Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.66 KB, 86 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>



<i>Trang </i>


<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU... 1</b>


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...1


1.1.1. Sự cần thiết đề tài nghiên cứu...1


1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn...1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...2


1.2.1. Mục tiêu chung ...2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...2


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...3


1.4.1. Giới hạn về không gian...3


1.4.2. Giới hạn về thời gian ...3


1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ...3


1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU...4



<b>CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6</b>
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...6


2.1.1. Chỉ tiêu về doanh thu...6


2.1.2. Chỉ tiêu về chi phí...6


2.1.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận...7


2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng khác ...7


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...9


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...9


2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu...9


<b>CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY </b>
<b>CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY... 13</b>


3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG ...13


3.1.1. Lịch sử hình thành Cơng ty ...13


3.1.2. Q trình phát triển Công ty ...14


3.1.3. Mục tiêu hướng đến của Công ty...15


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3.2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Dược Hậu Giang ...15



3.2.2. Chức năng của từng bộ phận ...16


3.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU
GIANG...18


3.4. TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY...18


3.5. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY...19


3.6. CÁC NHĨM SẢN PHẨM CHÍNH VÀ THẾ MẠNH VỀ SẢN PHẨM
CỦA CƠNG TY ...19


3.6.1. Các nhóm sản phẩm chính của Cơng ty ...19


3.6.2. Thế mạnh về sản phẩm của Cơng ty và những lợi ích thiết yếu từ thế
mạnh này...20


3.7. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY ...22


3.8.1. Chiến lược quảng cáo ...23


3.8.2. Tặng phẩm - Khuyến mãi...23


3.8. HOẠT ĐỘNG MARKETING……….. 23


3.9. NGUỒN NHÂN LỰC – CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ CÁC ĐÃI NGỘ ...24


3.9.1. Nguồn nhân lực...24


3.9.2. Chế độ làm việc ...25



3.9.3. Các đãi ngộ ...25


3.10. TIỀM LỰC VỀ BÁN HÀNG ...25


3.10.1. Đội ngũ bán hàng...25


3.10.2. Chính sách ưu đãi khách hàng ...26


3.11. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG ...27


3.11.1. Đánh giá chung ...27


3.11.2. Đánh giá cụ thể ...27


<b>CHƯƠNG 4:PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ </b>
<b>HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU </b>
<b>GIANG... 32</b>


4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THUỐC CỦA
NGÀNH CƠNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM VÀ CÁC DOANH NGHIỆP
<b>TRONG NGÀNH ... 32</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4.1.2. Tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp trong ngành ...33


4.2. PHÂN TÍCH CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY...34


4.2.1. Doanh thu...35



4.2.2. Chi phí...35


4.2.3. Lợi nhuận ...36


4.3. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY THEO CHỈ TIÊU DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN 37
4.3.1. Phân tích tình hình doanh thu của Cơng ty qua 3 năm ...37


4.3.2. Phân tích tình hình chi phí của Cơng ty qua 3 năm...44


4.3.3. Phân tích lợi nhuận của Cơng ty qua 3 năm ...51


4.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG ...54


4.4.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán ...56


4.4.2. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động ...57


4.4.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi ...58


4.4.4. Nhận xét chung ...60


4.5. TỔNG HỢP YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ...61


4.5.1. Đối với bản thân Công ty...61


4.5.2. Đối với môi trường bên ngoài ...62



<b>CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT </b>
<b>ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG. 64</b>
5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ GIẢI PHÁP CHUNG ...64


5.1.1. Về luật pháp:...64


5.1.2. Về kinh tế:...64


5.1.3. Về tỷ giá hối đoái:...65


5.1.4. Cạnh tranh trong ngành: ...65


5.1.5. Hàng giả, hàng nhái: ...65


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

5.3. GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ


HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ...67


5.3.1. Biện pháp nâng cao doanh thu...67


5.3.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí...69


5.3.3. Nâng cao trình độ công nghệ ...71


5.3.4. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động Marketing ...71


5.3.5. Chiến lược chăm sóc khách hàng ...73


5.3.6. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực...74



<b>CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 76</b>


6.1. KẾT LUẬN...76


6.2. KIẾN NGHỊ...77


6.2.1. Kiến nghị đối với Công ty ...77


6.2.2. Kiến nghị với Nhà nước...77


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>DANH MỤC BẢNG </b></i>



<i><b>Trang </b></i>


<b>Bảng 1: Số lượng lao động phân chia theo trình độ... 24 </b>


<b>Bảng 2: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Cơng ty qua ba năm... 35 </b>


<b>Bảng 3: Doanh thu hoạt động kinh doanh qua các năm ... 37 </b>


<b>Bảng 4: Các dòng sản phẩm có doanh thu cao nhất năm 2007... 39 </b>


<b>Bảng 5:Doanh thu thực hiện theo thị trường tiêu thụ... 41 </b>


<b>Bảng 6: Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm ... 44 </b>


<b>Bảng 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán... 46 </b>


<b>Bảng 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng... 48 </b>



<b>Bảng 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí quản lý doanh nghiệp... 50 </b>


<b>Bảng 10: Lợi nhuận của Công ty trong 3 năm (2005 – 2007)... 52 </b>


<b>Bảng 11: Khả năng thanh toán nợ của Công ty... 56 </b>


<b>Bảng 12: Năng lực hoạt động của Cơng ty... 57 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>DANH MỤC HÌNH </b></i>



<i><b>Trang </b></i>


<b>Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý của Dược Hậu Giang... 16</b>


<b>Hình 2: Cơ cấu cổ đơng của Cơng ty tính đến ngày 03/10/2007 ... 19</b>


<b>Hình 3: Doanh thu sản xuất dược phẩm trong nước (Tỷ đồng)... 32</b>


<b>Hình 4: Doanh nghiệp có doanh thu cao năm 2006 ... 33</b>


<b>Hình 5: Lợi nhuận trước thuế năm 2006... 34</b>


<b>Hình 6: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm... 37</b>


<b>Hình 7: Cơ cấu doanh thu qua các năm ... 38</b>


<b>Hình 9: Doanh thu thực hiện theo thị trường tiêu thụ ... 42</b>


<b>Hình 10: Cơ cấu chi phí trong giá vốn hàng bán... 47</b>



<b>Hình 11: Cơ cấu chi phí trong chi phí bán hàng... 48</b>


<b>Hình 12: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp ... 51</b>


<b>Hình 13: Lợi nhuận của Cơng ty trong 3 năm (2005 – 2007) ... 54</b>


<b>Hình 14: Khả năng thanh tốn nợ của Cơng ty ... 56</b>


<b>Hình 15: Năng lực hoạt động của Cơng ty ... 58</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT </b></i>



<b>Tiếng Việt </b>


Công ty Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang


DT Doanh thu


LN Lợi nhuận


LNST Lợi nhuận sau thuế


LNTT Lợi nhuận trước thuế


Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp


TNHH Trách nhiệm hữu hạn


TP Thành phố



UBND Ủy ban nhân dân


<b>Tiếng Anh </b>


ISO International Standards Organization (Tiêu chuẩn quốc tế)
GDP Good Distribution Practices (Thực hành tốt phân phối thuốc)
GLP Good Laboratory Practices (Thực hành tốt phịng thí nghiệm)
GMP Good Manufacturing Practices (Thực hành tốt sản xuất thuốc)
GPP Good Pharmacy Practices (Thực hành tốt quản lý nhà thuốc)
GSP Good Storage Practices (Thực hành tốt bảo quản thuốc)
WHO World Heath Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>GIỚI THIỆU </b>


<b>1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


<b> 1.1.1. Sự cần thiết đề tài nghiên cứu </b>


Đứng trước những cơ hội và thách thức của xu thế tồn cầu hố, các
doanh nghiệp phải khơng ngừng cạnh tranh, khơng ngừng hồn thiện để tồn tại
và phát triển. Bởi trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường
đòi hỏi phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? Sản xuất cho ai? Để có thể đứng vững trong cơ chế thị trường, các
doanh nghiệp phải không ngừng nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao
chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín,... nhằm tiến tới mục tiêu tối đa lợi nhuận.
Do đó, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề
được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh


nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường.


<b> 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn </b>


Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang qua hơn 30 năm hình thành và phát
triển, hiện nay, Công ty được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công
<b>nghiệp Dược Việt Nam, danh hiệu “Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt </b>


<b>Nam”, “Top 05 ngành hàng dược phẩm”. Đạt được những thành tựu như vậy </b>


là kết quả to lớn của việc định hướng chiến lược kinh doanh của Ban Lãnh đạo
Dược Hậu Giang, sự phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của
các nhà quản trị qua mỗi kỳ hoạt động. Vì vậy việc phân tích thường xuyên hoạt
động kinh doanh của Công ty sẽ giúp cho nhà lãnh đạo đánh giá đầy đủ, chính
xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những
mặt mạnh, mặt yếu của Công ty trong mối quan hệ với môi trường xung quanh,
đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của
từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang " làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt </b>


<b>nghiệp của mình. </b>


<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>


<b> 1.2.1. Mục tiêu chung </b>


Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
<b>Dược Hậu Giang qua 3 năm (2005-2007). Trên cơ sở đó tìm ra những kết quả mà </b>


Công ty đã đạt được cũng như những mặt cịn hạn chế trong q trình hoạt động
kinh doanh, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở cho việc thực hiện
các chiến lược mới nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.


<b> 1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>


™ Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang trong 3 năm gần nhất.


™ Phân tích các nhân tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số nhân tố khác
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.


™ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty.


<b>1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>


Để đạt được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của vấn đề cần nghiên cứu
nêu trên, em tiến hành thực hiện và giải quyết một số câu hỏi sau:


- Tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận biến động như thế nào (năm
2006 so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006)? Nguyên nhân của sự biến
động là gì?


- Doanh thu theo từng khu vực, từng mặt hàng tiêu thụ,…ảnh hưởng như thế
nào đến tổng doanh thu?


- Trong các loại chi phí: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp,…loại nào ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến động của tổng doanh
thu?



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Trong 3 năm qua Cơng ty có những thay đổi, cải tiến nào về sản phẩm,
chính sách bán hàng, nhân sự,…Những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty?


- Qua quá trình hoạt động, Cơng ty đã gặt hái được những thành tựu gì, bên
cạnh đó cịn có những hạn chế nào? Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty?


- Cần có những biện pháp chung và biện pháp cụ thể nào được đưa ra để
Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn?


<b>1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>


<b> 1.4.1. Giới hạn về không gian </b>


Hiện nay trong ngành Dược phẩm có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: Trong
nước, nước ngoài và cả các đối thủ tiềm ẩn. Việc thu thập thông tin đầy đủ từ các
đối thủ này rất khó khăn nên đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu một số đối thủ cạnh
tranh: Cơng ty cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekopha, Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Y tế Domesco, Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm.


<b>1.4.2. Giới hạn về thời gian </b>


Đề tài này được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng.


<b>1.4.3. Đối tượng nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN </b>
<b>CỨU </b>



Trong quá trình thực hiện đề tài em tham khảo một số tài liệu sau:


1. <i>Nguyễn Tấn Bình (2003). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB </i>
Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.


2. <i>Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (2001). Quản trị tài chính, Tủ </i>
sách Trường Đại học Cần Thơ.


3. <i>PGS.TS Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị Mỵ (2001). Kinh tế và Phân </i>


<i>tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, TP.HCM. </i>


4. <i>Duy Minh (2006). “Thủ lĩnh Dược Hậu Giang”, Diễn đàn doanh </i>


<i>nghiệp. </i>


5. <i>Kế toán trưởng Phạm Hữu Lập (chịu trách nhiệm) (2007). Bản cáo </i>


<i>bạch – Chào bán cổ phiếu ra công chúng, Công ty Cổ phần Dược Hậu </i>


Giang.


6. <i>Phòng Nhân sự (2007), Dự thảo điều lệ Công ty cổ phần Dược Hậu </i>


<i>Giang 2007. </i>


7. Phòng Quản trị tài chính - Cơng ty cổ phần Dược Hậu Giang
ƒ Báo cáo tài chính năm 2005 (số liệu đã kiểm tốn)
ƒ Báo cáo tài chính năm 2006 (số liệu đã kiểm toán)


ƒ Báo cáo tài chính năm 2007 (số liệu chưa kiểm tốn)
8. Thông tin từ các trang Web:









Nội dung được sử dụng trong các tài liệu tham khảo cụ thể là:


Về các giáo trình phân tích, em tham khảo và vận dụng trình tự của phân
tích hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh,
các phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với nội dung đề tài của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

liệu khác từ các Phịng, Ban để phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của
Công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b> PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN </b>


Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là q trình phân tích
để đánh giá tồn bộ kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép ta nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức
mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các


phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp.


Bài luận văn này sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản như sau để đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty


<b> 2.1.1. Chỉ tiêu về doanh thu </b>


<b> </b> <b>2.1.1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh </b>


Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là tồn bộ tiền bán sản phẩm, hàng
hóa, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp
nhận thanh tốn (khơng phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)


Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 2 chỉ tiêu


"<i> Tổng doanh thu bán hàng là tồn bộ tiền bán hàng hóa, sản phẩm,dịch </i>


vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán.


"<i> Doanh thu thuần phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được </i>


trong kinh doanh.


<b> </b> <b>2.1.1.2. Doanh thu từ các hoạt động khác </b>


Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm các khoản doanh thu từ hoạt
động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường.



<b>2.1.2. Chỉ tiêu về chi phí </b>
<b> </b> <b>2.1.2.1. Tổng chi phí </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Chỉ tiêu tổng chi phí bao gồm các khoản mục chi phí khả biến và bất biến,
khoản mục chi phí trực tiếp và gián tiếp, hay tổng chi phí của các loại hàng hóa.


<b> 2.1.2.2. Tỷ trọng chi phí: </b>


Tỷ trọng chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh khoản mục chi phí đó
chiếm bao nhiêu % trong tổng số chi phí.


Tỷ trọng của từng khoản mục chi phí cho ta biết được những khoản mục
nào có tỷ trọng lớn, tại sao, có hợp lý khơng và tìm biện pháp giảm chi phí ở
những khoản mục đó.


<b>2.1.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận </b>


<b> </b> <b>2.1.3.1. Tổng mức lợi nhuận </b>


Tổng mức lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh cuối
cùng của doanh nghiệp, nói lên quy mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp.


Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác.


<b> </b> <b>2.1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận </b>


<b>Tỷ suất lợi nhuận = (lợi nhuận / doanh thu) x 100% </b>



Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận
và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.


<b> 2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng khác </b>
<b> </b> <b>2.1.4.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán </b>


<i>a) Tỷ số thanh toán hiện hành </i>


Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn


Tỷ số thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng thanh toán của
một doanh nghiệp, tỷ số thanh tốn hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao
nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn.


<i><b> b) Tỷ số thanh toán nhanh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

sản lưu động trừ hàng tồn kho. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự
của doanh nghiệp.


<b> </b> <b>2.1.4.2. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động </b>


Chỉ tiêu về năng lực hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một
Công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động các nhà quản trị phải biết là những tài sản
chưa dùng hoặc không dùng, không tạo ra thu nhập. Vì thế, doanh nghiệp cần
phải biết sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi.


<i>a) Số vòng quay vốn chung </i>


Số vòng quay vốn chung = Doanh thu thuần /Tổng tài sản.



Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản,
tức so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số này nói
lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản. Hay nói cách khác, một đồng tài sản
nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.


<i> b) Vòng quay vốn cố định (VCĐ) </i>


Số vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần / vốn cố định.


Chỉ tiêu này đôi khi còn được gọi là số vòng quay vốn cố định, nhằm đo
lường vốn cố định được sử dụng có hiệu quả như thế nào. Cụ thể là 01 đồng vốn
<b>cố định đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. </b>


<i>c) Vòng quay vốn lưu động (VLĐ) </i>


Số vòng quay vốn lưu động = Danh thu thuần / vốn lưu động


Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, việc
tăng vịng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với danh nghiệp, có
thể giúp danh nghiệp giảm một lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh,
giảm được vốn vay hoặc có thể giảm qui mô kinh danh trên cơ sở vốn hiện có.


<b> </b> <b>2.1.4.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi </b>
<i>a) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) </i>


ROA = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x 100%.


Tỷ số này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ
số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu


quả.


<i>b) Tỷ suất sinh lời của chủ vốn sở hữu (ROE) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn. Tỷ suất sinh lời của chủ
vốn sở hữu cho biết 01 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
ròng.


<i>c) Hệ số lãi gộp </i>


Tỷ lệ lãi gộp = (Lãi gộp/ Doanh thu) x 100%.


Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, khơng tính đến chi phí
kinh doanh. Hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến
lơi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất
biến. Để đạt lợi nhuận, tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ
chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp.


<i> d) Hệ số lãi ròng </i>


Tỷ lệ lãi ròng = (Lãi ròng / Doanh thu) x 100%.


Hệ số lãi ròng cho biết tỷ lệ giữa lãi rịng với doanh thu, hệ số này có vai trị
đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành, do nó phản ánh chiến lược
kinh doanh của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm sốt các chi phí
hoạt động. Hệ số lãi rịng khác nhau giữa các ngành, tuỳ thuộc vào tính chất của
các sản phẩm kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của cơng ty. Hệ số lãi rịng thể
hiện 01 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>



<b> 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu </b>


Thu thập số liệu trực tiếp từ các tài liệu của phịng, ban của Cơng ty Cổ
phần Dược Hậu Giang, đặc biệt là Phịng Quản trị tài chính, phịng Nhân sự,
phịng Marketing.


Ngồi việc thu thập số liệu trong Cơng ty, đề tài nghiên cứu cịn thu thập
thơng tin từ các báo, tạp chí và internet. Ngồi ra còn sử dụng cả số liệu sơ cấp
và thứ cấp từ các nguồn khác.


<b> 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu </b>
<b> </b> <b>2.2.2.1. Phương pháp so sánh: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

động của chỉ tiêu. Sử dụng phương pháp so sánh, ta có thể tổng hợp được những
nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ
sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém
<b>hiệu quả để tìm giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. </b>


<b>Phương pháp so sánh thường được sử dụng trong phân tích dưới hai </b>
<b>dạng: </b>


<i>a) Phương pháp so sánh số tuyệt đối </i>


So sánh bằng số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu kì
phân tích và chỉ tiêu kì cơ sở (còn gọi là kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết
quả của thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kì này và kết quả kì
trước. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế.


<i><b> b) Phương pháp so sánh số tương đối </b></i>



So sánh bằng số tương đối là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tích
với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch
tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Kết quả so sánh biểu
hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng
kinh tế.


<i><b> c) Khi áp dụng phương pháp so sánh cần phải đáp ứng các điều kiện sau: </b></i>


- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu.
- Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp các chỉ tiêu.


- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về thời gian, giá trị,
số lượng.


@ Em kết hợp cả phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương
đối để phân tích 3 chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số tài chính (từ
năm 2005 – 2007). Cụ thể:


- So sánh chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm 2005 và kết
quả năm 2006, giữa năm 2006 so với năm 2007.


- Lập tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm này so
với năm trước để nói lên tốc độ tăng trưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b> </b> <b>2.2.2.2. Phương pháp chi tiết: </b>


Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh
doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng
khác nhau.



Thơng thường trong phân tích phương pháp chi tiết được thực hiện theo
những hướng sau:


<i>a) Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu </i>


Mọi chi tiết biểu hiện kết quả kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu
thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả
kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác,
cụ thể kết quả kinh doanh đạt được.


@ Em áp dụng phương pháp này khi phân tích doanh thu, chi phí. Chẳng
hạn:


Phân tích doanh thu theo mặt hàng tiêu thụ.


Phân tích biến động chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp trong tổng chi phí.


<i>b) Chi tiết theo thời gian </i>


Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình do nhiều
nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện trong từng
đơn vị thời gian thường không đều nhau. Do đó, việc phân tích chi tiết theo thời
gian giúp chúng ta đánh giá kết quả kinh doanh được xác thực, đúng và tìm các
giải pháp có hiệu lực cho hoạt động kinh doanh. Tùy đặc tính của quá trình kinh
doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và mục đích phân tích khác
nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần thiết khác nhau để phân tích.


@ Áp dụng cho cả 3 chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Thời gian của


một kỳ kinh doanh ở đây là một năm tài chính của Cơng ty bắt đầu từ tháng 1 và
kết thúc vào tháng 12 (từ năm 2005 – 2007).


<i>c) Chi tiết theo địa điểm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b> TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ </b>
<b>PHẦN DƯỢC HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY </b>


<b>3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG </b>


<b>3.1.1. Lịch sử hình thành Cơng ty </b>


Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang lúc đầu có tên gọi là Xí nghiệp Dược
phẩm 2/9, được thành lập vào ngày 2/9/1974 tại Huyện U Minh - Tỉnh Cà Mau.
Sau đó với quyết định số 963/QĐ.UBT.92, ngày 15 tháng 10 năm 1992 của Uỷ
Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ (nay là Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ), Xí
nghiệp này đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang. Nhiệm vụ chủ yếu
là: sản xuất – kinh doanh dược phẩm, các loại trà thảo dược thiên nhiên, xuất
nhập khẩu trực tiếp thuốc và các nguyên liệu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế…


Đến ngày 2/9/2004, cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp liên
hợp Dược Hậu Giang, thành lập Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.


- Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
- Tên viết tắt: DHG PHARMA


- Ngày thành lập: 02/09/1974



- Địa chỉ trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Thành
phố Cần Thơ.


- Điện thoại: 071. 891433-890802-890074 Fax: 071. 895209
- Email:


<b>- Website:www.dhgpharma.com.vn </b>


- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5703000111 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư TP Cần Thơ cấp, đăng ký lần đầu ngày 15/09/2004, đăng ký thay đổi
lần thứ 3 ngày 13/01/2005


- Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng ( Tám mươi tỷ đồng)
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:


Sản xuất kinh doanh dược phẩm;


Xuất khẩu dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y Tế;


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

In bao bì;


Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;


Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh;


Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại
Công ty;


Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa (hoạt động theo quy định
của Tổng cục Du lịch).



<b>3.1.2. Q trình phát triển Cơng ty </b>


Từ năm 1988, khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị
trường, Cơng ty vẫn cịn hoạt động trong những điều kiện khó khăn: máy
móc thiết bị lạc hậu, công suất thấp, sản xuất không ổn định, áp lực giải quyết
việc làm gay gắt, .... Tổng vốn kinh doanh năm 1988 là 895 triệu đồng, Công
ty chưa có khả năng tích lũy, tái sản xuất mở rộng. Doanh số bán năm 1988
đạt 12.339 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất chỉ
đạt 3.181 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng doanh thu).


Trước tình hình này, Ban lãnh đạo Dược Hậu Giang đã thay đổi chiến
<b>lược: “Giữ vững hệ thống phân phối, đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất, </b>


<b>mở rộng thị trường, tăng thị phần, lấy thương hiệu và năng lực sản xuất </b>
<b>làm nền tảng.” </b>


Kết quả của việc định hướng lại chiến lược kinh doanh đó là nhiều
năm liên tiếp Công ty đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển sản phẩm,
tăng thị phần, tăng khách hàng, nâng cao thu nhập người lao động, đóng góp
ngày càng cao vào ngân sách Nhà nước.


Qua hơn 32 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Dược Hậu Giang
được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt
Nam. Sản phẩm của Công ty trong 11 năm liền (từ năm 1996 - 2006)
<b>được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” </b>
<b>và đứng trong “Top 05 ngành hàng dược phẩm”. Thương hiệu Dược </b>
<b>Hậu Giang được người tiêu dùng bình chọn là “Thương hiệu được u </b>


<b>thích” thơng qua bình chọn trên trang web www.thuonghieuviet.com cùng </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

khu vực và thế giới.


<b> 3.1.3. Mục tiêu hướng đến của Công ty </b>


Từ khi chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Cơng ty
đã có nhiều thay đổi đáng kể: tiến hành cấu trúc lại Công ty, cải tổ về mơ hình tổ
chức quản lý, chức năng tác nghiệp, phối hợp giữa quản trị theo quá trình với
quản trị theo mục tiêu, gia tăng tính chủ động và sáng tạo. Với những phấn đấu
liên tục như vậy, Dược Hậu Giang đã được công nhận là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Dược Việt Nam.


Mục tiêu chủ yếu của Dược Hậu Giang là làm thỏa mãn nhu cầu của
<i><b>khách hàng, với phương châm chiến lược “Dược Hậu Giang cam kết cung cấp </b></i>


<i><b>sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu bảo vệ sức </b></i>
<i><b>khoẻ vì hạnh phúc của mỗi người.” </b></i>


<b>3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA DƯỢC HẬU GIANG </b>


<b>3.2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Dược Hậu Giang </b>


Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được tổ chức và hoạt động tuân thủ
theo Luật doanh nghiệp 2005, các Luật khác có liên quan và điều lệ Công ty (Bản
sửa đổi, bổ sung lần thứ 4) đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2006
thông qua ngày 20/04/2007.


Công ty có tính chất đặc thù của ngành Dược bên cạnh đó cũng như
những doanh nghiệp khác, phải phân phối, quản lý, tiêu thụ sản phẩm. Nên bộ
máy tổ chức cơ cấu quản lý tương đối gọn nhẹ bảo đảm được sản xuất, quản lý


hiệu quả.


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức
năng. Ưu điểm mơ hình này mang lại hiệu quả trong việc: nhóm các hoạt động
chun mơn hoá theo chức năng cho phép tận dụng, phát huy tài năng và quản lý, ra
quyết định tập trung, dễ dàng trong tuyển dụng, duy trì tài năng chuyên môn trong tổ
chức, tạo được sự hợp tác và cộng hưởng trong từng chức năng.


Tuy nhiên, với mô hình này vẫn bộc lộ thiếu sót như:
- Phức tạp trong việc kiểm soát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Những xung đột giữa các bộ phận chức năng luôn luôn đòi hỏi sự quan tâm,
giải quyết của lãnh đạo cấp cao và điều này gây nên sự tốn kém thời gian và làm cho
lãnh đạo cấp cao không còn thời gian cho những vẫn đề quan trọng, cốt yếu.


<b>Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý của Dược Hậu Giang </b>


<b>3.2.2. Chức năng của từng bộ phận </b>


Nhiệm vụ của từng bộ phận được phân bổ như sau:


<i>Đại hội đồng cổ đông </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các Báo
cáo tài chính hàng năm của Cơng ty và Ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.


<i>Hội đồng quản trị </i>


Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý
Cơng ty, có tồn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan


đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và
những người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị Cơng ty có 11 thành viên,
nhiệm kì mỗi thành viên là 03 năm.


<i>Ban kiểm soát </i>


Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đơng bầu ra. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Cơng ty. Ban kiểm
sốt hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Hiện tại, Ban
Kiểm sốt Cơng ty gồm 03 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 03 năm.


<i>Ban Tổng Giám đốc </i>


Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức
điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty
theo những chiến lược, kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ
đông thông qua. Ban Tổng Giám đốc hiện có 03 thành viên, các thành viên Ban
Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ là 03 năm.


<i>Các giám đốc chức năng </i>


Cơng ty có 07 giám đốc chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển
khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực cho ban tổng giám
đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước ban tổng giám đốc về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Cơng ty
và cổ đơng.


<i>Các phịng chức năng và xưởng sản xuất </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

WHO-GMP, ISO 9001:2000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh
doanh.


<b>3.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU </b>
<b>GIANG </b>


Hiện tại, Công ty đang sử dụng các quy trình sản xuất với công nghệ
hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn WHO, ISO 9001:2000. Hệ thống thiết bị
thuộc thế hệ mới trong lĩnh vực công nghiệp dược, phần lớn được nhập khẩu
từ Nhật, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, ... đáp ứng được chất lượng, công
suất, phục vụ nhu cầu sản xuất và nghiên cứu phát triển các sản phẩm đặc trị.


Bên cạnh các máy móc thiết bị ngoại nhập, Dược Hậu Giang còn sử
dụng máy móc thiết bị do đội ngũ kỹ sư của Phòng Cơ điện chế tạo. Tiếp thu
trình độ cơng nghệ hiện đại của nước ngồi, máy móc thiết bị tự chế của Dược
Hậu Giang có chức năng phù hợp với điều kiện hoạt động của Công ty, vừa
đảm bảo được chất lượng cao của sản phẩm vừa góp phần tiết kiệm chi phí
sản xuất. Một số máy móc thiết bị dùng trong sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn
GMP do Phòng Cơ điện của Dược Hậu Giang chế tạo đã được các Cơng
ty, Xí nghiệp dược phẩm trong nước mua về sử dụng và được xuất khẩu sang
<b>Campuchia. Đây là một trong những điểm mạnh của Dược Hậu Giang so với </b>
các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.


Hệ thống kho đảm bảo được điều kiện bảo quản tối ưu giúp cho chất
lượng nguyên liệu, thành phẩm luôn ổn định trong quá trình lưu trữ.


<b>3.4. TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY </b>


Nguồn tài chính khá ổn định và luôn minh bạch, được cập nhật thường


xuyên trên trang web của Công ty.


- Ngày 21/12/2006 cổ phiếu của Cơng ty chính thức giao dịch tại sàn giao
dịch chứng khoán TP.HCM, giá chào sàn là 320.000 đ/cổ phần.


- Quý 2/2007 phát hành 2.000.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên
100 tỷ và mang lại thặng dư vốn cổ phần 379 tỷ đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Hình 2: Cơ cấu cổ đơng của Cơng ty tính đến ngày 03/10/2007 </b>


<b>3.5. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY </b>


Hệ thống phân phối của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được quản lý
tương đối chặt chẽ do các cán bộ và nhân viên của Dược Hậu Giang đảm trách từ
khâu quản lý, bán hàng, hạch toán, báo cáo theo các chiều dọc về hệ thống mạng
máy tính của trụ sở Cơng ty.


Hệ thống phân phối được chia thành 06 khu vực quản lý gồm: Miền Bắc,
Miền Trung, Miền Đông, TP.HCM, MeKong1 và MeKong2 với sự điều phối của
06 Giám đốc bán hàng khu vực.


Tính đến nay, Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang có tổng cộng 14 Chi
nhánh phân phối, 31 Trung tâm phân phối dược phẩm, 17 Cửa hàng thuốc tại
Bệnh viện trên khắp cả nước.


<b>3.6. CÁC NHĨM SẢN PHẨM CHÍNH VÀ THẾ MẠNH VỀ SẢN PHẨM </b>
<b>CỦA CƠNG TY </b>


<b>3.6.1. Các nhóm sản phẩm chính của Cơng ty </b>



Hiện nay, Dược Hậu Giang có 274 sản phẩm được Bộ Y tế cấp số đăng ký
lưu hành trên toàn quốc. Sản phẩm của Dược Hậu Giang phong phú về chủng
loại, gồm 12 nhóm:


- Giảm đau, hạ sốt


- Tai mũi họng – ho – hen suyễn – sổ mũi


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Tiêu hóa và gan mật


- Cơ – xương – khớp


- Kháng sinh, kháng nấm, diệt ký sinh trùng


- Tiểu đường


- Hệ thần kinh


- Vitamin – khoáng chất


- Mắt


- Da liễu


- Chăm sóc sắc đẹp


Các nhóm sản phẩm được sản xuất dưới nhiều dạng: viên nén, viên nang
cứng, viên nang mềm, viên bao phim, viên bao đường, viên sủi bọt, siro, thuốc
kem, mỡ, hỗn dịch uống, thực phẩm chức năng,…với nhiều quy cách đóng gói
khác nhau như đóng chai, ép gói, ép vỉ.



<b>3.6.2. Thế mạnh về sản phẩm của Cơng ty và những lợi ích thiết yếu </b>
<b>từ thế mạnh này </b>


Thế mạnh đầu tiên là dòng sản phẩm giảm đau, hạ sốt mang thương hiệu
Hapacol (hoạt chất chính là Paracetamol- nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu) gồm 20
sản phẩm với đầy đủ dạng bào chế, hàm lượng phong phú, đa dạng, phù hợp cho
mọi đối tượng. Hapacol đang là dòng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số của Công ty.


<b>@ Năm 2007 dòng sản phẩm Hapacol tiếp tục mang lại doanh thu cao </b>
nhất trong các dòng sản phẩm còn lại. Hapacol được định hướng trong thời gian
tới kết hợp hoạt chất Paracetamol với nhiều loại hoạt chất khác để tạo ra những
sản phẩm mới làm tăng tác dụng điều trị, tăng sự phong phú về sản phẩm và tăng
khả năng lựa chọn của khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

@ Cả hai dòng sản phẩm trên đánh dấu bước đột phá của Dược Hậu
Giang trong cơng tác bào chế, có sức cạnh tranh cao về chất lượng, mấu mã và
giá cả so với hàng ngoại cùng loại, góp phần bình ổn giá thuốc thị trường. Đặc
<b>biệt là dòng sản phẩm Klamentin chiếm vị trí thứ hai (sau Hapacol) về doanh </b>
thu trong tổng số hơn 50 dòng sản phẩm của Dược Hậu Giang hiện nay.


Theo xu hướng thị trường sử dụng thuốc hiện nay là điều trị có hiệu quả
và an tồn cho sức khỏe, dịng sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên
sẽ là dòng sản phẩm mang lại doanh thu và đặc biệt là giá trị xuất khẩu rất lớn
cho Công ty.


Cụ thể, dòng sản phẩm Choliver (được bào chế từ cây Artichaut và một số
dược liệu khác) là sản phẩm điều trị về gan mật được các chuyên gia Moldova
thử nghiệm lâm sàng tại Moldova và đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Choliver


được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Đông Âu như: Nga, Moldova,
Ukraina, Rumani.


<b>@ Sản lượng xuất khẩu của dòng sản phẩm Choliver thống kê năm 2005 </b>
là 35 triệu viên, năm 2006 là 78 triệu viên tăng hơn gấp đôi so với năm trước, và
năm 2007 số lượng sản xuất tiếp tục tăng lên 98 triệu viên. Điều đó chứng tỏ
dịng sản phẩm này góp phần nâng cao đáng kể doanh thu xuất khẩu của Dược
Hậu Giang.


Cho đến nay, Dược Hậu Giang là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất
được nhiều dạng thuốc gói dành cho trẻ em gồm các nhóm như: kháng sinh
(Haginat, Klamentin, Kefcin, Emycin, Rovas, Hafixim, Hapenxin, Hagimox);
giảm đau- hạ sốt (dịng Hapacol); long đàm (Mitux); tiêu hóa (Hamett)…đáp ứng
đầy đủ nhu cầu điều trị các loại bệnh thường gặp ở trẻ em, giúp trẻ dễ uống,
thuận lợi cho các bác sĩ trong việc tuân thủ phác đồ điều trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Ngoài ra, sản phẩm của Dược Hậu Giang còn đáp ứng tương đối đầy đủ
danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, có mặt hầu hết tại các bệnh viện Đa khoa
tỉnh, thành phố , huyện.


@ Sản phẩm của Dược Hậu Giang góp phần thuận lợi cho việc tham gia
đấu thầu cung cấp thuốc trong hệ điều trị, có khả năng cạnh trên thương trường ở
từng phân khúc thị trường.


<b>3.7. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY </b>


Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Dược Hậu Giang chủ yếu được
nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế
giới như: Mallinckrodt INC (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây
Ban Nha), Moehs Catalana Sa (Tây Ban Nha), …và các nhà cung cấp nổi tiếng


khác ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Hiện nay, Dược Hậu Giang là
đối tác tiêu thụ Paracetamol lớn nhất tại Việt Nam của Công ty Mallinckrodt INC
- nhà cung ứng Paracetamol của Mỹ lớn nhất thế giới.


@ Nguyên vật liệu của Công ty được nhập khẩu từ các nhà sản xuất
lớn và có uy tín trên thế giới. Do vậy, nhìn chung nguồn nguyên liệu của Công
ty trong những năm qua khá ổn định.


<b>3.8. HOẠT ĐỘNG MARKETING </b>


Tuy đã hoạt động lâu năm trong ngành và thương hiệu Dược Hậu
Giang đã được xác lập trên thị trường Dược Việt Nam. Song Công ty vẫn
không ngừng đầu tư cho việc phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động
Marketing. Hiện tại, phòng Marketing Dược Hậu Giang có đội ngũ chuyên
viên gồm 66 người phụ trách 3 bộ phận lớn là:


<i>Quản lý nhãn hàng (Brand Management): phụ trách chuyên biệt từng </i>


nhãn hàng, phát triển sản phẩm theo chiến lược đã định hướng trước.


<i>Marketing bán hàng (Trade Marketing): là bộ phận chuyên trách về </i>


các hoạt động trong việc định hướng chiến lược bán hàng của từng kênh phân
phối, phát triển kênh phân phối, xây dựng và hỗ trợ mối quan hệ khách hàng
bền vững, đảm bảo chỉ tiêu doanh số đề ra.


<i>Marketing dịch vụ (Marketing Service): là bộ phận thực hiện truyền </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Dược Hậu Giang và các nhãn hàng chủ lực của Công ty.



<b> 3.8.1. Chiến lược quảng cáo </b>


Truyền hình là một trong những phương tiện quảng bá rất hữu hiệu nếu
biết sử dụng đúng cách. Bên cạnh những mẫu quảng cáo 30 giây trên truyền hình
để tạo sự chú ý, quan tâm của người tiêu dùng thì Dược Hậu Giang cũng xây
<b>dựng chương trình “Thầy thuốc với mọi nhà”. Nội dung của chương trình khá </b>
hấp dẫn, mỗi kỳ bàn đến một bệnh lý: Bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh
viêm hô hấp ở trẻ em, bệnh sốt xuất huyết.


Ngồi ra, Cơng ty cũng đã tiến hành quảng cáo trên các báo để tạo ra hệ
thống thơng tin về các dịng sản phẩm tiêu biểu như Hapacol, Klamentin,
Unikids. Công ty đã đầu tư vào các báo và tạp chí có lượng phát hành lớn, độ phủ
rộng và đáng tin cậy như: Tuổi Trẻ (với hơn 400.000 bản/kỳ), Tiền Phong (với
hơn 300.000 bản/kỳ), Bác sĩ gia đình, Sức khoẻ và đời sống, Diễn đàn doanh
nghiệp, Thời báo kinh tế Sài gòn.


<b> 3.8.2. Tặng phẩm - Khuyến mãi </b>
<b> </b> <b>3.8.2.1. Tặng phẩm </b>


Để khuyến khích và tạo động lực cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm,
Công ty đã thiết kế một số vật phẩm tặng cho người tiêu dùng vào các dịp khác
nhau: lịch, áo mưa, nón, ba lơ, áo sơ mi,… Ngồi ra, Cơng ty cịn trang bị cho
các đại lý, nhà thuốc một số vật dụng như hộp đèn, tủ trưng bày sản phẩm, máy
che nhằm mục đích xây dựng từng nhãn hàng (chẳng hạn Hapacol, Unikids,
Klamentin) đến với người tiêu dùng trên toàn quốc.


<b> </b> <b>3.8.2.2. Khuyến mãi </b>


<b>Công ty thực hiện chương trình khuyến mãi bằng “Hình thức cộng dồn”: </b>
tức là Công ty sẽ cho các đại lý, nhà thuốc đăng ký doanh số bán của một hoặc


nhiều dòng sản phẩm trong một năm. Chẳng hạn, nếu doanh số bán của dòng
Hapacol từ 20 – 25 triệu: cuối năm được chiết khấu 20%.


<b>Thêm vào đó Cơng ty còn áp dụng phần thưởng du lịch cho Khách hàng </b>


<b>câu lạc bộ đạt doanh số tích luỹ, ngồi việc tổ chức những chuyến du lịch đến </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

nước thơng qua tour du lịch xun Việt. Ngồi ra Cơng ty cịn đưa khách hàng đi
du lịch nước ngoài như: Thái Lan, Singapore, Trung Quốc.


<b>3.9. NGUỒN NHÂN LỰC – CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ CÁC ĐÃI NGỘ </b>


<b>3.9.1. Nguồn nhân lực </b>


Một trong những lợi thế cạnh tranh của Dược Hậu Giang so với các Cơng
ty khác cùng ngành đó là nguồn nhân lực.


Tính đến thời điểm cuối năm 2006, tổng số lao động của Cơng ty là 1.819
người, trong đó có 934 nữ.


<b>Bảng 1: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN CHIA THEO TRÌNH ĐỘ </b>


<b>TRÌNH ĐỘ </b> <b>SỐ NGƯỜI TỶ LỆ </b>


Trên đại học


- Tiến sĩ kinh tế


- Thạc sĩ dược



- Thạc sĩ kinh tế


- Dược sĩ chuyên khoa


Đại học


- Đại học Dược


- Đại học kinh tế


- Đại học cơ khí


- Đại học khác


Cao đẳng, trung cấp


Công nhân kỹ thuật


Dược tá


Tốt nghiệp PTTH


<b>16 </b>
01
02
02
11
<b>299 </b>
38
148


08
105
<b>573 </b>
<b>28 </b>
<b>48 </b>
<b>855 </b>
<b>0,88% </b>
<b>16,44% </b>
<b>31,5% </b>
<b>1,54% </b>
<b>2,64% </b>
<b>47,00% </b>


<b>Tổng 1.819 100% </b>


<i>Nguồn: Phòng nhân sự (2006) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

năng lực quản lý, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với Công ty.


Nhân viên: năng động, sáng tạo, được đào tạo thường xuyên, đoàn kết
và gắn bó với Cơng ty.


<b> 3.9.2. Chế độ làm việc </b>


<b>Thực hiện tiêu chí “Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương </b>


<b>châm hành động” (trích “7 giá trị cốt lõi” của Dược Hậu Giang). Đối với </b>


Dược Hậu Giang, người lao động là tài nguyên, là động lực của quá trình sản
xuất kinh doanh. nhân tố con người được chú trọng đầu tư rất lớn. Bên cạnh


chế độ đãi ngộ với mức lương hấp dẫn, Công ty luôn tạo môi trường làm việc
đoàn kết và cạnh tranh để người lao động phát huy hết khả năng sáng tạo, tính
năng động và góp phần hiệu quả vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty.


<b> 3.9.3. Các đãi ngộ </b>


Bước đột phá của Dược Hậu Giang từ khi cổ phần hóa, Công ty đã triển
khai và thực hiện chính sách “4 Đúng” (cịn gọi là chính sách “Lương
4D”): Đúng người - Đúng việc - Đúng tay nghề - Đúng thu nhập. Với chính
sách này, người lao động nào làm cơng việc có độ phức tạp cao hơn, đòi hỏi
trình độ chun mơn cao hơn, quy mô lớn hơn và hiệu quả làm việc cao hơn
thì được xếp hạng bậc lương cao hơn. Đặc biệt, Cơng ty có chế độ thưởng hấp
dẫn lên đến hàng trăm triệu đồng cho những sáng kiến, cải tiến, giải pháp hữu
ích của các cá nhân hay tập thể tùy theo hiệu quả kinh tế mà sáng kiến đem
lại.


<b>3.10. TIỀM LỰC VỀ BÁN HÀNG </b>


<b>3.10.1. Đội ngũ bán hàng </b>


- Tính đến nay hệ thống phân phối của Dược Hậu Giang đã phủ khắp
64/64 tỉnh thành trên cả nước từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau.


<b>- Tổng cộng 54 Chi nhánh và Đại lý giao dịch trực tiếp 20,000 khách </b>
hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

thành phố.


- Doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang liên tục tăng và luôn dẫn đầu


ngành Công nghiệp Dược Việt Nam.


Đặc biệt vào năm 2005 Đội ngũ tin học của Dược Hậu Giang đã lập
trình và triển khai thành công phần mềm bán hàng dành cho các trung tâm
phân phối dược phẩm của Dược Hậu Giang trên toàn quốc đã làm tăng hiệu
quả hoạt động bán hàng kéo theo doanh thu tăng đáng kể. Ngoài ra, đội ngũ
tin học cịn hỗ trợ hồn tồn chương trình phần mềm theo yêu cầu quản lý
của các khách hàng của Dược Hậu Giang như: bệnh viện, trung tâm y tế,
nhà thuốc, ...cố gắng làm hài lòng các khách hàng có u cầu cao nhất.


<b>3.10.2. Chính sách ưu đãi khách hàng </b>


Đến nay Công ty đã xây dựng được một hệ thống khách hàng vừa sâu
<i>vừa rộng với hơn 20.000 khách hàng. </i>


<b>Với phương châm “Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu </b>


<b>lâu dài” (trích “7 giá trị cốt lõi” của Dược Hậu Giang), Công ty xác định </b>


chiến lược khách hàng trên cơ sở tổ chức và phát triển Câu lạc bộ khách
hàng.


<b>Câu lạc bộ khách hàng như một thành viên của đại gia đình Dược </b>


Hậu Giang. Hội viên của Câu lạc bộ khách hàng luôn được chăm sóc chu
đáo, được hưởng chế độ thưởng, khuyến mãi, trao đổi kinh nghiệm, huấn
luyện và các quyền lợi khác theo tháng, quý, năm. Đây cũng là lực lượng
nòng cốt tạo sự ổn định doanh số trong quá trình kinh doanh của Dược Hậu
Giang.



Số lượng Hội viên của Câu lạc bộ khách hàng ngày càng tăng. Năm
2005 số hội viên của Câu lạc bộ khách hàng là 3.058 người thì đến năm
2006 con số này lên đến 4.190 hội viên, tăng 37% so với năm 2005, trong
đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>3.11. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG </b>
<b>TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG </b>


<b>3.11.1. Đánh giá chung </b>
<b> </b> <b>3.11.1.1. Thuận lợi </b>


Chính phủ, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam có những chính sách
quốc gia thúc đẩy phát triển công nghiệp Dược, khuyến thích hệ thống điều trị và
người dùng quan tâm đến công việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất
lượng cao.


Tăng trưởng kinh tế, sức mua của người dân tăng cao. Hệ thống điều trị,
người tiêu dùng có lịng tin hơn đối với dược phẩm sản xuất trong nước nói
chung và tín nhiệm sản phẩm của Dược Hậu Giang nói riêng.


Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo UBND, các sở ban ngành TP
Cần Thơ.


Sự hỗ trợ về tín dụng từ phía các Ngân hàng.


Sự đóng góp sáng tạo, hiệu quả của đội ngũ Ban lãnh đạo và toàn thể
người lao động trong Cơng ty.


<b> 3.11.1.2. Khó khăn </b>



Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, nhiên liệu, vật tư ngành nhựa,
ngành giấy,…ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty.


Một số khoản mục chi phí đối với doanh nghiệp bị khống chế; do vậy,
Công ty không thể đầu tư hợp lý cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi,
làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.


Sự cạnh tranh gây gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước,
doanh nghiệp nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Do nguồn nguyên liệu sản xuất dược phẩm chủ yếu nhập từ nước ngoài
nên chưa chủ động được thời gian cung cấp, chưa dự báo trước sự thay đổi về
giá, ảnh hưởng không tốt cho lên kế hoạch kinh doanh, giá thành sản phẩm.


Ngoài ra, Cơng ty cịn đang vấp phải tâm lý “chuộng thuốc ngoại” của
người tiêu dùng, bởi đa phần người tiêu dùng chưa tin thuốc nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b> </b> <b>3.11.2.1. Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu </b>


Việc lựa chọn nhà cung ứng là một trong những tiêu chí góp phần tạo nên
sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm. Vì vậy, phịng cung ứng của Dược Hậu
Giang với chức năng chọn và mua các loại nguyên vật liệu, bao bì đã nổ lực cung
cấp đầy đủ, kịp thời nguyên liệu, bao bì phù hợp tiêu chuẩn chất lượng với giá cả
hợp lí cho sản xuất và cho nghiên cứu.


Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng bao bì kịp thời, đúng yêu cầu cho các loại
sản phẩm của Công ty với kỹ thuật và chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành
thấp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Dược Hậu Giang đã


<b>tổ chức xây dựng Xưởng Bao bì cho riêng mình. Xưởng Bao bì của Cơng ty </b>
được đầu tư với quy mô lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của Cơng ty mà
cịn in gia cơng cho khách hàng bên ngồi, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận
<b>cho Công ty. Lợi nhuận từ in gia cơng trung bình mỗi năm trên 430 triệu đồng. </b>


<b> 3.11.2.2. Về tiềm lực bán hàng </b>


<b>Với phương châm “Hướng vào khách hàng”, Dược Hậu Giang khơng </b>
ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì đáp ứng sự tín
nhiệm của khách hàng.


Tuy nhiên do việc đưa ra nhiều sản phẩm mới trên thị trường nên lực
lượng nhân viên trong hệ thống bán hàng – giới thiệu sản phẩm chưa đáp ứng hết
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của một số vùng trên cả nước nhất là vùng sâu vùng
xa ở khu vực Tây Nam bộ và một số ở Đông Nam bộ, Trung và Bắc bộ. Việc
phát huy tối đa đặc tính của sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng sẽ tăng chi
phí giới thiệu sản phẩm sẽ ảnh hưởng giá bán sản phẩm. Vì vậy Cơng ty cần có
chính sách bán hàng thích hợp, nhấn trọng tâm vào những vùng thật sự có nhu
<b>cầu để vẫn giữ được mục tiêu “Phát triển dạng sản phẩm nền tảng cho vùng </b>


<b>có thu nhập thấp.” </b>


<b> </b> <b>3.11.2.3. Về chiến lược phát triển sản phẩm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

kho thành phẩm với tổng giá trị lên đến trên 20 tỷ đồng, ngồi ra cịn có máy
quang phổ tử ngoại, máy sắc ký, máy đo độ tan rã được nhập từ Đức, Nhật trong
năm 2005 và 2006 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũ và hoàn thiện sản
phẩm mới.


<b>Năm 2007 Công ty đã thực hiện dự án “Xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn </b>



<b>WHO – GMP” với mục đích nâng cao sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với mức </b>


giá thành vẫn hợp lý. Tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 30 tỷ đồng. Bên cạnh
đó, Cơng ty cịn đẩy mạnh liên kết với các nhà máy sản xuất dược phẩm trong và
ngồi nước.


Phát triển nhóm hàng đặc trị đáp ứng cho hệ thống bệnh viện, cạnh tranh trực
tiếp với hàng ngoại. Nổi bật là hai dòng sản phẩm Haginat và Klamentin sử dụng
nguồn nguyên liệu từ Châu Âu với công nghệ và kỹ thuật bào chế hiện đại ra đời
năm 2005.


@ Theo một nghiên cứu do Dược Hậu Giang kết hợp với Bệnh viện Nhi
<b>Trung ương – Hà Nội đã so sánh tác dụng điều trị của thuốc gói Haginat và </b>


<b>Klamentin với hàng ngoại nổi tiếng cùng loại trên thị trường, kết quả cho thấy: </b>


hai sản phẩm trên có tác dụng tương đương và giá bán chỉ bằng 50% hàng ngoại
nhập.


Phát <b>triển nhóm thực phẩm chức năng nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Hiện </b>
nay, Cơng ty cổ phần Dược Hậu Giang đang có những hợp đồng lớn với Viện
nghiên cứu khoa học, Viện dinh dưỡng Trung ương về việc nghiên cứu, bào chế
tư vấn chun mơn một số sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm chức năng, từ đó mở
thêm định hướng kinh doanh mới với nguyên tắc đa dạng, phát huy tối ưu hệ
thống phân phối, đáp ứng xu thế của thị trường “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
như: men vi sinh, giải độc cơ thể, giảm mỡ thừa, chăm sóc sắc đẹp.


<b> 3.11.2.4. Về hoạt động Marketing </b>



<i>a. Quảng cáo </i>


Về phương tiện quảng cáo trên báo chí, việc thực hiện đồng loạt trên các
mặt báo đã giúp cho Dược Hậu Giang tạo được một cái nhìn về thương hiệu ở
người tiêu dùng và các khách hàng mục tiêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

trình cung cấp những kiến thức rất hữu ích về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Đặc biệt trong mỗi chương trình đều có tổng giám đốc của Công ty cổ phần
Dược Hậu Giang – TS. Phạm Thị Việt Nga tham gia. Bên cạnh trả lời một số
câu hỏi có liên quan, bà ln tỏ ra quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, nên
từ đó tạo ra một cảm giác rất gần gủi với họ, kéo theo đó sản phẩm của Dược
Hậu Giang cũng từng bước tiếp xúc và đi vào lòng người tiêu dùng.


Với sự đầu tư kỹ lưỡng cho công tác quảng bá thương hiệu, những
nhãn hàng của Dược Hậu Giang như: Hapacol, Haginat, Klamentin,
Fubenzon, Eff-pha Cam,… đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và
giới điều trị, đóng góp chủ lực vào doanh số của tồn Cơng ty.


<i>b. Khuyến mãi </i>


<b>Chương trình khuyến mãi bằng “Hình thức cộng dồn” có điểm nổi bật là </b>
Cơng ty đã khắc phục được nỗi lo sợ của các đại lý khi bán hàng của Công ty.
Với nền kinh tế ngày càng phát triển, hầu hết các công ty đều muốn định vị sản
phẩm của mình nên cũng đưa ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi, chẳng
hạn như: mua 500 hộp monogesic (thuốc kháng viên) sẽ được tặng một chiếc
Wave alpha. Hoặc mua hàng với doanh số bao nhiêu đó, sẽ được tặng một vé đi
du lịch sang Singapore… Nhưng chúng ta phải mua một lần một, sau đó mới bán
hàng ra từ từ. Cách thức quảng cáo trên dần dần làm cho khách hàng lo sợ rằng
sản phẩm của mình có thể bị hết hạn sử dụng do không bán ra kịp, từ đó họ rất dè
dặt với các chương trình khuyến mãi lớn. Nhưng cịn với chương trình khuyến


mãi của Dược Hậu Giang, mỗi tháng khách hàng cứ mua từ từ, khơng cần nhiều
hay ít nếu cuối năm đạt chỉ tiêu thì họ sẽ nhận được khuyến mãi.


<b>Việc tổ chức các chuyến du lịch cho khách hàng Câu lạc bộ có đặc điểm </b>
nổi bật là Cơng ty đã kết hợp tổ chức các trò chơi cùng nhiều q tặng sản phẩm
của Cơng ty. Ngồi ra, trong chuyến du lịch, để tạo cảm giác ngon miệng cho
khách hàng Công ty đã tạo ra một đội hậu cần, chuyên phục vụ ăn uống cho
khách hàng. Những hoạt động như vậy ngày càng như một chất keo kết gắn
những con người Dược Hậu Giang với khách hàng.


<i>c. Tặng phẩm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>theo mà Dược Hậu Giang muốn gửi đến như Unikids – Giúp trẻ ăn ngon miệng, </b>


<b>Hapacol - Giảm đau - hạ sốt nhanh. Các vật phẩm này được tặng rộng rãi cho </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b> PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT </b>
<b>ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU </b>


<b>GIANG </b>


<b>4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THUỐC </b>
<b>CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM VÀ CÁC DOANH </b>
<b>NGHIỆP TRONG NGÀNH </b>


<b>4.1.1. Doanh thu của ngành công nghiệp Dược Việt Nam </b>


Công nghiệp Dược Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc cả


về lượng và về chất. Trong 5 năm (2000 - 2005), mặc dù nhập khẩu thuốc
tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, sản lượng
thuốc trong nước cũng tăng trưởng vượt bậc.


1.035 1.232 1.385 1.578


1.823 2.280


2.760 3.288
3.968


4.978
6.243


0


1.000


2.000


3.000


4.000


5.000


6.000


7.000



1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005


<b>Hình 3: Doanh thu sản xuất dược phẩm trong nước (Tỷ đồng) </b>


Trong vòng 10 năm từ 1995 - 2005, sản lượng thuốc nội địa đã tăng
gấp 6 lần từ 1.035 tỷ VND (tương đương 65 triệu USD) lên đến 6.243 tỷ
VND (tương đương 390 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng sản xuất dược


phẩm trong nước 10 năm từ 1995-2005 đạt bình quân 20% năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>4.1.2. Tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp trong ngành </b>


<b>4.1.2.1. Doanh thu </b>
<i><b>- Năm 2005 </b></i>


<b>Theo báo cáo tổng kết năm 2005 của Hiệp hội kinh doanh Dược </b>


<b>Việt Nam có </b>


- 04 doanh nghiệp Dược trong nước có doanh thu hàng sản xuất trên
300 tỷ đồng. Đó là các doanh nghiệp IMEXPHARM, MEKOPHA,
DOMEXCO và Dược Hậu Giang


- 04 doanh nghiệp Dược khác trong nước có doanh thu hàng sản xuất
trên 200 tỷ đồng


Năm 2005, Dược Hậu Giang dẫn đầu với doanh thu hàng sản xuất của
Công ty đạt 554 tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng doanh thu hàng sản xuất của các
doanh nghiệp Dược trong nước (theo thống kê năm 2005 của Hiệp hội sản xuất
kinh doanh Dược Việt Nam).


<i>- Năm 2006 </i>


Năm 2006, doanh thu hàng sản xuất của Công ty đạt 804 tỷ đồng,
chiếm trên 10% tổng doanh thu hàng sản xuất của các doanh nghiệp Dược
trong nước. Dược Hậu Giang vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về doanh thu hàng
sản xuất tăng 63,08% so với năm 2005 (theo thống kê năm 2006 của Hiệp hội
sản xuất kinh doanh Dược Việt Nam).



804
64


492
32


471
0


366
315


0
200
400
600
800
1000
Tỷ đồng


Dược Hậu
Giang


IMEXPHARM MEKOPHAR DOMESCO


Hàng khác


Hàng Công ty sản xuất



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>4.1.2.2. Lợi nhuận </b>


Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
trong ngành với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 là 55,4 tỷ đồng, năm 2006
là 87 tỷ đồng, tiếp tục dẫn vị trí dẫn đầu so với các doanh nghiệp khác cùng
ngành.


87


63


54


44.6


0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100


Dược Hậu
Giang



MEKOPHAR DOMESCO IMEXPHARM


T




đồ


ng




<b>Hình 5: Lợi nhuận trước thuế năm 2006 </b>


<b>4.1.2.3. Đánh giá chung </b>


Qua những con số trên, ta thấy Công ty cổ phần Dược Hậu Giang có mức
đóng góp quan trọng cho ngành công nghiệp Dược Việt Nam, chiếm hơn 1/10
doanh thu của toàn ngành, doanh thu và lợi nhuận năm 2006 tiếp tục giữ vị thế
cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành và có khuynh hướng phát triển
hơn nửa trong những năm tới. Với kết quả như vậy nên liên tiếp 11 năm qua,
Dược Hậu Giang luôn là đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất
thuốc tân dược trong nước về doanh thu hàng sản xuất.


<b>4.2. PHÂN TÍCH CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA </b>
<b>CÔNG TY </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Bảng 2: TỔNG DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG </b>
<b>TY QUA BA NĂM (2005 – 2007) </b>



Đơn vị tính: triệu đồng


<b>NĂM </b> <b>CHÊNH LỆCH </b>


<b>TUYỆT ĐỐI </b>


<b>CHÊNH LỆCH </b>
<b>TƯƠNG ĐỐI (%) </b>
<b>CHỈ </b>


<b>TIÊU </b>


<b>2005 2006 2007 </b>


<b>Năm </b>
<b>2006/ </b>
<b>2005 </b>
<b>Năm </b>
<b>2007/ </b>
<b>2006 </b>
<b>Năm </b>
<b>2006/ </b>
<b>2005 </b>
<b>Năm </b>
<b>2007/ </b>
<b>2006 </b>
Doanh


thu 554.031 868.192 1.269.280 314.161 401.088 56,70 46,20



Chi phí 499.531 781.281 1.142.377 <sub>281.750 361.096 56,40 46,22 </sub>


Lợi


nhuận 54.500 86.911 126.903 32.411 39.992 59,47 46,02


<i>Nguồn: Phòng Quản trị tài chính </i>


<b>4.2.1. Doanh thu </b>


Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của Công ty tăng tương đối
đều qua 3 năm. Tổng doanh thu năm 2005 là 554.031 triệu đồng, đến năm 2006
tổng doanh thu tăng vọt lên 868.192 triệu đồng, tăng 314.161 triệu đồng so với
năm 2005, tỷ lệ tăng 56,70%. Tiếp tục ở đà tăng trưởng, năm 2007 tổng doanh
thu hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục tăng so với năm 2006, cụ thể trong
năm này doanh thu đã tăng thêm một khoản khá lớn là 401.088 triệu đồng với tỷ
lệ tăng khá ổn định so với năm 2006 là 46,20%.


@Kết quả này đạt được do trong hai năm 2006 và 2007 Dược Hậu Giang
đã tích cực đầu tư và nghiên cứu sản phẩm mới. Thành tựu đạt được là năm
2006, Dược Hậu Giang cho ra đời 30 sản phẩm mới (7 sản phẩm là thực phẩm
chức năng) tập trung ở các dòng sản phẩm giảm đau- hạ sốt, tiêu hóa, kháng sinh,
và vitamin, năm 2007 Dược Hậu Giang tiếp tục phát triển thêm 40 sản phẩm mới
nâng tổng số gần 300 sản phẩm các loại góp phần tăng đáng kể tổng doanh thu.


<b>4.2.2. Chi phí </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

phẩm nên tổng chi phí tăng tương đối cao qua các năm. Cụ thể, năm 2005, tổng
chi phí của Cơng ty là 499.531 triệu đồng, đến năm 2006 tổng chi phí là 781.281
triệu đồng tức đã tăng với tỷ lệ 56,40% hay về số tuyệt đối tăng 281.750 triệu


đồng so với năm 2003. Năm 2007, cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu thì
tổng chi phí cũng tiếp tục tăng, cụ thể năm này tổng chi phí đã tăng lên so với
năm 2006 một khoản là 361.096 triệu đồng.


Mặt khác, sự tăng trưởng của doanh thu tất yếu dẫn đến sự tăng lên của
chi phí. Nếu như tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí thì
đây là kết quả khả quan, vì như thế chắc chắn lợi nhuận sẽ tăng, ngược lại nếu
như chi phí tăng mà doanh thu vẫn ổn định hay doanh thu giảm thì lại là điều
đáng lo lắng vì như thế nó sẽ làm giảm lợi nhuận, điều này sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua bảng 1 ta thấy tốc độ tăng của
doanh thu năm 2006/2005 là 56,07%, năm 2007/2006 là 46,20%, tốc độ tăng chi
phi phí tương ứng 56,40% và 46,22%. Mức độ tăng chi phí năm 2007 chỉ hơi cao
một chút so với doanh thu.


@ Do Công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất để sản xuất thêm nhiều sản
phẩm mới, Công ty đã tiến hành đầu tư vào nhiều máy móc thiết bị có trình độ
công nghệ cao như máy quang phổ hồng ngoại, máy ép vỉ EVN, máy đóng nang
Bosh GKF700S,…Ngồi ra, Cơng ty đã bỏ ra chi phí khơng nhỏ cho “Phịng
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm” để được những sản phẩm mới có chất lượng.
Bên cạnh đó đội ngũ bán hàng được mở rộng cho việc quảng cáo và tiêu thụ sản
phẩm mới. Vì vậy chi phí trong hai năm qua tăng có nằm trong tầm kiểm sốt
của Cơng ty.


<b>4.2.3. Lợi nhuận </b>


Tổng lợi nhuận của cơng ty năm 2006 đã có một mức tăng trưởng lớn so
với tổng mức lợi nhuận năm 2005, chênh lệch cụ thể là 32.411 triệu đồng, về số
tương đối là 59,47%. Tổng lợi nhuận tiếp tục tăng cao vào cuối năm 2007 lên đến
126.903 triệu đồng, tương ứng tăng 46,02%.



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính,..sẽ được phân tích sâu hơn ở phần
kế tiếp.
554.031
868.192
1.269.280
499.531
781.281
1.142.377
54.500 86.911
126.903
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007


<b>Hình 6: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm </b>


Nhìn chung, qua phân tích khái qt kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty, cụ thể là ba nhân tố lớn doanh thu, chi phí và lợi nhuận, ta thấy Cơng ty
có mức tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên cần phải xác định cụ thể
yếu tố nào tác động trực tiếp hay gây ảnh hưởng lớn đến ba chỉ tiêu trên để Cơng
ty có khuynh hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.



<b>4.3. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH </b>
<b>CỦA CÔNG TY THEO CHỈ TIÊU DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN </b>


<b>4.3.1. Phân tích tình hình doanh thu của Cơng ty qua 3 năm </b>
<b>4.3.1.1. Phân tích chung tình hình doanh thu </b>


<b>Bảng 3: DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC </b>
<b>NĂM </b>


Đơn vị tính: triệu đồng


<b>NĂM 2005 </b> <b>NĂM 2006 </b> <b>NĂM 2007 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Hàng do Công ty
sản xuất


492.999 88,98 803.898 92,59 1.193.504 94,21


Hàng khác 61.032 11,02 64.294 7,41 75.776 5,79


Tổng doanh thu 554.031 100,00 868.192 100,00 1.269.280 100,00


<i>Nguồn: Phòng Quản trị tài chính </i>


Quan sát bảng số liệu ta thấy tỷ trọng hàng do Công ty sản xuất ngày càng
tăng thay thế dần những mặt hàng mua từ bên ngoài. Năm 2005 doanh thu mặt
hàng khác chiếm tỷ trọng 11,02%, đến năm 2007 tỷ lệ này giảm cịn phân nửa
tức 5,79% mặc dù doanh thu khơng ngừng tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều
này dễ lý giải bởi như phần trên đã đề cập trong những năm gần đây Công ty đã
mở rộng quy mơ sản xuất bằng cách mua thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại,


tiến hành nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới có chất lượng.


Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


88.98%
11.02%


92.59%
7.41%


94.03%
5.97%


Hàng do Công ty sản xuất


Hàng khác


<b>Hình 7: Cơ cấu doanh thu qua các năm </b>


Mục tiêu chính và lâu dài của Cơng ty là những mặt hàng được tiêu thụ
của Công ty sẽ là những mặt hàng do chính Cơng ty sản xuất tức tăng tỷ trọng
những mặt hàng này đến gần tuyệt đối 100%. Bởi “hàng khác” gồm những mặt
hàng dược phẩm do Cơng ty mua từ bên ngồi để đưa vào hệ thống phân phối
nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, giữ vững mối quan hệ với các đại lý và các
nhà phân phối, vì vậy Công ty không đặt mục tiêu lợi nhuận đối với những mặt
hàng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b> 4.3.1.2. Phân tích doanh thu của Cơng ty theo từng ngành hàng </b>


<i>a) Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo sản phẩm tiêu thụ mặt hàng </i>



Tính đến tháng hai năm 2008 Dược Hậu Giang có 274 sản phẩm được Bộ
y tế cấp số đăng ký lưu hành trên toàn quốc. Các sản phẩm này được chia thành
57 dịng sản phẩm chính với tên gọi phù hợp với công dụng của từng sản phẩm.


<b>Bảng 4: CÁC DỊNG SẢN PHẨM CĨ DOANH THU CAO NHẤT NĂM 2007 </b>
ĐVT: triệu đồng


<b>NĂM 2007 </b>
<b>MẶT HÀNG </b>


<b>Giá trị </b> <b>Tỷ lệ (%) </b>


Hapacol 162.785 12,82


Klamentin 104.217 8,21


Hagimox 102.984 8,11


Hapenxin 97.630 7,69


Mặt hàng khác 63,16


<b>Tổng doanh thu </b> 1.269.280 <b>100 </b>


<i>Nguồn: Phòng Quản lý tài chính </i>


12,82%


8,21%



8,11%
7,69%


63,16%


Hapacol


Klamentin


Hagimox


Hapenxin


Doanh thu mặt
hàng khác


<b>Hình 8: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng tiêu thụ </b>


<b>i) Hapacol với hoạt chất chính paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Dòng sản phẩm Hapacol đa dạng nhất về chủng loại với 20 sản phẩm như
Hapacol 150 Flu, Hapacol 250, Hapacol 500, Hapacol Kids,…Năm 2007 doanh
thu của dòng sản phẩm tiếp tục dẫn đầu với 162.785 triệu đồng, chiếm 12,82%
tổng doanh thu.


<b>@ Doanh thu của Hapacol chiếm tỷ lệ khá cao (so với 56 dòng sản phẩm </b>
còn lại) do sản phẩm được đa dạng hóa với nhiều chủng loại và liều lượng của
mỗi viên thuốc khác nhau phù hợp với mọi đối tượng từ người già đến trẻ em.
Chẳng hạn, liều lượng cho trẻ em từ 2 - 3 tuổi là 150 đến 200mg paracetamol,


người lớn và trẻ em trên 12 tuổi từ 500 đến 650mg. Vì vậy sẽ bất tiện nếu sử
dụng thuốc của người lớn cho liều dùng trẻ em. Với Hapacol 150 Flu hay
Hapacol Kids sẽ giúp trẻ em dùng đúng liều thuốc một cách an tồn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, giá thành của Hapacol từ 4.000đ đến 5.500đ/ vỉ tương đối phù hợp
với mức thu nhập trung bình của người dân, rõ ràng giá này cạnh tranh so với các
loại thuốc cùng loại trên thị trường với cùng một chất lượng.


<b>ii) Klamentin điều trị ngắn hạn các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô </b>


hấp, viêm phế quản cấp và mãn tính, nhiễm khuẩn da và mơ mềm như nhọt và áp
xe, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn xương và khớp như
viêm tủy xương. Klamentin có tính diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn kể cả
các dòng tiết men beta-lactamase đề kháng với ampicilin và amoxicilin.


Dòng sản phẩm Klamentin gồm 3 loại Klamentin 1g, Klamentin 250 (gói)
và Klamentin 500. Như đã nói ở phần “Thế mạnh sản phẩm” Klamentin là dòng
sản phẩm kháng sinh thế hệ mới thuộc dạng đặc trị ra đời năm 2005 với nguyên
liệu từ Châu Âu kết hợp kỹ thuật bào chế hiện đại.


<i><b>@ Chỉ chưa đầy hai năm có mặt trên thị trường, dịng Klamentin đã đứng </b></i>
thứ 2 về doanh thu với tỷ lệ 8,21%. Điều đáng nói là dịng Klamentin với 3 sản
phẩm đã đạt mức doanh thu 104.217 triệu đồng so với dòng sản phẩm Hapacol
với 20 loại. Đây là kết quả xứng đáng cho việc đầu tư vào công nghệ kết hợp
nghiên cứu mới để tạo ra những sản phẩm mang chất lượng cao như Klamentin.


<b>iii) Hapenxin điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. nhiễm khuẩn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

tim phải điều trị bệnh răng. Hapenxin 500, Hapenxin Gói và Hapenxin Nang
ngọc trai là 3 dạng của dòng sản phẩm này.



<b>iv) Hagimox, tương tự như Hapenxin có cơng dụng điều trị nhiễm trùng, </b>


tác dụng kháng viêm như viêm xoang, viêm phế quản mãn và cấp tính, vùng
bụng như viêm túi mật cấp, sốt thương hàn, nhiễm trùng da, cấu trúc da.


Dòng sản phẩm này ra đời năm 2002 với hai dạng Hagimox 250 gói và
Hagimox Nang ngọc trai. Doanh thu của Hagimox năm 2007 xấp xỉ Klamentin
với 102.984 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,11%.


<b>@ Hagimox là dòng sản phẩm tương đối cao cấp. Trong năm 2007 </b>
Hagimox được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều do có chất lượng cao, hiệu quả thuốc
tương đương với thuốc ngoại nhập với mức giá chỉ bằng 70% so với thuốc ngoại.


<i>b) Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo cơ cấu thị trường </i>


Sản phẩm Công ty sản xuất được tiêu thụ hầu hết 64 tỉnh thành trên cả
nước. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền có mức tiêu thụ khác nhau với doanh thu biến
động không đồng đều qua các năm.


<b>i) Doanh thu trong nước </b>


<b>Bảng 5: DOANH THU THỰC HIỆN THEO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ </b>
ĐVT: triệu đồng


<b>NĂM 2005 </b> <b>NĂM 2006 </b> <b>NĂM 2007 </b>


<b>KHU VỰC </b>


<b>Giá trị </b> <b>Tỷ lệ </b>



<b>(%) </b> <b>Giá trị </b>


<b>Tỷ lệ </b>


<b>(%) </b> <b>Giá trị </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


Miền Bắc 144.971 26,64 199.940 23,33 275.914 22,08
Miền Trung 82.264 15,12 126.895 14,82 118.190 15,06


Miền Đông Nam Bộ 123.912 22,76 181.749 21,21 309.027 24,73
Miền Tây Nam Bộ 193.078 35,48 348.250 40,64 476.475 38,13


<b>Cả nước </b> 544.225 100 856.834 100 1.249.606 100


<i>Nguồn: Phòng Quản trị tài chính </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Doanh thu ở từng khu vực thị trường trong nước được thể hiện qua
từng năm theo Hình sau:


0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000



Miền Bắc Miền Trung Miền Đơng
Nam Bộ


Miền Tây
Nam Bộ


Khu vực


Tr


iệ


u


đồ


ng


Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007


<b>Hình 9: Doanh thu thực hiện theo thị trường tiêu thụ </b>


<b>Thị trường miền Tây Nam Bộ là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong </b>
tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm 2005, 2006, 2007. Chỉ
trong 2 năm doanh thu của khu vực này đã tăng hơn gấp đôi từ 193,078 triệu
đồng năm 2005 tăng lên 476.475 triệu đồng vào cuối năm 2007. Tỷ trọng của
doanh thu luôn chiếm hơn 1/3 trên cả nước. Đây là thị trường mục tiêu mà công
ty hướng đến và chiến lược kinh doanh hiện tại cũng như tương lai luôn định


hướng phát triển thị trường mục tiêu này.


<b>Nhìn vào hình, ta thấy tuy doanh thu miền Bắc ln thấp hơn miền Tây </b>
Nam Bộ nhưng mức tăng trưởng đều và ổn định. Đứng thứ hai về doanh thu
(năm 2005 và 2006), thị trường miền Bắc là thị trường tiềm năng góp phần
khơng nhỏ vào doanh số bán của tồn Cơng ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

thua miền Bắc khoảng 20 tỷ đồng thì năm 2007 nhiều hơn trên 30 tỷ đồng, chiếm
24,73% doanh thu cả nước. Thị trường Đơng Nam Bộ có tầm quan trọng đáng kể
trong kế hoạch phát triển kinh doanh của Cơng ty.


<b>Doanh thu miền Trung có sự tăng mạnh năm 2006 cụ thể tăng 44,631 </b>
triệu đồng, nhưng đến năm 2007 lại giảm nhẹ so với năm 2006 khoảng 8,705
triệu đồng. Nhìn chung, doanh thu khu vực này chiếm khoảng 15% trong cơ cấu
doanh thu. Nguyên nhân do điều kiện về địa lý, vận chuyển khó khăn nên sản
phẩm ít được khách hàng miền Trung chấp nhận. Muốn thâm nhập vào thị trường
này địi hỏi Cơng ty cần có sự đầu tư đúng mức.


<b>i) Doanh thu xuất khẩu </b>


Doanh thu của cả nước không bằng tổng doanh thu do Cơng ty có doanh
thu xuất khẩu. Cơng ty đã xây dựng được mạng lưới bán hàng tại các thị trường
xuất khẩu truyền thống ở Moldova, Ukraina, Nga, Mông Cổ, Rumani,
Campuchia, Lào và Hàn Quốc. Dược Hậu Giang cũng đồng ý cho một số công ty
độc quyền phân phối sản phẩm của Dược Hậu Giang ở một số nước khác.


Kim ngạch xuất khẩu theo từng năm như sau:
Năm 2005: 451.200 USD.


Năm 2006: 746.908 USD.


Năm 2007: 975.280 USD.


Ngoài ra, Dược Hậu Giang còn đang trong quá trình đăng ký lưu hành
sản phẩm ở một số nước như: Dominica, Myanma, Philippines, Litvia,
Kazakhstan, .... và dự kiến trong năm 2007, sản phẩm của Công ty sẽ được
cấp số lưu hành, hứa hẹn doanh số xuất khẩu cao cho Dược Hậu Giang tại các
thị trường này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>4.3.2. Phân tích tình hình chi phí của Cơng ty qua 3 năm </b>
<b> 4.3.2.1. Phân tích chung tồn bộ chi phí </b>


<b>Bảng 6: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY </b>
<b>QUA CÁC NĂM </b>


ĐVT: triệu đồng


<b>NĂM 2005 </b> <b>NĂM 2006 </b> <b>NĂM 2007 </b>


<b>CHI PHÍ </b>


<b>Giá trị </b> <b>% DT </b>


<b>thuần </b> <b>Giá trị </b>


<b>% DT </b>
<b>thuần </b> <b>Giá trị </b>


<b>% DT </b>
<b>thuần </b>



GVHB 299.403 54,04 402.747 46,39 601.278 47,37


CPBH 155.063 27,99 311.953 35,93 469.189 37,00


CPQLDN 39.787 7,18 55.881 6,44 60.318 4,75


CPHĐTC 5.684 1,03 11.214 1,29 17.381 1,37


Tổng cộng 499.937 90,24 781.795 90,05 1.148.166 90,49


<i>Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 </i>


<i> Chú thích: DT:Doanh thu </i>


<i>GVHB:Giá vốn hàng bán </i>
<i>CPBH:Chi phí bán hàng </i>


<i>CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp </i>
<i>CPHĐTC: Chi phí hoạt động tài chính </i>
<b>Về giá trị thực: </b>


Nhìn chung, từng khoản mục chi phí, chi phí của năm sau đều tăng so với
năm trước. Như đã phân tích ở phần tổng chi phí, nhu cầu mở rộng quy mơ sản
xuất để tăng lợi nhuận địi hỏi chi phí phải tăng theo. Tuy nhiên, mỗi năm các chi
phí thành phần có mức tăng trưởng khác nhau làm thay đồi tỷ trọng chi phí so
với doanh thu thuần đạt được. Chính vì vậy, ta xét tỷ trọng của từng loại chi phí
<b>tức giá trị tương đối của nó sự tăng giảm tỷ trọng của từng khoản mục. </b>


<b>Về giá trị tương đối: </b>



<b>Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Mặc dù tăng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

bán là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty,
Nhân tố này Cơng ty khó có thể chủ động điều chỉnh được do phụ thuôc vào biến
động nguồn nguyên vật liệu, giá cả nhà cung cấp đưa ra, giá xăng dầu.


@ Để hạn chế sự tăng lên của giá vốn hàng bán Công ty cần phải linh hoạt
sử dụng nhiều biện pháp như chọn nhà cung cấp tốt (xét cả hai mặt chất lượng và
giá cả), trữ nhiên liệu với số lượng phù hợp, thay thế hàng mua ngồi bằng hàng
chính Cơng ty sản xuất như vỏ, hộp, bao bì,.. để giảm thiểu sự biến động nhằm
đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều.


<b>Tỷ trọng của chi phí bán hàng so với doanh thu thuần có xu hướng tăng </b>
qua các năm. Năm 2005 chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 27,99% doanh thu thuần
thì đến năm 2006 con số này tăng lên 35,93%, năm 2007 tiếp tục tăng đến
37,00% . Điều này kéo tỷ trọng chi phí lên 90,49% so với doanh thu thuần.


@ Chi phí bán hàng cao là do Cơng ty hướng đến việc xây dựng hình ảnh
và thương hiệu sản phẩm trên thị trường nên tăng cường đội ngũ nhân viên bán
hàng, tăng chi phí vận chuyển, công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng...Doanh thu
của Công ty đạt được như vậy là nhờ nguồn nhân lực phục vụ cho bán hàng như
tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới, cung cấp sản phẩm cho các đại lý khác.


<b>Ngược lại với chi phí bán hàng, tỷ trọng của chi phí quản lý doanh </b>


<b>nghiệp có xu hướng giảm với tỷ lệ tương ứng từ 7,18% xuống còn 6,44% năm </b>


2006 và 4,75% năm 2007. Chi phí quản lý doanh nghiệp xét về số tuyệt đối tăng
nhưng tỷ trọng lại giảm xuống.



@ Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng là Công ty đã phát động
<b>phong trào “Thực hành tiết kiệm” trong tồn Cơng ty với thơng điệp: “Người </b>
người tiết kiệm, nhà nhà tiết kiệm, từng đơn vị phịng ban, phân xưởng tiết
kiệm”, chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho văn phòng và phân xưởng được
chi đúng mức hơn kéo tỷ trọng chi phí doanh nghiệp xuống.


<b>Tỷ trọng chi phí hoạt động tài chính tăng nhẹ qua các năm tương ứng </b>
với các con số 1,03%,1,29% và 1,37%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

chiết xuất từ thảo dược,... nên dẫn đến sự gia tăng vốn vay. Điều này cũng đồng
nghĩa với sự gia tăng của chi phí tài chính mỗi năm mỗi cao.


<b>Tóm lại, tỷ trọng của tổng chi phí so với doanh thu thuần của Công ty qua </b>
3 năm tăng giảm không đều, cao nhất là năm 2007 với 90,49%. Trong đó, chi phí
giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều nhất. Đối với một Công ty vừa sản xuất vừa
kinh doanh thì điều này là chuyện bình thường, điều quan trọng là xét xem chi
phí chiếm tỉ trọng cao và tăng như vậy là do đâu để có biện pháp kiểm sốt hợp
lý các chi phí.


<b> 4.3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí </b>


<b> Giá vốn hàng bán </b>


<b>Bảng 7: CÁC NHÂN TỒ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VỐN HÀNG BÁN </b>


ĐVT: triệu đồng


<b>NĂM TỶ LỆ (%) </b>
<b>KHOẢN MỤC </b>



<b>2005 2006 2007 2006/ <sub>2005 </sub></b> <b>2007/ <sub>2006 </sub></b>


Giá vốn thành phẩm 240.176 344.890 540.964 43,60 56,85


Giá vốn hàng hóa 50.712 46.450 34.277 (8,41) (26,20)


Giá vốn nguyên vật liệu 8.515 11.405 26.085 33,94 128,71


<b>Giá vốn hàng bán </b> 299.403 402.747 601.277 34,51 49,29


<i>Nguồn: Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 </i>


<b>* Nhìn chung: </b>


Giá vốn thành phẩm và giá vốn nguyên vật liệu tăng đều qua các năm, với
tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước.


Giá vốn hàng hóa có xu hướng giảm dần trong 2 năm 2006 và 2007.


Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu do sự tăng lên của giá vốn thành phẩm. Sự
sụt giảm giá vốn hàng hóa khơng ảnh hưởng nhiều do:


- Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn giá vốn thành phẩm (chiếm tỷ lệ dưới 5% - Hình
10)


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

240.176
50.712
8.515
344.890
46.450


11.405
540.964
34.277
26.085
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%


2005 2006 2007 <b>Năm</b>


Giá vốn ngun
vật liệu


Giá vốn hàng hóa


Giá vốn thành
phẩm


<b>Hình 10: Cơ cấu chi phí trong giá vốn hàng bán </b>


<b>* Nguyên nhân: </b>



Thành phẩm là những sản phẩm do chính Cơng ty sản xuất. Với xu hướng
“Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì đáp ứng sự tín
nhiệm của khách hàng”, số lượng sản phẩm truyền thống được tiêu thụ ngày càng
nhiều, những dòng sản phẩm mới cũng được sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Điều đó có nghĩa số lượng hàng Công ty sản xuất ngày càng nhiều nên giá vốn
thành phẩm tăng.


Ngược lại, giá vốn hàng hóa ngày càng giảm, đặc biệt năm 2007 giảm hơn
¼ (26,20%) chi phí giá vốn so với 2006. Sự giảm này phù hợp với mục tiêu của
Công ty “Thay thế dần các mặt hàng khác bằng mặt hàng do Công ty sản xuất
trên cơ sở chất lượng đảm bảo với giá cả cạnh tranh”. Nhu cầu về số lượng về
hàng hóa bên ngồi để “giữ mối quan hệ với khách hàng” ngày càng ít hơn Ỉ
hàng hóa nhập kho ít hơn Ỉ giá vốn hàng hóa giảm. Đương nhiên những hàng
hóa này được thay thế bằng hàng Công ty sản xuất.


Giá vốn nguyên vật liệu tăng một mặt do số lượng nguyên vật liệu nhập
kho ngày càng nhiều, mặt khác do giá cả hàng hóa tăng nên các nhà cung cấp
cũng tăng giá. Hơn nửa, nguồn nguyên liệu chính của Cơng ty được nhập từ nước
ngồi như Mỹ, Đức, Nhật, Anh,...mua bán được thanh toán bằng ngoại tệ cụ thể
là USD. Do ảnh hưởng của lạm phát nên đồng tiền của nước ta giảm giá trị so với
USD, ảnh hưởng không nhỏ đến giá nguyên vật liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Bảng 8: CÁC NHÂN TỒ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ BÁN HÀNG </b>


ĐVT: triệu đồng.


<b>NĂM TỶ LỆ (%) </b>
<b>KHOẢN MỤC </b>


<b>2005 2006 2007 2006/ <sub>2005 </sub></b> <b>2007/ <sub>2006 </sub></b>



Chi phí cho nhân viên 22.672 50.833 56.359 124,21 10,87


Chi phí KHTSCĐ 889 1.758 3.240 97,70 84,23


Chi phí dịch vụ mua ngồi 91.474 205.855 347.314 125,72 68,43


Chi phí khác 40.027 53.507 62.275 33,15 16,48


<b>Chi phí bán hàng </b> 155.062 311.953 469.188 101,13 50,79


<i>Nguồn: Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 </i>


22.672889
91.474
40.027


50.8331.758
205.855


53.507


56.3593240
347.314


62.275


0%
20%
40%


60%
80%
100%


2005 2006 2007


Chi phí khác


Chi phí dịch vụ
mua ngồi
Chi phí KHTSCĐ


Chi phí cho nhân
viên


<b>Hình 11: Cơ cấu chi phí trong chi phí bán hàng </b>


Năm 2006 chi phí bán hàng tăng gấp đôi so với năm 2005 (101,13%) chủ
yếu do sự ảnh hưởng chiều hướng tăng của hai loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn là
chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí nhân viên (đều tăng hơn 100%).


Năm 2007 tỷ lệ tăng chi phí bán hàng chỉ còn 50,79% cũng do ảnh hưởng
phần lớn chi phí dịch vụ mua ngồi. Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng mạnh
nhưng không ảnh hưởng nhiều do chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 1%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Về chi phí cho nhân viên chủ yếu là tiền lương, thưởng vượt mức. Chi </b>


phí cho nhân viên chiếm khoảng 1/5 tỷ trọng chi phí bán hàng nên có mức quan
trọng đáng kể. Năm 2006 chi phí cho nhân viên tăng hơn gấp đơi với 2005
(124,21%), và năm 2007 tăng nhẹ thêm 10,87%.



@ Nguyên nhân chính là đội ngũ nhân viên bán hàng của Công ty không
ngừng tăng lên, năm 2005 với 102 nhân viên bán hàng ngoài thị trường đến năm
2007 con số này tăng lên 175 người. Trong đó năm 2006 đã tuyển thêm 50 nhân
viên làm chi phí nhân viên tăng mạnh. Bên cạnh đó Cơng ty cịn khuyến khích
các nhân viên bán hàng bằng chế độ thưởng xăng khi bán vượt mức qui định
trong tháng, trả lương cho các nhân viên bán hàng tại các đại lí cấp 1 nhằm
khuyến khích họ bán hàng. Mặt khác tiền lương tăng lên là do chính sách điều
chỉnh lương tăng của Nhà nước nhằm cải thiện đời sống người lao động.


<b>Chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi </b>


phí, tuy nhiên liên tục 2 năm 2006 và 2007, chi phí này dường như tăng gấp đôi
so với năm trước, tỷ lệ tăng 97,70% và 84,23%.


@ Do 2 năm vừa qua Công ty đã mua mới bổ sung thêm nhiều tủ trưng
bày sản phẩm (cho sản phẩm mới), máy vi tính, bàn ghế,…phục vụ cho bộ phận
bán hàng nên chi phí khấu hao đã tăng cao.


<b>Chi phí dịch vụ mua ngồi: Chi phí dịch vụ mua ngồi là tác nhân tác </b>


động mạnh nhất đến chi phí bán hàng của cơng ty. Ta có thể nói năm nào mà chi
phí dịch vụ mua ngồi tăng cao sẽ làm tăng chi phí bán hàng. Chi phí này bao
gồm chi phí tham gia hội chợ thương mại hàng năm và chi phí cho các tặng phẩm
khuyến mãi, duy trì hình ảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Chi phí khác được hạch tốn cho các khoản sau: chi phí in ấn, photo, chi </b>


phí gửi chứng từ, tài liệu, cơng tác phí, th trình dược viên và cộng tác viên ….
@ Chi phí khác chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong cơ cấu chi phí bán hàng.


Việc kiểm sốt chi phí khác rất khó do mỗi lần phát sinh số tiền tương đối ít
nhưng số lần phát sinh rất nhiều. Cần phải phân chia trách nhiệm kiểm sốt chi
phí cho các nhân viên quản lý cụ thể.


<b> Chi phí quản lý doanh nghiệp </b>


<b>Bảng 9: CÁC NHÂN TỒ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ QUẢN LÝ </b>
<b>DOANH NGHIỆP </b>


ĐVT: triệu đồng


<i>Nguồn: Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 </i>
<i>Chú thích: KHTSCĐ: Khấu hao tài sản cố định </i>


<b>Chi phí cho nhân viên: Tăng giảm khơng đều qua các năm, cụ thể năm </b>


2006 tăng 50,98% so với năm 2005, năm 2007 chi phí lại giảm nhẹ so với năm
trước tỷ lệ 15,95%.


<i>@Nguyên nhân: </i>


Năm 2006, Công ty đầu tư vào nguồn nhân lực theo chiều sâu
- Đã tổ chức 91.630 giờ huấn luyện cho cán bộ cơng nhân viên (trung
bình: 60 giờ/người/năm) với tổng chi phí là 1.38 tỷ đồng, dưới nhiều hình
thức: mời cán bộ, chuyên viên trong và ngoài nước về Công ty giảng
dạy; gửi đi học (trong và ngoài nước); đào tạo nội bộ.


- Huấn luyện cán bộ lãnh đạo về kỹ năng quản lý, nghệ thuật lãnh
đạo, kỹ năng làm việc tập thể, tổ chức hội họp.



Năm 2007, Công ty đầu tư vào nguồn nhân lực theo chiều rộng:
Công ty đã tuyển chọn hơn 70 nhân sự có trình độ, có kinh nghiệm cho bộ
<b>NĂM TỶ LỆ(%) </b>


<b>KHOẢN MỤC </b> <b><sub>2005 2006 2007 </sub>2006/ </b>


<b>2005 </b> <b>2007/ 2006 </b>


Chi phí cho nhân viên 25.175 38.010 31.944 50,98 (15,95)
Chi phí KH TSCĐ 5.061 1.647 4.718 (67,45) 186,46
Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.014 6.417 8.073 218,61 25,80
Chi phí khác 7.537 9.806 15.583 30,10 58,91


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

phận quản lý doanh nghiệp.


@ So sánh mức độ đầu tư vào nguồn nhân lực năm 2006 và 2007, ta
thấy chi phí cho năm 2006 cao hơn nhiều dẫn đến chi phí cho nhân viên
tăng mạnh vào năm này.


<b>Chi phí KH TSCĐ: đây là khoản khấu hao cho máy móc thiết bị văn </b>


phịng. Năm 2006 chi phí này giảm mạnh do Công ty tập trung phân bổ các thiết
bị vào khoảng thời gian đầu. Năm 2007 Công ty mua mới thêm một số thiết bị
như hệ thống máy lạnh, máy photocopy. Ỉ chi phí khấu hao tăng.


<b>Chi phí dịch vụ mua ngồi: bao gồm các khoản chi cho điện, nước, điện </b>


thoại...Khoản chi này tăng mạnh qua từng năm từ 2.014 triệu năm 2005 lên 6.417
triệu năm 2006, năm 2007 tiếp tục tăng 8.073 triệu. Cơng ty cần có kế hoạch
kiểm sốt loại chi phí này nhất là chi phí điện thoại.



<b>Chi phí khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí (khoảng 20 -25%). </b>


Năm 2007 chi phí này tăng mạnh từ 9.806 triệu tăng lên 15.583 triệu, tỷ lệ tăng
58,91%.


0%
20%
40%
60%
80%
100%


2005 2006 2007


Chi phí khác


Chi phí dịch vụ
mua ngồi
Chi phí KH TSCĐ


Chi phí cho nhân
viên


<b>Hình 12: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp </b>


<b> </b> <b>4.3.3. Phân tích lợi nhuận của Cơng ty qua 3 năm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

quan trọng giúp doanh nghiệp có những biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng
của mình nhằm khơng ngừng nâng cao lợi nhuận.



<b>Bảng 10: LỢI NHUẬN CÔNG TY QUA BA NĂM (2005 – 2007) </b>


ĐVT: triệu đồng


<b>NĂM CHÊNH LỆCH (%) </b>


<b>CHỈ TIÊU </b>


<b>2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006</b>


Lợi nhuận về BH &
CCDV


254.627 465.445 668.002 82,79 43,52


Lợi nhuận từ HĐSXKD 54.450 86.910 126.902 59,47 46,01


Lợi nhuận khác 879 149 190 (83,06) 27,52


Lợi nhuận trước thuế 55.379 87.059 127.093 57,21 45,98


Lợi nhuận sau thuế 55.379 87.059 127.093 57,21 45,98


<i>Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 </i>


<i> Chú thích: </i> <i>BH & CCDV: bán hàng và cung cấp dịch vụ </i>
<i>HĐSXKD: hoạt động sản xuất kinh doanh </i>


<b>Phụ bảng 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỂ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN </b>



ĐVT: triệu đồng


<b>NĂM </b>
<b>CHỈ TIÊU </b>


<b>2005 2006 2007 </b>


Doanh thu BH & CCDV
Các khoản giảm trừ


Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính


Chi phí bán hàng


Chi phí quản lý doanh nghiệp


556.189
2.159
406
5.683
155.062
39.787
873.072
4.880
514
11.214
311.953
55.880


1.285.209
15.929
5.789
17.381
469.188
60.318


<i>Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 </i>


<b>Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần doanh thu bán hàng </b>


và cung cấp dịch vụ thu được sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản
giảm trừ. Năm 2006 lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng rất mạnh so với
2005, tỷ lệ tăng đến 82,79%. Năm 2007 vẫn tiếp tục tăng một lượng đáng kể, tỷ
lệ tăng 43,52%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

255
465
668
54 87
127
0.880.15


0.19 55 87
127
0
100
200
300
400


500
600
700
<b>Tỷ đồng</b>


Lợi nhuận BH
& CCDV
Lợi nhuận
HĐSXKD
Lợi nhuận
khác
Lợi nhuận
trước thuế


Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007


- Giá
vốn hàng bán tuy có tăng khá cao nhưng chiếm tỷ trọng khoảng ½ doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ (trong cả 3 năm – phụ bảng) nên sau khi trừ ra khoản
này, lợi nhuận vẫn còn tăng theo tỷ lệ xấp xỉ 50%.


- Các khoản giảm trừ có tăng cao nhưng ảnh hưởng rất nhỏ do tỷ trọng
thấp.


<b>Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng hơn 50% so với </b>


năm trước, năm 2007 cũng tiếp tục tăng gần phân nửa so với 2005.


@ Nguyên nhân chính là do tổng doanh thu tăng rất cao. Mặc dù các
khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng tương ứng


nhưng đã được doanh thu bù đắp.


<b>Lợi nhuận khác là hiệu số của các khoản từ Thu nhập khác và Chi phí </b>


khác. Lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng lợi nhuận.
Trong cả 3 năm 2005-2007 Cơng ty đều có khoản thu nhập bất thường.


@ Nguyên nhân là do bán phế liệu và thêm phần chênh lệch bán tài sản
cố định. Các khoản thu nhập này đã đóng góp vào lợi nhuận của Công ty mặc dù
không nhiều lắm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

của Công ty tiếp tục tăng và đạt đến 127.093 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho
lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu là do sự đóng góp của lợi nhuận bán hàng.


Do Cổ phần hóa (tháng 9 năm 2005), Công ty được miễn nộp thuế thu
<b>nhập doanh nghiệp (lộ trình từ năm 2005 - 2008) nên lợi nhuận sau thuế cũng </b>
chính là lợi nhuận trước thuế.


Từ năm 2009-2011, Công ty được giảm 50% thuế TNDN phải nộp với
mức thuế suất thuế TNDN là 20%.


Tỷ lệ trích lập các quỹ từ “Lợi nhuận sau thuế” năm 2008 dự kiến như
sau:Quỹ đầu tư phát triển:20%, Quỹ dự phòng tài chính:10%, Quỹ khen thưởng
phúc lợi:15%, Thù lao, tiền thưởng của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát:Thù
lao 1,5%, thưởng 5% lợi nhuận vượt kế hoạch.


0
100.000
200.000
300.000


400.000
500.000
600.000
700.000


<b>Triệu đồng</b>


1 2 3 4


2005
2006
2007


<b>Hình 13: Lợi nhuận của Cơng ty trong 3 năm (2005 – 2007) </b>
<i><b>Chú thích: </b></i> <i>1: Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ </i>


<i> </i> <i>2: </i> <i>Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh </i>
<i> </i> <i>3: </i> <i>Lợi nhuận khác </i>


<i> </i> <i>4: </i> <i>Lợi nhuận trước thuế (Lợi nhuận sau thuế) </i>


<b>4.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG </b>


<i><b>- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: đo lường khả năng thanh toán của </b></i>
doanh nghiệp.


<i><b>- Chỉ tiêu về năng lực hoạt động: đo lường mức độ hoạt động liên quan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i><b>- Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi: biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và </b></i>
vốn chủ sở hữu.



Số liệu được sử dụng để phân tích các tỷ số trong:
- Bảng cân đối kế toán


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>4.4.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán </b>


<b>Bảng 11: KHẢ NĂNG THANH TỐN NỢ CỦA CƠNG TY </b>


Đơn vị tính: lần


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>CƠNG THỨC </b> <b>2005 2006 2007 </b>


Khả năng thanh toán hiện
hành


Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn <sub>1,81 1,55</sub> <sub>3,22</sub>


Khả năng thanh toán
nhanh


(Tài sản lưu động - Hàng tồn
kho) / Nợ ngắn hạn


0,27 0,12 1,52


<b> 4.4.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành </b>


Căn cứ vào số liệu trên ta thấy khả năng thanh tốn hiện hành của Cơng ty
là rất tốt. Cụ thể như năm 2005, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì Cơng ty có tới 1.81
đồng để trang trải nợ. Sang năm 2006 Cơng ty có 1,55 đồng để trang trải cho một


đồng nợ ngắn hạn. Và đến năm 2007 con số này tăng lên đến 3,22 đồng .


@Cơng ty hồn tồn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số
này q cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốnỈ Công ty cần giảm bớt tài sản
lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


<b> 4.4.1.2 </b><i><b>Tỷ số thanh toán nhanh </b></i>


Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2005 cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bằng 0,27 đồng tài sản lưu động, qua năm 2006 khả năng thanh tốn nhanh
của Cơng ty chỉ còn 0,12 đồng giảm 0,15 đồng so với năm 2005 để đáp ứng cho
một đồng nợ ngắn hạn. Đến năm 2007 Cơng ty có thể đảm bảo thanh toán nhanh
cho một đồng ngắn hạn bằng 1,52 đồng.


0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5


2005 2006 2007 <b>Năm</b>


<b>L</b>


<b>ần</b>


Khả năng


thanh toán
nhanh
Khả năng
thanh toán
hiện hành


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

@ So sánh giữa 2 chỉ tiêu trên, ta thấy khả năng thanh toán nhanh kém hơn
khả năng thanh toán hiện thời rất nhiều. Nguyên nhân do có sự chênh lệch do
hàng tồn kho quá lớn. Việc tồn kho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến số vịng quay
vốn của Cơng ty. Về sản phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hạn
sử dụng. Vì vậy, việc giảm số lượng hàng tồn kho (đến mức cho phép) sẽ có lợi
rất nhiều cho Công ty và các nhà đầu tư.


<b>4.4.2. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động </b>


<b>Bảng 12: NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY </b>


Đơn vị tính: lần


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>CƠNG THỨC 2005 2006 2007 </b>


Số vòng quay vốn
chung


Doanh thu thuần / tổng tài sản 1,90 1,80 1,35


Số vòng quay vốn cố
định


Doanh thu thuần / vốn cố định 8,59 5,66 4,73



Số vòng quay vốn
lưu động


Doanh thu thuần / vốn lưu động 2,43 2,63 1,88


<b> 4.4.2.1. Số vòng quay vốn chung: </b>


Hệ số khá ổn định qua 3 năm, hệ số càng cao thì càng tốt vì nó nói lên tài
sản được sử dụng ngày càng hiệu quả, trong đó năm 2004 hệ số này là cao nhất
nghĩa là tài sản trong năm được dùng hiệu quả nhất.


<b>4.4.2.2. Số vòng quay vốn cố định </b>


Số vòng quay vốn cố định năm 2005 – 2007 có xu hướng giảm. Năm 2005
trong một đồng vốn cố định có 8,59 đồng doanh thu. Năm 2006 hệ số này giảm
còn 5,66. Đến năm 2007 ta thấy một đồng vốn cố định còn 4,73 đồng doanh thu.


@ Nguyên nhân do Cơng ty mua sắm nhiều máy móc thiết bị trong năm
2006 và 2007 trang bị cho xưởng chế biến Dược liệu hóa dược, Xưởng bao bì
đưa vào sử dụng đã hoạt động có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Số vòng quay vốn lưu động năm 2005 cứ một đồng vốn lưu động thì có
2,43 đồng doanh thu. Năm 2004 thì một đồng vốn lưu động có 2,63 đồng doanh
thu (tăng 0,2 đồng so với năm 2003). Tương ứng năm 2007 thì một đồng vốn lưu
động có 1,88 đồng doanh thu (giảm 0,75 đồng so với năm 2004). Nhìn chung
Cơng ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nên cần duy trì và phát huy hơn nữa.
Để tăng được vốn lưu động thì cần phải áp dụng động bộ các biện pháp nhằm rút
bớt vốn và thời gian lưu vốn ở lại từng khâu, từng giai đoạn của chu kỳ sản xuất
kinh doanh.


0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


2005 2006 2007 <b>Lần</b>


<b>N</b>


<b>ăm</b>


Số vòng quay
vốn chung
Số vịng quay
vốn cố định
Số vịng quay
vốn lưu động


<b>Hình 15: Năng lực hoạt động của Công ty </b>


<b> 4.4.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi </b>


<b>Bảng 13: KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CƠNG TY </b>



Đơn vị tính: %


<b>NĂM </b>


<b>CHỈ TIÊU </b> <b>CÔNG </b>


<b>THỨC </b> <b>2005 2006 2007 </b>


Tỉ suất sinh lời trên
tổng số tài sản (ROA)


Lãi ròng /


tổng tài sản


18,95 18,03 13,48


Tỉ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE)


Lãi ròng/ Vốn
chủ sở hữu


42,28 51,08 20,54


Hệ số lãi gộp Lãi gộp/


Doanh thu



10,00 10,03 10,01


Hệ số lãi ròng Lãi ròng/
Doanh thu


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<b> 4.4.3.1. Tỉ suất sinh lời trên tổng số tài sản (ROA) </b>


Qua 3 năm ROA của Công ty biến động ngày càng giảm, tuy nhiên vẫn
giữ được ở mức trên 10% là mức được đánh giá là tài sản sử dụng hiệu quả Như
đã phân tích phần lợi nhuận, lãi ròng (lợi nhuận sau thuế) tăng trưởng khá cao
qua 3 năm. Điều đó nói lên rằng tốc độ tăng của tài sản phải lớn hơn tốc độ tăng
của lãi ròng nên tỉ suất sinh lời ROA giảm.


<b>4.4.3.2. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) </b>


Ta có thể kết luận rằng đồng vốn của Công ty sử dụng rất hiệu quả. Thông
thường tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 10% thì được đánh giá là cao,
nhưng 3 năm vừa qua Công ty luôn đạt từ 20% đến trên 50%, Công ty đang ăn
nên làm ra với số vốn tự có của mình, đây là điều mà các công ty khác đang
muốn vươn tới.


<b> 4.4.3.3. Hệ số lãi rịng </b>


Do Cơng ty cịn trong giai đoạn được miễn thuế TNDN Ỉlợi nhuận trước
thuế = lợi nhuận sau thuế Ỉ hệ số lãi gộp = hệ số lãi ròng.


Hệ số lãi ròng của Công ty dao động nhẹ trong khoản 10%. Điều này
chứng tỏ Công ty tăng trưởng ổn định về cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Con số này
rất làm an tâm các nhà đầu tư vào Công ty.



0
10
20
30
40
50
60


2005 2006 2007 <b>Năm</b>


<b> Ph</b>


<b>ần t</b>


<b>ră</b>


<b>m</b>


Tỉ suất sinh lời
trên tổng số tài
sản (ROA)
Tỉ suất sinh lời
trên vốn chủ
sở hữu (ROE)
Hệ số lãi ròng


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>4.4.4. Nhận xét chung </b>
<b> </b> <b>4.4.4.1. Ưu điểm </b>


Thông qua các chỉ số tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng


ty trong 3 năm qua được đánh giá là có hiệu quả thể hiện:


- Về khả năng sinh lợi, lợi nhuận của Công ty dao động ở mức 10% trên
tổng doanh thu Ỉlợi nhuận ở mức cao và ổn định ỈCơng ty hoạt động hiệu quả
và có khuynh hướng phát triển bền vững.


- Đặc biệt, tỷ suất sinh lời ROA và ROE khá cao chứng tỏ Công ty đã sử
dụng tài sản và nguồn vốn tự có rất hiệu quả.


- Cơng ty hồn tồn có khả năng thanh tốn nợ bằng tài sản lưu động thể
hiện qua hệ số thanh toán hiện hành luôn lớn hơn 1 liên tiếp trong ba năm.


<b>4.4.4.2. Nhược điểm </b>


- Bên cạnh tiêu thụ sản phẩm, Công ty vẫn để hàng tồn kho chiếm tỷ trọng
cao trong tổng tài sản nên rất dễ gây ứ đọng vốn, làm tăng chi phí bảo quản và
kho bãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>4.5. TỔNG HỢP YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH </b>
<b>CỦA CƠNG TY </b>


<b>4.5.1. Đối với bản thân Cơng ty </b>
<b> </b> <b>4.5.1.1. Những điểm mạnh </b>


- Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao và ổn định, có nguồn tài chính mạnh.
- Hệ thống nhà xưởng, dây chuyền trang thiết bị sản xuất hiện đại (xuất xứ EU,
Mỹ, Nhật) với các kĩ sư, công nhân lành nghề, được đào tạo chính qui có đủ khả
năng nghiên cứu, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.


- Hoạt động lâu trong ngành và có vị trí đứng nhất định trong thị trường Dược


phẩm.


- Công tác quản lý chất lượng: Chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quy
định Dược điển Việt Nam, các nước Châu Âu, Mỹ.


+ Tổ chức BVQI (Anh Quốc) công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù
hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000.


+ Cục quản lý Dược Việt Nam công nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chuyên
ngành dược phẩm của khối ASEAN như: “Thực hành sản xuất thuốc – GMP”,
“Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc – GLP”, “Thực hành tốt bảo quản
thuốc – GSP.”


+ Tổ chức VILAS Việt Nam cơng nhận hệ thống quản lý phịng kiểm
nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.


- Tạo được mối quan hệ gần gũi, thân tình với một số khách hàng. Thực hiện
một cách ổn định và chia sẽ lợi ích lâu dài với khách hàng. Đã xây dựng được thị
trường xuất khẩu truyền thống. Sản xuất ổn định theo đơn đặt hàng.


- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về quản lý tài chính, quản lý lao động.


<b> </b> <b>4.5.1.2.Những điểm yếu </b>


- Chi phí cho hoạt động kinh doanh vẫn còn cao. Vẫn còn kinh doanh một số sản
phẩm kém hiệu quả, giá trị thương mại thấp, tính cạnh tranh không cao.


- Thời gian tạo sản phẩm mới còn chậm, số lượng cung ứng thiếu so với nhu cầu
của thị trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- Hệ thống chất lượng cịn nhiều điểm khơng phù hợp xảy ra trong tiến trình sản
xuất do nguyên nhân chủ quan.


- Thông tin nội bộ, thông tin thị trường, các nguồn thông tin khác chưa được
khai thác có hiệu quả cho q trình quản lý Công ty, tổ chức kinh doanh, nghiên
cứu và phát triển sản xuất.


<b>4.5.2. Đối với môi trường bên ngoài </b>
<b> </b> <b>4.5.2.1. Những cơ hội </b>


- Các bộ Luật doanh nghiệp và Luật Dược dần được hoàn thiện.


- Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập và mức sống của người dân ngày
được nâng cao, sức mua của thành phố cũng như của cả nước ở mức cao.


- Chính phủ, Bộ Y tế có nhiều chính sách quốc gia thúc đẩy phát triển cơng
nghiệp Dược; khuyến khích hệ thống điều trị, người tiêu dùng sử dụng thuốc sản
xuất trong nước.


- Được sự quan tâm của lãnh đạo UBND, các Sở ban ngành trong TP Cần Thơ
và Tỉnh Hậu Giang, sự chỉ đạo của Sở Y tế, sự hỗ trợ của trung tâm kiểm nghiệm
dược phẩm - mỹ phẩm TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, Ban lãnh đạo và các phòng
chức năng của Cục quản lý Dược Việt Nam.


- Sự tín nhiệm, ủng hộ của khách hàng trong cả nước, của bệnh viện, trung tâm y
tế, trạm y tế xã thuộc TP Cần Thơ và Hậu Giang.


<b> 4.5.2.2. Những đe dọa </b>


- Giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng cao trong thời gian tới, giá xăng dầu tiếp tục


tăng cao, tỷ giá các đồng ngoại tệ mạnh và giá vàng thiếu ổn định.


- Ưu thế về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh xâm nhập thị
trường của các cơng ty nước ngồi.


- Sự cạnh tranh trên thương trường còn tồn tại nhiều yếu tố khơng bình đẳng;
ln có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả sản phẩm giữa các doanh nghiệp kinh
doanh dược phẩm trong nước, hàng giả, hàng nhập lậu còn nhiều trên thị trường
làm mất động lực cạnh tranh, xảy ra cạnh tranh không lành mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

tăng giá của nhiên liệu, vật tư ngành giấy, ngành nhựa,… ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm, hiệu quả kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>CHƯƠNG 5 </b>


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG </b>
<b>KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG</b>


<b>5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG </b>
<b>KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ GIẢI PHÁP CHUNG </b>


<b>5.1.1. Về luật pháp: </b>


Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang được điều chỉnh chủ
yếu bởi Luật Dược, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khốn. Ngồi ra, Cơng
ty cũng chịu tác động của các chính sách và chiến lược phát triển của
ngành. Luật Dược đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày
01/10/2005. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động
trong lĩnh vực dược để ngành Dược Việt Nam được hoạt động trong một
mơi trường pháp lý hồn chỉnh và đồng bộ. Trong giai đoạn hoàn thiện


khung pháp lý, các thay đổi của luật và văn bản dưới luật có thể tạo ra rủi
ro về luật pháp.


@ Công ty cần tiếp tục trang bị cho mình những hiểu biết sâu sắc về luật
pháp, cập nhật thường xuyên thông tin cần thiết về thị trường, đối thủ và đối
tác, nghiên cứu luật pháp quốc tế để thực sự sẵn sàng cùng ngành Dược hội
nhập.


<b>5.1.2. Về kinh tế: </b>


Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế


Việt Nam sẽ bị tác động mạnh hơn bởi các yếu tố của kinh tế thế giới, nhất


là biến động của giá dầu thô và giá vàng. Các thách thức của hội nhập kinh


tế sẽ là những yếu tố biến động khó lường, có tác động lớn đến tình hình


phát triển kinh tế của Việt Nam


Quốc hội Việt Nam khóa XI đã thơng qua Nghị quyết về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trong đó đặt mục tiêu GDP


tăng trưởng 7,5% - 8%/năm, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành


đạt 1.050 - 1.100 USD. Mức tăng thu nhập của hộ gia đình Việt Nam trung


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

@ Với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khá cao và ổn định
như hiện nay, có thể nói rằng, trong các năm tới, việc tốc độ tăng trưởng



GDP của Việt Nam duy trì ở mức 7% - 8%/năm là hoàn toàn khả thi.


@ Kinh tế phát triển lạc quan Ỉđời sống của người dân nâng ca nhu
cầu chăm lo đến sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm Ỉ tác
động tốt đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dược cũng như hoạt động
sản xuất kinh doanh của Dược Hậu Giang.


<b>5.1.3. Về tỷ giá hối đoái: </b>


Hầu hết máy móc thiết bị của Công ty đều mua từ nước ngồi nên


khó tránh khỏi ảnh hưởng từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Nguồn


nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của Dược Hậu Giang chủ yếu


được nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, giá cả nguyên vật liệu có thể bị tác


động bởi những biến động về tỷ giá.


@Để giảm thiểu ảnh hưởng thay đổi tỷ giá, Công ty cần phát huy hơn
việc dự báo biến động giá cả của nguyên vật liệu, từ đó chủ động nhập khẩu
và tồn trữ nguyên vật liệu vào thời điểm thích hợp. Về hoạt động xuất
nhập khẩu, Công ty cũng nên dự trù thời điểm nhập máy móc thiết bị
thích hợp nhất để giảm thiểu sự biến động đột ngột tỷ giá hối đoái.


<b>5.1.4. Cạnh tranh trong ngành: </b>


Sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp Dược mới làm gia tăng sức ép
cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường nội địa.



Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan
sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực Dược từ nước
ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và cơng nghệ hiện đại.


Từ đó, tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh
nghiệp sản xuất tân dược trong nước về mặt giá cả, chất lượng và chủng
loại sản phẩm.


@ Giải pháp: Tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của các doanh nghiệp Dược nói chung và Dược Hậu Giang nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu xuất hiện ngày càng nhiều trên thị
trường. Riêng trong ngành Dược phẩm, thống kê vi phạm về sở hữu công
nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy từ năm 2000 đến năm 2006 có 79
trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, 13 vụ cạnh tranh không lành mạnh.


@ Bên cạnh những nỗ lực của Công ty trong việc chống hàng giả,
hàng nhái, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng là rất cần thiết.


<b>5.2. NHỮNG ƯU ĐÃI CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH DƯỢC DỰ </b>
<b>KIẾN TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI </b>


Trong quyết định số 108/2002/QĐ/TTG, Chính phủ đã phê duyệt chiến
lược phát triển ngành Dược cho đến năm 2010 với mục tiêu tổng quát như sau:
“Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo
hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, chủ động hội nhập khu vực và thế giới
nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân”. Những con số cụ thể:



- Sản xuất trong nước sẽ đảm bảo 60% nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh
của xã hội.


- Mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12 - 15 USD/người/năm.
- Trung bình 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân.


Theo Dự thảo “Quy hoạch phát triển Công nghiệp bào chế thuốc tân
dược Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2015” của Cục quản lý Dược,
ngành công nghiệp Dược sẽ tiến hành:


- Tái cơ cấu theo hướng mở rộng sản xuất những loại thuốc có tỷ trọng sử
dụng cao nhưng phải nhập ngoại.


- Đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại thuốc
chuyên khoa ung thư, tim mạch, tiểu đường.


- Đảm bảo thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 60% giá trị tiền thuốc
vào năm 2010 và đảm bảo 30% số thuốc sản xuất trong nước là thuốc có
nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền.


- Trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam sẽ có 8 dự án xây dựng mới cho
ngành Dược với tổng vốn đầu tư 241 triệu USD bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

+ 1 nhà máy sản xuất tá dược.


+ 1 viện nghiên cứu bào chế công nghiệp cao.


+ 2 trung tâm nghiên cứu sinh khả dụng của thuốc.



+ 4 xí nghiệp sản xuất được cải tạo, mở rộng đạt tiêu chuẩn GMP.
- Mục tiêu đến năm 2015 thuốc sản xuất trong nước sẽ đáp ứng 80% nhu
cầu của người dân.


Dự kiến vào năm 2008, tổng doanh thu thuốc sản xuất trong nước có
thể đạt tới 8.000 tỷ đồng, tiềm năng thị trường dược phẩm có thể đạt tới 1
tỷ USD Ỉ nhu cầu đối với các sản phẩm của ngành Dược ngày càng gia
tăng Ỉ cơ hội tốt cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngành nói
chung và Cơng ty nói riêng.


<b>5.3. GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ </b>
<b>HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY </b>


<b>5.3.1. Biện pháp nâng cao doanh thu </b>
<b> 5.3.1.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ </b>


<i>a) Thị trường Tây Nam Bộ </i>


Sau khi đã phân tích doanh thu của sản phẩm theo thị trường tiêu thụ ta
nhận thấy thị trường Tây Nam Bộ vẫn là thị trường mục tiêu. Trong năm 2008
giải pháp tốt đối với Công ty là tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống
phân phối ngày càng phủ rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ Lạng Sơn đến
<b>Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn, đảm bảo “Nơi nào có người dùng </b>


<b>thuốc, nơi đó có Dược Hậu Giang.” </b>


Về lâu dài chiến lược hàng đầu vẫn là mở rộng phân phối sản phẩm
thông qua các nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế, các công ty TNHH, các
nhà bán sỉ, hệ thống siêu thị (nhất là hệ thống siêu thị Coopmart), trường học,
…. Riêng tại TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang với ưu thế về giao thơng hơn các


tỉnh khác, ta có thể thực hiện bán hàng trực tiếp cho các khách hàng vừa và nhỏ
như trạm y tế xã, y tế ấp.


<i>b) Thị trường Đông Nam Bộ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

về những sản phẩm mình mua. Đặc biệt đây là sản phẩm liên quan đến sức khỏe
con người, nên họ càng có sự lựa chọn kỹ hơn. Sản phẩm chúng ta chưa thu hút
lớn thị trường miền Đông do người tiêu dùng có tâm lý “thuốc ngoại giá mắc
chất lượng sẽ tốt hơn”.


@ - Muốn cho sản phẩm thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường này,
ngoài việc nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm thì chúng ta cần phải cải
thiện mẫu mã sản phẩm đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng.


- Thường xuyên tặng hàng mẫu cho các bệnh viện, nhà thuốc lớn như
Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, Bệnh viên Tai Mũi Họng, Viện Mắt Trung
Ương, Bệnh viện Chợ Rẫy,… để họ có điều kiện khảo sát về chất lượng sản
phẩm. Nếu tin tưởng vào chất lượng thì họ sẽ dễ dàng kê toa những sản phẩm
này cho người tiêu dùng.


<i>c) Thị trường Bắc Bộ </i>


Đối với thị trường Bắc Bộ, để nâng cao doanh thu, đồng thời cũng để tiết
kiệm chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, hay chi phí phát sinh trong phân phối,
Cơng ty đã dự thầu để có thể xâm nhập vào các khách hàng doanh nghiệp với
mức tiêu thụ lớn như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai,
Trung tâm Y tế cộng đồng.


<i>d) Thị trường Miền Trung </i>



Đối với địa bàn miền Trung tình hình tiêu thụ chậm là do điều kiện về địa lý.
Nâng cao doanh thu ở thị trường miền Trung là vấn đề nan giải so với các thị
trường khác bởi chi phí vận chuyển sản phẩm đến khu vực này cũng cao hơn so
với Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ nên giá thuốc cũng nhỉnh hơn một chút so với
giá gốc. Hơn nửa, mức thu nhập người dân vùng này thấp hơn các vùng lân cận
nên người tiêu dùng có khuynh hướng chọn sản phẩm của vùng mình với giá thấp
hơn một chút mà ít quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Kế đó cố gắng tiếp cận người tiêu dùng thơng qua các chương trình
<b>như “Tủ thuốc gia đình”, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo,…Nếu người </b>
dân thấy thuốc chất lượng tốt với giá chấp nhận được thì họ sẽ chuyển sang
dùng sản phẩm của Công ty.


<b> 5.3.1.2. Xúc tiến bán hàng </b>


Doanh thu tiêu thụ của Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nhân tố
là khối lượng sản phẩm bán ra và giá bán. Nếu giá bán phụ thuộc vào tình hình
cung cầu và biến động trên thị trường thì để tăng doanh thu tiêu thụ chỉ cịn cách
là tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Một trong những cách tăng khối lượng sản
phẩm bán ra là xúc tiến q trình bán hàng. Có thể xúc tiến bán hàng bằng một số
biện pháp sau:


- Xây dựng đội ngũ bán hàng ngày càng chuyên nghiệp trong phong cách
chào bán hàng, quản lý khách hàng, quản lý chỉ tiêu cá nhân.


- Xây dựng các chương trình chào hàng thích hợp, tận dụng trang Web
để giới thiệu sản phẩm của Công ty trên mạng, tham gia những đợt hội chợ quốc
tế.


- Đầu tư chiều sâu chính sách chăm sóc khách hàng. Tăng khách hàng


mới, giữ tốt mối quan hệ với khách hàng cũ nhằm giữ và mở rộng thị phần theo
phân khúc thu nhập cao và trung bình.


<b> 5.3.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí </b>


<b> 5.3.2.1. Giải pháp về nguồn cung ứng nguyên vật liệu: </b>


Trên thị trường luôn biến động và chứa đựng nhiều rủi ro, để giảm bớt sự


lệ thuộc vào các nhà cung cấp, làm tăng uy tín với khách hàng Cơng ty phải có
chính sách thu mua và dự trữ nguyên liệu hợp lý để hoạt động kinh doanh trở


nên hiệu quả nhất. Hơn nửa, do nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá


thành sản phẩm (khoảng 40% - 60%) nên biến động giá cả nguyên vật liệu


sẽ tác động mạnh đến lợi nhuận của Công ty.


Một số giải pháp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- Thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin của
ngành. Đồng thời nắm rõ giá cả hàng hóa từ các nhà cung cấp để có chiến lược
kinh doanh phù hợp cũng như thỏa thuận hợp đồng với khách hàng.


- Mua theo từng đợt lớn để giảm các chi phí phát sinh như hợp đồng, đi lại,
vân chuyển…đồng thời được hưởng nhiều ưu đãi về giá hơn so với việc mua
nhiều lần với số lượng nhỏ.


- Tìm biện pháp khai thác các khoản chiết khấu, giảm giá mà nhà cung ứng
đưa ra. Đồng thời xem xét diễn biến hoạt động kinh doanh của họ nhằm tránh


những rủi ro có thể xảy ra.


- Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các nhà cung cấp hiện tại để nâng cao
chất lượng của các nguồn hàng và tìm được một mức giá hợp lý hơn.


- Tích cực tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới có khả năng cung cấp
hàng hóa với chất lượng và số lượng ổn định, giá cả hợp lý để Cơng ty có thêm
sự lựa chọn cũng như giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp hiện tại.


<b> 5.3.2.2. Giảm chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh </b>
<b>nghiệp </b>


Ngồi việc sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp phải không
ngừng nghiên cứu đưa ra các biện pháp sản xuất hợp lý, cắt giảm bớt các chi phí
khơng cần thiết trong sản xuất, trong công tác bàn hàng cũng như trong quản lý
doanh nghiệp để các sản phẩm được tạo ra với chi phí thấp nhất. Điều này sẽ
giúp cho các sản phẩm của Công ty tăng tính cạnh tranh từ đó nâng cao doanh
thu và lợi nhuận cho Công ty. Một trong những biện pháp hữu hiệu là:


Cá nhân nên lập một kế hoạch phân bổ chi phí cụ thể với một tỷ lệ phù
hợp được tính tốn dựa trên chức năng hoạt động của các phòng ban ở mỗi thời
kỳ hoạt động.Ỉ có ý thức, trách nhiệm và có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ hơn
về chi phí cho hoạt động của phịng mình có hiệu quả hơn.


- Nâng cao nhận thức tiết kiệm cho cán bộ, nhân viên ở từng đơn vị phòng
ban, phân xưởng.


- Loại bỏ những sản phẩm không phù hợp trong sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Đề ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, đầu tư sản xuất kinh doanh tập


trung vào ngành nghề chính, hạn chế tăng giá bán hàng hóa, tiết kiệm thời gian
trong việc thực hiện các dự án.


- Phát động phong trào “thực hành tiết kiệm” trong tồn Cơng ty.


<b>5.3.3. Nâng cao trình độ cơng nghệ </b>


Dược Hậu Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công nghệ
sản xuất như đạt các tiêu chuẩn WHO GMP/GLP/GSP, ISO 9001: 2000, ISO/
IEC 17025.


Cần biết thêm thơng tin: Hiện nay cả nước có 174 cơ sở sản xuất
thuốc, với 162 cơ sở trong nước và 12 cơ sở là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi. Có 54 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP trong đó 11 cơ sở đạt
WHO – GMP, 31 cơ sở được chứng nhận thực hành phòng kiểm nghiệm
thuốc tốt (GLP) và 16 cơ sở được chứng nhận bảo quản thuốc tốt (GSP).


<i>(Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam). </i>


@ Không chỉ riêng Dược Hậu Giang, các cơ sở sản xuất thuốc trên
phạm vi cả nước cũng đang nổ lực từng bước hồn thiện trình độ cơng nghệ
đạt chuẩn quốc tế để tăng chất lượng sản phẩm nâng cao khả năng cạnh
tranh. Vì vậy, trong năm tới Cơng ty có thể tiếp tục phát huy:


<b>- Đầu tư đồng bộ vào các máy móc, thiết bị tự chế đáp ứng tiêu </b>
chuẩn GMP góp phần ổn định và nâng cao năng lực sản xuất của Công ty,
đồng thời đáp ứng nhu cầu của Công ty về nghiên cứu và phát triển các sản
phẩm đặc trị mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.


<b>- Tạo điều kiện cho đội ngũ tin học của Cơng ty xây dựng và hồn thiện </b>


các phần mềm quản trị, phần mềm kế toán và phần mềm quản lý bán hàng trên
toàn bộ các đơn vị trực thuộc của Dược Hậu Giang để tiếp tục nâng cao chất
lượng, hiệu quả quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.


<b> 5.3.4. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động Marketing </b>


- Xây dựng đội ngũ Marketing có trình độ cao, chun nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

triển vững chắc.


- Tiếp tục tổ chức định kỳ các sự kiện có quy mơ lớn; những hoạt
<b>động thương hiệu chuyên nghiệp mang đậm “Bản sắc văn hoá Dược Hậu </b>


<b>Giang” nhằm tạo sự gắn kết với khách hàng, sự nhận biết sâu sắc của </b>


người tiêu dùng đối với thương hiệu “Dược Hậu Giang” và các nhãn hàng
của Công ty.


<i>a) Tặng phẩm - Khuyến mãi </i>


<b>Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế: có thể khuyến mãi bằng hình thức </b>
tặng các vật phẩm quảng cáo cho các bác sĩ: Khay đựng thuốc, tờ rơi, viết, nón,
balô, áo sơ mi…


<b>Đối với các đại lý phân phối: những vật phẩm quảng cáo như hộp đèn, tủ </b>
trưng bày, mái che, decal,… vẫn là thông điệp quảng cáo rất hữu hiệu dễ đập vào
mắt người tiêu dùng khi đến mua thuốc hay những người đi lại trên đường. Vì
vậy chúng ta phải tiếp tục đầu tư vào những đại lý, nhà thuốc nào chưa có.


Còn những vật phẩm khác như lịch, dù, áo mưa, nón, balơ, áo sơ mi…


cũng là những vật phẩm quảng cáo rất hữu ích mà chi phí không cao cho các đối
<b>với khách hàng là cá nhân. </b>


Do đây là sản phẩm điều trị, không giống như các mặt hàng tiêu dùng
hàng ngày nên ta khó áp dụng các chương trình khuyến mãi cho họ. Nhưng bù lại
<b>chúng ta có thể tổ chức các sự kiện, như chương trình “Thầy thuốc với mọi </b>


<b>nhà” để giúp họ giải đáp những thắc mắc, hoặc khi có dịch bệnh thì chúng ta sẽ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<i>b) Quảng cáo </i>


Một công cụ quảng cáo hữu hiệu và chi phí tương đối thấp là báo
chí (1 triệu đồng/ 1 tờ báo). Để quảng cáo được đồng bộ, và thuyết phục người
tiêu dùng hơn thì chúng ta có thể tập trung quảng cáo vào từng đợt trên các mặt
báo:


+ Tạp chí chuyên ngành như: Thuốc và sức khoẻ, Bác sĩ gia đình, Sức
<b>khoẻ và đời sống. Ỉ Đánh vào đối tượng khách hàng cá nhân. </b>


+ Các loại báo Doanh nhân Sài gòn, Thương mại, Diễn đàn doanh nghiệp,
<b>Thời báo kinh tế Sài gịn. Ỉ Đánh vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp.</b>


- Để tạo sự chú ý, quan tâm của người tiêu dùng thì ngồi việc xây dựng
những mẫu quảng cáo truyền thống trên đài truyền hình Vĩnh Long, đài truyền
hình Cần Thơ, Cơng ty có thể tăng cường thêm các mẫu quảng cáo 30 giây ở
chương trình truyền hình phủ sóng trên VTV3, HTV7, Nha Trang , Đà Nẵng để
thu hút khách hàng ở khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ.


<b> 5.3.5. Chiến lược chăm sóc khách hàng </b>
<b> 5.3.5.1. Lựa chọn khách hàng mục tiêu </b>



Dược phẩm là một mặt hàng nhạy cảm. Người tiêu dùng có sự đắn đo hơn
khi lựa chọn mặt hàng khi lựa chọn mặt hàng liên quan đến sức khỏe và thậm chí
tính mạng của mình. Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng am hiểu rất ít về thuốc nếu
khơng phải là người trong chun ngành.


<i>Ví dụ: Khi bệnh sổ mũi hoặc nhức đầu,… người bệnh sẽ đến nhà thuốc </i>


hoặc đại lý rồi yêu cầu lấy cho mình vài lần thuốc cảm.


Cịn đối với một số người có thu nhập cao hơn thì họ sẽ đến bác sĩ khám
bệnh, sau đó bác sĩ sẽ kê toa và lại tiếp tục đến nhà thuốc để mua theo đơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b> 5.3.5.2. Chính sách chăm sóc khách hàng </b>


Câu lạc bộ khách hàng với những ưu đãi của nó là sự thành công lớn của
Dược Hậu Giang trong năm qua trong việc giữ chân khách hàng. Trong năm
2008 ta có thể tiếp tục chiến lược “ưu tiên chăm sóc, tạo mối quan hệ ngày càng
tốt với khách hàng cũ, sau đó mới tìm cách thu hút khách hàng mới”. Bởi vì chi
phí để lơi kéo một khách hàng mới thông thường gấp 6 lần để giữ chân một
khách hàng cũ. Khách hàng cũ rất quan trọng vì họ sẽ giúp chúng ta có sự ổn
định về số lượng cần thiết để sản xuất đại trà đảm bảo doanh thu cho Công ty. Họ
là những khách hàng sẽ bảo vệ thương hiệu của chúng ta và tiếp tục ủng hộ
chúng ta, họ cũng sẵn lòng bỏ qua cho chúng ta nếu đôi lúc chúng ta phạm sai
sót. Chính vì vậy chúng ta cần phải chú ý đầu tư hợp lý, cụ thể như sau:


- Đối với khách hàng cũ: Chúng ta sẽ ưu đãi hơn bằng các chương trình
khuyến mãi để họ có thể bán hàng ra nhanh chóng.


- Đối với khách hàng mới: Công ty sẽ đào tạo một đội ngũ bán hàng thật


linh hoạt và nhạy bén để thâm nhập thị trường mới, khuyến khích họ tham gia
các chương trình của Dược Hậu Giang.


<b>5.3.6. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực </b>


Trong những năm qua, Công ty đã xác định: để tiếp tục tồn tại và phát
triển trong q trình hội nhập, trong khi máy móc thiết bị công nghệ gần như
giống nhau giữa các doanh nghiệp thì yếu tố tạo nên sự cạnh tranh sẽ là con
người. Chính vì thế, Công ty luôn chú trọng đầu tư phong trào học tập cho
cán bộ công nhân viên nhằm tiếp cận khoa học, công nghệ và tri thức mới. Cố
gắng tạo môi trường làm việc tốt cùng với các chính sách đãi ngộ để thu
hút được nguồn nhân lực nhiệt huyết có trình độ cao.


<b> 5.3.6.1. Đối với công nhân </b>


Lãnh đạo phải thường xun kiểm tra đơn đốc, chăm sóc tốt đời sống
công nhân viên chức cả về tinh thần lẫn thể chất. Tạo động lực làm việc cho cơng
nhân trên tinh thần phát huy tính tự chủ, sáng tạo.


Tiếp tục duy trì chế độ bảo hiểm cho công nhân như Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm sinh mạng. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho công
nhân, đặc biệt là công nhân nữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

nhân viên Công ty, tạo nhân viên có cảm giác như ở chính nhà mình. Tiếp tục
duy trì chế độ ăn giữa ca, chế độ độc hại, bồi dưỡng ca 3.


Tăng cường những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại Công ty
giúp cho toàn thể nhân viên gắn bó với nhau hơn, nâng cao hiệu suất lao
động.



Mang đến cho công nhân cảm giác được tôn trọng.


<b> 5.3.6.2. Đối với cán bộ, công nhân viên </b>


Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện lãnh đạo, nhân viên
nhằm chuyên sâu công việc đang làm như:


- Đào tạo nâng cao: kiến thức WHO GMP/GLP/GSP cho tồn thể
CBCNV, kiến thức chun mơn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực.


- Huấn luyện những kiến thức cơ bản về Công ty, về
GMP (Good Manufacturing Practices – Thực hành tốt sản xuất thuốc)
GLP (Good Laboratory Practices – Thực hành tốt phong thí nghiệm)
GSP (Good Storage Practices – Thực hành tốt bảo quản thuốc)
Tập huấn an toàn nghề nghiệp,..


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>CHƯƠNG 6 </b>


<b> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>


<b>6.1. KẾT LUẬN </b>


Sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cánh cửa
bảo hộ khơng cịn nữa. Cùng với sự đổi mới khá toàn diện của nền kinh tế, thị
trường trong nước cũng đối diện với nhiều biến động. Thông qua phân tích hoạt
động kinh doanh nhiều vấn đề được đặt ra đối với từng doanh nghiệp mà trong
đó vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong những nhiệm vụ rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và Cơng ty Cổ Phần Dược Hậu Giang
nói riêng.



Qua q trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh (về công nghệ sản xuất, thế
mạnh sản phẩm, công tác Marketing, bán hàng và nguồn nhân lực) và q trình
phân tích hoạt động kinh doanh (về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tài chính) tại
Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang từ năm 2005 đến năm 2007, em xin có một
vài kết luận sau:


Nhìn chung, do được cổ phần hố từ doanh nghiệp Nhà Nước (từ năm
2005) nên nguồn vốn của Cơng ty cũng từ đó tăng lên rất nhiều góp phần mở
rộng và phát triển sản xuất kinh doanh nên Công ty làm ăn ngày càng hiệu quả
(thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận năm 2006 và 2007). Cơng ty cần duy trì
mức tăng trưởng về lợi nhuận đồng thời cần tiếp tục phát huy hơn nữa mọi nguồn
lực của mình để phát triển doanh thu. Bên cạnh đó, Cơng ty cần nghiên cứu cắt
giảm bớt các khoản chi phí khơng hiệu quả để hoạt động kinh doanh trở nên tốt
hơn.


Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường ngày càng trở nên cạnh
tranh gay gắt và đối phó với những tác động từ mơi trường bên ngồi, Cơng ty
cần có chiến lược kinh doanh với những kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng
giai đoạn, từng thời kỳ hoạt động. Sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn
và tài sản đầu tư cho Công ty, điều này sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn, đạt kết
quả cao hơn trong kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Cơng ty phải phối hợp cách tồn diện các
nguồn lực, hạn chế những nhược điểm đồng thời phát huy những thế mạnh của
Công ty tạo nên vị thế cạnh tranh trên thị trường.


Trải qua nhiều thử thách phải đối mặt, từ một xí nghiệp Liên hợp Dược
Hậu Giang thấp bé, nay Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang đã có một chỗ đứng
nhất định trong thương trường và không ngừng phát triển. Với những thành tựu
mà Cơng ty có được cùng với sự nổ lực phấn đấu không ngừng chắc chắn trong


tương lai Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang sẽ ngày càng lớn mạnh hơn.


<b>6.2. KIẾN NGHỊ </b>


Nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn tồn tại trên để Công ty hoạt động
được hiệu quả hơn, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty và
tạo được nhiều tích lũy hơn, em xin có vài lời kiến nghị đóng góp.


<b> 6.2.1. Kiến nghị đối với Công ty </b>


- Khả năng sản xuất của Công ty đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu
tiêu thụ thuốc trong nước và thực tế cho thấy một số loại thuốc do Công ty
sản xuất không đủ để bán.


@ Biện pháp trước mắt là tăng ca sản xuất đồng thời có chế độ bồi
dưỡng phù hợp cho công nhân, nhân viên.


Về lâu dài Công ty nên cần đầu tư thêm máy móc, thiết bị cơng
nghệ mở rộng quy mơ sản xuất.


- Kiểm sốt tốt chi phí để xây dựng cơ cấu giá thành hợp lý, tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.


- Mở rộng thêm hệ thống phân phối ở các khu vực Nha Trang, Quảng
Ngãi, Đà Nẵng để nâng cao doanh thu tiêu thụ ở thị trường miền Trung.


- Tăng cường tuyển chọn và thu hút nguồn nhân lực giỏi từ bên ngoài
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Thời gian tuyển chọn thích
hợp nhất trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.



- Cuối cùng, tiếp tục giữ vững lòng tin ở các nhà đầu tư và các cổ đông
bằng cách duy trì tình hình tài chính lành mạnh, báo cáo tài chính kịp thời, minh
bạch và cơng khai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Nhà nước cần tăng cường việc kiểm tra về chất lượng, tạo sự phân biệt rõ
ràng giữa các sản phẩm có chất lượng đảm bảo với các sản phẩm khơng đủ tiêu
chuẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác chống hàng nhái, hàng giả, trốn
thuế gây cạnh tranh không lành mạnh, làm thất thu ngân sách Nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>1. Nguyễn Tấn Bình (2003). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại </i>
học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.


<i>2. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (2001). Quản trị tài chính, Tủ sách </i>
Trường Đại học Cần Thơ.


<i>3. PGS.TS Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị Mỵ (2001). Kinh tế và Phân tích </i>


<i>hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, TP.HCM. </i>


<i>4. Duy Minh (2006). “Thủ lĩnh Dược Hậu Giang”, Diễn đàn doanh nghiệp. </i>
<i>5. Kế toán trưởng Phạm Hữu Lập (chịu trách nhiệm) (2007). Bản cáo bạch </i>


<i>– Chào bán cổ phiếu ra công chúng, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. </i>


<i>6. Phòng Nhân sự (2007), Dự thảo điều lệ Công ty cổ phần Dược Hậu </i>



<i>Giang. </i>


7. Phịng Quản trị tài chính - Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
<i>i. Báo cáo tài chính năm 2005 (số liệu đã kiểm tốn) </i>
<i>ii. Báo cáo tài chính năm 2006 (số liệu đã kiểm tốn) </i>
<i>iii. Báo cáo tài chính năm 2007 (số liệu chưa kiểm tốn) </i>
8. Thơng tin từ các trang Web:






</div>

<!--links-->

×