Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.77 KB, 2 trang )

Chùa Hương Tích

Để chạm hình tượng tiêu biểu của danh sơn Hồng Lĩnh lên “Anh đỉnh”
(một trong 9 đỉnh đồng ở nội thành Huế, đúc năm Minh Mạng thứ 17
(1936) ) các nghệ nhân đã chọn cảnh động Hương Tích. Hương Tích
động, Hương Tích phong là gọi theo tên ngôi chùa cổ ở đây – Hương Tích
Tự – Hoan Châu đệ nhất danh lam, Hương Tích nghĩa đen là “chứa mùi
thơm”. Chùa Hương Ngàn Hống dựng đời Trần, có thể đồng thời với chùa
Yên Tử (Quảng Ninh) thế kỷ XIII, qua những biến thiên lịch sử cảnh cũ đổi
thay nhiều. Trong chuyến lên thăm chùa năm 1794, La Sơn phu tử
Nguyễn Thiếp ghi lại trong thơ:
"Hương Tích ngôi chùa đời Trần
Dựng trên ngọn núi đẹp nhất Ngàn Hống
Am cũ còn lưu lại đá trắng
Nền Trang vương xưa chỉ những thông xanh"
(Thái Kim Đỉnh dịch nghĩa)
Chùa Hương Tích nằm trên ngọn Hương Tích trong dãy Hồng Lĩnh, thuộc
xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Tục truyền chùa do công chúa Diệu Thiện,
con gái út của Sở Trang Vương (Tàu) tạo dựng khi đến tu hành ở đây. Một
truyền thuyết có vẻ hợp lý: Xưa kia người ta thường đến am Thánh Mẫu
để cầu tự, ông Hiệp trấn họ Trần cầu tự ở đây sinh được 3 con trai đặt tên
là Hồng, Hương, Tích và một chúa Trịnh không rõ chúa nào cũng vào cầu
tự và sinh được Thế tử. Hàng năm chúa sai người vào đây tạ ơn Phật tổ,
sau thấy vùng Hương Sơn - Hà Tây phong cảnh đẹp lại gần kinh thành
nên cho xây chùa để tiện đi lễ Phật, khỏi phải vào Ngàn Hống xa xôi. Vì
vậy chùa Hương - Hà Tây cũng gọi theo tên chùa chính: Hương Tích tự.
Những vết tích còn lại và tài liệu cho hay chùa được khởi dựng từ thời
Trần (thế kỷ XIII - XIV), được tu sửa nhiều lần. Năm 1885 chùa bị hoả hoạn
cháy trụi (cùng với chùa Thiên Tượng) và được tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn
- nhà soạn Tuồng nổi tiếng đứng ra vận động xây dựng lại vào năm 1901.
Hiện nay các công trình kiến trúc chính (đền, am, chùa) vẫn giữ được gần


nguyên vẹn dáng vẻ ban đầu thế kỷ XX. Phật phả, bia ký chùa Hương Tích
không còn. Do đó chúng ta không biết năm tháng chính xác xây dựng chùa,
các nhà tu hành đầu tiên và các thời kỳ tiếp theo ở chùa này.
Quần thể di tích chùa Hương gồm có: 2 toà chùa ngoài và trong, am
Thánh Mẫu, đền Thiên Vương (đền thờ Hồng Sơn Đại Vương), và lên cao
hơn nữa có nền Trang Vương. Chùa Hương với cảnh đẹp thiên nhiên
mang nhiều cảnh sắc khác nhau, với quần thể kiến trúc tôn giáo đã phối
hợp tài tình với vẻ đẹp thiên nhiên ở đó những hình khe thế núi đúng là
“Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”.
Hội chùa Hương Tích vào ngày 18/2 âm lịch hàng năm, ngày Diệu Thiện
hoá Phật. "Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích", Hội chùa Hương
Tích thu hút khách thập phương trong nam ngoài bắc về hội đông đúc,
nhưng cứ 3 năm mới có hội chính một lần, kéo dài suốt hàng tháng. Dọc
đường từ chân núi đến cửa chùa, lều quán san sát, người đi dự hội tấp
nập, ban đêm đèn đuốc sáng rực một vùng.
Thắng cảnh Hương Tích danh lam Hương Tích Ngàn Hống từ xưa đã
được nhắc đến không chỉ ở Châu Hoan mà khắp nơi đều biết. Ngọn núi
chùa này đã từng in sâu dấu ấn đậm đà trong thơ văn tao nhân mặc
khách. Thái Thuận phó nguyên suý Tao đàn của Lê Thánh Tông đã viết
trong bài “nhớ Chùa Hương”:
“Bỗng nhớ chùa Hương Tích
Khe suối đá gập ghềnh
Dấu Quan Âm ẩn náu
Am Thánh Mẫu tu hành
Biết gì ngoài mây rũ
Muôn thuở tiếng Châu Hoan”
Năm 2003, với sự đóng góp của các nhà hảo tâm và công sức của nhân
dân địa phương, chùa Hương Tích đã được tu bổ tôn tạo lại khang trang.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×