Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Học sinh giỏi môn sử 12: ĐỀ THI SỐ 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.55 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Học sinh giỏi môn sử 12: ĐỀ THI SỐ 16</b>


<i><b> Câu 1. Nêu chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới được đề ra tại Đại hội lần</b></i>
<i><b>thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935). Những chủ trương đó đã tác động đến tình hình Việt</b></i>
<i><b>Nam trong những năm 1936 – 1939 như thế nào?</b></i>


– Trước nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa phát xít, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ
thù là chủ nghĩa phát xít và kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi nhằm mục tiêu chống phát
xít, chống chiến tranh.


– Đồn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần
thứ VII. Sau khi về nước, tháng 7 – 1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc)


– Dựa trên nghị quyết của Đại hội lần thứ VII và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam, hội nghị đã
định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới làm bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm
1936 – 1939 ở Việt Nam:


+ xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc
địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hịa bình


+ Xác định phương pháp đấu tranh: kết hợp đấu tranh cơng khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp
pháp


+ Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi tên là mặt trận
dân chủ Đông Dương)


<i><b>Câu 2. Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến hành</b></i>
<i><b>tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi từ khởi nghĩa</b></i>
<i><b>từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.</b></i>



– Ngày 28 – 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian
chuẩn bị, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
tại Pác Bó (Cao Bằng)… Hội nghị xác định hình thái của cuộc khởi ở nước ta là đi từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận : chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn
Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại.


– Một đặc điểm của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính qu yền ở Việt Nam năm 1945 đã phát
triển từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.


a. Khởi nghĩa từng phần trong cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” :


– Đầu 1945, Liên Xơ đánh bại phát xít Đức, giải phóng các quốc gia ở Trung và Đơng Âu. Ở châu Á
– Thái Bình Dương, phát xít Nhật thất bại nặng nề. Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ
Gôn chờ thời cơ phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trưởng”. Thực chất là độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, bóc lột và đàn áp dã man những
người cách mạng…


– Trước tình đó, ngày 12 – 3 – 1945 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật –
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chủ trương phát động cao trào “Kháng Nhật,
cứu nước” làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa bao gồm nhiều hình thức…


– Cao trào Kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra sôi nổi và phong phú về nội dung lẫn hình thức, kết
hợp và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó nổi bật lên là chiến tranh du kích và khởi nghĩa từng phần,
lập chính quyền bộ phận :


+ Ở căn cứ Cao – Bắc – Lạng, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân
cùng với quần chúng giải phóng hàng loạt các xã, châu, huyện.


+ Ở Bắc Kì khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, thu hút hàng triệu người tham gia..



+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng (11 – 3),
lập đội du kích Ba Tơ…


+ Ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh, nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang.


+ Tháng 6 – 1945, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, Uỷ ban nhân dân cách mạng trong khu
đã tổ chức thực hiện từng bước 10 chính sách lớn của Việt Minh… Nhiều căn


cứ địa cách mạng được tiếp tục thành lập ở nhiều địa phương. Phong trào phá kho thóc giải quyết
nạn đói nổ ra sơi nổi…


=> Chính quyền cách mạng ra đời song song tồn tại với chính quyền địch là một bước nhảy vọt của
cách mạng trong thời kì tiền khởi nghĩa, là dấu hiệu báo trước ngày toàn quốc vũ trang khởi nghĩa
đang đến gần…


b) Phát triển thành Tổng khởi nghĩa :


– Phát xít Nhật, kẻ thù duy nhất của nhân dân ta đã đầu hàng Liên Xô và phe Đồng minh vô điều
kiện, sau khi một triệu quân Quan Đông của chúng đã tan rã trước sự tấn công của quân đội Liên
Xô… Quân Nhật ở Đông Dương và bọn tay sai hoang mang, tan rã đến cực điểm. Chính quyền bù
nhìn Trần Trọng Kim khơng cịn chỗ dựa cũng tan rã.


– “Cao trào Kháng Nhật, cứu nước” đã phát triển rộng rãi đưa hàng chục triệu quần chúng
đông đảo cả nông thôn và đô thị tiến lên trận tuyến, sục sơi khơng khí khởi nghĩa trong cả nước, sẵn
sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa…


– Đảng Cộng sản Đông Dương, từ trung ương đến tổ chức cơ sở đã quyết tâm lãnh quần chúng
đứng dậy giành chính quyền làm chủ. Hội nghị tồn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp ở Tân
Trào (8 – 1945) đã quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền


trước khi quân Đồng minh vào nước ta…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

– Ngày 19 – 8 – 1945, nhân dân ở thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền; ngày 23 – 8 – 1945,
giành chính quyền ở Huế và đến ngày 25 – 8 – 1945 thành lũy cuối cùng của chế độ thực dân ở Sài
Gòn bị sụp đổ… Đến ngày 28 – 8, cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước…. Thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền cả nước
thực sự thuộc về nhân dân…


</div>

<!--links-->

×