Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

129 Phát huy hiệu quả vốn đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.13 KB, 83 trang )

Trang
1

CHƯƠNG I :
KHÁI QUÁT VỀ VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM.

1.1) Khái niệm:

Khi tìm nguồn tài trợ cho bất kỳ một giai đoạn nào trong một chu kì sống của
mình, các doanh nghiệp cũng phải xem xét mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải
gánh chịu. Xét trong giai đoạn khởi sự thì doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro kinh
doanh rất lớn cho nên doanh nghiệp phải tìm một nguồn tài trợ thích hợp nhằm để
hạn chế rủi ro tài chính. Như vậy rỏ ràng, trong giai đoạn này một cấu trúc sử dụng
nợ sẽ không khả thi vì trong giai đoạn mới khởi sự qui mô doanh nghiệp còn nhỏ,
doanh nghiệp chưa có đủ tài sản để thế chấp và uy tín của doanh nghiệp chưa đủ để
đáp ứng nhu cầu vay vốn từ ngân hàng. Và đồng thời nó cũng làm gia tăng chi phí
của doanh nghiệp do gánh nặng chi trả lãi suất tiền vay. Và doanh nghiệp cũng khó
nhận được tài trợ bằng vốn cổ phần bởi trong giai đoạn này doanh nghiệp chưa đủ
các tiêu chuẩn để phát hành chứng khoán ra công chúng.
Vấn đề đặt ra là nguồn tài trợ nào cho doanh nghiệp trong giai đoạn này? Với
những đặc điểm đó thì vốn đầu tư mạo hiểm được xem là đáp án tối ưu cho bài toán
về vốn của các doanh nghiệp mới khởi sự. Ở các doanh nghiệp này có một tiềm
năng tăng trưởng rất lớn nhưng đi theo nó là yếu tố rủi ro cũng rất cao. Vậy vốn đầu
tư mạo hiểm là gì?
- Vốn đầu tư mạo hiểm
:
Vốn đầu tư mạo hiểm là những khoản đầu tư cổ phần vào giai đoạn đầu của
những doanh nghiệp mới khởi sự, các doanh nghiệp này đang cần vốn để tài trợ cho
việc phát triển sản phẩm mới hoặc ý tưởng về khoa học công nghệ, do vậy đây là
những khoản đầu tư hứa hẹn một tiềm năng tăng trưởng rất lớn để bù đắp cho mức
độ rủi ro cao hơn. Các chuyên gia quản lý vốn đầu tư mạo hiểm sẽ tìm kiếm các


khoản thu nhập vốn tiềm năng cao hơn.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn thì vốn đầu tư mạo hiểm là nguồn tài chính
đầu tư cho các doanh nghiệp dươi hình thức vốn cổ phần và các khoản đầu tư gần

Trang
2

giống vốn cổ phần, có thời hạn trung bình (3-5 năm). Mục tiêu là tìm kiếm được
khoản thu nhập vốn cao hơn mức trung bình. Bên cạnh việc cung cấp vốn, các
chuyên gia quản lý quỹ vốn đầu tư mạo hiểm còn cung cấp cho các doanh nghiệp
những hỗ trơ về mặt phi tài chính như: chiến lược kinh doanh, marketing, khách
hàng, đối tác tiềm năng,…tạo điều kiện cho doanh nghiệp bước sang một giai đoạn
tăng trưởng tiếp theo và chuẩn bị sẵn sàng để doanh nghiệp được chuyển giao cho
các cổ đông khác.
Vốn đầu tư mạo hiểm được huy động thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm và
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty quản lý quỹ để đầu tư vào các doanh
nghiệp, các dự án khả thi.
- Quỹ đầu tư mạo hiểm
:
Quỹ đầu tư mạo hiểm là một định chế trung gian chuyên đầu tư vào các
doanh nghiệp mới khởi sự nhằm mong đợi một sự gia tăng thu nhập cao hơn mức
bình quân để bù đấp cho rủi ro của khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn mức bình
quân.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường nhắm vào giai đoạn đầu của doanh nghiệp
mới khởi sự. Doanh nghiệp ở giai đoạn này có mức độ rủi ro cao nhưng đồng thời
cũng hứa hẹn một sự gia tăng giá trị khoản đầu tư trong tương lai (nếu doanh nghiệp
tăng trưởng và phát triển tốt). Và khi đó các quỹ đầu tư có thể thực hiện một cuộc
thoát vốn bằng cách bán cổ phần trên thị trường chứng khoán hoặc bán toàn bộ cổ
phần của mình cho đối tác khác. Do vậy, các quỹ đầu tư mạo hiểm không chỉ đầu tư
vốn mà còn hỗ trợ doanh nghiệp về nhiều mặt: tư vấn tài chính, marketing, hoạch

định kế hoạch kinh doanh,…nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, nâng cao
giá trị doanh nghiệp.
1.2.) Các thành phần của quỹ đầu tư mạo hiểm
.
- Các nhà đầu tư mạo hiểm: bất kỳ một các nhân, một tổ chức nào cũng đều
có thể trở thành nhà đầu tư mạo hiểm. Họ có thể là cá nhân giàu có, là các tập đoàn
công nghiệp lớn hoặc các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng,
quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm,…họ có lượng tiền nhàn rỗi lớn, sẵn sàng đầu tư và

Trang
3

chấp nhận rủi ro cao đễ hi vọng đạt được những khoản lợi nhuận cao như mong
muốn trong tương lai.
- Các nhà quản lý quỹ: họ chính là những người quản lý quỹ ĐTMH, tiến
hành ĐTMH chuyên nghiệp, vừa có kiến thức về công nghệ, vừa có tài năng quản
trị, họ hoạt động vốn từ các nhà ĐTMH, họ tìm kiếm và đánh giá các cơ hội đầu tư,
thực hiện công cuộc thoát vốn để thu hồi vốn và lợi nhuận cho quỹ. Quá trình này
được lập đi lập lại với việc hoạt động quỹ mới cho những cơ hội đầu tư mới. Với
đặc điểm trên, ta có thể thấy vốn mạo hiểm mang tính chu kỳ.
- Các doanh nghiệp: chủ yếu là các DN mới khởi sự, họ là những tổ chức,
những cá nhân đang mong muốn biến một phát hiện công nghệ, một ý tưởng độc
đáo, mới mẻ thành một sản phẩm thành công trên thị trường nhưng do tiềm lực tài
chính có hạn, họ cần có sự góp vốn của các quỹ ĐTMH.
Mối quan hệ giữa 3 nhóm đối tượng trên có thể được phối hợp theo những
mô hình tổ chức và hoạt động khác nhau. Một mô hình thành công phải đảm bảo lợi
ích hài hòa của ba nhóm đối tượng trên, nhờ đó đạt được mục tiêu:
¾ Duy trì và khuyến khích sáng tạo công nghệ, tinh thần khởi nghiệp (duy trì
nhu cầu về vốn đầu tư mạo hiểm).
¾ Tạo động lực cho cá nhân, tổ chức có vốn tham gia đầu tư mạo hiểm (phát

triển nguồn cung) .
¾ Phát huy triệt để năng lực của các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm (đảm
bảo hiệu quả đầu tư).
1.3) Đặc điểm hoạt động của Quỹ ĐTMH :

Theo báo cáo IFC (International Fanance Corporation- Công ty tài chính
Quốc tế) thì hoạt động của các quỹ ĐTMH trên thế giới được xem là thành công khi
chúng mang những đặc điểm:
• Các khoản đầu tư có tiềm năng rất tăng trưởng cao nhưng rủi ro cũng rất lớn
.
Đây là một điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt với các nguồn tài trợ vốn khác
vì thành công chủ yếu của các Quỹ ĐTMH dựa chủ yếu vào kỹ năng tìm kiếm
những dự án đầu tư ban đầu tương đối nhỏ nhưng lại hàm chứa một tiềm năng tăng

Trang
4

trưởng cao. Đầu tư là hoạt động hy sinh những giá trị hiện tại để đạt được những giá
trị không chắc chắn trong tương lai. Nhưng khác với đầu tư thông thường, mục tiêu
của quỹ đầu tư mạo hiểm là kiếm được các khoản thu nhập vốn vượt trội hơn mức
trung bình. Quỹ đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào các công ty trong giai đoạn
mới khởi sự, những công ty mới, thường là trước khi đạt được khả năng thu lợi
nhuận, trước khi bán được một sản phẩm nào đó, thậm chí trước khi phát triển được
sản phẩm, nhưng phải sẵn sàng theo đuổi một con đường tăng trưởng nhanh. Các
nhà tư bản mạo hiểm nắm giữ các công cụ giống như vốn chủ sở hữu, tức là họ
tham gia trực tiếp vào rủi ro kinh doanh của những công ty mà họ đầu tư. Đi kèm
với yếu tố rủi ro cao nhưng điều hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư đó là tiềm
năng mang lại lợi nhuận vượt trội được kỳ vọng của doanh nghiệp được đầu tư.
• Hỗ trợ phi tài chính cho các doanh nghiệp
.

Nhân tố quan trọng để đạt được thành công là việc áp dụng kỹ thuật quản lý theo
kiểu Mỹ – đó là phương pháp tăng thêm giá trị của dự án đầu tư bằng những đóng
góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ngoài sự hỗ trợ về tài chính
cho doanh nghiệp các chuyên gia quản lý quỹ còn hỗ trợ cho doanh nghiệp những
vấn đề khác như: quản lý, chính sách nhân sự, marketing, phát triển sản phẩm,..Với
vị trí cũng như những kinh nghiệm thu được từ các doanh nghiệp khác, quỹ ĐTMH
có thể tác động sâu sắc đến sự phát triển của doanh nghiệp mà họ đầu tư.
• Kỹ năng của các nhà đầu tư
.
Hoạt động của các Quỹ ĐTMH phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của nhà quản lý,
đó là việc đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp mới, và chắc chắn
rằng ý tưởng kinh doanh mới sẽ thành công. Điều này không chỉ yêu cầu nhà quản
lý phải là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính để có thể tạo ra một cấu trúc tài chính
linh hoạt mà họ còn phải có kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp,
nghiên cứu thị trường, bán hàng,…
• Quỹ đầu tư mạo hiểm là một quỹ đầu tư tư nhân.

Vì mức độ rủi ro của quỹ là rất cao nên vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm huy động
bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một số nhóm các nhà đầu tư, có thể được

Trang
5

lựa chọn trước, đó là các cá nhân, thể nhân, các định chế tài chính hoặc các tập đoàn
kinh tế lớn. Các nhà đầu tư thường đầu tư một lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ
yêu cầu về kỹ năng quản lý quỹ rất cao để đảm bảo yếu tố sinh lợi trên số vốn đầu
tư. Vì vậy, quỹ đầu tư mạo hiểm là một quỹ đầu tư tư nhân.
• Cấu trúc hoạt động hai lớp
.
Nhà đầu tư cung cấp tài chính, còn các công ty quản lý quỹ (được thuê) sẽ chịu

trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư và rút vốn.
• Lợi tức dành cho các nhà quản lý quỹ
.
Là sự kết hợp giữa một khoản chi phí cố định (thường là thấp) cùng với một
phần trong khoản lợi nhuận thu được từ các dự án đầu tư mà họ chịu trách nhiệm
quản lý.
• Số lượng dự án nhiều
.
Dòng vào của các dự án phải nhiều, do thường là số dự án được xem xét để có
thể tiến tới một cuộc đàm phán là khá ít, cho nên hoạt động của vốn đầu tư mạo
hiểm này cũng đòi hỏi một nền kinh tế thật năng động và khuyến khích kinh doanh.
• Phần lớn là đầu tư gián tiếp
.
Hình thức đầu tư chủ yếu ban đầu của quỹ đầu tư mạo hiểm là đầu tư trực tiếp,
tuy nhiên từ đầu những năm 80, hình thức đầu tư đã thay đổi, việc tiến hành đầu tư
được thực hiện thông qua nhà quản lý đầu tư tư nhân chuyên nghiệp. Xu hướng này
ngày càng phổ biến thể hiện tính chuyên môn hóa trong lĩnh vực đầu tư vốn mạo
hiểm và dần hình thành ngành công nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm .
• Có sẵn lối thoát vốn
:
Thị trường chứng khoán cung cấp một lối thoát “tự nhiên” cho các nhà đầu tư
mạo hiểm. Tuy nhiên, việc tạo ra nhiều kênh thoát vốn khác nhau như hợp nhất, bán
lại công ty đang quản lý hoặc chuyển quyền sở hữu công ty cũng là vấn đề quan
trọng. Vì vậy, hoạt động này đòi hỏi một thị trường với những qui định rỏ ràng hoặc
có tính chất quốc tế.
Đó là những đặc điểm nổi bậc được rút ra từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt
động thành công trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không phải bất cứ quỹ đầu tư mạo

Trang
6


hiểm nào cũng mang tất cả những đặc điểm nêu trên, tùy vào môi trường kinh
doanh, các đặc điểm kinh tế- xã hội của từng quốc gia mà hoạt động của quỹ có
những thay đổi tương ứng.
1.4) Qui trình hoạt động của quỹ ĐTMH
.
Quá trình để có thể xây dựng một quỹ ĐTMH là một quá trình tốn kém nhiều mặt.
Các thành viên thường phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tiếp thị,
thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào quỹ, tin tưởng vào khả năng
quản lý quỹ cũng như xây dựng niềm tin và lợi nhuận của những khoản đầu tư trong
tương lai. Quá trình hoạt động một quỹ đầu tư mạo hiểm thường trãi qua các giai
đoạn sau:
- Giai đoạn hình thành quỹ
:
Đây là giai đoạn để có thể hình thành nên một quỹ ĐTMH, các nhà tư bản
mạo hiểm nghiên cứu tìm kiếm các nguồn cấp vốn cho quỹ, đồng thời trong thời
gian này các nhà quản lý quỹ tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội đầu tư tốt,
song song đó họ cũng tiến hành các thủ tục chuẩn bị về mặt pháp lý cho sự hình
thành và hoạt động của quỹ.
• Các thành viên tổng quát cảm nhận và phát hiện các cơ hội đầu tư có
tiềm năng phát triển tốt đẹp, có mức tăng trường nhanh và triển vọng lợi nhuận cao.
Thông thường thì các thành viên tổng quát phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, chi
phí để xây dựng hồ sơ dự án, chuẩn bị nền tảng cho triển khai dự án, và phát hiện
các nguồn vốn tương lai khả thi.
• Các thành viên tự thẩm định dự án để lựa chọn sản phẩm, thị trường,
các chiến lược phát triển cũng như lựa chọn hình thức tổ chức doanh nghiệp phù
hợp và cách tổ chức tiếp cận các nguồn tài chính để đi đến quyết định thực hiện.
• Xây dựng mô hình tổ chức và tính pháp lý của quỹ đầu tư mạo hiểm:
công ty đầu tư, quỹ hỗ tương, quỹ đầu tư dạng đóng, mở.
• Sau đó, các thành viên xem xét và ra quyết định về mức vốn, số lần gọi

vốn, mô hình, chi tiết thể thức đầu tư, cơ cấu thành phần quỹ, hội đồng quản trị, hội
đồng điều hành,…Vì phần lớn các thành viên là những định chế tài chính, những

Trang
7

tập đoàn công nghiệp đầu tư nên họ trở thành những người tham gia xem xét thận
trọng các chi tiết thành lập để góp phần đảm bảo cho thành công của quỹ.
• Các thành viên ra quyết định vế các chiến lược thực hiện và chiến lược
chiếm lĩnh thị trường,…
- Giai đoạn gọi vốn
:
• Tổ chức huy động vốn, ấn định ngày đóng quỹ.
• Hợp đồng với các đối tác cung cấp vốn.
Thời kỳ đóng quỹ, gọi vốn đầu tư có thể kéo dài 2-3 năm. Các nhà đầu tư sẽ
có được những quyền ngang nhau căn cứ theo tỉ lệ góp vốn. Quyền lợi đó tiếp tục
được duy trì trong quá trình đóng vốn trừ khi từng thành viên quyết định thay đổi vị
trí và bán đi cổ phần của mình. Trong quá trình hoạt động các nhà đầu tư sẽ thường
xuyên báo cáo để thấy được số tiền đầu tư như thế nào vào các danh mục đầu tư, và
giá trị thị trường của từng danh mục, từng thời kỳ.
- Giai đoạn đầu tư
:
Lợi ích của các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý quỹ phụ thuộc rất lớn
vào kết quả do công cuộc đầu tư mang lại. Do đó, trong từng thời kỳ đầu tư vào các
danh mục và dự án, các nhà quản lý quỹ luôn phải mất nhiều thời gian, công sức để
chọn lọc, thẩm định các dự án đầu tư, thương thuyết mua cổ phiếu hay tham gia vốn
vào các dự án. Để có thể đầu tư hết số vốn mà quỹ hoạt động được, các nhà quản lý
quỹ phải làm việc với hiệu quả rất cao, không ngừng nâng cao kiến thức cũng như
chất lượng kỹ thuật đầu tư để đảm bảo lợi nhuận như cam kết ban đầu. Trong quá
trình này tiếp tục có những đợi gọi thêm vốn để đáp ứng nhu cầu cho đầu tư.

Bên cạnh đó, xuất phát từ quyền lợi của quỹ luôn gắn với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp mà quỹ tiến hành đầu tư, các quỹ có quyền tham gia giám sát, hỗ
trợ, tư vấn,…tích cực về các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như: hệ thống quản lý, nhân sự, tài chính, marketing,… để có thể làm tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp mà quỹ đầu tư.



Trang
8

- Giai đọan tăng cao giá trị:
Sau khi đã thực hiện đầu tư vào các danh mục, các nhà tư bản mạo hiểm tiếp
tục xây dựng bộ máy quản trị quỹ và đặt thêm quan hệ với các tổ chức tài chính,
kinh doanh để tăng thêm vốn quỹ. Trung bình quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ thu hoạch lợi
nhuận sau 5 năm đầu tư.
- Giai đoạn thoát vốn
:
Sau thời gian tăng cao giá trị, giá trị của các dự án đầu tư đã đạt đến mức
mong muốn, các quỹ ĐTMH sẽ thực hiện việc thoát vốn, thoát vốn là một khâu vô
cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của quỹ ĐTMH và nó phản ánh kết quả
đầu tư của quỹ, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ, các quỹ thoát vốn
bằng cách:
• Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng – IPO (Initial Public Offerings).
• Bán toàn bộ doanh nghiệp: là việc bán hoặc sáp nhập 1 công ty cho một công
ty khác lớn hơn hoặc bán công ty cho một cá nhân, tổ chức nào đó.
• Nhượng lại cổ phiếu cho doanh nghiệp nhận đầu tư.
• Bán số cổ phiếu đã đầu tư cho 1 cá nhân, hoặc tổ chức nào đó.
Kết quả thu được qua việc thoát vốn của nhà đầu tư có thể được thể hiện bằng
tiền mặt hoặc các cổ phiếu có khả năng thanh khoản cao trên thị trường vốn.

Toàn bộ thời gian từ giai đoạn hình thành quỹ, gọi vốn, đầu tư đến thu hoạch
của một quỹ có thể khác nhau vì số lượng và thời gian đầu tư của các dự án của một
quỹ có thể biến thiên khác nhau. Tuy nhiên, thời gian để hình thành mục tiêu đầu tư
và thu hoạch của các dự án tối thiểu là 5 năm, có khi có thể dài hơn (5-10 năm) để
các dự án của họ có thể đạt được lợi nhuận.







Trang
9


Sơ đồ1: Qui trình hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm.






























GIÁM SÁT VÀ TẠO GIÁ TRỊ
• Hỗ trợ của HĐQT/BGĐ
• Đánh giá hoạt động và kiểm tra
• Tuyển cán bộ quản lý
• Hỗ trợ quan hệ với bên ngoài
• Hỗ trợ dàn xếp bổ sung tài chính
THU HOẠCH KẾT QUẢ ĐẦU TƯ
• IPO
• Bán thương mại
• …
Xúc tác các thỏa thuận Củng cố các cam kết đầu tư
ĐÓNG QUỸ GỌI VỐN LẦN ĐẦU
PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM QUỸ
Chọn lọc

DAĐT

Thẩm
định các
DAĐT

Thương
thuyết các
thương vụ
và các
giai đoạn
đầu tư

Tiếp tục
các lần
gọi vốn

Đầu tư
vốn vào
dự án

Trang
10

1.5) Phân loại quỹ đầu tư mạo hiểm:
1.5.1) Nếu xét về cơ cấu tổ chức thì có các hình thức tổ chức của một quỹ
đầu tư mạo hiểm:
+ Mô hình hợp danh hữu hạn:
Tổ chức theo mô hình hợp danh hữu hạn (limited partnership) cho đến nay được
xem là ưu việt hơn trong việc tạo ra một cơ chế phân chia trách nhiệm và quyền lợi

hợp lý, hiệu quả. Trong hình thức tổ chức này có hai loại thành viên: thành viên
tổng quát (general partners) và thành viên hợp danh hữu hạn (limited partners).
• Các thành viên tổng quát :
Họ là những người lập ra và quản lý vốn đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp, họ
có chức năng tổ chức, kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm, tìm kiếm và lựa
chọn các cơ hội đầu tư tốt nhất, sau đó tiến hành đầu tư, quản trị dự án. Việc đầu tư
vốn vào các doanh nghiệp đòi hỏi các thành viên tổng quát phải tốn nhiều thời gian,
công sức để theo dõi, giám sát, tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhận đầu tư.
Trong quá trình quản lý quỹ, các thành viên tổng quát sẽ nhận một khoản phí quản
lý (lương) và một tỉ lệ nhất định từ tổng số lợi nhuận thu được sau khi thực hiện
công cuộc thoát vốn để đổi lại những đóng góp của họ cho quỹ. Điều này đã tạo ra
động lực mạnh mẽ để các thành viên tổng quát không ngừng nổ lực để tạo ra nhiều
lợi nhuận hơn cho quỹ.
• Những thành viên hợp danh hữu hạn :
Họ là những nhà đầu tư mạo hiểm, họ góp vốn vào quỹ và được chia lợi
nhuận (hoặc chịu rủi ro), họ không có bất cứ vai trò gì trong các quyết định đầu tư
của quỹ. Các thành viên hợp danh hữu hạn thường là các tập đoàn công nghiệp hoặc
là các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí,…
Với hình thức này, các doanh nghiệp được đầu tư không những nhận được sự
hỗ trợ về vốn mà còn nhận được sự hỗ trợ về các mặt quản lý, hoạt động điều
hành,…



Trang
11


Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của quỹ ĐTMH theo mơ hình hợp danh hữu hạn.


THÀNH VIÊN TỔNG QUÁT
-Huy động vốn
-Tìm kiếm, thẩm đònh, chọn lọc DT
-Đàm phán đầu tư
-Giám sát, tư vấn
-Thu hoạch đầu tư
Thành
lập
công ty
quản lý
quỹ
đầu tư
mạo
hiểm
Đóng
góp công
sức và
vốn
Phí quản
lý và chia
lợi nhuận
QUỸ ĐẦU TƯ
MẠO HIỂM

Đóng
góp
vốn
Được
chia lợi
nhuận

Tài trợ
Vốn+lợi
nhuận (lỗ).
THÀNH VIÊN TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN
-Tập đoàn công nghiệp
-Tổ chức tài chánh ( ngân hàng,
công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí,…)
-Chính phủ
-Cá nhân
DOANH
NGHIỆP
Thoát vốn
-IPO
-Bán thương mại
-Mua lại cổ phần
Trang
12

+Mô hình công ty con:
Ngoài hình thức hợp danh hữu hạn, còn có một hình thức tổ chức khác của
quỹ đầu tư mạo hiểm, đó là hình thức quỹ là công ty con của các tập đoàn công
nghiệp hay các tổ chức tài chính lớn (mô hình này là nét đặc trưng của các quỹ đầu
tư mạo hiểm ở Nhật). Trong hình thức này, công ty mẹ thực hiện tài trợ vốn đầu tư
mạo hiểm cho doanh nghiệp là nhằm tạo mối quan hệ với những doanh nghiệp mới
để cung cấp những dịch vụ khác hoặc hi vọng vào những khoản lợi nhuận trong
tương lai.
So với hình thức hợp danh hữu hạn, loại hình này có những khuyết điểm như sau:
• Hội đồng quản trị của công ty con sẽ đưa ra quyết định phê chuẩn các
khoản đầu tư, trong đó việc quản lý các khoản đầu tư của quỹ lại do một công ty

quản lý vốn mạo hiểm được thuê đảm trách. Như vậy, hình thức này sẽ không tạo ra
được các nhà đầu tư chuyên nghiệp, mà nếu có thì năng lực của họ cũng bị lãng phí
và họ không có quyền đưa ra các quyết định đầu tư.
• Thù lao cho những người quản lý quỹ là một khoản tiền lương và một
khoản thưởng nào đó, không gắn liền với thành quả đầu tư, vì thế tính chất khuyến
khích không mạnh.
• Công ty phải trung thành với lợi ích của công ty mẹ chứ không phải vì lợi
ích của công ty được nhận đầu tư. Điều này đôi khi dẫn đến xung đột lợi ích giữa
nguồn tài trợ và người khởi nghiệp, giữa quỹ của công ty với nhà đầu tư mạo hiểm
khác.
• Đội ngũ nhân viên quản lý của công ty con là do công ty mẹ cử tới, sau một
thời gian hoạt động, họ trở về làm việc cho công ty mẹ, tốc độ luân chuyển công
việc cao, vì thế khó hình thành một đội ngũ chuyên gia đầu tư vốn mạo hiểm
chuyên nghiệp.
+Mô hình tín thác (dạng hợp đồng):
Trong mô hình này quỹ đầu tư mạo hiểm không có tư cách pháp nhân nhân
mà chỉ là một lượng tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng góp. Mô hình này thể
hiện rõ ở vai trò của ba bên tham gia vào hoạt động của quỹ: công ty quản lý quỹ,

Trang
13

ngân hàng giám sát và các nhà đầu tư.
 Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành huy động vốn,
thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ.
 Ngân hàng giám sát: ngoài vai trò giám sát, bảo quản vốn và tài sản của
quỹ, ngân hàng giám sát còn làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý
quỹ, đảm bảo việc tuân thủ các mục tiêu và chính sách đầu tư đã đề ra. Quan hệ
giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng quản
lý giám sát, trong đó qui định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực

hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
 Các nhà đầu tư góp vốn bằng việc mua các chứng chỉ đầu tư do công ty
quản lý quỹ thay mặt quỹ phát hành. Các nhà đầu tư trong mô hình này không phải
là các cổ đông như mô hình công ty mà chỉ đơn giản là những người thụ hưởng kết
quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư của quỹ.
1.5.2) Nếu dựa vào nguồn huy động vốn: quỹ hải ngoại và quỹ nội địa.
Quỹ hải ngoại: Nguồn vốn huy động vào quỹ 100% là nguồn vốn nước
ngoài, công ty quản lý quỹ được đăng ký thành lập ở nước ngoài và quỹ được quản
lý bởi các chuyên gia quản lý vốn quốc tế. Các quỹ sẽ tìm kiếm cơ hội và đầu tư
vào các dự án trong nước để thu lợi nhuận. Cổ phiếu của quỹ được niêm yết ở thị
trường nước ngoài.
+ Quỹ hải ngoại có những điểm mạnh như sau:
• Có thể thu hút lượng vốn lớn từ nước ngoài.
• Môi trường thuế và pháp chế ổn định.
• Cơ cấu pháp lý đã thành công ở nhiều nước và có nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động đầu tư.
+ Tuy nhiên quỹ đầu tư hải ngoại cũng có một số điểm yếu như:
• Bị hạn chế số vốn đầu tư, về ngành nghề kinh doanh.
• Khâu tiếp cận doanh nghiệp trong nước còn nhiều khó khăn do có sự
khác nhau về môi trường, văn hóa kinh doanh.
• Rủi ro tỉ giá trong chuyển vốn và chuyển lợi nhuận.

Trang
14

Quỹ nội địa: Yếu tố then chốt của quỹ nội địa là sẽ huy động vốn trong nước để
đầu tư vào các công ty trong nước, công ty quản lý quỹ đăng ký thành lập trong
nước và những quỹ này sẽ do các chuyên gia trong nước quản lý là chính. Cổ phiếu
của quỹ được niêm yết ở thị trường trong nước.
+ Quỹ nội địa có những điểm mạnh như sau:

• Huy động nguồn vốn từ trong nước nên tránh được rủi ro về tỉ giá.
• Huy động được nguồn tài chính đa dạng trong nước.
• Không bị hạn chế vốn và ngành nghề đầu tư.
• Quỹ có thể duy trì lâu bền hơn với sự tham gia của nguồn nhân lực ổn
định trong nước.
• Hoạt động của quỹ nội địa sẽ góp phần tạo niềm tin cho các quỹ hải ngoại
mới đi vào thị trường trong nước, làm cho thị trường vốn mạo hiểm ngày
càng phát triển hơn.
+ Một số điểm yếu của Quỹ nội địa
• Nguồn vốn không lớn mạnh như quỹ đầu tư hải ngoại.
• Cần nhiều thời gian để thành lập và đi vào hoạt động.
• Ít kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp thấp hơn.
1.5.3) Nếu dựa vào cách thức huy động: chúng ta có thể chia thành 2 loại là quỹ
đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở.
+ Quỹ đầu tư dạng đóng:
Quỹ chỉ phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư ra công chúng tại những thời
điểm định sẵn với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu,
chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Sau khi phát hành lần đầu ra
công chúng, cổ phiếu đầu tư được giao dịch như các chứng khoán niêm yết khác
trên thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán). Các nhà đầu tư có thể mua
hoặc bán để thu hồi vốn cổ phần hoặc chứng chỉ đầu tư của họ trên thị trường thứ
cấp thông qua các nhà môi giới, giá cổ phần được xác định bởi lượng cung, cầu trên
thị trường.


Trang
15

+ Quỹ đầu tư dạng mở:
Quỹ liên tục phát hành cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư ra công chúng và thực

hiện mua lại cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư khi người đầu tư có nhu cầu thu hồi vốn.
Đặc điểm quan trọng đối với quỹ đầu tư dạng mở là giá của cổ phiếu, chứng chỉ đầu
tư của quỹ luôn gắn trực tiếp với giá trị tài sản thuần của quỹ. Cổ phiếu, chứng chỉ
đầu tư của quỹ dạng mở không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch với
quỹ hoặc các đại lý được ủy quyền. Giá cổ phiếu được xác định bởi giá trị tài sản
thuần cộng với phần lệ phí giao dịch.
1.6) Phân biệt sự tài trợ từ vốn đầu tư mạo hiểm và sự tài trợ từ ngân hàng
.
Qua những đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm vừa trình bày, ta thấy rằng giữa
hình thức tài trợ vốn từ ngân hàng và tài trợ vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm có những
sự khác nhau cơ bản như sau:
Ngân hàng:
• Những doanh nghiệp có qui mô lớn, có uy tín, có tài sản thế chấp thường sẽ
có ưu thế hơn.
• Ngân hàng sẽ hướng đến mục tiêu là lãi suất tiền vay.
• Sự tài trợ vốn của ngân hàng sẽ độc lập với quyền kiểm soát doanh nghiệp.
• Không có sự hỗ trợ nhiều về mặt phi tài chính cho doanh nghiệp.
• Tài trợ vốn cho doanh nghiệp theo kỳ hạn (ngắn, trung hoặc dài hạn).
Vốn đầu tư mạo hiểm.
• Hướng đến những doanh nghiệp mới khởi sự, có ý tưởng về khoa học công
nghệ, không có tài sản đảm bảo, có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng rủi ro
đi kèm cũng rất lớn.
• Kết quả hướng đến là lãi vốn thu được.
• Quỹ sẽ có quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư vì mục
tiêu là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
• Hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều về mặt phi tài chính.
• Thời gian hoạt động tích cực của quỹ là khoản 5 năm.


Trang

16

1.7) Vai trò của vốn đầu tư mạo hiểm:
1.7.1) Khuyến khích sự phát triển của khoa học công nghệ.
Với sự ra đời của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, nó thúc đẩy khoa học kỹ thuật
và công nghệ ngày càng phát triển. Với việc đầu tư vốn mạo hiểm các nhà đầu tư đã
đóng góp rất lớn vào sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp, điện toán
hiện nay, tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghệ cao phát triển như: điện tử, viễn
thông, công nghệ thông tin,…
Theo nghiên cứu của Đại Học Havard, 1 USD vốn mạo hiểm sẽ tạo ra được
một lượng bằng phát minh, sáng chế nhiều gấp từ 3 đến 5 lần so với chi cho công
tác nghiên cứu triển khai (chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao). Nước Mỹ đã mất
85 năm để có được 1 triệu bằng phát minh, sáng chế đầu tiên, nhưng từ bằng sáng
chế thứ 5 triệu cho đến 6 triệu thì chỉ mất trong 8 năm.
Nguyên tắc hoạt động của vốn đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào những dự án
tiền năng, có rủi ro cao hơn mức bình quân để thu được mức lợi nhuận vượt trội kỳ
vọng. Do đó, các công ty quản lý quỹ luôn luôn phải nâng cao trình độ, năng lực
quản lý của mình, đồng thời quỹ cũng hỗ trợ, tư vấn nhiều cho các doanh nghiệp
tiếp nhận đầu tư. Chính sự hỗ trợ, tư vấn về mặt tài chính lẫn phi tài chính đã biến
quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, thử nghiệm, phát triển một ý tưởng khoa học công
nghệ thành phát minh và từ đó thương mại hóa thành sản phẩm. Quá trình biến một
ý tưởng thành một sản phẩm đòi hỏi một lượng vốn tài trợ rất lớn. Nếu không đủ
nguồn vốn tài trợ thì nhiều khả năng các ý tưởng, phát minh này sẽ bỏ ngỏ, chỉ mãi
mãi là ý tưởng mà thôi. Khi càng nhiều ý tưởng, phát minh sáng chế được tài trợ để
phát triển thì các quỹ ĐTMH càng có nhiều khả năng thu được những khoản lợi
nhuận lớn. Và cứ theo qui luật này thì kết quả của việc gia tăng vốn đầu tư mạo
hiểm thì khoa học kỹ thuật và công nghệ càng phát triển.
1.7.2) Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh vai trò khuyến khích sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công
nghệ, vốn đầu tư mạo hiểm còn đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế vốn đầu tư mạo hiểm đã tạo ra một kênh huy

Trang
17

động vốn mới, tận dụng tất cả các nguồn lực tài chính cả ở trong nước lẫn ngoài
nước, từ đó giúp cho các tổ chức, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn
tài trợ cho các dự án của mình. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thu hút một lượng vốn
nhàn rỗi từ các tập đoàn công nghiệp, các định chế tài chính trung gian (Ngân hàng,
Công ty bảo hiểm, Quỹ hưu trí,…) để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp để đầu tư
phát triển. Và sự phát triển của các doanh nghiệp này không chỉ đem lại lợi nhuận
cho chính bản thân doanh nghiệp và các quỹ đầu tư mạo hiểm, mà điều đó còn góp
phần rất lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, qua đó giải
quyết được rất nhiều vấn đề xã hội khác.
Một nền kinh tế phát triển khi có sự hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh, phát triển khoa học công nghê. Tuy nhiên, cần phải có một nguồn
tài chính đủ mạnh và chấp nhận rủi ro để tài trợ cho các hoạt động này. Việc ra đời
của vốn đầu tư mạo hiểm đã mở ra một cơ hội mới cho những người muốn “làm
giàu” từ ý tưởng sáng tạo, người ta có động lực để kinh doanh nhiều hơn, sáng tạo
nhiều hơn và giá trị mang đến cho xã hội cũng được tăng lên. Với sự kết hợp của
nguồn tài chính lớn từ các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thu về một lợi
nhuận lớn hơn, một sự quản lý chuyên nghiệp, có hiệu quả từ các nhà quản lý quỹ
và các ý tưởng mới về sản xuất kinh doanh, về khoa học công nghệ đã tạo nên sự
thành công từ việc tài trợ của vốn đầu tư mạo hiểm.
1.7.3) Ổn định và phát triển thị trường tài chính.
Sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tạo ra một kênh tài trợ vốn mới cho nền
kinh tế, góp phần làm đa dạng và phát triển thị trường tài chính theo hướng hoàn
thiện và ổn định.
¾ Bổ sung thêm một kênh tài trợ vốn mới.
Với sự hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tạo sẽ tận dụng được nguồn lực tài

chính trong lẫn ngoài nước. Quỹ thu hút vốn nhàn rỗi từ các công ty lớn, các tổ
chức tài chính và phi tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ bảo
hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm nhân thọ...) để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh
nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Trang
18

¾ Tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán.
Thông qua việc thoát vốn tốt nhất và phổ biến nhất của các quỹ đầu tư mạo hiểm
là bán chứng khoán của doanh nghiệp nhận đầu tư ra công chúng thông qua thị
trường chứng khoán (IPO), quỹ sẽ góp phần làm phong phú và đa dạng hàng hoá
cho thị trường chứng khoán cả về số lượng lẫn chất lượng, quỹ đầu tư vào càng
nhiều công ty, khi đến giai đoạn IPO sẽ tạo thêm nhiều hàng hóa mới, giúp các nhà
đầu có nhiều cơ hội lựa chọn cho danh mục đầu tư của mình, thu hút thêm nhà đầu
tư mới, đặc biệt là làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, làm cho thị trường
chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Như vậy, có một sự hỗ trợ qua lại
giữa thị trường chứng khoán và hoạt động của vốn mạo hiểm.
¾ Tác dụng ổn định thị trường tài chính của quỹ còn thể hiện ở vai trò chia sẽ
áp lực vay vốn đối với hệ thống ngân hàng.
Với một khối lượng doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh và hoạt động sản xuất,
kinh doanh, phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng lớn mạnh thì nguồn vốn từ ngân
hàng sẽ khó đáp ứng hết nhu cầu vốn ngày càng cao. Quỹ đầu tư mạo hiểm với
nguồn vốn và chiến lược đầu tư dài hạn góp phần tăng cường khả năng huy động
những nguồn vốn dài hạn và ổn định, giảm mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào
nguồn vốn tín dụng ngắn hạn do hệ thống ngân hàng cung cấp góp phần làm cân đối
về vốn trong nền kinh tế.
1.7.4) Hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm ngoài việc cung cấp vốn còn là sự hỗ trợ phi tài
chính hiệu quả cho các doanh nghiệp. Nó là một quá trình đóng vai trò chất xúc tác

nhằm tăng cường khả năng của doanh nghiệp. Đây chính là sự khác biệt giữa vốn
mạo hiểm và các nguồn vốn tài trợ khác.
 Nguồn vốn
:
Đây là lợi ích cơ bản nhất, quan trọng nhất mà các doanh nghiệp - đặc
biệt là các doanh nghiệp mới khởi sự, nhận được từ nguồn vốn mạo hiểm, bởi vì các
nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận một mức rủi ro cao để có được một mức lợi nhuận

Trang
19

mong đợi vượt trội nên họ chấp nhận đầu tư vào các doanh nghiệp này và đầu tư
dưới nhiều hình thức khác nhau.
 Khả năng chuyên môn về quản lý
:
Trước khi cung ứng vốn vào một dự án của doanh nghiệp, nhà đầu tư
mạo hiểm đã dành nhiều thời gian và năng lực nghiên cứu khả năng thành công của
dự án. Một trong những nhân tố chủ yếu của quá trình đầu tư mạo hiểm là phải đảm
bảo đội ngũ quản lý có năng lực. Các nhà tư bản mạo hiểm tham gia lập kế hoạch
chiến lược, phân tích thị trường, đánh giá rủi ro/lợi nhuận, và tăng cường bổ sung
vào công tác quản lý.
 Kiến thức về các ngành nghề kinh doanh
:
Dựa trên kinh nghiệm có được từ việc đầu tư ở các thị trường, các ngành
nghề trước đây mà quỹ đầu tư mạo hiểm có thể chia sẻ cho các doanh nghiệp các
kiến thức hữu ích về kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược
kinh doanh tối ưu cho mình.
 Thông tin
:
Quỹ đầu tư mạo hiểm giữ vai trò của một người cung cấp thông tin cho

các doanh nghiệp. Các nhà tư bản mạo hiểm có khả năng tập hợp thông tin với chi
phí thấp hơn các doanh nghiệp, họ thu thập thông tin dựa trên số lượng lớn các nhà
đầu tư, tận dụng được lợi thế về qui mô các ngành kinh tế, tạo lập được một mạng
lưới các nguồn thông tin tham khảo, các nhà cung cấp dịch vụ và các mối liên hệ
với các ngành nghề,… thông tin thu được từ một dự án thường hữu ích cho một dự
án tiếp theo.
 Uy tín
:
Với tính chuyên nghiệp của mình việc quỹ đầu tư vào các doanh nghiệp
sẽ góp phần tích cực làm gia tăng uy tín cũng như danh tiếng của doanh nghiệp. Vì
để có thể nhận đầu tư từ các quỹ, các doanh nghiệp sẽ phải trãi qua một quá trình
kiểm tra toàn diện, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của quỹ về quản trị doanh
nghiệp, tính minh bạch, khả năng sinh lời,… sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm
vào các doanh nghiệp sẽ cung cấp một tín hiệu đáng tin cậy về khả năng thành công

Trang
20

của doanh nghiệp, nâng cao tính hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà quản trị
tài năng, các nhà cung cấp, các khách hàng và các nhà đầu tư khác.
 Tập trung vào việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
:
Quỹ là một cổ đông của doanh nghiệp, lợi ích của quỹ gắn liền với sự
thành công của doanh nghiệp. Do đó, quỹ có động lực rất mạnh mẽ trong việc hỗ
trợ, tư vấn giúp cho các doanh nghiệp tối đa hóa giá trị của mình.
1.8 ) Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
1.8.1) Hoạt động vốn đầu tư mạo hiểm trên thế giới.
Loại hình đầu tư vốn mạo hiểm đã ra đời từ khá lâu và hoạt động rộng khắp
trên phạm vi toàn thế giới. Ở các nước phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm đã

trở nên quen thuộc.
- Mỹ là quốc gia tiên phong trên thế giới về đầu tư vốn mạo hiểm, với ý
tưởng hỗ trợ vốn để hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý tưởng sáng tạo và
có tiềm năng trên thị trường, công ty đầu tư vốn mạo hiểm đầu tiên ở Mỹ do hiệu
trường đại học MIT thành lập từ năm 1946, quỹ này đã hỗ trợ công ty công nghệ
nổi tiếng trên thế giới DEC. Một số công ty danh tiếng cũng được hình thành và
phát triển từ vốn đầu tư mạo hiểm như: Microsoft, Apple, Yahoo. Vào cuối năm
1990, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm tại Mỹ là 36 tỷ USD với 664 quỹ đang hoạt
động. Hiện nay tại Mỹ đã hình thành một thị trường vốn mạo hiểm khổng lồ, với
hàng chục nghìn các nhà đầu tư mạo hiểm thường góp vốn vào các công quỹ đầu tư
mạo hiểm, có khả năng tài trợ cho nhiều dự án, đặc biệt là những dự án nghiên cứu
và phát triển công nghệ cao. Nhiều quỹ đã phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán và nêu ra yêu cầu khá cao đối với các nhà đầu tư tham gia, ví dụ phải có tài
sản ít nhất 1 triệu USD và vốn góp bị giữ trong quỹ ít nhất hai năm
.
Qui mô vốn đầu
tư mạo hiểm ở Mỹ cũng không ngừng gia tăng, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ
là 6,2 tỷ USD (năm 1995) tăng lên 12,5tỷ USD (năm 1998) và đến năm 1999 là 45
tỷ USD, năm 2000 đã tăng lên 105 tỷ USD và số vốn vào năm 2006 đạt 137 tỷ
USD. Nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ chủ yếu từ Quỹ hưu trí, ngoài ra

Trang
21

-
Đầu thập niên 90 nguồn vốn từ các quỹ đầu tư gia tăng nhanh chóng ở các
nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, gọi chung là các nước
có nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là tại các nước Châu Á và Đông Âu. Trong tổng số
400 quỹ đang hoạt động tại các nước đang phát triển thì có khoảng 250 quỹ hoạt
động tại Châu Á và Đông Âu. Tổng giá trị cổ phiếu của các quỹ ở 2 khu vực này

vào năm 1995 lên đến 7tỷ USD so với 300triệu USD khởi điểm vào những năm đầu
thập niên. Thông thường các quốc gia lớn nhận được vốn mạo hiểm nhiều hơn quốc
gia nhỏ khác. Trung Quốc chiếm gần 2/3 tổng số nguồn vốn mạo hiểm tại các nước
Châu Á đang phát triển.
- EU: Trong EU, Anh là nước thành công hơn cả trong đầu tư mạo hiểm.
Đầu tư mạo hiểm xuất hiện ở nước Anh hồi thập niên 70, đến nay đã chiếm 40%
tổng vốn đầu tư mạo hiểm của EU. Năm 1999, nước Anh có gần 250 doanh nghiệp
đầu tư mạo hiếm với tổng số vốn đạt 11,9 tỷ USD. Chính phủ Anh đã ban hành
Luật Uỷ thác Đầu tư mạo hiểm, trong đó ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đầu tư vào
Quỹ uỷ thác để Quỹ tiến hành đầu tư mạo hiểm.
- Ở Đức, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm năm 1998 chỉ là 1,1 tỷ USD, nhưng
đến 2001 đã đạt 5,6 tỷ USD. Chính phủ Đức thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm nước
Đức. Chính phủ Đức bảo hiểm đến 75% các khoản lỗ và lợi nhuận của Quỹ từ các
doanh nghiệp bị giới hạn trần nên Quỹ thiếu động cơ và hoạt động không thành
công.

Trang
22

- Tình hình đầu tư tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông
Âu có phần khác so với các nước đang phát triển Châu Á. Vào cuối năm 1995,
nguồn vốn khoản 3tỉ USD và đang gia tăng một cách nhanh chóng khi các nền kinh
tế ở các quốc gia này đi vào ổn định. Ba nước Ba lan, Hungary, CH Sec chiếm gần
2/3 tổng số cổ phiếu của các quỹ trong vùng. Ba lan chiếm 40%, Rumani và
Ukraina mỗi nước chiếm khoản 10%, sau đó là Nga 4%. Điều này cho thấy, nếu nền
kinh tế lớn nhưng quá trình chuyển đổi nền kinh tế diễn ra chậm và ít thành công thì
cũng thu hút vốn mạo hiểm ít hơn.
- Vào năm 1992, sự gia tăng nhanh chóng luồng vốn đẩu tư mạo hiểm mới ở
Châu Á diễn ra một cách nhanh chóng, đặc biệt là các quốc gia Châu Á đang phát
triển do luồng vốn đổ vào Trung Quốc rất lớn. Nếu vào năm 1991 chỉ tăng 15,4triệu

USD so với năm 1990, thì năm 1992 tăng đến 542,8 triệu USD, tức khoản 35 lần.
Luồng vốn này tiếp tục tăng cao những năm sau đó, riêng chỉ có năm 1993 là tốc độ
giảm nhưng vẫn cao hơn so với tốc độ tăng của năm 1992. Trên toàn Châu Á, bao
gồm cả Nhật Bản và các con rồng Châu Á, sự gia tăng nguồn vốn từ các quỹ đầu tư
mạo hiểm mới ở năm 1995 là 6,3tỉ USD so với 4,9tỉ USD năm 1994. Tuy nhiên, có
sự gia tăng không đồng đều giữa các quốc gia. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore
và Đài Loan gia tăng rất cao trong khi ở Hồng Kông lại giảm, tuy nhiên, tổng vốn
vẫn ở mức gần 1,7tỷ USD.
- Ở Nhật Bản: ngành đầu tư vốn mạo hiểm ở Nhật Bản bắt đầu vào năm
1963. Những thể chế, biện pháp, chính sách và những luật lệ về vốn mạo hiểm đều
được mô phỏng theo mô hình của Mỹ. Mặc dù có những sự giống nhau như vậy
nhưng vốn mạo hiểm ở Nhật Bản lại phát triển theo một phương hướng hoàn toàn
khác. Sự phát triển vốn mạo hiểm ở Nhật Bản có thể được chia thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển vốn mạo hiểm ở Nhật Bản bắt đầu vào
năm 1963, Chính phủ Nhật Bản cho phép việc sử dụng những quỹ công cộng để
thành lập 3 công ty tư vấn và đầu tư những doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and
Medium Business Investment & Consultation Co.Ltd) ở Tokyo, Nagoya và Osaka.
Đến tháng 3 năm 1996, 3 SBIC này đã đầu tư vào 2500 doanh nghiệp, trong đó có

Trang
23

78 doanh nghiệp đã phát hành ra công chúng. Phần lớn cổ phiếu của những SBIC
này được nắm giữ bởi chính quyền địa phương, những ngân hàng, những công ty
bảo hiểm, sở giao dịch chứng khoán, những doanh nghiệp tư nhân và những văn
phòng thương mại. Mặc dù chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những
doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tồn tại bằng cách cung cấp vốn ổn định và dài hạn,
nhưng nó cũng có vai trò hạn chế trong việc cung cấp vốn cho những doanh nghiệp
mới khởi sự.
Sự xuất hiện vốn mạo hiểm tư nhân (1970 đến 1973): năm 1972, công ty vốn

mạo hiểm tư nhân đầu tiên, Kyoto EnterpriseDevelopment (KED), được thành lập
với sự đầu tư của 43 doanh nghiệp nổi tiếng. Mô hình của KED là theo mô hình
của tổ chức vốn mạo hiểm đầu tiên ở Mỹ, American Research and Development.
Cũng trong năm 1972, The Nippon Enterprise Development (NED) được thành lập
bởi một nhóm gồm 39 công ty. Tính tổng cộng từ năm 1972 đến 1974 đã có 8 công
ty vốn mạo hiểm tư nhân đã ra đời bởi những ngân hàng lớn như Sumitomo,
Mitsubishi, Daiichi Kangyo và những công ty chứng khoán như Yamaichi và
Nikko. Nói cách khác, những định chế tài chính lớn ở Nhật Bản đã thành lập
những công ty con vốn mạo hiểm
Sự bùng nổ vốn mạo hiểm lần thứ hai (1982 đến 1986): những người đóng
vai trò chính trong sự bùng nổ vốn mạo hiểm lần 2 này là các ngân hàng và các
công ty chứng khoán. Mục đích chính của họ là sử dụng những khoản đầu tư mạo
hiểm để tạo mối quan hệ với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và nhằm
cung cấp những dịch vụ khác. Từ năm 1982 đến 1984 đã có 37 công ty vốn mạo
hiểm được thành lập, phần lớn trong đó thuộc quyền sở hữu của những ngân hàng
hoặc những công ty chứng khoán lớn. Những nhà tư bản mạo hiểm Nhật Bản
không tìm kiếm lãi vốn, họ có một động lực khác, họ muốn phát triển những mối
quan hệ ngân hàng dài hạn với những doanh nghiệp mà họ tài trợ. Tuy nhiên, sự
bùng nổ vốn mạo hiểm lần hai cũng giảm sút vì sự suy thoái gây ra bởi sự tăng giá
đồng yên trong năm 1986 và 1987.
Sự bùng nổ vốn mạo hiểm lần 3 (1994 đến 2000): lần này Chính phủ Nhật

Trang
24

Bản đã áp dụng những biện pháp mới nhằm tạo điều kiện cho việc hỗ trợ những
doanh nghiệp mới khởi sự. Năm 1995, sự sửa đổi của luật về những biện pháp
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp mới và việc ban hành luật
thành lập những doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm cho những doanh nghiệp này có
thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ về tài chính cũng như về thông tin. Những điều

luật mới này đã khuyến khích sự hình thành của nhiều công ty vốn mạo hiểm hơn.
Hiện nay, những công ty con vốn mạo hiểm thuộc những định chế tài chính
lớn như ngân hàng, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm chiếm khoảng 70%
toàn bộ ngành công nghiệp vốn mạo hiểm ở Nhật Bản. Phần còn lại là những công
ty vốn mạo hiểm độc lập với quy mô nhỏ và một số công ty vốn mạo hiểm nước
ngoài hoạt động ở Nhật Bản. Những công ty vốn mạo hiểm lớn chiếm ưu thế trong
việc đầu tư và phần lớn là chúng thuộc những định chế tài chính.
Với những biện pháp tích cực trên, Chính phủ Nhật Bản đã góp phần tích cực
vào việc thúc đẩy thị trường vốn mạo hiểm phát triển ngày càng năng động với
quy mô ngày càng lớn.
- Trung Quốc là một điển hình cho sự thành thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm
từ nguồn vốn của chính phủ tài trợ. Có 4 hình thức vốn mạo hiểm ở Trung Quốc là:
Vốn mạo hiểm được Chính phủ tài trợ, Công ty vốn mạo hiểm trách nhiệm hữu hạn,
các Liên doanh, Quỹ phát triển khoa học. Hiện tại, phần lớn các công ty mạo hiểm
được Chính phủ cung cấp vốn hoặc Chính phủ quản lý. Tuy nhiên, hai loại hình
công ty vốn mạo hiểm còn lại đang phát triển rất nhanh chóng và là mũi nhọn cho
sự phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, các liên doanh chiếm 10% trong tổng
số các công ty vốn mạo hiểm, và các tập đoàn lớn trong nước như Stone, Legend,
Zhong Guang Cun Sciece and Hair đã gia nhập vào lĩnh vực vốn mạo hiểm. Trong
số các công ty nhận được vốn đầu tư mạo hiểm, 28% đang ở giai đoạn ban đầu,
53,6% đang ở giai đoạn phát triển và 18,4% đang ở giai đoạn trưởng thành. Một số
công ty thành công có khả năng sẽ cổ phần hoá. Các công ty vốn mạo hiểm tập
trung ở 2 khu vực. Hơn 90% các công ty này được đặt ở miền Đông Trung Quốc.
Và 89% số công ty vốn mạo hiểm chọn các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực

Trang
25

khoa học hoặc chọn các công ty công nghệ cao non trẻ, có nhiều tiềm năng. Vào
cuốn năm 2001 thị trường vốn mạo hiểm ở Trung Quốc có khoảng 150 công ty với

số vốn hơn 1 tỷ USD. Với những bước phát triển nhanh về kinh tế, về môi trường
đầu tư và vai trò ủng hộ của chính phủ thì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm ở Trung
Quốc ngày càng phát triển và tạo được sự quan tâm của các nhà đầu tư mạo hiểm
quốc tế.
- Ở Singapore, đã có những tín hiệu cho thấy, chính phủ Singapore tận dụng
tiềm năng phát triển của loại thị trường vốn mạo hiểm này, họ đã và đang nỗ lực
thiết lập trung tâm để nguồn vốn đầu tư mạo hiểm được luân chuyển. Khởi đầu từ
năm 1985, với sự hoạt động rất tích cực của Uỷ ban Phát triển Kinh tế, nhằm thúc
đẩy sự vận động của lĩnh vực tài chính này, đến nay, ước tính có tới 82 quỹ đầu tư
mạo hiểm ở Singapore với tổng số vốn lên tới 8,8 tỷ SGD (5,28 tỷ USD), đã thực
hiện 341 khoản đầu tư có trị giá 921 triệu SGD, trong đó 17% dành cho 50 công ty
của Singapore. Trong số 50 công ty này, thì có tới 34 công ty hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ, 16 là những công ty mới thành lập.
Có thể nói hoạt động của các quỹ là khá sôi động với phạm vi rất rộng, trãi
qua nhiều quốc gia và châu lục.
1.8.2) Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Để ngành vốn mạo hiểm lớn mạnh, điều cốt yếu là phải có nhiều doanh
nghiệp có tiềm năng, đang cần vốn để đầu tư, đổi mới, và có nhiều nguồn cung cấp
các ý tưởng đổi mới. Do đó, khu vực kinh tế tư nhân cần được hỗ trợ phát triển
mạnh mẽ, lĩnh vực công nghệ cao, trọng điểm đặc biệt phải được chú trọng, tập
trung phát triển.
Những nước có ngành công nghiệp vốn mạo hiểm phát triển đều là những
nước có thị trường chứng khoán tồn tại khá lâu trước khi có sự ra đời của các quỹ
đầu tư mạo hiểm. Bên cạnh đó họ còn thành lập thị trường riêng dành cho các công
ty vừa và nhỏ, công ty mới thành lập có tiềm năng (chẳng hạn ở Nhật Bản).
Cần có một cơ chế hiệu quả để dẫn vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm
đến các doanh nghiệp. Hình thức câu lạc bộ những nhà đầu tư đã xuất hiện từ rất

×