Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Chuyên đề KT chuẩn KT PP tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.73 KB, 30 trang )

PHÒNG GD – ĐT HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ
CHUYÊN ĐỀ

TỔ: NGOẠI NGỮ

Năm học: 2010 - 2011
“DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng
túng trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, việc phối hợp
các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, phát huy tính tích
cực và sáng tạo trong học tập của học sinh chưa cao. Một số khác
thì thường hay bị “cháy giáo án” vì không xác định đâu là kiến
thức cơ bản, đâu là kiến thức trọng tâm của bài học và hiện tượng
thầy nói trên bảng còn trò làm việc riêng dưới lớp vẫn còn và ngày
càng phổ biến. Cho nên một trong những yêu cầu quan trọng trong
việc dạy học hiện nay là giáo viên phải bám sát chuẩn kiến thức,
kỹ năng thể hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông, thông
qua sách giáo khoa để xác định và lựa chọn nội dung cơ bản nhất,
trọng tâm của từng bài học,giúp học sinh nắm vững nội dung với
tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.
Từ đó thông qua các phương pháp dạy học tích cực, phù
hợp để phân hoá học sinh, kích thích học sinh tìm hiểu,
học tập; khắc phục tình trạng “đọc – chép” và giúp tất cả
các đối tượng học sinh có thể nắm bài và hiểu bài.
Hơn nữa, trong quá trình học tập học sinh phải được làm


việc nhiều hơn là chỉ ngồi lắng nghe, các em cần phải
đọc, viết, thảo luận, hoặc được tham gia vào giải quyết
vấn đề. Quan trọng nhất, sẽ được tích cực tham gia, học
sinh phải tham gia vào các nhiệm vụ tư duy ở bậc cao
như: Phân tích, tổng hợp, và đánh giá. Vì vậy, phương
pháp dạy học tích cực được đề xuất là chiến lược trong
việc thúc đẩy tính học tập tích cực của học sinh.
* Đặc trưng cơ bản của PPDHTC
- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng
tạo thông qua qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học
sinh.
- Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm
trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của
hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được
cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ
đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa
có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo
viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế,
người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết
vấn đề đặt ra theo cách
suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa
nắm được phương pháp kiến tạo ra kiến thức, kĩ năng đó, không
rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm
năng sáng tạo.
* Lí do áp dụng PPDHTC:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
- Tăng cường trách nhiệm cá nhân.
- Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm.

II. Thực trạng dạy học
* Ưu điểm:
- Đã thực hiện dạy học phân hoá học sinh theo năng
lực dựa trên chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng.
- Đã phối hợp sử dụng một số phương pháp dạy học
tích cực, khắc phục tình trạng chỉ dạy theo kiểu “đọc -
chép”và kích thích sự tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của một
bộ phận học sinh.
- Đã ứng dụng và nâng cao hiệu quả CNTT trong
dạy học.
*Tồn tại:
-Vẫn còn nhiều tiết dạy chưa xác định và chưa bám sát
chuẩn Kiến Thức và chuẩn Kĩ Năng của bài học và chưa
lôi kéo, kích thích một bộ phận học sinh tham gia. Một số
học sinh không nắm được bài hoặc còn mơ hồ trong việc
nắm kiến thức.
- Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa đồng
đều.
- Chưa khai thác triệt để, hiệu quả đồ dùng dạy học.
- Bài soạn xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng cần đạt
trong mục tiêu bài dạy còn mang tính dàn trãi, chưa thể
hiện rõ các hoạt động tích cực của thầy và trò; chưa có sự
phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối
tượng học sinh trong việc tổ chức dạy học.
* Nguyên nhân
- Học sinh chưa hứng thú với việc học ngoại ngữ và luôn
xem đây là một môn học khó.
- Phần đông GV quen soạn giảng theo SGK, mà chưa chú
ý đến chuẩn kiến thức, chưa có sự đào sâu, nghiên cứu,
phân loại học sinh trong từng tiết dạy

- Chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho
nhu cầu dạy và học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Biện pháp thực hiện:
1.Bám sát chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng để thiết kế bài
giảng với mục tiêu đạt được là các yêu cầu cơ bản tối thiểu
về kiến thức, kỹ năng dạy không quá tải và không lệ thuộc
hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng
phải phù hợp khả năng tiếp thu của HS và có sự phân hoá
học sinh dựa trên năng lực tiếp thu kiến thức của các em.
2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng
nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,
kĩ năng.
3. Không quá lệ thuộc vào SGK, không cố dạy hết toàn
bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong
SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.Vì
trong chương trình môn Tiếng Anh có một số bài quá dài
không thể truyền tải hết các nội dung trong 45 phút.
4. Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên
vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật
dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,
tự giác học tập của học sinh.
- Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực
tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
5. Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên
cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp
với đối tượng học sinh của mình.
- Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện dạy

học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn
tối thiểu theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng hoặc
dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình
Sách giáo khoa.
- Tổ chức các hoạt động cặp, nhóm để nắm vững nội dung
bài học.
6.Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu
cụ thể đối với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung
bình, yếu, kém trong quá trình học tập.
7. Thiết kế và hướng dẫn học sinh trao đổi, trả lời các câu
hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu cầu về
kiến thức, kĩ năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện
các kĩ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
8. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo
sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn như dạy học
trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề…
qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu chuẩn kiến thức, kĩ
năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
9. Dạy học theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng cần
chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận
dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

×