Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tác phẩm gội đầu của họa sỹ trần văn cẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 8 trang )

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
GỘI ĐẦU - TRẦN VĂN CẨN
Tên sinh viên: Phùng Ngọc Thái

1. Phần mở đầu
Trần Văn Cẩn (1910- 1994) là một trong những họa sĩ hàng đầu đã mang đến cho
nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại một phong cách sáng tạo nghệ thuật rất riêng và giàu bản
sắc dân tộc. Ông là một trong “bộ tứ” danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt
Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” (Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân, Nguyễn
Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Được đào tạo bài bản trong một ngôi trường danh tiếng
“Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương”, bên cạnh đó Trần Văn Cẩn cịn được ni

dưỡng bởi một nguồn mạch văn hóa mỹ thuật vốn đã nhiều tầng, nhiều vỉa của các dân
tộc. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để ông tự ghi tên mình vào lịch sử nghệ thuật nước
nhà với tư cách là người nghệ sĩ chân chính.
Năm 1936, ơng sáng tác tranh sơn mài: “Tiễn anh khóa đi thi hương” bố cục theo
hình thức bình phong - hình người to - dàn hàng ngang - những dân làng của một thời xưa
theo chân anh khóa với ngựa trắng dắt theo chờ người cưỡi, cách điệu theo lối dân gian,
thể hiện bằng mấy màu son, then, cánh gián, vàng lóng lánh, rực rỡ làm hiện lên cảnh tiễn
đưa vui vẻ, tưng bừng và tràn đầy hi vọng... Tranh này được các thầy Tardieu,
Inguimberty đánh giá cao, chấm cho đỗ thủ khoa khóa VII (trên cả Nguyễn Gia Trí học
cùng lớp, có bài thi tốt nghiệp là một tranh lụa).
Tháng 9/1945, Trần Văn Cẩn cùng nhiều hoạ sĩ khác đã dựng hàng chục tranh cổ
động quanh hồ Hoàn Kiếm. Bức "Nước Việt Nam của người Việt Nam" của Trần Văn
Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được mở tại Hà
Nội. Bức "Xuống đồng" của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hóa

1



Cứu quốc mua, cùng với bức "Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ" của Tô Ngọc Vân và
"Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Đỗ Cung.
Tháng 7/1948, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban
thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.
Tháng 6/1954: Trần Văn Cẩn thay thế Tô Ngọc Vân (vừa mất vào thời gian này)
đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954-1969).
Ông còn làm Tổng thư ký Hội mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (năm 1958-1983);
Cộng tác viên của Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Ðức từ năm 1978; Chủ tịch
hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983-1989). Rất nhiều tác phẩm của ông được
trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và các bộ sưu tập cá nhân trong, ngồi nước.
Ơng mất năm 1994 tại Hà Nội. Suốt 60 năm sáng tạo bền bỉ, Trần Văn Cẩn để lại
hàng trăm bức tranh mà ơng gọi đó là món q mọn dành cho điêu khắc gia Trần Thị
Hồng người vợ cuối cùng. Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã được trao nhiều
huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất. Ông được truy tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996)
Năm 2010, một con phố thuộc khu đơ thị Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội được
đặt tên Trần Văn Cẩn
2. Phần nội dung
Với tác phẩm “Gội đầu”, Trần Văn Cẩn đã đưa nghệ thuật khắc gỗ dân tộc lên một
đỉnh cao mới. Tiếp thu phương pháp nghệ thuật hàn lâm phương Tây nhưng Trần Văn
Cẩn đã tìm được cho mình một bản sắc nghệ thuật Việt Nam thuần thúy qua việc học tập,
nghiên cứu kỹ lưỡng và công phu vốn cổ dân tộc qua tranh dân gian Hàng Trống, Đông
Hồ, điêu khắc dân gian... Bức tranh miêu tả một cô gái mình trần, đang cúi mình gội đầu,
khn mặt tươi vui, thư giãn, mái tóc mềm mại bng đến tận gót chân, chiếc váy dài của
vùng nơng thơn đồng bằng Bắc bộ... Hình tượng hết sức đơn giản, khái quát và khỏe
khoắn trên một nền không gian ước lệ, ẩn hiện vài đóa hồng, chiếc chõng tre... khiến
2


người xem liên tưởng đến những hình ảnh sinh hoạt đời thường của dịng tranh dân gian

Đơng Hồ xưa...
Bức tranh phản ảnh chân thực nét đẹp khỏe mạnh của hình thể, sự mộc mạc và
giản dị đến chân thành qua động thái và y phục của người phụ nữ nông thôn Việt Nam
thời bấy giờ. Đồng thời, gởi đến thông điệp về sự lạc quan, yêu đời của những người dân
lao động....

GỘI ĐẦU (1943)
Trần Văn Cẩn (1910-1994)
Khắc gỗ màu - 26 x 22.5cm
[Nguồn: />
Trọng tâm là khuôn mặt diễm kiều, đôn hậu, tươi vui của thiếu nữ ở cận cảnh, ngay
trên các điểm nhấn mạnh thị giác phía trên bên trái. Bằng phương pháp biểu hiện của chất
liệu khắc gỗ ơng đã diễn tả một cơ gái mình trần, vóc dáng khỏe mạnh… Biểu cảm trên
khuôn mặt và phần trên của thiếu nữ được khai thác triệt để, đặc biệt ở bầu ngực căng trịn
với thân hình khỏe khoắn, đầy sức sống, đậm tính phồn thực, nhưng vẫn khơng mất đi

3


dáng vẻ thon thả bằng những nét khắc cong tròn tinh tế. Trên tác phẩm, các đường cong
mềm được tác giả nhấn mạnh tạo nên sự thay đổi, cảm giác khỏe khoắn nhưng cũng có
những điểm nhấn, thả để tạo ra sự đối lập về hình mảng. Những nét khắc trên váy như yếu
tố trang trí, các nếp gấp của vải được lược bỏ. Sự thay đổi hướng của nét khắc trên lưng
váy tạo nên những sự thay đổi thú vị về hình mảng và đường nét.
Bên phải thiếu nữ có những bơng hồng thoắt ẩn thoắt hiện gần với điểm nhấn
mạnh thị giác phía trên tạo cảm giác phảng phất mùi thơm của hoa lẫn mùi hương dịu
dàng dễ chịu từ da thịt. Bức tranh đặt góc nhìn cận cảnh, người thiếu nữ là chủ thể chiếm
diện tích lớn trên bề mặt tranh. Ở góc nhìn này, cho phép tác giả miêu tả chi tiết các nét
đặc trưng nhân vật, làm nổi bật các tình cảm và cảm xúc của hình tượng. Người xem có
thể nhìn rõ hơn cấu trúc, động thái, y phục, chi tiết công việc của cơ ấy. Đây cũng là chủ


đích mà tác giả muốn nhấn mạnh đặc thù của chất liệu. Sử dụng nét một cách tinh tế, kết
hợp với những mảng màu tĩnh dịụ, hồ sắc tươi, nhẹ nhàng, thanh thốt.
Có thể nói, bố cục tranh là cấu trúc của những đường cong chuyển động. Tác giả
diễn tả thân hình mềm mại của cô gái với cách diễn tả đường nét của mái tóc, của nếp
4


váy, của chiếc nhuyễn thắt quanh lưng hài hòa với sự uyển chuyển của hai cánh tay trần
tuyệt mỹ, đây là bức tranh có nhịp điệu của sự thuần khiết.
- Trên cơ thể thiếu nữ là đường cong được tạo thành bởi mái tóc, thân hình mềm
mại, uyển chuyển.
- Phía dưới là thau nước tròn tạo nên sự hài hòa, thuận mắt về bố cục, lấy chuyển
động của các hình mảng cong trịn chủ đạo. Kết hợp các góc cạnh thấp thoáng của cái
chõng tre và bể nước vừa tạo sự thay đổi, vừa có tác dụng giảm bớt sự nhàm chán của thị
giác, vừa tạo được độ xa gần của cảnh vật và không gian. Về mặt thị giác, các đường nhịp
điệu này tạo nên cảm giác thanh bình và ấn tượng yên tĩnh, mềm mại, gợi ra được vẻ
thanh thốt, dịu dàng, đơn hậu vốn có của phụ nữ Việt Nam.

- Bố cục nhịp điệu là nội dung của cuộc sống và nó đã được các nghệ sỹ đưa vào
trong các tác phẩm hội họa của mình. Trong tác phẩm “Gội đầu” tác giả đã khéo léo tạo
nên những hình mảng xoay trịn nhẹ nhàng uyển chuyển, tựa như vòng xoay êm ả của
dòng nước mùa Thu. Tác phẩm bắt đầu từ bố cục chung đến việc thể hiện các hình mảng

5


uốn lượn nhịp nhàng của mái tóc, của đơi tay, của cơ thể, của đơi bàn chân và cả dáng
hình của cái thau gỗ cũng tạo nên sự chuyển động như một vòng tròn linh hoạt.
Với tác phẩm khắc gỗ màu “Gội đầu”, Trần Văn Cẩn đã khai thác tối đa những

thế mạnh đặc thù của chất liệu. Sử dụng nét khắc một cách tinh tế, kết hợp với những
mảng màu tĩnh dịụ, hồ sắc tươi, nhẹ nhàng, thanh khốt. “Gội đầu” là kết tinh của một
tâm hồn nhạy cảm và tài nghệ của một bút pháp lớn.
Màu sắc chính là các màu sáng nhẹ nhàng mát mắt, lấy gam màu lạnh làm chủ
đạo, với các màu xanh, màu vàng nhẹ của da dẻ, màu phớt hồng của váy, điểm thêm màu
xanh lục trên lưng váy, tạo nên một hòa sắc mát dịu.

Ánh sáng huyền ảo từ không gian xung quanh làm nổi rõ một cơ thể khỏe mạnh
của thiếu nữ. Sự ẩn hiện của những bông hồng làm tăng vẻ đẹp quyến rũ của nhân vật.
Hiệu quả về mặt kỹ thuật chất liệu (khắc gỗ màu), vừa tạo sự hài hòa màu sắc chung, vừa
tạo sự sâu lắng, dịu dàng cho hịa sắc bức tranh. Ánh sáng, từ phía đối diện chiếu vào cơ
thể căng tròn tươi mát của người con gái, chuyển xuống suối tóc mượt mà chắc khỏe. Một

6


ít ánh sáng làm lộ rõ đôi chân trần đầy đặn. Hầu như tất cả ánh sáng đang trực tiếp di
chuyển về phía nhân vật, tập trung vào khu vực trọng tâm với sắc độ tương phản nhẹ
nhàng, tạo sức hút mạnh mẽ cho thị giác.
3. Phần kết luận
Tác phẩm “Gội đầu” chính là sự kết hợp hài hịa giữa mảng và nét, giữa mảng lớn
và mảng nhỏ, giữa cái động với cái tĩnh để diễn tả thân hình người phụ nữ cùng với nét
sống động của suối tóc, tạo nên cái đẹp, cái duyên trong tác phẩm.
Với tranh khắc gỗ, Trần Văn Cẩn đã khai thác tối đa những thế mạnh đặc thù của
chất liệu. Sử dụng nét một cách tinh tế, kết hợp với những mảng màu tĩnh dịụ, hồ sắc
tươi, nhẹ nhàng, thanh khốt. “Gội đầu” là kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tài nghệ
của một bút pháp lớn.
Hình tượng nghệ thuật theo phong cách diễn hình, diễn màu khoa học hiện đại,
trong một không gian thuận mắt, tác giả đã tiếp thu tinh hoa, khoa học hiện đại của mĩ
thuật phương tây và cả nét tinh hoa của tranh khắc phương đông và cái tinh tế trong tranh

khắc Nhật Bản.
Với tác phẩm “Gội đầu” ta có thể cảm nhận được một thế giới thật bình n, mát
mẻ, phảng phất đâu đó hương thơm dịu từ mái tóc, da thịt người con gái, mang đến cái
cảm giác lâng lâng nhe nhẹ, tao nhã và thi vị. Gội đầu là kết tinh của một tâm hồn nhạy
cảm và tài nghệ của một bút pháp lớn, bút pháp bậc thầy khiến tác phẩm của Trần Văn
Cẩn vừa sâu sắc ý nhị vừa dung dị nhưng cũng đầy chất thơ.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn là tấm gương sáng về lao đông sáng tạo nghệ thuật và trách
nhiệm trong công tác. Xứng đáng là bậc thầy để các lớp họa sĩ sau học tập. Tên tuổi và tác
phẩm của ông sống mãi với nhân dân, với đất nước và trong mỗi chúng ta.

7


Nhóm 8 chúng tơi may mắn được giảng viên phân cơng “Phân tích tác phẩm Gội
đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn”. Cơ hội được tìm hiểu một tác phẩm tuyệt mỹ của danh họa
tên tuổi bậc nhất nền mĩ thuật việt Nam. Chúng tôi được mở mang kiến thức về mỹ thuật,
khả năng tư duy logic, tốn học, ngơn ngữ được nâng cao. Khả năng lập luận, so sánh và
trình bày cũng tốt hơn, thuyết phục hơn nhiều so với trước đó.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng. Người đã hướng dẫn cụ
thể, chi tiết đến từng nhóm để lớp có thể hồn thành học phần đầu tiên của khóa học.

8



×