Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.46 KB, 68 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



<b>Trang </b>



<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……….1 </b>



1.1. Lý do chọn đề tài...………...1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu………...2


1.2.1. Mục tiêu chung..………..2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể………...2


1.3. Câu hỏi nghiên cứu………...3


1.4. Phạm vi nghiên cứu………...3


1.4.1. Không gian………..3


1.4.2. Thời gian………..3


<b>1.4.3. Đối tượng nghiên cứu………...3 </b>


<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN </b>


<b>CỨU………...4 </b>



2.1. Phương pháp luận………...4


2.1.1. Khái niệm………....4



2.1.1.1. Khái niệm tín dụng………...4


2.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngắn hạn………...4


2.1.2. Bản chất của tín dụng………...4


2.1.3. Phân loại tín dụng………4


2.1.4. Các nguyên tắc của tín dụng………...6


2.1.4.1. Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp
đồng tín dụng………...6


2.1.4.2. Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng……… ……..6


2.1.5. Một số khái niệm và chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
NHN<sub>O</sub>&PTNT huyện Vĩnh Lợi………...7


2.1.5.1. Một số khái niệm………...7


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2.2. Phương pháp nghiên cứu………8


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu………..8


2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu………...8


<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI </b>


<b>NHN</b>

<b>O</b>

<b>&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI……….…10 </b>




3.1. Giới thiệu về NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi………..……10


3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển………10


3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý………...………….10


3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban………..11


3.1.4. Các hoạt động chính của NHN<sub>O</sub>&PTNT huyện Vĩnh Lợi………...13


3.1.4.1. Huy động vốn………...13


3.1.4.2.Hoạt động cho vay………...13


3.1.4.3. Hoạt động dịch vụ………....13


3.1.5. Những qui định chung về tín dụng ngắn hạn của NHNO&PTNT huyện
Vĩnh Lợi……….14


3.1.6. Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2006 đến 2008…………...16


3.2. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh
Lợi……….18


3.2.1. Tình hình nguồn vốn huy động từ năm 2006 đến năm 2008 của
NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi……….18


3.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm từ 2006 đến
2008 tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi………...22



3.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn………..22


3.2.2.1.1. Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế…………..22


3.2.2.1.3. Tình hình cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề ngành nghề………...25


3.2.2.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn………...30


3.2.2.2.1. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế……….30


3.2.2.2.3. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề………33


3.2.2.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn……….37


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3.2.2.3.3. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề……….39


3.2.2.4. Phân tích tình hình nợ q hạn ngắn hạn………...42


3.2.2.4.1. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế……….42


3.2.2.4.3. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề…………...44


<b>CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI </b>


<b>NHN</b>

<b>O</b>

<b>&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI………..49 </b>



4.1. Vốn huy động / tổng nguồn vốn………49


4.2. Thu nợ ngắn hạn / cho vay ngắn hạn……….50


4.3. Nợ quá hạn ngắn hạn / cho vay ngắn hạn………...50



4.4. Nợ quá hạn ngắn hạn / tổng dư nợ ngắn hạn………..51


4.5. Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ………..51


<b>CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT </b>


<b>ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHN</b>

<b>O</b>

<b>&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI………53 </b>



5.1. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyện
Vĩnh Lợi… ..………..53


5.1.1. Những cơ hội và thách thức………..…53


5.1.1.1. Cơ hội………...53


5.1.1.2. Thách thức………....53


5.1.2. Những điểm mạnh và điểm yếu tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyện Vĩnh Lợi…....54


5.1.2.1. Những điểm mạnh………..….54


5.1.2.2. Những điểm yếu………..55


5.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN<sub>O</sub>&PTNT
huyện Vĩnh Lợi. ………....56


5.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn……….56


5.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay ngắn hạn……….56



5.2.3. Giải pháp đối với hoạt động thu nợ ngắn hạn………...……....57


<b>CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………59 </b>



6.1. Kết luận……….59


6.2. Kiến nghị………...60


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC BIỂU BẢNG </b>



Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyệnVĩnh Lợi từ
năm 2006 đến năm 2008………16


Bảng 2: Tổng nguồn vốn huy động tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyệnVĩnh Lợi từ năm
2006 đến năm 2008………19


Bảng 3: Doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế tại NHNO&PTNT


huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008………...23
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề tại NHN<sub>O</sub>&PTNT
huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008………...28


Bảng 5: Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế tại


NHN<sub>O</sub>&PTNT huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008………..31
Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề NHNO&PTNT


huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008………...34
Bảng 7: Doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế NHN<sub>O</sub>&PTNT


huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008………...38


Bảng 8: Doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề tại NHN<sub>O</sub>&PTNT
huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008………...41


Bảng 9: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế tại


NHN<sub>O</sub>&PTNT huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008……….44
Bảng 10: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn phân theo ngành nghề tại


NHN<sub>O</sub>&PTNT huyệnVĩnh Lợi từ năm 2006 đến năm 2008……….46
Bảng 11: Vốn huy động / tổng nguồn vốn tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyệnVĩnh Lợi
từ năm 2006 đến năm 2008………49


Bảng 12: Thu nợ ngắn hạn / cho vay ngắn hạn tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyệnVĩnh
Lợi từ năm 2006 đến năm 2008……….50


Bảng 13: Nợ quá hạn ngắn hạn / cho vay ngắn hạn tại NHN<sub>O</sub>&PTNT


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH MỤC HÌNH </b>



Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyện Vĩnh Lợi….11
Hình 2: Sơ đồ quy trình cho vay tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi………….15


Hình 3: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua 3 năm từ
2006 đến 2008………17


Hình 4: Thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề từ năm
2006 đến năm 2008………....24



Hình 5: Thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề từ năm
2006 đến năm 2008………...29


Hình 6: Thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế từ
năm 2006 đến năm 2008………32


Hình 7: Thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề từ năm


2006 đến năm 2008………....35
Hình 8: Thể hiện doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế từ
năm 2006 đến năm 2008………38


Hình 9: Thể hiện doanh số dư nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề từ năm 2006
đến năm 2008……….42


Hình 10: Thể hiện tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế từ
năm 2006 đến năm 2008………44


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>0</b>


<b>CHƯƠNG 1 </b>
<b> GIỚI THIỆU </b>


<b>1.1. </b> <b>Lý do chọn đề tài. </b>


<b> Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay để đưa đất nước đi </b>


lên hòa nhập cùng xu thế đó thì bên cạnh việc chăm lo thúc đẩy nền cơng nghiệp
phát triển thì cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa vào công cuộc thúc đẩy nền


nông nghiệp phát triển vì Việt Nam vốn là một nước có thế mạnh về nông
nghiệp, nông nghiệp luôn được coi là cái nền của đất nước do đó để đất nước có
thể phát triển vững mạnh thì trước hết ta phải chăm lo xây dựng cái nền vững
chắc cũng như việc phát huy thế mạnh sẵn có của mình. Do đó việc chuyển dịch
cơ cấu nơng nghiệp nông thôn phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa của Đảng Nhà nước đề ra là rất phù hợp. Và để có thể thực hiện được những
đều đó thì cần phải có sự gia tăng nguồn vốn đầu tư vào nơng nghiệp, nói đến
việc cung cấp nguồn vốn cho nơng nghiệp thì chúng ta nghĩ ngay đến vai trò của
các ngân hàng thương mại mà đặc biệt là vai trò của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn (NHNO&PTNT) là rất quan trọng.


Là một huyện mới được tách và người dân trong huyện đa phần sống bằng
nghề nông nên lúc mới chia tách việc phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Lợi cũng
gặp khơng ít khó khăn. Để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước
đề ra hiện nay huyệnVĩnh Lợi ln khuyến khích vận động người dân chăm lo
vào việc sản xuất và gia tăng năng suất nông nghiệp để từng bước cải thiện đời
sống cho họ. Để thực hiện được đều đó thì cần phải có sụ hỗ trợ về nguồn vốn,
chính vì vậy mà vai trị của ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thơn tại
huyện ln đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>0</b>


Khi nền kinh tế càng phát triển thì đời sống của người dân càng được nâng
cao do đó nhu cầu về nguồn vốn cũng ngày càng tăng. Vì thế mà hiện nay Ngân
Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi đã không ngừng
nâng cao hoạt động tín dụng của mình nhất là tín dụng ngắn hạn để có thể đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao đó và nhằm phát triển để theo kịp xu thế hội
nhập đầy cạnh tranh như hiện nay cũng như việc góp phần thúc đẩy sự phát triển
<b>kinh tế huyện nhà ngày môt đi lên. Chính vì vậy nên tơi chọn đề tài: “ Phân tích </b>



<b>hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển </b>


<b>Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi” làm đề tài nghiên cứu của mình. </b>


<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu. </b>


<b>1.2.1. Mục tiêu chung. </b>


Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi trong 3 năm
gần đây (từ năm 2006 – 2008) để thấy được thực trạng hoạt động cụ thể của ngân
hàng. Và để từ đó có thể đánh giá và đưa ra những giải pháp chung nhằm thúc
đẩy và nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời
gian tới.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể. </b>


- Phân tích tình hình vốn huy động của chi nhánh Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi để thấy rõ hơn thực trạng
nguồn vốn đầu vào của ngân hàng.


- Đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian qua
(từ năm 2006 – 2008) của ngân hàng thơng qua tình hình cho vay ng ắn hạn, thu
nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn và nợ q hạn ngắn hạn để từ đó tìm ra những giải
pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.


- Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng qua một
số chỉ tiêu tài chính: Vốn huy động / tổng nguồn vốn; Thu nợ ngắn hạn / cho vay
ngắn hạn; Nợ quá hạn ngắn hạn / cho vay ngắn hạn; Nợ quá hạn ngắn hạn / tổng
dư nợ ngắn hạn; Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ, để từ đó cho ta thấy được những


mặt đã đạt được và mặt chưa đạt được của ngân hàng trong hoạt động tín dụng
ngắn hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>0</b>
động tín dụng của mình.


<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu. </b>


Đề tài chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:


- Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm năm qua như
thế nào?


- Tình hình vốn huy động ra sao, đâu là khách hàng mục tiêu của ngân
hàng?


- Doanh số cho vay ngắn hạn, thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn trong
những năm qua ra sao có đạt được kế hoạch hay khơng?


- Kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong những năm
qua như thế nào? Ngân hàng có những điểm mạnh nào cần phát huy và những
điểm yếu nào cần khắc phục.


<b>1.4. Phạm vi nghiên cứu. </b>


<b>1.4.1. Không gian. </b>


Luận văn được thực hiện tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi.



<b>1.4.2. Thời gian. </b>


Thời gian bắt đầu thực hiện luận văn từ ngày 02/02/2009 đến ngày
25/4/2009


<b>1.4.3. Đối tượng nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>0</b>


<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. Phương pháp luận. </b>


<b>2.1.1. Khái niệm. </b>


<b>2.1.1.1. Khái niệm tín dụng. </b>


Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc và lãi sau một thời gian
nhất.


Hay tín dụng cịn được hiểu là một giao dịch giữa hai bên, trong đó người
cho vay cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán
lại trong tương lai của bên kia (người cho vay).


<b>2.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngắn hạn. </b>


Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp


các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưu động tạm thời
thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.


<b>2.1.2. Bản chất của tín dụng. </b>


Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất cứ
phương thức nào tín dụng cũng hiện ra bên ngồi như là sự vay mượn tạm thời
một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị
của hàng hóa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.


Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế
trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái
sản xuất.


<b>2.1.3. Phân loại tín dụng. </b>


Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú.
Dựa vào nhiều cơ sở khác nhau tín dụng được phân thành nhiều loại, cụ thể:


<b>2.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>0</b>


- Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm,
được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng
và xây dựng các cơng trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.


- Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín
dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất có quy mơ lớn



<b>2.1.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng. </b>


- Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua
nguyên vật liệu cho sản xuất.


- Tín dụng vốn cố định: Là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản
cố định.


<b>2.1.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng. </b>


- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và
lưu thơng hàng hóa.


- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tín dụng của cá nhân.


- Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh
viên.


<b>2.1.3.4. Căn cứ vào chủ thể tham gia. </b>


- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp
được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.


- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.



- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện
là người đi vay.


<b>2.1.3.5. Căn cứ vào đối tượng trả nợ. </b>


- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là
người trực tiếp trả nợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>0</b>


<b>2.1.4. Các nguyên tắc của tín dụng. </b>


<b>2.1.4.1. Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên </b>


<b>hợp đồng tín dụng. </b>


Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được
người vay thỏa thuận với ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Đối tượng ngân
hàng xem xét cho vay là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù
hợp với nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó trong q trình cho vay
ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng
nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thì ngân hàng có quyền
thu hồi lại vốn ngay để tránh được rủi ro trong việc thu hồi vốn.


Nguyên tắc này được đặt ra cũng nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên
khách hàng và ngân hàng vì khi người đi vay thực hiện theo đúng nguyên tắc này
thì cũng có nghĩa là họ đã sử dụng vốn vào đúng mục đích xin vay của mình và
tạo khả năng cho ngân hàng thu hồi vốn đúng thời hạn. Bên cạnh đó cịn giúp cho
người đi vay đảm bảo được uy tín với ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện được
sứ mệnh của mình đó là góp phần cho nền kinh tế phát triển đúng hướng, đúng


mục đích và đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho chính mình.


<b>2.1.4.2. Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã </b>


<b>thỏa thuận trong hợp đồng. </b>


Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh mục tiêu của ngân hàng cũng là
vì lợi nhuận sinh ra từ các khoản đầu tư - tín dụng. Một ngân hàng không thể tồn
tại nếu các khoản cho vay của mình chỉ thu về được gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì
vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay cũng là nguồn vốn ngân hàng đi vay và
phải trả lãi. Như vậy điều kiện vật chất để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển
là có thể thu cả lãi và gốc đúng hạn đối với những khoản cho khách hàng vay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>0</b>


<b> 2.1.5. Một số khái niệm và chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn </b>


<b>hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


<b>2.1.5.1. Một số khái niệm. </b>


<b>2.1.5.1.1. Doanh số thu nợ. </b>


Là các khoản mà ngân hàng thu về từ những món tiền cho khách hàng vay
kể cả năm trước và năm nay.


<b>2.1.5.1.2. Doanh số cho vay. </b>


Là những khoản tín dụng mà ngân hàng phát ra cho khách hàng vay trong
một khoản thời gian nào đó.



<b>2.1.5.1.3. Doanh số dư nợ. </b>


Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó của ngân hàng hiện
cịn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản ngân hàng phải thu về.


<b>2.1.5.1.4. Nợ quá hạn. </b>


Là các khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được cho ngân hàng
và được chuyển thành nợ quá hạn nó bao gồm các khoản nợ nhóm 2,3,4 và 5


<b>2.1.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn. </b>


<b>2.1.5.2.1. Vốn huy động / tổng nguồn vốn. </b>


Vốn huy động trên Vốn huy động
Tổng nguồn vốn = * 100%


Tổng nguồn vốn
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả trong chính sách huy động vốn của ngân


hàng qua các năm


<b>2.1.5.2.2. Thu nợ ngắn hạn / cho vay ngắn hạn. </b>


Doanh số thu nợ ngắn hạn


Hệ số thu nợ ngắn hạn = * 100%
Doanh số cho vay ngắn hạn



Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng


<b>2.1.5.2.3. Nợ quá hạn ngắn hạn / cho vay ngắn hạn. </b>


Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn ngắn hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>0</b>


Chỉ tiêu này giúp cho ta thấy được tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng như
thế nào.


<b>2.1.5.2.4. Nợ quá hạn ngắn hạn / tổng dư nợ ngắn hạn. </b>


Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn ngắn hạn


trên tổng dư nợ quá hạn = * 100%
T ổng dư nợ ngắn hạn


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.


<b>2.1.5.2.5. Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ. </b>


Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn


trên tổng dư nợ = * 100%
Tổng dư nợ


Chỉ số này giúp cho ta đánh giá được cơ cấu đầu tư có hợp lí hay chưa và
cần có những giải pháp để điều chỉnh kịp thời.



<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu. </b>


<b>2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. </b>


Số liệu được thu thập trực tiếp từ ngân hàng như: báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh và các báo cáo thống kê về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ
và nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm từ 2006 đến 2008.


<b>2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu. </b>


Số liệu trong bài được phân tích bằng cách dùng phương pháp so sánh bằng
số tuyệt đối, số tương đối và sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá.


- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.


∆y = y1 - yo
Trong đó:


yo : Chỉ tiêu năm trước
y1 : Chỉ tiêu năm sau


∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>0</b>


- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.


y1 - yo



∆y = * 100


yo<b> </b>
Trong đó:


yo : Chỉ tiêu năm trước
y1 : Chỉ tiêu năm sau


∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>0</b>


<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI </b>
<b>NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI </b>


<b>3.1. Giới thiệu về NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


<b>3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. </b>


Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi trước
đây là chi nhánh cấp 4 được thành lập vào ngày 1/7/2000 tại xã Châu Hưng có
tên gọi là Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp xã Châu Hưng. Sau hơn 4 năm đi
vào hoạt động đến ngày 1/1/2006 Ngân hàng nông nghiệp xã Châu Hưng trở
thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nơng
Thơn tỉnh Bạc Liêu và chính thức có tên gọi là Ngân Hàng Nơng Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi ,có trụ sở đặt tại ấp Cái Dầy thị trấn Châu
Hưng huyện Vĩnh Lợi là một đại diện pháp nhân thuộc hệ thống ngân hàng


thương mại có con dấu riêng, hạch toán kinh tế nội bộ, hoạt động kinh doanh
tổng hợp trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ về Ngân hàng
theo quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn (NHNO & PTNT) Việt Nam.


Những năm đầu mới đi vào hoạt động Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Vĩnh Lợi cũng gặp phải khơng ít khó khăn như cơ sở vật
chất kĩ thuật cịn thiếu thốn, trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế, nên kết
quả hoạt động ban đầu không mấy khả quan. Nhưng nhờ sự nổ lực khơng ngừng
của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong ngân hàng nên những khó khăn đó dần
dần được gỡ bỏ, và uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, và phạm vi
hoạt động ngày càng được mở rộng.


<b>3.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>0</b>


cho ta thấy được phần nào những tầm quan trọng đó. Sau đây là mơ hình cơ cấu
tổ chức và quản lý tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi:


<i>Nguồn: Phòng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


<b>Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH </b>


<b>LỢI </b>


<b>3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. </b>


Trong mỗi phịng ban đều có những chức năng nhiệm vụ khác nhau nhằm
hỗ trợ nhau trong công tác điều hành và quản lý mọi hoạt động của ngân hàng.


Sau đây là chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:


<b>3.1.3.1. Ban Giám đốc: </b>


- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị
nghị quyết của cấp trên, hướng dẫn và giám sát thực hiện đúng chức năng nhiêm
vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên giao.


- Quyết định các việc tổ chức hoặc miễn nhiễm, khen thưởng đối với các
cán bộ cơng nhân viên trong cơ quan có thành tích xuất sắc.


- Chịu trách nhiêm trước NHN<sub>O</sub>&PTNT tỉnh về kết quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị.


- Ban Giám đốc gồm 2 người: một Giám đốc chỉ đạo chung, một phó Giám
đốc hỗ trợ Giám đốc theo phân cơng ủy quyền.


Giám đốc


Phó Giám đốc


Phịng kế
tốn-ngân quỹ


Phịng kiểm
sốt


Phịng hành
chính
Phịng tín



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>0</b>


<b>3.1.3.2. Phịng tín dụng. </b>


- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đồng thời tiến hành thẩm định
tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của
khách hàng, trình lên ban giám đốc ký hợp đồng tín dụng.


- Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, hướng dẫn
đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hồn trả nợ nợ
gốc và lãi đúng thời hạn.


- Xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay theo sự chỉ đạo của
NHNO&PTNT tỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
huyện.


- Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương
án khả thi để đầu tư.


- Thực hiện báo cáo sơ kết tháng, quý, năm


- Thực hiện báo cáo chuyên đề đối với ngân hàng nhà nước tỉnh và
NHN<sub>O</sub>&PTNT tỉnh.


<b>3.1.3.4. Phịng kế tốn – ngân quỹ. </b>


- Thực hiện cơng tác thu và phát vay cho khách hàng, kiểm tra lại hồ sơ vay
vốn theo quy định.



- Lưu trữ lại hồ sơ vay vốn của khách hàng


- Tổ chức theo dõi, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo chế độ qui định tài chính của hệ thống NHNO&PTNT Việt
Nam, đảm bảo phải chính xác kịp thời đầy đủ mọi tình hình và sự biến động của
tài có, tài sản nợ do đơn vị quản lý.


- Thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ về thu chi và vận chuyển tiền


- Hàng tháng, hàng quý tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch tài chính
- Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân
quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối
vốn và sử vốn hàng ngày để trình lên ban Giám đốc.


<b>3.1.3.5. Phịng hành chính. </b>


- Sắp xếp bố trí lao động tại đơn vị, phân công lịch trực cơ quan
- Xây dựng quy chế các quy chế, qui định áp dụng cho ngân hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>0</b>
hiểm theo quy định


- Xem xét theo dõi giờ giấc đến cơ quan của cán bộ, đề nghị khen thưởng
hay kỷ luật đối với từng cán bộ


<b>3.1.3.6. Phòng kiểm soát. </b>


- Kiểm tra giám sát lại mọi thủ tục hồ sơ trong đơn vị


- Giám sát, đôn đốc, cán bộ ngân hàng trong mọi lĩnh vực hoạt động trong


phạm vi quy định của NHNO&PTNT Việt Nam


- Giám sát hoạt động về tình hình tài chính của Ngân hàng


<b> 3.1.4. Các hoạt động chính của NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


<b>3.1.4.1. Huy động vốn. </b>


- Tiền gởi thanh toán


- Tiền gởi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại của các cá nhân và doanh
nghiệp


- Tiền gởi không kỳ hạn


- Tiền gởi của kho bạc và các tổ chức tín dụng khác
- Tiền gởi có kì hạn: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…


<b>3.1.4.2.Hoạt động cho vay. </b>


- Cho vay ngắn hạn đề bổ sung thiếu hụt vốn lưu động, sản xuất kinh doanh
ngắn hạn


- Cho vay trung và dài hạn để mua vật tư máy móc thiết bị phục vụ việc sản
xuất kinh doanh


- Cho vay tiêu dùng để phục nhu cầu đời sống đối với cán bộ công nhân
viên và dân cư.


- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở.



- Cho vay các chương trình theo chỉ thị của chính phủ.


<b>3.1.4.3. Hoạt động dịch vụ. </b>


- Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân và các tổ chức có yêu cầu,
chuyển tiền Western - Union


- Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của khách hàng


- Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>0</b>


<b>3.1.5. Những qui định chung về tín dụng ngắn hạn của NHNO&PTNT </b>


<b>huyện Vĩnh Lợi. </b>


<b>3.1.5.1. Lãi suất cho vay. </b>


- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được trong kỳ so với số
vốn cho vay, phát ra trong một thời kì nhất định, lãi suất thường được tính theo
tháng, quý hoặc năm.


- Lãi suát cho vay thực hiện theo quy định NHNO&PTNT cấp trên trong
từng thời kì.


- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ
-Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa


thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.


- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay


<b>3.1.5.2. Các phương thức cho vay. </b>


- Cho vay từng lần theo món: là mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng
phải làm thủ tục cần thiết và kí hợp đồng tín dụng


- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là ngân hàng và khách hàng thỏa thuận
một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định


- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Ngân hàng thỏa thuận cho phép khách
hàng được chi vượt quá số dư trên tài khoản tiền gởi một hạn mức tín dụng nhất
định và trong một thời gian nhất định


<b>3.1.5.3. Điều kiện cho vay. </b>


- Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật


- Phải có tài sản thế chấp đảm bảo nợ, tài sản đảm bảo nợ phải ổn định, phải
có giấy tờ liên quan để chứng minh rằng tài sản đảm bảo đó là thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của mình.


- Khách hàng phải trình cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh,
phương án sản xuất kinh doanh phải tính tốn được hiệu quả kinh tế kinh doanh
và chứng minh được khả năng trả nợ của khách hàng


- Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì phải nộp bảng cân đối kế toán, báo


cáo kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh…trong những năm gần nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>0</b>


<b>3.1.5.4. Mức cho vay. </b>


- Tỷ lệ cho vay tối đa là 70% giá trị của tài sản thế chấp


- Tổng dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng không vượt quá 15%
vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm cho vay.


<b>3.1.5.5. Quy trình xét duyệt cho vay. </b>


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


<b>Hình 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY </b>


<b>* Giải thích quy trình: </b>


<b>(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng gặp cán bộ tín dụng phụ </b>


trách địa bàn của mình xin lập hồ sơ vay vốn.


<b>(2) Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn </b>


và trực tiếp xuống địa bàn nơi khách hàng sàn xuất kinh doanh để thẩm định
những điều kiện cần thiết.


<b>(3) Sau khi thẩm định nếu thấy hợp lí cán bộ tín dụng trình lên trưởng phịng </b>



tín dụng.


<b>(4) Trưởng phịng tín dụng kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ nếu </b>


hợp lí thì trưởng phịng tín dụng xem xét cho vay và trình lên Ban Giám đốc.


<b>(5) Ban Giám đốc kiểm tra lại hồ sơ vay vốn của khách hàng và báo cáo thẩm </b>


định của cán bộ tín dụng nếu hợp lí thì ký duyệt cho vay và chuyển hồ sơ lại cho
cán bộ tín dụng.


<b>(6) Sau khi nhận hồ sơ đồng ý cho vay từ Ban Giám đốc cán bộ tín dụng tiến </b>


hành đăng kí trực tuyến qua NHNO&PTNT Việt Nam bằng chương trình IPCAS,
Khách hàng


Cán bộ tín dụng


Trưởng phịng
tín dụng


Phịng kế tốn,
ngân quỹ


Ban Giám đốc


<b>(1) </b>


<b>(1) </b> <b>(2) </b>



<b>(3) </b>


<b>(4) </b>
<b>(7) </b>


<b>(6) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>0</b>


sau đó chuyển hồ sơ xuống phịng kế tốn ngân quỹ để giải ngân cho khách hàng.


<b>(7) Phòng kế tốn khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay </b>


vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ
cho vay sang thủ quỹ. Kho quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm hồ sơ giải ngân cho
khách hàng.


<b>3.1.6. Kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2006 đến 2008. </b>


<b>Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHNO&PTNT </b>


<b>HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008 </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm <sub>2006 </sub></b> <b>Năm <sub>2007 </sub></b> <b>Năm <sub>2008 </sub></b> <b><sub>Số </sub></b>



<b>tiền </b> <b>% </b>


<b>Số </b>


<b>tiền </b> <b>% </b>


Tổng doanh thu 15.217 18.134 21.776 2.917 19,17 3.642 20,08
Tổng chi phí 10.675 12.536 14.733 1.861 17,43 2.197 17,53
Lợi nhuận 4.542 5.598 7.043 1.056 23,25 1.445 25,81


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT
huyện Vĩnh Lợi cho ta thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang có chiều
hướng phát triển tốt, cụ thể nó được thể hiện qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí,
lợi nhuận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>0</b>


- Về chi phí: Bên cạnh việc tăng trưởng của doanh thu thì chi phí qua các
năm năm tại Ngân hàng cũng tăng, cụ thể tổng chi phí năm 2007 là 12.536 triệu


15.217
18.134
21.776
10.675
12.536
14.733
4.542 5.598
7.043


0
5
10
15
20
25


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


<b>Năm</b>
<b>T</b>
<b>ri</b>
<b>ệ</b>
<b>u</b>
<b> đ</b>
<b>ồ</b>
<b>n</b>


<b>g</b> <sub>Tổng doanh thu</sub>


Tổng chi phí
Lợi nhuận


<b>Hình 3: THỂ HIỆN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI </b>


<b>NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 - 2008 </b>


đồng tăng 1.861 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 17,43% về số tương đối so
với năm 2006. Năm 2008 tổng chi phí của Ngân hàng đạt 14.733 triệu đồng tức
là tăng 2.197 triệu đồng hay tăng 17,53% so với năm 2007 và tăng 38,01% so với


năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí tăng là do chi phí trả lãi tiền gửi,
đầu tư máy móc trang thiết bị tăng. Do đó Ngân hàng phải xem xét và cắt giảm
bớt những khoản chi phí khơng cần thiết chỉ có vậy thì mới tối thiểu được chi phí
và tối đa hóa được lợi nhuận và nâng cao được hiệu quả hoạt động của đơn vị.


- Về lợi nhuận: Trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào thì lợi nhuận
ln được đặt lên hàng đầu đó là phải làm sao để tối đa hóa được lợi nhuận vì
mọi hoạt động kinh doanh đều vì mục đích là sinh lợi, ngồi ra lợi nhuận cịn là
yếu tố chính quyết định hiệu quả hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>0</b>


cao qua các năm là do doanh thu trong những năm đó tăng, Ngân hàng xây dựng
được một chiến lược kinh doanh phù hợp, biết phát huy hiệu quả những lợi thế
sẵn có của mình.


Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện Vĩnh
Lợi cho thấy trong những năm gần hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu
quả. Đạt được kết quả như vậy chính là nhờ vào sự nổ lực phấn đấu của toàn thể
cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.


<b>3.2. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh </b>


<b>Lợi. </b>


<b>3.2.1. Tình hình nguồn vốn huy động từ năm 2006 đến năm 2008 của </b>


<b>NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


Trong hoạt động kinh doanh của bất kì một Ngân hàng nào thì nguồn vốn


bao giờ cũng giữ vay trò chủ chốt và là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng vì nếu nguồn vốn vững mạnh sẽ đáp ứng kịp thời mọi hoạt động
của Ngân hàng. Trong bất kì một ngân hàng nào ngồi nguồn vốn tự có cịn có
nguồn vốn huy động, và vốn huy động ln giữ vai trị rất quan trọng trong tổng
nguồn vì đây là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu và mang lại nhuận cao cho ngân
hàng, thông thường nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao hơn các nguồn vốn khác
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì mọi ngân hàng đều hoạt động với
phương châm “đi vay để cho vay” do đó các Ngân hàng đều đặt ra cho mình một
mục tiêu là phải làm thế nào để nâng cao được khả năng huy động vốn vì chi phí
sử dụng vốn huy động bao giờ cũng thấp hơn các nguồn vốn khác và mang lại
hiệu quả cao. Và hiện nay NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi cũng đang từng bước
cải tiến để nâng cao khả năng huy động vốn của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>0</b>


vì đối với khách đến gửi tiền, vừa gửi tiền có lãi mà lại được tăng quà nên đã thu
hút được nhiều người đến gửi tiền tại Ngân hàng.


Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi gồm
có nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển, qua bảng số liệu trên cho
thấy vốn huy động tại chỗ tăng đều qua từng năm còn vốn điều chuyển tăng giảm
không ổn định cụ thể:


<b>Bảng 2: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN </b>


<b>VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008. </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chênh lệch </b>



<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Vốn huy động 46.425 55.388 64.482 8.963 19,30 9.094 16,41


- Tiền gửi không kỳ


hạn 16.248 18.825 20.667 2.577 15,86 1.842 9,78


- Tiền gửi có kỳ hạn 30.177 36.563 43.815 6.386 21,16 7.252 19,83


Vốn điều chuyển 85.045 82.134 91.567 -2.911 -3,42 9.433 11,48


Tổng nguồn vốn 131.470 137.522 156.049 6.052 4,60 18.527 13,47


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


Vốn huy động tại chỗ: năm 2007 đạt 55.388 triệu đồng tương đương tăng


8.963 triệu đồng tức tăng 19,30% so với năm 2006. Đến năm 2008 đạt 64.482
triệu đồng tương đương tăng 9.094 triệu đồng hay tăng 16,41% so với năm 2007.
Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn này tăng là do Ngân hàng đã có những chính
sách huy động vốn có hiệu quả và hợp lý, ngày càng tạo được uy tín trong lịng
khách hàng, Ban giám đốc, tập thể cán bộ trong Ngân hàng đã thống nhất về
quan điểm chỉ đạo điều hành, xác định được tầm quan trọng trong công tác huy
động vốn. Trong nguồn vốn huy động tại chỗ gồm có tiền gửi có kỳ hạn và tiền
gửi khơng kì hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>0</b>


là năm 2007 đạt 18.825 triệu đồng tương đương tăng 2.577 triệu đồng về số tuyệt
đối và về số tương đối tăng 15,86% so với cùng kỳ năm 2006. Và đến năm 2008
loại tiền gửi này tăng đến 20.667 triệu đồng tương đương tăng 1.842 triệu đồng
hay tăng 9,78% so với năm 2007. Loại tiền gửi này tăng là do trong những năm
gần đây Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng mạng lưới thanh
toán, đáp ứng được nhanh chóng và kịp thời trong việc chi trả tiền hàng tiền
lương của các tổ chức, doanh nghiệp, thuận tiện hơn trong việc không dùng tiền
mặt nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng là doanh nghiệp đến giao dịch
mở tài khoản tại ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>0</b>


số tiền nhàn rỗi trong họ nhiều, mặt khác là do hiện nay cán bộ Ngân hàng
thường xuyên đến tận nhà huy động vốn và tư vấn để khách hàng hiểu rõ hơn về
ngân hàng thấy được lợi ích của việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm giúp họ vững
tin khi gửi tiền vào Ngân hàng. Chính vì thấy được lợi ích của việc gửi tiền là
vừa an toàn vừa sinh lợi nên ngày càng có nhiều khách hàng đến gửi tiền do đó
vốn tiền gửi này tại ngân hàng ngày càng tăng.



Đối với hầu hết các Ngân hàng thương mại nếu chỉ sử dụng vốn huy động
để cho vay thì khơng thể đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của khách hàng do
đó NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi cần phải có sự hỗ thêm về nguồn vốn từ
NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu thông qua việc điều chuyển vốn. Nhìn chung qua
bảng số liệu ta thấy vốn điều chuyển tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi qua các
năm tăng giảm không ổn định. Năm 2006 vốn này là 85.045 triệu đồng chiếm tỷ
trọng là 64,68% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 nguồn vốn này giảm
xuống 82.134 triệu đồng chỉ chiếm 59,72% trong tổng nguồn vốn và tương
đương giảm 2.911 triệu đồng hay giảm 3,42% so với năm 2006. Sỡ dĩ trong năm
2007 nguồn vốn này giảm là do trong năm vốn huy động tăng cao đáp ứng được
nhiều hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đến năm 2008 nguồn vốn này tăng
trở lại cụ thể là năm 2008 vốn điều chuyển tại Ngân hàng là 91.567 triệu đồng
chiếm 58,68% trong tổng nguồn vốn và tương đương tăng 9.433 triệu đồng hay
tăng 11,48% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến nguồn điều chuyển trong
2008 tăng là do nhu cầu vay vốn của để sản xuất kinh doanh của năm này cao
hơn năm 2007 và nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>0</b>


<b>3.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn qua 3 năm từ </b>


<b>2006 đến 2008 tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


<b>3.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn. </b>


<b>3.2.2.1.1. Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế. </b>


Thông qua doanh số cho vay giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng. Nếu doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm chứng tỏ Ngân hàng
hoạt động ngày càng có hiệu quả, thị phần hoạt động ngày càng rộng, số lượng


khách hàng nhiều. Hơn nữa hoạt động cho vay là hoạt mang lại nguồn thu và làm
tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tại Ngân hàng thì doanh số cho vay bao gồm
nhiều thành phần nhưng ở đây ta chỉ phân tích doanh số cho vay theo thành phần
kinh và theo ngành nghề. Trước tiên ta cần là đi vào phân tích doanh số cho vay
theo thành phần kinh tế để từ đó có thể xác định được hiện nay doanh số cho vay
tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi đối với thành phần kinh tế nào là cao nhất và
thành phần kinh tế nào cịn thấp để có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng tỷ
trọng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế còn thấp và tiếp tục duy trì
doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế có tỷ trọng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>0</b>


<b>Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO THÀNH PHẦN </b>


<b>KINH TẾ QUA 3 NĂM TỪ 2006 – 2008 TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH </b>


<b>LỢI. </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>



<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Hộ gia đình, cá nhân 67.467 76.812 85.340 9.345 13,85 8.528 11,10


Doanh nghiệp tư nhân 17.585 25.076 41.080 7.491 42,59 16.004 63,82


Tổng cộng 85.052 101.888 126.420 16.836 19,79 24.532 24,07


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>0</b>


0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
<b>Năm</b>



<b>T</b>


<b>ỷ</b>


<b> t</b>


<b>rọ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


Doanh nghiệp tư nhân
Hộ gia đình, cá nhân


<b>Hình 4: THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN PHÂN </b>


<b>THEO NGÀNH NGHỀ </b>


Từ bảng số liệu và hình trên ta thấy tuy doanh số cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp tư nhân vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay
ngắn hạn nhưng trong những năm gần đây doanh số cho vay đối với thành phần
này cũng đã có những bước tiến rất khả quan. Nếu như năm 2006 doanh số cho
vay ngắn hạn đối doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt 17.585 triệu đồng và chiếm
20,7% tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn thì năm 2007 nó đã tăng lên 25.076
triệu đồng và chiếm 24,61% tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn tương đương
tăng 7.491 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 42,59% về số tương đối so với
năm 2006. Và đến năm 2008 doanh số cho vay đối với thành phần này đã tăng
đến 41.080 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,5% tổng doanh số cho vay ngắn hạn


tương đương tăng 16.004 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 63,82% về số tương
đối. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay đối với thành phần này có tốc độ
tăng mạnh như vậy là do trong thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa Ngân hàng
phải góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung với cả
nước do đó cần phải nâng cao doanh số cho vay đối với các đối tượng là doanh
nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Vì vậy nên ngoài việc chú
trọng đầu tư vào cho vay đối với sản xuất nơng nghiệp Ngân hàng cịn mở rộng
đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>0</b>


cho vay ngắn hạn và cho vay hộ gia đình cá nhân thường là những khoản vay có
chu kỳ ngắn, vòng quay vốn nhanh và mang lại hiệu quả cao do đó Ngân hàng
cần có những biện pháp nhằm duy trì tốc độ tăng đối với thành phần này.


<b> 3.2.2.1.3. Tình hình cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề ngành </b>


<b>nghề. </b>


Qua phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế
tại Ngân hàng chỉ cho ta thấy được đối tượng cấp tín dụng chính tại Ngân hàng
mà chưa cho ta thấy được cụ thể mục đích sử dụng vốn của họ là gì, họ sử dụng
vốn đó đầu tư vào những lĩnh vực nào. Mà trong cơng tác tín dụng thì biết được
mục đích sử dụng vốn của khách hàng mình là rất quan trọng vì nó có thể giúp
Ngân hàng phịng ngừa được những rủi ro về sau. Do đó phân tích doanh số cho
vay ngắn hạn theo ngành nghề là yếu tố khơng thể thiếu trong phân tích doanh số
cho vay ngắn tại các Ngân hàng. Biết được mục đích sử dụng vốn của khách
hàng Ngân hàng có thể phần nào giải thích được tình hình cấp tín dụng tại Ngân
hàng trong những năm qua để từ đó có thể đưa ra hình thức cấp tín dụng hợp lí
hơn và nhằm giúp Ngân hàng nâng cao hơn hiệu quả hoạt động tín dụng của


mình trong những năm tới.


Nhìn chung qua bảng số liệu và hình thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn
phân theo ngành nghề ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhưng không đồng
đều giữa các ngành nghề, ngành nơng nghiệp đứng vị trí thứ nhất trong danh mục
các ngành nghề cho vay, ngành công nghiệp đứng vị trí thứ hai, thương mại dịch
vụ đứng vị trí thứ ba, ni trồng thủy sản đứng vị trí thứ 4 và cho vay đối với
ngành khác là thấp nhất. Để thấy rõ hơn thực trạng này ta đi vào phân tích cụ thể
từng ngành nghề:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>0</b>


33,94% về số tương đối so với năm 2007. Sở dĩ doanh số cho vay ngành nông
nghiệp tăng giảm không ổn định là do năm 2007 một số nông dân trong huyện đã
chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang nuôi tôm, và chủ yếu là do nhu cầu
vay vốn để đầu tư vào sản xuất chăn nuôi trong năm này giảm nên đã kéo theo
daonh số cho vay ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp giảm. Trong ngành nông
nghiệp có hai lĩnh vực đầu tư đó là trồng trọt và chăn nuôi.


Ngành trồng trọt: Huyện Vĩnh Lợi là một huyện có diện tích đất canh tác
lớn và trong đó diện tích đất trồng trọt chiếm tới 78,14% trong tổng diện tích đất
canh tác. Chính vì vậy nên doanh số cho vay đối với ngành này luôn chiếm tỷ
trọng cao trong cho vay nông nghiệp. Nhìn chung doanh số cho vay đối với
ngành trồng tăng ổn định qua các năm và năm sau luôn tăng cao hơn năm trước,
năm 2006 doanh số cho vay đối với ngành trồng trọt đạt 23.527 triệu đồng, năm
2007 doanh số này tăng lên 28.728 triệu đồng tương đương tăng về số tuyệt đối
5.201 triệu đồng và tăng về số tương đối là 22,10% so với năm 2006. Doanh số
cho vay đối với ngành trồng trọt vẫn tiếp tục tăng mạnh vào năm 2008 cụ thể,
doanh số cho vay năm 2008 đạt tới 39.200 triệu đồng tương đương tăng về số
tuyệt đối là 10.472 triệu đồng và tăng về số tương đối là 36,45%. Nguyên nhân


dẫn tới doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành trồng trọt tăng qua từng năm là
do chính quyền địa phương đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc sản xuất kinh
doanh của bà con nông dân trong huyện đặc biệt là đối với ngành trồng trọt như
thường xuyên tổ chức các đoàn kỹ sư nông nghiệp của xuống từng địa bàn hướng
dẫn nông dân cách sản xuất sao cho mang lại hiệu quả cao nhất (chương trình
IPM), hỗ trợ cho nông dân các giống lúa nguyên chủng chất lượng cao vào trong
sản xuất…Tất cả những điều đó đều đã giúp mang lại hiệu quả cao trong sản xuất
nông nghiệp cũng như tăng vốn đầu tư của Ngân hàng đối với ngành sản xuất
nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>0</b>


đối là 6.364 triệu đồng hay giảm về số tương đối là 41,22%. Sỡ dĩ doanh số cho
vay đối với ngành chăn nuôi trong năm này giảm mạnh là do dịch cúm gia cầm
và lỡ mồm long móng ở heo thường xun tái phát. Hơn nữa mơ hình chăn ni
trong huyên đa phần chỉ tập trung ở hộ gia đình với quy mơ ni nhỏ lẻ nên nhu
cầu về nguồn vốn đối với ngành này trong năm 2007 chưa cao. Đến năm 2008
doanh số cho vay đối với ngành chăn nuôi đã tăng trở lại, doanh số cho vay đối
với ngành chăn nuôi năm 2008 đạt 11.435 triệu đồng tương ứng tăng về số tuyệt
đối là 2.360 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 26% so với năm 2007.
Nguyên nhân dẫn đến daonh số này tăng là do năm 2008 dịch bệnh tại địa bàn
cũng đã giảm bớt nhiều, ngành chăn nuôi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, và
người dân cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc và phịng ngừa
bệnh cho giống vật ni của mình.


Ngành ni trồng thủy sản: Nhìn chung trong những năm gần đây doanh số
cho vay ngắn hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi tăng giảm không ổn định,
năm 2007 doanh số cho vay đối với ngành này là 7.678 triệu đồng tương đương
tăng 1.904 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 32,97% về số tương đối so với
năm 2006. Năm 2007 ngành nuôi trồng thủy sản tuy cũng gặp khó khăn nhưng


năng suất vẫn còn khả quan giá cả tương đối ổn định nên các hộ nuôi vẫn tiếp tục
đầu tư vào lĩnh vực này do đó nó đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn đối với
ngành này. Nhưng năm 2008 doanh số cho vay đối với ngành thủy sản lại giảm
mạnh và nó chỉ cịn 5.460 triệu đồng tương đương giảm 2.218 triệu đồng về số
tuyệt đối và giảm 28,88% về số tương đối so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn
đến doanh số này giảm vào năm 2008 là do năm 2008 ngành nuôi thủy sản tại địa
bàn chủ yếu là nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn như thời tiết khơng thuận lợi, con
giống không chất lượng và năng suất thì khơng cao bên cạnh đó giá cả lại bấp
bên đã làm cho nông dân bị thiệt hại nặng nề về kinh tế vì thế nên họ đã chuyển
dịch cơ cấu sang các ngành khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT huyện Vĩnh Lợi </b>


<b>Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NHN<sub>O</sub>&PTNT HUYỆN </b>


<b>VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b><sub>Năm 2006 </sub></b> <b><sub>Năm 2007 </sub></b> <b><sub>Năm 2008 </sub></b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


1. Nông nghiệp 38.966 37.803 50.635 -1.163 -2,98 12.832 33,94
- Trồng trọt 23.527 28.728 39.200 5.201 22,10 10.472 36,45
- Chăn nuôi 15.439 9.075 11.435 -6.364 -41,22 2.360 26


2. Nuôi trồng thủy sản 5.774 7.678 5.460 1.904 32,97 -2.218 -28,88
3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ


công nghiệp 16.973 21.495 28.702 4.522 26,64 7.207 33,52
4. Ngành thương mại dịch vụ 19.562 27.653 35.245 8.091 41,36 7.592 27,45
5. Ngành khác 3.777 7.259 6.378 3.482 92,18 -881 -12,13
Tổng cộng 85.052 101.888 126.420 16.836 19,79 24.532 24,07


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>0</b>


0
10
20
30
40
50
60


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>ri</b>


<b>ệu</b>


<b> đ</b>



<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


1. Nông nghiệp


2. Nuôi trồng thủy sản


3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp


4. Ngành thương mại dịch vụ


5. Ngành khác


<i><b>Hình 5: THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN PHÂN THEO </b></i>


<i><b>NGÀNH NGHỀ </b></i>


tục tăng mạnh vào năm 2008, năm 2008 doanh số cho vay đối với ngành này lên
tới 28.702 triệu đồng tương đương tăng 7.207 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng
33,52% về số tương đối so với cùng kì năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến doanh
số này tăng là do hiện nay huyện đang thực hiện chính sách chuyển cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa do đó các hộ
sản xuất cá thể trong huyện bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp họ còn đầu tư
vào các ngành kinh doanh nhỏ lẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>0</b>



Ngành khác: Ngoài các lĩnh vực cho vay trên NHNO&PTNT huyện Vĩnh
Lợi còn đầu tư vào cho vay các ngành khác như tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa
nhà ở. Doanh số cho vay đối với các ngành này tại Ngân hàng tăng giảm không
ổn định. Năm 2006 doanh số này chỉ đạt 3.777 triệu đồng tương đương tăng
3.482 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 92,18% về số tương đối so với năm
2006. Năm 2007 doanh số này tăng vượt bậc như vậy là do năm 2007 nhu cầu về
tiêu dùng và sửa chữa của người dân trong huyện tăng nên doanh số cho vay đối
với các ngành này tăng là đều tất nhiên. Nhưng năm 2008 doanh số cho vay đối
với các ngành này lại giảm cụ thể, năm 2008 doanh số này chỉ đạt 6.378 triệu
đồng tương đương giảm 881 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm 12,13% so với
năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến doanh số này giảm là do năm 2008 đa phần các
hộ sản xuất trúng mùa lại được giá nên nó đã đáp ứng được phần nào các nhu cầu
tiêu dùng trong gia đình, nên các hộ đến vay vốn tại ngân hàng giảm.


Tóm lại: Qua kết quả phân tích trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối
với từng ngành nghề tuy có sự biến đổi khơng ổn định nhưng nó vẫn khơng ảnh
hưởng đến tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và doanh số cho vay ngắn hạn
vẫn tăng đều qua các năm. Đạt được kết quả như vậy chính là nhờ vào sự nổ lực
khơng nhỏ của tồn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.


<b>3.2.2.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn. </b>


<b>3.2.2.2.1. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>0</b>


<b>Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN PHÂN THEO THÀNH </b>


<b>PHẦN KINH TẾ TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 </b>



<b>ĐẾN NĂM 2008 </b>


Đơn vị tính: triệu đồng


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm <sub>2006 </sub></b> <b>Năm <sub>2007 </sub></b> <b>Năm <sub>2008 </sub></b> <b><sub>Số </sub></b>


<b>tiền </b> <b>% </b>


<b>Số </b>


<b>tiền </b> <b>% </b>


Hộ gia đình, cá nhân 55.828 56.002 69.463 174 0,31 13.461 24,03
Doanh nghiệp tư nhân 19.258 22.929 30.170 3.671 19,06 7.241 31,58
Tổng cộng 75.086 78.931 99.633 3.845 5,12 20.702 26,22


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


Nhìn chung qua bảng số liệu và hình phía dưới ta thấy doanh số thu nợ ngắn
hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi tăng dần qua từng năm, doanh số thu nợ
ngắn hạn của năm sau luôn cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ trong những
năm qua các thành phần kinh tế trong địa bàn đều làm ăn có hiệu quả. Cụ thể,
năm 2006 doanh số thu nợ tại Ngân hàng là 75.086 triệu đồng và năm 2007
doanh số này tăng lên 78.931 triệu đồng tức tăng 3.845 triệu đồng về số tuyệt đối
và tăng 5,12% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 doanh số này tiếp tục
tăng mạnh, đạt tới 99.633 triệu đồng tức tăng 20.702 triệu đồng về số tuyệt đối và


tăng 26,22% so với năm 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>0</b>


sự theo dõi sát sao của cán bộ tín dụng. Thường xuyên kiểm tra đối với vốn cho
vay nhằm giúp cho các hộ sử dụng vốn đúng mục đích


0
10
20
30
40
50
60
70
80


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>ri</b>


<b>ệu</b>


<b> đ</b>


<b>ồ</b>



<b>n</b>


<b>g</b>


Hộ gia đình, cá nhân
Doanh nghiệp tư nhân


<b>Hình 6: THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN PHÂN THEO </b>


<b>THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ NĂM 2006 - 2008 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>0</b>


<b>3.2.2.2.3. Tình hình thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề. </b>


Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn nếu chúng ta chỉ xem xét đánh giá
doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế thì ta khơng thể thấy
được công tác thu hồi nợ đối với từng ngành nghề trong địa bàn qua các năm
tăng giảm như thế nào có tốt hay chưa ngành nào cần phải duy trì doanh số cho
vay ngành nào cần giảm doanh số cho vay cũng như việc đưa ra chính sách cấp
tín dụng sao cho hợp lí. Do đó ta cũng cần phải đi vào phân tích doanh số thu nơ
ngắn hạn phân theo ngành nghề.


Dựa vào bảng số liệu doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành nghề tại
NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi ta thấy doanh số thu nợ đối với từng ngành nghề
trong huyện vẫn cịn chưa ổn định, có những ngành doanh số thu nợ tăng cũng có
những ngành doanh số thu nợ giảm.


Nhìn chung doanh doanh số thu nợ ngắn hạn trong ngành nông nghiệp tăng


giảm không ổn định, năm 2007 doanh số này đạt 30.020 triệu đồng tương đương
giảm 5.016 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm 14,31% về số tương đối so với
năm 2006. Còn năm 2008 doanh số này đã tăng lên 39.390 triệu đồng tương
đương tăng 9.370 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 31,21% về số tương đối so
với cùng kỳ năm 2007. Doanh số thu nợ từ ngành nông nghiệp chính là thu từ
ngành trồng trọt và chăn nuôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT huyện Vĩnh Lợi </b>


<b>Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NHN<sub>O</sub>&PTNT </b>
<b>HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm <sub>2006 </sub></b> <b>Năm <sub>2007 </sub></b> <b>Năm <sub>2008 </sub></b> <b><sub>Số </sub></b>


<b>tiền </b> <b>% </b>


<b>Số </b>


<b>tiền </b> <b>% </b>


1. Nông nghiệp 35.036 30.020 39.390 -5.016 -14,31 9.370 31,21
- Trồng trọt 21.089 24.542 30.520 3.453 16,37 5.978 24,35
- Chăn nuôi 13.947 5.478 8.870 -8.469 -60,72 3.392 61,92
2. Nuôi trồng thủy sản 3.756 4.945 4.670 1.189 31,65 -275 -5,56


3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 15.234 18.329 27.170 3.095 20,31 8.841 48,23
4. Ngành thương mại dịch vụ 17.776 21.763 23.980 3.987 22,42 2.217 10,18


5. Ngành khác 3.284 3.874 4.423 590 17,96 549 14,17


Tổng cộng 75.086 78.931 99.633 3.845 5,12 20.702 26,22


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>0</b>


0
5
10
15
20
25
30
35
40
45


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>ri</b>


<b>ệu</b>



<b> đ</b>


<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


1. Nông nghiệp


2. Nuôi trồng thủy sản


3. Ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp


4. Ngành thương mại dịch vụ


5. Ngành khác


<b>Hình 7: THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN PHÂN THEO </b>


<b>NGÀNH NGHỀ TỪ 2006 - 2008 </b>


ngắn hạn đối với ngành trồng trọt qua các năm đề tăng là đều tất nhiên.


Ngành chăn nuôi: Từ bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với
ngành chăn nuôi trong 3 năm gần đây tăng giảm không đều. Năm 2007 doanh số
thu nợ ngắn hạn đối với ngành chăn nuôi là 5.478 triệu đồng tương đương giảm
về số tuyệt đối là 8.469 triệu đồng hay giảm về số tương đối là 60,72% so với
cùng kỳ năm 2006. Sở dĩ năm 2007 doanh số này giảm mạnh như vậy là do trong


năm ngành chăn nuôi đã làm cho người nuôi thiệt hại nặng về kinh tế do dịch
bệnh liên tục bộc phát như dịch cúm ở gia cầm, lỡ mồm long móng ở heo. Năm
2008 doanh số thu nợ đối ngành chăn nuôi đã tăng trở lại và tăng với tốc độ rất
cao, doanh số thu nợ ngắn hạn của năm 2008 đạt 8.870 triệu đồng tương đương
tăng về số tuyệt đối là 3.392 triệu đồng hay tăng về số tuyết đối là 61,92%. Năm
2008 doanh số thu nợ ngắn hạn trong ngành chăn nuôi lại tăng một phần là do
doanh số cho vay đối với ngành này tăng, dịch bệnh đã lắng xuống, hơn nữa
người dân đã biết vận dụng những nguồn thức ăn sẵn có và họ đã có kinh nghiệm
hơn trong cơng tác chăm sóc và phịng ngừa dịch bệnh cho vật ni, do đó nó đã
mang lại lợi nhuận cao nên họ đã trả nợ ngân hàng đúng hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>0</b>


đồng thì đến năm 2007 doanh số này đã tăng lên 4.945 triệu đồng tương đương
tăng 1.189 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng về số tương đối là 31,65% so với
năm 2006. Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành nuôi trồng thủy sản năm
2007 tăng là do trong năm 2007 ngành nuôi trồng thủy sản vẫn mang lại lợi
nhuận cho người nuôi đầu rra của sản phẩm tương đối ổn định và giúp họ trả nợ
Ngân hàng được đúng hạn. Năm 2008 doanh số thu nợ đối với ngành này lại
giảm 275 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm 5,56% về số tương đối so với năm
2007 là do thời tiết không ổn định, tơm chết hàng loạt, chi phí đầu vào cao cịn
đầu ra bấp bênh làm cho người ni thua lỗ nặng nên họ không đủ tiền để trả nợ
cho ngân hàng.


Ngành thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Doanh số thu nợ ngắn hạn
đối với ngành này luôn tăng qua các năm, năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn
của ngành này chỉ là 15.234 triệu đồng nhưng đến năm 2007 doanh số thu nợ
ngắn hạn của ngành này đã tăng lên 18.329 triệu đồng tương đương tăng 3.095
triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 20,31% về số tương đối. Năm 2008 doanh số
thu nợ ngắn hạn đối với ngành này tiếp tục tăng mạnh đó là đạt 27.170 triệu đồng


tương đương tăng về số tuyệt đối là 8.841 triệu đồng hay tăng 48,23% về số
tương đối so với cùng kỳ năm 2007.


Ngành thươnng mại dịch vụ: Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các ngành
thương mại dịch vụ cũng tăng qua từng năm, cụ thể: năm 2007 doanh số này đạt
21.763 triệu đồng tương đương tăng 3.987 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng
22,42% về số tương dối so với năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn
đối với ngành này đạt 23.980 triệu đồng tương đương tăng 2.217 triệu đồng về số
tuyệt đối hay tăng 10,18% về số tương đối so với năm 2007.


Ngành khác: Nhìn chung doanhh s ố thu nợ ngắn hạn đối với các ngành khác
cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các ngành
này đạt 3.874 triệu đồng tương đương tăng 590 triệu đồng về số tuyệt đối hay
tăng 17,96% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn
hạn các ngành này tăng lên 4.423 triệu đồng tương đương tăng 549 triệu đồng về
số tuyệt đối hay tăng 14,17% về số tương đối so với cùng kỳ năm 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>0</b>


gần đây các ngành này đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập đáng
kể cho người dân.


Tóm lại: Qua phân tích trên cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với từng
ngành nghề kinh tế qua các năm đều tăng chỉ có một số ít là giảm nhưng không
ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng. Điều này chứng chứng tỏ đa
phần các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Hơn nữa trong những năm gần đây Ngân hàng luôn chú trọng đến công
tác vay vốn đối với từng ngành nghề kinh tế do đó doanh số cho vay tăng dẫn
đến doanh số thu nợ cũng tăng theo.



<b>3.2.2.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn. </b>


<b>3.2.2.3.1. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. </b>


Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó của ngân hàng
hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản ngân hàng phải thu về hay nói
cách khác dư nợ là các khoản tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay mà khách
hàng chưa trả cho Ngân hàng, dư nợ bao gồm các khoản nợ trong hạn và nợ quá
hạn. Dư nợ trong hạn cao cho thấy được cơng tác cấp tín dụng của Ngân hàng có
hiệu quả. Để thấy được doanh số dư nợ ngắn hạn tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyên Vĩnh
Lợi trong 3 năm gần đây đối với từng thành phần kinh tế tại địa bàn huyện Vĩnh
Lợi biến động như thế nào ta cần đi sâu vào phân tích bảng số liệu sau:


Nhìn chung qua bảng số liệu này ta thấy được doanh số thu nợ ngắn hạn tại
NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi trong tăng qua các năm. Năm 2006 dư nợ ngắn
hạn tại Ngân hàng chỉ là 64.836 triệu đồng nhưng đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn
tại ngân hàng đạt 87.793 triệu đồng tương đương tăng 22.957 triệu đồng về số
tuyệt đối hay tăng 35,40% về số tương đối so với năm 2006. Và năm 2008 dư nợ
ngắn hạn tại Ngân hàng tiếp tục tăng và đạt 114.580 triệu đồng tức tăng 26.787
triệu đồng và về số tương đối nó chỉ tăng 19,57% so với cùng kỳ năm 2007.
Doanh số dư nợ ngắn hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi liên tục tăng qua
các năm nhưng chỉ tăng về doanh số và giảm về tốc độ. Trong doanh số dư nợ
theo thành phần kinh tế tại ngân hàng gồm: Doanh số dư nợ theo hộ gia đình, cá
nhân và doanh số dư nợ theo doanh nghiệp tư nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>0</b>


<b>Bảng 7: DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN THEO THÀNH PHẦN </b>


<b>KINH TẾ TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN </b>



<b>NĂM 2008 </b>


<b> Đơn vị tính: Triệu đồng </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Hộ gia đình, cá


nhân 47.986 68.796 84.673 20.810 43,36 15.877 23,07
Doanh nghiệp tư


nhân 16.850 18.997 29.907 2.147 12,74 10.910 57,4
Tổng cộng 64.836 87.793 114.580 22.957 35,40 26.787 30,51


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>



ngắn hạn đối với thành phần hộ gia đình, cá nhân luôn tăng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng dư nợ ngắn hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. Cụ thể, năm 2006
dư nợ ngắn hạn đối với thành phần này là 47.986 triệu đồng chiếm 74% tổng dư
nợ ngắn hạn, năm 2007 doanh số này đạt 68.796 triệu đồng tương đương tăng về
số tuyệt đối là 20.810 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 43,36% so với năm
2007 và chiếm 78,36% tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2008 doanh số này đạt 84.673
triệu đồng tương đương tăng 15.877 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 23,07% về
số tương đối so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 80,65%.


0
10
20
30
40
50
60
70
80
90


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
<b>Năm</b>
<b>T</b>
<b>ri</b>
<b>ệ</b>
<b>u</b>
<b> đ</b>
<b>ồ</b>
<b>n</b>


<b>g</b>


Hộ gia đình, cá nhân
Doanh nghiệp tư nhân


<b>Hình 8: THỂ HIỆN DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN THEO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>0</b>


Nguyên nhân dẫn đến doanh số này tăng là do hộ gia đình, cá nhân là đối tượng
cho vay chủ yếu của Ngân hàng và doanh số cho vay đối với ngành này luôn tăng
ổn định nên đã dẫn dến doanh số dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên.


Doanh nghiệp tư nhân: Bên cạnh dư nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá
nhân tăng thì dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp tư nhân cũng tăng qua các
năm, là do bên cạnh việc chú trọng đầu tư vào cho vay đối hộ gia đình, cá nhân
để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng những năm gần đây Ngân
hàng cũng đang từng bước mở rộng quan hệ đầu tư và thúc đẩy cho vay đối với
các tổ chức là doanh nghiệp trên địa bàn huyện vì thế nên đã nâng dư nợ ngắn
hạn đối với thành phần này tăng. Cụ thể, năm 2007 dư nợ ngắn hạn đối với thành
phần này là 18.997 triệu đồng tương đương tăng 2.147 triệu đồng về số tuyệt đối
hay tăng 12,74% về số tương đối so với cùng kỳ năm 2006. Và năm 2008 đạt
29.907 triệu đồng tương đương tăng 10.910 triệu đồng hay tăng 57,4% so với
cùng kỳ năm 2007.


<b>3.2.2.3.3. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề. </b>


Cũng như doanh số cho vay nếu ta chỉ phân tích tích đánh giá doanh số dư
nợ ngắn hạn tại Ngân hàng theo thành phần kinh tế thì ta khơng thấy được doanh
số dư nợ đối với từng ngành nghề trong những năm qua biến động như thế nào có


hợp lí hay chưa để từ đó giúp Ngân hàng đưa ra những chính sách cụ thể nhằm
điều chỉnh đối với từng ngành nghề sao cho phù hợp.


Nhìn chung doanh số dư nợ ngắn hạn đối với từng ngành nghề tại
NHNO&PTNT huyên Vĩnh Lợi luôn tăng ổn định qua 3 năm từ 2006 đến 2008
nó được thể hiện cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>0</b>


Ngành trồng trọt: Đây là ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ
ngắn hạn tại Ngân hàng, năm 2006 dư nợ của ngành này là 27.113 triệu đồng
chiếm 41,81% tổng dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng và năm 2007 dư nợ ngành này
đã tăng lên 31.299 triệu đồng tương đương tăng 4.186 triệu đồng về số tuyệt đối
hay tăng 15,43% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngành này
tăng lên 39.979 triệu đồng tương đương tăng 8.680 triệu đồng về số tuyệt đối hay
tăng 27,73% về số tương đối so với năm 2007. Dư nợ ngành trồng trọt tăng qua
các năm trong 3 năm gần đây là do nhu cầu vay vốn để sản xuất nông nghiệp mà
cụ thể là trồng trọt tăng cao, hơn nữa do nông nghiệp là ngành cho vay chủ yếu
của Ngân hàng mà trồng trọt là ngành chiếm tỷ lệ cao của ngành nông nghiệp
nên dư nợ của ngành này tăng cao là điều hợp lí.


Ngành chăn nuôi: Trong 3 năm gần đây dư nợ ngành chăn ni có chiều
hướng tăng và tăng mạnh nhất là vào năm 2007. Cụ thể, năm 2006 dư nợ của
ngành chăn nuôi chỉ đạt 7.654 triệu đồng, và năm 2007 dư nợ ngành căn nuôi đã
tăng lên 11.251 triệu đồng tương đương tăng về số tuyệt đối là 3.597 triệu đồng
hay tăng về số tương đối là 46,99%. Năm 2008 dư nợ ngành này đã tăng lên
13.816 triệu đồng tương đương tăng 2.565 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng với
tốc độ 22,79% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngành chăn nuôi
tăng là do trong những năm 2007 ngành chăn ni gặp nhiều khó khăn do dịch
bệnh hồnh hành một số hộ bị thiệt hại nặng khơng có tiền để trả Ngân hàng nên


đã xin gia hạn nợ. Mặt khác do thực hiện chủ trươnng của Ngân Hàng Nông
Nghiệp Việt Nam, NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi đã tiến hành xử lí nợ rủi ro và
tiếp tục cho những hộ đủ điều kiện vay vốn được vay vốn để tái sản xuất nhằm
nhanh chóng khắc phục hậu quả dịch bệnh, chăn ni đạt hiệu quả nhanh chóng
hồn trả nợ Ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT huyện Vĩnh Lợi </b>


<b>Bảng 8: DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NHN<sub>O</sub>&PTNT HUYỆN </b>


<b>VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 </b>


<b> Đơn vị tính: Triệu đồng </b>
<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


1. Nông nghiệp 34.767 42.550 53.795 7.783 22,38 11.245 26,42
- Trồng trọt 27.113 31.299 39.979 4.186 15,43 8.680 27,73
- Chăn nuôi 7.654 11.251 13.816 3.597 46,99 2.565 22,79
2. Nuôi trồng thủy sản 1.949 4.682 5.472 2.733 140,22 790 16,87
3. Ngành công nghiệp, thủ công


nghiệp 12.620 15.786 17.318 3.166 25,08 1.532 9,70


4. Ngành thương mại dịch vụ 14.346 20.236 31.501 5.890 41,05 11.265 55,66


5. Ngành khác 1.154 4.539 6.494 3.385 293,32 1.955 43,07
Tổng cộng 64.836 87.793 114.580 22.957 35,40 26.787 30,51


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT huyện Vĩnh Lợi </b>


0
10
20
30
40
50
60


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


<b>Năm </b>


<b>T</b>


<b>ri</b>


<b>ệu</b>


<b> đ</b>


<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>



1. Nông nghiệp


2. Nuôi trồng thủy sản


3. Ngành công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp
4. Ngành thương mại dịch
vụ


5. Ngành khác


<b>Hình 9: THỂ HIỆN DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN PHẦN THEO </b>
<b>NGÀNH NGHỀ TỪ 2006 - 2008 </b>


số tương đối là 16,87%. Dư nợ ngành nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm và tăng
cao vào năm 2007 là do thời tiết không ổn định ngành nuôi trồng thủy không mang
lại hiệu quả kinh tế không cao, công tác thu nợ thấp.


Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Nhìn chung dư nợ đối ngành công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng qua các năm. Năm 2007 dư nợ ngành này đạt
15.786 triệu đồng tương đương tăng 3.166 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng
25,08% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngành tăng lên 17.318
triệu đồng tương đương tăng 1.532 triệu đồng hay tăng 9,7% so với năm 2007. Dư
nợ đối với ngành này tăng là do những năm gần đây ngành này mang lại hiệu quả
kinh tế cao nên nhu cầu vốn đầu tư vào ngành này trên địa bàn huyện cũng tăng
theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>0</b>



chỉ là 14.346 triệu đồng và năm 2007 dư nợ ngành này tăng lên 20.236 triệu đồng
<i>tương đương tăng 5.890 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 41,05% về số tương </i>
đối so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngành thương mại dịch vụ tiếp tục tăng
lên 31.501 triệu đồng tương đương tăng 11.265 triệu đồng về số tuyệt đối hay
<i>tăng 55,66% về số tương đối so với năm 2007. </i>


Các ngành khác: Năm 2007 dư nợ đạt 4.539 triệu đồng tăng 3.385 triệu
đồng hay tăng 293,32% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ tăng lên 6.494 triệu
đồng tức tăng 1.955 triệu đồng hay tăng 43,07% so với năm 2007. Dư nợ các
ngành này tăng là do doanh số cho vay tăng.


<b> 3.2.2.4. Phân tích tình hình nợ q hạn ngắn hạn. </b>


<b>3.2.2.4.1. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế. </b>


Nợ quá hạn là loại nợ đã đến hạn mà khách hàng không đến trả cho ngân
hàng, nợ quá hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Nếu nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng qua từng năm
thì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng có thể làm cho ngân hàng
bị thua lỗ và dẫn đến phá sản. Do đó chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu luôn được các
Ngân hàng quan tâm. Sau đây là tình hình nợ quá hạn tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyện
Vĩnh Lợi trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008.


Để biết được tình hình nợ quá hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi trong
3 năm gần đây biến đổi như thế nào trước tiên ta vào phân tích tình hình nợ q
hạn phân theo thành phần kinh tế để thấy được thành phần kinh tế nào có tỷ lệ
quá hạn cao thành phần kinh tế nào có tỷ lệ nợ quá hạn thấp.


Qua bảng số liệu và hình vẽ dưới đây ta thấy nợ quá hạn tại NHNO&PTNT
huyện Vĩnh Lợi trong 3 năm gần đây tăng giảm không ổn định nhưng nó chỉ


chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng dư nợ, năm 2006 nợ quá hạn là 1.012 triệu đồng
nhưng đến năm 2007 tăng lên 1.029 triệu đồng tương đương tăng 17 triệu đồng
về số tuyệt đối hay tăng 1,68% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008
doanh số này đã giảm xuống 536 triệu đồng tương đương giảm 493 triệu đồng về
số tuyệt đối hay giảm 47,9% so với cùng kỳ năm 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>0</b>


<b>Bảng 9: DOANH SỐ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN PHÂN THEO THÀNH </b>


<b>PHẦN TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM </b>


<b>2008 </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chênh lệch </b>
<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>



Hộ gia đình, cá


nhân 920 945 467 25 2,71 -478 -50,58
Doanh nghiệp tư


nhân 92 84 69 - 8 -8,69 -15 -17,85


Tổng cộng 1.012 1.029 536 17 1,68 -493 -47,90


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


2007 doanh số này đạt 945 triệu đồng tương tăng 25 triệu đồng hay tăng 2,71%
so với năm 2006 là do trong năm này nhiều hộ làm ăn thua lỗ, ý thức trả nợ của
một số hộ chưa cao, một số sử dụng vốn sai mục đích. Nhưng đến năm 2008
doanh số này đã giảm mạnh dư nợ năm và chỉ còn 467 triệu đồng tức giảm 478
triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm 50,58% về số tương đối so với năm 2007. Dư
nợ đối với thành phần hộ gia đình, cá nhân năm 2007 giảm là do trong năm này
hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân đã mang lại hiệu kinh tế hơn,
cán bộ tín dụng đã nổ lực hơn trong việc cơng tác thu hồi nợ.


0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9


1


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


<b>Năm</b>
<b>T</b>
<b>ri</b>
<b>ệu</b>
<b> đ</b>
<b>ồ</b>
<b>n</b>
<b>g</b>


Hộ gia đình, cá nhân
Doanh nghiệp tư nhân


<b>Hình 10: THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN PHÂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>0</b>


2006. Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn ở thành phần này đã giảm xuống chỉ còn
69 triệu đồng tương đương giảm 15 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm 17,85%
về số tương đối so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn
giảm là do trong năm gần đây Ngân hàng tăng cường hơn trong công tác theo dõi
nợ, cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp có uy tín, dự án có tính khả thi có khả
năng trả nợ cao.


<b>3.2.2.4.3. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề. </b>


Nếu chỉ phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế mà khơng phân tích


nợ q hạn theo từng ngành nghề thì ta khơng biết được nợ quá hạn tại Ngân
hàng trong những năm qua tập trung ở ngành nào là chủ yếu, do đó ta cần phải đi
vào phân tích nợ quá hạn ngắn hạn phân theo ngành nghề.


Theo bảng số liệu về doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo từng ngành nghề ta
thấy ngành nông nghiệp là ngành có nợ quá hạn cao nhất, năm 2006 nợ quá hạn ở
ngành nông nghiệp là 730 triệu đồng chiếm 72,1% tổng nợ quá hạn, năm 2007 dư
nợ ngành này tăng lên 746 triệu đồng tương đương tăng 16 triệu đồng về số tuyệt
đối hay tăng 2,19% về số tương đối so với năm 2006 và chiếm 71,11% tổng nợ
quá hạn ngắn hạn. Năm 2008 doanh số nợ quá hạn ngắn hạn ở ngành này đã
giảm xuống 443 triệu tương đương giảm 303 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm
40,61% về số tương đối so với năm 2007 nhưng tỷ trọng vẫn còn khá cao (chiếm
82,64%) tổng nợ quá hạn ngắn hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT huyện Vĩnh Lợi </b>


<b>Bảng 10: DOANH SỐ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NHNO&PTNT </b>
<b>HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 </b>


<b> Đơn vị tính: Triệu đồng </b>
<b>Chênh lệch </b>


<b>2007/2006 </b> <b>2008/2007 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


1. Nông nghiệp 730 746 443 16 2,19 -303 -40,61



- Trồng trọt 525 544 344 19 3,62 -200 -36,76


- Chăn nuôi 205 202 99 -3 -1,46 -103 -50,99


2. Nuôi trồng thủy sản 124 135 47 11 8,87 -88 -65,18


3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ


công nghiệp 93 89 29 -4 -4,30 -60 -67,41


4. Ngành thương mại dịch vụ 65 59 17 -6 -9,23 -42 -71,18


5. Ngành khác 0 0 0 0 0 0 0


Tổng cộng 1.012 1.029 536 17 1,68 -493 -47,91


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>0</b>


0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008



<b>Năm</b>


<b>T</b>


<b>ri</b>


<b>ệu</b>


<b> đ</b>


<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


1. Nông nghiệp


2. Nuôi trồng thủy sản


3. Ngành công nghiệp,
tiểu thủ cơng nghiệp
4. Ngành thương mại
dịch vụ


<b>Hình 11: THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN PHÂN </b>


<b>THEO NGÀNH NGHỀ TỪ 2006 - 2008 </b>


2007 và đầu ra ổn định hơn.



Ngành chăn ni: Nhìn chung trong 3 năm gần đây nợ quá hạn ngắn hạn ở
ngành chăn ni đã có những dấu hiệu chuyển biến rất khả quan. Nếu năm 2006
nợ quá hạn ngắn hạn ở ngành này là 205 triệu đồng thì năm 2007 chỉ còn 202
triệu đồng tương đương giảm 3 triệu đồng về số tuyệt đối và giảm 1,46% về số
tương đối so với năm 2006. Và nó giảm mạnh ở năm 2008, năm 2008 nợ quá hạn
ngắn hạn ở ngành nông nghiệp chỉ còn 99 triệu đồng tương đương giảm 103 triệu
đồng về số tuyệt đối hay giảm 50,99% về số tương đối so với năm 2007. Nợ quá
hạn ở ngành chăn nuôi giảm là do người dân ngày càng có kinh nghiệm hơn
trong khâu chăm sóc, và biết vận dụng những nguồn thức ăn sẵn có nên mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn đem lại nguồn thu nhập ổn định và đa phần đảm bảo
được việc trả nợ Ngân hàng đúng hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>0</b>


65,18% so với năm 2007 do năm 2008 tình hình nii trồng thủy sản đã có dấu
hiệu khả quan hơn so vớ năm 2007.


Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ:
Nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn ở ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
ngành thương mại dịch vụ giảm dần qua các năm. Như ngành công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn là 93 triệu đồng và năm
2007 là 89 triệu đồng tương đương giảm 4 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm
4,3% về số tương đối so với năm 2006, năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn ở ngành
này chỉ còn 29 triệu đồng tương đương giảm 60 triệu đồng về số tuyệt đối hay
giảm 67,41% về số tương đối so với năm 2007. Còn ngành thương mại dịch vụ
cũng giảm đáng kể năm 2007 nợ quá hạn ở ngành này chỉ còn 59 triệu đồng
tương đương giảm 6 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm 9,23% về số tương đối
so với năm 2006, năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn ở ngành này là 17 triệu đồng
tương đương giảm 42 triệu đồng về số tuyệt đối hay giảm 71,18% về số tương


đối so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ở các ngành này giảm
dần qua từng năm là do các ngành này hoạt động ngày càng có hiệu quả, ý thức
trả nợ của khách hàng ngày càng cao.


Các ngành khác: Trong 3 năm gần đây nợ quá hạn ngắn hạn đối với các
ngành này khơng có phát sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>0</b>


<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI </b>
<b>NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI </b>


Bên cạnh việc phân tích từng chỉ tiêu để thấy được tình hình hoạt động tín
dụng trong những năm qua như thế nào thì chúng ta cần phải đánh giá lại xem nó
có thật sự tốt chưa.


<b>4.1. Vốn huy động / tổng nguồn vốn. </b>


Chỉ tiêu vốn huy động / tổng nguồn vốn cho ta thấy được năng lực huy động
vốn tại chỗ của Ngân hàng trong những năm qua như thế nào, có phù hợp với
tình hình thực tế tại Ngân hàng không.


<b>Bảng 11: VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NGUỒN VỐN TẠI </b>


<b>NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008. </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng



<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


Vốn huy động 46.425 55.388 64.482


Tổng nguồn vốn 131.470 137.522 156.049
Vốn huy động /Tổng nguồn vốn (%) 35,31 40,27 41,32


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>0</b>


<b>4.2. Thu nợ ngắn hạn / cho vay ngắn hạn. </b>


Chỉ tiêu này cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng qua các năm như
thế nào, và nó cịn phản ánh hoạt động tín dụng tại Ngân hàng có hiệu quả hay
khơng.


<b>Bảng 12: THU NỢ NGẮN HẠN / CHO VAY NGẮN HẠN TẠI </b>


<b>NHN<sub>O</sub>&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008. </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>Năm </b>
<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>



<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Thu nợ ngắn hạn 75.086 78.931 99.633
Cho vay ngắn hạn 85.052 101.888 126.420
Thu nợ ngắn hạn / Cho vay ngắn hạn (%) 88,28 77,46 78,81


<i>Nguồn: Phòng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi</i>


Qua bảng số liệu cho ta thấy được công tác thu nợ ở Ngân hàng tuy qua các
năm có giảm nhưng nó vẫn rất khả quan, năm 2007 hệ số thu nợ tại Ngân hàng là
88,28%, năm 2007 là 77,46% và năm 2008 là 78,81%. Điều này cho thấy công
tác thu hồi vốn của Ngân hàng chưa thật sự hiệu quả do đó Ngân hàng cần phải
điều chỉnh và xem xét lại để có những biện pháp hữu hiệu hơn nhằm nâng cao
hơn nữa hệ số thu nợ của Ngân hàng.


<b>4.3. Nợ quá hạn ngắn hạn / cho vay ngắn hạn. </b>


Chỉ số nợ quá hạn ngắn hạn trên cho vay ngắn hạn cho ta thấy chính xác
hơn tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng. Theo như đã phân tích ở trên ta thấy nợ
quá hạn tăng giảm chưa ổn định nên ta chưa thể kết luận được chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng là tốt hay khơng tốt. Để có cái nhìn chính xác hơn ta cần tìm
hiểu chỉ số nợ quá hạn ngắn hạn trên cho vay ngắn hạn trong những năm qua như
thế nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>0</b>


<b>Bảng 13: NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN / CHO VAY NGẮN HẠN TẠI </b>



<b>NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008. </b>


Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>Năm </b>
<b>2006 </b>


<b>Năm </b>
<b>2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2008 </b>


Nợ quá hạn ngắn hạn 1.012 1.029 0.536
Cho vay ngắn hạn 85.052 101.888 126.420
Nợ quá hạn ngắn hạn / Cho vay ngắn hạn (%) 1,19 1 0,42


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


<b>4.4. Nợ quá hạn ngắn hạn / tổng dư nợ. </b>


Chỉ số này giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng tai Ngân hàng
trong những năm qua như thế nào.


<b>Bảng 14: NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN / TỔNG DƯ NỢ NGẮN HẠN </b>


<b>TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008. </b>



Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


Nợ quá hạn ngắn hạn 1.012 1.029 536


Tổng dư nợ ngắn hạn 64.836 87.793 114.580
Nợ quá hạn ngắn hạn / Tổng dư nợ


ngắn hạn (%) 1,56 1,17 0,47


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ tại NHNO&PTNT
Huyện Vĩnh Lợi giảm dần qua từng năm, cụ thể năm 2006 tỷ lệ này đạt 1,56%,
năm 2007 giảm xuống còn 1,17% và năm 2008 tiếp tục giảm chỉ còn 0,47%.
Điều này cho thấy công tác quản lý thu hồi nợ tại Ngân hàng hoạt động có hiệu
quả, ngân hàng làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay và thường xuyên kiểm
tra quá trình sử dụng vốn của khách và khi đến hạn đôn đốc khách hàng trả nợ
đúng hạn do đó nên tỷ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn giảm qua từng năm
do đó Ngân hàng cần tiếp tục duy trì tốc độ này trong các năm tiếp theo.


<b>4.5. Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>0</b>


<b>Bảng 15: DƯ NỢ NGẮN HẠN / TỔNG DƯ NỢ TẠI NHNO&PTNT </b>


<b>HUYỆN VĨNH LỢI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008. </b>



Đơn vị tính: Triệu đồng


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


Dư nợ ngắn hạn 64.836 87.793 114.580


Tổng dư nợ 82.399 98.511 127.801


Dư nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ (%) 78,68 89,11 89,65


<i>Nguồn: Phịng tín dụng NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi </i>


Qua bảng số liệu này ta thấy dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ tại
NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi luôn chiếm tỷ lệ cao qua từng năm cụ thể: năm
2006 dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 78,68%, năm 2007 là 89,11% và năm
2008 89,65%. Điều này cho thấy Ngân hàng chú trọng đầu tư vào cho vay ngắn
hạn nhiều hơn cho vay đối với trung và dài hạn vì trên địa bàn người dân đa phần
sống bằng nghề nông nên họ thường vay vốn theo mùa vụ thường có chu kỳ ngắn
do đó ngân hàng tập trung đầu tư cho vay vào ngắn hạn cũng là điều hợp lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>0</b>


<b>CHƯƠNG 5 </b>


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG </b>
<b>NGẮN HẠN TẠI NHNO&PTNT HUYỆN VĨNH LỢI </b>


<b>5.1. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu tại NHNO&PTNT </b>


<b>huyện Vĩnh Lợi. </b>



<b>5.1.1. Những cơ hội và thách thức. </b>


<b>5.1.1.1. Cơ hội. </b>


- Trên địa bàn huyện có nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân nên nhu cầu
sử dụng sản phẩm dịch vụ ở Ngân hàng ngày càng cao, như nhu cầu gởi tiền,
phát hành thẻ cho nhân viên.


- Hoạt động của chi nhánh được sự quan tâm của Ban Giám đốc Ngân Nông
Nghiệp Tỉnh, mọi khó khăn vướng mắc đều được xử lý kịp thời, tạo điều kiện
cho chi nhánh hoạt động trong môi trường cạnh tranh.


- Được sự quaN tâm của Thường trực huyện, Ủy ban nhân huyện, Ban chỉ
đạo cho vay – xử lý thu hồi nợ quá hạn Ngân hàng cùng với sự hỗ trợ của các
ngành chức năng và lãnh đạo các xã đối với hoạt động Ngân hàng.


- Được sự ủng hộ của đông đảo bà con nông dân, các ngành, các cấp đồng
tình ủng hộ. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện vay vốn của Ngân hàng đến
chi và tổ hội, phối cùng ngân hàng giúp nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất,
tập huấn việc quản lý vốn thông qua tổ hộ, vận động hộ vay sử dụng vốn đúng
mục đích, tiết kiệm để đầu tư cho sản xuất, nhắc nhở khi đến hạn thu hồi.


<b>5..1.1.2. Thách thức. </b>


- Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Vĩnh
Lợi là địa bàn nằm giáp ranh với thị xã Bạc Liêu, có tới ba tổ chức tín dụng hoạt
động và một phòng giao dịch của quỹ tín dụng thị trấn Châu Hưng đặt tại xã
Châu Thới do đó yếu cạnh tranh về lãi suất, khách hàng, thị phần là rất cao.



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>0</b>


- Do chuyển đổi chương trình IPCAS một số cán bộ khi tiếp cận với chương
trình mới vẫn còn nhiều bỡ ngỡ trong thực hiện nghiệp vụ, việc cập nhật chương
trình mới gặp nhiều khó khăn.


- Trụ sở chi nhánh nhỏ, địa điểm không thuận tiện gây khó khăn trong cơng
tác huy động vốn và mở rộng kinh doanh các đối tượng là doanh nghiệp, hộ kinh
doanh.


<b>5.1.2. Điểm mạnh, điểm yếu tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


<b>5.1.2.1. Điểm mạnh. </b>


Trong công tác điều hành:


- Ban Giám đốc đã quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong
đơn vị thông suốt quan điểm chỉ đạo mục tiêu kinh doanh của Giám đốc Ngân
Hàng Nông Nghiệp tỉnh và các giải pháp thực hiện của Ban Giám đốc chi nhánh
đối với từng lĩnh vực cụ thể.


- Ban Giám đốc Ngân hàng đã có sự định hướng và quan điểm chỉ đạo
điều hành hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng.


Trong công tác huy động vốn:


- Trong chỉ đạo Ban Giám đốc đã quán triệt, phân tích cho tất cả cán bộ
nhận thức được mức độ quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động
của Ngân hàng.



- Tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp nhằm tăng cường nhằm
tăng cường quảng bá, tiếp thị, tiếp xúc khách hàng tiềm năng nhằm thu hút nguồn
vốn tiền gửi vào chi nhánh.


- Nguồn vốn huy động so với những năm trước tuy có tăng nhưng tính
chất gửi dân cư chưa ổn định.


Trong hoạt động tín dụng:


- Chủ động làm việc với lãnh đạo huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân huyện để
báo cáo quan niệm chỉ đạo của Giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp tỉnh về hoạt
động tín dụng, tiếp xúc với lãnh đạo các xã để phổ biến nội dung trên để có sự
phối hợp chỉ đạo thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>0</b>


- Ban Giám đốc đã tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp cụ
thể cả trong và ngoài đơn vị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay,
khả năng quản lý món vay, bước đầu làm cho mỗi cán bộ thấy được trách nhiệm
cá nhân trong từng nhiệm vụ được phân công.


- Tập trung huy động nhiều lực lượng xử lý thu hồi nợ xấu, theo dõi quản
lý các món vay nhóm nợ vay tốt hơn.


- Từng bước thay đổi cơ cấu tín dụng, hạn chế cho vay các đối tượng sản
xuất không ổn định có tính rủi ro cao, đã tiếp cận và mở rộng cho vay doanh
nghiệp, hộ đăng kí kinh doanh và các mơ hình sản xuất mới có hiệu quả.


<b>5.1.2.2. Điểm yếu. </b>



Đối với đội ngũ cán bộ và công tác :


- Cán bộ lãnh đạo cịn thiếu kinh nghiệm trong cơng tác điều hành, quan
điểm xử lý các vấn đề chưa đồng nhất, q trình tham mưu chỉ đạo cịn hạn chế.


- Lãnh đạo các phòng khi giao nhiệm vụ, chỉ tiêu chưa được hợp lý, còn
thiếu kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, chưa phát huy hết vai trò của người
lãnh đạo dẫn đến hiệu quả công việc kém. Chưa làm tốt chức năng tham mưu cho
Ban giám đốc và Ngân hàng cấp trên.


- Công tác đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ tác nghiệp chưa rõ ràng
và thường xun, cịn mang tính chung chung,cào bằng, cán bộ có thành tích
chưa được ghi nhận, cán bộ sai phạm chưa được xử lý kịp thời nên chưa tạo ra
được động lực thúc đẩy cán bộ có quyết tâm huyết với nghề, có trách nhiệm cao
với cơng việc được giao.


Đối với cán bộ tác nghiệp:


- Một số cán bộ chưa theo kịp những thay đổi cả về nhận thức lẫn việc làm,
còn lung túng trong quá trình đầu tư, bị ứ động trong xử lý thu hồi nợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>0</b>


- Việc chấp hành giờ giấc của một số cán bộ chưa cao còn để khách hàng
chờ đợi vào đầu giở làm việc chưa tận dụng hiệu quả thời gian làm việc ở địa
bàn.


- Thiết lập hồ sơ vay vốn còn nhiều sai sót, cịn bỏ trống khơng điền đầy
đủ thơng tin trên các biểu mẫu, phương án sản xuất kinh doanh chưa thực tế, còn
xây dựng theo phương án dập khn.



- Trong giao dịch cán bộ kế tốn vẫn cịn để sai sót nhiều, chưa có sự phối
hợp tốt với cán bộ tín dụng địa bàn.


<b>5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại </b>


<b>NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


<b>5.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn. </b>


- Tiếp tục tập huấn trang bị thêm kiến thức về công tác huy động vốn cho
từng cán bộ, làm cho mỗi cán bộ thực sự hiểu về lĩnh vực này có đủ khả năng tư
vấn và thu hút khách hàng.


- Tiếp tục phát huy tốt hoạt động của tổ huy động vốn, từng bước phân loại
khách hàng tiềm năng, giao cho từng cán bộ theo dõi – tiếp cận – tư vấn với
khách hàng về các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng.


- Thực hiện giao chỉ tiêu cho từng cán bộ, từng bộ phận, đưa ra các hình
thức khen thưởng đối với những cán bộ, bộ phận có thành tích tốt.


- Tiếp tục phát huy và mở rộng hơn nữa các hình thức huy động vốn truyền
thống tại Ngân hàng như các tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì
hạn…


- Phân cơng cán bộ thường xun đến từng hộ gia đình để huy động số tiền
nhàn rỗi trong dân cư nhất là sau các mùa vụ thu hoạch.


<b>5.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay ngắn hạn. </b>



- Phải tuân thủ quy trình nghiệp vụ và phải trên cơ sở thẩm định kỹ các
điều kiện tín dụng, hạn chế thấp nhất các món vay khơng có tài sản đảm bảo,
cương quyết không cho vay những khách hàng khơng đáp ứng đủ các điều kiện
tín dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>0</b>


định phải rõ ràng phù hợp với thực tế trên cơ sở đó định kỳ hạn cho phù hợp với
kỳ thu nhập để đảm bảo thuận lợi cho khách hàng trả nợ đúng hạn.


- Thực hiện triệt để lộ trình chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở
rộng cho vay các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ buôn bán nhỏ và đối
tượng ít rủi ro.


- Phải hạn chế tối đa việc cho vay mới đối với những đối tượng có mức rủi
ro cao. Trường hợp đặc biệt để giải quyết các yêu cầu tế nhị nhằm phục vụ cơng
tác kinh doanh thì phải chấp hành nghiêm quy định mới về xuất đầu tư theo tinh
thần văn bản 102 và 112.


- Củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ,
cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phong cách giao dịch, tinh thần thái độ phục vụ
khách hàng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, để tăng cường khả năng cạnh tranh
với các Ngân hàng khác.


- Cán bộ được phân công theo địa bàn phải khảo sát lại diện tích đầu tư, mơ
hình sản xuất kinh doanh của hộ có hiệu quả trình lên ban Giám đốc xem xét khả
năng để mở rộng cho vay mới những hộ chưa được tiếp cận với Ngân hàng trong
thời gian qua.


<b>5.2.3. Giải pháp đối với hoạt động thu nợ ngắn hạn. </b>



- Cán bộ trực tiếp thẩm định cho vay phải chấp hành tốt các quy định tín
dụng thu hồi tốt nợ đến hạn từ 98% trở lên, ngăn chặn nợ quá hạn nợ xấu phát
sinh, nếu có nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh phải thu hồi trong thời gian ngắn.


- Ngân hàng phải chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, ngành
đoàn thể và cơ quan pháp luật tích cực hỗ trợ, tạo sự chuyển biến tốt trong nhân
dân cho họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc vay vốn và trả nợ Ngân
hàng.


- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống địa bàn, kiểm tra quản lý việc
sử dụng vốn vay của người dân, hướng dẫn chỉ đạo họ sử dụng vốn đúng mục
đích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>0</b>


- Ban Giám đốc thường xuyên xuống cơ sở tạo mối quan hệ tốt với các cấp
chính quyền cơ sở để tranh thủ sự hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ.


- Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải theo dõi chặt chẽ nợ đến hạn. Hàng
tháng cung cấp danh sách cho các tổ trưởng và phối hợp với tổ trưởng thông báo
nợ đến hạn đến tận hộ vay.


- Kiểm tra thực trạng sản xuất tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài
chính để trả nợ của khách hàng để có hướng giải quyết kịp thời hạn chế tối đa
việc chuyển nợ quá hạn, trường hợp xét thấy hộ khơng có khả năng trả nợ đúng
hạn phải báo cáo với lãnh đạo phịng tín dụng xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b>0</b>



<b>CHƯƠNG 6 </b>


<b> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>


<b>6.1. Kết luận. </b>


Qua phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNO&PTNT huyện Vĩnh
Lợi cho thấy trong 3 năm qua hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng hoạt
động ngày càng có hiệu quả và Ngân hàng cũng đã góp phần khơng nhỏ trong
việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội huyện Vĩnh Lợi phát triển theo hướng cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn thông qua việc đáp ứng kịp thời
nguồn vốn vay cho các hộ trong huyện để chuyển dịch các cơ cấu kinh tế sản
xuất của người dân. Để đáp ứng được nhu cầu cho vay ngày càng cao đó trong
những năm qua Ngân hàng ln nổ lực trong cơng tác huy động và nhờ đó nguồn
vốn của Ngân hàng cũng đã tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 nguồn vốn huy
động của Ngân hàng là 46.425 triệu đồng, năm 2007 nguồn vốn này tăng lên
55.388 triệu đồng tăng 19,3% so với năm 2006 và năm 2008 tăng lên 64.482
triệu tăng 16,41% so với năm 2007. Tuy nhiên nguồn vốn huy động vẫn tăng qua
từng năm nhưng tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn vẫn chưa cao do đó việc
điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên là điều khơng tránh khỏi vì vậy nên trong
thời gian tới Ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn để hạn
chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.


Bên cạnh đó Ngân hàng cũng rất chủ động trong công tác mở rộng tín dụng
ln tìm kiếm đối tượng đầu tư để mở rộng phạm vi hoạt động, tập trung vốn đầu
tư cho hộ sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động
điều đó được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng đáp
ứng nhu cầu vốn phục vốn phục vụ sản xuất của người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>0</b>



những năm qua toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đã
rất nổ lực trong mọi công tác.


<b> 6.2. Kiến nghị. </b>


<b>6.2.1. Đối với NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi. </b>


- Cần tăng cường hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý
món vay, cũng như cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của lãnh đạo thơng qua kiểm tra
thực tế tại cơ sở, tại hộ vay vốn.


- Cần nghiên cứu và phát huy hơn nữa trong việc áp dụng các hình thức hữu
hiệu trong cơng tác huy động vốn nhằm nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động
tại địa phương, để giảm bớt lượng vốn điều chuyển, nâng cao lợi nhuận.


- Ngân hàng cần đầu tư, trang bị máy vi tính mới giúp cho cán bộ làm việc
nhanh chóng hiệu quả.


- Ngân hàng nên kết hợp với cơ quan chức năng hỗ trợ tìm đầu ra tiêu thụ
sản phẩm cho người dân. Ngân hàng cần kết hợp với các cơ quan chức năng tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ nơng dân có sự thỏa thuận hợp đồng bao
tiêu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất cho người nông dân và giảm
rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.


<b>6.2.2. Đối với NHNO&PTNT tỉnh Bạc Liêu. </b>


- Ưu tiên hỗ trợ NHNO&PTNT huyện Vĩnh Lợi để đầu tư chuyển dịch cơ
cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm theo quy ho ạch đã được duyệt.



- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ Ngân hàng trong các lĩnh
vực như tin hoc, xây dựng và thẩm định dự án, kỹ thuật quản lý món vay, nghiệp
vụ tổ chức cán bộ.


<b>6.2.3. Đối với các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan.</b>


- Chính quyền địa phương cần nổ lực hơn nữa trong công tác giúp Ngân
hàng thu hồi, xử lý nợ kịp thời.


- Chấp thuận và chỉ đạo cho ngành địa chính chuyển đổi mục đích sử dụng
đất đối với loại đất vườn tạp cho những hộ nông dân thuộc vùng chuyển đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. Thái Văn Đại, 2007, Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại,
Trường Đại Học Cần Thơ.


2. Thái Văn Đại - Nguyễn Thanh Nguyệt, 2008, Giáo trình quản trị ngân hàng
thương mại, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.


3.Tạp chí ngân hàng.


4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHN<sub>O</sub>&PTNT huyện Vĩnh
Lợinăm 2006, 2007, 2008.


</div>

<!--links-->

×