Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra học kỳ I Lịch sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.68 KB, 5 trang )

- 1 -
1. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn trong bài Cảnh ngày
hè của Nguyễn Trãi (Hoặc: Nêu cảm nghĩ về giá trị nội dung và nghệ thuật
của bài Cảnh ngày hè).
Bài làm:
A. Mở bài:
- Cảnh ngày hè – bài 43 nằm trong mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình), nhưng
bài thơ không nặng về giáo huấn, khuyên răn, triết lí mà lại thể hiện cảm xúc tinh tế của
tâm hồn Nguyễn Trãi trước thiên nhiên và cuộc sống.
B. Thân bài:
a. Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống của ngày hè
- Nguyễn Trãi là nhà thơ của thiên nhiên. Ông đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh,
mọi tư thế…Cảnh ngày hè cho thấy sự giao cảm tinh tế của hồn thơ Ức Trai với thiên
nhiên tạo vật. Thật hiếm hoi và có phần đặc biệt khi ta gặp trong thơ ông một hoàn cảnh:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
+ Thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản, khí trời mát mẻ trong lành…Một ngày
như thế trong đời Nguyễn Trãi không nhiêu. Ông là người thân không nhàn mà tâm cũng
không nhàn. Cả cuộc đời ông luôn mang trong mình nỗi lòng canh cánh lo cho dân, cho
nước. Ông không có một phút thảnh thơi, vui thú cho riêng mình.
+ Hiện ra trước mắt người đọc là một bức tranh mùa hè sinh động, đầy sức sống:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Bức tranh được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc, hương sắc, âm
thanh, con người và cảnh vật: màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu,
thêm vào đó là mùi hương thơm ngát của hoa sen. Cách ngắt nhịp 3/4 không theo nhịp 4/3
của thơ Đường luật làm nổi bật hơn cảnh ngày hè:
Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ
Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương.


Tiếng “lao xao chợ cá” – đặc trưng của làng chài hòa cùng tiếng ve kêu inh ỏi – âm thanh
đặc trưng của mùa hè càng làm bức tranh thêm sống động.
-> Từ láy “lao xao” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ khiến ta cảm nhận rõ sự giao cảm tinh
tế, hài hòa của hồn thơ Nguyễn Trãi với thiên nhiên. Ông cảm nhận thiên nhiên bằng mọi
cảm giác có thể: từ thị giác sang khứu giác, thính giác và cả sự liên tưởng.
- 2 -
+ Cảnh vật ngày hè lúc này hiện lên vào cái giờ khắc của ngày tàn: cuối ngày (lầu tịch
dương – mặt trời sắp lặn). Nhưng sự sống không dừng lại, mà dường như còn mạnh mẽ
hơn. Tác giả sử dụng các động từ mạnh “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn” như càng tô
đậm thêm sự trỗi dậy của thiên nhiên, thiên nhiên đang căng tràn nhựa sống, đang vươn lên
hết lớp này đến lớp khác.
 Qua bức tranh thiên nhiên sinh động, đầy sức sống, chúng ta thấy được
sự giao cảm mạnh mẽ, đầy tinh tế của Nguyễn Trãi đối với cảnh vật. Tất cả đều có cội
nguồn sâu xa từ tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.
b. Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ
- Nguyễn Trãi hết mực yêu thiên nhiên, nhưng trên hết đối với ông vẫn là
tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước. Mặc dù Cảnh ngày hè được sáng tác
vào khoảng thời gian ông đã cáo quan về quê sống, đã hoàn toàn xa lánh chốn quan trường
đầy bon chen, vụ lợi, nhưng tâm trí ông lúc nào cũng lo nghĩ về dân, về nước:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
- Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động làng chài được yên
vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong
ngợi ca phong cảnh.
- Câu kết của bài thơ gồm sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc
của cả bài. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc : “dân giàu đủ”. Nhưng đó
phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: “khắp đòi phương”.
C. Kết bài:
Bài thơ Đường luật thể thất ngôn xen lục ngôn thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn Nguyễn
Trãi. Một con người giàu lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Lí tường “Dân giàu, đủ khắp

đòi phương” của Nguyễn Trãi đến hôn nay vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta là thế hệ
tương lai của đất nước cần phải bồi dưỡng thêm cho tâm hồn mình tình yêu quê hương, đất
nước như Ức Trai, để góp phần xây dựng tổ quốc, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng và văn minh”.
2. Quan điểm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài
“Nhàn” (Hoặc: Phân tích bài thơ Nhàn để hiểu rõ hơn con người Nguyễn Bỉnh
Khiêm)
Bài làm:
A. Mở bài:
- Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cả trong thơ chữ Hán và chữ
Nôm: “rỗi nhàn”, “thân nhàn”, “phận nhàn”…Bài thơ Nhàn là bức chân dung Nguyễn Bỉnh
Khiêm được chụp từ nhiều góc độ khác nhau: cuộc sống, tâm hồn và trí tuệ.
B. Thân bài:
- 3 -
a. Góc độ thứ nhất, Nhàn là bức chân dung cuộc sống của Nguyễn Bỉnh
Khiêm:
- Hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp của ông trong cuộc sống thuần hậu:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
+ Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ quen
thuộc của nhà nông: “mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá. Cách sử
dụng số từ : “Một…, một…, một…” cho thấy tư thế hoàn toàn chủ động, chu đáo và sẵn
sàng của ông, hòa vào cuộc sống mới – cuộc sống của những người nông dân lam lũ, vất
vả. Thái độ của Cụ Trạng hoàn toàn vui vẻ, không chút buồn phiền: “Thơ thẩn dầu ai vui
thú nào”
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mang đậm vẻ đạm bạc mà thanh cao:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
+ Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm
bạc, cây nhà lá vườn do chính bàn tay và sức lao động của Cụ Trạng làm ra. Không chỉ thế,

ông sinh hoạt cũng như bao người dân quê khác: không cao sang, quyền quý, mà cũng tắm
hồ, tắm ao…
+ Đạm bạc mà không ảm đạm. Đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở
về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy.
-> Hai câu thơ là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa : xuân, hạ, thu,
đông.
b. Góc độ thứ hai, Nhàn là bức chân dung tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là người thẳng thắn, trung nghĩa. Vì dâng sớ xin vua chém mười
tám tên lộng thần không được, nên ông cáo quan về quê sống, chứ không phải ông trốn
tránh cuộc đời như nhiều người nghĩ. Nhờ vậy, chúng ta mới có dịp tìm hiểu con người
ông qua Nhàn – một bài thơ được sáng tác khi ông đã rời bỏ chốn quan trường.
- Yêu thiên nhiên nên ông trở về sống với thiên nhiên. Yêu đến độ giữa con người và thiên
nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa, mùa nào cũng có những ưu đãi cuộc sống thanh
tao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên là thoát ra
ngoài vòng ganh đua của thói tục, không bị cuốn hút vào vòng xoáy danh lợi.
- Nhân cách của ông đối lập với danh lợi như nước với lửa:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.
+ “Nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao”, “ta dại” đối lập với “người khôn”. Ta tìm nơi
vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh ta, ta cũng không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của
- 4 -
thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn. Người đến chốn lao xao là đến chốn sang trọng, ngựa
xe tấp nập, thủ đoạn, bon chen, mua danh bán tước…Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là
sự phủ nhận danh lợi : “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn” (thơ Nôm, bài 13).
c. Góc độ thứ 3, Nhàn là bức chân dung trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Cụ Trạng là người trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo và uyên thâm. Ông tìm đến say để mà tỉnh:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Ông tỉnh táo chọn lựa cho mình một nơi thư thái của tâm hồn “nơi vắng vẻ”, mặc cho
người đời đua nhau tìm “chốn lao xao”. Như vậy không có nghĩa là ông thích cuộc sống

nhàn hạ, thích hưởng thụ, thích xa lánh xã hội và cuộc đời. Ông chỉ muốn bảo toàn nhân
cách trong sạch của mình giữa cuộc sống phàm tục, muốn tìm về với thiên nhiên xa rời
danh lợi. Bởi ông nhận ra công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao.
C. Kết bài:
Bài thơ là bức chân dung tự họa của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người và nhân cách. Qua
Nhàn, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn quan điểm của Bạch Vân cư sĩ về cuộc sống Nhàn.
Nhàn ở đây là hòa mình vào thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Chúng
ta hãy xác định cho mình một quan điểm sống phù hợp, đừng vì danh lợi và những thứ xa
hoa phù phiếm mà đánh mất đi nhân cách của mình. Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho
dân, cho nước mà không chút vụ lợi vì bản thân.
Câu 3 điểm: Nghị luận xã hội - An toàn giao thông
I. Mở bài:
Trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm nhiều
nhất.Vì sao? Vì nó là một vấn đề cần thiết và có tác động lớn tới cộng đồng-xã hội.
Hiện nay, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn giao thông đang diễn ra khá nhiều như: mất
trật tự nơi công cộng (trường học, bệnh viện, khu giải trí…), phóng nhanh lấn chiếm lòng
lề đường, vượt ẩu, lạng lách, chở quá qui định, vượt đèn đỏ…
II. Thân bài:
- Hàng ngày, có rất nhiềi tai nạn giao thông đã cướp hết biết bao sinh mạng của người vô
tội, theo thống kê hàng năm thì Việt Nam là một trong nhữn nước có số người chết vì tai
nạn giao thông thuộc loại nhiều nhất trên thế giới. Nhưng những số liệu này có được là do
đâu? Đó là do những người không có ý thức an toàn giao thông…
- Vậy an toàn giao thông là gì? An toàn giao thông là sự chấp hành nghiêm chỉnh các qui
luật về giao thông để tránh nguy hiểm cho chính bản thân mình va cộng đồng. Muốn giảm
bớt những nguy hại cho xã hội, mỗi người chúng ta cần biết nhận thức trách nhiệm, ý thức
của bản thân và tuân thủ đúng điều lệ do nhà nước đặt ra. …
- 5 -
- Trên thực tế, nhiều người tham gia giao thông không chịu chấp hành theo luật, nhiều
người tham gia giao thông trong tình trạng không tỉnh táo, không quan tâm đến những
người xung quanh, gây hậu quả nghiêm trọng…(liên hệ thực tế)

- Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông, tuyên
truyền và phát động nhiều chương trình có ý nghĩa giao thông an toàn, xử lí nghiêm những
trường hợp vi phạm…
III. Kết bài
Để đất nước, xã hội mình tiến triển hơn nữa, mỗi người cần đóng góp phần nào đó công
sức của mình vào công công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta hãy cố gắng
chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông để bảo vệ và đẩy đất nước, xã hội mình lên một
bước cao hơn.

×