Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.42 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>



<b>1. “Lý do chọn đề tài </b>


Trong thời kỳ đầu ra đời và phát triển của sản phẩm bảo hiểm thương mại, nghiệp
vụ cơ bản là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên biển, đại dương. Ngày nay, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, các nghiệp vụ bảo hiểm đã phát triển rất nhanh
về số lượng, loại hình nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa nói riêng để
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đời sống xã hội, văn hóa và giao lưu vận chuyển
hàng hóa quốc tế. Rủi ro đôi khi là điều ngẫu nhiên xảy ra và cũng có thể do chính chúng
ta tạo ra trong suốt q trình vận tải hàng hóa. Vậy khi rủi ro xảy ra, gây tổn thất cho
hàng hóa, chúng ta sẽ phải làm gì? Có cách nào đó để phịng tránh hay làm giảm mức độ
thiệt hại khi hàng hóa xuất nhập khẩu của chúng ta gặp phải? Bảo hiểm hàng hóa chính là
giải pháp tối ưu, câu trả lời chính xác cho việc hạn chế cũng như ngăn ngừa tổn thất xảy
ra đối với hàng hóa vận chuyển nội địa cũng như xuất nhập khẩu.


Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hàng hóa thường phải trải qua nhiều bước
trong một quy trình khép kín: từ bộ phận sản xuất đến bộ phận xuất hàng, vận tải, bộ
phận giao nhận rồi mới đến bộ phận phân phối, tiêu thụ sản phẩm nên việc xảy ra rủi ro
gây tổn thất, mất mát, hư hỏng hàng hóa là điều khơng thể tránh khỏi. Do có nhiều bên
tham gia vào quy trình giao nhận, vận chuyển nên khi có xảy ra thiệt hại về hàng hóa,
người nhận hàng bao giờ cũng muốn hàng hóa của mình được chứng thực cụ thể xem
mức độ hư hỏng thế nào, đến mức độ, nguyên nhân nào gây ra. Về phía người vận
chuyển, họ muốn có sự xác định cụ thể về nguyên nhân hàng hóa bị hư hỏng để chắc
chắn rằng trách nhiệm của mình khơng bị ràng buộc trách nhiệm với chủ hàng hóa đó.
Cịn riêng đối với nhà bảo hiểm, việc giám định và bồi thường chính xác các khoản thiệt
hại và hàng hóa có vai trị quan trọng trong giải quyết các mâu thuẫn giữa các bên có liên
quan đến hàng hóa được bảo hiểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa này chưa được chun mơn hóa nhiều với các nguồn lực
mạnh mẽ, có kỹ thuật cao.



Xuất phát từ các lý do trên và mong muốn tìm hiểu sâu hơn về thực tế cơng tác
giám định và bồi thường, tôi đã chọn đề tài”“Giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo
hiểm hàng hóa tại Tổng Cơng ty Bảo Hiểm Bảo Việt”“làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.


<b>2. Tổng quan nghiên cứu </b>


Các bài tham luận về công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hóa chưa có được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Thực tế mỗi nghiên cứu
đều có đối tượng và phạm vi, thời điểm nghiên cứu khác nhau, đa phần là giới hạn về
phạm vi tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Một số đề tài nghiên cứu có phạm vi giới hạn chỉ
về giám định và bồi thường đối với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc là giám định
và bồi thường với bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa, với các nội dung chủ yếu là phân
tích tầm quan trọng của các bước cơng việc cần thực hiện trong công tác giám định và bồi
thường đối với từng loại hình nghiệp vụ trong mỗi vụ việc, từ đó đưa ra các giải pháp và
đề xuất kiến nghị để nâng cao chất lượng của từng bước cơng việc trong quy trình này. Ví dụ:
Đề tài”“Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
tại công ty Cổ phần Bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010”“của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương
hay đề tài”“Thực trạng giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển tại Tổng công ty Bảo Minh”“của tác giả Đào Thị Mỹ Hảo….


Một số đề tài trên thường đi chi tiết vào cách thức tiến hành giám định và bồi thường
nghiệp vụ hàng hóa cụ thể trong các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn, Tổng Công ty lớn hay
các đơn vị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế chưa có đề tài nào đi sâu hơn vào vấn đề quản lý,
hướng dẫn chung công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ hàng hóa do Ban/Phịng phụ trách
nghiệp vụ tại trụ sở chính của Tập đồn hoặc các Tổng Cơng ty lớn. Do vậy, nghiên cứu và hồn
thiện cơng tác giám định và bồi thường hàng hóa tại Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt vẫn có
những ý nghĩa thiết thực về mặt quản lý chung đối với quy trình chuẩn và ứng dụng thực tế đối
với từng vụ việc nhỏ lẻ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3.1 Mục tiêu tổng quát </b>


- Hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận về bảo hiểm hàng hóa, đặc biệt là công
tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa trong các doanh nghiệp bảo
hiểm.


- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao công tác giám định và bồi thường nghiệp


vụ bảo hiểm hàng hóa nói riêng và các nghiệp vụ bảo hiểm khác nói chung.
<b>3.2 Mục tiêu cụ thể: </b>


- Phân tích, đánh giá thực trạng về mặt quản lý và triển khai công tác giám định và


bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt, đưa ra
các điểm tích cực và hạn chế so với thực tế chung tại thị trường bảo hiểm Việt Nam và
các chuẩn mực quốc tế.


- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị trực tiếp đến


các Phòng ban chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác giám định và bồi thường
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt trong các năm tới. ”


<b>4. Đối tượng nghiên cứu </b>


Nghiên cứu được tiến hành dựa trên công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hóa tại Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt.


<b>5. “Phạm vi nghiên cứu </b>



- Phạm vi không gian: nghiên cứu hiệu quả công tác quản lý, hướng dẫn và trực


tiếp thực hiện Quy trình Giám định và bồi thường tại Phòng Giám định và bồi thường
Hàng hóa tại Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt và các Công ty thành viên.


- Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu hoạt động công tác quản lý và trực tiếp


thực hiện quy trình tại Phịng Giám định và bồi thường hàng hóa từ năm 2011 đến năm
2016 và định hướng trong năm 2017. ”


<b>6. “Phương pháp nghiên cứu: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bước 2: Thu thập dữ liệu:


- Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua số liệu báo cáo giám định, thống kê bồi


thường và các đánh giá của Phòng/Ban Giám định và bồi thường Hàng hóa trong giai
đoạn 2011 – 2016.


- Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác từ các báo cáo tổng kết của Cục quản lý bảo


hiểm, Internet,… về dữ liệu của chung của ngành bảo hiểm và riêng đối với giám định và
bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa.”


- “Thu thập các văn bản, quy định, hướng dẫn ISO về công tác giám định và bồi


thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa tại Phịng, Ban Giám định và bồi thường hàng hóa
của Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt.


Bước 3: Trên cơ sở phân tích đưa ra thực trạng quản lý và trực tiếp triển khai giám


định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm, tiến hành đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân các điểm yếu trong quy trình quản lý quản lý nghiệp vụ và thực hiện trực
tiếp tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.


Bước 4: Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý và nâng cao hiệu
quả thực hiện trực tiếp công tác giám định và bồi thường bảo hiểm hàng hóa tại Tổng
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.


<b>7. Kết cấu luận văn </b>


<b>Chương 1: Khái quát về giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng </b>
<b>hóa tại doanh nghiệp bảo hiểm </b>


<b>Chương 2: Thực trạng công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm </b>
<b>hàng hóa tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt </b>


</div>

<!--links-->

×