Tải bản đầy đủ (.docx) (333 trang)

Quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong quân đội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 333 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

QUẢN LÝ THIÉ T B Ị ĐÀO TẠO
CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIÉ P CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

L UẬN ÁN TI É N S ĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2018

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

QUẢN LÝ THIÉ T B Ị ĐÃO TẠO
CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TRONG
QUÂN ĐỘI THEO TIÉP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

L UẬN ÁN TI É N S ĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


Mã số: 9 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Xuân Hải
PGS.TS. Phạm Văn Thuần

Hà Nội - 2018

1
1


L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

TÁC GIẢ L UẬN ÁN

Nguyễn Đức Thắng

3


L ỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi trân trọng gửi lời cảm
ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
cùng các Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ
bản sâu sắc và đã giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy PGS, TS Đặng Xuân Hải, Thầy

PGS, TS Phạm Văn Thuần người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ
dẫn cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong quá trình trong
suốt thời gian nghiên cứu hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cơ sở đào tạo trong Quân đội và các đơn vị
có liên quan đã cung cấp tài liệu; các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người
thân đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận án này.
Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu, thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc
chắn nội dung luận án sẽ cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong tiếp tục nhận được
những đóng góp quý báu của các Thầy Cô, của các bạn đồng nghiệp để đề tài
này được hoàn thiện hơn và hy vọng rằng đề tài được ứng dụng vào thực tế quản
lý sau này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
TÁC GIẢ L UẬN ÁN

Nguyễn Đức Thắng


MỤC L ỤC
Trang
Phụ lục IV BIÊN CHẾ Lực LƯỢNG PHÒNG KỸ THUẬT TRƯỜNG SQKTQS 223


DANH MỤC CÁC CHỮ VI ÉT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt


Bảo đảm kỹ thuật

BĐKT

Bộ Quốc phịng

BQP

Cơng nghiệp hóa

CNH

Cơ sở giáo dục

CSGD

Cơ sở vật chất

CSVC

Đảm bảo chất lượng

ĐBCL

Giáo dục đại học

GDĐH

Giáo dục và Đào tạo


GD&ĐT

Giảng viên

GV

Hiện đại hóa

HĐH

Hệ thống chất lượng

HTCL

Học viên

HV

Kiểm định chất lượng

KĐCL

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Phịng thí nghiệm

PTN


Quản lý chất lượng

QLCL

Quản lý giáo dục

QLGD

Quản lý thiết bị đào tạo

QLTBĐT

Thiết bị đào tạo

TBĐT

Văn hóa chất lượng

VHCL

Vũ khí trang bị kỹ thuật

VKTBKT


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.8. Phân phối tần suất lũy tích về chất lượng nắm kiến thức và sự phát triển ý
thức của cán bộ, nhân viên đối với việc tạo lập văn hóa chất lượng qua thử nghiệm .... 175

Bảng 3.9. Phân phối các tham số đặc trưng về chất lượng nắm kiến thức và sự phát
triển ý thức của cán bộ, nhân viên đối với việc tạo lập văn hóa chất lượng qua thử
nghiệm........................................................................................................................... 177


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ


M Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 04/11/2013 Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 29 NQ/TW “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”, Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;
đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học
tập của nhân dân [152]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng đã đề một trong những giải pháp, đó là: “đổi mới căn bản công tác quản lý
giáo dục, đào tạo... ” và “coi trọng quản lý chất lượng” [31]. Đối với các trường
đại học trong Quân đội, việc đổi mới căn bản, toàn diện công tác GD&ĐT đặt ra
yêu cầu đổi mới công tác QLTBĐT tại các học viện, nhà trường toàn quân.
Hiện nay, trong sự phát triển hướng tới xã hội thông tin và tri thức, việc áp
dụng QLCL trong giáo dục, đào tạo cũng đang là một xu thế mới của nền giáo
dục tiên tiến. Từ thực tiễn chất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay cho thấy việc
triển khai công tác ĐBCL của nhiều CSGD đại học tại Việt Nam, trong đó có
các CSGD đại học của Quân đội vẫn chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng
và hiệu quả giáo dục, chưa tiếp cận được với các tiêu chuẩn hiện hành. Do đó,
triển khai cơng tác ĐBCL là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao một cách toàn
diện chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

9



Thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội đa dạng về
chủng loại, trong đó phần lớn là hệ thống vũ khí, khí tài quân sự để phục vụ
giảng dạy, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học; công tác QL TBĐT của
các trường Quân đội có những đặc thù riêng trong quản lý so với các trường đại
học ngoài Quân đội, một trong các đặc điểm của QL TBĐT của các trường Quân
đội là: tính hiện đại, tính bảo mật, tính an tồn, sự phân cấp quản lý, quy định về
quản lý trang bị quân sự, đầu tư mua sắm...; trang bị quân sự do Bộ Quốc phòng
cấp bằng hiện vật; trang bị thông thường khác do nhà trường tự mua sắm bằngngân
sách Bộ Quốc phòng cấp. Thực tế hiện nay trong quản lý TBĐT các trường
Quân đội đang xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập: Vũ khí, trang bị kỹ thuật chiến
đấu mới chưa được điều động cho các học viện, nhà trường. Việc quản lý, khai
thác sử dụng các trang bị cịn tình trạng chưa phát huy hết tính năng, cơng suất
của thiết bị, hiệu quả đầu tư không cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
nhân viên chuyên trách của các phòng thiết bị, PTN... chưa được chú trọng đúng
mức. Thực tế cũng chỉ ra rằng để nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài việc đổi
mới phương pháp dạy và học thì việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác
QLTBĐT, nhất là đảm bảo thiết bị cho nội dung thực hành có ý nghĩa rất quan
trọng; đổi mới QLTBĐT của các nhà trường đang là đòi hỏi cấp thiết.
Việc nghiên cứu vận dụng tiếp cận ĐBCL (Quality Assurance) vào đổi mới
lĩnh vực quản lý TBĐT của các trường đại học trong Quân đội mà trọng tâm là
các trường đại học kỹ thuật quân sự là vấn đề có tính cấp thiết và khách quan
hiện nay.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội theo
tiếp cận đảm bảo chất lượng"” với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé
của mình vào nâng cao chất lượng GD&ĐT theo yêu cầu nhiệm vụ BQP giao.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ

thuật trong Quân đội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu đổi
mới giáo dục đại học của Quân đội trong bối cảnh hiện nay.
10


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Quản lý TBĐT của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội theo tiếp
cận ĐBCL.
4 . Câu hỏi nghiên cứu

11


- Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quản lý TBĐT theo tiếp cận ĐBCL
được lý giải như thế nào ? Những thách thức và thời cơ nào cho hoạt động
quản
lý TBĐT trong Quân đội hiện nay theo tiếp cận ĐBCL ?
- Công tác quản lý TBĐT theo tiếp cận ĐBCL có thể giải quyết những vấn
đề gắn với quy trình quản lý TBĐT, thúc đẩy những thay đổi tích cực trong
cơng
tác quản lý TBĐT ở một nhà trường Quân đội, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường ?
- Những giải pháp nào cần thiết để quản lý TBĐT theo tiếp cận ĐBCL phù
hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ?
5. Giả thuyết khoa học
Vận dụng tiếp cận ĐBCL (Quality Assurance) là lựa chọn thích hợp để đổi
mới và nâng cao hiệu quả quản lý TBĐT của các trường đại học. Nếu xác lập

được hệ thống giải pháp vận dụng tiếp cận ĐBCL nhằm giải quyết vấn đề phát
huy vai trò của TBĐT như một yếu tố của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo
ở nhà trường thì hoạt động quản lý TBĐT của các trường đại học kỹ thuật trong
Quân đội có thể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường.
6 . Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản lý TBĐT của trường đại học; nghiên cứu tiếp
cận ĐBCL và xác lập mơ hình vận dụng.
- Khảo cứu kinh nghiệm và điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng quản
lý TBĐT của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội. Tham chiếu kết quả
nghiên cứu thực trạng với tiếp cận ĐBCL.
- Thiết kế hệ thống giải pháp quản lý TBĐT của các trường đại học kỹ
thuật trong Quân đội theo tiếp cận ĐBCL với mơ hình vận dụng đã đề xuất về

luận. Thử nghiệm kiểm chứng giải pháp.
7. Giói hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
7.1. Giới hạn về đối tượng và địa bàn nghiên cứu
12


Đề tài tập trung nghiên cứu báo cáo, khảo sát quản lý TBĐT của các trường
đại học đào tạo các ngành kỹ thuật quân sự trong Quân đội, bao gồm: Học việnKỹ
thuật quân sự, Học viện Hải quân, Học viện Phịng khơng - khơng qn, Trường
sĩ quan Kỹ thuật qn sự.
Việc thử nghiệm được thực hiện trong giới hạn kiểm chứng tính khả thi và
hiệu quả triển khai một số nội dung cơ bản của giải pháp ở một địa chỉ cụ thể.
7.2. Giới hạn về thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát từ năm 2011 đến nay
7.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Các đối tượng liên quan của Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hải
quân, Học viện Phịng khơng - Khơng qn, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự,

gồm: 137 cán bộ quản lý (Lãnh đạo nhà trường; Ban chủ nhiệm khoa; Trưởng
Phịng thí nghiệm; Cán bộ quản lý CSKT); 244 Giảng viên (cơ sở ngành; chuyên
ngành); 400 học viên (Năm thứ 3; Năm thứ 4).
8 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Cơ sở phương pháp luận
- Tiếp cận cấu trúc hệ thống: Quản lý TBĐT của các trường đại học kỹ
thuật trong Quân đội có thể coi là một tiểu hệ thống, nằm trong hệ thống tổng
thể hoạt động quản lý đào tạo của từng nhà trường. Chất lượng của việc tổ
chức,
quản lý ở mỗ i tiểu hệ thống có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cả quá
trình đào tạo (hệ thống tổng thể). Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp
quản lý TBĐT theo tiếp cận ĐBCL, cần được nghiên cứu trong mối quan hệ
tương tác giữa các yếu tố thành phần của hoạt động đào tạo, trong môi trường
quản lý chung của các trường đại học kỹ thuật Quân đội.
- Tiếp cận logic - lịch sử: Quản lý TBĐT của các trường đại học kỹ thuật
trong Quân đội theo tiếp cận ĐBCL luôn được xem trong mối quan hệ biện
chứng với tiến trình phát triển lịch sử, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi mới
của thực tiễn thời đại. Tiêu chí đánh giá quản lý TBĐT của các trường đại học
13


kỹ thuật trong Quân đội phải bắt kịp với sự vận động và thay đổi của thời đại,
đó
là sự phát triển theo tiếp cận ĐBCL.

14


- Tiếp cận ĐBCL: Có nhiều mơ hình ĐBCL, song đề tài bám sát vào các

mơ hình ĐBCL là: ĐBCL các trường đại học ASEAN (AUN), mơ hình ĐBCL
của Châu Âu (EFQM), hệ thống các chức năng của ĐBCL GDĐH, và coi đây

tiếp cận chính trong nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và đề xuất giải
pháp.
- Tiếp cận thực tiễn: Nghiên cứu đề tài bám sát vào thực tiễn và đặc thù về
TBĐT của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội. Các giải pháp đề xuất
phục vụ cho mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý TBĐT ở các
trường đại học kỹ thuật trong Quân đội.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu các văn
kiện, nghị quyết của Đảng; các văn bản của Nhà nước, Chính phủ về lãnh đạo,
xây dựng Quân đội; các tài liệu khác có liên quan. Từ đó, tiến hành phân tích,
tổng hợp, hệ thống hố, khái quát hóa các tri thức đã có để xây dựng cơ sở lý
luận
và đề xuất nội dung, giải pháp quản lý TBĐT trong trường đại học Quân đội.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm các phương pháp
tổng kết kinh nghiệm, điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi (anket), phỏng vấn trực
tiếp, quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động; xin ý kiến chuyên gia; khảo
nghiệm, thử nghiệm.
- Nhóm các phương pháp thống kê tốn học và mơ hình hóa: xử lý kết quả
điều tra, khảo sát bằng các thuật toán thống kê và phần mềm excel. Sử dụng
các
sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu để mơ tả, khái qt hóa giúp nhận biết dễ
dàng
hơn các vấn đề nghiên cứu. Từ đó, đánh giá, xác định những ưu điểm chung
nhất
có thể vận dụng và những hạn chế để xác định giải pháp quản lý TBĐT phù
hợp.
15



9. Những luận điểm bảo vệ
- Thiết bị đào tạo của các trường đại học Quân đội rất đa dạng về chủng
loại và có giá trị lớn, đặc biệt là các thiết bị kỹ thuật quân sự. Quản lý TBĐT
cần
bám sát những nội dung của quá trình quản lý thiết bị, coi quản lý thiết bị đào
tạo là quản lý một thành tố của hệ thống quản lý chất lượng ở trường đại học
kỹ
thuật trong Quân đội.

16


- Quan điểm về ĐBCL với nhiều ưu điểm nổi trội có thể khắc phục những
khó khăn khách quan và tồn tại, bất cập trong quản lý thiết bị đào tạo của các
trường đại học kỹ thuật trong Quân đội, giúp nhà trường khai thác được tiềm
năng của lĩnh vực này tương xứng với vị trí của nó.
- Giải pháp vận dụng tiếp cận ĐBCL trong quản lý thiết bị đào tạo của các
trường đại học kỹ thuật trong Quân đội đề xuất trong luận án được thiết kế phù
hợp với điều kiện thực tế của các trường. Giải pháp có thể thúc đẩy tạo nên
những thay đổi tích cực về quản lý TBĐT, góp phần thiết thực nâng cao chất
lượng đào tạo.
10 . Đ ó ng g ó p m ói của luận án
- Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về quản lý TBĐT
trong các trường đại học Quân đội tiếp cận theo ĐBCL; khái quát một cách hệ
thống những vấn đề cốt l 0 i của quan điểm ĐBCL trong quản lý TBĐT.
- Đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm ĐBCL vào quản lý TBĐT ở các
trường đại học kỹ thuật trong Quân đội.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý

thiết bị kỹ thuật của các nhà trường, đơn vị cơ sở trong tồn qn. Từ đó, góp
phần nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên
chuyên
môn kỹ thuật các cấp trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội
trong
tình hình mới.
11.Cấu trúc củ a luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục các cơng trình nghiên cứu đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận
án và các phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học
kỹ thuật trong Quân đội theo tiếp cận ĐBCL.
Chương 2: Thực trạng về quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học
kỹ thuật trong Quân đội theo tiếp cận ĐBCL.
Chương 3: Giải pháp quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ
thuật trong Quân đội theo tiếp cận ĐBCL.
17


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐÀO TẠO
CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI
THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
1.1.
1.1.1.

Tổng qua n nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về quản lý thiết bị đào tạo

Trên thế giới, vai trò của CSVC, phương tiện dạy học được các nhà giáo

dục rất coi trọng, đặc biệt là sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học.
Khi đề cập đến vấn đề này, Komenxky (1592-1670) đã dựa trên triết lý giáo dục
phải thích ứng với tự nhiên, đã khẳng định: nguyên tắc vàng ngọc trong dạy học
là nguyên tắc trực quan [93], để thực hiện nguyên tắc trên đòi hỏi các nhà trường
cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và sử dụng CSVC, kỹ thuật và các
phương tiện dạy học. Có thể coi đây là những tư tưởng đầu tiên đề cập đến vấn đề
xây dựng, sử dụng CSVC, kỹ thuật và các phương tiện trong quá trình dạy học.

18


GDĐH trên thế giới ra đời vào thời kỳ Văn hóa Phục hưng chủ yếu ở Châu
Âu và trải qua hàng trăm năm phát triển chức năng của trường đại học hồn
thiện dần. Trải qua một q trình phát triển, do yêu cầu của sự phát triển của sản
xuất, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ, từ cuối thập niên
80 của thế kỷ XX, GDĐH ở nhiều nước Châu Âu và Bắc Mỹ có sự mở rộng.
Điều đó đã dẫn đến sự gia tăng rất đông số lượng sinh viên. Trong điều kiện
nguồn lực không tăng tỷ lệ thuận với qui mô đào tạo, các trường đại học phải
quan tâm nhiều đến hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Các cách làm khác nhau
nhằm khai thác tối đa công suất CSVC, TBĐT của các trường đại học trên thế
giới đã được nghiên cứu có hệ thống hơn. Trong các cơng trình nghiên cứu của
Bautista O [107], với việc chuyển đổi hệ thống một học kỳ sang ba học kỳ.
Hirsh E [118] với chiến lược nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và giảm bỏ học;
Lockwood G và Davies G [129] với cơ chế khuyến khích điều tiết, chuyển đổi
CSVC giữa các khu vực trong nhà trường... Theo S.G. Shapovalenko (1967):
“Việc sử dụng và quản lý thiết bị đào tạo là một trong những nhiệm vụ quantrọng của
cơ sở giáo dục... Khơng có bất kỳ một loại thiết bị giáo dục nào có thể
đảm bảo thành công nếu chỉ được sử dụng riêng lẻ. Cần phải kết hợp một cách
đúng đắn và quản lý hiệu quả tổng hợp các thiết bị dạy học, đáp ứng các yêu cầu
mới có thể đảm bảo hiệu quả một cách tối đa” [147].

Đặc biệt, vào năm 1995, UNESCO đã có một cuộc khảo sát về hiệu quả
khai thác diện tích sử dụng (diện tích hữu dụng và các thiết bị kèm theo) của các
trường đại học nhiều khu vực, châu lục trên thế giới. Trong một cơng trình
nghiên cứu liên quan, tác giả Sanyal B.C [140] đã trình bày khá cụ thể về tình
hình quản lý khai thác giảng đường, phòng học, PTN, phòng thực nghiệm, thực
hành... của một số trường đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Bỉ, Nga, Phần Lan, Hà
Lan, Anh và Châu Mỹ La tinh, đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của một số
trường hợp. Trong những năm gần đây có một số nghiên cứu có đề cập đến
CSVC - kỹ thuật trường học, như: Tổ chức lao động quốc tế ADB/ILO
(Evaluation Rating criteria for the VTE Institution. ADB/ILO - Bangkok 1997)
đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở GD&ĐT để kiểm định các nước
19


thuộc tiểu vùng sơng Mêkơng thì các điều kiện cơ sở hạ tầng của nhà trường:
khuôn viên, CSVC - kỹ thuật và thư viện chiếm 125/500 tổng điểm chung [36].
Báo cáo Quốc gia về ĐBCL trong GDĐH, Bangkok -Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ
đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của Malaysia với 6 chỉ số,
trong đó các điều kiện đảm bảo về CSVC - kỹ thuật cho công tác đào tạo chiếm
20% tổng điểm đánh giá chung [36].

20


Theo Kowalski (1983), thiết bị giáo dục - đào tạo đang trở nên lỗ i thời và
đứng trước áp lực phải thay đổi để thích nghi với những thay đổi về công nghệ
và xã hội. Chúng giống như các nguồn tài nguyên vật chất đang bị khai thác cạn
kiệt và cần được thay thế hoặc nâng cấp. Các nhà quản lý phải có trách nhiệm
trong việc giải quyết vấn đề này để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía
người học. Thực tế, đầu tư, thiết kế và xây dựng CSVC ban đầu tốn quá nhiều

thời gian và cơng sức khiến những lợi ích mà nó mang lại khơng phát huy đúng
thời điểm, thậm chí có trường hợp còn để lại gánh nặng về nhiều mặt cho thế hệsau.
Do vậy, một kế hoạch đầu tư vào CSVC phải đảm bảo được tính tốn kỹ
lưỡng, phát huy được hiệu quả một cách bền vững. Theo đó, cần phải có những
chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị. Đây là khâu then chốt, làm căn cứ để
các nhà quản lý có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể cân bằng được
giữa lợi ích và nhu cầu [143].

21


Trong Hội thảo quốc tế tại Áo năm 1998 về chủ đề “Nâng cao chất lượng
quản lý cơ sở hạ tầng giáo dục”, đã kết luận cơ sở vật chất tốt khơng chỉ tác
động tích cực đến kết quả học tập mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của giáo
viên và sinh viên. Mọi người ngày càng nhận thức rõ về vai trò của quan trọng
của cơ sở vật chất trong việc hình thành thái độ của con người đối với mơi
trường và sự đóng góp của họ đối với xã hội. Các học giả đều nhất trí rằng chất
lượng CSVC có ảnh hưởng khơng chỉ tới kết quả học tập mà còn tới sức khỏe, ý
thức của người dạy và người học, ví dụ như ý thức về bảo vệ môi trường sống,
tiết kiệm năng lượng...); tại Hội thảo Ông Glen.J.Earthman thuộc Viện Nghiên
cứu Bách khoa Virginia, Mỹ cho biết các kết quả nghiên cứu đã chứng minh mối
quan hệ giữa thành tích, hành vi của sinh viên với môi trường học tập. Một số
yếu tố quan trọng tác động tới việc học tập của sinh viên là nhiệt độ, ánh sáng,
khơng gian và đồ đạc trong phịng. Theo đó, các trường có CSVC chất lượng
cao sẽ có chất lượng sản phẩm giáo dục cao hơn các trường khác với chất lượng
CSVC thấp. Do đó, việc quan tâm không đúng mức tới CSVC sẽ gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng đào tạo của một nhà trường. Nếu các cơng
trình nghiên cứu và kinh nghiệm đã chỉ rõ kết quả học tập có liên quan chặt chẽ
đến cơ sở vật chất thì r ràng trách nhiệm của những nhà quản lý giáo dục chính
là tăng cường chất lượng cơ sở vật chất. Do vậy, bên cạnh việc phát triển chiến

lược quản lý cơ sở vật chất giáo dục, cần tích cực nghiên cứu nâng cao hiểu biết
về tác động của cơ sở vật chất đối với thái độ và kết quả học tập của sinh viên.
Hàng năm, các nước OECD dành hơn 5% tổng thu nhập quốc nội cho giáo dục
và theo số liệu báo cáo gần đây chi phí dành cho CSVC chiếm 1/5. Năm 2006,
Ủy ban Kĩ thuật Châu Âu đã thành lập các tiêu chuẩn quản lý CSVC và được ápdụng
tại tất cả các nước trong Liên minh Châu Âu. Quá trình chuẩn bị xây dựng
các tiêu chuẩn bắt đầu từ năm 2002 và mất khá nhiều thời gian để đưa vào sử
dụng bởi sự khác nhau trong hệ thống quản lý ở các nước. Nó sẽ giúp các nước
Châu Âu tăng cường khả năng cạnh tranh trong tiến trình tồn cầu hóa, nâng cao
hiệu quả quản lý, chất lượng sản phẩm trong các lĩnh vực, hiệu quả phối hợp
giữa các bên, minh bạch hóa các hợp đồng mua bán. Thực tế, rất nhiều nước
22


trong khu vực đang tỏ ra hết sức quan tâm tới những vấn đề quản lý CSVC. Đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố về chủ đề quản lý CSVC trong các
CSGD đào tạo, trong đó các nhà quản lý gặp phải nhiều khó khăn trong việc đáp
ứng nhu cầu người học, bảo quản và sử dụng thiết bị một cách hiệu quả và lâu
dài [131,tr.1-4].
Trong bài tham luận: “Quản lý thiết bị đào tạo: phát huy các nguồn lực” tại
Triển lãm giáo dục quốc tế Moscow (2001), bà Yulia Olegovna Krasilnikova
của Đại học nghiên cứu công nghệ quốc gia LB Nga có nhận định “Quản lý thiết
bị là một phần trong quản lý quá trình giáo dục đào tạo, có vai trị quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục. Các quá trình quản lý
đảm bảo hoạt động của TBĐT cần phải được tự động hóa một cách tối đa. Cơng
tác quản lý thiết bị cần phải được tiến hành theo mơ hình quản trị: cần phải xác
định rõ mục đích của việc quản lý, xây dựng các chỉ số đánh giá hiệu quả, quy
trách nhiệm trong việc hoàn thành hay khơng hồn thành mục tiêu đề ra” [148,
tr.6]. Đồng thời A.V. Zafievsky (2010) đăng trên tạp chí “Những thành tựu khoa
học tự nhiên hiện đại” đã nêu: “Quản lý thiết bị đào tạo là một trong những

nhiệm vụ quan trọng của mọi cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giáo dục... Để
nâng cao hiệu quả quản lý, cần phải tự động hóa q trình và xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá” [145, tr.116].

23


Ở Việt Nam, nghiên cứu về TBĐT và quản lý TBĐT cũng được một số nhà
nghiên cứu quan tâm như Trần Dỗn Quới, Nguyễn Văn Tư. Trình bày kết quả
cuộc khảo sát quy mô lớn năm 2008 về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học nước ta, nhómnghiên
cứu (Đào Thái Lai, Vũ Trọng Rỹ, Lê Đông Phương, Ngô Doãn Đãi) [66]
đã khẳng định “CSVC hạn chế” là yếu tố hàng đầu cản trở việc đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay. Các tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh đã
nêu: Việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ của các thành tố cấu thành quá trình
giáo dục và dạy học có thể coi là một nghệ thuật về mặt quản lý; tài sản CSVC
trường học có mặt trong q trình nêu trên; vị trí như các thành tố khác và
không thể thiếu một thành tố nào.. Trong tài liệu do Bùi Minh Hiền chủ biên
(2017) đã đưa ra: Quản lý thiết bị dạy học làm cho nó có mối liên hệ chặt chẽ
với giáo viên, với học sinh, với nội dung, với phương pháp dạy, phương pháp
học theo định hướng của mục tiêu đào tạo đã vạch ra là khâu quan trọng trong
quản lý chung của nhà trường [50]. Tác giả Phạm Viết Nhụ nêu quan điểm: Hiệu
quả của hoạt động giáo dục phụ thuộc một phần rất quan trọng vào thiết bị dạy
học phục vụ lao động sư phạm, đồng thời tác giả đưa ra hàm Coob Douglass
Y=F(SC), trong đó gọi Y là hiệu quả giáo dục của thiết bị dạy học, S là năng lực
sư phạm của giáo viên, C là điều kiện thiết bị dạy học của trường học [81].
1.1.2.

Những nghiên cứu về quản lý thiết bị đào tạo trong Quân đội


Theo từng thời kỳ, các cơng trình nghiên cứu về giáo dục - đào tạo về
phương tiện, kỹ thuật trong quá trình đào tạo; QLGD trong Quân đội và quản lý
CSVC kỹ thuật cũng từng bước được thực hiện.
Bàn về phương tiện kỹ thuật dạy học và vai trị của nó trong quá trình đào
tạo ở các nhà trường đại học quân sự, tập thể các tác giả ở Học viện Chính trị
trong giáo trình “Lý luận dạy học đại học quân sự” [95] đã khẳng định: “Phương
tiện kỹ thuật dạy học là tập hợp những thiết bị kỹ thuật và những phương tiện
dạy học mà người dạy và người học trực tiếp sử dụng trong dạy học nhằm nâng
cao hiệu quả quá trình dạy học ở đại học quân sự” [96]. Các tác giả cũng đã
phân tích, luận chứng r vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học; đồng thời tiến
24


hành phân loại các phương tiện kỹ thuật dạy học theo các cách thức khác nhau
như: Xét dưới góc độ công nghệ thông tin, người ta phân chia phương tiện kỹ
thuật dạy học thành hai phần: phần mềm (software) và phần cứng (hardware);

25


×