Chứng khoán và khúc mắc lãi suất
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và xu hướng lãi suất thị
trường sẽ trở lại là mối quan tâm hàng đầu, số liệu mới
nhất cho thấy tín dụng đang tăng, nhưng tốc độ còn
chậm.
Thị trường chứng khoán lại bắt đầu bước vào một tuần
lễ của những thông tin vĩ mô quan trọng. Mức tăng chỉ
số giá tiêu dùng và xu hướng lãi suất thị trường sẽ trở
lại là mối quan tâm hàng đầu, mặc dù những số liệu
mới nhất cho thấy tín dụng đang tăng, nhưng tốc độ
còn chậm.
CPI có đột biến?
Hà Nội cuối tuần qua đã công bố mức CPI tháng
6.2010 tăng 0,21%. Như vậy, mức tăng tính theo tháng
của CPI tại Hà Nội đã giảm tốc so với mức 0,41% của
tháng 5. Có lẽ ngay đầu tuần này sẽ có CPI TPHCM và
thị trường bắt đầu dự đoán CPI cả nước trên cơ sở
bình quân tại hai địa bàn chính này. Trong tháng 5, CPI
của TPHCM đã có mức tăng 0,48%.
Liệu CPI cả nước trong tháng 6 này có đột biến? Theo
Cục Thống kê Hà Nội, trong cơ cấu CPI của thủ đô
tháng 6, nhóm giao thông vận tải và nhà ở cùng điện
nước, chất đốt, vật liệu xây dựng giảm. Nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống cùng nhóm đồ uống và thuốc lá
tăng mạnh. Nói chung nhóm lương thực thực phẩm có
tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính CPI nên biến động
của nhóm này thường tác động lớn đến chỉ số chung.
“Chúng tôi cho rằng sẽ không có nhiều đột biến vì trong
tháng vừa rồi giá xăng dầu đã giảm tới 6%, giá thép
giảm mạnh, giá điện, than và các mặt hàng thiết yếu
như hàng thực phẩm tương đối ổn định. Dự báo CPI
trong tháng sẽ không có đột biến nhiều” - bộ phận phân
tích CTCK Âu Việt nhận xét.
Mô hình định lượng của CTCK Thăng Long dự báo
mức tăng CPI cả nước trong tháng 6 vào khoảng
0,25% đến 0,37%. Hồi tháng 5 vừa qua, mô hình dự
báo này cho rằng CPI cả nước từ 0,21% đến 0,32% và
thực tế đạt 0,27%.
Tăng trưởng tín dụng: Đợi đến bao giờ?
Không có nhiều khác biệt so với tháng 5, điều mà
TTCK chờ đợi vẫn xoay quanh câu chuyện lãi suất thị
trường và tăng trưởng tín dụng. Theo số liệu NHNN
vừa công bố tuần qua, ước đến tháng 6.2010, so với
cuối năm 2009, tổng phương tiện thanh toán tăng
9,6%. Con số này trong 5 tháng đầu năm 2010 là 7,5%.
Số liệu mới về nguồn vốn huy động của các tổ chức tín
dụng ước đến tháng 6 cũng tăng 10,82%, dư nợ tín
dụng tăng 10,52% (tín dụng 5 tháng đầu năm công bố
trước đó tăng 7,46%).
Tăng trưởng tín dụng thời điểm hiện tại liên quan chặt
chẽ đến câu chuyện lãi suất huy động và lãi suất cho
vay thực tế. Liên tiếp nhiều tháng gần đây các thông
điệp về định hướng giảm dần lãi suất cho vay được
đưa ra nhưng mức giảm của lãi suất thị trường vẫn
chưa được như kỳ vọng. Kể từ đầu tháng 4 đến nay, lãi
suất cho vay thực tế đã giảm từ 16-18% xuống còn
13,5%-15%.
Lãi suất cho vay giảm nhưng tốc độ tăng trưởng tín
dụng vẫn còn chậm chứng tỏ việc tiếp cận vốn vẫn gặp
khó khăn. Theo số liệu của CTCK Thăng Long, trong
tháng 5.2010, NHNN cũng đã bơm ra một lượng tiền
ròng khoảng 21.000 tỉ đồng qua thị trường mở và
lượng tương đương khi mua vào 1 tỉ USD trên thị
trường ngoại hối.
Tăng trưởng tín dụng năm 2010 được đặt mục tiêu tới
25%. Về mặt số liệu, rõ ràng dư địa để tăng trưởng tín
dụng trong thời gian còn lại của năm nay là lớn. Tuy
nhiên, để tăng trưởng tín dụng thì rào cản lãi suất phải