Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DỀ THI THAM KHẢO HKI SINH 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.57 KB, 2 trang )

Phòng GD & ĐT Quận Bình Thủy
Trường THCS Long Tuyền
ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KÌ I ( Năm học : 2010 – 2011 )
Môn Sinh Khối 7
Thời gian : 45 phút
I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái ( A, B, C, D ) ở câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Chất bã sau quá trình tiêu hoá được thuỷ tức thải ra ngoài qua cơ quan nào?
A. Hậu môn . B. Lỗ huyệt. C. Miệng. D.Ruột.
Câu 2 . Giun đất hô hấp bằng cơ quan nào?
A. Da. B. Phổi. C. Ống khí. D. Phổi và ống khí.
Câu 3 . Được xếp vào ngành Giun đốt là đại diện nào?
A. Giun đũa. B. Sán lá gan. C. Sán dây. D. Trùng chỉ.
Câu 4 . Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
A. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được.
B. Co rút cơ thể vào trong vỏ.
C. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù.
D. Di chuyển đi nơi khác.
Câu 5. Động vật nào dưới đây gây hại cho mùa màng?
A. Sò. B. Trai sông. C. Ốc bươu vàng. D. Ốc vặn.
Câu 6 . Khi di chuyển, tôm có thể bơi giật lùi bằng cách nào?
A. Xoè tấm lái, gập mạnh về phía sau.
B. Dùng các đôi chân bụng để đẩy nước.
C. Dùng các đôi chân ngực để bơi.
D. Dùng tấm lái để bơi.
Câu 7 . Vỏ bọc cơ thể tôm được cấu tạo bằng chất gì?
A. Kitin. B. Đá vôi. C. Kitin có tẩm canxi. D. Cuticun.
Câu 8 . Những đại diện nào sau đây thuộc lớp Giáp xác?
A. Con sun, mọt ẩm, ốc sên B.Cua đồng, ghẹ, rận nước.
C. Rận nước, chân kiếm, sò. D. Tôm sông, còng, trai sông.
Câu 9. Cơ quan nào của nhện làm nhiệm vụ bắt mồi?


A. Chân bò. B. Chân xúc giác. C. Miệng. D. Đôi kìm.
Câu 10 . Phần bụng của châu chấu có bao nhiêu đốt ?
A. 6. B. 8 C. 10 D.12
Câu 11 . Loài sâu bọ nào gây hại cho cây lúa ?
A. Rầy nâu. B. Muỗi. C. Mối. D. Chuồn
chuồn.
Câu 12 . Loại vây nào sau đây được xếp vào loại vây chẳn?
A. Vây ngực và vây lưng.
B. Vây bụng và vây ngực.
C. Vây bụng và vây đuôi.
D. Vây ngực và vây hậu môn.
II. Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1/ Hãy trình bày vai trò thực tiễn của ngành thân mềm? ( 2,5 điểm )
Câu 2 / Hãy phân biệt thế nào là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?(2 điểm)
Câu 3 / Trình bày đặc điểm chung của ngành Giun đốt? ( 2,5 điểm )
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I SINH HỌC 7
I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm )
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
C A D B C A C B D C A B
II. Tự luận :( 7 điểm )
Câu 1. Hãy trình bày vai trò thực tiễn của ngành thân mềm? ( 2,5 điểm )
Lợi ích :
- Làm thức ăn cho con người và động vật.(0,5đ)
- Làm sạch môi trường nước.(0,25đ)
- Làm đồ trang trí, trang sức.(0,5đ )
- Có giá trị về mặt địa chất, xuất khẩu.(0,5đ)
Tác hại :
- Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.(0,5đ)
- Phá hại cây trồng.(0,25đ)

Câu 2. Hãy phân biệt thế nào là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? (2 điểm)
* Biến thái hoàn toàn : trãi qua 4 giai đoạn: ( 1 đ )
Trứng → sâu non → nhộng → sâu trưởng thành.
* Biến thái không hoàn toàn: trãi qua 3 giai đoạn: ( 1 đ )
Trứng → sâu non → sâu trưởng thành.
Câu 3. Trình bày đặc điểm chung của ngành Giun đốt? ( 2,5 điểm )
- Cơ thể phân đốt. (0,25đ)
- Có thể xoang ( khoang cơ thể chính thức ).(0,25đ )
- Có hệ tuần hoàn , máu thường đỏ.(0,5đ)
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển.(0,5đ)
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.(0,5đ)
- Ống tiêu hóa phân hóa.(0,25đ)
- Hô hấp qua da hay bằng mang.(0,25đ)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×