Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dich vụ điện thoại di động của tổng công ty viễn thông quân đội (nay là tập đoàn viễn thông quân đội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.69 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QN ĐỘI
(NAY LÀ TẬP ĐỒN VIỄN THƠNG QN ĐỘI)

NGUYỄN THỊ LỤA

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
CUẢ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
(NAY LÀ TẬP ĐỒN VIỄN THƠNG QN ĐỘI)

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÃ SỐ:

NGUYỄN THỊ LỤA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Trọng Phúc

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..................................................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH.........................5
1.1. Khái niệm. .......................................................................................................5
1.1.1. Cạnh tranh. ...............................................................................................5
1.1.2. Năng lực cạnh tranh.................................................................................7
1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia ......................................................................... 7
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp................................................................. 8
1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ ......................................................... 8
1.1.3. Dịch vụ điện thoại di động .......................................................................9
1.1.3.1. Đặc điểm của dịch vụ điện thoại di động ..................................................... 10
1.1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ điện thoại di động.......... 12
1.1.4. Vai trò của năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
trong kinh doanh dịch vụ điện thoại di động của doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ viễn thông.............................................................................................15
1.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di
động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn
thông .....................................................................................................................16
1.2.1. Chất lượng dịch vụ .................................................................................16

1.2.1.1. Chất lượng kỹ thuật dịch vụ:.......................................................................... 17
1.2.1.2. Chất lượng phục vụ khách hàng .................................................................... 17
1.2.2. Chi phí và giá cả .....................................................................................17
1.2.3. Hệ thống phân phối ................................................................................18
1.2.4. Hệ thống xúc tiến yểm trợ ......................................................................19
1.3. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh dịch
vụ điện thoại di động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.......19


1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng ..........................................................................19
1.3.1.1. Tăng trưởng số thuê bao và thị phần ............................................................ 19
1.3.1.2. Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng ........................................... 20
1.3.1.3. Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu............................................................. 21
1.3.2. Các chỉ tiêu định tính................................................................................22
1.3.2.1. Mức độ ưa thích ................................................................................................. 22
1.3.2.2. Mức độ hài lòng của khách hàng ..................................................................... 23
1.4. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông...................................................23
1.4.1. Các nhân tố quốc tế ................................................................................23
1.4.2. Các nhân tố trong nước..........................................................................24
1.4.2.1. Các nhân tố thuộc về chính trị....................................................................... 24
1.4.2.2. Các nhân tố kinh tế: ........................................................................................ 24
1.4.2.3. Trình độ khoa học và công nghệ ................................................................... 24
1.4.2.4. Dân số ............................................................................................................... 24
1.4.2.5. Các nhân tố về văn hóa, tâm lý-xã hội ......................................................... 24
1.4.2.6. Các nhân tố thuộc mơi trường ngành ........................................................... 25
1.5. Tóm tắt chương 1..........................................................................................26
CHƯƠNG 2................................................................................................................................................27
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA TẬP ĐỒN VIỄNTHƠNG QN ĐỘI

(VIETTEL).................................................................................................................................................27
2.1. Khái qt về Tập đồn Viễn thơng Qn đội. ...........................................27
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Viettel.....................................27
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của Viettel ...27
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Viettel ................................................ 27
2.1.2.2. Phát triển thuê bao điện thoại di động giai đoạn 2005 - 2009 ................ 28
2.2. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường dịch vụ di động Việt
Nam……………………………………………………………………………...31


2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại .............................................................31
2.2.1.1. Sản lượng thuê bao của các đối thủ cạnh tranh .......................................... 31
2.2.1.2. Thị phần của các đối thủ cạnh tranh với Viettel. ........................................ 31
2.2.1.3. Đối thủ- Công ty Thông tin điện thoại di động (Vinaphone) ..................... 32
2.2.1.4. Đối thủ - Công Ty Thông tin di động (Mobiphone) .................................... 34
2.2.1.5. Đối thủ - Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thơng Sài gịn (SPT).
............................................................................................................................................. 34

2.2.1.6. Đối thủ - Cơng ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom). .......... 36
2.2.1.7. Đối thủ - Công ty dịch vụ viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) – nay là
Vietnamobile ...................................................................................................................... 38
2.2.1.8. Đối thủ - Công ty cổ phần viễn thông di động (Gtel Mobile): .................. 38
2.2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ở nước ngoài ......................................39
2.2.3. Áp lực từ nhà cung cấp ..........................................................................40
2.2.4. Áp lực từ phía khách hàng.....................................................................41
2.2.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế ..................................................................42
2.3. Phân tích năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Viettel ...43
2.3.1. Đánh giá tổng thể năng lực canh tranh dịch vụ điện thoại di động của
các đối thủ .........................................................................................................43
2.3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di dộng của Viettel. .........46

2.3.2.1. Những điểm mạnh ........................................................................................... 46
2.3.2.1.1.Chất lượng dịch vụ..........................................................................46
2.3.2.1.2. Giá cước .........................................................................................47
2.3.2.1.3. Kênh phân phối ..............................................................................47
2.3.2.1.4. Mạng lưới thơng tin rộng khắp tồn quốc......................................48
2.3.2.1.5. Xúc tiến yểm trợ.............................................................................49
2.3.2.2. Những điểm yếu ............................................................................................... 49
2.3.2.2.1. Chất lượng nhân viên phục vụ. ......................................................49
2.3.2.2.2. Chất lượng dịch vụ.........................................................................50
2.3.2.2.3. Chính sách giá cước. ......................................................................50


2.3.2.2.4. Kênh phân phối. .............................................................................50
2.3.2.2.5. Xúc tiến yểm trợ.............................................................................51
2.4. Tóm tắt chương 2..........................................................................................54
CHƯƠNG 3................................................................................................................................................55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG CỦA TẬP ĐỒN VIỄN THƠNG QN ĐỘI (VIETTEL) ................55
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành thông tin di động Việt Nam
trong giai đoạn tới ...............................................................................................55
3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành thông tin di động đến năm 2010, 2020......55
3.1.2. Phương hướng phát triển ngành thông tin di động đến năm 2010,
2020. ................................................................................................................56
3.1.2.1. Phát triển mạng viễn thông đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội ở
các vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch các ngành khác......................................... 57
3.1.2.2. Phương hướng phát triển thị trường: .......................................................... 58
3.1.2.3. Phương hướng phát triển công nghệ thông tin di động: ........................... 59
3.1.2.4. Tầm nhìn năm 2020: ....................................................................................... 60
3.1.3. Các dự báo về thị trường dịch vụ điện thoại di động Việt Nam ...........60
3.2. Kế hoạch phát triển dịch vụ điện thoại di động của Viettel .....................61

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của
Viettel....................................................................................................................62
3.3.1 – Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng nhân viên phục vụ.......................62
3.3.1.1.Căn cứ khoa học của giải pháp. .................................................................... 62
3.3.1.2. Nội dung của giải pháp nâng cao chất lượng nhân viên phục vụ. ............ 63
3.3.1.3. Hiệu quả của giải pháp nâng cao chất lượng nhân viên phục vụ. ............ 64
3.3.2- Giải pháp 2 - Nâng cao chất lượng dịch vụ:.........................................64
3.3.2.1. Căn cứ khoa học để nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động................... 64
3.3.2.2. Nội dung của nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động................. 65
3.3.2.3. Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động. ....... 71
3.3.3. Giải pháp 3 - chính sách về giá cước.....................................................71


3.3.3.1 Căn cứ khoa học về chính sách giá cước. ..................................................... 71
3.3.3.2. Nội dung của giải pháp về chính sách giá cước. ........................................ 72
3.3.3.3. Hiệu quả của giải pháp về chính sách giá cước. ....................................... 74
3.3.4. Giải pháp 4- Hồn thiện hệ thống phân phối .......................................75
3.3.4.1. Căn cứ của giải pháp hoàn thiện kinh phân phối. ...................................... 75
3.3.4.2. Nội dung của giải pháp hoàn thiện kinh phân phối. ................................... 75
3.3.4.3. Hiệu quả của giải pháp hoàn thiện kênh phân phối. .............................. 77
3.3.5. Giải pháp 5 - Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, yểm trợ.............77
3.3.5.1. Căn cứ của giải pháp. ..................................................................................... 77
3.3.5.2. Nội dung của giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến, yểm
trợ. ....................................................................................................................................... 77
3.3.5.3. Hiệu quả của giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến, yểm
trợ………………………………………………………………………………………….82
3.4. Tóm tắt chương 3. ................................................................................................ 82
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................84



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2G

: Second Generation Mobile Network
Mạng điện thoại di động thế hệ thứ 2

2G+ or 2.5 G

: Second Generation Enhanced
Mạng điện thoại di động thế hệ 2 mở rộng

3G

: Third Generation Mobile Network
Mạng điện thoại di động thế hệ thứ 3

AMPS/NMT

: Advanced Mobile phone System/Nordic Mobile
Telephony
Dịch vụ điện thoại di động tiên tiến

CDMA

: Code Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo mã

EDGE


: Enhanced Data Rate for Global Evolution
Tốc độ dữ liệu nâng cao đối với phát triển tồn cầu

EVN Telecom

: Cơng ty Viễn thơng Điện lực

GPRS

: General Packet Radio Service
Dịch vụ vơ tuyến gói chung

GSM

: Global System for Mobile Communication
Hệ thống thơng tin di động tồn cầu

GTel Mobile

:

Công ty cổ phần viễn thông di động

Hanoi Telecom

: Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội

HSCSD

: High-speed Circuit Switched Data

Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao

IMT- 2000/UMTS : Iternational Mobile Telecommunications 2000/ Universal
Mobile Telecommunications System
Tiêu chuẩn thông tin di động quốc tế


ITU

: International Telecommunication Union
Liên minh Viễn thông quốc tế

PDC

: Personal Digital Cellular
Tế bào số cá nhân

PHS

: Personal Handyphone System
Hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân

MMS

: Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện

Mobiphone

: Công ty Thông tin di động


SMS

: Dịch vụ bản tin ngắn

SPT

:

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thơng Sài
Gịn

SP-DV

: Sản phẩm dịch vụ

TDMA

: Time Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo thời gian

Viettel

: Tập đồn Viễn thơng Qn đội

Vinaphone

: Cơng ty Dịch vụ viễn thơng

Gtel


: Cơng Ty Viễn thơng tồn cầu

VNPT

: Tập tồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Phát triển thuê bao điện thoại di động giai đoạn 2005

28

÷ 2009 của Viettel
Bảng 2.2

Doanh thu dịch vụ điện thoại di động giai đoạn 2005-

29

2009 của Viettel

Bảng 2.3

Trạm phát sóng của Viettel giai đoạn 2005-2009

30

Bảng 2.4

Sản lượng thuê bao của các đối thủ cạnh tranh với

31

Viettel giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 2.5

Thị phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện

32

thoại di động giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 2.6

Thực hiện phát triển thuê bao điện thoại di động của

32

Vinaphone giai đoạn 2006 ÷ 2010
Bảng 2.7

Thực hiện phát triển thuê bao điện thoại di động của


34

Mobiphone giai đoạn 2006 ÷ 2010
Bảng 2.8

Thực hiện phát triển thuê bao điện thoại di động của

36

SPT giai đoạn 2006 ÷ 2010
Bảng 2.9

Thực hiện phát triển thuê bao điện thoại di động của

38

EVN Telecom giai đoạn 2006 ÷ 2010
Bảng 2.10 Thực hiện phát triển thuê bao điện thoại di động của

39

Hanoi Telecom giai đoạn 2006 ÷ 2010
Bảng 2.11 Thực hiện phát triển thuê bao điện thoại di động của

40

Gtel mobile giai đoạn 2006 ÷ 2010
Bảng 2.12 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh
tranh dịch vụ điện thoại di động với Viettel


x

44


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế của Đảng và Nhà nước trong
những năm gần đây, đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nền kinh tế đất nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và tận dụng
thành cơng những cơ hội kinh doanh mới, thu được lợi nhuận tối đa, đảm bảo
mục tiêu an tồn, nâng cao uy tín và mở rộng thế lực trên thương trường.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Điều gì sẽ diễn ra khi Việt Nam tham
gia Tổ chức thương mại có quy mơ tồn cầu? Đâu là cơ hội có thể và cần phải
tận dụng? Những thách thức nào phải nhận biết để vượt qua? Để tận dụng cơ
hội, vượt qua thách thức phải làm gì?... là những vấn đề cấp thiết đặt ra cho cả
Nhà nước, doanh nghiệp và mỗi người dân Việt Nam.
- Dịch vụ điện thoại di động mang lại nguồn thu đáng kể cho các doanh
nghiệp viễn thơng nói chung, Tổng cơng ty Viễn thơng Qn đội nay là Tập
đồn Viễn thơng Quân đội (Viettel). Trong điều kiện mở cửa, hội nhập thì
cạnh tranh là động lực phát triển của doanh nghiệp theo hướng tiến bộ.
- Trong môi trường kinh doanh mới: Việt Nam ra nhập WTO, doanh
nghiệp viễn thơng nói chung Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) nói
riêng, đứng trước thách thức phải cạnh tranh trong nước và quốc tế. Sự cạnh
tranh sẽ ngày càng gay gắt .
Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, đề tài “ Một số giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Tập đoàn

Viễn thông Quân đội” được lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh.

1


2. Tình hình nghiên cứu
Bản chất của nền kinh tế thị trường là tự do kinh doanh và tự do cạnh
tranh.
Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là vấn đề thời sự được Nhà nước, các
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế quan tâm nghiên cứu.
- Về mặt lý luận, ngay từ thời kỳ chủ nghĩa tư bản Các Mác đã nêu ra
quan điểm về cạnh tranh. Tiếp đó, Michahel Porter, Giáo sư trường đại học
Harvard đã có tác phẩm về Chiến lược cạnh tranh, phân tích một cách hệ
thống những vấn đề lý luận về chiến lược cạnh tranh nói chung, các chiến
lược cạnh tranh cụ thể.
- Về thực tiễn, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của
sản phẩm, dịch vụ nói chung, trong lĩnh vực viễn thơng nói riêng, đã có nhiều
tài liệu đề cập, nhưng chưa có tài liệu nào phân tích và đánh giá năng lực cạnh
tranh dịch vụ điện thoại di động của Viettel.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, cùng với việc
nghiên cứu, khảo sát phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường dịch vụ
điện thoại di động, đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động
của Viettel, luận văn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Viettel, trong điều kiện
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh,

làm cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam và của Viettel. Từ đó đề xuất các biện
pháp có tính chất tham khảo, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện

2


thoại di động, góp phần giúp Viettel chủ động xây dựng chiến lược cạnh
tranh, giữ vững và phát triển thị trường, giữ vững vị trí hàng đầu trong việc
cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên thị trường Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Viettel.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngoài dịch vụ điện thoại di động là dịch vụ cơ bản và chủ yếu nhất,
Viettel còn cung cấp một số dịch vụ khác. Tuy nhiên, phạm vi của luận văn
chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh dịch
vụ điện thoại di động.
Giai đoạn nghiên cứu: từ 2006 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, để khái
quát hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Tiếp
theo là phương pháp biện chứng được sử dụng một cách triệt để nhằm phân
tích tình hình cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động
của Viettel, theo sự vận động và phát triển qua các thời kỳ khác nhau.
Các phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê được sự dụng nhằm
tổng hợp và cập nhật số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, luận văn sử dụng kết hợp phương pháp tổng hợp và logic để
đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động
của Viettel.

6. Một số đóng góp của luận văn
- Hệ thống hố những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh nói chung, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ của một doanh
nghiệp nói riêng.

3


- Phân tích thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ điện
thoại di động ở Việt Nam và của Viettel.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện
thoại di động của Viettel.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Chương 2: Phân tích thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch
vụ điện thoại di động của Tập đồn Viễn thơng Qn đội.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện
thoại di động của Tập đồn Viễn thơng Qn đội .

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm.
1.1.1. Cạnh tranh.
Cạnh tranh là một hiện tượng xã hội phức tạp, có nhiều cách quan niệm
khác nhau dưới những góc độ khác nhau:

Theo K. Marx: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Nghiên cứu về sản xuất
hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Marx đã phát hiện
ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ
suất lợi nhuận bình qn, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường.
Từ điển kinh doanh xuất bản tại Anh năm 1992 định nghĩa: Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh
giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về
phía mình. Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa cạnh tranh như sau: Khả năng của
các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu
nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Uỷ ban cạnh tranh công
nghiệp của Tổng thống Mỹ sử dụng định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc
gia như sau: Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các
điều kiện thị trường tự do và cơng bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch
vụ đáp ứng được các đòi hỏi của các thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và
mở rộng thu nhập thực tế của nhân dân nước đó. Theo Từ điển Bách khoa
Việt Nam (tập1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa
những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh

5


trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều
kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
Nhìn chung, khái niệm cạnh tranh được hiểu đơn giản là sự tranh đua
giành giật giữa các chủ thể có quan hệ với nhau, để đạt một vị trí hay mục
đích nào đó trong lĩnh vực mà họ tham gia. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu
đặt ra khi tham gia thị trường là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu

đó, doanh nghiệp cần phải tìm các biện pháp để giành được vị thế cao trên thị
trường.
Trước đây ở Việt Nam, thường sử dụng thuật ngữ thi đua, coi thi đua là
một khẩu hiệu để hành động. Bởi vì nền tảng kinh tế là chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất (dưới hai hình thức là sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể) chiếm
vị trí tuyệt đối trong xã hội. Nền tảng kinh tế đó đã sản sinh ra cơ chế quản lý
kế hoạch hố tập trung. Trong đó các chủ thể kinh tế khơng có quyền tự do
quyết định cái gì sẽ được sản xuất, cái gì sẽ được tiêu dùng, phong trào thi
đua để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trong các chương trình đã được Nhà
nước định trước. Bản chất thi đua không phải là cạnh tranh. Từ Đại hội lần
thứ VI của Đảng, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phong trào thi đua vẫn
tồn tại, nhưng đã xuất hiện mầm mống của cạnh tranh. Từ Đại hội lần thứ
VII của Đảng, đến nay thuật ngữ cạnh tranh dần dần được sử dụng phổ biến
rộng rãi. Cạnh tranh đã ngấm ngầm luồn lách, len lỏi vào cuộc sống của người
dân. Cạnh tranh đã bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống từ vi mô đến vĩ
mô, từ cấp quốc gia đến doanh nghiệp, thậm chí xâm nhập đến từng cá nhân.

6


1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được phân biệt ở 3 cấp độ: Năng lực
cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
sản phẩm - dịch vụ.
1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Diễn đàn kinh tế thế giới (VEF- World Economic Forum) định nghĩa
năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức
tăng trưởng cao, trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền. Theo quan niệm
của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh quốc gia phụ

thuộc vào 9 tiêu chí chủ yếu là: thể chế kinh tế; hệ thống cơ sở hạ tầng; năng
lực kinh tế vĩ mô; hệ thống giáo dục và y tế phổ thơng; trình độ giáo dục đại
học; hiệu quả vận hành của cơ chế thị trường; mức độ sẵn sàng về cơng
nghệ; mức độ hài lịng doanh nghiệp và mức độ sáng tạo. Kinh tế học dựa
vào bốn yếu tố sau để lượng hóa năng lực đổi mới: Điều kiện tiêu dùng; Yếu
tố sản xuất; Các ngành bổ trợ có liên quan; Những điều kiện cạnh tranh của
các doanh nghiệp, chính sách cạnh tranh của từng quốc gia. Năng lực cạnh
tranh quốc gia mà nhiều tổ chức nghiên cứu phát biểu chính là sự so sánh về
các chỉ số cụ thể của bốn tiêu chí này. Một số nhà kinh tế khác lại đưa ra khái
niệm năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên năng suất lao động, Michael
Porter cho rằng: “Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp
quốc gia là năng suất lao động”. Mở rộng khái niệm này thì năng lực cạnh
trạnh của quốc gia gần hơn với lý thuyết về lợi thế so sánh. Theo lý thuyết lợi
thế tương đối của Ricacdo thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia là một hệ
thống gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau, có tác động qua lại và bổ sung
cho nhau. Các yếu tố này là nền móng, chỗ dựa cho các doanh nghiệp, giữ vai
trò quyết định, cho phép các doanh nghiệp sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh
tranh trên một lĩnh vực cụ thể.

7


1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Phần lớn các Nhà kinh tế học đều gắn năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, hoặc gắn
năng chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh hướng vào
đổi mới cơng nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo
đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được
xem là có năng lực cạnh tranh khi duy trì được vị thế của mình trên thị trường
với các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với

mức giá thấp hơn, chất lượng cao hơn. Theo Fafchamps, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với
chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là
doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự
như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được
coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn. Một quan niệm khác cho rằng: “năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để
duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh
của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và
tiềm năng trên một thị trường mục tiêu”.
1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ
Khi đề cập năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, không thể không đề
cập năng lực cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ (SP-DV) do doanh nghiệp đó
tạo ra. Năng lực cạnh tranh SP-DV là khả năng SP-DV đó bán được nhiều và
nhanh chóng. Cho đến nay các nhà kinh tế học chưa đưa ra một định nghĩa
thống nhất về năng lực cạnh tranh SP-DV, mà hầu như dựa trên khái niệm về
năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng: năng
lực cạnh tranh SP- DV là sự vượt trội của nó so với SP- DV cùng loại do các
đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường. Một ý kiến khác cho rằng:

8


Năng lực cạnh tranh của SP- DV chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị
phần SP–DV của doanh nghiệp.
Tóm lại:
- Năng lực cạnh tranh SP-DV được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó
có những yếu tố chính như: Giá rẻ, chất lượng cao, tiện ích, uy tín, thương
hiệu…
- Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều

doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh, ngược lại để tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, mơi trường kinh doanh phải ổn
định, các chính sách kinh tế vĩ mơ phải rõ ràng, bộ máy Nhà nước hoạt động
có hiệu quả.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh doanh các SP-DV.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh
tranh quốc gia. Mặt khác năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua
năng lực cạnh tranh các SP-DV mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu
dùng
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực
cạnh tranh SP-DV vừa là bộ phận cấu thành, vừa là một trong những mục tiêu
của nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
1.1.3. Dịch vụ điện thoại di động
Một cách khái quát nhất có thể định nghĩa sơ bộ dịch vụ điện thoại di
động là một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo
ra chuỗi giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp cho người sử dụng, giúp người sử
dụng liên lạc và kết nối với bạn bè, cộng đồng và thế giới. Dịch vụ điện thoại
di động là một dịch vụ liên lạc, cũng như bản chất chung của dịch vụ, nó được
phân ra 2 mức:

9


- Dịch vụ cơ bản
- Dịch vụ giá trị gia tăng.
Dịch vụ cơ bản là dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp cho thị
trường. Dịch vụ cơ bản thoả mãn một loại nhu cầu nhất định vì nó mang lại
một loại giá trị sử dụng (hay giá trị lợi ích) cụ thể. Dịch vụ cơ bản quyết định
bản chất của dịch vụ, nó gắn liền với cơng nghệ, hệ thống sản xuất và cung

ứng dịch vụ. Đối với dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ cơ bản là dịch vụ
truyền thơng tin của người nói đến người nghe qua hệ thống tổng đài di động
hoặc Internet, mà khơng làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thơng tin.
Trong kinh doanh, người ta thường gọi là dịch vụ “thoại”. Hiện nay, việc xác
định và phân loại dịch vụ cơ bản trong kinh doanh dịch vụ điện thoại di động
đã được nhìn nhận lại. Kết quả từ các cuộc điều tra nghiên cứu thị trường cho
thấy, khách hàng hiện nay coi dịch vụ SMS thông thường cũng là dịch vụ cơ
bản. Vậy dịch vụ cơ bản của dịch vụ thông tin di động bao gồm dịch vụ thoại
và tin nhắn SMS.
Dịch vụ giá trị gia tăng là những dịch vụ bổ sung, tạo ra những giá trị
phụ trội thêm cho khách hàng, làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về
dịch vụ cơ bản. Dịch vụ giá trị gia tăng của mạng thông tin di động là dịch vụ
tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ, bằng cách hồn thiện
loại hình, nội dung thông tin trên cơ sở sử dụng mạng thông tin di động hoặc
Internet. Các dịch vụ này được thiết kế hướng tới tiện ích và nhu cầu liên tục
đổi mới của người dùng di động, chính vì vậy mà ngành công nghiệp nội
dung (các công ty cung cấp dịch vụ nội dung- một loại hình dịch vụ giá trị gia
tăng có doanh thu cao) ngày càng phát triển.
1.1.3.1. Đặc điểm của dịch vụ điện thoại di động
Dịch vụ điện thoại di động là sản phẩm vơ hình, khác với đặc điểm của
sản phẩm hữu hình, dịch vụ điện thoại di động có những đặc điểm chung với

10


các dịch vụ viễn thơng và cịn mang những đặc điểm đặc thù của dịch vụ điện
thoại di động.
Đặc điểm thứ nhất: Dịch vụ viễn thông rất khác với các sản phẩm của
ngành sản phẩm cơng nghiệp, nó khơng phải là một sản phẩm vật chất chế tạo
mới, không phải là hàng hố cụ thể, mà là kết quả có ích cuối cùng của quá

trình truyền đưa tin tức dưới dạng dịch vụ.
Đặc điểm thứ hai: Quá trình tiêu dùng và sản xuất dịch vụ viễn thơng
khơng có sự tách rời. Hiệu quả có ích của q trình truyền đưa tin tức được
tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất. Ví dụ: trong đàm thoại điện thoại bắt
đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong
tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của q trình sản xuất thì q trình
sản xuất cũng kết thúc. Trong viễn thơng, kết quả cuối cùng của hoạt động
sản xuất không thể cất giữ được ở trong kho, không dự trữ được, không thể
thu hồi sản phẩm cho vào quay vòng, tái sản xuất. Từ đặc điểm này rút ra yêu
cầu về chất lượng dịch vụ viễn thông phải cao nếu không sẽ ảnh hưởng trực
tiếp ngay đến tiêu dùng. Hơn nữa, để sử dụng dịch vụ viễn thơng người sử
dụng phải có mặt ở những vị trí, địa điểm xác định của nhà cung cấp dịch vụ
hoặc nơi có thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ.
Đặc điểm thứ ba: Xuất phát từ việc truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó
xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Thông thường, nhu cầu
truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, vào những giờ
ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào các kỳ hội, lễ tết
thì lượng nhu cầu rất lớn. Trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều,
để thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông phải dự trữ đáng kể năng lực sản xuất và lực lượng lao động.
Đặc điểm thứ tư: đó là sự khác biệt so với ngành sản xuất công nghiệp,
nơi mà đối tượng chịu sự thay đổi vật chất (về mặt vật lý, hoá học,..), còn

11


trong sản xuất viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động
dời chỗ trong không gian. Thậm chí, nếu thơng tin trong q trình truyền tải
nhờ các thiết bị viễn thông được biến đổi thành các tín hiệu thơng tin điện, thì
ở các nơi nhận tín hiệu phải được khôi phục trở lại trạng thái ban đầu của nó.

Mọi sự thay đổi thơng tin, đều có nghĩa là sự méo mó, mất đi giá trị sử dụng
và dẫn đến tổn thất lợi ích của khách hàng.
Đặc điểm thứ năm: là quá trình truyền đưa tin tức ln mang tính hai
chiều giữa người gửi và người nhận thơng tin. Nhu cầu truyền đưa tin tức có
thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, điều đó địi hỏi phải hình thành một mạng
lưới cung cấp dịch vụ có độ tin cậy, rộng khắp.
Đặc điểm thứ sáu: yếu tố “di động” và “bất thường” của việc sử dụng
dịch vụ điện thoại di động. Đặc điểm này được hình thành do nhu cầu di
chuyển của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, đồng thời cũng do
yếu tố khách quan khác mang lại như truyền thống, văn hoá, tập tục,... dẫn
đến việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động mang đặc điểm “di động và bất
thường”. Chẳng hạn các dịp lễ, tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng cao đột biến,
nhiều khi lên đến gấp 5, 6 lần so với bình thường. Vì vậy, để bảo đảm cung
cấp dịch vụ với chất lượng ổn định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện
thoại di động cần phải lập kế hoạch và triển khai đồng loạt nhiều biện pháp
đầu tư, mở rộng mạng lưới, củng cố cơ sở hạ tầng,... để đáp ứng nhu cầu sử
dụng dịch vụ đột biến của khách hàng.
1.1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ điện thoại di
động
Dịch vụ điện thoại di động lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ vào cuối
thập niên 40 của thế kỷ XX, để kết nối những thiết bị thông tin di động trong
xe hơi với mạng điện thoại cố định công cộng. Vào những năm 60, một hệ
thống mới được công ty Bell đưa ra thị trường, gọi là “Dịch vụ điện thoại di

12


động cải tiến”, quay số trực tiếp và băng thông lớn hơn. Những hệ thống tế
bào tương tự đầu tiên đều dựa trên dịch vụ điện thoại di động cải tiến và phát
triển vào cuối thập niên 60 đầu thập niên 70. Hệ thống này được gọi là “tế

bào” bởi vì vùng phủ sóng được chia ra thành những vùng nhỏ hơn (hay còn
gọi là “khe”), mỗi khe do một máy thu và phát có cơng suất vừa đủ đáp ứng,
còn gọi là trạm BTS. Các máy điện thoại di động trong khe, thu phát tín hiệu
thơng tin thơng qua trạm BTS, truyền đưa tới các trạm vô tuyến chuyển tiếp
trung gian (BSC), tới tổng đài điện thoại điện tử di động (MSC) và liên lạc
với thuê bao bị gọi. Các trạm BTS, BSC,MSC được kết nối với nhau thông
qua hệ thống thiết bị truyền dẫn, tạo thành mạng điện thoại di động. Cho đến
nay, điện thoại di động đã phát triển qua nhiều thế hệ, mỗi thế hệ mới ra đời
đều dựa trên công nghệ vượt trội hơn và cải tiến đáng kể dung lượng phổ tần.
Các dịch vụ điện thoại di động nhờ đó cũng đa dạng hơn, tốc độ nhanh hơn và
chất lượng cao hơn. Dịch vụ điện thoại di động trải qua các thế hệ sau:
Thế hệ thứ nhất (1G) - Hệ thống tế bào tương tự: Hệ thống này đã
phát triển kỹ thuật thông tin tế bào và di động trên nhiều phương diện, đến
thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trở thành tiêu chuẩn thông tin di động tương tự của
Mỹ.
Thế hệ thứ hai (2G) - Hệ thống tế bào số: Được phát triển vào cuối
thập niên 80, khơng chỉ số hố tuyến điều khiển, mà cịn số hố cả tín hiệu
thoại. Mục đích chính của việc số hố là đưa ra các dịch vụ mới (với chất
lượng cao), tăng dung lượng, giá thành hạ, kích thước giảm. Sự khác nhau
giữa 1G và 2G là phương thức truyền dẫn và thủ tục truy nhập. Trong hệ
thống tế bào số, tín hiệu thoại khi truyền đưa phải được chuyển đổi thành
dạng tín hiệu số, các thơng tin phi thoại như fax, dữ liệu, hình ảnh cũng được
truyền dưới dạng số, để đảm bảo độ tin cậy. Thế hệ 2G bao gồm: Hệ thống
thông tin di động toàn cầu (GSM), TDMA IS - 136, Hệ thống thông tin di

13


động PDC, CDCM IS-95. Trong đó, GSM sử dụng cơng nghệ TCMA (Đa
truy nhập phân chia theo thời gian).

Thế hệ chuyển tiếp (2,5G) - GPRS, EDGE: GPRS là giải pháp cho
phép chuyển tải và thực hiện các dịch vụ truyền số liệu trên mạng điện thoại
di động. GPRS sử dụng đa “khe” thời gian để tăng việc truyền dữ liệu, nhưng
không phân bổ các “khe” thời gian cho một người sử dụng, mà nhiều người
cùng sử dụng chung. Nhờ vậy, làm tăng dung lượng của các sóng mang. Tuy
nhiên, trong hoạt động của GPRS, các ứng dụng của người sử dụng khơng
được đáp ứng một cách tức thì, mà chỉ được đáp ứng nếu “khe” thời gian rỗi,
do vậy luôn có độ trễ nhất định trong việc truyền dữ liệu, GPRS rất thích hợp
với các dịch vụ chuyển dữ liệu dạng gói như hiển thị web, truyền tải hình ảnh
hoặc tải dữ liệu. Một đặc tính nữa của GPRS là người sử dụng có thể đặt chế
độ ln kết nối. Chế độ này không chiếm dụng các “khe” thời gian, mà “khe”
thời gian chỉ được sử dụng khi dữ liệu được truyền đi hay nhận đến, nó cho
phép kết nối mạng liên tục. Giai đoạn tiếp theo của GPRS là EDGE và tiến tới
phát triển công nghệ 3G trong tương lai. EDGE có thể coi là một lớp vật lý
chung giữa thế hệ thứ 2 và thế hệ thứ 3. EDGE được đề xuất từ đầu năm 1997
để thay thế cho hệ thống GSM đang chiếm tuyệt đối tại châu Âu và nhiều
nước trên thế giới.
Thế hệ thứ 3 (3G) - Công nghệ truyền thông vô tuyến: Liên minh
Viễn thông Quốc tế (ITU) khởi xướng truyền thơng di động tồn cầu IMT2000. Theo ITU, để đảm bảo sự chính xác nhưng vẫn linh hoạt, đáp ứng nhu
cầu phát triển đối với các dịch vụ điện thoại di động tiên tiến, các đặc tính kỹ
thuật định nghĩa trong ITM-2000 là mạng, dịch vụ và thiết bị đầu cuối chất
lượng cao; độ chuyên nghiệp trong thiết kế; khả năng chuyển vùng toàn cầu;
tích hợp các dịch vụ với IMT-2000 và mạng điện thoại cố định; khả năng
cung cấp dịch vụ số liệu tiên tiến và dịch vụ đa phương tiện. Công nghệ 3G

14


liên quan đến những cải tiến trong lĩnh vực truyền thông vô tuyến, điện thoại
và dữ liệu thông qua bất kỳ chuẩn nào trong những chuẩn hiện nay. Công

nghệ 3G sẽ nâng cao chất lượng thoại. Dịch vụ dữ liệu sẽ hỗ trợ việc gửi nội
dung video và multimedia đến các thiết bị cầm tay và điện thoại thông minh.
Hai tiêu chuẩn chính của 3G là WCDMA và CDMA 2000.
Sau thế hệ 3G là thế hệ thứ 4 (4G), dự đốn sẽ được triển khai sau năm
2010.
1.1.4. Vai trị của năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh dịch vụ điện thoại di động của doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ viễn thông
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam là thành
viên chính thức của WTO, việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện
thoại di động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông là hết sức cần
thiết.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu khách quan
diễn ra gay gắt và khốc liệt, nhưng không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay
thế. Những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động làm ăn không
hiệu quả, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội, được thay bằng những doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế
quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, với lộ trình mở cửa viễn thơng hiện nay và
việc thực hiện các cam kết sau khi gia nhập WTO của Chính phủ Việt Nam,
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện thoại di động sẽ phải đối mặt với
cạnh tranh có u tố nước ngồi sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn. Trước
mắt, với lộ trình mở cửa của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, các
công ty Hoa kỳ và các công ty nước ngồi sẽ thâm nhập vào thị trường viễn
thơng Việt Nam bằng nhiều cách như thành lập công ty liên doanh, hoặc hợp
tác kinh doanh với các nhà khai thác viễn thông Việt Nam. Sau nữa, theo cam

15



×