Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bai thu hoach lop boi duong ky nang lanh dao cap phong 5 - Linh vuc khen thuong hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.81 KB, 11 trang )

I. MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, việc khen thưởng đối với học sinh là một trong các biện
pháp giáo dục quan trọng trong nhà trường, nhằm mục đích khuyến khích, động
viên học sinh phấn đấu vươn lên và học tập theo các tấm gương tốt để tu dưỡng,
rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Công tác khen thưởng những học sinh gương mẫu, có thành tích cao trong
học tập phải tiến hành kịp thời nhầm kích thích sự phấn đấu vươn lên của học
sinh. Tạo ra dư luận tốt trong nhà trường và ngồi xã hội.
Có khen thì phải có thưởng nhầm mục đích động viên, khích lệ tinh thần
để các em có nhiều tiến bộ hơn nữa trong học tập cũng như trong quá trình rèn
luyện, trao dồi phẩm chất và đạo đức của bản thân, từng bước phát huy được nội
lực của bản thân.
Việc khen thưởng đúng đắn, kịp thời sẽ góp phần tích cực vào việc củng
cố và phát triển phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, từ đó
từng bước thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó việc khen thưởng không đúng đối tượng, dẫn đến mất niềm
tin của học sinh và phụ huynh tạo ra nhiều dư luận không tốt đối với ngành giáo
dục.
Như vậy, cần phải đảm bảo các ngun tắc chính xác, khách quan, vơ tư,
khơng định kiến, hẹp hịi, tùy tiện, dân chủ, bình đẳng, có lí có tình đối với mọi
học sinh.
Chính vì những lý do nêu trên, bản thân chọn tiểu luận: “Giải quyết
khiếu nại về việc khen thưởng học sinh Trường THCS C”.

1


II. NỘI DUNG
1. Mơ tả tình huống.
Ngày 20 tháng 5 năm 2017, trường THCS C (trực thuộc Phòng Giáo dục
và Đào tạo X) phát bảng tổng hợp kết quả học tập của học sinh năm học 20162017. Ngày hôm sau, ông Nguyễn Văn A là cha của em Nguyễn Văn B học lớp


9A2 trường THCS C, đến gặp trực tiếp Hiệu trưởng nộp đơn khiếu nại kết quả
xếp thứ hạng của con ông.
Lý do khiếu nại: em Nguyễn Văn B và em Huỳnh Văn D trên bảng tổng
hợp kết quả cuối năm có điểm trung bình các mơn cuối năm (9,5), học lực
(Giỏi), hạnh kiểm (Tốt) giống nhau nhưng tại sao em Nguyễn Văn B hạng nhì,
cịn em Huỳnh Văn D thì hạnh nhất đề nghị nhà trường làm rõ.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A, Hiệu trưởng
nhà trường giải thích với ơng Nguyễn Văn A như sau: trên danh sách công bố
kết quả cuối năm là như thế nhưng em Nguyễn Văn B có điểm trung bình các
mơn cuối năm (9,47), cịn em Huỳnh Văn D có điểm trung bình các mơn cuối
năm (9,52), nên khi làm trịn một chữ số thập phân thì hai em có điểm trung bình
các mơn cuối năm bằng nhau (9,5). Trường hợp này đã thông qua bàn luận trong
phiên họp Hội đồng khen thưởng học sinh cuối năm rồi.
Ơng Nguyễn Văn A nói, anh nói vậy thì tơi biết lý do rồi nhưng theo
Khoảng 3, Điều 11 của “thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 12 tháng
12 năm 2011”. Điểm trung bình các mơn cả năm học nếu là số thập phân được
lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm trịn số.
Hiệu trưởng nói biết là vậy nhưng xếp đồng hạng nhà trường khơng có
kinh phí khen thưởng. Bởi vì kinh phí cấp trên đưa về chỉ phát đủ hạng nhất,
nhì, ba theo “Cơng văn số 235/UBND-LTPP, ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh “Đ””.
Ơng Nguyễn Văn A hỏi anh làm cơng tác trồng người, tiền quan trọng hơn
việc ảnh tâm lý của con tôi sao? Nên ông Nguyễn Văn A cảm thấy việc giải
2


quyết của Hiệu trưởng là không thỏa đáng.
Ngày 22 tháng 5 năm 2017 ông Nguyễn Văn A tiếp tục gửi đơn khiếu nại
đến Phòng Giáo dục và Đào tạo X. Sau khi nhận được đơn khiếu nại Phòng Giáo
dục ra quyết định thành lập tổ xác minh để làm rõ sự việc.

2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
- Giải quyết khiếu nại trong công tác thi đua một cách kịp thời, thỏa đáng,
không để dư luận xã hội không tốt đối với đội ngũ nhà giáo nhằm củng cố lòng
tin của phụ huynh học sinh cũng như nhân dân đối với cán bộ, viên chức nhà
trường và ngành giáo dục.
- Xử lý nghiêm minh, đúng Luật giáo dục đối với trường hợp vi phạm
những quy định về công tác thi đua trong trường phổ thông.
- Bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, phụ huynh học
sinh.
- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo của chính
quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý giáo dục, tăng
cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giáo dục, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương
trong xã hội.
- Góp phần chấn chỉnh công tác quản lý của nhà trường về công tác thi
đua của học sinh cuối năm.
- Thực hiện tốt phương châm: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật” trong nhà trường.
3. Phân tích tình huống.
a. Ngun nhân.
Năm học 2016-2017, công tác xét thi đua cuối năm của học sinh Lớp
9A2, trường THCS C (trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo X) có hai học sinh
kết quả cuối năm như nhau theo “thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày
12 tháng 12 năm 2011”. Nhưng để khen thưởng hạng nhất, nhì, ba theo “Cơng
văn số 235/UBND-LTPP, ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
3


“Đ””. Nhà trường xét thi đua và xếp hạng học sinh bằng cách khơng làm trịn
điểm, để có nhiều chữ số thập phân. Làm cơ sở cho việc xếp hạng, tránh bị trùng
hạng vì nếu trùng hạng nhà trường khơng có kinh phí để khen thưởng thêm

những trường hợp này. Ông Nguyễn Văn A cho rằng nếu làm như thế thì đánh
giá con ơng khơng đúng theo “thơng tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 12
tháng 12 năm 2011” và xếp hạng nhì ảnh hưởng đến tâm lý con ơng.
Chưa có văn bản hướng dẫn xếp thứ hạng học sinh nhưng có văn bản
khen thưởng theo thứ hạng. “Công văn số 235/UBND-LTPP, ngày 23 tháng 5
năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Đ”” dẫn đến nhà trường gặp khó khăn
trong việc xếp hạng học sinh.
 Chủ quan:
- Hiệu trưởng nhà trường xếp hạng học sinh dựa vào điểm trung bình các
mơn cuối năm khơng làm trịn một chữ số thập phân.
- Giáo viên chủ nhiệm không họp phụ huynh học sinh kịp thời để thông
báo kết quả cuối năm và đưa ra các vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ (giáo viên
chủ nhiệm chỉ đưa bản điểm tổng hợp cho học sinh).
 Khách quan:
- Công tác quản lý của các cấp, ngành cịn nhiều hạn chế, nhất là cơng tác thi
đua và khen thưởng.
- Nhà trường khơng đủ kinh phí phát thưởng cho các em học sinh đồng thứ
hạng.
- Khó khăn trong khâu quyết tốn kinh phí khen thưởng bởi vì “Công văn số
235/UBND-LTPP, ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Đ””
Quy định mỗi lớp chỉ có 3 hạng nhất, nhì, ba.
- Do thời gian cuối năm học có nhiều cơng việc nên giáo viên chủ nhiệm chưa
kịp thời mời phụ huynh dự họp để thông báo kết quả học tập cuối năm của con
em phụ huynh.
b. Hậu quả
4


- Học sinh đủ điều kiện hạng nhất nhưng lại xếp hạng nhì, dẫn đến mất niềm
tin của học sinh và phụ huynh tạo ra nhiều dư luận không tốt đối với ngành giáo

dục.
- Dẫn đến sự bất cập giữa đơn vị này với đơn vị khác tạo ra dư luận trong xã
hội, mỗi đơn vị có cách làm khác nhau khơng đồng nhất.
- Làm mất lịng tin của phụ huynh đối với nhà trường, ảnh hưởng đến danh
dự, uy tín của nhà trường và của ngành.
4. Đề xuất những giải pháp.
 Giải pháp 1: Phòng Giáo dục cần phải giải quyết khiếu nại đúng quy
trình, trình tự giải quyết khiếu nại và đúng Luật khiếu nại.
Ưu điểm: Giải quyết chính xác, thỏa đáng, đúng quy trình khiếu nại.
Khuyết điểm: Mất nhiều thời gian, gây nên dư luận không tốt đến uy tín
của nhà trường.
 Giải pháp 2: Thơng báo cho Hiệu trưởng nhà trường biết về việc khiếu
nại của ông Nguyễn Văn A, hướng dẫn nhà trường mở phiên họp giữa lãnh đạo
Phòng Giáo dục, Hội đồng khen thưởng học sinh cuối năm của trường cùng ông
Nguyễn Văn A. Chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan để làm rõ quan điểm
của nhà trường.
Ưu điểm: Giải quyết nhanh chóng khiếu nại của phụ huynh. Thực hiện tốt
việc tư vấn, thúc đẩy đối với đơn vị trực thuộc.
Khuyết điểm: nếu khơng thỏa đáng, khơng đúng quy trình giải quyết khiếu
nại. Ông Nguyễn Văn A tiếp tục khiếu nại lên cấp trên.



Qua ưu điểm và khuyết điểm của hai phương án trên, nhận định lý do

khiếu nại ở phạm vi hẹp, sắp đến ngày tổng kết khen thưởng nên Phòng Giáo
dục lựa chọn giải pháp thứ hai để giải quyết đơn khiếu nại của ông A.
5. Tổ chức thực hiện giải pháp để đạt mục tiêu đề ra.
 Tổ chức thực hiện giải pháp 1
5



Đây là đơn khiếu nại nên được giải quyết theo Luật khiếu nại năm 2011,
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ và quy định cụ
thể tại thơng tư số 07/2013/TT - TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính
phủ (có hiệu lực từ ngày 16/12/2013).
Quy trình giải quyết khiếu nại.
Bước 1. Tiếp nhận khiếu nại: nhận đơn, phân loại đơn.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại (theo điều 11 Luật
khiếu nại năm 2011) mà ông Nguyễn Văn A khiếu nại lần hai ngày 22 tháng 5
năm 2017. Đơn đủ điều kiện để thụ lý.
Bước 2. Thụ lý khiếu nại: nghiên cứu các điều kiện thụ lý đơn.
Ngày 23 tháng 5 năm 2017, tiến hành thụ lý khiếu nại. Xác định xem đơn
có ghi rõ ngày tháng năm khiếu nại, địa chỉ của người khiếu nại, nội dung khiếu
nại, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại cần giải quyết khiếu nại, yêu
cầu của ông Nguyễn Văn A là: em Nguyễn Văn B và em Huỳnh Văn D trên
bảng tổng hợp kết quả cuối năm có điểm trung bình các mơn cuối năm (9,5), học
lực (Giỏi), hạnh kiểm (Tốt) giống nhau nhưng tại sao em Nguyễn Văn B hạng
nhì, cịn em Huỳnh Văn D hạng nhất, đề nghị nhà trường làm rõ. Đơn này là do
cha của em Nguyễn Văn B viết và ký tên. Thời gian khiếu nại là đúng .
Như vậy, đây là đơn khiếu nại đủ điều kiện thụ lý (có chữ ký của người
khiếu nại, ơng Nguyễn Văn A là cha ruột của em Nguyễn Văn B, thời hạn khiếu
nại còn hiệu lực).
 Xác định nội dung khiếu nại: Nội dung đơn: về yêu cầu của ông
Nguyễn Văn A khiếu nại việc xếp thứ hạng của con ông là em Nguyễn Văn B
lớp 9A2.Vì vậy, đây là nội dung thực hiện quyền lợi đối với học sinh.
Tóm lại, đây là đơn khiếu nại lần hai, đủ điều kiện thụ lý và đúng thẩm
quyền người giải quyết của lãnh đạo Phòng Giáo dục.
Bước 3. Giải quyết khiếu nại: Thành lập tổ xác minh, tiến hành xác minh, kết
luận kết quả xác minh, kiến nghị giải quyết.

6


- Thành lập tổ xác minh từ ba thành viên trở lên và có chun mơn về lĩnh vực
cần xác minh.
- Tiến hành xác minh:
+ Tổ xác minh lập kế hoạch để giải quyết khiếu nại, khâu chuẩn bị về
nhân sự cần triệu tập xác minh, nghiên cứu và tìm hiểu rõ các Chỉ thị, Thông tư
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo về thi
đua khen thưởng của học sinh THCS (thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành
ngày 12 tháng 12 năm 2011; Công văn số 235/UBND-LTPP, ngày 23 tháng 5
năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Đ”).
+ Thu thập các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến việc thi đua khen
thưởng của học sinh Nguyễn Văn B gồm : Biên bản xét thi đua của học sinh
cuối năm, sổ gọi tên ghi điểm, học bạ, sổ điểm cá nhân của giáo viên, bảng tổng
hợp kết quả học tập cuối năm của lớp …
+ Lập kế hoạch và thời gian tiến hành xác minh từ ngày 27 tháng 5 năm
2017 đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
+ Làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại (khoản 4 điều
29 Luật khiếu nại).
+ Tổ xác minh mời những đối tượng có liên quan: các ông, bà trong hội
đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, ông Nguyễn Văn A,…
+ Sau khi xác minh các tài liệu, chứng cứ liên quan và làm việc với cá
nhân có liên quan xong. Tổ xác minh báo cáo kết quả nội dung xác minh bằng
văn bản cho Ban lãnh đạo nhà trường và đề nghị hướng xử lý.
Bước 4. Ra quyết định và công bố quyết định.
+ Ban hành, gửi và công khai quyết định giải quyết khiếu nại: lập và quản
lí hồ sơ khiếu nại (theo khoản 3 điều 34 Luật khiếu nại năm 2011).
+ Quá trình xác minh sự việc đã rõ, tổ xác minh lập và quản lý hồ sơ.

7


+ Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục ban hành quyết định công khai giải quyết
sự việc cho người khiếu nại và người bị khiếu nại.
Bước 5. Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ.
Sửa kết quả xếp hạng cuối năm học 2016-2017 của em Nguyễn Văn B là
hạng nhất.
 Tổ chức thực hiện giải pháp 2
Sau khi thụ lý đơn ơng Nguyễn Văn A. Lãnh đạo Phịng viết thơ mời ông
Nguyễn Văn A đến trao đổi như sau: cho ông Nguyễn Văn A biết đơn khiếu nại
thì phải giải quyết theo quy trình khiếu nại, mất nhiều thời gian, dẫn đến học
sinh mất quyền lợi. Nhưng quan điểm của Phịng Giáo dục ln đặt quyền lợi
của học sinh lên trên hết. Còn vài ngày nữa là đến ngày tổng kết năm học, muốn
giải quyết sớm để đem lại quyền lợi cho con ơng. Ơng có đồng ý tổ chức buổi
họp để giải quyết không? Sau khi nghe lãnh đạo Phịng Giáo dục phân tích. Ơng
đồng ý tổ chức buổi họp để giải quyết.
Lãnh đạo Phòng Giáo dục gọi điện thoại mời Hiệu trưởng nhà trường đến
Phịng Giáo dục có việc cần trao đổi.
Có đơn khiếu nại ơng Nguyễn Văn A, yêu cầu Hiệu trưởng trình bày lại
sự việc đầy đủ, rõ ràng và thơng báo có cuộc họp tổ chức tại trường giải quyết,
thành phần gồm: Hội đồng khen thưởng học sinh cuối năm, ơng Nguyễn Văn A
(Phịng Giáo dục mời) thống nhất ngày họp.
Trong buổi họp ở trường lãnh đạo phịng phân tích từng vấn đề và kết
luận xếp thứ hạng em Nguyễn Văn B hạng nhì là chưa đúng và phải khắc phục
ngay (xếp lại hạng I).
Hỏi ông Nguyễn Văn A có đồng ý với cách giải quyết này khơng? Nếu
đồng ý thì ghi nhận đồng ý vào biên bản và ký tên. Nếu không đồng ý cách giải
quyết này thì Phịng Giáo dục giải quyết đúng theo quy trình khiếu nại.
Ơng Nguyễn Văn A ghi nhận đồng ý và ký tên.

8


 Khi buổi họp kết thúc, đến văn phòng tọa đàm:
Nếu khơng có kinh phí phát thưởng thì vận động mạnh thường quân, trao
đổi với hội phụ huynh học sinh xem có nguồn nào khác khơng,…
Khi xếp thứ hạng của học sinh cần xây dựng những tiêu chí cụ thể rõ ràng
như: đối với những học sinh đồng hạng, ta xét đến thành tích trong phong trào,
các kì thi học sinh giỏi và tính chun cần của học sinh,...
Có điều kiện đến trường THCS T, trao đổi kinh nghiệm nơi đó xây dựng
tiêu chí xếp thứ hạng rất cụ thể, rõ ràng.
Khi xây dựng các tiêu chí xếp thứ hạng thông qua hội đồng trường, hội
đồng sư phạm nhà trường lấy ý kiến để hoàn thiện. Khi hoàn thiện đầu năm họp
phụ huynh học sinh công bố lấy ý kiến điều chỉnh phù hợp và sau đó cơng bố
rộng rãi.
6. Kiến nghị, đề xuất.
*Đối với Ban lãnh đạo nhà trường
- Khẩn trương điều chỉnh kết quả xếp thứ hạng của em Nguyễn Văn B là
hạng I và công khai.
- Khi thực hiện có những điều bất cặp trong cơng tác quản lý, phải tham
mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục để cùng nhau bàn bạc tìm hướng giải quyết
tốt nhất.
- Trong công tác quản lý và chỉ đạo phải thực hiện đúng theo văn bản của
cấp ban hành.
- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy chế, quy
định của ngành.
*Đối với giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm cần có trách nhiệm hơn trong việc tham mưu, ý
kiến của mình đối với cấp lãnh đạo nếu điều đó trái với văn bản quy định.
- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về

công tác chủ nhiệm.
9


II. KẾT LUẬN
Bản thân là một giáo viên dạy lớp, chưa bao giờ được tham gia vào công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành nên khơng có kinh nghiệm trong lĩnh
vực này.
Sau khi tham gia khóa học này, nhìn lại ở đơn vị mình cơng tác thì việc
giải quyết khiếu nại có qúa nhiều vấn đề cịn bất cập, chưa thực hiện đúng quy
trình, trình tự của luật khiếu nại từ đó gây nên những ảnh hưởng khơng tốt đến
cơng tác quản lý, dạy và học.
Vì vậy, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo
quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Qua việc giải quyết tình huống khiếu nại nêu trên, chúng tơi muốn nhấn
mạnh đến công tác quản lý lãnh đạo nhà trường cũng như việc thực hiện các quy
định, quy chế của ngành. Đồng thời việc giải quyết khiếu nại liên quan đến các
vấn đề nảy sinh trong giáo dục phải kịp thời, hợp lý, đúng quy trình.
Ngồi ra, người cộng tác viên thanh tra trong trường học cần phát huy tốt
vai trò, trách nhiệm của mình trong cơng tác thanh tra, kiểm tra, cũng như giải
quyết các khiếu nại, tố cáo nảy sinh trong đơn vị.

10


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Quản lý giáo dục – Trường .
2. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2014), Nghị quyết 29, Kì họp thứ 8 khóa XI về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Luật giáo dục, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2014), Nghị quyết 2 BCHTW Đảng khóa VIII,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
5. Chỉ thị 40 BCHTW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
6. Luật khiếu nại, nhà xuất bản chính trị Quốc gia ( 2011).
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 12
tháng 12 năm 2011 về đánh giá xếp loại học sinh cuối năm.
8. Thông tư số 40/2013/TT-BGD ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định về
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
9. Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra
Chính phủ về quy định, quy trình giải quyết khiếu nại hành chánh.

11



×