Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi HSG Địa lý 12 lần 1 năm 2019 – 2020 trường Đồng Đậu – Vĩnh Phúc - THI247.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.04 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG LỚP 12 NĂM HỌC 2019 - 2020
MƠN: ĐỊA LÍ


(Thời gian: 180 phút - khơng kể thời gian giao đề)


Câu 1: (2,0 điểm)


Tại sao cơ cấu dân số theo giới và cơ cấu dân số theo tuổi là 2 loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia?


Câu 2: (2,0 điểm)


Chứng minh thương mại thế giới phát triển mạnh và thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở
rộng.


Câu 3: (2,0 điểm)


Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và lãnh thổ Đơng Nam Á đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của khu vực.


Câu 4: (2,0 điểm)


Cho bảng số liệu:


Dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc thời kì 1970 – 2004


Năm 1970 1997 1999 2004


Số dân (triệu người) 776 1236 1259 1299


Gia tăng dân số tự nhiên (%) 2,58 1,06 0,87 0,59



Nhận xét và giải thích về số dân và gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc thời kì trên.
Câu 5: (2,0 điểm)


Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. Tại sao Việt Nam
khơng có khí hậu khơ hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?


Câu 6: (2,0 điểm)


Biển Đơng có ảnh hưởng như thế nào đến các dạng địa hình ven biển? Nêu ý nghĩa của các dạng
địa hình ven biển với sự phát triển kinh tế nước ta.


Câu 7: (2,0 điểm)


So sánh đặc điểm hai vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Câu 8: (2,0 điểm)


Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Vì sao Nam Bộ nằm gần xích đạo
hơn nhưng nhiệt độ trung bình vào đầu mùa hạ vẫn thấp hơn nền nhiệt độ đầu mùa hạ của Bắc Trung Bộ
và Nam Tây Bắc?


Câu 9: (2,0 điểm)


Chứng minh địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 10: (2,0 điểm)


Lưu lượng nước trung bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai (Đơn vị: m3<sub>/s) </sub>
Tháng


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12



Thu Bồn 202 115 75,1 58,2 91,4 120 88,6 69,6 151 519 954 448


Đồng Nai 103 66,2 48,4 59,8 127 417 751 1345 1317 1279 594 239
a. Chọn biểu đồ thích hợp thể hiện lưu lượng nước trung bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.
(Không vẽ biểu đồ).


b. So sánh về thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai.


--- HẾT ---


<i>Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐỀ CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG LỚP 12 NĂM HỌC 2019 - 2020
MƠN: ĐỊA LÍ


(Thời gian: 180 phút - không kể thời gian giao đề)


Câu Nội dung Điểm


1 <i>Cơ cấu dân số theo giới và cơ cấu dân số theo tuổi là 2 loại cơ cấu quan trọng nhất </i>
<i>trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia vì: </i>


2,0


- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với
tổng số dân, đơn vị tính là %.


0,5



- Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã
hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia


0,5


- Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm
tuổi nhất định. Đơn vị tính là %.


0,5


- Cơ cấu dân số theo tuổi cho biết dân số trẻ hay già, có ý nghĩa quan trọng vì nó thể
hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động
của một quốc gia.


0,5


2 <i>Chứng minh thương mại thế giới phát triển mạnh và thị trường tài chính quốc tế </i>
<i>ngày càng mở rộng. </i>


2,0


<i>- Thương mại thế giới phát triển mạnh: </i>


+ Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền
kinh tế thế giới.


0,5


+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chi phối 95 % hoạt động thương mại trên tồn
cầu, có vai trị quan trọng trong thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền KT - XH


thế giới năng động hơn.


0,5


<i>- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: </i>


+ Hàng vạn ngân hàng nối thông với nhau qua mạng viễn thông điện tử. 0,5
+ Hai tổ chức tài chính lớn nhất là Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) ngày càng có vai trị quan trọng.


0,5


3 <i>Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và lãnh thổ Đông Nam Á đến sự phát triển kinh </i>
<i>tế - xã hội của khu vực. </i>


2,0


<i>* Thuận lợi: </i>


- Đông Nam Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có vị trí cầu nối giữa
lục địa Á – Âu với lục địa Oxtraylia, nằm gần các trung tâm kinh tế lớn như Nhật Bản,
Trung Quốc, Hoa Kì vì vậy rất thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ quốc tế.


0,25


- Chỉ trừ Lào, còn lại tất cả các nước khác phải giáp biển, tạo điều kiện phát triển các
ngành kinh tế biển.


0,25



- Nằm trong vành đai sinh khoáng TBD nên tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa
dạng, có nhiều loại có trữ lượng lớn, đây là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành
công nghiệp.


0,25


- Các nước trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu xích đạo và
nhiệt đới, lại tiếp giáp biển nên nhiệt ẩm dồi dào, thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh
trưởng và phát triển.


0,25


- Nằm ở vị trí giao thoa giữa các nền văn hóa lớn (Trung Quốc, Ấn Độ), khu vực Đơng
Nam Á đã có cơ hội giao lưu, tiếp thu những tinh hoa văn hóa lớn trên thế giới, nên có
nền văn hóa đa dạng, đặc sắc.


0,25


<i>* Khó khăn: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Có vị trí địa – chính trị quan trọng, là khu vực nhiều cường quốc thường cạnh tranh
ảnh hưởng, vì vậy vấn đề an ninh quốc phòng là vấn đề nhạy cảm đối với các nước
trong khu vực.


0,25


- Phần lớn các nước Đông Nam Á giáp biển, trong đó có nhiều nước là đảo và quần đảo
nên việc trao đổi hàng hóa với các nước bên ngoài chủ yếu bằng đường biển. Vào mùa
mưa bão, việc trao đổi hàng hóa với các nước bên ngồi có nhiều hạn chế.



0,25


4 <i>Nhận xét và giải thích về số dân và gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc </i> 2,0


<i>* Nhận xét: </i>


- Dân số Trung Quốc tăng liên tục qua các năm (dc) 0,5


- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh và liên tục qua các năm (dc) 0,5


<i>* Giải thích: </i>


- Dân số tăng liên tục do quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, gia
tăng tự nhiên vẫn ở mức dương (sinh > tử)


0,5


- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh và liên tục do Trung Quốc thực hiện chính
sách dân số triệt để (mỗi gia đình chỉ có một con)


0,5


5 <i>*Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta. </i> 1,25
-Vùng nội thuỷ: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng


nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.


0,25


- Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí


tính từ đường cơ sở. Ranh giới lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.


0,25


- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí.
Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ ANQP,
kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…


0,25


- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Trong vùng
này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống
dẫn dầu, dây cáp ngầm, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải, hàng không như
công ước quốc tế quy định.


0,25


- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa
kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho tới bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu 200m hoặc
hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hồn tồn về thăm dị, khai thác, bảo vệ và quản lí tài
ngun thiên nhiên.


0,25


<i>* Tại sao Việt Nam khơng có khí hậu khơ hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây </i>
<i>Nam Á và Bắc Phi? </i>


0,75



- Do vị trí địa lí của nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió
Mậu dịch và gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên TG.


0,25


- Vị trí tiếp giáp với Biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào nên hàng năm nhận
được lượng bức xạ MT lớn.


0,25


- Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài, địa hình thấp dần ra biển tạo điều kiện cho ảnh
hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.


0,25


6 <i>Biển Đơng có ảnh hưởng như thế nào đến các dạng địa hình ven biển? </i> 0,5


Biển Đơng đã tạo nên địa hình ven biển nước ta rất đa dạng và đặc sắc:
-Vịnh cửa sơng, bờ biển mài mịn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn.
-Các bãi cát phẳng, các cồn cát, đầm phá, các vũng, vịnh nước sâu


-Các đảo ven bờ và các rạn san hô…


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản: đường bờ biển nước ta dài, khúc khuỷu nhiều vũng,
vịnh, đầm phá là môi trường thuận lợi nuôi trồng thuỷ hải sản. Hệ thống rừng ngập mặn
cho năng suất cao thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ…


0,5



- Phát triển GTVT biển : dọc bờ biển nhiều vịnh nước sâu rất thuận lợi cho việc xây
dựng các cảng nước sâu phát triển GTVT biển nội địa và quốc tế.


0,5


- Phát triển du lich biển: ven biển có hơn 100 bãi tắm đẹp, nhiều bãi cát phẳng và hệ
thống các đảo…là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch biển- đảo.


0,5


7 <i>So sánh đặc điểm hai vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. </i> 2,0


<i>* Giống nhau: </i>


- Đều có hướng nghiêng chung Tây Bắc - Đơng Nam.
- Đều có hướng núi chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam


0,5


<i>* Khác nhau: </i>


Tiêu chí Vùng núi Tây Bắc Vùng núi Trường Sơn Bắc


<i>Giới hạn </i> Nằm từ S.Hồng đến S.Cả. Từ phía nam S.Cả đến dãy
Bạch Mã


<i>Độ cao </i> Là khu vực địa hình cao và đồ
sộ nhất nước ta



Địa hình đồi núi thấp và hẹp
ngang


<i>Cấu trúc </i>
<i>địa hình </i>


+ Phía tây là địa hình núi trung
bình của các dãy núi chạy dọc
biên giới Việt Lào


+ Ở giữa là các dãy núi thấp
hơn xen lẫn các sơn nguyên và
cao nguyên đá vôi từ Phong
Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối
những đồi núi đá vôi ở Ninh
Bình- Thanh Hố.


+ Phía Đơng là dãy núi cao đồ
sộ nhất cả nước với nhiều đỉnh
vượt trên 3000m như:
Phanxipang (3143m)


Địa hình cao ở 2 đầu, thấp ở
giữa. Phía bắc là vùng núi Tây
Nghệ An, phía Nam là vùng núi
Tây TT.Huế, ở giữa là vùng
trũng thấp núi đá vơi Quảng
Bình, Quảng Trị.


- Mạch núi cuối cùng là dãy


Bạch Mã đâm ngang ra biển là
ranh giới với Trường Sơn Nam.


<i>Hướng </i>
<i>núi </i>


Hướng núi chính là TB- ĐN Ngoài hướng TB - ĐN cịn có
hướng T - Đ (Hoành Sơn, Bạch
Mã)


0,25


0,25


0,75


0,25


8 <i>* Trình bày và giải thích tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta </i> 1,0


<i>- Biểu hiện: </i>


+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 200C (trừ vùng núi cao) 0,25
+ Tổng số giờ nằng nhiều, tùy nơi từ 1400 giờ đến 3000 giờ/năm 0,25


+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. 0,25


<i>- Nguyên nhân: Do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. Hàng năm, lãnh thổ nhận được </i>


lượng bức xạ MT lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần MT lên thiên đỉnh.



0,25


<i>* Vì sao Nam Bộ nằm gần xích đạo hơn nhưng nhiệt độ trung bình vào đầu mùa hạ </i>
<i>vẫn thấp hơn nền nhiệt độ đầu mùa hạ của Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc? </i>


1,0


- Đầu mùa hạ, Nam Bộ đón nhận trực tiếp gió Tây Nam từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc
Ấn Độ Dương với lượng mưa lớn đã làm dịu bớt nền nhiệt độ.


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào đã bị biến tính, gây hiện tượng phơn khơ
nóng cho vùng ven biển Bắc Trung Bộ, phía Nam Tây Bắc. Vì vậy nền nhiệt độ của
hai khu vực tăng cao.


9 <i>Chứng minh địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. </i> 2,0


<i>- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: </i>


+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, rửa trơi, nhiều nơi
trơ sỏi đá.


0,25


+ Nhiều hiện tượng đất trượt, đá lở. 0,25


+ Vùng núi đá vơi hình thành dạng địa hình cacxto với các hang ngầm, suối cạn, thung
khô.



0,25


+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. 0,25


<i>- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: </i>


+ Là hệ quả của q trình xâm thực, bào mịn mạnh bề mặt địa hình ở vùng núi. 0,5
+ Rìa phía Đông Nam của ĐBSH và Tây Nam của ĐBSCL hàng năm vẫn lấn ra biển
từ vài chục đến hàng trăm mét.


0,5


10 <i>a. Chọn biểu đồ đường. Biểu đồ khác không cho điểm. </i> 0,5


<i>b. So sánh về thủy chế của sông Thu Bồn và sông Đồng Nai. </i> 1,5


<i>- Giống nhau: Chế độ nước của 2 con sông đều phân mùa lũ cạn rõ rệt. </i> <sub>0,5 </sub>


<i>- Khác nhau: </i>


- Tổng lưu lượng nước của sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn. (dc) 0,5
- Sự phân chia mùa lũ và mùa cạn:


+ Sơng Thu Bồn có mùa lũ ngắn và muộn, xảy ra vào thu - đông (từ tháng 10 đến tháng
12) với lưu lượng nước lớn. Tháng đỉnh lũ là tháng 11 (dc). Ngồi ra cịn lũ tiểu mãn
vào tháng 6, 7. Mùa cạn rất dài từ tháng 1 đến tháng 9. Tháng kiệt nhất là tháng 4 (dc).


0,25



+ Sông Đồng Nai: mùa lũ vào hạ - thu (tháng 7 đến tháng 11), tháng có lưu lượng cao
nhất là tháng 8 (dc). Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6). Tháng kiệt nhất là
tháng 3 (dc)


0,25


</div>

<!--links-->

×