Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chuyên đề cây lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.06 KB, 21 trang )

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
PHỤ LỤC
NỘI DUNG
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc
1.1 Đặc điểm sinh thái của cây lạc
1.1.1 Khí hậu
1.1.2 Đất trồng lạc
1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng
1.2.2 Giá trị xuất khẩu
1.2.3 Giá trị công nghiệp
1.2.4 Giá trị nông nghiệp
2. Tình hình sản xuất lạc
2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Diễn Châu
2.5 Tỉnh hình sản xuất lạc ở Diễn Kỷ
3. Phương pháp nghiên cứu
Chương II: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hộicủa xã Diễn Kỷ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
1.3 Thời tiết, khí hậu
1.4 Sông ngòi
2. Tình hình kinh tế-xã hội
2.1 Tình hình dân số và lao động
2.2 Tình hình sử dụng đất đai


2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng
2.5 Tình hình sản xuất kinh doanh
3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở xã Diễn Kỷ
3.1 Thuận lợi
3.2 Khó khăn
Chương III: Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ
1
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
1. Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lạc
1.1 Tình hình đầu tư giống
1.2 Tình hình đầu tư phân bón
1.3 Tình hình đầu tư lao động
2. Chi phí trung gian của cây lạc
3. Kết qủa và hiệu quả sản xuất lạc
4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây lạc với các loại cây tồng khác
5. Hiệu quả các công thức luân canh và xen canh trên đất lạc
6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
7. Thị trường tiêu thụ
Chương IV: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ
1. Giải pháp vế chính sách đất đai
2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
3. Giải pháp về giống
4. Giải pháp về thuỷ lợi
5. Giải pháp chuyển giao tiến bộ KH-KT
6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và bảo trợ sản phẩm
7. Giải pháp về vốn
8. Giải pháp về bảo trợ sản xuất
9. Giải pháp về bảo vê công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật
KẾT LUẬN

2
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây công nghiệp ngắn ngày. Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày đã trở
thành tập quán sản xuất của bà con nông dân Việt Nam.
Từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trồng trọt, người nông đã và đang sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh có
hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Nhiều cây công nghiệp đã trở thành thế mạnh của nước ta. Sản
phẩm cây công nghiệp đã sử dụng hết sức đa dạng, là nguồn thực phẩm giàu đạm và chất béo, là
thành phần không thể thiếu trong những bữa ăn của con người, không chỉ để tiêu thụ trong nước
mà còn để xuất khẩu. Các cây công nghiệp ngắn ngày này nay có vị trí quan trọng trong hệ thống
nông nghiệp giúp cho hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ, tăng vụ và cải tạo đất. Sản phẩm cây
công nghiệp cũng là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp chế biến.
Trong các cây công nghiệp ngắn ngày đang được sản xuất ở Việt Nam, cây lạc có một vị
trí rất quan trọng. Lạc là cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng trong số các loại cây có dầu hàng
năm trên thế giới, sản phẩm của lạc có nguồn prôtêin cao làm thức ăn tốt cho người và gia sức,
làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sản phẩm lạc là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
khá lớn. Hằng năm, Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn (65-120 triệu USD). Riêng Nghệ
An, hằng năm xuất khẩu khoảng 40.000 – 45.000 tấn lạc (24-26 triệu USD). Huyện Diễn Châu là
một huyện sản xuất lạc trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Hằng năm xuất khẩu từ 10.000 – 14.000 tấn
(6.5- 9 triệu USD). Đối với chất đất có thành phần cơ giới nhẹ, bạc màu và không chủ động được
thuỷ lợi thì cây lạc là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện công ăn việc làm và sử dụng hợp lý đất đai, vốn và lao động.
Diễn Kỷ là một xã nằm ở phía Bắc huyện Diễn Châu. Điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu,
thuỷ nông tương đối khó khăn trong việc phát triển cây lương thực. Tuy nhiên những điều kiện đó
lại thuận lợi va thích hợp cho việc sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày. Trong những năm gần
đây, huyện Diễn Châu nói chung và xã Diễn Kỷ nói chung, vì vậy cây lạc trở thành cây hàng hoá
của các nông hộ của vùng. Năng suất lạc đã từng bước được tăng lên so với các vùng khác trong

nước. Việc phát triển sản xuất cây lạc của các nông hộ của các địa phương đã và đang nhiều cấp,
ngành quan tâm nghiên cứu để từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sản
xuất lạc đạt hiểu quả kinh tế cao hơn .


PHẦN II
3
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Đặc điểm sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc
1.1 Đặc điểm sinh thái của cây lạc
Với cây trồng hai yếu tố sinh thái khí hậu và đất đai được xem là hai yếu tố quyết định sự
sống còn. Khai thác triệt để những thuận lợi của chúng sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất cao và đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế khác.
1.1.1 Khí hậu
Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cũng như quyết định sự phân bố của cây
lạc trên thế giới. Trong đời sống cây lạc, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu
tăng trưởng, đến sức sống của cây và khả năng cho năng suất.
- Nhiệt độ: Cây lạc thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp ở từng
giai đoạn phát triển khác nhau của cây lạc biểu hiện ở yêu cầu về lượng tích ôn trong từng giai
đoạn.
Ở thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm
của cây lạc. Hạt nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32-34
0
C. Trên đồng ruộng, nhiệt độ thích hợp là
28-33
0
C và cần có tổng tích ôn từ 250-300
0

C.
Thời kỳ cây con đến trước hoa, cây lạc cần tổng tích ôn khoảng 700-1000
0
C. Nhiệt độ
thích hợp cho thời kỳ này là 25-30
0
C.
Thời kỳ cây lạc ra hoa, đâm tia, hình thành quả cần tổng tích ôn là 1600-3500
0
C. Đây là
thời kỳ cây lạc có hoạt động sinh lý mạnh về cả sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Nhiệt độ không khí trung bình thích hợp cho lạc là 25-28
0
C. Lúc hình thành quả là 31-33
0
C. Nếu
nhiệt độ cao trên 34
0
C kèm theo gió tây nóng, độ ẩm thấp nên khoảng 50% lạc ra hoa rất ít, quả
nhỏ, một hạt.
- Nước: Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho năng
suất của cây lạc. Mặc dù được coi là cây tương đối chịu hạn nhưng nhiều kết quả nghiên cứu đều
khẳng định sự thiếu hụt một lượng nước tối thiểu ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào cũng đều ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc.
Trên thế giới các vùng trồng lạc có năng suất cao thường có lượng mưa từ 1000-1300mm/
năm và phân bố đều. Để cây lạc đạt năng suất tối đa cần đảm bảo lượng nước tối thiểu cho các
thời kỳ sinh trưởng như nhau:
+ Thời kỳ nảy mầm hạt cần đủ lượng nước tối thiểu là 60-65% trọng lượng hạt, độ ẩm
thích hợp là 70-75%.
+ Thời kỳ cây con đến trước ra hoa cần độ ẩm khoảng 65%.

+ Thời kỳ ra hoa làm quả cần độ ẩm đất khoảng 75-80%.
+ Thời kỳ quả chín cần độ ẩm đất là 65%.
- Ánh sáng: ánh sáng có vai trò nhất định đối với sinh trưởng, phát triển của cây lạc.
Cường độ ánh sáng liên quan chặt chẽ đến cường độ quang hợp.
Mối quan hệ giữa ánh sáng và quang hợp là số giờ chiếu sáng trong một ngày. Các thời kỳ
khác nhau thì số giờ chiếu sáng khác nhau. Thời kỳ cây con, nếu trời âm u cộng với nhiệt độ thấp
sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến sự phân hoá cảnh và mầm non,
từ đó làm giảm năng suất, thời kỳ cây lạc ra hoa làm quả có số giờ chiếu sáng 200giờ/tháng là
thuận lợi nhất, ra hoa nhiều và tập trung. Thời kỳ quá chín cần giờ chiếu sáng cao để tăng tích luỹ
chất hữu cơ tập trung ở quả. Thời gian nắng sẽ rút ngắn thời gian thu hoạch.- Gió: Gió là yếu tố
cộng hưởng làm tăng những ưu thế, hạn chế của nhiệt độ và chế độ nước. Gió làm thay đổi nhiệt
độ, có thể làm tăng thêm sự hạn đất hay hạn không khí trong ruộng lạc. Ở miền Bắc chịu ảnh
4
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên thời kỳ nảy mầm và cây con bị ảnh hưởng xấu. Miền
Trung chịu ảnh hưởng của gió Tây nóng và khô lúc cây lạc đang hình thành quả và chín làm giảm
năng suất lạc. Biện pháp tác động chủ yếu là bố trí thời vụ để cây lạc tránh được hai loại gió Đông
Bắc và Tây nói trên. Ví dụ ở miền Trung, vụ đông xuân trồng sớm hơn ở miền Bắc để tránh gió
Lào.
1.1.2 Đất trồng lạc
Lạc được trồng rộng rãi trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là đất có thành
phần cơ giới nhẹ, giàu ôxi như đất cát pha, đất phù xa cổ…đất trồng lạc phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
+ Đất có tầng mặt tơi xốp và tầng đất mặt càng dày càng tốt.
+ Đất phải sạch cỏ dại và nguồn sâu bệnh.
Ruộng phẳng, giữ và thoát nước tốt. Để nâng cao năng suất khi trồng lạc trên từng loại đất
khác nhau cần chú ý đầu tư các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và bồi dưỡng đất.
1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Hạt lạc là loại hạt to và có chứa nhiều dinh dưỡng.

Trong hạt hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hoá học hữu cơ và rất
nhiều chất vô cơ như lipid, protein, glucid, và các amin… Trong đó lipid (dầu) chiếm tỉ lệ lớn
nhất, sau đó là protein và glucid. Nó cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn. Trong 100g hạt lạc
cung cấp 590kcal, trong khi trị số ở đậu tương là 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal, thịt lợn nạt là
286kcal…
1.2.2 Giá trị xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, lạc là mặt hàng của nhiều nước. Do giá trị nhiều mặt của hạt lạc
nên chưa bao giờ lạc mất thị trường tiêu thụ. Theo số liệu của FAO 1999, hiện đang có 100 nước
đang trồng và xuất khẩu lạc. Ở Xênêgan, giá trị lạc chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigiêria chiếm
60% giá trị xuất khẩu.
Hiện nay có 5 nước xuất khẩu lạc chủ yếu, đó là: Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ và
Việt Nam. Các nước phải nhập khẩu lạc là Nhật Bản, Inđônêxia, Canada, Philipin, Đức…Ở Việt
Nam sản lượng lạc xuất khẩu dao động từ 100-130 nghìn tấn. Khối lượng xuất khẩu từ năm 1990
đến nay có chiều hướng tăng, tuy nhiên sự tăng ấy còn ở mức độ chậm. Mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là hạt, song về chất lượng của chúng ta còn rất thấp vì kích cỡ hạt nhỏ, hàm lượng dầu thấp
nên giá trị chưa cao. Năm 1990, sản lượng của xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt 70 nghìn tấn trong khi
tổng sản lượng sản xuất ra là 213 nghìn tấn.
1.2.3 Giá trị công nghiệp
Do giá trị dinh dưỡng của lạc, con người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan
trong. Ngoài việc dùng để ăn dưới nhiều hình thức như luộc, rang, nấu xôi, làm bánh kẹo, chao
dầu… lạc được dùng để ép dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và chế biến các mặt hàng
khác. Gần đây nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực
phẩm có giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, chao,phomat sữa, sữa lạc… được sử dụng chế biến
nhiều loại thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy, bỏ trục xe, loại dầu xấu dùng để
nấu xà phòng.
1.2.4 Giá trị nông nghiệp
Lạc là cây trồng có ý nghĩa nhất là đối với các nước nghèo vùng nhiệt đới. Sản phẩm phụ
của lạc là thức ăn quý cho động vật nuôi. Khi ép dầu sản phẩm phụ là khô dầu với lượng dinh
dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Dùng khô dầu trong khẩu phần thức ăn sẽ làm
tăng sản lượng trứng của gà, làm lợn tăng trọng nhanh hơn. Khi phân tích thân lá lạc thì có 47%

đường bột, trên 15% chất hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo nên thân lá lạc cũng có thể dùng làm
thức ăn cho gia súc.
5
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Lạc có bộ rễ rất sâu và có nhiều nốt sần tự hút được đạm đáng kể. Vì vậy trồng lạc có tác
dụng cải tạo, bồi dưỡng, tăng độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng năng
suất là đối với đất bạc màu, ở vùng Trung Du và đất bồi dốc, trồng lạc thu đông có tác dụng vừa
sản xuất giống tốt, vừa làm cây phủ đất chống xói mòn trong mưa lũ. Ngoài ra, lạc là loại cây
trồng có khả năng trồng xen, trồng gối vụ với các cây hoa màu, cây công nghiệp khác cho năng
suất và hiệu quả cao.
Tóm lại, lạc là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cần phải nghiên cứu phát triển để
phát huy lợi thế của nhiều vùng để góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới phù hợp với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Tình hình sản xuất lạc
2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ gieo trồng trên
diện tích lớn mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho
công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước
đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng.
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 1998-2000
Nước
Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
1998 1999 2000 1998 1999 2000 1998 1999 2000
Thế giới 21,23 21,63 21,35 1,4 1,35 1,43 29,82 29,14 30,58
Trung Quốc 4,04 4,03 4,5 2,94 2,94 2,78 11,89 12,6 12,5
Ấn Độ 8,10 8,00 7,5 0,92 0,69 0,96 7,45 5,50 7,20
Nigiêria 1,19 1,20 1,21 1,20 1,21 1,21 1,43 1,45 1,47
Inđônêxia 0,65 0,65 0,65 1,43 1,52 1,54 0,93 0,99 1,00
Việt Nam 0,27 0,27 0,27 1,44 1,44 1,44 0,39 0,39 0,39
Nguồn: Kỹ thuật đạt năng xuất cao ở Việt Nam, NXB Hà Nội 2000

Qua bảng 1 ta thấy, diện tích lạc trên thế giới đạt trên 20triệu ha được tập trung chủ yếu ở
Châu Á. Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc với 7,5 triệu ha. Trung Quốc
đứng thứ hai sau Ấn Độ với trên 4 triệu ha, chiếm 16% tổng diện tíc trồng lạc của thế giới. Ở Việt
Nam, tình hình sản xuất lạc có chiều hướng phát trển ngày càng gia tăng.
2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, gần 10 trở lại đây, việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong
sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực vào ngành sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ thiều lương
thực trở thành một nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo. Do giải quyết được vấn đề lương thực
nên nông dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa nước sang sản
xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền sản
xuất nông nghiệp hàng hoá cũng như góp phần cải tạo và sử dụng lâu bền tài nguyên đất đai,
nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 1999-2004
Năm Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(1.000tấn)
1999 247.6 12.8 318.1
2000 244.9 14.5 355.3
2001 244.6 14.8 363.1
2002 246.7 16.2 400.4
2003 243.8 16.7 406.2
2004 258.7 17.4 451.1
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005
6
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Trong thời kỳ này, diện tích trồng lạc có xu hướng giảm dần tuy nhiên dao động không
lớn, đến năm 2004 diện tích tăng. Tốc độ tăng trưởng của lượng lạc trong thời kỳ này chủ yếu là
do sự nhảy vọt về năng suất, từ 12.8 tạ/ha năm 1999 lên 17.4 tạ/ha năm 2004. Đây là kết quả của
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác
mới.

2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
Tỉnh Nghệ An, lạc được trồng ở tất cả các huyện và được trồng trên nhiều loại đất khác
nhau: đồng bằng, đồi núi, nương rẫy. đất cao có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt.
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An giai đoạn 2001-2004
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004
So sánh
2004/2001
+
_
%
Diện tích (ha) 26628 23198 22625 24086 -2542 90,5
Năng suất (tạ/
ha)
13,5 17,5 16,2 20,2 + 6,7 149,6
Sản lượng
(tấn)
36009 40719 36702 48704 + 12695 135,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An
Qua bảng 3, diện tích lạc tỉnh Nghệ An có chiều hướng giảm dần từ 26,628 ha năm 2001
xuống còn 22,625 ha năm 2003. Năng suất bình quân tăng lên từ 13,5 tạ/ha năm 2001 lên 17,5
tạ/ha năm 2002 tuy nhiên năm 2003 do thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên năng suất giảm xuống
còn 16,2 tạ/ha nhưng đến năm 2004 tăng 1461 ha so với năm 2003 và năng suất đạt 20,2 tạ/ha,
sản lượng 48,704 tấn tăng 12,002 tấn so với năm 2003. Nguyên nhân năm 2004 sản lượng tăng
nhiều so với các năm do giá trị kinh tế lạc cao.
2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Huyện Diễn Châu
Diễn Châu là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lạc của tỉnh Nghệ An. Trong
những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá mạnh, cây lạc cũng dần trở thành
cây công nghiệp ngắn ngày chủ đạo của huyện.

Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở Diễn Châu giai đoạn năm 2001-2004
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An
Diện tích lạc ở Diễn Châu có chiều hướng tăng. Nguyên nhân này do năm 2004 đã chuyển
đổi một diện tích lúa cao cưỡng sang làm cây màu và chuyển dịch ngô đông sang làm lạc đông
nhằm mục đích làm giống cho vụ động xuân. Năng suất lạc bình quân tăng lên 15,5 tạ/ha năm
2001 lên 24,7 tạ/ha năm 2004.
2.5 Tình hình sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ
7
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004
So sánh
2004/2001
+
-
%
Diện tích (ha) 3,587 3,546 3,626 3,880 + 293 108,2
Năng suất (tạ/
ha)
15,5 23,6 21,3 24,7 + 9,2 159,4
Sản lượng
(tấn)
5,564 8,510 7,730 9,600 + 4036 172,5
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Diễn Kỷ là một trong những xã trọng điểm sản xuất lạc của huyện Diễn Châu. Trong 4
năm gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá nổ ra mạnh
mẽ. Theo đó cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao được người dân của xã chú
trọng.
Bảng 5: Tình hình sản xuất lạc xã Diễn Kỷ giai đoạn 2001-2004
Năm

Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004
So sánh
2004/2001
+
-
%
Diện tích (ha) 92,65 92,65 100,8 113 + 20,35 122
Năng suất (tạ/
ha)
20 24 25 30 + 10 150
Sản lượng
(tấn)
185,3 222,3 252 339 + 153,7 183
Nguồn: Thống kê xã
Tình hình sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ tăng lên từ 92,65 ha năm 2001 tăng lên 2004 trong
vòng 4 năm. Kết quả sản xuất lạc gia tăng cho thấy sự phát triển đúng hướng của bà con nông dân.
Họ không ngừng sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đó là dùng phương pháp làm
luống, trỉa 2hạt/bụi và phủ ni lông, điều này góp phần tăng năng suất lạc.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Các số liệu thứ cấp: Thu thập dựa vào các báo cáo thống kê, các tài liệu được điều tra,
các tạp chí và công trình nghiên cứu trước. Các thu thập chủ yếu là để nghiên cứu tài liệu và trích
dẫn.
- Các số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra chọn mẫu theo thứ tự chon hộ điều tra, soạn thảo
nội dung, biểu mẫu và hệ thống câu hỏi và tiến hành phỏng vấn.
3.2 Phương pháp phân tích tài liệu:
- Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã được xử lý, hệ thống tìm ra
bản chất, chiều hướng vận động của tổng thế.
- Phương pháp so sánh: trên cơ sở nguồn số liệu đã xử lý, chúng tôi tiến hành so sánh các

chỉ tiêu với nhau để tìm ra thực trạng vấn đề.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ DIỄN KỶ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Diễn Kỷ là một xã nằm về phía Bắc huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An cách thị xã Diễn
Châu 4,5 km.
- Phía Bắc: giáp xã Diễn Hồng, Diễn Tháp
- Phía Nam: giáp xã Diễn Hoa
- Phía Tây: giáp xã Diễn Xuân, Diễn Hạnh
- Phía Đông: giáp xã Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Ngọc
Diễn Kỷ có các tuyến đường 1A, đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua, ngoài Diễn Kỷ có
đuờng Tỉnh lộ 38 đoạn Cầu Bùng đi Yên Thành và nhiều đường liên thôn, liên tỉnh khác. Hệ
thống đường giao thông nói trên tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, giao lưu và tiếp xúc văn
hoá với các xã phụ cận, phát triển các loại hình dịch vụ vận tải. Địa hình đồng bằng là điều kiện
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×