Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bai thu hoach lop boi duong ky nang lanh dao cap phong 6 - Linh vuc giai quyet khieu nai hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.91 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hiện nay Đảng, Nhà nước ta, Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) chủ
trương, triển khai thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu mà Đại hội XII đã xác định:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD & ĐT theo hướng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo
dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã
hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý GD & ĐT, bảo đảm dân chủ, thống
nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD & ĐT; coi trọng
quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp
ứng yêu cầu đổi mới GD & ĐT; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự
tham gia đóng góp của tồn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD &
ĐT”. Trong đó nhiệm vụ “đổi mới căn bản công tác quản lý GD & ĐT, bảo đảm
dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD &
ĐT” luôn được coi trọng. Đây là vấn đề then chốt nhằm đưa nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc
tế, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
Việc triển khai thực hiện hiện chủ trương trong thời gian qua bước đầu đã
đạt được một số kết quả khả quan. Các cơ sở giáo dục đã quan tâm nhiều hơn đến
việc nâng cao chất lượng, nâng cao cơng tác quản lí để tạo “thương hiệu” cho đơn
vị mình. Đồng thời cơng tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của cán bộ, giáo viên không ngừng được quan tâm. Để cho các hoạt động ngày
càng hiệu quả, chất lượng hơn thì cơng tác kiểm tra, giám sát ln được tăng
cường; trong đó cơng tác khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng đối với mọi thành
viên, mọi người. Khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để mọi người
tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm minh việc thi
hành pháp luật. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố
- Trang 1 -


cáo và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo


của mình và tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn cịn tình trạng gửi đơn thư khiếu
nại, tố cáo. Ngun nhân là do cơng tác quản lí chưa sát sao, lỏng lẻo, thiếu trách
nhiệm, xử lý một số công việc cịn nghiêng về cảm tính gây bức xúc.
Từ tế cơng tác tại đơn vị trường THPT chuyên NTMK, chúng tôi xin nêu lên tình
huống: “Xử lí đơn khiếu nại về việc không công bằng trong xét thi đua, khen
thưởng” để xem xét, giải quyết với mong muốn vận dụng kiến thức bồi dưỡng
nghiệp vu công tác viên thanh tra được học vào việc giải quyết tình huống thực tế
hình thành kỹ năng cơ bản cần thiết, ban đầu của người cơng tác viên thanh tra.
B. NỘI DUNG
1. Mơ tả tình huống
Cuối năm học 2015-2016, Hiệu trưởng nhà trường xếp loại thi đua cuối năm
của giáo viên Nguyễn T.N trường THPT T là Khá và cắt hết tất cả thi dua khen
thưởng, khơng nghĩ đến thành tích của giáo viên N, chỉ nhằm vào sai sót. Trong khi
đó trường có một số đồng chí khơng thực hiện hoặc thực hiện cho có theo sự phân
cơng làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tập thể. Còn giáo viên N trong năm
học đã tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 02 giải nhì, 03 giải ba; học
sinh giỏi cấp khu vực đạt 01 giải huy chương bạc. Chỉ vì trong năm học giáo viên
N có 02 lần trễ giờ lên lớp 10 phút vì con bệnh, phải nhập viện. Do khơng bằng
lịng với kết quả xét thi đua của nhà trường nên giáo viên N đã gửi đơn đến Hiệu
trưởng trường nhờ xem xét, giải quyết cho thấu tình, hợp lí.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Việc xem xét, giải quyết nội dung của tình huống nêu trên nhằm đạt được
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sau:

- Trang 2 -


2.1. Mục tiêu chung:
Phân loại đơn là khiếu nại hay tố cáo để có trình tự giải quyết đúng theo

pháp luật quy định.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, phù hợp với thực tế hoạt động
của đơn vị trường THPT T.
- Ổn định và phát triển hoạt động của cơ quan, đơn vị THPT T.
- Nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật,
thực hiện tốt kỷ cương của ngành Giáo dục và Đào tạo, góp phần tạo dựng niềm
tin, uy tín với mọi người.
- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, nâng cao kiến thức pháp
luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị trường.
- Phối hợp trong công tác quản lý đơn vị đạt hiệu quả ngày càng cao; phát
hiện, ngăn chặn, điều chỉnh kịp thời những sai phạm khi thực hiện nhiệm vụ trong
thời gian tiếp theo.
3. Phân tích tình huống
3.1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan:
- Ý thức chấp hành pháp luật của một số cán bộ, giáo viên chưa cao và thiếu
tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu.
- Việc quản lí về các mặt cơng tác theo thẩm quyền của cơ sở chưa thường
xuyên, liên tục; việc tuyên truyền giáo dục về ý thức, trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên còn xem nhẹ.

- Trang 3 -


- Việc kiểm tra các hoạt động chưa thường xuyên, đơi khi cịn mang nặng
tính hình thức, nể nang, chưa nắm bắt thực trạng của các cơ sở giáo dục.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Hiệu trưởng không ý thức được hậu quả việc mình đang làm nên làm ảnh
hưởng đến khơng khí làm việc, mối dồn kết của tập thể sư phạm trong nhà trường.

- Chưa nghiên cứu kỹ về các văn bản quy định trong xét thi đua, khen
thưởng.
- Việc tổ chức, triển khai các văn bản ngành trong đơn vị cịn qua loa, thiếu
ngun tắc dân chủ, cơng tác quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường chưa
thông suốt.
3.2. Hậu quả:
- Tạo dư luận không tốt cho tập thể nhà trường đối với xã hội, đối với ngành
Giáo dục. Phụ huynh và học sinh không xem trọng phẩm chất, đạo đức của đội ngũ
nhà giáo trong đơn vị; đánh mất uy tín của nhà trường đối với học sinh và phụ
huynh; gây ảnh hưởng xấu đến danh dự đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường.
- Tập thể cán bộ, công chức, viên chức nhà trường dao động về tư tưởng.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên thiếu tin tưởng đối với cán bộ quản lý và mất niềm
tin của học sinh đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường.
- Làm ảnh hưởng tinh thần giảng dạy, học tập của các đồng nghiệp khác; làm
giảm ý chí phấn đấu, tâm huyết với nghề, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của
nhà trường.
4. Đề xuất những giải pháp
Từ việc phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan đối với tình huống
nêu trên, để triển khai giải quyết tình huống này đạt hiệu quả đúng quy định của

- Trang 4 -


pháp luật, phù hợp với thực tế đạt mục tiêu đề ra, chúng tôi đề xuất các giải pháp
để giải quyết như sau:
4.1. Căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp:
Việc đề xuất các giải pháp để giải quyết tình huống trên được căn cứ các quy
định của pháp luật gồm:
- Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011.
- Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ

quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, kiến nghị, phản ảnh.
- Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
năm 2013;
-Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và thơng tư 02/2016/TT-TTCP
ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư
số 07/2013/TT-TTCP;
- Thông tư số 07/2011/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ về hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định một số điều của
Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi một số điều của Luật thi đua, khen
thưởng;
-Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về hướng dẫn công tác Thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục;
- Quyết định số 291/QĐ-UBND-HC ngày 024/2015 của UBND tỉnh Đồng
Tháp về Quy định công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Đồng Tháp;

- Trang 5 -


- Công văn số 118/SGDĐT-VP ngày 03/5/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Đồng Tháp về việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học 20162017.
4.2.Các giải pháp đề xuất
a.Giải pháp 1: Hiệu trưởng không giải thích và giữ nguyên quyết định
xét thi đua, khen thưởng
- Ưu điểm:
Giáo viên có thời gian và điều kiện để suy nghĩ, nhận ra chỗ ưu điểm, hạn
chế từ đó phát huy hoặc khắc phục một các tự giác, có thiện chí để thực hiện
tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Hạn chế:

Hiệu trưởng thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết, hạn chế về kiến thức
pháp luật, trong quản lý điều hành thiếu sự dân chủ, công bằng, giải quyết cơng
việc khơng lý trí.
Nội bộ nhà trường mất đồn kết, tập thể sinh nghi kị lẫn nhau làm giảm ý chí
phấn đấu của mọi người; từ đó giáo viên sẽ tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn.
b. Giải pháp 2: Hiệu trưởng mời giáo viên N để trao đổi nhưng không
thay đổi quyết định kỷ luật
- Ưu điểm:
Hiệu trưởng năm bắt được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên; hiểu rõ hồn
cảnh của giáo viên để chia se, thơng cảm với giáo viên. Từ đó Hiệu trưởng
động viên giáo viên hướng tới khắc phục khó khăn để hồn thiện hơn trong
năm học sau.

- Trang 6 -


Giáo viên có dịp trình bày những khó khăn của mình trong q trình cơng
tác, thêm sự gần gũi đối với người lãnh đạo trong đơn vị; từ đó sẽ tiếp tục nỗ
lực, vượt khó khăn để đạt kết quả tốt trong năm học sau.
- Hạn chế:
Hiệu trưởng không nhận trách nhiệm, hạn chế khi xét thi đua, chưa đánh giá
tổng thể các mặt ưu điểm, hạn chế của một cá nhân; do đó sẽ gây nên sự áp đặt cho
giáo viên, giáo viên sẽ khơng cịn niềm tin vào thủ trưởng đơn vị.
a.Giải pháp 3: Hiệu trưởng trao đổi với giáo viên N, xác minh lại vấn
đề, họp hội đồng thi đua để bình xét lại cho giáo viên N
- Ưu điểm:
Bản thân Hiệu trưởng, giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình;
nếu thấy việc nào cịn hạn chế sẽ khắc phục để thực hiện tốt hơn.
Tạo niềm tin trong tập thể sư phạm, tạo môi trường làm việc thân thiện, gần
gũi, công tâm; đánh giá con người ln được xem xét nhiều khía cạnh.

- Hạn chế:
Thời gian xác minh, thu thập thông tin, triệu tập hội đồng có thể mất thời
gian.
5. Tổ chức thực hiện giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra
Qua phân tích, ưu điểm, hạn chế của các giải pháp đề xuất nêu trên, để giải
quyết tối ưu tình huống, chúng tơi chọn giải pháp thứ ba vì giải pháp này vừa phù
hợp với quy định của pháp luật, hợp lý với tình huống xảy ra, tạo được sự đồng
thuận giữa người đứng đầu đơn vị (Hiệu trưởng) và giáo viên trong xử lý.
Để giải quyết tình huống, căn cứ quy định của pháp luật về khiếu nại được
quy định tại Khoản 3 điều 29 Luật khiếu nại 2011chúng tôi tổ chức triển khai thực
hiện theo các bước/ công việc sau:

- Trang 7 -


5.1. Bước 1: Tiếp nhận xử lý thông tin khiếu nại
Sau khi bô phận tiếp nhận đơn sẽ chuyển về Hiệu trưởng nhà trường. Hiệu
trưởng nghiên cứu đơn và lên kế hoạch xử lý đơn.
5.2. Bước 2: Xác minh thông tin nội dung khiếu nại
Sau khi nghiên cứu nội dung đơn khiếu nại của giáo viên N, Hiệu trưởng
mời giáo viên N để trao đổi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên N. Giáo
viên N trình bày rõ những thành tích, đóng góp cho nhà trường và hồn cảnh của
mình để Hiệu trưởng xem xét.
Hiệu trưởng mời Tổ trưởng chuyên môn của giáo viên N và bộ phận chấm
công của trường để xác minh việc giáo viên trễ giờ lên lớp do con bệnh đúng hay
không. Tất cả thông tin thu thập được đều phù hợp với lý do của giáo viên N.
5.3. Bước 3: Triệu tập Hội đồng thi đua để xem xét, đánh giá lại cho giáo
viên N
Hiệu trưởng và những thành viên được Hiệu trưởng phân cơng xác minh sẽ
phân tích, trình bày những thơng tin thu thập được trong Hội đồng thi đua. Hội

đồng thi đua đồng ý xem xét, đánh giá xếp loại lại cho giáo viên N thành loại Tốt.
5.3. Bước 4: Công khai kết quả xử lý
Hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh xếp loại lại cho giáo viên N và thơng
báo cho tồn thể Hội đồng sư phạm.
6. Kiến nghị, đề xuất
- Qua tình huống và việc giải quyết, để thực hiện tốt công tác này trong thời
gian tới, chúng tôi xin nêu lên các đề xuất kiến nghị cụ thể như sau:
6.1. Đối với cơ quan chủ quản

- Trang 8 -


Một là, định hướng quy hoạch cán bộ quản lý dự nguồn và đưa đi đào tạo
các lớp lý luận về chính trị, quản lý hành chính Nhà nước trước khi bổ nhiệm chức
vụ lãnh đạo.
Hai là, việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý cần tôn trọng ý
kiến của ngành chun mơn, tn thủ quy trình, chú trọng cả về chất lượng, số
lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo đáp ứng, tương xứng
với sự phát triển của xã hội hiện nay.
Ba là, tổ chức, sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ chế,
chính sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm, có tầm; tăng cường bồi dưỡng nhận
thức về chính trị, kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
6.2. Đối với đơn vị
Một là, cán bộ quản lý tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng, bổ sung
kiến thức chuyên mơn, nghiệp vụ và quản lý để có khả năng tuyên truyền chủ
trương chính sách pháp luật đến giáo viên, nhân viên và điều hành được đơn vị.
Hai là, tăng cường kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời và dứt điểm các sự
việc xảy ra.
Ba là, xây dựng tập thể sư phạm đồn kết, gắn bó, thống nhất để cùng nhau
thực hiện nhiệm vụ giáo dục được giao phó. Khi có vấn đề xảy ra, thẳng thắn trao

đổi, chia sẻ để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết thấu tình, đạt lý.
6.3. Đối với cá nhân
Một là, tăng cường rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy.
Hai là, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, chăm lo bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của giáo viên, đồn kết, giúp đỡ nhau trong cơng việc.

- Trang 9 -


Ba là, trau dồi nhân cách đạo đức xứng đáng với vị trí là nghề cao q, mỗi
thầy giáo cơ giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo.
C. KẾT LUẬN
Qua giải quyết tình huống cho thấy , nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là
do chưa tìm hiểu kỹ vấn đề, đánh giá con người chỉ tập trung vào những mặt
hạn chế. Vì vậy để khơng xảy ra những vấn đề tương tự về phía cơ quan chủ
quản, lãnh đạo đơn vị và cá nhân cần thực hiện là người quản lý phải trang bị
cho mình những kiến thức về quản lý nhà nước và tâm lý quản lý để “biết
khéo léo” và luôn xác định được thưởng phạt công tâm là một công cụ hữu
hiệu trong các công cụ quản lý.
Khi xãy ra vụ việc cần nắm đầy đủ, trọn vẹn thông tin vụ việc, phân
tích nguyên nhân, đề ra các giải pháp giải quyết thấu tình, đạt lý, đảm bảo
đúng quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động cá nhân, đơn vị
Việc giải quyết đạt hiệu quả nêu trên, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của cơ quan đơn vị, phát huy vai trò, năng lực của cộng tác
viên thanh tra trong quá trình tham mưu, đê xuất thủ trưởng giải quyết đảm
bảo vận dụng kiến thực kỹ năng cộng tác viên thanh tra được bồi dưỡng vào
thực tiễn giải quyết công việc tại cơ quan đơn vị công tác thực hiện chức
trách, nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật và
theo nhiệm vụ được lãnh đạo phân công./.


- Trang 10 -


D.TÀI LIỆU TAM KHẢO
- Luật Khiếu nại, BXB Chính trị Quốc gia (2011).
- Thanh tra Chính phủ (2014). Thơng tư số 07/2014/TT-TTCP ngày
31/10/2014 của quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, kiến nghị, phản
ảnh.
- Chính phủ (2014). Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 về việc quy
định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen
thưởng năm 2013;
- Thanh tra Chính phủ

(2013). Thơng tư số 07/2013/TT-TTCP ngày

31/10/2013 quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và thơng tư
02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi bổ sung một
số điều Thông tư số 07/2013/TT-TTCP;
- Bộ Nội vụ (2014). Thông tư số 07/2011/TT-BNV ngày 29/8/2014 về hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định một số điều của
Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi một số điều của Luật thi đua, khen
thưởng;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày
03/4/2012 về hướng dẫn công tác Thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục;
- UBND tỉnh Đồng Tháp (2015). Quyết định số 291/QĐ-UBND-HC ngày
024/2015 về Quy định công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Đồng Tháp;
- Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp (2017). Công văn số 118/SGDĐT-VP
ngày 03/5/2017 về việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng năm học
2016-2017.


- Trang 11 -



×