Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.36 KB, 10 trang )

Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 5):

Hạ sốt cho trẻ - Không chỉ dùng thuốc

Dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
Con tôi năm nay 2 tuổi. Cháu hay bị sốt cao, mỗi lần cháu sốt tôi thường
cho cháu dùng thuốc hạ sốt, vừa đặt hậu môn, vừa dán trán, vừa uống thuốc hạ
sốt mà cứ 4 giờ là cháu lại sốt cao, mặc dù biết là không nên dùng thuốc như vậy
sẽ hại người cháu nhưng nếu không cho cháu uống thuốc thì tôi sợ cháu sốt cao
quá gây co giật. Theo hướng dẫn sử dụng thuốc thì phải sau 6 giờ mới được dùng
tiếp thuốc. Xin hỏi có cách nào hạ sốt mà không phải uống thuốc liên tục như vậy
không?

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em trong nhiều bệnh
cảnh khác nhau. Nếu trẻ sốt cao liên tục sẽ rất nguy hiểm vì có thể xảy ra các cơn
co giật. Thuốc hạ sốt có thể dùng paracetamol hoặc aspirin hoặc ibuprophen với
liều lượng tùy theo độ tuổi và cân nặng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, thuốc
paracetamol được ưu tiên lựa chọn đầu tiên vì có tác dụng hạ sốt nhanh và dung
nạp tốt nhất.
Khi trẻ liên tục sốt cao, việc dùng paracetamol phải tuân theo liều lượng
quy định là 15mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ trong mỗi 6 giờ. Tức là cứ 6 giờ
cho trẻ dùng thuốc một lần. Ví dụ trẻ nặng 20kg thì cứ cách 6 giờ cho trẻ dùng một
lượng paracetamol là 300mg. Điều cần ghi nhớ là không nên nôn nóng cho trẻ
dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến vượt quá liều quy định, bởi vì
paracetamol dùng liều cao liên tục gây độc cho gan, làm tiêu tế bào gan. Ngay cả
các dạng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc dán thì khả năng vượt quá liều quy định
vẫn có thể xảy ra, cho nên dùng dạng thuốc hạ sốt nào cũng cần quan tâm đến tổng
liều paracetamol có vượt quá ngưỡng quy định hay không.
Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như đã nói ở trên, các bà mẹ cần lưu ý
rằng để hạ thấp nhiệt độ cho cơ thể trẻ, còn có các biện pháp vật lý không dùng
thuốc. Nếu nhiệt độ của trẻ vượt quá 38,5oC, cần để trẻ ở trần trong phòng thoáng


khí nhưng phải kín gió. Cho trẻ uống nhiều nước. Có thể pha 1 gói oresol 27,5g
vào một lít nước nguội rồi cho trẻ uống từ từ từng ít một. Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt
cao, cần cho trẻ tắm trong chậu nước ở nơi kín gió mà nhiệt độ của nước trong
chậu thấp hơn nhiệt độ của cơ thể trẻ khoảng 2oC. Nhiều bà mẹ thường sợ khi trẻ
đang sốt thì không được đụng đến nước. Nhưng đây chính là biện pháp hạ sốt tốt
nhất khi trẻ đang sốt cao. Tất nhiên, cần chú ý giữ cho trẻ ở tư thế thoải mái,
không bị ảnh hưởng đến các chức năng sinh tồn khác.
Nếu trẻ sốt cao nhưng vẫn tỉnh táo thì không nên quá lo lắng. Có thể dùng
nước ấm lau người cho trẻ cũng làm dịu và hạ sốt rất tốt. Nên nhớ rằng liệu pháp
vật lý tắm dịu sốt cho trẻ phối hợp với dùng thuốc đúng quy định sẽ có hiệu quả
tốt và an toàn cho trẻ.
Thoát vị rốn

Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi sinh ra rốn cháu đã to bằng quả cà pháo,
nhìn vào thấy có cả nước và tia máu tím bầm. Xin hỏi, rốn to như thế có bình
thường không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này của cháu
không? Xin bác sĩ tư vấn giúp!

Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Dị tật này hình thành từ
khi rụng rốn, mà nguyên nhân là vòng rốn yếu nên đóng không kín, kèm theo giãn
đường trắng giữa (đường giữa bụng, từ mỏm xương ức tới bờ trên xương mu)
khiến rốn phồng lên, mềm; qua vòng xơ ở đáy rốn, quai ruột non hoặc mạc nối có
thể chui qua đó gây tình trạng rốn lồi. Do có nhiều mức độ khác nhau, nên cách xử
lý thoát vị rốn cũng khác nhau. Những trường hợp nhẹ (lỗ thoát vị có đường kính
dưới 2cm, không làm trẻ đau đớn khi khóc, vận động), lỗ thoát vị có thể tự liền lại
trong vài năm đầu. Đối với những trường hợp thoát vị lớn, các cơ quan trong
khoang bụng có thể thoát ra nhiều và gây nguy hiểm (nghẹt ruột, dẫn đến hoại tử,
nếu chậm được giải thoát có thể phải cắt bớt ruột, thậm chí tử vong) thì giải quyết
càng sớm càng tốt bằng cách mổ để khâu kín chỗ hở, vừa giải quyết triệt để vừa
phòng nghẹt ruột. Nếu thấy rốn lồi to lên một cách bất thường, có sự thay đổi về

màu sắc, trẻ đau, khóc, nôn nhiều... thì nên đưa trẻ đi khám bệnh. Nếu sau 5 tuổi,
vòng rốn vẫn không đóng hết thì có thể phẫu thuật để giải quyết vấn đề thẩm mỹ.
Phòng tránh rôm, nhọt cho trẻ bằng cách nào?
Con tôi được 2 tuổi, mới đầu hè cháu đã mọc nhiều nhọt ở đầu, trán khiến
cháu rất đau, khó chịu và không chịu ăn uống. Xin hỏi quý báo có cách nào phòng
ngừa rôm, mụn nhọt cho trẻ không? Có phải dùng kháng sinh không?

Da là hệ thống phòng vệ ban đầu rất quan trọng của cơ thể. Trên da luôn có
tụ cầu và nhiều vi sinh vật khác trú ngụ. Bình thường, chúng không gây tác hại gì
nhưng khi da bị sây sát hoặc cơ thể suy yếu chúng sẽ tấn công và gây mụn nhọt. Ở
trẻ em, mụn nhọt thường gặp ở những trẻ không được chú ý giữ gìn vệ sinh da
sạch sẽ, gây ngứa ngáy khiến trẻ gãi nhiều làm da bị sây sát, ảnh hưởng đến lớp
sừng, tạo điều kiện thuận lợi cho tụ cầu vàng chui sâu xuống các tổ chức ở dưới,
phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết
ngoại độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của
những nhọt đầu đinh. Mụn nhọt thường xuất hiện ở mặt, da đầu, cổ, nách và mông.
Khi bị mụn nhọt, trẻ rất đau, nhức, sốt, biếng ăn, người bứt rứt. Nếu chữa trị và
chăm sóc đúng cách, nhọt sẽ nhanh khỏi và không nguy hiểm, tuy nhiên, nếu
không các tụ cầu vàng ở nhọt có thể theo đường máu gây nhiễm khuẩn huyết dẫn
đến tử vong. Để phòng tránh mụn nhọt cho trẻ, biện pháp tốt nhất là luôn để cơ thể
trẻ được thoáng mát bằng cách cho trẻ ở những phòng rộng rãi, mặc quần áo vải
mỏng, rộng, nhạt màu, không nên dùng loại vải nilông bí mồ hôi, thường xuyên
tắm rửa cho trẻ để giữ da luôn sạch sẽ, không ăn các thức ăn quá ngọt và cần uống

×