Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đầu tư mạo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.76 KB, 4 trang )

Đầu tư mạo hiểm (Phần I)
TÌM HIỂU VỀ VENTURING
Phần I: Các tính huống
Tình huống 1:
Công ty của bạn đang trên đà phát triển, số lượng hợp động, doanh số ngày càng
tăng. Nhu cần mở rộng kinh doanh tỏ ra cấp thiết để sản phẩm/dịch vụ của bạn có
thể khẳng định được vị trí trên thị trường, tuy nhiên để thuê thêm địa điểm, nhân
lực, chi phí quảng cáo marketing rất lớn mà vốn của công ty không thể đáp ứng
được. Mặt khác ngân hàng không thể cho cty vay một số tiền lớn như vậy vì bạn
không có đủ số tài sản thế chấp cần thiết. Làm sao để có được tiền đầu tư đây?
Tình huống 2:
BẠN có một ý tưởng kinh doanh rất hay và đang từng bước triển khai thực hiện ý
tưởng đó. Tuy nhiên, do “nguồn gốc” của BẠN chỉ là một thằng kỹ thuật thuần
túy nên BẠN thực sự lúng túng trước một núi công việc của 1 công ty start-up như
là: quản lý, tài chính, kế toán, marketing…, chưa kể đến việc BẠN lại chưa có
những mối quan hệ nào đáng kể có thể “bọc lót” cho BẠN.
Tình huống 3:
Kế hoạch kinh doanh của BẠN rất hay nhưng đồng thời cũng rất mạo hiểm, BẠN
không muốn trút hết hầu bao của mình và gia đình vào kế hoạch này. Ngoài vốn,
bạn cũng muốn có người vừa đỡ đần, nhắc vở trên các bước đi của mình. Khi đó
bạn sẽ cần đến VC.
Tình huống 4:
Ước mơ của bạn là mở một công ty và niêm yết nó trên thị trường chứng khoán
(IPO), tuy nhiên điều kiện được niêm yết lại cực kỳ khó khăn, đặc biệt là khoảng
vốn và quy mô của công ty cần phải có. Ví dụ như để niêm yết ở sàn chứng khoán
HCM (HoSTC) thì số vốn tối thiểu là 20 tỉ; ở sàn NewYork là vài ba triệu đô. Vậy
làm sao có thể mở rộng kinh doanh, tăng thêm vốn để ước mơ IPO trở thành hiện
thực?
Trong vòng đời kinh doanh và đặc biệt là với các công ty mới mở (start-up
company) thì những tình huống này sãy khá thường xuyên. Vậy chúng ta thử lướt
qua nền công nghiệp đầu tư mạo hiểm sẽ rất phát triển ở những nước đang phát


triển như Việt Nam nó như thế nào.
PHẦN II: Các câu hỏi
1. Tại sao lại cần đến VC?
Lúc nào anh em rơi vào các tình huống ở trên thì lúc đó anh em nên nghĩ đến VC
như là một option để giải quyết.
2. VC là ai? VC khác với Entrepreneur, Investor ở điểm nào?

Để chỉ mối quan hệ giữa Entrepreneur, Venture Capitalist, Investor & Bank tôi xin
lấy sơ đồ trên trong một quyển sách Harvard Business Review.
Entrepreneur thường được hiểu là doanh nhân, là ông chủ của một công ty; hoặc
cũng có thể được hiểu là một người đứng đầu một dự án nào đó trong một tập
đoàn.
Vậy ông VC và ông Investor khác nhau ở điểm nào? Nhìn trên sơ đồ trên ta dễ
dàng nhận ra được là ông investor (nhà đầu tư) thường chỉ có tiền để cung cấp vốn
cho ai đó mà không đi kèm theo một hoạt động nào khác. Investor có thể là một
nhóm, một công ty hoặc là công chúng, thậm chí các anh chị bán trà đá, trông xe
nhưng vẫn có tài khoản ở các sàn chứng khoán SSI, BVS, BSC…thì cũng có thể
gọi là Investor. Nhưng để được coi là VC thì phải ở đẳng cấp khác hẳn nên các chị
bán trà đá, anh trông xe có nhiều tiền cũng không thể trở thành một VC được.
Như trên hình vẽ, VC có nhiều quyền lực & quan hệ và có nhiều kiến thức chuyên
môn hơn. Quyền lực & quan hệ ở đây thể hiện thông qua vai trò cầu nối giữa các
nhân vật Entrepreneur, Investor và Bank lại với nhau. Lấy ý tưởng từ
Entrepreneur, mượn tiền từ nhà băng và thu hút thêm vốn đầu tư của các investor
khác sau đó cung cấp tiền đố lại cho Entrepreneur. Cụ thể hoạt động của VC như
thế nào chúng ta sẽ bàn thêm ở phần sau.
Các con giời VC thường hoạt động như thế nào?
Vòng đời hoạt động của các VC thường như sau:
1. Tìm kiếm & đánh giá các dự án tiềm năng. Các dự án này có thể từ các công ty
của Entrepreneurs hoặc từ các bộ phận R&D của Trường, Viện hoặc các công ty
khác. Thường các VC chỉ theo đuổi 3-5 dự án 1 lúc nên để quyết định chọn một dự

án để đầu tư VC thường sàn lọc khá kĩ đảm bảo rủi ro là ít nhất và lợi nhuận nhiều
nhất.
2. Đàm phán để tiến đến thống nhất trong việc điều hành công ty. Đây là công
đoạn khó khăn, thường thì các VC đòi hỏi được nhiều quyền kiểm soát công ty ở
giai đoạn đầu và sẽ thả lỏng dần ở giai đoạn tiếp theo nếu công việc tiến triển tốt
đẹp.
3. Thu hút vồn đầu tư. Như đã đề cập ở trên, với danh tiếng và quan hệ của mình
VC có thể lấy thêm vốn đầu tư từ các investor hoặc mượn thêm từ ngân hàng.
4. Giải ngân. Thường thì chẳng bao giờ VC đưa hết tiền cho bạn cả, mà VC sẽ giải
ngân một cách từ từ, từng giai đoạn. Thường thì VC đầu tư rất ít vào giai đoạn
start-up và vào công việc vận hành thông thường. VC sẽ chi manh tay vào lúc cần
mở rộng sản xuất và quảng bá thương hiệu.
5. Chỉ đạo & tư vấn quản lý. Một mặt để đảm bảo đồng vốn bỏ ra, một mặt với
kinh nghiệm già đời của mình, VC thường tham gia khá sâu nhưng không chi tiết
vào quá trình quản trị doanh nghiệp. Họ thường đưa ra những chỉ dẫn mang tính
chiến lược cho các CEO của các doanh nghiệp và nhiều khi những chỉ dẫn này là
mang tính bắt buộc.
6. Chỉ đạo thực hiện quá trình IPO: Thường mục tiêu cuối cùng của các VC là đẩy
các công ty mình đầu tư niêm yết trên sàn (IPO) nên đây là giai đoạn quan trọng
nhất là lúc hưởng thụ thành quả bao nhiêu lâu nuôi “gà”. Sau khi IPO xong thì
cũng là lúc VC dần bỏ vai trò kiểm soát và quản lý của mình trong công ty.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×