Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hà Tĩnh Lịch sử Hình Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.83 KB, 23 trang )

Hà Tĩnh


I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hà
Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức .Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân
.Thời nhà Ngô, thuộc Cửu Đức .Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê: gọi là Hoan Châu .Năm
1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An .Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An .Thời Tây Sơn, gọi
là Nghĩa An trấn .Nhà Nguyễn năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn .
Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông
Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam).
Năm Tự Đức thứ 6 (năm 1853) đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An
Tĩnh; Năm thứ 29 (năm 1876) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ. Từ năm 1976-1991, Nghệ An
và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách
ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay
Năm 1992, Thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở: thị trấn Hồng Lĩnh; xã Đức
Thuận, xã Trung Lương; một phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; các xã Đậu Liêu
và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.
Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ sở tách 6 xã thuộc huyện Đức Thọ, 5
xã thuộc huyện Hương Khê và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn.
Năm 2007, huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 7 xã ven biển của huyện Can Lộc và
6 xã ven biển của huyện . Năm 2007 Thị xã Hà Tĩnh đã nâng cấp là thành phố loại III.với
tên goi là TP. Hà Tĩnh.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Diện tích : 6.056km2
Dân số: 1.283.900người ( năm 2003)
Dân tộc: Kinh, Thái, Chứt, Mường…
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Phía Bắc
giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông, phía tây
giáp Lào. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340km, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều


thuận lợi.TP. Hà Tĩnh cách sân bay Vinh 50km.
Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh
Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi. đồng bằng chỉ là một dải đất hẹp ở ven biển và xung
quanh các trục đường quốc lộ. Hà Tĩnh có 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Bờ
biển dài 137km. Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh. Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo, thuận tiện
cho việc giao thương với các nước Lào, Thái Lan.
Nhiệt độ trung bình năm 23,70C
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc
danh nhân.
III. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA – DANH LAM
1. Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan
Đèo Ngang thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, cách TP. Hà Tĩnh khoảng 75km,
trên quốc lộ 1A. Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao
256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên
của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh
Hà Tĩnh và Quảng Bình. Toàn cảnh Đèo Ngang
Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành
(980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn - Đèo Ngang mới được biết đến
nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm
ấp đã xây lũy Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần
nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là lũy Đèo Ngang hay lũy ông Ninh.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo
Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ
Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn
Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển
Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp,
nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng,
quanh năm đầy nước. Hoành Sơn Quan
Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát
ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to

nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm
giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú
của rừng và biển.
2. Đền thờ Chế Thắng phu nhân, Nguyễn thị Bích Châu
Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng
sông Trí khoảng 7 - 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính.
Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế
Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Nguyễn Bích Châu quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần
Nguyễn Tướng Công một ông quan rất mực thanh liêm. Từ nhỏ được sự dạy dỗ chu đáo
nên khi trưởng thành đã trở thành người văn võ toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ nhất
(1373) nàng được Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Nhưng lúc bấy giờ chế độ phong
kiến nhà Trần suy vong chính sự đổ nát nhân tài không được trọng dụng, cung phi
Nguyễn Thị Bích Châu bèn thảo bản “ Kê minh thập sách” dâng lên nhà vua và được vua
khen là thông tuệ. Năm 1377 nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, trước khi đi Bích
Châu làm tờ biểu can ngăn nhưng vua không nghe nên nàng xin theo hộ giá. Khi quan
quân nhà Trần đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn) vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem
vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa
đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua lại bất an, Nguyễn
Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên
độc sau đó từ trần. Ba ngày sau vì bệnh quá nặng nhà vua cũng băng hà, quân nhà Trần
rút về kinh đô khi tới địa điểm Châu Hoan vì sóng to gió lớn tàu thuyền phải ghé vào
vũng Ô Tôn (Vũng Áng). Lúc này vua Trần Đế mới lên ngôi nghe tin liền xuống chiếu
rước linh cữu nhà vua về bằng đường bộ còn linh cửu quý phi đi bằng đường biển. Sau
mấy ngày thời tiết không thuận lợi triều đình xuống chiếu cho an táng Quý phi tại Cửa
Khẩu, bến Kỳ La huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan. Năm 1470 trong lần đem quân đi
đánh Chiêm Thành giành chiến thắng trở về vua Lê Thánh Tông cho quân dừng lại nơi
đây và sai người chặt gỗ, gọt đá xây dựng ba toà điện thờ bà và sắc phong cho bà là: “
Chế Thắng phu nhân”
Đền Bích Châu được xây dựng trên bãi đất pha cát biển rộng khoảng 4.500m2, quay về

hướng đông nam. Phía trước đền, từ trái sang phải là núi Ô Tôn có đền Eo Bạch được xây
dựng cuối đời Trần. Vũng Áng còn gọi là "Cửa Cá" nổi tiếng với nhiều hải sản quý như
tôm hùm, mực, yến sào... Núi Cao Vọng có hang nhỏ tương truyền là nơi ẩn náu của Hồ
Hán Thương vào năm 1407. Sau lưng đền, xa xa là núi Bàn Độ có đầm Tiên nữ, có bàn
cờ tiên, xưa là nơi có rất nhiều hươu sao. Đỉnh núi bằng phẳng giống như cái mâm vàng
đặt qua biển (kim bàn đồ hải) nên có tên là núi Bàn Độ. Đền được xây dựng thời Trần chỉ
có tiền miếu hậu lăng, đến năm 1470 đền có 3 toà, trải qua thời gian đền được tu sửa tôn
tạo nhiều lần. Nằm trong vùng "cửa gió" nên có những bộ phận đã bị cát vùi lấp chỉ còn
một phần như hai cột nanh, cổng Tam quan. Nhân dân địa phương mở cổng phụ để đi vào
đền. Toàn bộ khu di tích có thể chia thành hai khu vực:
- Khu công trình phụ gồm cổng phụ, đường đi, cổng chính và nhà quan tả.
- Khu công trình chính gồm hạ điện, trung điện và thượng điện nhà tiếp khách, nhà sắc và
khu hành lang.
Toàn bộ công trình của đền hiện tại được bao quanh bằng cát bồi lấp thành bức tường tự
nhiên. Ba toà điện Hạ điện, Trung điện, Thượng điện và nhà dâng hương là hệ thống nối
liền khép kín với nhau kiến trúc theo kiểu chữ Công (I). Phía sau thượng điện tương
truyền có mộ của bà Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu.

3. Khu Lưu Niệm Tổng Bí Thư ( 1936 – 1938 ) Hà Huy Tập
Nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập- Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (1936-1938),
ở làng Thổ Ngoạ, tổng Kim Nặc(nay là xã Cẩm Hưng), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Di tích nằm về phía Tây cách đường Quốc lộ 1A hướng Bắc- Nam khoảng 500m. Ngôi
nhà tranh 4 gian nằm nép mình trong luỹ tre xanh là nơi đã ghi dấu biết bao kỷ niệm về
quê hương, dòng họ, gia đình đồng chí Hà Huy Tập. Khu lưu niệm Hà Huy Tập

Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24-4-1906, trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống, đồng chí đã sớm tiếp thu tinh thần yêu
nước, cách mạng của cha anh để hình thành cho mình nhân cách và lý tưởng sống vì dân,
vì nước.


Năm 13 tuổi, Hà Huy Tập thi đỗ thủ khoa tại trường tỉnh và được đặc cách vào trường
Quốc học Huế. Năm 1923, anh tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu và được bổ nhiệm về
dạy tại trường tiểu học Pháp- Việt thị xã Nha Trang, sau đổi về dạy ở trường tiểu học Cao
Xuân Dục, thành phố Vinh, Nghệ An vào tháng 9-1925. Ở Vinh, Hà Huy Tập gặp Ngô
Đức Diễn, Trần Phú và được kết nạp vào Hội Phục Việt. Thời gian này Hà Huy Tập tích
cực tham gia hoạt động tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cách mạng cho học sinh, công
nhân, nông dân, tổ chức quần chúng đấu tranh chống bọn thực dân, phong kiến. Thấy rõ
sự phát triển của Hội Hưng Nam và vai trò của Hà Huy Tập, Trần Phú và Trần Văn Tăng,
Công sứ Pháp ở Vinh đã chuyển Hà Huy Tập lên dạy học ở Kẻ Bọn( Quì Châu), Trần
Văn Tăng ra trường tiểu học Pháp-Việt( huyện Yên Thành). Hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn
của địch, Hội Hưng Nam đã chuyển Hà Huy Tập vào Sài Gòn làm phóng viên cho nhiều
tờ báo có xu hướng chống Pháp, trong đó có tờ “An Nam”. Năm 1928, anh trở ra Vinh
hoạt động và xây dựng gia đình.

Ngày 14-8-1928, Hà Huy Tập dự Hội nghị Tổng bộ Tân Việt tại Huế. Sau đó, anh và
Phan Đăng Lưu được Tổng bộ cử sang Quảng Châu, Trung Quốc hoạt động. Được tiếp
xúc trực tiếp với Hội Thanh niên tại Quảng Châu, anh đã trở thành thành viên của tổ chức
này. Tháng 7-1929, Hà Huy Tập được Tổng bộ Thanh niên giới thiệu sang học trường
Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Năm 1932, mãn khoá học, đồng chí tìm cách về nước
bằng đường hàng hải Mác xây-Sài Gòn. Đến Pa ri, Hà Huy Tập bị chính quyền Pháp trục
xuất trở lại Liên Xô. Thời gian ở Liên Xô, đồng chí đã viết cuốn “Sơ thảo lịch sử phong
trào cộng sản Đông Dương” bằng tiếng Pháp, với bút danh là Hồng Thế Công. Đây là
cuốn sách đầu tiên viết về lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
Đầu năm 1934, Hà Huy Tập theo đường phía Nam Trung Quốc về nước. Tới Ma Cao, Hà
Huy Tập cùng Lê Hồng Phong và Nguyễn Văn Dựt thành lập ra “Ban chỉ huy ở ngoài”
của Đảng. Ban này có chức năng như Ban chấp hành Trung ương Lâm thời, có nhiệm vụ
khôi phục lại hệ thống tổ chức và chuẩn bị cho việc triệu tập Đại hội lần thứ nhất của
Đảng. Ngày 26-7-1936, Lê Hồng Phong cùng Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải, Trung Quốc để phổ biến Nghị quyết Đại hội
VII Quốc tế cộng sản. Hội nghị đã cử đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư và về nước

tổ chức lại Ban chấp hành Trung ương. Cuối tháng 7-1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng cơ
quan Trung ương chuyển về Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định lãnh đạo phong trào cách
mạng trong cả nước.
Với cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập đã cùng Ban chấp hành Trung ương
Đảng chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thử thách, đưa phong trào
tiến lên những bước mới. Ngày 1-5-1938, đồng chí Hà Huy Tập bị mật thám bắt ở Sài
Gòn. Toà Tiểu hình Sài Gòn kết án đồng chí 2 tháng tù và 5 năm cấm lưu trú. Tháng 3-
1939, đồng chí bị trục xuất về quê và chúng cấm không cho bất kỳ một trường học nào ở
Hà Tĩnh nhận Hà Huy Tập làm giáo viên.
Tháng 2-1940, đồng chí lại bị bắt và đưa vào giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Khởi nghĩa
Nam Kỳ nổ ra, thực dân Pháp cho rằng Hà Huy Tập có vai trò lãnh đạo rất lớn. Vì vậy,
ngày 27-3 và ngày 17-5-1941, Toà án Quân sự đặc biệt Sài Gòn đã kết án tử hình Hà Huy
Tập và 6 đồng chí .

“ Tôi chả có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi vẫn tiếp tục hoạt động”, là câu nói khảng
khái, thể hiện khí phách hiên ngang của người cộng sản Việt Nam. Cuộc đời, sự nghiệp
cách mạng đồng chí Hà Huy Tập mãi mãi sáng ngời trong lịch sử dân tộc.
Nhà của gia đình đồng chí Hà Huy Tập cũng như biết bao gia đình nghèo khác ở Hà Tĩnh
lợp tranh, vách đất. Nhà thấp, đòn tay và rui bằng tre, hai gian ngoài đặt một cái sập gỗ
và hai tràng kỷ bằng tre, gian trong đặt một chiêc giường đôi. Đầu hồi gian trong trái ra
làm nơi nấu ăn. Sân nhà bằng đất, xung quanh dựng gạch đứng. Nhà nằm trong khu vườn
hình chữ nhật có diện tích là 1540 m2. Trong vườn có một số cây ăn quả và cây cảnh.
Ngôi nhà và khung cảnh tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng đã chứng kiến sự ra đời, tuổi thơ và
sự hình thành nhân cách của một danh nhân cách mạng lớn-Hà Huy Tập.
Nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập-Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam năm1936-
1938, ở Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh được Bộ Văn hoá công nhận là di tích Lịch sử
Văn hoá cấp quốc gia năm 1991.

4. Biển Thiên Cầm


Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm
Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ, môi trường
trong lành yên tĩnh và hứa hẹn nhiều điều tuyệt vời cho một kỳ nghỉ mà nó còn gắn với
nhiều câu chuyện lịch sử hấp dẫn


Toàn cảnh bãi biển Thiên Cầm
Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung trải dài gần 3 km bắt đầu từ núi Thiên Cầm
đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím
đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển.

Thiên Cầm ấn tượng với du khách ngay từ cái tên gọi đầu tiên. Thiên Cầm có nghĩa là
đàn trời, tương truyền do Hùng Vương khi đi đến đây nghe trên trời có tiếng nhạc nên đặt
như vậy nhưng truyện khác kể rằng, Hồ Quý Ly khi trốn chạy qua đến đây thì bị bắt nên
có tên là Thiên Cầm (Trời bắt).

Thuyền đưa du khách tham quan Đảo Bớc
Đến Thiên Cầm du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển cả của núi non hùng vĩ.
Nước biển trong xanh, mát dịu. Những làn sóng nhỏ cuốn tất cả mọi thứ ra xa rồi để lộ
những bãi cát trắng trải dài, mịn màng như một dải lụa.

Chỉ có ở Thiên Cầm du khách mới có thể nghe những âm thanh tuyệt diệu của tiếng gió
biển, của tiếng sóng vỗ, của tiếng lá reo dọi vào vách núi tạo thành những bản nhạc du
dương đưa du khách tới một miền diệu kỳ với những giây phút thoải mái, nhẹ nhõm vô
cùng. Ở đây, ta như được thưởng thức bản nhạc của gió, của sóng biển. Phía xa xa là
những hòn đảo nhỏ, xinh xắn và kỳ bí, sau những giây phút thoải mái ở Thiên Cầm du
khách có thể ra đó chơi bằng thuyền máy và thả hồn giữa trời nước mênh mông hay là
đắm mình trong những làn nước trong xanh trên bãi tắm nhỏ. Du khách có thể ra đảo Bớc
- nơi có một bãi đá tuyệt đẹp quay ra biển, sóng dội trắng tinh. Phía quay vào bờ là bãi
tắm lý tưởng lăn tăn gợn sóng, êm đềm, nhẹ nhàng đến dịu êm. Rời đảo Bớc, thuyền sẽ

đưa du khách ghé vào bãi tắm Tiên dưới chân núi Tượng.
Du khách chơi trò chơi trên bãi biển
Bãi tắm chồng chất các hang đá và bãi cát đan xen, có khe nước vừa.mặn, vừa ngọt phân
chia ranh giới tùy theo thủy triều vào, ra. Rải rác theo bờ đá, là những người thợ bẫy
chim cu kỳ, lặn tôm hùm, bắt nhím biển. Án ngữ biển Thiên
Cầm là núi Thiên Cầm. Núi không cao nhưng tạo thành một danh thắng sơn thuỷ hữu
tình. Cách chân núi không xa là chùa Yên Lạc cổ kính vẫn còn giữ một báu vật nổi tiếng
đó là : “Thập điện diêm vương”.
Không những được ngắm cảnh, tắm mát, đi chơi mà du khách còn được thưởng thức các
món ăn đặc sản nơi đây cũng như: chim Cu Kỳ, tôm hùm, mực ống, nước mắm Nhượng...
Thiên Cầm ngày nay là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Hà Tĩnhbiển Thiên
Cầm - sự hấp dẫn của vẻ hoang sơ.






5. Hồ Kẻ Gỗ

Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm
Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 70 km về phía nam. Cách thành phố
Hà Tĩnh 20 km về phía Tây. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là
sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn
đổ về. Toàn cảnh hồ Kẻ Gỗ

Mùa nắng thì Rào Cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh, trở thành tai
ương cho cả vùng phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh. Từ những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp
đã nghĩ đến việc đắp đập chế ngự dòng sông này. Họ thiết kế và bắt đầu thi công một số
hạng mục thì chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau đó là Chiến tranh Đông Dương nổ ra

nên bị bỏ dở.
Cho đến ngày 26/3/1976, khi đất nước đã thống nhất, công trình mới được các nhà thủy
lợi Việt Nam tự thiết kế, thi công và có tên là hồ Kẻ Gỗ. Ngày 03/2/1988, công trình
được bắt đầu đưa vào sử dụng.
Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km2, với dung tích hữu ích
345 triệu m3, dung tích toàn bộ 425 triệu m3. Diện tích lu vực (diện tích hứng nước) của
hồ là 223km2; chế độ điều tiết nước trong hồ là nhiều năm. Đập tạo hồ bằng đất đồng
chất cao 37,4m dài 970m cùng 3 đập phụ; hồ có 3 tràn xả lũ (tràn Dốc Miếu, tràn trong
cống và tràn sự cố). Kênh chính rộng hơn 10m, dài 17,2km, tải lưu lượng 28,2 m3/s; hệ
thống kênh nhánh dài110km.


Đập tràn nước trên Hồ
Nhiệm vụ của hồ là tưới cho 21.136 ha đất canh tác của huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch
Hà và thị xã Hà Tĩnh, chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du; cung cấp nước tưới
phục vụ công nghiệp và sinh hoạt trong vùng với lưu lượng 1,6m3/s; phát điện công suất
lắp máy 2,3MW.

Hiện Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ Dự án "Trợ giúp Thuỷ lợi Việt Nam" (gọi tắt theo
tiếng Anh là VWRAP hay còn gọi là WB3 Thuỷ lợi) để củng cố, nâng cấp và hiện đại
hoá một số hệ thống thuỷ lợi lớn, trong đó có Kẻ Gỗ.

Nguồn lợi kinh tế của hồ Kẻ Gỗ đem lại cho người nông dân nơi đây vô cùng to lớn. Xưa
đồng đất hạn hán một màu cát trắng, nay quanh năm đủ nước để cấy trồng, muôn cây
xanh tốt.

Hồ Kẻ Gỗ ra đời còn góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên của cả một vùng rộng lớn, đã trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị, một
điểm du lịch sinh thái lý thú. Bao quanh hồ là rừng núi, có 11.811 ha rừng tự nhiên, 261
ha rừng trồng. Rừng ở đây có trên 40 họ, 300 loài thân gỗ và nhiều động vật quý hiếm

như trĩ sao, vượn đen, voi, gà lôi hồng tía, đặc biệt là gà lôi.

Khí hậu vùng Kẻ Gỗ quanh năm mát mẻ. Điều lý thú là từ trên du thuyền bơi trên mặt hồ
nước trong veo du khách có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng được cái đẹp, cái nên thơ
của sự giao hoà của mênh mông nước và bạt ngàn rừng. Những dòng nước trắng xoá thả
mình từ núi xanh xuống lòng hồ in rõ bóng trời mây. Và về đêm dưới ánh trăng sao,
không gian huyền bí càng huyền bí hơn bởi âm thanh của sóng nước, gió rừng và tiếng
gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của muôn loài cầm thú hoà quyện vào nhau… Nhạc sĩ
Nguyễn Văn Tý đã sáng tác bài hát nổi tiếng “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ" ca ngợi về những
người thủy lợi xây dựng hồ Kẻ Gỗ, ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của hồ.

... Ðắp hồ xây đập, ta đưa dòng nước ngọt
để dòng mương nhỏ tắm mát quanh năm
Ruộng đồng ta thoả mơ uớc bao ngàn năm...


6. Di Tích Lưu Niệm Bác Hồ Tại Hà Tĩnh.
Khu di tích thuộc phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Sau 50 năm xa quê hương ngày 15/ 6/
1957, trước khi về quê hương Kim Liên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm và làm việc
với Thường vụ tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Để mãi ghi nhớ công ơn và thực hiện lời dạy ân cần của Bác Hồ kính yêu, nhân dân Hà
Tĩnh đã tu sữa tôn tạo hồ sen, cầu ao nơi Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đứng
nói chuyện, dựng bia tưởng niệm bằng đá hoa cương, trồng cây cảnh quanh khu vực Bác
đến . Từ ngày đó đến nay người dân Hà Tĩnh vẫn quen gọi đây là Khu lưu niệm Bác Hồ.
Đây là một điểm tham quan thú vị.


7. Chùa Chân Tiên
Chùa nằm trên núi Tiên An, sát bờ biển thuộc địa phận xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà.
Chùa được xây dựng vào đời nhà Trần thế kỷ thứ 13, thờ Phật tổ và thờ Thánh Mẫu.

Điện thờ Phật có diện tích 50,2m2, kiến trúc theo kiểu tứ trụ gồm 3 gian lợp ngói âm
dương, 4 cột xây, tường bao ba phía. Hai bên hiên chùa có tượng quan văn quan võ.
Trong chùa có nhiều câu đối cổ.

Điện thờ Thánh Mẫu gồm thượng điện, kiệu Long đình, bái đường có diện tích 56m2.
Cửa thượng điện có đề 4 chữ Hán “ Thiên hạ mẫu nghi “ và hình con phượng đang giang
cánh bay lên. Kiệu Long đình là nơi đặt đồ tế lễ, bốn đầu đao trên mái kiệu có 8 hình
rồng, trong kiệu có 8 con hạc chầu….Chùa Chân Tiên hiện còn lưu giữ 14 tượng Phật
làm bằng gỗ mít, một bàn thờ, một lư hương, một hương án, một trỗng, mõ…

Trải qua các thời kỳ lịch sử, chùa Chân Tiên là một di tích lịch sử cách mạng. Đây từng
là nơi luyện tập của nghĩa quân Phan Đình Phùng, là nơi hội họp của các chí sĩ yêu nước
để đòi giảm sưu thuế trong phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, của Đảng Tân
Việt năm 1928. Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, chùa là trung tâm liên lạc, hội họp,
in ấn, cất giữ tài liệu của Đảng. Tại đây còn giấu chân Tiên để lại trên đá khi vãn cảnh hạ
giới.
Chùa Chân Tiên vừa là di tích lịch sử - văn hoá, vừa là một danh thắng quý của Hà Tĩnh.

8. Miếu Biện Sơn
Được xây dựng thời nhà Lê ở xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc, thờ nữ tướng Phan Thị Sơn,
người đã từng tham gia khởi nghĩa chống bọ phong kiến nhà Minh và lập chiến công hiển
hách. chiến công của bà được vua thời Hậu Lê (thế kỉ 16) sắc phong “ Thượng thượng
đẳng thần ”.
Nơi đây vào những năm 1930 – 1931 còn là điểm hoạt động, cất giấu tài liệu của Đảng để
chỉ đạo phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh vùng hạ Can Lộc.

9. Đền Cả
Đền Cả (đền lớn hoặc Tam toà Đại Vương) thuộc xã Ích hậu, huyện Can Lộc, cách thị
trấn Nghèn khoảng 1km. thượng điện xây dựng sớm nhất là 1475, Trung điện xây dựng
năm 1583 và hạ điện xây dựng năm 1877.

Đền thờ ba vị: Lý Nhật Quang (hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ), Lý Đạo Thành và Lý
Thái Giai (là 2 vương hầu nhà Lý). Ba ông này đã có công hướng dẫn nhân dân vùng Tây
Nam Hồng LĨnh khai lập nên một số làng trong dó có làng Kẻ Ngật. Về sau đền còn thờ
hai vị công thần nhà Trần tiếp tục công việc của 3 ông họ Lý là Trần Quang Khải, Trần
Khánh Dư. Đền Cả là nơi dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước.

10. Đền Thờ Đặng Tất, Đặng Dung


Đền thờ thuộc xã Tùng Lộc , huyện Can Lộc, thờ đặng tất, đặng dung là hai cha con, hai
tướng ĩnh tài đức song toàn, có công trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
sau khi giặc tan, Lê Lợi đã phong cho hai ông là “Tiết nghĩa Trung Thần” .đền xây trên
diện tích đất hơn 3.300 m2.
Cấu trúc đền thờ chữ Nhị gồm bái đường và thượng điện. Lễ tế tại đền tổ chức vào ngày
5 tháng 3 âm lịch hàng năm.

11. Ngã Ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà
Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam
giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng
máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao
thông.Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã
ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường
khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá
hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ
khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền
tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không
quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu

vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn
khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua.
Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:
Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng , Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó Võ Thị Hợi -
20 tuổi - chiến sĩ ; Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ ; Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ ; Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ

Khu tưởng niệm 10 cô gái TNXP
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm
vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không
ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h ướng
Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết
tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay
từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên
xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi
tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài
chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người.
Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.

12. Di tích cách mạng Ngã Ba Nghèn
Di tích Ngã ba Nghèn nằm ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đã
xảy ra nhiều cuộc đấu tranh của công nông Can Lộc trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
năm 1930-1931.
Ngã ba Nghèn nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thành phố Vinh 30 km về phía
Nam. Nơi đây là quê hương của nhiều chí sỹ yêu nước như: Ngô Đức Kế, nhà thơ Xuân
Diệu…Đây cũng là nơi sớm hình thành các tổ chức cách mạng. Từ trước năm 1930 các tổ
chức như Hội phục Việt, Đảng Tân Việt cũng đã hoạt động ở đây. Trong phong trào
1930-1931 tại đây đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình của nhân dân.


Di tích Ngã Ba Nghèn
Từ tháng 5/1930 đến năm 1931 đã có hơn 40 cuộc biểu tình ở cả huyện và tổng với hàng
ngàn người tham gia, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh ngày 1/8/1930 của hơn
một ngàn người ở cả hai vùng Thưọng và Hạ Can Lộc kéo về huyện đường đòi lại công
điền, công thổ, đòi quyền tự do dân chủ. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần
chúng tri huyện Trần Mạnh Đàn đã phải ra tận Cầu Nghèn ký vào bản yêu sách 10 điểm
do nhân dân đề ra.

Ngày 7/9/1930 hơn 2 ngàn nông dân Hạ Can Lộc đã dũng cảm kéo về huyện đường đòi
thực hiện các yêu sách đã ký. Quần chúng xông vào đập phá huyện đường, thu giấy tờ,
đốt sổ sách. Bọn địch đã huy động lính khố xanh ra đàn áp nhưng trước khí thế đấu tranh
mạnh mẽ của quần chúng nhân dân bọn chúng đã hoảng sợ bỏ chạy.Cũng tại Ngã ba
Nghèn, Huyện ủy Can Lộc đã phát động cuộc biểu tình lớn với quy mô toàn huyện để kỷ
niệm ngày Quảng Châu công xã (12/12/1930). Trong cuộc biểu tình này, nhân dân vùng
Thượng đã có ba ngàn người, nhân dân vùng Hạ có hai ngàn người đội ngũ chỉnh tề, có
băng cờ khẩu hiệu chia thành 3 mũi kéo về huyện đường đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Hoảng sợ trước khí thế đấu tranh của quần chúng bọn đế quốc và phong kiến đã cho lính
xả súng bắn vào đoàn biểu tình làm 42 người chết tại chỗ và hàng trăm người bị thương.
Tại đây đã ghi nhận nhiều tấm gương hy sinh anh dũng của các chiến sỹ cộng sản Can
Lộc như: Võ Quế, Nguyễn Nhân, Phạm Thị Dung, Phan Gần, Hồ Ngọc Tàng, Thanh Sơn,
Trần Mẹo, Nguyễn Khiên Sức…

×