Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.9 KB, 3 trang )
Bệnh lợn tai xanh và biện pháp phòng chống
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), còn gọi là "bệnh lợn tai xanh" được phát
hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ, qua kiểm tra có huyết
thanh dương tính. Tuy nhiên, mãi tới đầu năm 2007 bệnh phát thành dịch ở 7 tỉnh phía
Bắc, sau đó lan nhanh ra một số tỉnh miền Trung và miền Nam, gây tổn thất rất lớn về kinh
tế.
Hiện nay, dịch lại xuất hiện tại một số địa phương và đang diễn biến hết sức phức tạp.
Chúng tôi khuyến cáo một số biện pháp phòng chống sau đây:
1. Đối với các địa phương chưa có dịch:
- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của đàn lợn trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản để
sớm phát hiện lợn có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh; cách ly xử lý kịp thời và gửi
mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.
- Tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi chưa có lưu hành
bệnh. Trước khi tiêm cần tham khảo ý kiến của Chi cục Thú y tỉnh để biết trong khu vực
trước đó có chủng virút nào gây bệnh (Châu Âu hoặc Châu Mỹ) để lựa chọn vacxin thích
hợp. Bởi vì vacxin không tạo được miễn dịch chéo giữa chủng chế tạo vacxin và chủng gây
bệnh cho lợn ở trong vùng.
- Để loại trừ các bệnh kế phát do vi khuẩn ở lợn, tất cả đàn lợn phải được tiêm vacxin
phòng 4 bệnh đỏ (dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn và phó thương hàn). Trong điều
kiện cần thiết có thể phải tiêm vacxin phòng một số bệnh đường hô hấp (bệnh xuyễn lợn,
bệnh viêm phổi và màng phổi ở lợn).
- Khi nhập lợn giống phải mua lợn từ các cơ sở chăn nuôi và vùng không có dịch tai xanh.
Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của
bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn.
- Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho lợn, giúp lợn có sức đề
kháng với virút bệnh tai xanh cũng như các bệnh khác, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm
- Giữ chuồng trại và khu chăn thả lợn luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, kín ấm mùa đông
và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh.
- Khi xuất nhập lợn cần thực hiện kiểm dịch thú y nghiêm ngặt.
2. Biện pháp chống dịch khi có dịch xảy ra:
- Các gia trại và trang trại phải thống kê lợn ốm, lợn chết báo với chính quyền và thú y địa