Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần cuối)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.21 KB, 10 trang )

Bệnh viêm phế quản: Suyễn
(Phần cuối)

Các triệu chứng điển hình của suyễn
Các triệu chứng của suyễn khác nhau tuỳ người và tuỳ từng thời điểm. Điều
quan trọng là phải nhớ rằng, những triệu chứng này có thể khó thấy và có thể tương tự
với các triệu chứng được thấy ở các bệnh khác.
Tất cả các triệu chứng được đề cập sau đây cũng có thể hiện diện ở các bệnh hô
hấp khác, và thỉnh thoảng cũng giống như ở các bệnh tim mạch. Sự lẫn lộn tiềm tàng
này làm cho việc nhận biết các triệu chứng xuất hiện và xét nghiệm chẩn đoán trở
thành rất quan trọng trong việc nhận ra rối loạn này.
4 triệu chứng chính để nhận dạng :
Khó thở - đặc biệt khi gắng sức hoặc ban đêm.
Khò khè - tiếng thở huýt sáo, thở rít khi thở ra.
Ho - có thể mãn tính; thường nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm. Nhiều người
suyễn xuất hiện sau khi gắng sức hoặc khi tiếp xúc không khí lạnh, khô.
Nặng ngực - có thể xuất hiện với có hay không có các triệu chứng trên.
Thực tế suyễn
Suyễn được phân loại theo tần số và độ nặng của triệu chứng, hoặc "cơn", các
kết quả của xét nghiệm chức năng phổi.
30% người bị suyễn có các triệu chứng suyễn nhẹ, gián đoạn (ít hơn 2 cơn 1
tuần) với các xét nghiệm hô hấp bình thường.
30% có các triệu chứng suyễn nhẹ, dai dẳng (>= 2 cơn 1 tuần) với các xét
nghiệm hô hấp bình thường.
40% có các triệu chứng suyễn vừa hoặc nặng, dai dẳng (mỗi ngày hoặc liên tục)
với các xét nghiệm hô hấp bất thường.
Cơn suyễn cấp tính
Một cơn suyễn cấp tính, hoặc đột ngột, thường do tiếp xúc với các dị nguyên
hoặc một nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ðộ nặng của cơn phụ thuộc vào bệnh suyễn
cơ bản của bạn đang được kiểm soát tốt như thế nào (phản ánh sự viêm đường hô hấp
được kiểm soát tốt như thế nào). Một cơn cấp có thể đe dọa tính mạng bởi vì nó có thể


vẫn tiếp diễn dù bạn có dùng thuốc cắt cơn thông thường (dãn phế quản hít) đi chăng
nữa.
Cơn suyễn mà không đáp ứng với điều trị bằng 1 thuốc dạng hít thì bạn nên tìm
đến chăm sóc y tế ngay tại các phòng cấp cứu bệnh viện gần nhất hoặc một phòng
khám chuyên khoa suyễn, tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm trong ngày. Các cơn
suyễn không tự dừng khi không có điều trị. Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo
sớm, bạn tự đặt mình vào nguy cơ xuất hiện "suyễn ác tính" (trạnh thái suyễn).
Sự thật dị ứng.
Các cơn suyễn kéo dài mà không đáp ứng với điều trị bằng thuốc dãn phế quản
là một cấp cứu nội khoa. Thầy thuốc gọi các cơn suyễn nặng này là "suyễn ác tính" và
chúng cần điều trị cấp cứu ngay.
Các triệu chứng của suyễn nặng là ho dai dẳng và không thể nói thành câu hoàn
chỉnh hoặc không thể đi mà không khó thở. Ngực bạn có thể cảm thấy bị thắt chặt và
môi bạn có thể có màu xanh tím. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy bị kích động, lẫn lộn,
hoặc mất khả năng tập trung. Bạn có thể cúi khom người ra trước, ngồi hoặc đứng để
thở dễ dàng hơn, và làm căng cơ bụng và cổ của bạn. Ðây là các dấu hiệu của sự suy
hô hấp sắp xảy ra. Lúc này, các thuốc qua đường hít sẽ không thể đảo ngược tiến trình
này.
Thông khí cơ học có thể cần thiết để hỗ trợ phổi và các cơ hô hấp. Một cái mặt
nạ hoặc một ống thở được gắn vào mũi hoặc miệng cho điều trị này. Các hỗ trợ hô hấp
này là tạm thời và được lấy bỏ một khi cơn suyễn đã giảm đi và phổi đã hồi phục đầy
đủ để bắt đầu lại công việc hô hấp của chính nó. Nằm viện một thời gian ngắn trong
một đơn vị chăm sóc tích cực có thể là do một cơn suyễn nặng mà không được điều trị
ngay tức khắc. Ðể tránh việc nằm viện như thế, tốt nhất, lúc khởi đầu của triệu chứng,
là bắt đầu điều trị sớm ngay tại nhà hoặc ở phòng khám của bác sĩ.
Sự hiện diện của khò khè hoặc ho tự nó không phải là tiêu chuẩn đáng tin cậy
cho việc phán đoán độ nặng của cơn suyễn. Trong các cơn suyễn rất nặng thì các phế
quản có thể bị bít tắc đến mức mà sự thiếu khí vào và ra khỏi phổi của bạn thậm chí
không tạo ra được tiếng khò khè hoặc ho.
Suyễn được điều trị như thế nào?

Hầu hết các thuốc trị suyễn tác dụng bởi việc làm dãn co thắt phế quản (các
thuốc dãn phế quản) hoặc giảm viêm (corticosteroids). Trong điều trị suyễn, các thuốc
dạng hít thường được ưa chuộng hơn các thuốc dạng viên hoặc dịch để uống (các
thuốc qua đường uống). Các thuốc dạng hít tác dụng trực tiếp trên bề mặt đường dẫn
khí và các cơ đường dẫn khí nơi mà các rối loạn của suyễn bắt đầu.
Sự hấp thu các thuốc dạng hít vào phần còn lại của cơ thể thì rất nhỏ. Do đó,
các tác dụng phụ thì ít hơn so với các thuốc dạng uống. Các thuốc dạng hít bao gồm
các thuốc kích thích beta-2, các thuốc kháng cholinergics, các corticosteroids, và
cromolyn sodium. Các thuốc dạng uống bao gồm aminophyllin, và các viên
corticosteroids.
Theo cổ điển, một trong những thuốc đầu tiên được dùng cho suyễn là
adrenaline (epinephrine). Adrenaline có khởi đầu tác dụng nhanh trong việc mở rộng
đường dẫn khí (dãn phế quản). Nó thường được sử dụng trong các tình huống cấp cứu
suyễn. Tuy nhiên, adrenaline có nhiều tác dụng phụ bao gồm nhịp tim nhanh, đau đầu,
buồn nôn, nôn, không yên, và cảm giác hoảng sợ.
Các thuốc có công thức hoá học tương tự adrenaline đã được phát triển. Những
thuốc này, được gọi là kích thích beta-2, có lợi ích dãn phế quản của adrenaline mà
không có nhiều tác dụng phụ không mong muốn của nó.
Các thuốc kích thích beta-2 là các thuốc dãn phế quản dạng hít, chúng được gọi
là "kích thích" vì chúng thúc đẩy hoạt động của các thụ thể beta-2 ở cơ trơn phế quản.
Thụ thể này hoạt động để làm dãn thành cơ trơn của phế quản, gây dãn phế quản. Hoạt
động dãn phế quản của các thuốc kích thích beta-2 bắt đầu trong vòng vài phút sau khi
hít thuốc và kéo dài khoảng 4 giờ. Các ví dụ của những thuốc này bao gồm albuterol
(Ventolin, Proventil), metaproterenol (Alupent), pirbuterol acetate (Maxair), và
terbutaline sulfate (Brethaire).
Một nhóm thuốc kích thích beta-2 tác dụng kéo dài đã được phát triển, thời gian
hiệu quả được duy trì 12 giờ. Những thuốc dạng hít này có thể dùng 2 lần một ngày.
Salmeterol xinafoate (Serevent) là một ví dụ của nhóm thuốc này. Các thuốc kích thích
beta-2 tác dụng kéo dài thường không được dùng cho các cơn cấp. Các thuốc kích
thích beta-2 có thể có các tác dụng phụ, như lo lắng, run, đánh trống ngực hoặc nhịp

tim nhanh và làm hạ kali máu.
Cũng như các thuốc kích thích beta-2 có thể làm dãn đường dẫn khí, các thuốc
ức chế beta làm suy yếu sự dãn cơ trơn phế quản bởi các thụ thể beta-2 và có thể gây
ra co thắt đường dẫn khí, làm suyễn nặng lên. Do đó, các thuốc ức chế beta, như các

×