Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức nhà nước hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức nhà nước từ năm 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.42 KB, 29 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ths. – giảng viên
môn Nghi thức nhà nước đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình học tập và
hồn thành bài tiểu luận.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và khả năng có hạn, tơi kính mong nhận được
những phê bình và đóng góp của q thầy cơ để bài tiểu luận được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM KẾT
Trên đây là bài tiểu luận Nghi thức nhà nước của tôi. Tôi xin cam kết đây
là kết quả nghiên cứu của tơi. Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tơi sẽ hồn
tồn chịu trách nhiệm với lời cam kết của mình.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

VIẾT TẮT
NTNN
BTQG
NTCS
NTNG


VBQPPL
QLNN

DỊCH LÀ
Nghi thức nhà nước
Biểu tượng quốc gia
Nghi thức công sở
Nghi thức ngoại giao
Văn bản quy phạm pháp luật
Quản lý nhà nước


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cả thế giới đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế, thương mại tồn
cầu và Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải đẩy
mạnh ngoại giao với tất cả các nước và các khu vực trên thế giới. Yếu tố quan
trọng trong ngoại giao chính là giao tiếp và việc áp dụng một cách hợp lý, thuần
thục những nghi thức tương thích là tiền đề quan trọng để đạt được hiệu quả
giao tiếp tốt nhất. Nghi thức nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản
pháp luật của nhà nước, tùy theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà
có những thủ tục lễ nghi phù hợp với đất nước mình và khi đó các bên tham gia
quản lý nhà nước phải tuân thủ hoặc thực hiện nghiêm chỉnh để đảm bảo một
nền thể chế chính trị phát triển theo hướng hiện đại, hoạt động hiệu quả và phục
vụ nhân dân ngày càng tốt hơn trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng mở
rộng và phát triển.
Hằng năm, đất nước ta đã tiếp đón rất nhiều đồn khách quốc tế vào làm
việc tại Việt Nam, từ lãnh đạo cấp cao cho đến lãnh đạo các ngành và địa
phương, cũng như cử nhiều lượt cán bộ, chiến sỹ đi thăm, làm việc và học tập tại

các nước. Ngồi ra, cịn tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị và các khóa tập huấn
quốc tế nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực công tác trong
các lĩnh vực liên quan cho cán bộ, cơng chức…Tuy nhiên, rất nhiều người trong
đó có cả cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước hiểu sai về nghi thức nhà nước,
họ cho rằng chỉ có các cơ quan nhà nước như: Văn phịng Chính phủ, văn phòng
Đảng,...mới cần thực hiện nghi thức nhà nước, nhưng mỗi người dân đều phải
thực thi nghi thức nhà nước như: treo cờ ngày lễ, viết văn bản hành chính theo
thể thức quy định... Nội dung của nghi thức nhà nước liên quan đến những vấn
đề sử dụng quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc ca, lễ tân, khánh tiết, tiếp khách,
chiêu đãi, thể thức văn bản nhà nước...nhưng vấn đề này chưa được nghiên cứu
kĩ và chưa có giải pháp tốt nên gây ra nhiều khó khăn cho người thực hiện.
1


Nhận thức tầm quan trọng của nghi thức nhà nước trong xã hội và đời sống
của từng cá nhân, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm
của nghi thức nhà nước. Hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức
nhà nước từ năm 1945 đến nay và nhận xét.” nhằm tìm hiểu về lịch sử phát
triển của nghi thức nhà nước Việt Nam để từ đó tìm ra những thay đổi, hạn chế
và đưa ra biện pháp khắc phục giúp cho nghi thức nhà nước được tốt hơn, đem
lại hiệu quả ngoại giao, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển nhưng vẫn giữ được
bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu giúp tơi hiểu rõ hơn kiến thức cơ bản trong
NTNN bao gồm kiến thức về các loại biểu tượng quốc gia, các nghi thức trong
cơng sở, nghi thức tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm, lễ trao tặng các danh
hiệu vinh dự nhà nước và các nghi thức trong giao tiếp quốc tế.
Có thể vận dụng kiến thức đã được trang bị để sử dụng các biểu tượng
quốc gia, vận dụng trong nghi thức tổ chức các sự kiện trọng đại của đất nước,
vận dụng trong đón tiếp khách ngoại giao và thực hiện các nghi lễ trong công sở

hỗ trợ cơng việc trong tương lai.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của các biểu tượng quốc gia, tầm
quan trọng của việc tổ chức các hoạt động lễ nghi trong cơ quan, tổ chức từ đó
nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu tổ quốc.
3. Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử phát triển, đặc điểm của NTNN và hệ thống các văn bản quy định
về NTNN ở Việt Nam bao gồm: Biểu tượng quốc gia; Nghi thức ngoại giao;
Nghi thức cơng sở và cách tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận
các danh hiệu vinh dự của nhà nước.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1. TS. Lưu Kiếm Thanh, Nghi thức nhà nước, NXB thống kê, 2001.
2. TS. Trần Hoàng – ThS. Trần Việt Hoa, Kỹ năng thực hành văn hóa
cơng sở, lễ tân và nghi thức nhà nước ở cơ quan, NXB văn hóa thông
tin, 2011.
2


5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp điều tra, tìm hiểu, lấy cơ sở thực tế chứng minh
6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và phần nội dung, bố cục của tiểu luận bao gồm:
Chương 1. Lý luận chung về Nghi thức nhà nước
Chương 2. Hệ thống các văn bản quy định về Nghi thức nhà nước
Chương 3. Nhận xét đánh giá các văn bản quy định về Nghi thức nhà
nước và việc thực hiện văn bản đó


3


Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
1.1. Lịch sử phát triển NTNN
Trong lịch sử, Lễ vốn đã có từ trong xã hội nguyên thủy, dùng để chỉ
những tập tục mang tính quy phạm mà các thành viên của cộng đồng thị tộc, bộ
lạc phải tuân thủ. Cùng với sự ra đời của nhà nước và sự phân hóa giai cấp, giai
tầng trong xã hội, các tục lệ được cải biên, chỉnh sửa phù hợp với những điều
kiện phát triển mới của cơ cấu tổ chức quyền lực, các tương quan chính trị và
đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Lúc này tổng hợp những NTNN được gọi là
lễ chế, như tông pháp, phân phong, lễ tiết nghi thức.
Trong dân gian, cũng có những lễ nghi mang tính gia đình, gia tộc, song
được chế định trong các gia huấn, gia lễ phong tục.
Các nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc luôn luôn được coi là “nước lễ
nghi”, bởi lẽ trong quản lý xã hội nghi thức – nghi lễ được coi là những phương
thức quan trọng. Khái niệm Lễ ở Trung Quốc có thể được hiểu, một là nghi thức,
lễ tiết liên quan đến quân (quân sự), tân (khách), gia (mừng vui), cát (lành),
hung (dữ); hai là các loại điển chương chế độ như cơ cấu nhà nước, tuyển chọn
quan lại, đẳng cấp vua tôi; ba là những phạm trù đạo đức như tam cương, ngũ
thường. Từ đó những nội dung cơ bản của nghi lễ nhà nước phong kiến Trung
Hoa và các nước đồng văn bao gồm: Quân lễ, Tân lễ, Gia lễ, Cát lễ và Hung lễ.
Ở Việt Nam, NTNN được Sử thần Phan Huy Chú (1782-1840) viết trong
các tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí tại phần Lễ Nghi chí như sau:
“Nước Việt ta dựng nước văn minh, thấm nhuần phong hóa Trung Ho,
mỗi đời nổi lên, đều có lễ nghi, chất [phác] văn [hoa] bớt hay thêm, trước sau
cùng so sánh, trong đó độ nghi tiết hoặc có khác nhau, xa cách hàng nghìn năm,
biên chép thiếu sót, nên phải tra cứu rõ ràng mà đính chính lại. Đây hãy nói đến
những điều lớn như: quy chế mũ áo, nghi vệ xe kiệu, là để phân biệt người trên
kẻ dưới; lễ tế trời ở đàn Nam Giao, lễ tổ ở nhà Tơn miếu, lễ là để kính quỷ thần;

việc vui mừng thì có lễ khánh hạ của triều đình; cũng là những lễ tiến tơn sách
phong thì để làm nơi cung phủ,những lễ tế cáo cầu đảo thì để tiếp với bách
4


thần. Các lễ đều có quan hệ với đạo trời lẽ vật, với điển nước phép triều, các
thời diên cách, kỹ, dối khác nhau, cần phải chia ra từng mối, từng ngành, mà
khơng thể thiếu sót được.
Từ đời Đinh đời Lý trở về trước, nghi tiết còn đơn giản, đến đời Trần đời
Lê vê sau, lễ chế mới nhiều, hoặc trước sơ lược mà sau tường tận hơn, hoặc
trước không mà sau có, đều do kễ nghĩa mà đặt, văn mỗi thời khác, nghi thức đã
đặt, đều phải chép cả”.
Ngay những ngày đầu của nền cộng hòa (1945) Đảng và Nhà nước ta đã
quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới về lễ
phục, y phục công chức, thời giờ làm việc,..v..v. Ngày nay, NTNN cần phải được
hiểu là những phương thức giao tiếp trong hoạt động QLNN nói chung được quy
định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc
hoặc quốc tế, mà các bên tham gia phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
1.2. Các khái niệm
Nhà nước “Nhà nước là một thiết chế tổ chức có cơ cấu phức tạp với chức
năng quản lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên một lãnh thổ nhất
định. Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện các quyết định quản lý của mình đối
với cơng dân bởi nhiều biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như: thuyết
phục, kỉ luật, cưỡng chế...và còn được thể hiện bằng các phương tiện mang tính
hình thức đặc thù thuộc phạm trù các lễ nghi như cách bài trí cơng sở, trang
phục, các hoạt động lễ tân...”
( Lưu Kiếm Thanh, Nghi thức nhà nước, NXB thống kê, 2001, tr22).
Giao tiếp là hoạt động bản chất của van vật nhằm sinh tồn. Trong xã hội
loài người hoạt động giao tiếp lại càng không thể thiếu nhằm trao đổi thơng tin,
nhận thức, tư tưởng, tình cảm để bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa

các thành viên của xã hội loài người với nhau và với thế giới xung quanh.
Nghi thức là phương thức giao tiếp được tuân thủ theo một quy tắc định
sẵn.

5


Nghi thức nhà nước là phương thức giao tiếp trong hoạt động QLNN nói
chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán
truyền thống dân tộc hoặc quốc tế, mà các bên tham gia phải tuân thủ và thực
hiện nghiêm chỉnh. Bao gồm các nội dung: Biểu tượng quốc gia; Nghi thức công
sở; Nghi thức ngoại giao và tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận
các danh hiệu vinh dự của nhà nước.
( Lưu Kiếm Thanh, Nghi thức nhà nước, NXB thống kê, 2001,tr29).
1.3. Đặc điểm NTNN
NTNN được quy định và điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia và Pháp
luật quốc tế như phong tục, tập quán dân tộc; hệ thống văn bản pháp quy của
quốc gia; hệ thống các văn bản luật quốc gia và công pháp quốc tế
NTNN thể hiện quyền độc lập và vị trí của quốc gia, dân tộc trong
quan hệ quốc tế. NTNN là công cụ đảm bảo quyền bình đẳng của các quốc gia,
ít nhất là về mặt hình thức. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia thể hiện tiếng
nói, lập trường của mình đối với các vấn đề mà các bên quan tâm. Đồng thời thể
hiện bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế
NTNN là sự điều chỉnh và khả năng kiểm soát của Nhà nước đối với
các hoạt động ngoại giao. Nhà nước ban hành hệ thống các chính sách pháp
luật, định hướng chính sách ngoại giao quốc gia trong quan hệ quốc tế. Thành
lập hệ thống các cơ quan thực hiện hoạt động ngoại giao chuyên trách để triển
khai các chính sách ngoại giao của mình. Thường xun có sự kiểm tra, giám sát
hiệu quả của hoạt động ngoại giao.


6


Chương 2
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
2.1. Các nội dung của nghi thức nhà nước
2.1.1. Biểu tượng quốc gia
2.1.1.1. Khái niệm
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc
gia, la thành phần tạo nên quốc thể. Ngồi ra nó cịn được thể hiện với các hình
thức phong phú và đa dạng. Những loại hình cơ bản của biểu tượng quốc gia
gồm: Quốc hiệu (thường kèm theo khẩu hiệu hoặc tiêu ngữ), Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc sca, Quốc thiều, Quốc phục, Quốc hoa, Quốc thú hoặc Quốc điểu...
và những biểu tượng khơng chính thức khác.
Biểu tượng quốc gia có thể xuất hiện nhiều chỗ như quốc kỳ, quốc hiệu,
hoặc khác.
a) Quốc hiệu
* Khái niệm: là tên gọi của một đất nước. Quốc hiệu của nước ta được quy
định trong Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ,Quốc huy, Thủ đơ, Quốc ca
ngày 02/7/1976, theo đó đã lấy tên nước là Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
* Hoàn cảnh ra đời
Trải qua những năm tháng của lịch sử đất nước ta đã từng có nhiều tên gọi
khác nhau:
Vào thời vua Hùng nước ta gọi là Văn Lang tồn tại 2671 năm. Vào
khoảng giữa thế kỷ III TCN An Dương Vương diệt Hùng Vương, đổi quốc hiệu
là Âu Lạc tồn tại 50 năm, đóng đơ ở Phong Khê.
Trong thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN-905) nước ta có nhiều tên gọi khác
nhau. Các triều đại phong kiến Trung Hoa gọi nước ta là Giao Chỉ và Cửu Chân.

Vào khoảng năm 622 lại gọi là Giao Châu. Cũng trong thời kỳ này Lý Bí
khởi nghĩa thắng lợi (544-602) đã đặt tên nước là Vạn Xuân tồn tại 58 năm.
7


Vào thế kỷ X Ngô Quyền giành lại độc lập cho dân tộc với chiến thắng
Bạch Đằng lịch sử năm 938. Năm 968 Định Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, xưng
hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm (968-1054).
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt tồn tại 750 năm (1054-1804).
Năm 1400 Hồ Quý Ly lên ngôi và đặt quốc hiệu là Đại Ngu tồn tại 7 năm
(1400-1406).
Nhà Minh đô hộ nước ta (1406-1427) và lại gọi là quận Giao Chỉ.
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi, trả lại cho nước tên gọi là Đại Việt.
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi đặt tên nước là Nam Việt, song nhà
Thanh (Trung Quốc) bắt đổi lại thành Việt Nam. Vào thời Minh Mạng (18201840) đổi thành Đại Nam. Dưới triều Nguyễn, khi thực dân pháp xâm lược và
đơ hộ nước ta (1858-1945) theo thói quen của bọn xâm lược nước ta trước đó
gọi nước là An Nam.
Ngày 19/8/1945 Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Ngày 30/4/1975 sau hơn 30 năm gian khổ kháng chiến chống đế quốc Mỹ
xâm lược và bè lũ tay sai, đất nước đã hoàn toàn độc lập, giang sơn lại quy về
một mối. Ngày 02/7/1976, Quốc hội đã thống nhất về tên nước” CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và đặt thủ đô tại Hà Nội.
*Đặc điểm:
Quốc hiệu là một yếu tố thể thức không thể thiếu của văn bản QLNN.
Quốc hiệu của các nước cần phải được viết tuyệt đối chính xác trong văn thư đối
ngoại, khi viết khẩu hiệu và trong mọi trường hợp giao lưu quốc tế chính thức
khác.
b) Quốc kỳ
* Khái niệm: là cờ tượng trưng cho một quốc gia hay còn gọi là cờ Tổ

quốc. Quốc kỳ của nước ta có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều
dài, nền đỏ thắm, giữa có ngơi sao vàng năm cánh mầu vàng tươi với các cánh
sao làm theo đường thẳng, trung tâm của sao đặt đúng trung tâm của cờ.
8


* Sử dụng:
- Quốc kỳ được sử dụng trên biển và trên đất liền
- Quốc kỳ được treo trong các phịng họp của các cấp chính quyền và các
đồn thể khi họp những buổi long trọng, chỉ treo ngoài nhà những ngày lễ tết.
- Các cơ quan nhà nước, các trường học (kể cả học viện), các đơn vị vũ
trang, các cửa khẩu biên giới, các cảng quốc tế phải có cột cờ và treo Quốc kỳ
trước cơng sở, hoặc nơi trang trọng trước cửa cơ quan.
- Các đơn vị vũ trang, các trường phổ thông, trường dạy nghề và trung
học chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học tổ chức chào cờ và hát
Quốc ca một cách trang nghiêm vào sáng thứ hai hàng tuần, trước buổi học đầu
tiên (khơng dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát Quốc
ca).
- Quốc kỳ của nước ta treo với Quốc kỳ các nước khác trong những
trường hợp sau:
+ Khi kỷ niệm Quốc khánh một nước bạn hay một nước ngồi.
+ Khi tiếp đón đồn đại biểu Chính phủ của một nước.
+ Khi treo Quốc kỳ khơng để ngược ngôi sao. Treo Quốc kỳ ta với quốc
kỳ nước khác: đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước
ngoài ở bên tay trái, các cờ phải làm đúng kiểu mẫu bằng nhau và treo đều nhau.
+ Khi có quốc tang thì đính vào phía trên Quốc kỳ một dải vải đen, dài
bằng chiều dài Quốc kỳ, rộng bằng một phần mười chiều rộng Quốc kỳ.

9



+ Hình nền đỏ sao vàng được in trên các bằng huân chương, bằng khen,
giấy khen của các cấp chính quyền.
+ Quốc kỳ được cắm vào xe ô tô của các đại sứ và lãnh sự Việt Nam ở
nước ngoài. Khi đón, đưa các đại biểu Chính phủ nước ngồi thì cắm Quốc kỳ
của ta và Quốc kỳ nước ngồi vào xe ô tô dùng cho các đại biểu ấy.
c) Quốc huy
* Khái niệm: Quốc huy là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng trưng
cho một nước.
Theo quy định tại Điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992: "Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình
trịn, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh, chung quanh có bơng lúa, ở
dưới có nửa bánh xe răng cưa và dịng chữ " Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam"".

* Sử dụng:
Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HDBVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
- Quốc huy được treo ở chính của cơ quan, về phía trên, chỗ trông rõ nhất
tại các cơ quan sau đây:
+ Nhà họp của Chính phủ
+ Nhà họp của Quốc hội khi họp
+ Trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã
+ Bộ ngoại giao, các đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại nước
ngoài.
- Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 1-5 và 2-9 do Chính phủ
Trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức.
10


- Rước Quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1/5 và

2/9
- Quốc huy được in hoặc đóng dấu nổi trên các thư, giấy tờ sau:
+ Bằng, huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ. + Các văn bản ngoại giao như quốc thư, uỷ nhiệm thư, thư giới thiệu của
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
+ Hộ chiếu.
+ Cơng hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
+ Các thư từ, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch Quốc hội trong việc giao
thiệp với các cơ quan nước ngoài.
+ Cơng văn, thiếp mời, phong bì của các đại sứ quán và lãnh sự quán ở
nước ngoài.
d) Quốc ca
* Khái niệm Quốc ca là bài hát ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử,
truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ một đất
nước cơng nhận là bài hát chính thức của quốc gia hoặc được người dân sử dụng
nhiều thành thông lệ. Quốc ca nước ta được quy định tại Điều 143 Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:"Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài "Tiến quân ca"".
- Và một số biểu tượng quốc gia khác: Quốc thiều, quốc điểu, quốc phục,..

11


* Sử dụng:
Việc sử dụng Quốc ca theo các quy định tại Điều lệ số 975/TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 21-07-1956, theo Thơng báo của Chính phủ số 31-TB
ngày 15-02-1993, với nội dung chính sau:
- Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử nhạc khi:
+ Làm lễ chào cờ

12


+ Khai mạc và bế mạc những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc
đồn thể tổ chức.
+ Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi
phát thanh cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Khi cử Quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đứng nghiêm.
- Cử Quốc ca của ta và quốc ca nước ngoài: cử quốc ca nước ngoài trước,
Quốc ca ta sau.
- Không dùng băng ghi âm và hệ thống phóng thanh thay cho việc hát
Quốc ca khi chào cờ đựơc tổ chức vào sáng thứ hai hàng tuần, trước buổi học
đầu tiên tại các đơn vị vũ trang, trường phổ thông, trường dạy nghề và trung học
chuyên nghiệp, các học viện, các trường đại học. Lễ chào cờ tại các buổi lễ lớn
của Nhà nước hoặc các buổi đón tiếp mang tính nghi thức nhà nước, những buổi
lễ kỷ niệm của ngành, địa phương có thể sử dụng băng ghi âm hoặc quân nhạc
thay cho hát Quốc ca.
2.1.1.2. Đặc điểm
BTQG không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc; Thể hiện chủ quyền của
quốc gia, dân tộc và Cấu thành nên quốc thể:
- Là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia
được khái qt hóa thơng qua phương tiện thể hiện như âm nhạc, hội họa hay
ngôn ngữ.
- Là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện tinh thần tự tơn dân
tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
- Là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế và là biểu
hiện của tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ
chức.
2.1.2. Nghi thức công sở
* Khái niệm

Nghi thức công sở (viết tắt NTCS) là phương thức giao tiếp trong hoạt
động của công sở nhà nước nói chung được quy định trong VBPL của nhà nước
13


và những tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các cán bộ, công chức
trong công sở phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo cho công
sở thực hiện thống nhất và hiệu quả hoạt động của mình. NTCS bao gồm những
quy định của Nhà nước về trang phục, văn hóa ứng xử, tổ chức hội họp, ý thức
công vụ, tang lễ, cưới hỏi..
* Đặc điểm
- NTCS phải là sự tuân thủ các quy định của Pháp luật quốc gia
- NTCS phải thể hiện tính văn minh, lịch sự của cơ quan, đơn vị
- NTCS thể hiện sự tôn trọng của cơ quan với đối tượng giao tiếp
2.1.3. Nghi thức ngoại giao
* Khái niệm
Nghi thức ngoại giao (viết tắt NTNG - hay còn gọi là Lễ tân ngoại giao) là
tổng hợp những quy định về trình tự, thủ tục mà các bên tham gia phải thực hiện
trong quan hệ quốc tế.
* Hoàn cảnh ra đời của NTNG
NTNG được hình thành từ cổ xưa cùng với lịch sử xuất hiện của Nhà
nước. Nghi thức tiếp đãi sứ thần trong lịch sử bang giao của nước ta với nước
khác, đặc biệt là với các triều đại phong kiến Trung Hoa được mô tả khá kỹ càng
trong sử sách, đặc biệt trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan
Huy chú đã được nhắc đến ở bên trong Bảng giao chí
Ở Châu Âu, trước thế kỷ XIX, khi chưa có những quy định quốc tế về lễ
tân ngoại giao, trong quan hệ ngoại giao giữa các nước vẫn thường xảy ra những
tình huống khó xử, tranh chấp, thậm chí xung đột vì những việc ban đầu chẳng
lấy gì làm to tát. Để tránh những sự cố ngoại giao và tranh chấp về lễ tân đáng
tiếc có thể xảy ra, tại Đại hội Viên năm 1815, một số cường quốc Châu Âu đã

thông qua một văn kiện quy định cụ thể về ngôi thứ giữa các viên chức ngoại
giao các cấp. Năm 1961, nhờ nỗ lực chung của nhiều nước Công ước Viên về
quan hệ ngoại giao đã được ký kết. Hai năm sau, Công ước Viên về quan hệ
lãnh sự (1963) cũng đã được ký kết. Nhiều nước coi hai văn kiện quan trọng đó
14


là bộ phận cấu thành luật của quốc gia và căn cứ vào đó để soạn thảo VBQPPL
của nước mình về vấn đề này (Trong số các quốc gia đó có việt Nam).
* Nguyên tắc của NTNG
Để thực sự trở thành công cụ quan trọng, không thể thiếu trong việc thể
hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại, lễ tân ngoại giao có nhiệm vụ
áp dụng một cách thành thục, nhuẩn nhuyễn và sáng tạo những biện pháp lễ tân
thích hợp vào từng trường hợp hoạt động đối ngoại cụ thể trên sở nguyên tắc
sau: Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau; Ngun tắc bình đẳng khơng phân biệt đối
xử; Nguyên tắc có đi có lại và Kết hợp giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia.
2.1.4. NTNN trong việc tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận
các danh hiệu vinh dự của nhà nước
Bao gồm các nội dung:
- Hình thức buổi lễ
- Trình tự tiến hành lễ mít tinh, lễ kỷ niệm
- Trình tự trao tặng và đón nhận các danh hiệu vinh dự của nhà nước
2.2. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về nghi thức nhà nước từ năm
1945 đến nay
Nhận thức được tầm quan trọng của nghi thức nhà nước nên ngay từ
những ngày đầu của nền cộng hoà (1945), Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
đến công tác xây dựng lễ nghi nhà nước của chính quyền mới. Các văn bản pháp
luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực này.


15


Bảng hệ thống hóa các văn bản quy định về Nghi thức nhà nước
STT

Số, ký hiệu

Ngày tháng

văn bản

văn bản

Tác giả

Tên loại

Nội dung

Ghi chú
Đây là văn

1

Số 05

05/9/1945

Chính phủ

lâm thời

Sắc lệnh

Về việc bãi bõ Cờ quẻ ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ
mới của Việt Nam

bản đầu tiên
quy định về
NTNN của
nước ta.

Tại Chương I “Chính thể” của Hiến pháp khẳng định Quốc
2

3
4
5
6

09/11/1946

973/TTg
974/TTg
975/TTg

21/7/1956
31/12/1959

Quốc hội


Thủ tướng
Chính phủ
Quốc hội

Hiến

hiệu nước ta là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”; “Cờ của nước

Hiến pháp

pháp

Việt Nam dân chủ cộng hịa nền đỏ, giữa có sao vàng năm

đầu tiên

Điều lệ
Điều lệ
Điều lệ
Hiến

cánh. Quốc ca là Bài Tiến quân ca. Thủ đô đặt ở Hà Nội.
Về việc dùng Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Về việc dùng Quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ công hòa
Về việc dùng Quốc ca nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Tại Chương IX “Quốc kỳ - Quốc huy - Thủ đô” của Hiến

Hiến pháp


pháp

pháp khẳng định Quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

thứ hai

nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh; uốc huy nước Việt
Nam dân chủ cộng hồ hình trịn, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao
vàng năm cánh, xung quanh có bơng lúa, ở dưới có nửa bánh
xe răng cưa và dịng chữ "Việt Nam dân chủ cộng hoà"; Thủ
16


đơ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ là Hà Nội.
7
8
9

18/41961
56/CP

18/03/1975
02/7/1976

Bộ Ngoại
giao
Hội đồng
Chính phủ
Quốc hội


Cơng

Về quan hệ ngoại giao
ước viên
Quyết Về việc ban hành bản “Thể lệ tổ chức việc cưới, việc tang,
định
Nghị
quyết

ngày giỗ, ngày hội”
Về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca.
Tại chương XI “Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô” của
Hiến pháp khẳng định: Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba
chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh (Điều

10

18/12/1980

Quốc hội

Hiến
pháp

142); Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hình trịn, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh, chung
quanh có bơng lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dịng chữ:

Hiến pháp

thứ ba

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 143); Quốc ca
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội thơng
qua (Điều 144); Thủ đơ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
11

15/4/1992

Quốc hội

Hiến

Nam là Hà Nội (Điều 145).
Tại chương XI “QUỐC KỲ, QUỐC HUY, QUỐC CA, THỦ

pháp

ĐÔ, NGÀY QUỐC KHÁNH” của Hiến pháp khẳng định:
- Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
17

Hiến pháp
thứ tư


hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ,
ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh (Điều 141);
- Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hình trịn, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh, chung

quanh có bơng lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dịng chữ:
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 142);
- Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhạc và lời của bài "Tiến quân ca" (Điều 143);
- Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Hà Nội (Điều 144);
- Ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 là ngày
Quốc khánh (Điều 145).
12

13
14

186/HĐBT

02/6/1992

Chính phủ

31-TB

15/02/1993

Chính phủ

04/1998/TTBVHTT
14/2000/QĐ-

Nghị
định

Thơng
báo

Bộ Văn
11/7/1998

hóa –

Thơng tư

27/01/2000

Thơng tin
Thủ tướng

Quyết

Quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài
Về việc treo Quốc kỳ, chào cờ và hát Quốc ca…
Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội
Quy định các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt
18


15

16

17

18
19
20
21
22
23
24

TTg
82/2001/NĐCP
154/2004/NĐCP
308/2005/QĐTTg
114/2006/QĐTTg
213/2006/QĐTTg
03/2007/QĐBNV
129/2007/QĐTTg
22/2008/QH12
3420/HDBVHTTDL
105/2012/NĐ-

Chính phủ
06/11/2001

09/8/2004

25/11/2005
25/5/2006
25/9/2006
26/20/2007


Chính phủ

định
Nghị
định

Về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngồi

Có hiệu lực

Về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít-tinh, lễ kỷ niệm;

đến hết

Nghị

trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân

ngày

định

chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen

28/12/2013

Thủ tướng

Quyết


của Thủ tướng Chính phủ
Ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc

Chính phủ
Thủ tướng

định
Quyết

cưới, việc tang và lễ hội
Ban hành Quy định chế độ hội họp trong hoạt động của các

Chính phủ
Thủ tướng

định
Quyết

cơ quan hành chính nhà nước

Chính phủ

định
Quyết

Chính phủ

Bộ Nội vụ
Thủ tướng


định
Quyết

Chính phủ

định

13/11/2008

Quốc hội

Luật

02/10/2012

BVHTTDL

17/12/2012

Chính phủ

02/8/2007

Nam có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường.

Về việc ban hành quy chế quản lý công sở
Về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương
Ban hành Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành
chính nhà nước

Cán bộ, công chức: Chương 2, Mục 3 quy định về đạo đức,

Hướng

văn hóa giao tiếp của cán bộ, cơng chức
Về việc hướng dẫn sử dụng quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, chân

dẫn
Nghị

dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên
19


CP

25

145/2013/NĐCP

định

29/10/2013

Chính phủ

Nghị
định


chức
Quy định về việc tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng,
đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ
đối ngoại và đón tiếp khách nước ngồi

Có hiệu lực
thi hành từ
ngày
16/12/2013

Tại Điều 13 Chương I CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ của Hiến pháp
khẳng định
1. Quốc kỳ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình
chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở
giữa có ngơi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình
26

28/11/2013

Quốc hội

Hiến
pháp

trịn, nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh, xung quanh
có bơng lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc
và lời của bài Tiến quân ca.

4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
5. Thủ đơ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà
Nội.
20

Hiến pháp
thứ năm và
là Hiến
pháp hiện
tại của Việt
Nam


21


Chương 3
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ NGHI THỨC
NHÀ NƯỚC VÀ VIỆC THỰC HIỆN VĂN BẢN
Trong bối cảnh xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra, nước ta ngày càng hội
nhập quốc tế một cách sâu rộng thì chúng ta cần phải ngày càng hồn thiện các
Nghi thức nhà nước một cách tốt hơn để có thể nâng cao hình ảnh và vị thế của
chúng ta trên trường quốc tế. Một số giải pháp được đưa ra là:
1. Thường xuyên rà soát các văn bản, quy định đã lỗi thời để ban hành văn
bản mới thay thế, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đát nước
và tiến trình hội nhập quốc tế.
Ngày nay, tình hình thế giới và tình hình kinh tế, xã hội trong nước đang
ngày càng phát triển. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội đã đạt và vượt kế hoạch, xu thế toàn cầu là

tất yếu. Cơng tác rà sốt nội dung, hiệu lực văn bản có ý nghĩa phát hiện kịp thời
những quy định khơng còn phù hợp, những quy định còn chồng chéo và những
quan hệ chưa được pháp luật điều chỉnh.
Vì vậy, Nhà nước cần phải thường xuyên rà soát, ban hành các văn bản quy
định cho phù hợp.
2. Tuân thủ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
một cách chặt chẽ. Những quy định có liên quan đến người dân, cần lấy ý kiến
rộng rãi trước khi ban hành để đảm bảo tính khả thi của văn bản, tính nghiêm
minh của luật pháp.
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được quy
định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008 và
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03/12/2004. Việc thực hiện theo quy trình chặt chẽ có ý nghĩa
tranh thủ được ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đảm bảo việc thẩm
định chặt chẽ, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của văn bản cấp dưới đối với văn
bản cấp trên; đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc.
22


×