Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

(Thảo luận) giới thiệu bảo hiểm thất nghiệp tại việt nam lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp giành cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.62 KB, 25 trang )

Mục lục
Danh mục từ viết tắt............................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................4
Chương 1: Một số vấn đề về thất nghiệp............................................................................5
1.1. Khái niệm về thất nghiệp.............................................................................................5
1.2. Phân loại thất nghiệp...................................................................................................5
1.3. Nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp...........................................................................6
1.3.1. Nguyên nhân..........................................................................................................6
1.3.2. Hậu quả thất nghiệp...............................................................................................7
Chương 2: Bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam...................................................................8
2.1. Bảo hiểm thất nghiệp...................................................................................................8
2.1.1. Một số khái niệm...................................................................................................8
2.1.1.1. Bảo hiểm xã hội...............................................................................................8
2.1.1.2. Bảo hiểm thất nghiệp với bảo hiểm xã hội......................................................8
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thất nghiệp...................................................8
2.1.3. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp............................................................................9
2.1.4. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm thất nghiệp..........................................................9
2.1.4.1. Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp..................................9
2.1.4.2. Phạm vi bảo hiểm thất nghiệp.........................................................................9
2.1.5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp...........................9
2.1.5.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp................................................................................9
2.1.5.2. Mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.................................................................10
2.2. Bảo hiểm thất nghiệp của một số quốc gia trên thế giới............................................10
2.2.1. Bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ................................................................................10
2.2.2. Bảo hiểm thất nghiệp tại Đức..............................................................................11
2.3. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam và các chinh sách BHTN tại Việt Nam................12
2.3.1. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019-2020..............................................12
2.3.2. Các chính sách, quy định về BHTN tại Việt Nam hiện nay.................................15
2.3.2.1. Các chính sách BHTN tại Việt Nam..............................................................15
3



2.3.2.2. Quy định về hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam.................................16
Chương 3: Phân tích lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động..............18
3.1. Hỗ trợ học nghề.........................................................................................................18
3.2. Hưởng số tiền trợ cấp thất nghiệp.............................................................................20
3.3. Hỗ trợ tìm kiếm việc làm............................................................................................21
3.4. Hỗ trợ bảo hiểm y tế..................................................................................................22
KẾT LUẬN......................................................................................................................24
Tài liệu tham khảo............................................................................................................25

4


Danh mục từ viết tắt
BHTN
BHXH
BHYT
NSNN
TCTN

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Ngân sách nhà nước
Trợ cấp thất nghiệp

5


LỜI MỞ ĐẦU

Thất nghiệp hiện đang là một vấn đề đáng báo động trong toàn xã hội. Trong xu thế
kém phát triển của nền kinh tế, hàng loạt các công ty, doanh nghiệp đã tự gạch tên mình ra
khỏi cuộc chơi, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ người thất nghiệp tại Việt Nam cũng
tăng lên một cách nhanh chóng. Có rất nhiều ngun nhân dân đến tình trạng thất nghiệp.
Đó khơng chỉ là do bản than người bị thất nghiệp mà còn do yếu tố khách quan nền kinh
tế thị trường.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, sự phát triển
của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự phát triển
mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều thách thức như:
Sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trường dẫn đến mất việc làm và thất 2 nghiệp của
người lao động, sự biến động phức tạp của thị trường và sản xuất kinh doanh đưa đến
người lao động thất nghiệp.
Công tác quản lý nhà nước về BHTN tuy đã đạt được những bước tiến quan trọng
nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tiễn của xã hội về
BHTN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng. Một số chính sách về bảo hiểm thất nghiệp ban hành còn chậm, chưa đồng bộ và
còn chồng chéo.
Một số hợp phần của nội dung chính sách BHTN chưa được thực hiện tốt. Cịn có sự
chồng chéo, thiếu thống nhất trong tổ chức thực thi chính sách BHTN. Hệ thống tổ chức
bộ máy quản lý nhà nước về BHTN chưa thực sự hồn thiện. Tình hình nêu trên đang địi
hỏi phải đẩy mạnh tham gia BHTN của người lao động và tăng cường hoàn thiện quản lý
nhà nước về BHTN ở Việt Nam để bảo vệ lợi ích của người lao động và nâng cao vai trò
của nhà nước đối với BHTN ở Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng thất nghiệp và chính sách, chế độ của BHTN tại Việt
Nam, nhóm 5 đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giới thiệu bảo hiểm thất nghiệp tại Việt
Nam. Lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp giành cho người lao động”.

6



Chương 1: Một số vấn đề về thất nghiệp
1.1. Khái niệm về thất nghiệp
Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều nước, nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học bàn luận.
Song cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhất là về thất nghiệp.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người
trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng khơng thể tìm được việc làm ở mức lương
thịnh hành”.
Luật BHTN cộng hoà liên bang Đức định nghĩa: “Thất nghiệp là người lao động tạm
thời khơng có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”.
Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là khơng có việc làm,
muốn làm việc, có năng lực làm việc”.
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong tuổi lao
động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng
kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.
Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc) nhưng
đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:
 Là người lao động, có khả năng lao động.
 Đang khơng có việc làm.
 Đang đi tìm việc làm.
1.2. Phân loại thất nghiệp
Có nhiều hình thái thất nghiệp khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và việc lựa
chọn tiêu thức phân loại.
 Căn cứ vào tính chất thất nghiệp, người ta phân ra các loại sau:
- Thất nghiệp tự nhiên: Loại này xảy ra do quy luật cung cầu của thị trường sức lao
động tác động. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lạm phát.
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động.
Cầu của loại lao động này tăng lên, loại lao động khác lại giảm xuống, cung điều chỉnh
không kịp cầu.


7


- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển lao động giữa các vùng, các miển,
thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Loại này
khá phổ biến và diễn ra thường xuyên. Thất nghiệp tạm thời còn được gọi là thất nghiệp
bề mặt.
- Thất nghiệp chu kỳ: Sau một chu kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh, đến giai đoạn suy
thoái, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp và lạm phát gia tăng rất
gay gắt. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và vì thế đã mang tính quy luật.
- Thất nghiệp thời vụ: Phát sinh theo các chu kỳ sản xuất kinh doanh, loại này xảy ra
rất phổ biến trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
- Thất nghiệp công nghệ: Do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất ngày càng được tăng cường làm cho người lao động trong các dây
chuyền sản xuất bị dôi ra, từ đó làm phát sinh thất nghiệp cơng nghệ.
 Căn cứ vào ý chí người lao động, có thể phân thành 2 loại thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một cơng việc nào
đó do mức lương được trả không thoả đáng hoặc do khơng phù hợp với trình độ chun
mơn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp khơng tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao
động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả,
nhưng người sử dụng lao động khơng chấp nhận hoặc khơng có người sử dụng nên trở
thành thất nghiệp.
 Căn cứ vào mức độ thất nghiệp, có thể chia ra: thất nghiệp tồn phần và thất
nghiệp bán phần.
- Thất nghiệp toàn phần: Người lao động hồn tồn khơng có việc làm hoặc thời
gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
- Thất nghiệp bán phân: Có nghĩa là người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối
lượng cơng việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3 đến 4 giờ trong một
ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.

1.3. Nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp
1.3.1. Nguyên nhân
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp và kèm theo
là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đất nước. Dưới
đây là một số nguyên nhân chính:
8


- Chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị trường. Khi
mở rộng thì thu hút thêm lao động, nhưng khi bị thu hẹp thì lại dư thừa lao động, từ đó
làm cho cung và cầu trên thị trường sức lao động co giãn, thay đổi phát sinh hiện tượng
thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự tự động hố q trình sản xuất
diễn ra nhanh chóng nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con người.
Số cơng nhân bị máy móc thay thế lại tiếp tục được bổ sung vào đội quân thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động cùng với q trình quốc tế hố và tồn cầu
hố nền kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đến thị trường lao động, làm một bộ
phận người lao động bị thất nghiệp.
- Do người lao động khơng ưa thích cơng việc đang làm hoặc địa điểm làm việc, họ
phải đi tìm cơng việc mới, địa điểm mới.
Những nguyên nhân trên đây làm cho tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại. Thất nghiệp
ở các nước chỉ khác nhau về mức độ, khơng có trường hợp nào tỷ lệ thất nghiệp bằng 0.
1.3.2. Hậu quả thất nghiệp
Thất nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình họ, tác động mạnh
mẽ đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
+ Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong
những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, làm khả
năng sản xuất thực tế kém hơn tiềm năng. Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo
sự gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nên kinh tế bị suy thoái; khả năng phục hồi chậm.
Đối với người thất nghiệp, thu nhập bị mất đi dẫn đến đời sống khó khăn...

+ Đối với xã hội: thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện
tượng tiêu cực, đây người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp và đạo đức để
tìm kế sinh nhai như: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma t...
+ Thất nghiệp gia tăng cịn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, hiện tượng bãi
cơng, biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ, vào khả năng
lãnh đạo của nhà cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá uy tín
của nhà cầm quyền.

9


Chương 2: Bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam
2.1. Bảo hiểm thất nghiệp
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Bảo hiểm xã hội
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động
khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên
cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người
lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an tồn xã hội.
2.1.1.2. Bảo hiểm thất nghiệp với bảo hiểm xã hội
Trước đây BHTN chỉ là một nhánh cúa BHXH, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên
được tách ra khỏi BHXH và trở thành một chính sách độc lập. Xét về bản chất, sự ra đời,
tồn tại và phát triển của hai loại hình bảo hiểm này đều xuất phát từ những mối quan hệ
lao động, từ nền kinh tế hàng hóa. Song BHTN có mục đích, đối tượng và cách thức giải
quyết riêng nên BHTN được tổ chức theo một hệ thống riêng độc lập với hệ thống
BHXH.
- Mục đích: trợ giúp tài chính cho lao động bị thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống;
tìm mọi cách đưa người lao động trở lại thị trường lao động, tạo điều kiện cho họ có
những cơ hội mới về việc làm thơng qua tìm kiếm, đào tạo và đào tạo lại,..
- Đối tượng được hưởng trở cấp BHTN là những người lao động bị thất nghiệp, chưa

tìm kiếm được việc làm, ln sẵn sàng trở lại làm việc. Còn trong BHXH, đối tượng được
hưởng trợ cấp là những người đang làm việc và cả những người nghỉ hưu…
- Cách thức giải quyết: BHTN khơng phải chỉ có nghiệp vụ thuần túy thu và chi, mà
cơ quan BHTN tìm cách để đưa người lao động thất nghiệp trở lại làm việc.
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN tự nguyện đầu tiên ra đời tại Berne (Thụy Sĩ) vào năm 1983.Với mục
đích giữ được những cơng nhân có tay nghề cao gắn bó với mình, các chủ doanh nghiệp ở
Thụy Sĩ đã lập ra quỹ doanh nghiệp để trợ cấp cho những người thợ phải nghỉ việc vì lý
do thời vụ sản xuất. Sau đó, nhiều nghiệp đồn ở châu Âu cũng đã lập ra quỹ cơng đồn
để trợ cấp cho đoàn viên trong những trường hợp phải nghỉ việc, mất việc. Từ đó, hình
thành quỹ BHTN.
Cùng với thời gian, hiện nay BHTN đã được triển khai ở rất nhiều nước dưới hình
thức hoặc tự nguyện hoặc bắt buộc.
10


2.1.3. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp
ứng đủ yều cầu theo luật định.
Ngoài ra còn khái niệm về trợ cấp thất nghiệp, TCTN là khoản tiền hàng tháng được
trả cho người lao động tham gia BHTN khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng BHTN
theo quy định hoặc người được ủy quyền.
2.1.4. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm thất nghiệp
2.1.4.1. Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
 Đối tượng của BHTN: Thu nhập của người lao động.
 Đối tượng tham gia BHTN: Người sử dụng lao động và người lao động trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động.
 Người lao động tham gia BHTN bao gồm:
- Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng một số lượng
lao động nhất định;

- Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định (thường
1 năm trở lên).
 Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHTN:
- Công chức, viên chức Nhà nước;
- Người lao động độc lập khơng có chủ;
- Người làm th theo mùa vụ thường không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
2.1.4.2. Phạm vi bảo hiểm thất nghiệp
BHTN chỉ bảo hiểm cho các rủi ro việc làm. Người lao động tham gia BHTN bị
mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp BHTN. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN:
 Người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định.
 Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động.
 Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại cơ quan lao động có thẩm
quyền do Nhà nước quy định.
 Phải sẵn sàng làm việc.
 Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn quy định.
2.1.5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
2.1.5.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngồi NSNN. Quỹ được hình
thành chủ yếu từ 3 nguồn:
 Người sử dụng lao động đóng góp.
11


 Người tham gia BHTN đóng góp.
 Nhà nước bù thiếu.
 Lãi từ hoạt động đầu tư.
Quỹ BHTN được sử dụng chủ yếu để chi trả trợ cấp BHTN. Ngoài ra nó cịn được sử
dụng cho các hoạt động nhằm đưa người thất nghiệp mau chóng trở lại vị trí làm việc
như: đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động, chi phí tìm kiếm và mơi giới việc
làm,... ); Chi cho tổ chức hoạt động BHTN.

2.1.5.2. Mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Về nguyên tắc, mức TCTN phải thấp hơn thu nhập của người lao động khi đang làm
việc. Việc xác định mức trợ cấp phải dựa trên cơ sở đảm bảo cho người thất nghiệp đủ
sống ở mức tối thiểu trong thời gian khơng có việc làm, đồng thời sao cho họ không thể
lạm dụng để muốn hưởng trợ cấp hơn là đi làm. Vì vậy, hầu hết các nước đã triển khai
BHTN; đều dựa trên những cơ sở dưới đây để xác định mức trợ cấp BHTN.
 Mức lương tối thiểu.
 Mức lương bình quân cá nhân.
 Mức lương tháng cuối cùng trước khi bị thất nghiệp.
Dựa vào mức lương nào là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, nhưng mức lương nào
dùng để xác định mức trợ cấp cũng là mức lương làm căn cứ đóng phí BHTN. Theo ILO,
mức trợ cấp BHTN tối thiểu bằng 45 % thu nhập trước khi thất nghiệp. Song trong q
trình vận dụng đã có 3 phương pháp xác định mức trợ cấp thất nghiệp:
 Phương pháp 1: Xác định theo 1 tỷ lệ đồng đều
 Phương pháp 2: Xác định theo tỷ lệ giảm dần
 Phương pháp 3: Xác định theo tỷ lệ lũy tiến điều hòa.
2.2. Bảo hiểm thất nghiệp của một số quốc gia trên thế giới
2.2.1. Bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ
BHTN là chương trình nằm trong Luật BHXH của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được
thực hiện từ năm 1935, gồm có: hệ thống của Liên bang và Tiểu bang. Hệ thống Liên
bang quy định chung, từ đó cấp Tiểu bang hướng dẫn, quản lý và thực hiện chương trình
của bang mình. Việc quản lý và thực hiện chương trình bảo hiểm thất nghiệp ở các Tiểu
bang và mức trợ cấp thất nghiệp mà người lao động được hưởng ở mỗi Bang khác nhau
theo Luật của từng Bang và thu nhập trước đó của người lao động, nhưng không được
vượt quá mức trần tối đa do Luật của Liên bang quy định. Theo Luật của Liên bang thì
thơng thường thời gian hưởng TCTN tối đa là 26 tuần. Những người đã hưởng hết khoản
12


TCTN theo chương trình thơng thường có thể được hưởng tiếp tối đa 20 tuần nữa theo

chương trình gia hạn trợ cấp (EB).
Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều loại hình BHTN nhất trên thế giới tiêu biểu
với 7 loại hình là: BHTN trên diện rộng, bảo hiểm thất nghiệp dành cho nhân viên liên
bang, BHTN dành cho cựu quân nhân, khoản lợi ích mở rộng dành cho các khu vực có tỉ
lệ thất nghiệp cao, hỗ trợ thất nghiệp do thiên tai, phụ cấp ảnh hưởng thương mại, hỗ trợ
cho hoạt động tự doanh.
Đối tượng được nhận BHTN là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ.
Những người này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định so với khoản thu nhập
cũ nhận trong những thời kì cụ thể.
Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp:
 Ngăn ngừa sự bất ổn định về kinh tế, xã hội; hỗ trợ, đào tạo nhằm giúp người lao
động có cơ hội trở lại thị trường lao động, tìm việc làm mới; trợ cấp thất nghiệp
 Thay thế một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc làm mà không phải
lỗi của họ.
Để được hưởng BHTN người lao động phải đăng ký tại một trung tâm dịch vụ việc
làm, phải có một khoảng thời gian lao động với thu nhập nhất định, tích cực tìm việc làm
và sẵn sàng trở lại làm việc.
2.2.2. Bảo hiểm thất nghiệp tại Đức
BHTN được bắt đầu thực hiện tại Đức vào năm 1919 và chính thức hóa bằng một bộ
luật vào năm 1927, là một cấu thành trong hệ thống BHXH của Đức bao gồm bảo hiểm
hưu trí, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm chăm sóc. BHTN là một chương
trình BHXH bắt buộc dựa trên sự đóng góp tài chính của người lao động và chủ sử dụng
lao động
Đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Là người bị thất nghiệp tạm thời< 65 tuổi.
Đã đăng ký tại cơ quan việc làm địa phương.
Đủ điều kiện về thời gian làm việc và đóng bảo hiểm.
Chứng tỏ được bản thân có nỗ lực tìm việc.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Có hợp đồng lao động > 12 tháng trong một giai đoạn xem xét (3 năm cuối trước

khi đăng ký thất nghiệp), trừ trường hợp đặc biệt và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp
bắt buộc.
 Do đặc thù công việc làm dưới 1 năm cần 6 tháng làm việc và đã đóng BHTN bắt
buộc.








13


 Mức hưởng chế độ BHTN (thu nhập từ BHTN không phải nộp thuế)
 60% lương thực tế sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp bắt buộc (thuế thu nhập,
đóng góp BHXH, BHYT).
 Trường hợp có ít nhất một trẻ phụ thuộc là 67% lương.
 Được đóng BHYT trong quỹ y tế cơng, và quỹ hưu trí bắt buộc trong thời gian thất
nghiệp.
Khơng có thời gian chờ áp dụng trước khi nhận phúc lợi cho người thất nghiệp. Thời
gian hưởng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm trước đó và tuổi người lao
động.
2.3. Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam và các chinh sách BHTN tại Việt Nam
2.3.1. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019-2020
Đổi mới kinh tế và chính trị trong 30 năm qua đã thúc đẩy phát triển kinh tế và nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc
gia có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008. Mặc dù vậy, hệ thống BHTN nói riêng và hệ
thống an sinh xã hội nói chung tại Việt Nam vẫn chưa hồn thiện để phục vụ tốt người lao

động, do đó đa số người dân phải làm mọi công việc để tạo ra thu nhập ni sống bản
thân và gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
thường thấp hơn so với các nước đang phát triển. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và
Nhà ở 2019 (TĐTDS&NO 2019), tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của Việt
Nam là 2,05%; trong đó theo giới tính thì tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi trở lên
là 2,00%, cịn ở nữ giới là 2,11%.
Bên cạnh đó, kết quả TĐTDS&NO 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ
thất nghiệp của người dân ở khu vực thành thị và nơng thơn cũng có sự khác biệt khá lớn.
Việt Nam có tới 65,57% dân số cư trú ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của
khu vực nông thôn lại thấp hơn gần hai lần so với khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp
chung của người dân từ 15 tuổi trở lên ở nông thơn chỉ có 1,64% (trong đó ở nam giới là
1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành thị, tỷ lệ này lên tới 2,93% (trong đó ở
nam giới là 2,86%, còn ở nữ giới là 3,01%). Sự khác biệt về cơ hội tiếp cận thông tin về
việc làm, trình độ chun mơn kỹ thuật và khả năng lựa chọn cơng việc linh hoạt của
người lao động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này.
Tính theo vùng kinh tế, Đơng Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên thất
nghiệp cao nhất cả nước với 2,65% dân số; tại đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,96%,
ở nông thơn là 2,14%; cịn theo giới tính thì nữ giới lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam
giới trong Vùng với mức tương ứng là 2,71% và 2,60%. Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông
Cửu Long với tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42% số dân trong vùng, Bắc Trung Bộ và Duyên
14


hải miền Trung với tỷ lệ 2,14%. Các vùng kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước
lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc 1,20% và Tây Nguyên 1,50%.
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị, nơng thơn và vùng kinh tế - xã hội (%)

Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về nhóm lao động có trình độ cao đẳng (3,19%), tiếp
đến là nhóm có trình độ đại học (2,61%). Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn lại là những
lao động trình độ thấp hơn như trung cấp (1,83%), sơ cấp (1,3%) và khơng có trình độ

chun mơn kỹ thuật (1,99%). Riêng đối với nhóm có trình độ trên đại học, do nhu cầu
cao về trình độ chun mơn trong thời kỳ đổi mới nên có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (chỉ
1,06%). Các số liệu cũng cho thấy, hầu như ở các trình độ chun mơn kỹ thuật tỷ lệ thất
nghiệp ở nữ giới luôn cao hơn so với nam giới, đặc biệt đối với nhóm lao động có trình độ
sơ cấp (có tỷ lệ 4,57%).
Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính, thành thị, nơng thơn và trình độ chun mơn kỹ
thuật (%)

Theo Kết quả TĐTDS&NO 2019, những người thất nghiệp thường có độ tuổi khá trẻ;
Hầu hết nguồn thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 tuổi (chiếm tới 91,7% tổng số người thất
15


nghiệp của cả nước); trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15-54 tuổi cao hơn nữ
giới trong cùng độ tuổi, tương ứng là 92,6% tổng số nam giới thất nghiệp và 90,9% tổng
số nữ giới thất nghiệp. Người trong độ tuổi từ 25-54 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất,
chiếm gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp của cả nước (47,3%); và thực trạng này ở
khu vực thành thị lên tới 52,7% và ở khu vực nơng thơn là 42,9%.
Điều đáng nói là Kết quả Tổng điều tra cũng chỉ ra rằng, đối với tỷ lệ lao động thất
nghiệp theo trình độ tốt nhất đạt được, người thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên
chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động thất nghiệp (18,9%) trong khi người thất nghiệp
chưa được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo ngắn hạn (bao gồm: Sơ cấp, trung cấp) chiếm tỷ
trọng thấp hơn rất nhiều (6,6%).
Bảng 3: Tỷ lệ lao động thất nghiệp theo giới tính, nhóm tuổi và thành thị, nơng thơn (%)

Các chuyên gia lý giải có hiện trạng này là do nhóm lao động có trình độ chun mơn
thấp thường sẵn sàng làm các cơng việc giản đơn và khơng địi hỏi chuyên môn cao với
mức lương thấp trong khi những người có trình độ học vấn cao lại cố gắng tìm kiếm cơng
việc với mức thu nhập phù hợp hơn. Ngồi ra, chính sách tuyển lao động của các nhà
tuyển dụng đối với nhóm lao động có trình độ cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ này, bởi yêu

cầu đối với lao động đã qua đào tạo ở các trình độ càng cao càng khắt khe hơn so với lao
động giản đơn và cũng do nhóm lao động đã qua đào tạo thường có yêu cầu về mức thu
nhập cao hơn nhóm lao động giản đơn.
Dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1/2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình lao động việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Tính đến tháng 6, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng
16


tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc,
nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh
hưởng (tương ứng 17,6 triệu người). Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7
triệu người có việc làm; 897.500 người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngồi lực
lượng lao động. Đánh giá về tình hình lao động việc làm quý 2/2020, đại diện Tổng cục
Thống kê cho hay, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 2 là 53,1 triệu người,
giảm 2,2 triệu người so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Đây là năm ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục của lực lượng lao động từ trước đến nay. Trong
khi đó, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý này là gần 1,3 triệu người, tăng
192.800 người so với quý trước và tăng 221.000 người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2 là 2,73%, tăng 0,51% so với quý trước và tăng
0,57% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là
4,46%, tăng 1,28% so với quý trước và tăng 1,36% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý
có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Số thanh niên từ 15 - 24 tuổi thất nghiệp là 410.300 người, chiếm 30,7% tổng số
người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp gần 3,6 lần so với tỷ lệ thất
nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên).
Thu nhập bình quân tháng của lao động đạt 5,2 triệu đồng, giảm 525.000 đồng so với
quý trước và giảm 279.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên thu nhập
của lao động trong quý 2 giảm so với cùng kỳ năm trước trong 5 năm qua (giảm 5,1%).

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong phòng chống dịch, song theo
Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn ra phức tạp với nhiều nguy cơ
bùng nổ làn sóng dịch lần thứ 2 tại nhiều nước trên thế giới sẽ tiếp tục có những ảnh
hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động tại Việt
Nam.
2.3.2. Các chính sách, quy định về BHTN tại Việt Nam hiện nay
2.3.2.1. Các chính sách BHTN tại Việt Nam
Luật BHXH ban hành năm 2006 trong đó có Chương V với 8 điều (từ Điều 80 đến 87)
về Bảo hiểm thất nghiệp và Mục 3 Chương VI với 4 Điều (từ Điều102 đến Điều 105) về
Quỹ BHXH thất nghiệp và có hiệu lực thi hành từ năm 2009 đã xác lập sự cần thiết và
chín muồi của việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở nước ta.
Chính sách BHTN là một chính sách cơng. Đối tượng của chính sách là những người
lao động tham gia đóng BHTN và chủ sử dụng lao động. Chỉ những người lao động tham
17


gia đóng BHTN bị thất nghiệp mới được hưởng lợi từ chính sách BHTN. Chủ sử dụng lao
động được coi là đối tượng của chính sách BHTN khi họ phải tuân thủ những quy định
của Nhà nước về nghĩa vụ đóng góp tài chính hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp
bị thất nghiệp.
Các biện pháp, cơng cụ chính sách được Nhà nước sử dụng bao gồm các quy định về
quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tham gia BHTN, chủ sử dụng lao
động, quy định về nguồn tài chính, chế độ BHTN,...
Chính sách BHTN khơng chỉ bao hàm chế độ BHTN (những quy định về mức đối
tượng, điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ
tư vấn tìm việc làm, đào tạo nghề và bảo hiểm y tế) mà cịn có cả các quy định về đối
tượng tham gia, nguồn hình thành quỹ và các tổ chức chịu trách nhiệm triển khai thực
hiện chính sách BHTN, …
2.3.2.2. Quy định về hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam
 Căn cứ pháp lý:

 Luật Việc làm năm 2013
 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm
về BHTN
 Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động tham gia ký kết
các hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc sau phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
 Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
 Hợp đồng lao động xác định thời hạn
 Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn
từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất
nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
 Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương
hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
 Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng
trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng
lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã
đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước
khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
cơng việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
 Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
18


 Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất
nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
o Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ cơng an;
o Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
o Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở

giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
o Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
o Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
o Người lao động chết.
 Cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp
 Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình qn tiền lương
tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (nhưng không
được quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng).
 Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ
cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01
tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
 Về thủ tục đăng ký để hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ
ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ
sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà
nước về việc làm thành lập.
 Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
 Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
 Sổ bảo hiểm xã hội;
 Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về
việc chấm dứt hợp đồng lao động;
o Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hồn thành
cơng việc theo hợp đồng lao động;
o Quyết định thôi việc;
o Quyết định sa thải;
o Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
o Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc.
 Một số khó khăn khi thi hành bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam
 Đối với người lao động, BHTN là một phần hỗ trợ khi họ gặp rủi ro mất việc

làm. Nhưng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì họ phải đóng phí BHTN
trong một thời gian nhất định, mà người lao động khơng hưởng ứng vấn đề này
lắm. Mặt khác thì việc đóng phí BHTN thường xun trong một thời gian đối
19


với người lao động mùa vụ là rất khó khăn, mà đây là đối tượng có khả năng
thất nghiệp cao nhất
Việc xác định đối tượng hưởng BHTN, thời gian hưởng BHTN, mức hưởng TCTN
cần phải chính xác nếu khơng sẽ gây ra tình trạng người lao động sẽ dựa vào đó mà khơng
tích cực làm việc và đi tìm việc. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước.
 Đối với người sử dụng lao động, việc thi hành BHTN thì họ phải bỏ ra một
khoản tiền để đóng vào quỹ BHTN, do đó sẽ thêm một phần chi phí sản xuất
kinh doanh mà họ khơng muốn một chút nào. Do đó nếu việc quản lý khơng
chặt sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ chốn khoản đóng góp này.
 Đối với Nhà nước thì phải chi một phần ngân sách cho hoạt động BHTN
nhưng cũng phần nào khắc phục được tình trạng thất nghiệp.
Vì vậy, phải cân nhắc giữa những mặt tốt và hạn chế của việc thi hành chính sách
BHTN.
Chương 3: Phân tích lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động
3.1. Hỗ trợ học nghề
Khi tham gia BHTN, theo quy định, người lao động tham gia BHTN sẽ được hỗ trợ
học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013.
Cụ thể:
 Đã chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động
hằng tháng).
 Đã nộp hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thơi
việc
 Chưa tìm được việc làm chính thức sau 15 ngày, tính từ ngày nộp hồ sơ nhận trợ

cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau:
 Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
 Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
 Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
 Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù
 Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
 Chết
20


 Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước
khi nghỉ việc.
 Thời gian người lao động được hỗ trợ học nghề được tính theo thời gian học nghề
thực tế nhưng không vượt quá 06 tháng
Mức hỗ trợ học nghề được quy định tại Điều 3 Quyết định 77/2014/ QĐ-TTg cụ thể
như sau:
Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01
triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức
thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
Trường hợp người lao động tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ khơng đủ
tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính trịn là 01 tháng để
xác định mức hỗ trợ học nghề.
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tham gia mức học nghề có
mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều này
thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do người lao động tự chi trả.
Hiện nay theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dạy nghề có 3 cấp
độ đào tạo bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Các trường dạy
nghề hiện tại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Trong tháng 02/2019, tình hình thực hiện hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp trên

toàn quốc như sau: theo thống kê, có 44/63 địa phương có quyết định hỗ trợ học nghề đối
với người lao động với số lượng là: 1.787 người, bằng 6,2% số người có quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 47,1% so với tháng 01/2019 (3.380 người), tăng
23,8% so với tháng 02/2018 (1.443 người) và bằng 56,5% so với mức bình quân năm
2018 (3.163 người/tháng). Số người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09
tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề
trong tháng 02/2019 là 02 người, bằng 0,1% số người có quyết định hưởng trợ cấp thất
nghiệp. Một số địa phương có số người có quyết định hỗ trợ học nghề nhiều trong
tháng 02/2019 là: Thành phố Hồ Chí Minh (565 người, bằng 11,5% so với số người có
quyết định trợ cấp thất nghiệp); Hà Nội (499 người, bằng 14,9%); Bình Dương (146
người, bằng 8,9%); Đồng Nai (63 người, bằng 4,5%).
Theo số liệu thống kê của 36/63 Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước, những
nghề người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề có tỷ lệ như sau: lái xe ôtô: 59,4% số người
đề nghị hỗ trợ học nghề; kỹ thuật nấu ăn: 14,6%; tin học văn phòng: 2,2%; trang điểm
chuyên nghiệp: 1,8%; may mặc, da giày: 1,4%; mỹ thuật pha chế thức uống: 1,2%; thiết
kế, quảng cáo: 1,2%; sửa chữa, lắp ráp máy tính: 0,6%; kế tốn doanh nghiệp và khai báo
21


thuế: 0,6%; kỹ thuật làm bánh Âu: 0,6%; kỹ thuật trồng hoa và tạo dáng cây cảnh: 0,6%;
điện lạnh: 0,4%; điện dân dụng: 0,4%; phiên dịch tiếng nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc,…): 0,2%; điện công nghiệp: 0,2%; sửa chữa thiết bị may: 0,2%; sửa chữa
điện tử: 0,2%; các nghề khác: 14,0%. Kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại các vùng
địa lý thống kê số nguời được hỗ trợ học nghề như sau: đồng bằng Sông Hồng có
617 người lao động, chiếm tỷ lệ 34,5% so với cả nước; trung du và miền núi phía Bắc có
39 người lao động, chiếm tỷ lệ 2,2% so với cả nước; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung có 199 người lao động, chiếm tỷ lệ 11,1% so với cả nước; Tây Nguyên có 25 người
lao động, chiếm tỷ lệ 1,4% so với cả nước; Đơng Nam Bộ có 793 người lao động, chiếm
tỷ lệ 44,4% so với cả nước; đồng bằng Sơng Cửu Long có 114 người lao động, chiếm tỷ
lệ 6,4% so với cả nước. Với tình hình hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp

trong tháng 2 như trên, theo báo cáo từ 63 Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước, số
tiền chi trả hỗ trợ học nghề là 6,1 tỷ đồng. Trong đó, một số địa phương có số tiền chi trả
hỗ trợ học nghề cao như: Thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội; Đồng Nai; Bình
Dương... Một số địa phương có số tiền chi trả hỗ trợ học nghề thấp cũng là địa phương có
tỷ lệ người lao động thất nghiệp thấp như: Điện Biên; Lai Châu...
3.2. Hưởng số tiền trợ cấp thất nghiệp
Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp như sau:
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình qn tiền lương
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa
không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng
theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp
theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất
nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất
nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ
hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Trong quý 1 năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lao động hưởng trợ
cấp thất nghiệp tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới hơn 132 nghìn người. Mức
hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân là 3,7 triệu đồng/người/tháng. Chỉ riêng trong tháng
22


3 năm nay - tháng cao điểm do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng
mới của virus corona (Covid-19), cả nước đã có 59.276 người hưởng TCTN, tăng 31% so
với cùng kỳ năm ngoái. Từ đó, nâng tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp quý 1 năm

2020 lên 132.320 người, tăng 10% so với quý 1 năm trước. Nguồn chi trong ba tháng đầu
năm từ Quỹ BHTN cho các chế độ BHTN là 2.744 tỷ đồng. Trong đó, riêng chi cho trợ
cấp thất nghiệp là 2.590 tỷđồng. Mức hưởng TCTN bình quân của người lao động là 3,7
triệu đồng/người/tháng.
Một số địa phương có số người hưởng TCTN cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Long An… Thực tế cho thấy, BHTN đã phần nào giúp người
lao động bảo đảm, duy trì cuộc sống. Đồng thời, giảm áp lực về tài chính với người sử
dụng lao động vì khơng phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động,
giảm gánh nặng cho NSNN vì khơng phải cấp kinh phí hỗ trợ cho đối tượng này. Cụ thể,
trong tháng ba - thời gian cao điểm của đại dịch Covid-19, tại Quảng Ninh, tỷ lệ người
đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 255% so với cùng kỳ năm 2019. Tại
Khánh Hòa, tỷ lệ này tăng 237%, Đà Nẵng tăng 220%, Hưng Yên tăng 213%, An Giang
và Quảng Trị tăng gấp đôi.
3.3. Hỗ trợ tìm kiếm việc làm
BHTN có lợi ích đối với người lao động khi tham gia được nhận trợ cấp thất nghiệp
vì họ được tư vấn giới thiệu việc làm. Thơng qua Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động thất nghiệp sẽ được hỗ trợ, tư vấn giới
thiệu cho các doanh nghiệp trên toàn quốc.
Các trung tâm sẽ tư vấn nắm bắt trình độ chun mơn, kĩ năng, tâm tư nguyện vọng
của người lao động. Người lao động sẽ được cập nhật thông tin liên tục cũng như được
thường xuyên giới thiệu việc làm đến khi có việc làm ổn định.
Điều đó đã được quy định rất rõ tại Điều 54, Luật việc làm năm 2013, cụ thể:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất
nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm
việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, do ảnh hưởng của Covid – 19 trong
bốn tháng đầu năm 2020, cả nước có hơn năm triệu lao động bị mất việc, giãn việc, giảm
giờ làm, giảm thu nhập, 67% doanh nghiệp phải cho nhân viên tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động, tạm thời nghỉ việc, hơn 80% lao động trong khu vực phi chính thức phải
tạm dừng hoạt động kinh doanh khoảng một tháng để thực hiện các quy định về giãn cách

xã hội. Báo cáo của BHXH Việt Nam cũng cho thấy, chỉ trong quý I năm nay, số người
23


tham gia BHTN đã tăng so thời điểm cuối năm 2019; tổng số lao động tham gia BHTN
hiện đạt gần 13,3 triệu người. Và tính đến cuối tháng 4, cả nước đã có hơn 380 nghìn
người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm.
Trong đại dịch Covid-19, hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm đã phát huy chức
năng quản trị thị trường lao động thông qua thực thi chính sách BHTN; giúp người lao
động bảo đảm một phần cuộc sống, vượt qua những khó khăn lúc đại dịch. Tại các Trung
tâm dịch vụ việc làm đã tổ chức những phiên giao dịch việc làm trực tiếp để người lao
động và doanh nghiệp kết nối với nhau, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp,
nhanh chóng. Bên cạnh đó, các trung tâm cịn có hoạt động đặc thù là đẩy mạnh hoạt
động thu thập thông tin về thị trường lao động, nắm bắt, cập nhật tình hình biến động lao
động; khai thác vị trí việc làm trống để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và
cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động, góp phần điều tiết thị trường, qua đó
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đối với các trung tâm tại những địa phương có nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ, để mở rộng mạng lưới việc làm đã liên kết với các tỉnh khác nhằm tìm kiếm
việc làm cho người lao động tại. Trong bối cảnh dịch bệnh, chính sách nhân văn của nhà
nước lại càng phát huy giá trị, là lưới đỡ giúp người lao động sớm tìm được việc làm, ổn
định cuộc sống, thu nhập.
3.4. Hỗ trợ bảo hiểm y tế
Một lợi ích quan trọng của BHTN chính là hỗ trợ hoàn toàn BHYT cho người lao
động. Theo Điều 51 của Luật việc làm 2013 thì tổ chức BHXH đóng BHYT cho người
đang hưởng TCTN. Cụ thể:
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Vậy, nếu người lao động đủ điều kiện để hưởng BHTN và được hưởng BHTN (sau

khi hoàn thành hồ sơ, thủ tục hưởng BHTN) sẽ được Cơ quan BHXH đóng BHYT cho
người đang hưởng TCTN, nghĩa là kể cả khi người lao động mất việc làm, mặc dù họ
khơng tham gia BHYT, khơng đóng BHYT nhưng Quỹ BHTN sẽ phải chi trả phí đóng
BHYT để người thất nghiệp được quyền hưởng BHYT trong thời gian thất nghiệp.
Thẻ BHYT của người đang hưởng TCTN có giá trị sử dụng kể từ ngày hưởng TCTN
ghi trong quyết định hưởng TCTN. Người đang hưởng TCTN được quỹ BHYT thanh tốn
80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi khám chữa bệnh đúng tuyến.
24


Qua đây có thể thấy, chính sách BHTN của Đảng và nhà nước ta đã góp phần khơng
nhỏ trong việc đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt, giải quyết kịp thời khó khăn cho người
lao động khi khơng may mất việc làm hoặc đang tìm việc làm mới. Ngồi ra, trong thời
gian hưởng BHTN, người lao động cịn có quyền lợi về bảo hiểm y tế. BHXH nói chung
và chính sách BHTN nói riêng đã thực sự đi vào cuộc sống và là “phao cứu sinh” cho
người lao động khi khơng có việc làm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang
diễn biến phức tạp như hiện nay. BHTN khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người
lao động mà còn là giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp khi sử dụng nguồn nhân lực, là
chính sách giúp ổn định xã hội của nhà nước. BHTN là bảo hiểm cần thiết để bạn tự bảo
vệ quyền lợi của bản thân mình.

25


KẾT LUẬN
Thất nghiệp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song trên thế giới người ta đã tổng
kết do những nguyên nhân chính như: chu kỳ sản xuất kinh doanh có thể mở rộng hay thu
hẹp; do sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là sự tự động hố q trình sản xuất
diễn ra nhanh chóng nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con
người... Thất nghiệp diễn ra luôn để lại những hậu quả khơn lường cả về kinh tế, chính trị,

xã hội. Chính vì thế, các nước đã ấp dụng nhiều chính sách và, biện pháp khác nhau để
khắc phục tình trạng thất nghiệp. BHTN là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị
thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm, cho nên đối tượng của nó cũng chính là thu nhập
của người lao động. BHTN có đặc điểm là khơng có hợp đồng trước, người tham gia và
người thụ hưởng quyền lợi là một. Đặc biệt khơng có việc chuyển rủi ro của những người
bị thất nghiệp sang những người khác có khả năng thất nghiệp. BHTN khơng có dự báo
chính xác về số lượng và phạm vi và có thể bị thiệt hại về kinh tế rất lớn.
Ngay từ những ngày đầu ban hành, chính sách BHTN đã trở thành điểm tựa giúp
người lao động ổn định cuộc sống, đóng góp vào sự vững mạnh của hệ thống an sinh xã
hội. Đặc biệt, trong năm 2020, khi dịch bênh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến tình
hình sản xuất, kinh doanh, nhiều người lao động mất việc làm, thì lợi ích của nó lại càng
được đề cao.
Hiện nay, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng cho thấy nhận thức
của người lao động và doanh nghiệp về chính sách BHTN có thay đổi tích cực. Điểm
đáng lưu ý nhất trong chính sách BHTN không phải là việc trợ cấp cho người lao động
mà là trao cho họ cơ hội học nghề, lựa chọn nghề nghiệp mới, phù hợp để sớm tìm kiếm
được việc làm, ổn định cuộc sống.

26


Tài liệu tham khảo
1. Tapchicongthuong.vn
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Định, Giáo trình “An sinh xã hội” (2018), Nhà xuất bản Đại học
Kinh Tế Quốc Dân.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Định, Giáo trình “Bảo hiểm” (2008), Nhà xuất bản Đại học KInh
Tế Quốc Dân.

27



×