Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.9 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC : 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10 - CƠ BẢN
Thời gian: 90 phút (khơng kể thời gian giao đề)
BẢNG MƠ TẢ

I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học
kì I mơn Ngữ văn lớp 10.
- Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua các mức độ: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh về phương thức biểu đạt, nội
dung văn bản, ý nghĩa chi tiết trong văn bản, những hiểu biết về đời sống xã hội, đạo đức, lối
sống.
- Kiến thức về một văn bản thơ đã học.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản
- Tạo lập văn bản (viết bài văn nghị luận văn học)
III. LẬP BẢNG MÔ TẢ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Mức độ cần đạt
Tổng
Nội dung
số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


Vận
dụng
cao
- Ngữ liệu: - Nhận diện - Xác định nội Bài
học
I.
Văn bản
phương thức dung của văn nhận thức
Đọc
nghệ thuật. biểu đạt
bản
qua văn bản
hiểu
- Tiêu chí
- Đặt nhan đề - Xác định ý
lựa chọn
cho văn bản
nghĩa của chi
ngữ liệu:
tiết
một VB
hoàn
chỉnh.
Số câu
1
2
1
4
Tổng
Số điểm

1,0
2,0
1,0
4,0
Tỉ lệ
II.
Làm
văn

Nghị luận
văn học
Nghị luận
về một bài

10%

20%

10%

40%
Viết bài
nghị luận
văn học


thơ.
Số câu
Tổng


Tổng
cộng

1

1

Số điểm

6,0

6,0

Tỉ lệ

60%

60%

1
6,0
60%

5
10,0
100%

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ


1
2
1,0
2,0
10%
20%
ĐỀ KIỂM TRA

1
1,0
10%


SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2020 - 2021
Môn: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau
ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì khơng?
Cả phịng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những
phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em
đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể
viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo )
Thực hiện các yêu cầu dưới đây
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Anh (chị) hãy đặt
cho văn bản một nhan đề khác.
Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì?
Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?
Câu 4. Anh/chị rút ra cho mình những bài học gì từ lời khuyên của thầy giáo trong văn bản:
“Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào
vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều
có ích cho đời”
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hịe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.118)
……Hết…...

Họ và tên học sinh:................................................; Số báo danh:.................................................


SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

Phần
I

Câu

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2020 - 2021
Môn: NGỮ VĂN 10 – CƠ BẢN
Nội dung

ĐỌC HIỂU
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về
cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…
(hs tùy chọn nhan đề nhưng phải liên quan đến chi tiết, nội dung của
văn bản)

1

Điểm
4,0
0,5
0,5


2

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận,
đánh giá một sự việc, một con người.

1,0

3

Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót,
hạn chế, … mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. (HS chỉ cần nêu
đúng 1 từ hoặc diễn đạt tương đương về nghĩa giáo viên vẫn cho
điểm tối đa)
Bài học từ lời khuyên của thầy giáo
- Khi đánh giá một con người ta không nên đánh giá quá khắt khe,
khơng tồn diện, chỉ chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết
trân trọng những điều tốt đẹp ở họ.
- Con người ai cũng có những thiếu sót, sai lầm vì thế hãy tạo cơ hội
cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản
thân…
(Hs nêu được 2 bài học phù hợp không nhất thiết như đáp án cho 1,0
điểm; 1 bài học 0,5 điểm)
LÀM VĂN

1,0

4

II
a.


Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu
được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè
của Nguyễn Trãi
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp
chặt chẽ giữa phân tích và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn
đề theo hướng sau:

1,0

6,0
0,5

0,5


* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Cảnh
ngày hè. Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
* Triển khai vấn đề nghị luận
- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên:
+ Mọi hình ảnh sống động: hòe lục đùn đùn rợp mát như giương ô
che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi
hương.
+ Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.
-> Thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ trở thành một bức tranh
ngày hè thật sống động, có sự hài hịa giữa đường nét, màu sắc, âm

thanh, con người và cảnh vật.
- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: Chợ cá dân
dã thì tấp nập, lao xao; chốn lầu gác thì dắng dỏi tiếng ve như một
bản đàn.
=> Cả thiên nhiên và con người tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy
một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ
của tác giả.
- Niềm khát khao cao đẹp:
+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua
Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hịa để “Dân giàu đủ
khắp đòi phương”.
+ Lấy Nghiêu Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi đã bộc
lộ chí hướng cao cả: ln khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng
nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
* Nghệ thuật: Hệ thống từ ngữ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt và
điển tích; tả cảnh ngụ tình, sử dụng từ láy tài tình, độc đáo; câu thất
ngơn xen những câu lục ngôn tự nhiên.

0,5

d. Sáng tạo
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
TỔNG ĐIỂM

0,5

1,5


1,0

0,5

0,5

0,5
10,0

Lưu ý:
- Giáo viên cần đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc. Bài viết có
thể khơng giống đáp án, có thể có những ý ngồi đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí
lẽ thuyết phục.
- Khơng cho điểm cao đối với những bài viết chung chung hoặc phần thân bài chỉ viết một
đoạn văn.



×