luôn chịu nhiều áp lực về
độ chính xác và đáp ứng nhiều thủ tục trước và sau cho vay. Vì thế, việc làm ngoài


giờ, chịu nhiều áp lực như áp lực tìm khách hàng, áp lực nợ xấu… là chuyện thường


xuyên xảy ra. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều tầng lớp khách hàng, thẩm định nhiều


loại hình kinh doanh của doanh nghiệp…giúp cho nhân viên tín dụng nâng cao kiến


thức, trình độ cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội.


<b>3.2.2. Cơ hội đào tạo thăng tiến </b>


Bất cứ công việc nào, một nhân viên cũng cần có cơ hội để được đào tạo và
thăng tiến. Khi bước vào làm việc tín dụng, nhân viên được giảng dạy, hướng dẫn


bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng của mình. Thơng qua các


lớp đào tạo cán bộ mới, đào tạo chuyên sâu, lớp nghiệp vụ, bán hàng….do chính


ngân hàng tổ chức hoặc thuê ngoài, nhân viên tín dụng có cơ hội học hỏi những



kiến thức, kỹ năng mà trường lớp có thể khơng dạy. Ví dụ: khi nhân viên tín dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

-46-


tích tài chính chuyên sâu, lớp học về luật và kỹ năng bán hàng trong tín dụng. Hàng
năm các ngân hàng cịn có đợt sát hạch lại kiến thức của nhân viên tín dụng, để đảm


bảo kiến thức khơng bị tụt hậu, đảm bảo chất lượng nguồn lực phù hợp với cơng tác


tín dụng.


Bên cạnh đó, các nhân viên tín dụng có kết quả tốt trong học tập sẽ được khen
thưởng và ghi nhận cho những đánh giá đề xuất thăng tiến sau này. Ở các ngân hàng


lớn ln có các kỳ thi cán bộ nguồn để đưa vào vị trí lãnh đạo, đây vừa là cơ hội để


nhân viên tín dụng thăng tiến trong sự nghiệp mặt khác ngân hàng cũng cho thấy
chính sách thăng tiến công bằng minh bạch tạo niềm tin, hài lòng cho nhân viên.


Nguyên do các nhân viên tín dụng thường ln mong muốn và tìm kiếm cho mình


vị trí mới, cơ hội mới, vì tuổi của nhân viên tín dụng thơng thường dưới 35 tuổi. Họ


nhận thức rằng cơng việc của mình phải có sự thăng tiến để đảm bảo ổn định về lâu


dài. Ngồi ra, ở HDbank, Á Châu, Agribank có những chính sách ln chuyển cơng


việc, vị trí cho nhân viên tín dụng ví dụ: luân chuyển tín dụng doanh nghiệp sang tín


dụng cá nhân… để nhân viên có điều kiện học hỏi các nghiệp vụ chun mơn khác



nhau, trau dồi kiến thức, tránh nhàm chán trong công việc, tạo động lực để anh chị


em gắn bó với ngân hàng lâu dài.


<b>3.2.3. Lãnh đạo </b>


Lãnh đạo của nhân viên tín dụng là các cấp phó phịng, trưởng phịng, phó
giám đốc, giám đốc phụ trách tín dụng, là những người phụ trách trực tiếp phê


duyệt hồ sơ tín dụng, đánh giá nhân viên của mình. Bản chất cơng việc tín dụng bao


gồm nhiều khâu: tìm kiếm, khách hàng, thẩm định, tác nghiệp, kiểm tra sử dụng


vốn, thu nợ… vì vậy lãnh đạo ở các ngân hàng thường xuất phát từ nhân viên tín


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

-47-


dễ tiếp xúc, gần gũi nhân viên, thuận tiện trao đổi công việc, phê duyệt hồ sơ vay,
và đánh giá, chấm điểm công việc nhân viên tín dụng. Qua đó, nhân viên tín dụng


cảm thấy lãnh đạo không tạo ra sức ép công việc và cơng việc ít gánh nặng hơn.


<b>3.2.4. Đồng nghiệp </b>


Cơng việc tín dụng có thể dễ, có thể khó tùy theo hồ sơ phụ trách. Một số hồ
sơ cấp tín dụng phức tạp khó giải quyết cá nhân. Ví dụ: trường hợp khách hàng A


vay ở TP HCM nhưng tài sản thế chấp ở Hà Nội. Trong trường hợp hồ sơ cần giải



quyết gấp, nhân viên tín dụng khơng thể thẩm định tài sản ở Hà Nội sau đó về TP
HCM để tiếp tục thẩm định tài chính khách hàng… Trong trường hợp này, đồng


nghiệp sẽ hỗ trợ thẩm định tài sản ở Hà Nội và báo cáo qua email, fax cho nhân


viên tín dụng TP HCM để làm kịp hồ sơ…Đây là ví dụ trong nhiều trường hợp cho


thấy thực tế nhân viên tín dụng đồng nghiệp chia sẽ khó khăn như thế nào. Ngồi ra,
đồng nghiệp gần gũi hịa đồng, cịn tạo mơi trường làm việc thân thiện để cho nhân


viên tín dụng có động lực đi làm mỗi ngày. Một số ngân hàng làm việc với phương
châm cơ quan giống như gia đình mà anh chị em chính là đồng nghiệp.


<b>3.2.5. Thu nhập </b>


Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cấp đến thu nhập của nhân viên tín dụng


ngân hàng bao gồm: lương, thưởng và các khoản thu nhập khác như: ăn trưa, cơng


tác phí gọi chung là thu nhập bằng tiền.


Thống kê mức thu nhập bình quân tháng của các nhân viên từ báo cáo tài


chính của 6 ngân hàng thương mại cho thấy sự phân hóa khá rõ trong cách chi trả
lương, thưởng. Theo đó, "Thu nhập bình qn tháng" được tính dựa trên tổng quỹ
lương, chi phí cho nhân viên của ngân hàng chia cho tổng số lao động bình quân


trong năm. Theo thống kê cho thấy thu nhập bình quân của nhân viên các ngân hàng
đều trên 9 triệu đồng/tháng, cao hơn so với mức thu nhập bình quân trên đầu người



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

-48-


Qua đó ta thấy thu nhập bình qn của nhân viên tín dụng, trang trải được chi


phí cuộc sống hàng ngày, một số ngân hàng thu nhập cao hơn mặt bằng thu nhập
bình quân trên đầu người tại Việt Nam. Điều này là hợp lý, vì cơng việc tín dụng


ln tồn tại những rủi ro cao, luôn phải chịu áp lực, đi sớm, về trễ…


Một số ngân hàng đánh giá lương, thu nhập theo hiệu quả công việc, để đưa ra


mức lương tương xứng với năng lực và mức khen thưởng công bằng. Ví dụ:
Vietinbank đưa ra cơ chế lương đánh giá theo KPI (Key Performance Indicator) có
nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Mỗi vị trí sẽ có bản mơ tả cơng việc


hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Lãnh đạo sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá


hiệu quả của vị trí đó. Dựa trên việc hồn thành KPI, ngân hàng sẽ có các chế độ
thưởng phạt cho từng cá nhân. Nhờ cơ chế lương, thưởng hợp lý, nhân viên làm


việc hết mình vì mục tiêu chung và cho cả mức thu nhập cá nhân của mình được tốt
hơn. Cơ chế trả lương này, thu nhập nhân viên tín dụng sẽ cao hơn so với thu nhập


của các bộ phận khác như: kế tốn, kho quỹ, hành chánh…tạo ra sự cơng bằng, hài


lòng cho nhân viên.


<b>3.2.6. Rủi ro nghề nghiệp </b>


Rủi ro cơng việc càng cao thì nhân viên tín dụng càng ít thỏa mãn. Thực tế



cịn cho thấy, khi các nhân tố khác tác động tốt đến sự thỏa mãn như: bản chất công


việc, lãnh đạo, thu nhập nhưng khi nhân tố rủi ro tác động q lớn thì mức thỏa mãn


của nhân viên tín dụng có thể ở mức trung hịa hoặc thậm chí là khơng thỏa mãn. Ví


dụ: nhân viên tín dụng ở Agribank có mức thu nhập tốt, ổn định tuy nhiên cho vay


khách hàng rủi ro cao, tỷ lệ nợ xấu cao nên khi nhân viên tín dụng làm việc ở đây
dù lương thưởng tốt cũng không thỏa mãn cơng việc của mình.


<b>Tóm tắt chương 3 </b>


Trong chương này, nghiên cứu trình bày mẫu nghiên cứu và mô tả đặc điểm


của mẫu. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên tín dụng về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc. Cuối cùng, phân tích thực trạng các nhân


tố đó tác động trong cơng việc của nhân viên tín dụng tại các ngân hàng trên địa bàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

-49-


<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>


<b>4.1. Kết quả kiểm định thang đo </b>


<b>4.1.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha </b>


Trước khi đưa vào phân tích nhân tố, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng



công cụ Cronbach Alpha của chương trình phần mềm SPSS phiên bản 22 để kiểm
tra độ tin cậy của thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ và sự tương quan giữa


các biến quan sát. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở
lên là thang đo lường tốt, tuy nhiên, lại có nhà nghiên cứu đề nghị rằng từ 0,6 trở


lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc


mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc,
2005). Trong trường hợp ở nghiên cứu này được xem như mới tại Việt Nam, cho


nên với kết quả Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 đều có thể chấp nhận được. Ngồi ra,


các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến-tổng nhỏ hơn 0.3 cũng bị loại.


<b>Bảng 4.1: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu </b>


Biến quan sát


Trung bình
thang đo nếu
loại biến


Phương sai
thang đo nếu
loại biến


Tương quan
biến tổng



Alpha nếu
loại biến này
Bản chất công việc (BC), alpha =0.877


BC1 10.02 10.636 .756 .833


BC2 9.94 10.393 .770 .828


BC3 10.00 10.961 .747 .837


BC4 10.04 11.300 .665 .868


Rủi ro (RR), alpha = 0.866


RR1 10.47 10.530 .755 .816


RR2 10.46 9.155 .805 .790


RR3 10.57 9.956 .739 .819


RR4 10.75 11.038 .580 .882


Lãnh đạo (LD), alpha = 0.846


LD1 9.02 12.100 .604 .837


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

-50-


LD3 9.12 10.227 .721 .789



LD4 9.12 11.102 .694 .800


Đồng nghiệp(DN), alpha = 0.818


DN1 6.32 5.603 .657 .771


DN2 6.47 4.530 .723 .696


DN3 6.34 4.853 .647 .777


Thu nhập (TN), alpha = 0.886


TN1 10.72 6.336 .717 .867


TN2 11.04 6.462 .756 .852


TN3 10.92 6.251 .771 .846


TN4 10.63 6.502 .763 .850


Đào tạo và thăng tiến (DT), alpha = 0.865


DT1 10.34 10.216 .661 .850


DT2 10.54 8.797 .772 .804


DT3 10.52 9.726 .729 .824


DT4 10.33 8.490 .717 .832



Thỏa mãn (TM), alpha = 0.880


TM1 6.40 6.532 .757 .848


TM2 6.50 5.000 .828 .778


TM3 6.49 5.871 .740 .855


(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)
❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo bản chất công việc


Thang đo bản chất công việc là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan


sát (BC1-BC4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.877 > 0.6 và các hệ


số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3 thấp


nhất là 0.665. Kết quả cho thấy thang đo bản chất công việc đảm bảo đủ độ tin cậy
để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.


❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo rủi ro


Thang đo rủi ro là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát


(RR1-RR4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.866 > 0.6 và các hệ số tương


quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là


0.580. Kết quả cho thấy thang đo rủi ro đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích



</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

-51-


❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo lãnh đạo


Thang đo lãnh đạo là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát


(LD1-LD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.846 > 0.6 và các hệ số tương


quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3 thấp nhất là


0.604. Kết quả cho thấy thang đo lãnh đạo đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân


tích nhân tố khám phá.


❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo đồng nghiệp


Thang đo đồng nghiệp là một thang đo đơn hướng bao gồm 3 biến quan sát


(DN1-DN3). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.818 > 0.6 và các hệ số
tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3 . Kết quả


cho thấy thang đo đồng nghiệp đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố


khám phá.


❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo thu nhập


Thang đo thu nhập là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát



(TN1-TN4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.818 > 0.6 và các hệ số
tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3 . Kết quả


cho thấy thang đo thu nhập đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố


khám phá.


❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo đào tạo và thăng tiến


Thang đo đào tạo và thăng tiến là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến


quan sát (DT1-DT4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.865 > 0.6 và


các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3 .


Kết quả cho thấy thang đo đào tạo và thăng tiến đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào


phân tích nhân tố khám phá.


❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo thỏa mãn


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

-52-


(TM1-TM3). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.880 > 0.6 và các hệ số
tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3 . Kết quả


cho thấy thang đo thỏa mãn đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố


khám phá.



<b>4.1.2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA) </b>
<b>4.1.2.1. Phân tích EFA của các biến độc lập </b>


Tồn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA),
để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và tính độ tin cậy (Sig) của các biến quan sát có
quan hệ chặt chẽ với nhau hay không. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần
quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau:


(1) Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) > 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định


Bartlett < 0.05. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân
tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp khi 0.5 < KMO < 1. Kiểm định Bartlett xem
xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu
kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig< 0.05) thì các biến quan sát có tương quan
với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005, p.262).


(2) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.4, nếu biến quan sát nào có hệ số
tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại; Theo Hair & ctg (1998, 111), Hệ số tải nhân tố (Factor
loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố >
0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Hệ số tải nhân tố > 0.4 được xem là quan trọng
và > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố >
0.3 thì cỡ mẫu nghiên cứu phải ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn
tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải


>0.75.


(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%;


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

-53-



các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).


<b>Bảng 4.2 Phân tích nhân tố khám phá </b>


Biến quan sát Nhân tố


1 2 3 4 5 6


BC1 .856


BC2 .866


BC3 .835


BC4 .777


RR1 .830


RR2 .895


RR3 .829


RR4 .732


LD1 .749


LD2 .824


LD3 .806



LD4 .771


DN1 .727


DN2 .799


DN3 .816


TN1 .699


TN2 .786


TN3 .813


TN4 .765


DT1 .766


DT2 .870


DT3 .826


DT4 .786


(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy 7 yếu tố bao gồm 23
biến quan sát:


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

-54-



(2) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5,


(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng 74.120% >
50%. Phương sai trích được thể hiện rằng 7 yếu tố rút ra được giải thích 74.120 %
biến thiên của dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1.020 > 1. Do vậy, các thang đo rút ra
là chấp nhận được. Các thang đo có biến quan sát bị EFA loại, hệ số Cronbach
Alpha được tính lại, kết quả cũng đạt được yêu cầu về độ tin cậy. Các nhân tố được
đặt lại tên như sau:


<b>Nhân tố 1 (TN): được đặt lại tên “thu nhập” bao gồm 4 biến quan sát: </b>
Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát


Thu nhập


TN1 Thu nhập tương xứng với năng lực của Anh/Chị
TN2 Thu nhập trang trải được chi phí cuộc sống


TN3 Thu nhập ở ngân hàng cao hơn so với ngành nghề khác
TN4 Ngân hàng có các chính sách khen thưởng phúc lợi tốt
<b>Nhân tố 2 (BC): được đặt lại tên “bản chất công việc” bao gồm 4 biến quan </b>
sát:


Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát


Bản chất
công việc


BC1 Năng lực chuyên môn của anh/chị phù hợp với cơng việc
BC2 Cơng việc có tính thử thách, kích thích làm việc



BC3 Cơng việc có nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ


BC4 Công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng và
xã hội?


<b>Nhân tố 3 (DT): được đặt lại tên “đào tạo và thăng tiến” bao gồm 4 biến </b>
quan sát:


Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát


Đào tạo và
thăng tiến


DT1 Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rõ ràng, minh bạch
DT2 Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để thăng tiến Anh/Chị


DT3 Ngân hàng tạo điều kiện tốt cho Anh/Chị để học tập, phát
triển kiến thức và kỹ năng


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

-55-


<b>Nhân tố 4 (RR): được đặt lại tên “rủi ro nghề nghiệp” bao gồm 4 biến quan </b>
sát:


Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát


Rủi ro nghề
nghiệp


RR1



Anh/Chị bị áp lực phải chấp nhận rủi ro trong quá trình
làm việc. (áp lực cấp trên, áp lực chỉ tiêu, khách hàng…)
RR2 Anh/Chị thường xuyên gặp rủi ro trong quá trình làm việc
RR3 Anh/Chị không thể tránh được rủ i ro công việc


RR4 So với ngành nghề khác, nghề tín dụng là nghề rủi ro nhất


<b>Nhân tố 5 (LD): được đặt lại tên “lãnh đạo” bao gồm 4 biến quan sát: </b>
Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát


Lãnh đạo


LD1 Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và tin tưởng Anh/Chị
LD2 Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân


viên


LD3 Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục
tiêu phát triển chung


LD4 Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch


<b>Nhân tố 6 (DN): được đặt lại tên “đồng nghiệp” bao gồm 3 biến quan sát: </b>
Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát


Đồng
nghiệp


DN1 Đồng nghiệp của Anh/Chị gần gũi, hồ đồng


DN2 Đồng nghiệp có chia sẽ khó khăn cơng việc


DN3 Đồng nghiệp có năng lực, làm việc hết mình vì tổ chức
<b>4.1.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc </b>


<b>Bảng 4.3. Phân tích EFA cho nhân tố thỏa mãn </b>


Biến quan sát Hệ số tải


TM1 .891


TM2 .929


TM3 .879


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

-56-


có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể; Phương sai trích được là


70.635% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra được giải thích 70.635% biến thiên của dữ
liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1.026. Do vậy, thang đo rút ra là chấp nhận được.


<b>4.2. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu </b>


Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố trích ra đều đạt
yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Như vậy, mơ hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả


phân tích nhân tố khám phá EFA được đưa ra trong hình gồm 6 biến độc lập: (1)
thu nhập; (2) bản chất công việc; (3) đào tạo và thăng tiến; (4) rủi ro; (5) lãnh đạo;



(6) đồng nghiệp. Biến phụ thuộc là sự thỏa mãn.


<b>Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu chính thức </b>
Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu như sau:


Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa thu nhập và sự thoả mãn trong
công việc


Sự thỏa
mãn
trong
công
việc
Thu nhập


Bản chất công việc


Đào tạo và thăng
tiến


Rủi ro nghề nghiệp


Lãnh đạo


Đồng nghiệp


H1+


H2+



H3+


H4-


H5+


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

-57-


Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa bản chất công việc và sự thoả mãn
trong cơng việc


Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa đào tạo và cơ hội thăng tiến và sự
thoả mãn trong công việc


Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa rủi ro nghề nghiệp và sự thoả mãn
trong công việc


Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa lãnh đạo và sự thoả mãn trong
công việc


Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa đồng nghiệp và sự thoả mãn trong
công việc


<b>4.3. Kết quả hồi quy </b>


<b>4.3.1. Kết quả ước lượng tham số hồi quy </b>


<b>Bảng 4.4. Kết quả hồi quy </b>


Model Chưa chuẩn hóa Đã chuẩn hóa t Sig. Collinearity Statistics



B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF


Hằng số .164 .609 .269 .788


BC .210 .075 .193 2.794 .006 .829 1.206


RR -.405 .079 -.360 -5.137 .000 .811 1.234


LD .363 .081 .336 4.487 .000 .710 1.409


DN .167 .087 .152 1.917 .057 .629 1.590


TN .284 .126 .144 2.250 .026 .972 1.029


DT .313 .092 .266 3.417 .001 .656 1.525


<i>(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017) </i>


<b>4.3.2. Kiểm định các giả thiết </b>


<b>4.3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến </b>


Căn cứ theo bảng trên ta thấy các biến độc lập có VIF ≤ 10 nên khơng có hiện
tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Trọng Hồi, 2007) như vậy mơ hình hồi quy là chuẩn


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

-58-


<b>4.3.2.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan </b>



<b>Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp mơ hình </b>
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the


Estimate


Durbin-Watson


1 .559a <sub>.313 </sub> <sub>.289 </sub> <sub>.9863954 </sub> <sub>1.754 </sub>


<i>(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017) </i>


Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy giá trị Durbin-Watson (d) = 1.754 nằm


trong vùng chấp nhận ( 1 < d = 1.971 < 3) nên khơng có tương quan giữa các phần
dư. Như vậy, giả định khơng có tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm.


<b>4.3.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi </b>


<b>Bảng 4.6. Kết quả kiểm định phương sai của phần dư </b>


Sai số BC RR LD DN TN DT


Spearman's rho


Standardized
Residual


Correlation


Coefficient 1.000 .010 -.005 -.005 .016 -.004 .003


Sig. (2-tailed) . .892 .948 .943 .836 .955 .969


N 180 180 180 180 180 180 180


BC


Correlation


Coefficient .010 1.000 .239


** <sub>.305</sub>** <sub>.130 </sub> <sub>.110 </sub> <sub>.174</sub>*


Sig. (2-tailed) .892 . .001 .000 .081 .142 .020


N 180 180 180 180 180 180 180


RR


Correlation


Coefficient -.005 .239


** <sub>1.000 </sub> <sub>.405</sub>** <sub>.028 </sub> <sub>-.015 </sub> <sub>.162</sub>*


Sig. (2-tailed) .948 .001 . .000 .711 .838 .029


N 180 180 180 180 180 180 180


LD



Correlation


Coefficient -.005 .305


** <sub>.405</sub>** <sub>1.000 -.223</sub>** <sub>-.013 </sub> <sub>-.075 </sub>


Sig. (2-tailed) .943 .000 .000 . .003 .862 .319


N 180 180 180 180 180 180 180


DN


Correlation


Coefficient .016 .130 .028 -.223


** <sub>1.000 </sub> <sub>.077 .483</sub>**


Sig. (2-tailed) .836 .081 .711 .003 . .305 .000


N 180 180 180 180 180 180 180


TN Correlation


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

-59-


Sig. (2-tailed) .955 .142 .838 .862 .305 . .086


N 180 180 180 180 180 180 180



DT


Correlation


Coefficient .003 .174


* <sub>.162</sub>* <sub>-.075 </sub> <sub>.483</sub>** <sub>.128 </sub> <sub>1.000 </sub>


Sig. (2-tailed) .969 .020 .029 .319 .000 .086 .


N 180 180 180 180 180 180 180


**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).


<i>(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017) </i>


Kết quả phân tích bảng 4.10 cho thấy giữa các biến độc lập và trị tuyệt đối


phần dư có giá trị sig lớn hơn 5% do đó mơ hình khơng bị hiện tượng tự tương


quan.


<b>4.3.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư </b>


<b>Hình 4.2. Mật độ phân phối chuẩn của phần dư </b>


Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ


chuẩn (Trung bình mean gần = 0 và độ lệch chuẩn = 0.983 tức là gần bằng 1),


phương sai là hằng số khơng đổi. Như vậy, phần dư của mơ hình tuân theo luật phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

-60-


<b>4.3.2.5. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình </b>


<b>Bảng 4.7. Kết quả ANOVAa</b>


Model Sum of


Squares


df Mean


Square


F Sig.


1


Regression 76.586 6 12.764 13.119 .000b


Residual 168.325 173 .973


Total 244.910 179


a. Dependent Variable: TM


b. Predictors: (Constant), DT, BC, TN, RR, LD, DN



<i>(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017) </i>


Đặt giả thuyết: H0: R2<sub> = 0 (Mơ hình khơng phù hợp) </sub>


H1: R2<sub> > 0 (Mơ hình phù hợp) </sub>


Kết quả bảng 4.11 cho thấy giá trị Sig của F bằng 0 nhỏ hơn mức ý nghĩa


thống kê nên mơ hình phù hợp với dữ liệu khảo sát.


Hệ số xác định của mơ hình ở bảng 4.11 bằng 31.3% thể hiện được mức độ


giải thích của 6 biến độc lập lên sự thỏa mãn của nhân viên. Phần giải thích cịn lại


69.7% là các yếu tố cịn lại khơng được đề cập đến mơ hình.


Theo bản chất của lý thuyết thống kê cho rằng hệ số xác định cho biết mức độ


quan hệ tuyến tính giữa hai biến độc lập và biến phụ thuộc. Giá trị hệ số xác định


nằm trong đoạn [0, 1]. Hệ số xác định càng tuyến về giá trị 1 thì quan hệ tuyến tính


giữa 2 biến thì rất chặt chẽ. Nếu 10% < R2<sub> < 30% thì mức độ tương quan của biến </sub>


độc lập và biến phụ thuộc ở mức trung bình.


Theo trường phái nhà kinh tế lượng cho rằng hệ số xác định cho biết mức độ


giải thích của mơ hình được giải thích bởi các biến độc lập bằng 31.3%. Mức độ



giải thích của mơ hình khơng cao nhỏ hơn 50% nhưng mức độ giải thích của các


biến độc lập là phù hợp với dữ liệu khảo sát, mơ hình nghiên cứu phù hợp. Do đó,


hệ số xác định của mơ hình vẫn chấp nhập được. Các giả thiết của ước lượng các


tham số hồi quy đều thỏa mãn, không bị vi phạm. Vì vậy mơ hình hồi quy là hiệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

-61-


<b>4.3.2.6. Kiểm định các hệ số hồi quy </b>


Mơ hình được viết theo dưới dạng beta đã chuẩn hóa:


TM = 0.193 *BC – 0.360 * RR + 0.336 *LD+ 0.152 * DN+0.144 TN + 0.266*DT


+ e


<i>Trong đó : </i> <i>TM : Sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng; </i>


<i>BC : Bản chất công việc; </i>


<i>RR: Rủi ro nghề nghiệp </i>


<i>LD: Lãnh đạo; </i>


<i>DN: Đồng nghiệp </i>


<i>TN: Thu nhập </i>



<i>DT: Đào tạo và thăng tiến </i>


Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến BC (bản chất cơng việc) bằng 0.193 có


giá trị sig bằng 0.006 < 1% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân


viên tín dụng tại độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng


thêm thì sự thỏa mãn tăng thêm 0.193.


Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến RR (rủi ro ngành nghề) bằng 0.36 có giá


trị sig bằng 0 < 1% có ảnh hưởng ngược chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín


dụng tại độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì


sự thỏa mãn giảm thêm 0.36.


Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến LD (lãnh đạo) bằng 0.336 có giá trị sig


bằng 0 < 1% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng tại
độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa
mãn tăng thêm 0.336.


Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến DN (đồng nghiệp) bằng 0.152 có giá trị


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

-62-


dụng tại độ tin cậy 90%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì



sự thỏa mãn tăng thêm 0.152.


Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến TN (thu nhập) bằng 0.144 có giá trị sig


bằng 0.026 < 5% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng


tại độ tin cậy 95%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa
mãn tăng thêm 0.144.


Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến DT (đào tạo và thăng tiến) bằng 0.266 có


giá trị sig bằng 0.001 < 1% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân


viên tín dụng tại độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng


thêm thì sự thỏa mãn tăng thêm 0.266.


<b>4.3.2.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu </b>


Biến Beta chuẩn hóa Sig


BC: Bản chất công việc .193*** .006


RR: Rủi ro nghề nghiệp -.360*** .000


LD: Lãnh đạo .336*** .000


DN: Đồng nghiệp .152* .057


TN: Thu nhập .144** .026



DT: Đào tạo và thăng tiến .266*** .001


<b>Hệ số xác định R2</b> <sub>31.3% </sub>


<i>Ghi chú: * sig < 0.1, ** sig < 0.05, *** < 0.01 </i>


<b>Nội dung </b> <b>Giả thuyết </b>


Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa thu nhập và sự


thoả mãn trong công việc Chấp nhận H1


Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa bản chất công


việc và sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H2


Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa đào tạo và cơ hội


thăng tiến và sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H3
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa rủi ro nghề


nghiệp và sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H4
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa lãnh đạo và sự


thoả mãn trong công việc Chấp nhận H5


Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa đồng nghiệp và


sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H6



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

-63-


<b>4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu </b>


Bản chất cơng việc của tín dụng là cơng việc mang tính thử thách địi hỏi trình
độ chun mơn về tài chính ngân hàng, luật, kế tốn…Cơng việc tiếp xúc nhiều


ngành nghề, tầng lớp xã hội chính vì thế tạo sự kích thích cho nhân viên làm việc.


Bản chất công việc là nhân tố có mức độ tác động thứ ba sau rủi ro nghề nghiệp và


thu nhập. Vì vậy, nếu cơng việc có hấp dẫn như đã nói ở trên nhưng nếu tồn tại rủi


ro cao, thu nhập khơng xứng đáng thì nhân viên cũng có thể không thỏa mãn với


công việc của mình. Tuy nhiên, bản chất công việc là nhân tố động viên để nhân


viên làm việc.


Lãnh đạo, đồng nghiệp tác động khơng nhỏ đến sự thỏa mãn của nhân viên. Vì
đó là 2 nhân tố hỗ trợ, tạo mối quan hệ trong ngân hàng để hướng công việc theo


chiều hướng cùng nhau phát triển vì tổ chức và cả cá nhân nhân viên tín dụng.Tuy
nhiên, trong trường hợp nhân tố lãnh đạo và đồng nghiệp không tạo ra sự thỏa mãn
hay nói cách khác là môi trường lãnh đạo và đồng nghiệp không tốt, nhưng các


nhân tố khác như rủi ro nghề nghiệp thấp, thu nhập cao, bản chất công việc mang


tính kích thích cao, nhân viên tín dụng cũng có thể thỏa mãn với cơng việc mình


đang làm.


Từ lâu ngành ngân hàng được xem như là một trong những ngành thu hút


nhiều sự chú ý nguồn nhân lực bởi chế độ lương thưởng hậu hĩnh cao hơn so với


mặt bằng chung đặc biệt là các vị trí tín dụng. Chính vì kỳ vọng nhiều vào điều này


nên nhân viên tín dụng quyết tâm làm việc, phấn đấu làm việc có có thu nhập tốt.
Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu để nhân viên tín dụng lựa chọn ngành


nghề tín dụng là sự nghiệp của mình để gắn bó lâu dài. Bằng chứng thực tế là cùng
năng suất làm việc như nhau, nhưng nhân viên tín dụng thường được đề xuất có


mức lương cao hơn nhân viên kế toán. Họ chấp nhận làm trong môi trường làm việc
đi sớm về trễ, làm việc độc lập để hoàn thành chỉ tiêu đề ra và đạt lương thưởng


xứng đáng. Lý do khác cho thấy thu nhập tác động đến thỏa mãn khá nhiều là do


các ngân hàng có tiêu chỉ tuyển chọn nhân viên tín dụng làm việc dưới 35 tuổi, ví


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

-64-


vọng vào thu nhập nhiều hơn, khi qua độ tuổi đó họ sẽ phải làm ở cơ quan khác nếu


không có sự thăng tiến, hoặc phải ln chuyển vị trí khác theo quy định.


Đào tạo và thăng tiến sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy thỏa mãn hơn trong


cơng việc. Nhân viên tín dụng sẽ thấy được triển vọng phát triển trong tương lai, họ



sẽ cố gắng phấn đấu để đạt mục tiêu thăng tiến khi cộng tác tại ngân hàng. Do đó,
ngân hàng càng có chính sách đào tạo và thăng tiến minh bạch sẽ giúp nhân viên tín


dụng thỏa mãn với công việc hiện tại và đem lại hiệu quả công việc tốt hơn.


Rủi ro công việc càng cao thì nhân viên tín dụng càng ít thỏa mãn trong công


việc. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Khi công việc


áp lực, rủi ro cao ví dụ như chỉ tiêu huy động vốn hoặc cho vay cao, quá chuẩn đều


này sẽ làm cho tâm lí nhân viên rất căng thẳng. Nếu nhân viên không hồn thành


chỉ tiêu sẽ khơng được mức lương như ý muốn, đều này họ cảm thấy rất tự tin, có ý
định rời bỏ cơng việc này và tìm kiếm cho mình một cơ hội khác.


<b>Tóm tắt chương 4 </b>


Chương 4 đã đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám


phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến. Thông tin mẫu cho thấy, đối
tượng khảo sát là các nhân viên tín dụng tại địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu. Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA,


hồi quy đa biến cho thấy mơ hình nghiên cứu lý thuyết là hoàn toàn phù hợp với dữ


liệu. Trong đó, 6 yếu tố đều tác động dương đến sự thỏa mãn trong công việc của


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

-65-



<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM NÂNG CAO SỰ </b>
<b>THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TÍN DỤNG </b>


<b>5.1. Kết luận </b>


Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về sự thỏa mãn và các yếu tố
tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng trên địa bàn huyện
Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dựa trên những cơ sở lý thuyết này cùng các


nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu nhằm


mục tiêu đánh giá những yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc..


Qua khảo sát và phân tích, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn


của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn huyện Long Điền. Kết quả nghiên cứu


cho thấy, có 6 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc bao gồm: Bản chất


công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, thu nhập, rủi ro nghề


nghiệp.


<b>Bảng 5.1. Mức độ ảnh hưởng theo thứ tự </b>


<b>Biến </b>


<b>Trị tuyệt đối </b>
<b>Beta chuẩn hóa </b>



<b>Trọng số </b>
<b>ảnh hưởng </b>


<b>Thứ tự </b>
<b>ảnh hưởng </b>


BC: Bản chất công việc 0.193 13.3% 4


RR: Rủi ro nghề nghiệp 0.36 24.8% 1


LD: Lãnh đạo 0.336 23.2% 2


DN: Đồng nghiệp 0.152 10.5% 5


TN: Thu nhập 0.144 9.9% 6


DT: Đào tạo và thăng tiến 0.266 18.3% 3


Tổng cộng 1.45 100%


Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn trong công việc dựa


trên hệ số Beta chuẩn hóa là:


(1). Rủi ro nghề nghiệp với hệ số hồi quy là -0.36


(2). Lãnh đạo với hệ số hồi quy là 0.336


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

-66-



(4). Bản chất công việc với hệ số hồi quy là 0.193


(5). Đồng nghiệp với hệ số hồi quy là 0.152


(6). Thu nhập với hệ số hồi quy là 0.144


<b>Mơ hình được viết theo dưới dạng beta đã chuẩn hóa: </b>


<b>TM = 0.193 *BC – 0.360 * RR + 0.336 *LD+ 0.152 * DN+0.144 TN + </b>
<b>0.266*DT + e </b>


Mơ hình hồi quy có hệ số R2 = 31.3%, chứng tỏ độ phù hợp của mô hình với


bộ dữ liệu, giải thích được 31.3% mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa


mãn trong cơng việc của nhân viên tín dụng với bộ dữ liệu khảo sát. Các giả thuyết
đều được chấp nhận.


<b>5.2. Đề xuất hàm ý quản tri nhằm nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của </b>
<b>nhân viên tín dụng </b>


<b>5.2.1. Cải thiện nhân tố rủi ro nghề nghiệp </b>


<b>Bảng 5.2. Thống kê mô tả biến rủi ro nghề nghiệp </b>


Biến quan sát Giá trị


trung bình
Anh/Chị bị áp lực phải chấp nhận rủi ro trong quá trình làm việc. (áp lực cấp



trên, áp lực chỉ tiêu, khách hàng…) (RR1) 3.62


Anh/Chị thường xuyên gặp rủi ro trong quá trình làm việc. (RR2)


3.62
Anh/Chị không thể tránh được rủi ro công việc. (RR3)


3.51
So với ngành nghề khác, nghề tín dụng là nghề rủi ro nhất. (RR4)


3.33
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Rủi ro nghề nghiệp” là yếu tố có mức độ ảnh
hưởng ngược chiều lớn nhất (β = -0.36) đến sự thỏa mãn trong công việc trong


nhóm 06 yếu tố tác động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của


nhóm yếu tố này là 3.52. Để gia tăng Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

-67-


Biến quan sát “Anh/Chị bị áp lực phải chấp nhận rủi ro trong quá trình làm


việc. (áp lực cấp trên, áp lực chỉ tiêu, khách hàng…) có giá trị trung bình 3.62. Để


cãi thiện biến quan sát này, nhà lãnh đạo cần làm việc tư tưởng, thông suốt cho nhân


viên tín dụng, vì bản chất cơng việc nên nhân viên tín dụng thơng hiểu và cố gắng



làm việc. Khi quá trình làm việc, nhân viên thường chịu rủi ro nhiều vì vậy, cần


trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết khi làm việc.


Biến quan sát “Anh/Chị thường xuyên gặp rủi ro trong quá trình làm việc” có


giá trị trung bình 3.62. Để cãi thiện biến quan sát này, trong công tác tìm kiếm


khách hàng, nhân viên tín dụng cần có cái nhìn cảm quan phân biệt khách hàng có
đạo đức tốt hay xấu trước tiên. Ví dụ: ta có thể xét tư cách khách hàng qua không


gian trong nhà, cách quản lý doanh nghiệp, thậm chí cách nói chuyện, xưng hơ với


mọi người.


Biến quan sát “Anh/Chị không thể tránh được rủi ro cơng việc” có giá trị trung


bình 3.51. Để cải thiện biến quan sát này, ngân hàng cần có các khóa học để đào


tạo, cập nhật những kiến thức về thẩm định khách hàng, về luật pháp để hạn rủi ro


trong quá trình thẩm định cho vay. Thường xuyên trau dồi những kỹ năng nhận biết


rủi ro. Giảm thiểu rủi ro bằng cách nhận tài sản bảo đảm cho khoản vay, hạn chế


cho vay tín chấp. Tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản tốt (tiền gửi, bất động


sản đơ thị,…), rõ ràng minh bạch về mặt pháp lý. Tuyệt đối khơng nhận các tài sản


có tranh chấp. Thường xuyên đánh giá lại tài sản và khoản vay định kỳ.



Biến quan sát “So với ngành nghề khác, nghề tín dụng là nghề rủi ro nhất” có


giá trị trung bình 3.33. Để cải thiện biến quan sát này, nhân viên tín dụng cần rèn


luyện tính cẩn thận, hạn chế rủi ro tác nghiệp. Các khoản vay phải trao đổi rõ và kỹ
lưỡng với lãnh đạo. Các khoản vay phức tạp nên nhờ sự hỗ trợ của anh chị em đồng


nghiệp, những người có kinh nghiệm trợ giúp để tránh các sai sót. Cần có cơ chế


kiểm sốt nội bộ chặt chẽ, phải có bộ phận hậu kiểm sau cho vay, đảm bảo khoản


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

-68-


thủ tục thu nợ trước hạn để tránh rủi ro chuyển nhóm nợ xấu và khơng thu được nợ


sau này.


<b>5.2.2. Cải thiện nhân tố lãnh đạo </b>


<b>Bảng 5.3. Thống kê mô tả biến lãnh đạo </b>


Biến quan sát Giá trị


trung bình
Cấp trên của Anh/Chị tơn trọng và tin tưởng Anh/Chị. (LD1)


3.06
Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân viên. (LD2)



3.11
Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục tiêu phát


triển chung. (LD3) 2.96


Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch. (LD4)


2.96
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Lãnh đạo” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn


thứ hai (β = 0.336) đến sự thỏa mãn trong cơng việc trong nhóm 06 yếu tố tác động


trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của nhóm yếu tố này là 2.96.
Để gia tăng Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng thơng qua nhân tố
lãnh đạo, tác giả đề xuất một số hàm ý như sau:


Biến quan sát “Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và tin tưởng Anh/Chị” có giá


trị trung bình 3.06. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo là người truyền cảm


hứng và hỗ trợ cho nhân viên làm việc. Lãnh đạo cần hiểu nhân viên cả về tâm tư


tình cảm và thế mạnh của mỗi người. Việc phân phối hồ sơ, công việc lãnh đạo cần


nắm rõ nhân viên để điều tiết công việc, tránh gây áp lực quá tải, áp lực chán nản
cho nhân viên. Lãnh đạo cần có chính sách khen thưởng, cơng nhận cơng bằng đối


với các nhân viên làm việc tốt.



Biến quan sát “Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân viên”


có giá trị trung bình 3.11. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo hiểu rõ nhân viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

-69-


khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới. Mơ hình hoạt động một số ngân hàng cho


thấy, lãnh đạo phòng và nhân viên cùng làm việc trong một phịng có không gian


mở, lãnh đạo tiếp xúc trực tiếp nhân viên hàng ngày. Việc bố trí như vậy góp phần


tạo sự thuận tiện trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo sự gần gũi thân mật.


Biến quan sát “Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục tiêu


phát triển chung

cógiá trị trung bình 2.96. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo


cần phải có tầm nhìn hướng nhân viên vì mục tiêu chung của tổ chức.


Biến quan sát “Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch” có giá


trị trung bình 2.96. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo phải có năng lực, để hỗ


trợ nhân viên trong công tác xét duyệt hồ sơ, giảm thiểu rủi ro tín dụng, vì lãnh đạo


là lá chắn hạn chế các sai sót nhất là những lúc nhân viên tín dụng q tải công việc.


<b>5.2.3. Cải thiện nhân tố đào tạo và thăng tiến </b>



<b>Bảng 5.4. Thống kê mô tả biến đào tạo và thăng tiến </b>


Biến quan sát Giá trị


trung bình
Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rõ ràng, minh bạch. (DT1)


3.57
Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để thăng tiến Anh/Chị. (DT2)


3.37
Ngân hàng tạo điều kiện tốt cho Anh/Chị để học tập, phát triển kiến


thức và kỹ năng. (DT3) 3.39


Nền tảng đào tạo của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nếu làm việc


ở vị trí khác, nơi khác. (DT4) 3.58


(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)


Kết quả nghiên cứu cho thấy “Đào tạo và thăng tiến” là yếu tố có mức độ ảnh
hưởng lớn thứ ba (β = 0.266) đến sự thỏa mãn trong công việc trong nhóm 06 yếu tố
tác động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của nhóm yếu tố


này là 3.48. Để gia tăng Sự thỏa mãn trong cơng việc của nhân viên tín dụng thơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

-70-


Biến quan sát “Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rõ ràng, minh bạch” có



giá trị trung bình 3.57. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần ban hành
chính sách thăng tiến rõ ràng, minh bạch, giúp nhân viên tín dụng có động lực cao
để hoàn thành nhiệm vụ.


Biến quan sát “Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để thăng tiến Anh/Chị.” có giá trị
trung bình 3.37. Để cãi thiện biến quan sát này, nhân viên cố gắng phấn đấu trong
tương lai để được thăng tiến trong công việc. Ngân hàng tạo nhiều cơ hội thăng tiến


cho nhân viên tín dụng, nhất là các nhân viên hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu huy
động vốn hoặc cho vay.


Biến quan sát “Ngân hàng tạo điều kiện tốt cho Anh/Chị để học tập, phát triển


kiến thức và kỹ năng” có giá trị trung bình 3.39. Để cãi thiện biến quan sát này,


ngân hàng tạo điều kiện tốt để nhân viên tín dụng có cơ hội học tập, phát triển kiến


thức và kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động.


Biến quan sát “Nền tảng đào tạo của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nếu


làm việc ở vị trí khác, nơi khác” có giá trị trung bình 3.58. Để cãi thiện biến quan


sát này, ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tín dụng nếu làm việc ở vị
trí khác, nơi khác.


<b>5.2.4. Cải thiện nhân tố bản chất công việc </b>


<b>Bảng 5.5. Thống kê mô tả biến bản chất công việc </b>



Biến quan sát Giá trị


trung bình
Năng lực chuyên môn của anh/chị phù hợp với công việc (BC1)


3.31
Cơng việc có tính thử thách, kích thích làm việc. (BC2)


3.39
Cơng việc có nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ. (BC3)


3.33
Công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng và xã hội. (BC4)


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

-71-


Kết quả nghiên cứu cho thấy “bản chất công việc” là yếu tố có mức độ ảnh
hưởng lớn thứ tư (β = 0.193) đến sự thỏa mãn trong cơng việc trong nhóm 06 yếu tố
tác động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của nhóm yếu tố


này là 3.33. Để gia tăng Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng thơng


qua nhân tố bản chất cơng việc, tác giả đề xuất một số hàm ý như sau:


Biến quan sát “Năng lực chuyên môn của anh/chị phù hợp với cơng việc” có


giá trị trung bình 3.31. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần mơ tả vị trí


cơng việc rõ ràng và bố trí nhân sự thích hợp với năng lực với tính chất cơng việc


đó. Cơng việc tín dụng tuy đa dạ, nhưng một số ngân hàng chun mơn hóa cơng


việc theo các vị trí như: nhân viên tín dụng phụ trách cho vay cá nhân, cho vay


doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, đầu tư dự án, nhân viên phụ trách bảo
lãnh…


Biến quan sát “Cơng việc có tính thử thách, kích thích làm việc” có giá trị
trung bình 3.39. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần chun mơn hóa theo


mơ tả cơng việc, việc làm này có thể giảm bớt tính đa dạng, kích thích trong cơng


việc: nhân viên tín dụng cá nhân chỉ gói gọn nghiệp vụ cho vay mua nhà, mua xe ơ


tơ, nhân viên tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ am hiểu cho vay vốn lưu
động…


Biến quan sát “Cơng việc có nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ” có giá trị trung
bình 3.33. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần có chính sách ln chuyển


nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi được nhiều nghiệp vụ, giảm sự rập


khuôn nhàm chán. Luân chuyển nhân sự cịn góp phần giảm tiêu cực, giám sát chéo


hồ sơ khách hàng. Ngân hàng cần tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ mới, phổ biến
các quy trình quy định mới theo pháp luật, cải tiến quy trình, quy định nắm kịp xu


thế thị trường.


Biến quan sát “Công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng và xã



hội” có giá trị trung bình 3.29. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần tổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

-72-


năm ln có cuộc thi thắp sáng ý tưởng. Các nhân viên tín dụng có những ý tưởng


mới về quy trình, quy định, về sản phẩm, công nghệ ứng dụng vào công việc sẽ


trình bày sáng kiến của mình. Qua các cuộc thi, nhân viên sẽ tìm được động lực,


niềm vui trong công việc, ngân hàng sẽ có các giải pháp.


<b>5.2.5. Cải thiện nhân tố đồng nghiệp </b>


<b>Bảng 5.6. Thống kê mô tả biến đồng nghiệp </b>


Biến quan sát Giá trị


trung bình
Đồng nghiệp của Anh/Chị gần gũi, hồ đồng. (DN1)


3.25
Đồng nghiệp có chia sẽ khó khăn cơng việc. (DN2)


3.09
Đồng nghiệp có năng lực, làm việc hết mình vì tổ chức. (DN3)


3.22
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)


Kết quả nghiên cứu cho thấy “đồng nghiệp” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng


lớn thứ năm (β = 0.152) đến sự thỏa mãn trong công việc trong nhóm 06 yếu tố tác
động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của nhóm yếu tố này là


3.19. Để gia tăng Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng thơng qua


nhân tố đồng nghiệp, tác giả đề xuất một số hàm ý như sau:


Biến quan sát “Đồng nghiệp của Anh/Chị gần gũi, hồ đồng” có giá trị trung
bình 3.25. Để cãi thiện biến quan sát này, Nhà quản trị cần tổ chức cơng việc theo
nhóm. Đặc biệt những hồ sơ cấp tín dụng phức tạp, cần phải có sự tham gia của


nhiều nhân viên, một mặt để hạn chế rủi ro, tăng tính chính xác, giải quyết kịp thời,


mặt khác là để tạo cơ hội cho các nhân viên học hỏi kinh nghiệm, nghiệp vụ lẫn


nhau.


Biến quan sát “Đồng nghiệp có chia sẽ khó khăn cơng việc” có giá trị trung


bình 3.09. Biến quan sát “Đồng nghiệp có năng lực, làm việc hết mình vì tổ chức”


có giá trị trung bình 3.22. Để cãi thiện hai biến quan sát này, ngân hàng cần tổ chức


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

-73-


gần nhau hơn. Góp phần xây dựng tập thể nhân viên tín dụng vững chắc, làm việc


chun nghiệp, vì mục tiêu phát triển chung.



<b>5.2.6. Cải thiện nhân tố thu nhập </b>


<b>Bảng 5.7. Thống kê mô tả biến thu nhập </b>


Biến quan sát Giá trị


trung bình
Thu nhập tương xứng với năng lực của Anh/Chị. (TN1)


3.94
Thu nhập trang trải được chi phí cuộc sống. (TN2)


3.55
Thu nhập ở ngân hàng cao hơn so với ngành nghề khác. (TN3)


3.67
Ngân hàng có các chính sách khen thưởng phúc lợi tốt. (TN4)


3.98
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)
Kết quả nghiên cứu cho thấy “thu nhập” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ


sáu (β = 0.144) đến sự thỏa mãn trong công việc trong nhóm 06 yếu tố tác động


trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của nhóm yếu tố này là 3.78.
Để gia tăng Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng thơng qua nhân tố


thu nhập, tác giả đề xuất một số hàm ý như sau:



Biến quan sát “Thu nhập tương xứng với năng lực của Anh/Chị” có giá trị


trung bình 3.94. Để cãi thiện biến quan sát này, Ngân hàng, nhà quản trị cần có cơ


chế lương hợp lý, tạo động lực cho nhân viên làm việc. Tránh tình trạng lương theo
thâm niên, lương hành chánh cao hơn lương tín dụng. Theo xu thế mới hiện nay,


nên áp dụng KPI để đánh giá hiệu quả và chi trả lương hợp lý. Ví dụ: trước năm


2013, Vietinbank trả lương theo thâm niên và hệ số lương. Nhân viên nào làm lâu
năm, bất kể hành chánh hay tín dụng, kế tốn hay thủ quỹ thì hệ số sẽ tăng theo thời
gian và lương sẽ cao hơn so với nhân viên tín dụng mới làm việc hoặc mới làm 1,2
năm. Từ năm 2013, Vietinbank thay đổi cơ chế lương theo KPI, đã tạo ra sự cơng


bằng đối với nhân viên tín dụng: nhân viên nào nhiều dư nợ, khoản vay phức tạp,


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

-74-


Biến quan sát “Thu nhập trang trải được chi phí cuộc sống” có giá trị trung


bình 3.55. Biến quan sát “Thu nhập ở ngân hàng cao hơn so với ngành nghề khác”


có giá trị trung bình 3.67. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng, nhà quản trị


cần có chính sách phụ cấp cho nhân viên tín dụng làm thêm giờ. Vì bản chất cơng


việc tín dụng hầu như ngày nào cũng về trễ, nhân viên tín dụng đơi khi phải đánh
đổi các cơng việc khác, gia đình, mối quan hệ bạn bè để ở lại làm việc. Việc phụ


cấp làm thêm giờ sẽ làm thỏa mãn cho nhân viên, cảm thấy công sức bỏ ra được bù


đắp.


Biến quan sát “Ngân hàng có các chính sách khen thưởng phúc lợi tốt” có giá


trị trung bình 3.67. Để cãi thiện biến quan sát này, hàng tháng, ngân hàng nên tổ


chức thi đua, bình bầu nhân viên hoàn thành tốt, xuất sắc chỉ tiêu được giao. Ví dụ:


tại Vietcombank, mỗi tháng sẽ đề ra mục tiêu thi đua: ai tăng trưởng dư nợ cao nhất


sẽ được cúp bình chọn danh hiệu là nhân viên xuất sắc của tháng kèm theo một


khoản tiền thưởng. Cơ chế như vậy sẽ tạo động lực cho anh em thi đua, không


những chỉ để hồn thành chỉ tiêu cơng việc mà cịn làm việc hết công suất và vượt


kế hoạch đề ra.


<b>5.3. Hạn chế nghiên cứu </b>


Nghiên cứu mẫu nhỏ: 180 đối tượng khảo sát, do đó khó phản ánh chính xác


vấn đề nghiên cứu đặt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy R2<sub> = 31,3% cho thấy mơ </sub>


hình chỉ giải thích được 31.3% sự biến thiên của biến thỏa mãn cơng việc. Điều này


cho thấy có các nhân tố ngồi mơ hình tác động đến biến thỏa mãn cơng việc mà đề
tài không đề cập tới. Sự thỏa mãn trong cơng việc của nhân viên tín dụng cịn phụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

-75-



<b>KẾT LUẬN </b>



<b>Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân </b>


<b>viên tín dụng ngân hàng tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được </b>
thực hiện tại các ngân hàng trên huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu . Mục tiêu


nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong cơng việc


của nhân viên tín dụng đối với công việc.


Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu
định lượng, nghiên cứu khảo sát 180 nhân viên tín dụng đang làm việc tại các chi


nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố: (1) Rủi ro nghề nghiệp; (2)
Lãnh đạo; (3) Đào tạo và thăng tiến; (4) Bản chất công việc; (5) Đồng nghiệp; (6)


Thu nhập. Sáu nhân tố này ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân


<b>viên tín dụng. </b>


Kết quả nghiên cứu giúp nhà lãnh đạo các ngân hàng có những chính sách


quản lý phù hợp nhằm giúp nhân viên tín dụng gia tăng sự thỏa mãn trong cơng


việc, góp phần đem lại hiệu quả trong cơng việc. Điều này giúp nhân viên tín dụng


phát huy tối đa công sức để cống hiến cho tổ chức giúp tổ chức ngày càng hoạt


động một cách hiệu quả hơn. Nghiên cứu này cũng là một tài liệu khoa học có giá


trị tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.


Bên cạnh những đóng góp đã đề cập ở trên, nghiên cứu này còn tồn tại một số


mặt hạn chế nhất định như sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố, nhưng trong bài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu


6 nhân tố và kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến sự thỏa mãn


trong công việc. Trong tương lai, cần khám phá ra nhiều tố để thấy được bức tranh


tổng quát cho các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

-i-


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



Alemi, B (2014). Job Satisfaction among Afghan Teacher Educators. A study of Job


Satisfaction in four Teacher Training Colleges in northern Afghanistan.


Boeve, W. D. (2007). A National Study of Job Satisfaction Factors among Facultyin


<i>Physician Assistant Education. Master's Theses and Doctoral Dissertations, </i>


<i>Eastern Michigan University. </i>


Boston Consulting Group (2014).



forbes.com/sites/jacobmorgan/2014/12/15/thetop-10-factors-for-on-the-job-employee-happiness.


Châu Văn Toàn (2009). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn cơng việc của nhân


<i>viên khối văn phịng ở TP.HCM. Luận văn thạc sĩ. Đại Học Kinh Tế TP. HCM. </i>


Jeffrey, & Stantonl (2001). Development of a compact measure of job Satisfaction:


The abridged job descriptive index, 2-3, 2001.


Hoàng Trọng, & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với


SPSS tập 1-2. Nhà xuất bản Hồng Đức.


Herzberg, F. (1964). The Motivation-Hygiene Concept and Problems of Manpower.


<i>Personnel Administrator, 27, 3–7. </i>


<i>Herzberg, F., Mausner, B., & Barbara, B. (1959). The Motivation to Work (2nd ed.). </i>


New York: John Wiley.


<i>Locke, E. A. (1976). The nature and causes of job satisfaction, Handbook of </i>


<i>industrial and Organizational Psychology. Chicago: Rand McNally. </i>


<i>Maslow, A. H. (1954). Motivation and Personality. New York: Harper and Row. </i>


<i>Nguyễn Thống (2015). Phương Pháp định lượng trong quản lý. Trường Đại Học </i>



Bách Khoa TP HCM.


Nguyễn Trọng Hoài (2007). Các phương pháp phân tích. Chương trình giảng dạy


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

-ii-


Nguyễn Minh Trí (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong cơng việc


<i>của nhân viên tín dụng ngân hàng tại địa bàn TP HCM. Luận văn thạc sĩ Trường </i>


<i>Đại học Kinh tế TP.HCM. </i>


<i>Spector, P. E. (1997). Job satisfaction: Application, assessment, causes, and </i>


<i>consequences. Thousand Oaks, CA Sage </i>


<i>Stanton, J. M., Crossley. (2000). Electronic resources for the JDI and JIG. Bowling </i>


GreenState University.


<i>Trần Kim Dung, & Trần Hoài Nam (2005). Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và </i>


<i>sự cam kết gắn bó với tổ chức. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đại học Kinh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

-iii-


<b>PHỤ LỤC A: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM </b>



<b>1. PHẦN GIỚI THIỆU </b>


Xin chào các Anh/Chị,


Tôi xin cảm ơn Anh/Chị đã có mặt và tham gia buổi thảo luận cho
<b>đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong cơng việc của </b>


<b>nhân viên tín dụng ngân hàng tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. </b>
Sự tham gia của các anh/chị trong buổi thảo luận này là hồn tồn tự nguyện, khơng


có bất kỳ sự tác động nào đối với việc trả lời và đóng góp ý kiến của các anh/chị. Vì


vậy, tơi rất mong nhận được sự tham gia tích cực và những ý kiến đóng góp, thẳng


thắn cho đề tài. Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn tất cả các anh/chị.


<b>2. NỘI DUNG CHÍNH </b>
<b>Mơ hình lý thuyết: </b>


Câu hỏi 1: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân


viên tín dụng ngân hàng tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


...


...


Câu hỏi 2: Dựa trên mơ hình 05 nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong


công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình đối với 5 nhân tố đó:



Đồng ý Khơng đồng ý Không ý kiến


Bản chất công việc   


Cơ hội đào tạo và thăng tiến   


Lãnh đạo   


Đồng nghiệp   


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

-iv-


Anh/Chị cịn bổ sung thêm nhân tố nào hay khơng?


...


...


...


...


<b>Điều chỉnh thang đo </b>


Theo quý Anh/Chị, nội dung nào của nhân tố bản chất công việc phù hợp để
đo lường sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng:


1. Năng lực chuyên môn của anh/chị phù hợp với cơng việc (BC1)


2. Cơng việc có tính thử thách, kích thích làm việc. (BC2)



3. Cơng việc có nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ. (BC3)


4. Công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng và xã hội? (BC4)


5. Yếu tố khác:………..


Theo quý Anh/Chị, nội dung nào của yếu tố cơ hội và đào tạo thăng tiến phù
hợp để đo lường sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng:


1. Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rõ ràng, minh bạch. (DT1)


2. Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để thăng tiến Anh/Chị. (DT2)


3. Ngân hàng tạo điều kiện tốt cho Anh/Chị để học tập, phát triển kiến thức và


kỹ năng. (DT3)


4. Nền tảng đào tạo của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nếu làm việc ở vị trí
khác, nơi khác. (DT4)


5. Yếu tố khác………


Theo quý Anh/Chị, nội dung nào của nhân tố lãnh đạo phù hợp để đo lường sự
thỏa mãn của nhân viên tín dụng:


1. Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và tin tưởng Anh/Chị. (LD1)


2. Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân viên. (LD2)



3. Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục tiêu phát triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

-v-


4. Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch. (LD4)


5. Yếu tố khác………


Theo quý Anh/Chị, nội dung nào của nhân tố đồng nghiệp phù hợp để đo lường


sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng:


1. Đồng nghiệp của Anh/Chị gần gũi, hoà đồng. (DN1)


2. Đồng nghiệp có chia sẽ khó khăn cơng việc. (DN2)


3. Đồng nghiệp có năng lực, làm việc hết mình vì tổ chức. (DN3)


4. Yếu tố khác………


Theo quý Anh/Chị, nội dung nào của nhân tố thu nhập phù hợp để đo lường sự


thỏa mãn của nhân viên tín dụng:


1. Thu nhập tương xứng với năng lực của Anh/Chị. (TN1)


2. Thu nhập trang trải được chi phí cuộc sống. (TN2)


3. Thu nhập ở ngân hàng cao hơn so với ngành nghề khác. (TN3)



4. Ngân hàng có các chính sách khen thưởng phúc lợi tốt. (TN4)


5. Yếu tố khác………


Theo Anh /Chị, nội dung nào phù hợp đo lường sự thỏa mãn của nhân viên


tín dụng


1. Anh/chị thoả mãn với công việc hiện tại? (TM1)


2. Anh/chị sẽ gắn bó lâu dài với cơng việc tại ngân hàng này. (TM2)


3. Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân làm tín dụng tại ngân hàng


này. (TM3)


4. Yếu tố khác:………..


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

-vi-


<b>PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH </b>



stt Họ và tên Chức vụ Nơi công tác


1 Nguyễn Xuân Hồng Giám đốc Ban Giám đốc BIDV


2 Nguyễn Thành Long Phó Giám đốc Ban Giám đốc HDBank


3 Lê Trung Dũng Phó Giám đốc Ban Giám đốc VPBank



4 Lê Thúy Kiều Trưởng phòng


Phòng Giao dịch khách
hàng doanh nghiệp


Agribank


5 Đinh Thị Quỳnh Anh Trưởng phòng


Phòng Giao dịch khách
hàng cá nhân Á Châu


6 Nguyễn Thúy An Phó trưởng phòng


Phòng Giao dịch khách
hàng cá nhân Eximbank


7 Ngơ Quang Trí Trưởng phịng


Phịng Khách hàng doanh
nghiệp HDBank


8 Nguyễn Văn Hiếu Phó trưởng phịng


Phịng Khách hàng doanh
nghiệp HDBank


9 Đỗ Quang Thái


Phó trưởng phịng


phụ trách


Phịng Khách hàng cá
nhân Á Châu


10 Nguyễn Thị Hồi Thu Phó trưởng phịng


Phịng Khách hàng cá
nhân Agribank


<b>KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH MƠ HÌNH </b>



Đồng ý
Không
đồng ý
Không
ý kiến
Ghi chú


Bản chất công việc 10


Cơ hội đào tạo và thăng tiến 10


Lãnh đạo 10


Đồng nghiệp 10


Thu nhập 10


Rủi ro nghề nghiệp 10



Kết quả nghiên
cứu định tính


Kết quả hiệu chỉnh thang đo:



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

-vii-


Thang đo của Nguyễn Minh


Trí (2016) Kết quả nghiên cứu định tính


Mức độ điều chỉnh


- Bản chất công việc: - Bản chất công việc:
1. Năng lực chuyên môn


của anh/chị phù hợp với
công việc (BC1)


1. Năng lực chun mơn của
anh/chị thích hợp với cơng việc
đảm trách (BC1)


Điều chỉnh thuật ngữ
cho rõ nghĩa


2. Cơng việc có tính thử
thách, kích thích làm việc.
(BC2)



2. Công việc có tính thử
thách, kích thích làm việc.
(BC2)


Giữ ngun


3. Cơng việc có nhiều quy
trình, thủ tục chặt chẽ.
(BC3)


3. Cơng việc có nhiều quy
trình chặt chẽ. (BC3)


Điều chỉnh thuật ngữ
cho rõ nghĩa


4. Công việc mang ý nghĩa
quan trọng đối với ngân
hàng và xã hội? (BC4)


4. Công việc mang ý nghĩa
quan trọng đối với ngân hàng và
xã hội? (BC4)


Giữ nguyên


- Cơ hội đào tạo thăng
tiến



- Cơ hội đào tạo thăng
tiến


1. Chính sách thăng tiến
của Ngân hàng rõ ràng,
minh bạch. (DT1)


1. Chính sách thăng tiến của
Ngân hàng rõ ràng, minh bạch
và công bằng (DT1)


Điều chỉnh thuật ngữ
cho rõ nghĩa


2. Ngân hàng tạo nhiều cơ
hội để thăng tiến Anh/Chị.
(DT2)


2. Ngân hàng tạo nhiều cơ
hội để thăng tiến Anh/Chị.
(DT2)


Giữ nguyên


3. Ngân hàng tạo điều kiện
tốt cho Anh/Chị để học tập,
phát triển kiến thức và kỹ
năng. (DT3)


3. Ngân hàng tạo điều kiện


tốt cho Anh/Chị để học tập,
phát triển kiến thức và kỹ năng.
(DT3)


Giữ nguyên


4. Nền tảng đào tạo của
ngân hàng tạo điều kiện
thuận lợi nếu làm việc ở vị
trí khác, nơi khác. (DT4)


4. Nền tảng đào tạo của ngân
hàng tạo điều kiện thuận lợi nếu
làm việc ở vị trí khác, nơi khác.
(DT4)


Giữ nguyên


- Lãnh đạo - Lãnh đạo
1. Cấp trên của Anh/Chị


tôn trọng và tin tưởng
Anh/Chị. (LD1)


1. Cấp trên của Anh/Chị tôn
trọng và đặt niềm tin tưởng vào
Anh/Chị. (LD1)


Điều chỉnh thuật ngữ
cho rõ nghĩa



2. Cấp trên của Anh/Chị
gần gũi và lắng nghe ý kiến
nhân viên. (LD2)


2. Cấp trên của Anh/Chị gần
gũi và lắng nghe ý kiến nhân
viên. (LD2)


Giữ nguyên


3. Cấp trên của Anh/Chị
có năng lực hướng tổ chức
đến mục tiêu phát triển
chung. (LD3)


3. Cấp trên của Anh/Chị có
năng lực hướng tổ chức đến
mục tiêu phát triển chung.
(LD3)


Giữ nguyên


4. Cấp trên luôn hỗ trợ
nhân viên, công bằng minh
bạch. (LD4)


4. Cấp trên luôn hỗ trợ nhân
viên, công bằng minh bạch.
(LD4)



Giữ nguyên


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

-viii-


1. Đồng nghiệp của


Anh/Chị gần gũi, hoà đồng.
(DN1)


1. Đồng nghiệp của Anh/Chị
gần gũi, hoà đồng. (DN1)


Giữ nguyên


2. Đồng nghiệp có chia sẽ
khó khăn công việc. (DN2)


2. Đồng nghiệp có chia sẽ
khó khăn cơng việc. (DN2)


Giữ nguyên


3. Đồng nghiệp có năng
lực, làm việc hết mình vì tổ
chức. (DN3)


3. Đồng nghiệp có năng lực,
làm việc hết mình vì tổ chức.
(DN3)



- Thu nhập - Thu nhập
1. Thu nhập tương xứng


với năng lực của Anh/Chị.
(TN1)


1. Thu nhập tương xứng với
năng lực của Anh/Chị. (TN1)


Giữ nguyên


2. Thu nhập trang trải
được chi phí cuộc sống.
(TN2)


2. Thu nhập trang trải được
chi phí cuộc sống. (TN2)


Giữ nguyên


3. Thu nhập ở ngân hàng
cao hơn so với ngành nghề
khác. (TN3)


3. Thu nhập ở ngân hàng cao
hơn so với ngành nghề khác.
(TN3)


Giữ nguyên



4. Ngân hàng có các chính
sách khen thưởng phúc lợi
tốt. (TN4)


4. Ngân hàng có các chính
sách khen thưởng phúc lợi tốt.
(TN4)


Giữ nguyên


- Rủi ro nghề nghiệp - Rủi ro nghề nghiệp
1. Anh/Chị bị áp lực phải


chấp nhận rủi ro trong quá
trình làm việc. (áp lực cấp
trên, áp lực chỉ tiêu, khách
hàng…) (RR1)


1. Anh/Chị bị áp lực phải
chấp nhận rủi ro trong quá trình
làm việc. (áp lực cấp trên, áp
lực chỉ tiêu, khách hàng…)
(RR1)


Kết quả nghiên cứu
định tính


2. Anh/Chị thường xuyên
gặp rủi ro trong quá trình


làm việc. (RR2)


2. Anh/Chị thường xuyên
gặp rủi ro trong quá trình làm
việc. (RR2)


Kết quả nghiên cứu
định tính


3. Anh/Chị khơng thể tránh
được rủi ro công việc.
(RR3)


3. Anh/Chị không thể tránh
được rủi ro cơng việc. (RR3)


Kết quả nghiên cứu
định tính


4. So với ngành nghề
khác, nghề tín dụng là nghề
rủi ro nhất. (RR4)


4. So với ngành nghề khác,
nghề tín dụng là nghề rủi ro
nhất. (RR4)


Kết quả nghiên cứu
định tính



- Sự thỏa mãn - Sự thỏa mãn
1. Anh/chị thoả mãn với


công việc hiện tại? (TM1)


1. Anh/chị thoả mãn với


công việc hiện tại? (TM1) Giữ nguyên
2. Anh/chị sẽ gắn bó lâu dài


với công việc tại ngân hàng
này. (TM2)


2. Anh/chị sẽ gắn bó lâu dài
với công việc tại ngân hàng này.
(TM2)


Giữ nguyên


3. Anh/chị sẽ giới thiệu
cho bạn bè, người thân làm
tín dụng tại ngân hàng này.
(TM3)


3. Anh/chị sẽ giới thiệu cho
bạn bè, người thân làm tín dụng
tại ngân hàng này. (TM3)


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

-ix-



<b>PHỤ LỤC C: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC </b>



BCH số: …….


<i><b>Kính chào các anh (chị)! </b></i>


Tôi là Nguyễn Minh Tâm. Hiện nay, Tôi đang nghiên cứu về sự thỏa mãn


trong công việc của nhân viên tín dụng đối với các ngân hàng. Sự trả lời khách quan


của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành cơng của cơng trình nghiên cứu này.


Tồn bộ thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.


Rất mong sự giúp đỡ của quý anh/chị. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


Sau đây là những phát biểu liên quan đến cảm nhận của anh/chị. Xin anh/chị


vui lòng trả lời bằng cách chọn 1 trong 5 giá trị bằng cách đánh dấu X vào ơ thích


hợp. Những con số này thể hiện mức độ anh/chị đồng ý hay không đồng ý đối với


các phát biểu theo qui ước.


1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý


<i><b>Phần 1: Nội dung khảo sát: </b></i>


Câu 1 <sub>Năng lực chuyên môn của anh/chị phù hợp </sub>
với công việc đảm trách (BC1)



1 2 3 4 5


Câu 2 Cơng việc có tính thử thách, kích thích làm
việc. (BC2)


1 2 3 4 5


Câu 3 Công việc có nhiều quy trình chặt chẽ.
(BC3)


1 2 3 4 5


Câu 4 Công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với
ngân hàng và xã hội? (BC4)


1 2 3 4 5


Câu 5 Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rõ
ràng, minh bạch và công bằng (DT1)


1 2 3 4 5


Câu 6 Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để thăng tiến
Anh/Chị. (DT2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

-x-


Câu 7 Ngân hàng tạo điều kiện tốt cho Anh/Chị
để học tập, phát triển kiến thức và kỹ năng.


(DT3)


1 2 3 4 5


Câu 8 Nền tảng đào tạo của ngân hàng tạo điều
kiện thuận lợi nếu làm việc ở vị trí khác,
nơi khác. (DT4)


1 2 3 4 5


Câu 9 Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và đặt
niềm tin vào Anh/Chị. (LD1)


1 2 3 4 5


Câu 10 Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe
ý kiến nhân viên. (LD2)


1 2 3 4 5


Câu 11 Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ
chức đến mục tiêu phát triển chung. (LD3)


1 2 3 4 5


Câu 12 Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng
minh bạch. (LD4)


1 2 3 4 5



Câu 13 Đồng nghiệp của Anh/Chị gần gũi, hoà
đồng. (DN1)


1 2 3 4 5


Câu 14 Đồng nghiệp có chia sẽ khó khăn cơng
việc. (DN2)


1 2 3 4 5


Câu 15 Đồng nghiệp có năng lực, làm việc hết
mình vì tổ chức. (DN3)


1 2 3 4 5


Câu 16 Thu nhập tương xứng với năng lực của
Anh/Chị. (TN1)


1 2 3 4 5


Câu 17 Thu nhập trang trải được chi phí cuộc sống.
(TN2)


1 2 3 4 5


Câu 18 Thu nhập ở ngân hàng cao hơn so với
ngành nghề khác (TN3)


1 2 3 4 5



Câu 19 Ngân hàng có các chính sách khen thưởng
phúc lợi tốt. (TN4)


1 2 3 4 5


Câu 20 Anh/Chị bị áp lực phải chấp nhận rủi ro
trong quá trình làm việc. (áp lực cấp trên,
áp lực chỉ tiêu, khách hàng…) (RR1)


1 2 3 4 5


Câu 21 Anh/Chị thường xuyên gặp rủi ro trong quá
trình làm việc. (RR2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

-xi-


Câu 22 Anh/Chị không thể tránh được rủi ro công
việc. (RR3)


1 2 3 4 5


Câu 23 So với ngành nghề khác, nghề tín dụng là
nghề rủi ro nhất. (RR4)


1 2 3 4 5


Câu 24 Anh/chị thoả mãn với công việc hiện tại?
(TM1)


1 2 3 4 5



Câu 25 Anh/chị sẽ gắn bó lâu dài với cơng việc tại
ngân hàng này. (TM2)


1 2 3 4 5


Câu 26 Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn bè, người
thân làm tín dụng tại ngân hàng này.
(TM3)


1 2 3 4 5


<b>Phần 2: Thơng tin cá nhân</b>


<b> (Xin anh (chị) vui lịng đánh dấu  hoặc X vào ơ trống  thích hợp nhất)</b>


<b>1. Giới tính: </b>
<b> Nam </b>


<b> Nữ</b>


<b>2. Độ tuổi: </b>


 < 20


 Từ 20-25


<b> Từ 26-30 </b>


<b> > 30</b>



<b>3. Trình độ </b>
 Dưới đại học


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

-xii-


 Trên đại học


<b>4. Thu nhập </b>


 Dưới 4.000.000 VNĐ


 Từ 4.000.000 đến dưới 7.000.000 VNĐ


 Từ 7.000.000 đến 10.000.000 VNĐ


 Trên 10.000.000 VNĐ


<b>5. Ngân hàng công tác </b>


 Agribank;  Á Châu,  Eximbank;  VPbank;  HDbank;  SeABank


<b>6. Kinh nghiệm </b>
 Dưới 1 năm


 Từ 1 đến 3 năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

-xiii-


<b>PHỤ LỤC C </b>




<b>1. Kiểm định hệ số Cronbach alpha </b>


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's
Alpha


N of Items


.877 4


<b>Item-Total Statistics </b>


Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance
if Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


BC1 10.02 10.636 .756 .833



BC2 9.94 10.393 .770 .828


BC3 10.00 10.961 .747 .837


BC4 10.04 11.300 .665 .868


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's
Alpha


N of Items


.866 4


<b>Item-Total Statistics </b>


Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance
if Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item



Deleted


RR1 10.47 10.530 .755 .816


RR2 10.46 9.155 .805 .790


RR3 10.57 9.956 .739 .819


RR4 10.75 11.038 .580 .882


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's
Alpha


N of Items


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

-xiv-


<b>Item-Total Statistics </b>


Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance
if Item Deleted


Corrected
Item-Total


Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


LD1 9.02 12.100 .604 .837


LD2 8.97 10.876 .718 .790


LD3 9.12 10.227 .721 .789


LD4 9.12 11.102 .694 .800


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's
Alpha


N of Items


.773 4


<b>Item-Total Statistics </b>


Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance


if Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


TN1 11.20 3.647 .489 .761


TN2 11.59 3.294 .594 .708


TN3 11.47 3.055 .639 .683


TN4 11.16 3.573 .587 .715


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's
Alpha


N of Items


.865 4


<b>Item-Total Statistics </b>



Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance
if Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


DT1 10.34 10.216 .661 .850


DT2 10.54 8.797 .772 .804


DT3 10.52 9.726 .729 .824


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

-xv-


<b>Reliability Statistics </b>


Cronbach's
Alpha


N of Items



.880 3


<b>Item-Total Statistics </b>


Scale Mean if
Item Deleted


Scale Variance
if Item Deleted


Corrected
Item-Total
Correlation


Cronbach's
Alpha if Item


Deleted


TM1 6.40 6.532 .757 .848


TM2 6.50 5.000 .828 .778


TM3 6.49 5.871 .740 .855


<b>2. Phân tích nhân tố khám phá EFA </b>


<b>KMO and Bartlett's Test </b>


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .787



Bartlett's Test of Sphericity


Approx. Chi-Square 2071.493


df 253


Sig. .000


<b>Total Variance Explained </b>


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings


Rotation Sums of Squared
Loadings


Total % of
Variance


Cumulative
%


Total % of
Variance


Cumulative
%


Total % of


Variance


Cumulative
%
1 4.691 20.395 20.395 4.691 20.395 20.395 3.001 13.047 13.047
2 4.406 19.157 39.552 4.406 19.157 39.552 2.976 12.941 25.988
3 2.463 10.711 50.263 2.463 10.711 50.263 2.901 12.615 38.602
4 2.177 9.466 59.729 2.177 9.466 59.729 2.792 12.139 50.742
5 1.482 6.444 66.173 1.482 6.444 66.173 2.458 10.687 61.428
6 1.026 4.462 70.635 1.026 4.462 70.635 2.118 9.207 70.635
7 .734 3.192 73.827


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

-xvi-


14 .413 1.793 89.541
15 .407 1.769 91.310
16 .348 1.511 92.820
17 .318 1.385 94.205
18 .282 1.226 95.431
19 .263 1.143 96.575
20 .241 1.046 97.621
21 .217 .945 98.565
22 .184 .802 99.367
23 .146 .633 100.000


<b>Rotated Component Matrixa</b>


Component


1 2 3 4 5 6



BC1 .856


BC2 .866


BC3 .835


BC4 .777


RR1 .830


RR2 .895


RR3 .829


RR4 .732


LD1 .749


LD2 .824


LD3 .806


LD4 .771


DN1 .727


DN2 .799


DN3 .816



TN1 .699


TN2 .786


TN3 .813


TN4 .765


DT1 .766
DT2 .870
DT3 .826
DT4 .786


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

-xvii-


<b>Total Variance Explained </b>


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %


1 2.431 81.037 81.037 2.431 81.037 81.037


2 .359 11.966 93.004


3 .210 6.996 100.000


Extraction Method: Principal Component Analysis.


<b>Variables Entered/Removeda</b>



Model Variables
Entered


Variables
Removed


Method


1 DT, BC, TN,


RR, LD, DNb . Enter


a. Dependent Variable: TM
b. All requested variables entered.


<b>Model Summary </b>


Model R R Square Adjusted R
Square


Std. Error of the
Estimate


1 .559a <sub>.313 </sub> <sub>.289 </sub> <sub>.9863954 </sub>


a. Predictors: (Constant), DT, BC, TN, RR, LD, DN


<b>ANOVAa</b>



Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.


1


Regression 76.586 6 12.764 13.119 .000b


Residual 168.325 173 .973


Total 244.910 179


a. Dependent Variable: TM


b. Predictors: (Constant), DT, BC, TN, RR, LD, DN


<b>Coefficientsa</b>


Model Unstandardized Coefficients Standardized
Coefficients


t Sig.


B Std. Error Beta


1


(Constant) .164 .609 .269 .788


BC .210 .075 .193 2.794 .006


RR -.405 .079 -.360 -5.137 .000



LD .363 .081 .336 4.487 .000


DN .167 .087 .152 1.917 .057


TN .284 .126 .144 2.250 .026


</div>

<!--links-->

×