Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HSG SỬ ((2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.09 KB, 4 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-NĂM HỌC 2010-2011
MÔN LỊCH SỬ-Thời gian :150 phút
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1(4 điểm)
1.1. Bằng những hiểu biết về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế
kỷ XIX, em hãy hoàn chỉnh bảng sau:
Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chính
KN Ba Đình
(1886-1887)
KN Bãi Sậy
(1883-1892)
KN Hương Khê
(1885-1896)
1.2.Em hãy nhận xét phong trào yêu nước trong thời gian này.
Câu 2(6 điểm)
2.1.Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.2.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
B.LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 3(4điểm)
3.1. Trình bày sự phát triển thành viên của tổ chức ASEAN từ năm 1967-
1999.
3.2.Vai trò của tổ chức ASEAN đối với sự phát triển của khu vực Đông
Nam Á.
Câu 4(6 điểm)
4.1. Biến đổi nổi bật của Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
4.2. Những nét khác biệt về tình hình chung và phong trào đấu tranh của
Mĩ La-tinh so với châu Á và châu Phi?
...Hết.....
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-NĂM HỌC 2010-2011
MÔN LỊCH SỬ-Thời gian :150 phút


A. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1(4 điểm)
1.1. Bằng những hiểu biết về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế
kỷ XIX, em hãy hoàn chỉnh bảng sau:(2.5 điểm)
Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chính
Khởi nghĩa
Ba Đình
(1886-1887)
Phạm Bành và
Đinh Công Tráng
Nga Sơn-
Thanh Hóa
- Từ 12-1886 đến 1-
1887, chiến đấu quyết
liệt...
-Cuối 1887, KN tan rã.
Khởi nghĩa
Bãi Sậy
(1883-1892)
Nguyễn Thiện
Thuật
Văn Lâm, Văn
Giang, Khoái
Châu (Hưng
Yên)...
-1885-1889,chiến đấu
ác liệt...
-Cuối 1889, nghĩa quân
dần tan rã.
Khởi nghĩa

Hương Khê
(1885-1896)
Phan Đình Phùng
và Cao Thắng
Hương Khê và
Hương Sơn-Hà
Tĩnh
-1885-1889, xd lực
lượng
-1889-1895, bước vào
giai đoạn quyết liệt...
1.2. Em hãy nhận xét phong trào yêu nước trong thời gian này.(1.5 điểm)
-Phong trào diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì. Nhiều thành phần
tham gia: sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân. Diễn ra rất quyết
liệt.
-Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
-Tính chất: đấu tranh giải phóng dân tộc. Thể hiện ý chí đấu tranh mãnh
liệt của nhân dân ta.
Câu 2(6 điểm)
2.1Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.(2 điểm)
-Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu
Long (bắt đầu từ 6-1-1930 tại Hương Cảng-Trung Quốc).
-Nội dung:
+Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản đẻ thành lập một Đảng
duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
2.2.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam.(4 điểm)

-Từ người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành người chiến sĩ Cộng
sản(1920). Người luôn tích cực chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc
thành lập Đảng.
-6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Tổ chức
tiền thân của Đảng).
-Trên cơ sở Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt, ba tổ chức
cộng sản ra đời (1929). Yêu cầu cấp thiết phải có một Đảng Cộng sản thống
nhất trong cả nước. Với uy tín và tài năng, Người đã đừng ra hợp nhất ba tổ
chức thành một Đảng Cộng sản duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc
khởi thảo là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta.
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 3(4điểm)
3.1. Trình bày sự phát triển thành viên của tổ chức ASEAN từ năm 1967-
1999:(3 điểm)
- Ngày 08/8/1967 hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN) được
thành lập tại Băng Cốc( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là : In-đô-nê-xi-
a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.
- Từ cuối những năm 70 nền kinh tế nhiều nước ASEAN chuyển biến
mạnh mẽ và tăng trưởng cao, việc tham gia ASEAN là nhu cầu cấp thiết...
- Năm 1984 Bru-nây tham gia ASEAN.
- Sau chiến tranh lạnh, nhất là khi "vấn đề Cam-pu-chia", tình hình Đông
Nam Á được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành
viên Hiệp hội. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN: Việt Nam( 1995), Lào
và Mi-an-ma(1997), Cam-pu-chia(1999).
- ASEAN trở thành một tổ chức khu vực này càng có uy tín với những
hợp tác kinh tế(AFTA,1992) và hợp tác an ninh( Diễn đàn khu vực ARF,1994)
3.2.Vai trò của tổ chức ASEAN đối với sự phát triển của khu vực Đông
Nam Á.(1 điểm)

- Các dân tộc ĐNA gắn bó với nhau trong công cuộc hợp tác phát triển vì
hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
-Khu vực ĐNA đã thay đổi căn bản.
Câu 4(6 điểm)
4.1. Biến đổi nổi bật của Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.(3
điểm)
- Đầu thế kỉ XIX nhiều nước giành độc lập, sau đó trở thành "sân sau"
của đế quốc Mĩ.
- Từ sau năm 1945:
+Cách mạng nhân dân Cu-ba giành thắng lợi năm 1959
+Cao trào đấu tranh diễn ra sôi nổi rộng khắp với mục tiêu thành lập các
Chính phủ dân tộc dân chủ, tiến hành cải cách tiến bộ nâng cao đời sống nhân
dân.
"Lục địa bùng cháy".
- Công cuộc xây dựng đất nước đạt nhiều thành tựu( Nêu cụ thể)
- Khó khăn: Ở một số nước KT tăng trưởng chậm, CT không ổn định.
4.2. Những nét khác biệt về tình hình chung và phong trào đấu tranh của
Mĩ La-tinh so với châu Á và châu Phi.(3 điểm)
-Là vùng đất mới được phát hiện từ cuối thế kỉ XV.
-Đầu thế kỉ XIX các nước Mĩ La-tinh giành độc lập, sau đó trở thành "sân
sau" của đế quốc Mĩ.
-Phong trào đấu tranh: chống chính quyền tay sai của Mĩ để thoát khỏi lệ
thuộc Mĩ, không trực tiếp đấu tranh với đế quốc thực dân.
-Trình độ phát triển các nước ở Mĩ La-tinh cao hơn so với nhiều nước ở
châu Á và châu Phi.
-Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó
khăn căng thẳng về KT, CT. Các nước châu Á tăng trưởng nhanh về KT, CT ổn
định.
.....Hết.....

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×