Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

10 rủi ro sức khỏe trong mùa hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.69 KB, 7 trang )

10 rủi ro sức khỏe trong mùa hè


Mùa hè thời tiết nóng nực con người hoạt động nhiều trong khi đó ăn
uống lại giảm sút nên dễ mắc bệnh. Dưới đây là 10 rủi ro được xem là tiềm ẩn
ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa hè.

1. Bệnh về đường hô hấp
Do thời tiết nóng nực cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao nên
làm tăng các loại bệnh về đường hô hấp như bệnh hen, viêm phế quản, viêm phổi.
Bằng chứng ở những vùng công nghiệp do nạn ô nhiễm nặng, nhất là ô
nhiễm bụi, hóa chất làm cho tỷ lệ người mắc bệnh vào viện có lúc tăng cao, quá
tải, trong đó tỷ lệ người già, trẻ em chiếm phần đông.
Cách phòng ngừa: Tăng cường công tác vệ sinh giảm thiếu tình trạng ô
nhiễm không khí, nên sống ở những nơi có khí hậu trong lành, hạn chế ra ngoài
đường khi có nắng gió to, mật độ giao thông đông đúc.
2. Ung thư da
Ung thư da là căn bệnh được xem là thường gặp nhất trong nhóm các loại
bệnh ung thư.
Mỗi năm trung bình trên thế giới có trên 1 triệu người mắc bệnh mới. Căn
bệnh này nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa trị sẽ mang lại hiệu quả cao.
Nó thường xuất hiện vào mùa hè ở nhóm người làm việc quá lâu dưới ánh
nắng chói chang, bị cháy nắng, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
da, nhóm người trên 50 tuổi và những người da trắng.
Cách khắc phục: Hàng tháng nên kiểm tra sức khỏe da, đặc biệt là kiểm tra
nguy cơ mắc bệnh ung thư, mang các trang phục phòng hộ chống nắng, tránh xa
lúc nắng cao điểm từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều.
Khả năng bảo vệ da phải đảm bảo tiêu chuẩn thấp nhất là 15 SPF, nếu xoa
kem bảo vệ da cũng phải đảm bảo mức này, nên xoa kem 30 phút trước khi ra
nắng.
3. Bệnh đột quỵ


Đây là căn bệnh nan y thường xuất hiện khi thời tiết nóng nực, nhất là khi
nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Một số dấu hiệu đột quỵ dễ thấy như lẫn lộn, khó thở, thở nhanh, ngừng ra
mồ hôi, mạch đập nhanh.
Trường hợp gặp những sự cố trên, nhất là nhóm người mắc bệnh tim cần
phải tư vấn bác sĩ và đưa ngay vào viện.
4. Nhiễm độc thực phẩm
Theo số liệu của Cơ quan phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC) thì hàng năm
trên thế giới có tới trên 76 triệu người bị nhiễm độc thực phẩm, nhiều ca nặng có
thể dẫn đến tử vong.
Mùa hè do thời tiết nóng nực nên thực phẩm dễ bị ôi thiu, nhất là khi không
có các thiết bị bảo quản hợp cách.
Để hạn chế, mọi người cần quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh, an
toàn thực phẩm, từ khâu chăn nuôi, gieo trồng, chế biến và bảo quản. Nên ăn chín
uống sôi, không nên ăn tiết canh, thịt cá sống, đồ nấu chưa chín, năng vệ sinh chân
tay sạch sẽ.
Khi bị ngộ độc cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời và
đưa người bệnh đi cấp cứu.
5. Bệnh về mắt
Nguy cơ bệnh về mắt xảy ra trong mùa hè là rất lớn, chủ yếu do tia cực tím
UV của ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời mà không đeo
kính dễ làm cho mắt bị tổn thương, gây hư hỏng võng mạc dẫn đến suy giảm thị
lực.
Cách phòng ngừa tốt nhất khi ra nắng là đeo kính có khả năng phong bế
100% tia UV tia UVA và UVB.
Ngoài ra đeo kính còn phòng ngừa vật ngoại lai bắn vào mắt, chống chói
mắt và dễ nhìn hơn. Nếu bơi ngoài trời nắng to cũng nên đeo kính.
6. Tai nạn giao thông
Do nóng nực, nhiệt độ cao khát nước, mồ hôi ra nhiều dễ dàng làm cho
người ta mệt mỏi, buồn ngủ và khi lái xe trong trạng thái này dễ gây nguy hiểm

đến tính mạng con người.
Để phòng ngừa, cần chú ý đến một số khuyến cáo sau: Một, không được
uống rượu bia trong khi lái xe; hai là nên đi trên tuyến đường an toàn với độ dài
phù hợp, nếu cảm thấy mệt mỏi thì nên nghỉ và cuối cùng là không nên lái xe từ
sau lúc nửa đêm trở đi.
7. Chết đuối
Tại Mỹ hàng năm có trên 3.000 vụ tai nạn liên quan đến các bể bơi, trên
650 trường hợp chết đuối khi tắm sông, tập trung chủ yếu là nhóm trẻ dưới 14
tuổi.
Để phòng ngừa tai nạn chết đuối, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cái
khi trẻ tắm sông, hồ nước sâu, nếu cần có thể theo dõi trực tiếp để đề phòng bất
trắc.
Khuyến cáo trẻ không nên tắm ở những nơi nguy hiểm, nhất là nhóm trẻ
hiếu động, không biết bơi.
Các cơ quan chức năng cũng cần có những quy định cụ thể về phòng hộ ở
những nơi có mức độ rủi ro cao, kể cả trong các bể bơi kín.

×