Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải pháp về môi trường cho sự phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.65 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>


Sau 20 năm triển khai xây dựng các KCN, trong cả nước đã hình thành một
mạng lưới các KCN, và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế
của các địa phương, vùng và cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển
giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.


Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta chưa thực sự vững chắc. Môi
trường xung quanh không ít các KCN đang bị suy thoái nghiêm trọng. Khoảng 70%
trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp
nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Có đến 57% KCN
đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Khơng khí ở các KCN,
đặc biệt là KCN cũ đang bị ô nhiễm, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ
sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi
trường. Lượng chất thải rắn tại các KCN ngày càng gia tăng, nhưng vấn đề thu gom
và xử lý chất thải rắn tại các KCN còn nhiều bất cập, nhất là đối với việc quản lý,
vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại.


Ơ nhiễm mơi trường tại các KCN gây tác động xấu tới môi trường sinh thái tự
nhiên. Ô nhiễm môi trường KCN làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ
người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần các
KCN đó. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, gây ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gây ra
những tổn thất kinh tế không nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

định số 3222/QĐ-UBND, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt quy hoạch phát triển
CCN trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020. Tuy nhiên, một vấn đề bức xúc được
đặt ra, đó là cùng với sự phát triển của các CCN là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo
quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tưởng Chính phủ, tỉnh Sơn
La có ba cơ sở cơng nghiệp gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thực hiện xử


lý triệt để. Vậy khi số lượng các KCN, CCN được hình thành ngày càng nhiều, liệu
vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN tỉnh có ngày càng gia tăng ? Làm thế
nào để có thể PTBV các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh ?


<i><b>Xuất phát từ thực trạng trên nên tên đề tài:“Giải pháp về môi trường cho sự </b></i>


<i><b>phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Sơn La” được chọn làm đề tài </b></i>


<i><b>nghiên cứu cho bản luận văn này. </b></i>


Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về môi trường, PTBV, PTBV các
KCN, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể như sau:


Làm rõ bản chất, vai trị của mơi trường đối với sự PTBV các KCN từ đó chỉ
ra sự cần thiết phải BVMT KCN.


Thơng qua phân tích hiện trạng môi trường tại các điểm công nghiệp tập trung
và phân tích các tác động môi trường của KCN Mai Sơn và CCN Bó Bun – Mộc
Châu để chỉ ra các vấn đề môi trường tỉnh Sơn La cần quan tâm giải quyết trong
thời gian tới.


Từ đó đề xuất những giải pháp mơi trường để góp phần PTBV các KCN tỉnh.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ: Bộ tài nguyên môi
trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở công thương tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch &
Đầu tư tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên môi trường tỉnh Sơn La, Cục thống kê Sơn La,
Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La, dữ liệu trên mạng internet…Các nguồn dữ
liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần
tài liệu tham khảo.


Để đánh giá tình trạng ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn tỉnh luận văn sử dụng


các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh, đối chiếu nồng độ các
chất gây ô nhiễm đo được với tiêu chuẩn cho phép do Bộ Khoa học và Công nghệ
và Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG </b>
<b>NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN TỈNH SƠN LA </b>


<b>1.1. Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh </b>


<i><b>1.1.1. Các vấn đề chung về KCN </b></i>


Qua thực tiễn 20 năm xây dựng và phát triển có thể nhận thấy, các KCN,
CCN đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát
triển của các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước,
đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu, vào ngân sách Nhà nước; góp phần hiện
đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ; tạo ra những tác động lan tỏa tích cực tới trình độ phát triển của các vùng,
các ngành, các lĩnh vực. Sự phát triển các KCN cũng góp phần giải quyết việc làm
cho lao động địa phương, tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao,
một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý giỏi.


Tuy nhiên, quá trình phát triển các KCN cũng đã làm phát sinh một số vấn
đề đáng quan tâm như: ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế; ảnh hưởng
đến đời sống của người dân do vấn đề chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp; ảnh
hưởng đến vấn đề di dân, an ninh trật tự xã hội tại địa phương có KCN; và ảnh
hưởng đến môi trường.


<i><b>1.1.2. Phát triển bền vững khu công nghiệp </b></i>



Sự PTBV của một KCN được đánh giá theo hai nhóm tiêu chí:


Các tiêu chí đánh giá PTBV nội tại KCN bao gồm: Vị trí địa lý KCN; Chất
lượng quy hoạch KCN; Quy mô đất đai và tỷ lệ lấp đầy KCN; Tổng số vốn đăng ký,
vốn đầu tư thực hiện; Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN;
Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN; Hệ số chun mơn hóa và
liên kết kinh tế và Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.


Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của các KCN bao gồm: Tiêu chí về kinh
tế kỹ thuật; Tiêu chí phản ánh về xã hội và Tiêu chí phản ánh mơi trường


<b>1.2. Mối quan hệ giữa các vấn đề môi trường và PTBV các KCN, CCN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tương lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời, môi
trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế.


Quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho quá
trình cải tạo mơi trường, phịng chống suy thối, sự cố mơi trường xảy ra… Tuy
nhiên, quá trình phát triển kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh sẽ dẫn đến nguy
cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thối mơi trường.


Do đó, khơng thể chấp nhận cách đặt vấn đề "phát triển hay môi trường", tức
là coi phát triển và môi trường là hai vế đối kháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại
trừ, mà phải đặt vấn đề "phát triển và môi trường", phải lựa chọn và coi trọng cả
hai, không hy sinh cái này vì cái kia.


Việc BVMT nói chung và BVMT KCN nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta
quan tâm và đề cập đến ngay từ những năm đầu hình thành, phát triển. Hoạt động
BVMT KCN có hiệu quả hay khơng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao
gồm: Chủ trương, chính sách và hệ thống các văn bản về BVMT KCN của Nhà nước


và các địa phương; Bộ máy quản lý môi trường và quản lý mơi trường KCN, CCN;
Nguồn kinh phí cho sự nghiệp BVMT; Các hoạt động quan trắc, giám sát, cảnh báo ô
nhiễm môi trường; các hoạt động BVMT của chính các cơ sở sản xuất công nghiệp;
các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm BVMT; công tác thẩm định và
đánh giá tác động mơi trường; cơng tác xã hội hóa hoạt động BVMT…


<b>1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường KCN, CCN tỉnh Sơn La </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG ĐẶT RA TRONG Q </b>
<b>TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN, CCN TỈNH SƠN LA </b>


<b>2.1. Tình hình phát triển các KCN, CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020 </b>


Tính đến 31/8/2011, KCN Mai Sơn (một KCN tập trung, đa ngành) là KCN
đầu tiên và duy nhất được xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La.


The quy hoạch thì tính đến năm 2020 tồn tỉnh sẽ hình thành 28 CCN nhỏ trên
địa bàn 09 huyện và 01 thành phố, trong đó chủ yếu là các CCN tổng hợp (đa ngành).
<b>2.2. Các vấn đề mơi trường đặt ra trong q trình phát triển các KCN, CCN </b>


<b>tỉnh Sơn La thời gian tới </b>


Theo như quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì trong năm
2009 và năm 2010 tỉnh sẽ tiến hành quy hoạch chi tiết 5 CCN. Tuy nhiên, tiến độ
thực hiện quy hoạch trên thực tế lại không theo đúng như tiến độ đã đề ra trong
bản quy hoạch. Tính đến nay mới chỉ có KCN Mai Sơn và CCN Bó Bun - Mộc
Châu đã có quyết định thành lập, quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và quyết
định phê duyệt báo cáo ĐTM của UBND tỉnh. Vì vậy, trong phạm vi luận văn, tác
giả tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tác động môi trường tại KCN
Mai Sơn, CCN Bó Bun - Mộc Châu và các điểm công nghiệp tập trung đã hình


thành trên địa bàn tỉnh.


<i><b>2.2.1. Các vấn đề về mơi trường khơng khí </b></i>


Hoạt động sản xuất tại các điểm cơng nghiệp tập trung chưa có biểu hiện tác
động xấu tới chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh. Hiện chỉ có chân đập
thủy điện Sơn La đang bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn; nhà máy xi măng Chiềng Sinh
bị ô nhiễm khí bụi và một số khu vực lân cận các cơ sở chế biến nông sản bị ô
nhiễm mùi cục bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>2.2.2. Các vấn đề về môi trường nước </b></i>


Tại các điểm công nghiệp tập trung, nước thải sản xuất của các nhà máy xả
thải trực tiếp vào suối đã làm ô nhiễm cục bộ nước suối Nậm Pàn và suối Nậm La.


Khi các KCN, CCN đi vào xây dựng và hoạt động sẽ làm phát sinh một
lượng nước thải tương đối lớn. Trong khi nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa
chảy tràn rất thấp thì hàm lượng chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt khá cao.
Nhìn chung, mơi trường nước bị tác động chủ yếu là môi trường nước ngầm, nước
mặt xung quanh khu vực sản xuất và hạ lưu tiếp nhận. Nước ngầm của Sơn La rất
hạn chế, đặc biệt là các khu vực quy hoạch các KCN, CCN đều nằm trên các địa
tầng với các không gian rỗng, tước đoạt một lượng nước lớn. Do đó, những năm
tới tỉnh phải đối mặt với tình hình ô nhiễm nước mặt và cạn kiệt nước ngầm, đặc
biệt là vùng kinh tế động lực đường 6.


<i><b>2.2.3. Các vấn đề về chất thải rắn </b></i>


Tại các điểm công nghiệp tập trung: lượng chất thải rắn ngày càng tăng,
trong đó có tới 20% là chất thải rắn nguy hại. Tỷ lệ thu gom, đổ thải chất thải rắn
đúng quy định chỉ chiếm khoảng 50-70%, còn lại từ 30-50% xả thẳng ra mơi


trường. Cả tỉnh có 13 bãi chơn lấp rác đều không hợp vệ sinh, một số bãi rác lại
nằm gần nguồn nước sinh hoạt.


Khi các KCN, CCN đi vào xây dựng và hoạt động sẽ làm phát sinh một
lượng chất thải rắn không nguy hại (đất, đá, gạch vữa, xi măng, gỗ, sắt thép, vỏ
bao bì,…), chất thải rắn nguy hại (dầu mỡ, xăng nhớt thải, giẻ lau có dính dầu mỡ,
thùng chứa dầu nhớt…) và chất thải rắn sinh hoạt. Lượng chất thải rắn này phát
sinh trên toàn bộ mặt bằng các KCN, CCN tuy nhiên thời gian tác động không liên
tục, tác động ở mức trung bình và có thể kiểm sốt được nếu thực hiện tốt các biện
pháp quản lý, thu gom.


<i><b>2.2.4. Các vấn đề về môi trường đất </b></i>


Hiện tại hoạt động sản xuất tại các điểm công nghiệp tập trung trên địa bàn
tỉnh chưa có biểu hiện tác động xấu tới chất lượng môi trường đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>2.3. Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN tỉnh thời gian qua. </b>


Hệ thống văn bản quy phạm về BVMT KCN hiện chưa hồn chỉnh, thiếu
tính đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Hầu hết các văn bản tập trung vào cải thiện
môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý về quản lý môi trường KCN rất chậm
được ban hành.


Bộ máy quản lý môi trường của tỉnh về cơ bản đã tương đối kiện toàn từ
cấp tỉnh đến cấp xã tuy nhiên năng lực quản lý mơi trường cịn nhiều vấn đề phải
nâng cấp.


Bộ máy quản lý môi trường KCN, CCN trên địa bàn tỉnh chưa được kiện toàn.
Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề BVMT KCN của chính quyền, ban
quản lý KCN và người dân địa phương chưa đầy đủ.



Quy hoạch các vấn đề liên quan đến BVMT trên địa bàn tỉnh chưa được xây
dựng. Chất lượng công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường chưa cao.


Nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT cấp huyện hầu như chưa được giải ngân.
Ý thức tự giác chấp hành các qui định về BVMT của các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp chưa cao.


Việc thực hiện mục tiêu xã hội hóa cơng tác BVMT chưa đạt hiệu quả cao.
<b>2.4. Đánh giá chung về khả năng PTBV các KCN, CCN tỉnh Sơn La </b>


Do các KCN, CCN vẫn nằm trên quy hoạch nên chưa thể đánh giá một cách
toàn diện theo tất cả các tiêu chí về khả năng PTBV nội tại các KCN, CCN trên
địa bàn tỉnh. Hiện có thể nhận thấy, sau khi các KCN, CCN đã hoàn thiện đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động thì có thể đạt được sự bền vững về vị
trí, quy mô.


Khi các KCN, CCN đi vào hoạt động vừa mang lại những tác động lan tỏa
tích cực vừa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định về mặt kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực về cơ bản là không lớn và mang tính tạm
thời trong thời gian thi cơng. Cịn những tác động lớn đến môi trường kinh tế xã
hội lại là những tác động có lợi, kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của các
KCN, CCN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG NHẰM MỤC TIÊU </b>
<b>PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN TỈNH SƠN LA </b>


<b>3.1. Mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp tỉnh đến năm 2020 </b>


Luận văn nêu ra mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất đến năm 2015 và năm


2020 của các ngành công nghiệp tỉnh như: ngành khai thác khống sản; ngành cơng
nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; ngành công nghiệp chế biến lâm sản; ngành
công nghiệp luyện kim, chế tạo máy và gia công kim loại; ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.


<b>3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Sơn La đến năm 2020 </b>


Luận văn trích dẫn các quan điểm và các mục tiêu (bao gồm mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể) phát triển các KCN, CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020 được đưa
ra trong “Quy hoạch phát triển các CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020” đã được
UBND tỉnh thông qua.


<b>3.3. Các giải pháp </b>


Trên cơ sở phân tích hiện trạng mơi trường tại các điểm công nghiệp tập trung
và dự báo các tác động môi trường khi KCN Mai Sơn và CCN Bó Bun – Mộc Châu
đi vào xây dựng và hoạt động luận văn đề xuất một số giải pháp về môi trường
nhằm mục tiêu PTBV các KCN tỉnh Sơn La như sau:


1. Hồn thiện hệ thống chính sách bảo vệ mơi trường KCN.


Rà sốt, bổ sung các văn bản, chính sách, luật pháp về BVMT KCN.


Hồn thiện hệ thống chính sách cấp tỉnh.


2. Kiện tồn bộ máy quản lý môi trường và quản lý môi trường KCN, CCN.


Phân cấp và phân công trách nhiệm cụ thể theo hướng quản lý tập trung .


Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý BVMT KCN.



3. Các giải pháp về công tác quy hoạch.


Lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.


Điều chỉnh quy hoạch phát triển các CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

4. Tăng cường thực thi pháp luật BVMT KCN


<i><b>Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường. </b></i>


Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp
thời những doanh nghiệp vi phạm.


Sử dụng công cụ kinh tế hợp lý để tái đầu tư cho BVMT.


5. Một số giải pháp khuyến khích


Thu hút vốn đầu tư cho công tác BVMT KCN.
Xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường.


6. Một số giải pháp khác


Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường KCN, CCN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>KẾT LUẬN </b>



Nghiên cứu vấn đề môi trường tại các KCN, CCN và các điểm công nghiệp
tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La, luận văn đã đạt được những kết quả nhất định
như sau:



Chỉ rõ sự cần thiết của vấn đề BVMT tại các KCN, CCN tỉnh.


Phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng môi trường tại các điểm
công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.


Đưa ra những phân tích, dự báo về các vấn đề môi trường mà tỉnh sẽ phải đối
mặt trong tương lai khi các KCN, CCN đi vào hoạt động.


Đề xuất những giải pháp thiết thực cho công tác BVMT tại các KCN, CCN
tỉnh những năm tới.


Tuy nhiên, do cịn có những hạn chế về kiến thức và sự hiểu biết nên luận văn
không tránh khỏi những giới hạn chưa giải quyết được, cụ thể:


Do hiện tại mới chỉ có KCN Mai Sơn và CCN Mộc Châu đã thông qua quy
hoạch chi tiết nên các dự báo về các vấn đề môi trường tại các KCN, CCN tỉnh
trong tương lai cũng chỉ bao hàm các tác động từ hai KCN, CCN này mà chưa thể
bao quát hết được các tác động từ tất cả các KCN, CCN sẽ được quy hoạch, xây
dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.


Do không được trang bị những kiến thức về kỹ thuật đánh giá các tác động
môi trường của các hoạt động sản xuất cơng nghiệp, nên khi phân tích, dự báo về
các vấn đề môi trường mà tỉnh sẽ phải đối mặt trong tương lai luận văn chủ yếu mới
chỉ ra các vấn đề mơi trường có thể xảy ra, cịn mức độ, quy mơ xảy ra của các vấn
đề đó luận văn chưa thực sự chỉ ra được một cách chi tiết, cụ thể.


</div>

<!--links-->

×