Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.99 KB, 6 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI MỚI KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ, ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN.
Từ xưa tới nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử
dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng
của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Nếu nói
người giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất đối với
các thầy cô giáo dạy văn vì Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động
vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp
con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống.
Những năm gần đây việc dạy và học ngữ văn đã và đang trở thành một
điểm “nóng” ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận (và
cả thực tế) cho thấy rằng học sinh hiện nay không thích học văn. Trong
trường THCS vẫn tồn tại tình trạng một số học sinh học theo kiểu đối
phó, các em lười đọc, lười suy nghĩ về tác phẩm văn học, ngại viết, ngại
luyện kỹ năng diễn đạt. TRong lớp 8B tôi đang dạy có 45 học sinh, khi
điền vào phiếu trưng cầu ý kiến về thái độ của các em với môn văn như
thế nào. Số trả lời “Thích học” là 15 em (33%) “Bình thường” là 22 em
(48%), “Thờ ơ” là 08 em (19,0%), “Ghét” 0% (Số liệu này tôi nghĩ chưa
sát lắm vì có thể học sinh còn “nể” cô). Tất nhiên việc học sinh ngại học
ngữ văn do nhiều yếu tố chi phối (ví dụ sự tác động của xã hội là chọn
ngành nghề sau này, song có lẽ phần lớn là do giáo viên chưa có sức lôi
cuốn học sinh, phương pháp dạy còn cứng nhắc…). Vì vậy để học sinh
thích học ngữ văn có lẽ giáo viên cần thực sự hiểu và thực hiện cuộc vận
động “đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới việc kiểm tra đánh giá học
sinh”.
Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới
giữa “nội dung- phương pháp và việc kiểm tra đánh giá” nếu chỉ đổi mới
về nội dung- phương pháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì
cũng vô nghĩa không thẩm định được thực chất kiến thực học sinh, học
sinh không phát huy khả năng sáng tạo. Có một thời trước cải cách giáo


dục, đề thi kiểm tra môn ngữ văn chủ yếu yêu cầu viết bài nghị luận xã
hội, sau đó lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học. Cách kiểm tra, đánh giá
này dễ tạo ra một dạng “đường mòn” cho “văn mẫu” xuất hiện, học sinh
tìm đọc thuộc lòng để sao chép làm mất đi tính sáng tạo. Đổi mới kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình cải cách giáo
dục đã có nhiều khác biệt so với trước như kiểu kiểm tra trắc nghiệm
khách quan và các bài kiểm tra kỹ năng thực hành vận dụng. Mỗi đề kiểm
tra bao gồm những câu hỏi nhằm vào nhiều mảng kiến thức kỹ năng mà
học sinh đã được học.
Từ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục điều chỉnh tập
huấn cho giáo viên nâng cao hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn.
Quá trình đổi mới này đã luyện cho học sinh bớt đi tính thụ động, khuyến
khích sự sáng tạo của học sinh bởi việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện
nay phải theo các tiêu chí: phạm vi kiến thức phải toàn diện, số câu hỏi
cần phải bao quát được phạm vi kiểm tra. Mức độ kiểm tra phải theo
chuẩn kiến thức và không nằm ngoài chương trình. Hình thức kiểm tra
kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận (trừ kiểm tra học kỳ) trong đó trắc
nghiệm chiếm ≤ 30%. Với lớp 6, 7 mỗi câu trắc nghiệm từ 0,25 đ- 0,5 đ;
với lớp 8, 9 thì khoảng 0,2- 0,25 đ/câu. Đề kiểm tra phải có tác dụng phân
hoá, có tính phản hồi, vừa đề cao tính chính xác khoa học vừa có tình khả
thi, phần từ luận cần cả đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với đề
kiểm tra như vậy sẽ là một trong những cách thức đo được đúng nhất
những suy nghĩ của người viết. Và đó cũng là cách tốt nhất để chống việc
học tủ, dạy tủ.
Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng cần đổi mới cả lời phê, cách phê của giáo
viên. Điểm số của một bài kiểm tra ngữ văn rất quan trọng nhưng cái
quan trọng hơn là thầy cô phải phát hiện những ưu khuyết điểm của bài
viết nhằm động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở học sinh để lần sau làm
bài tốt hơn.

Về đổi mới phương pháp dạy văn, Bộ Giáo dục đã đưa ra một số phương
pháp đặc thù như đọc sáng tạo, đọc- hiểu, vấn đáp gợi tìm với các dạng
cấu trúc câu hỏi như phát hiện, giảng, phân tích liên tưởng và bình… để
giúp học sinh tiếp xúc văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng,
nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn; cũng như thấy được vai trò, tác dụng
của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng,
tình cảm, thái độ của người viết… dần dần học sinh sẽ tự đọc, hiểu tác
phẩm văn học một cách đúng đắn, trách sự thẩm định lệch lạc.
Bởi vậy đổi mới phương pháp dạy văn, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả
học tập môn ngữ văn là vô cùng cần thiết và phải làm đồng bộ.
II/ THỰC TRẠNG VIỆC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN VIỆC ĐỔI MỚI,
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG THCS .
1. Ưu điểm:
a) Về công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu:
- Ngay từ những năm đầu thực hiện thay sách, Ban giám hiệu Trường
THCS đã có kế hoạch cụ thể, phân công người dạy theo chương trình
mới; cử giáo viên đi học tiếp thu phương pháp dạy học mới theo các đợt
tập huấn do Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục tổ chức. Trong suốt các năm
học Ban Giám hiệu đều bố trí cử giáo viên đi dự đầy đủ các chuyên đề
của Sở, của Phòng.
- Trong các kế hoạch đầu năm, kế hoạch tháng, Ban giám hiệu đều đặt
mục tiêu phải kiểm tra đánh giá học sinh một cách trung thực, khách quan
toàn diện, tránh hiện tượng chạy theo thành tích.
- Ban Giám hiệu cũng đã đầu tư, khuyến khích giáo viên sử dụng đồ dùng
dạy học, khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ trình chiếu trong
giảng dạy. Lên kế hoạch cho phép các giáo viên bộ môn phôtô đề kiểm
tra trắc nghiệm phát đến từng học sinh từ bài kiểm tra 15 phút trở lên.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch tổ chức các buổi chuyên đề bàn
về phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra đánh giá học sinh.

b) Về tổ chuyên môn:
- Các buổi họp tổ thường xuyên đề cập đến việc giáo viên uốn nắn học
sinh rèn kỹ năng viết cho các em, thường xuyên dự giờ thăm lớp, nhận
xét đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Trao đổi về cách ra đề, các cách
đưa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Chú ý đến các đề mở.
- Tổ chức nhóm học sinh dưới hình thức câu lạc bộ giúp các em giao lưu
trao đổi cảm xúc, suy nghĩ về văn chương, mở rộng hiểu biết về tác giả,
tác phẩm, học sáng tác thơ, truyện và bước đầu đã có kết quả.
c) Việc thực hiện của giáo viên và học sinh:
- Phần lớn giáo viên dạy bộ môn ngữ văn rất tích cực tự giác hưởng ứng
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh;
tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của Sở, Phòng.
- Tích cực tham gia các đợt hội giảng, các buổi chuyên đề bàn về “Đổi
mới…”.
- Bám sát chương trình, cập nhật mọi thông tin liên quan đến kiến thức
bài giảng để điều chỉnh cho phù hợp.
Ví dụ: Những thay đổi về tác giả: Năm mất, những danh hiệu được
phong…
Học sinh cũng khá hào hứng trong việc thực hiện đổi mới như thích làm
bài kiểu trắc nghiệm, được thảo luận nhóm…
2. Tồn tại.
a) Đối với Ban giám hiệu:
Do phải quan tâm chỉ đạo nhiều công tác khác như làm phổ cập, các cuộc
thi do Đảng, đoàn phát động nên có lúc sự kiểm tra của Ban giám hiệu bị
ngắt quãng.
b) Đối với giáo viên, học sinh:
* Đối với giáo viên:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung giáo viên vẫn còn tồn tại
một số mặt sau:
- Tinh thần “Đổi mới” rất tốt nhưng do tư duy cũ đã ăn sâu nên ở một vài

giáo viên lối tư duy cũ ấy đã bám rễ nên rất khó thay đổi hoặc thay đổi
chậm.
VD: Thói quen áp đặt, giáo viên ép học sinh hiểu, cảm thụ tác phẩm văn
chương, lý giải vấn đề theo cách hiểu, cảm thụ và lý giải của giáo viên.
Trong bài kiểm tra nhất là phần tự luận, nếu học sinh cảm nhận, phân tích
không theo ý cô thì bị phê phán, chê trách.
- Giáo viên ngại ra đề trắc nghiệm, đề có độ mở vì đáp án cần phải tỉ mỉ,
độ chính xác cao phải đưa ra nhiều phương án.
- Đôi lúc giáo viên sao nhãng khi chấm bài, ngại chữa, ngại nhận xét,
ngại phê trong mục “Lời phê”.
- Ngại tìm tòi suy nghĩ: Một vài giáo viên soạn giảng y hệt sách “Thiết kế
bài giảng ngữ văn”, không đọc kỹ, không chỉnh sửa… còn lúng túng khi
dạy một văn bản dài với thời lượng ngắn (Ví dụ: Tác phẩm Lão Hạc (Ngữ
văn 8- tập I), Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9- tập I), phân phối chương trình
chỉ có hai tiết mà giáo viên thường phải kéo sang ít phút của tiết ba).
- Chưa chú ý rèn kỹ năng phân tích đề, kỹ năng làm bài cho học sinh đại
trà nên khi gặp kiểu câu hỏi khác lạ là học sinh không biết vận dụng để
làm, mặc dù hiểu khá kỹ về tác phẩm (VD: Bài kiểm định chất lượng Văn
9 của Phòng giáo dục ngày 12/01/2009).
* Đối với học sinh:
- Do phòng học hẹp, có lớp số học sinh lên tới 45 em/ lớp, giáo viên lại
không có điều kiện làm nhiều đề khác nhau nên phần trắc nghiệm, học
sinh chỉ cần hơi nhìn chếch sang là có thể chọn đáp án giống của bạn.
- Trong giờ học, khi thảo luận nhóm (mặc dù đây là hình thức hoạt động
tích cực giúp học sinh hình thành thói quen hợp tác, ý thức đoàn kết trong
học tập và cuộc sống), có một số học sinh thường ỷ lại, để bạn khác suy
nghĩ, còn mình thì ngồi chơi hoặc làm việc riêng. Kết quả vẫn còn một bộ
phận học sinh kiến thức hổng, nhận thức yếu.
III/ KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN:
1. Tác động của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với người dạy:

- Nếu thực hiện tốt đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh thì giáo viên sẽ có sự đổi mới về phương pháp dạy. Hiện nay giáo
viên dạy ngữ văn Trường THCS đã hiểu rõ: Dạy văn là một quá trình rèn
luyện toàn diện của thầy. Nếu không phấn đấu, tự vận động thì giáo viên
sẽ không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục.
- Nếu giáo viên không nắm vững kiến thức, không hiểu kiến thức một
cách hệ thống từ lớp 6 đến lớp 9 thì không thể ra đề hoặc giảng bài theo
hướng tích hợp. Vì vậy tất cả giáo viên dạy ngữ văn của Trường THCS
đều đã được lần lượt phân dạy cả bốn khối, do đó tay nghề giáo viên đã
được nâng lên.
- Tuy nhiên kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm cũng gây khó khăn cho giáo
viên trong việc luyện các em viết chữ, trình bày.
2. Tác động của việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh:
- Do được đánh giá một cách khách quan, trung thực, công bằng nên đại
đa số học sinh phấn khởi tiếp nhận chương trình thay sách và đổi mới
kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tính tự giác, sáng tạo của học sinh
được phát huy. Học sinh thích buổi học có thảo luận nhóm, có sử dụng
trình chiếu. Trong làm bài kiểm tra, các em thích phần kiểm tra trắc
nghiệm. Song cũng từ đó, dẫn đến việc học sinh ngại viết đoạn văn, ngại
viết văn bản.
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH:
* Đối với giáo viên:
Để chất lượng dạy và học văn ngày một nâng cao, trong giờ lên lớn,
người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp để giúp học sinh phát
huy đến mức cao nhất sự suy nghĩ độc lập, tìm tòi khám phá tác phẩm
văn chương với sự hứng thú tích cực. Muốn thế người giáo viên cần:
- Xuất phát từ “Mục đích, yêu cầu” của bài dạy để chọn cách dạy phù
hợp. Dạy học sinh đọc hiểu văn bản là phân tích hình tượng và ý nghĩa

ngôn từ của văn bản, thấy được sự thống nhất chặt chẽ giữa nghệ thuật và
nội dung. Nội dung chỉ hay và sâu khi hình thức hoàn chỉnh có giá trị
thẩm mỹ cao, ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ chắt lọc từ cuộc sống, có
giá trị gợi ta, gợi cảm cao. Khi hướng dẫn học sinh phân tích, giáo viên
không được áp đặt, không gò ép vào khuôn khổ chật hẹp cứng nhắc, giúp
học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ tránh sự vay mượn.
- Rèn cho học sinh thói quen đọc kỹ tác phẩm, phải thuộc thơ, nhớ những
chi tiết của truyện (thuộc trước tiết học thì càng tốt)
+ Chú ý phát huy tính tích hợp trong giảng dạy vì nó vừa mở rộng phạm
vi tiếp xúc đời sống của văn học, vừa góp phần rèn luyện tính năng động
của người học trò. Tuy nhiên dạy tích hợp phải nhuần nhuyễn, uyển
chuyển, tránh máy mọc.
+ Dạy học theo tinh thần đổi mới là phải có khả năng tiếp cận và sử dụng
thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, tuy nhiên không nên lạm
dụng quá nhiều trình chiếu trong dạy văn.
+ Đề kiểm tra nếu là trắc nghiệm thì cũng chỉ dừng ở 20% số điểm là bài
trắc nghiệm (khoảng 8 câu hỏi) còn lại là bài tự luận (có thể một câu tự
luận ngắn, một câu tự luận dài hoặc bằng nhau).
+ Giáo viên cần quan tâm đến các dạng câu hỏi, dạng đề, thường xuyên

×