Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC 8”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.93 KB, 19 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện
TÊN SÁNG KIẾN:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC 8”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Là tác giả của sáng kiến.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn tin học 8.
Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
- Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) đã tác
động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước đã
xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và CNTT, truyền thông cũng
như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền
kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy,
đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức về
vai trò của CNTT, ứng dụng và phát triển CNTT trong GD&ĐT sẽ tạo một bước
chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng
dạy, học tập và quản lý giáo dục. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành
là: tổ chức tốt việc dạy và học Tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học
nhằm phổ cập Tin học trong nhà trường, …
Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy
học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển
tư duy thuật toán, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến
rèn luyện kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực
1


hành, nắm bắt và tiếp cận với những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và
đời sống.


Dạy học sinh cách chủ động, phương pháp học, cách học những điều mà thực tế
địi hỏi thay vì chuyển tải một lượng kiến thức quá nhiều đến mức các em khơng
thể nhớ nổi hoặc chỉ nhớ lúc học, cịn lúc cần vận dụng thì qn sạch. Do đó người
thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực hơn để tăng hiệu quả dạy và
học. Xuất phát từ các cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC 8”, giúp các em rèn luyện được các kỹ
năng trong giờ thực hành, đem lại kết quả cao trong học tập.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 – 2018
4. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
4.1.

Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Như ta đã biết, môn Tin học lớp 8 nói riêng và mơn Tin học cho học sinh trung
học nói riêng có những đặc thù rất quan trọng sau đây:
- Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý
thuyết. Đối với mơn Tin học rất khó dạy khi giáo viên hồn tồn khơng được dùng
máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. Nếu thầy và trò
trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), việc tiếp thu kiến
thức bài học có thể suy giảm đến 90%. Mặc dù theo thiết kế của chương trình và cố
gắng của các tập thể tác giả sách giáo khoa việc trình bày các kiến thức của bài học
đã cố gắng độc lập tối đa với các thao tác cụ thể trên máy tính, việc truyền đạt của
giáo viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc minh họa hay trình diễn trên máy tính.
- Nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành và
thao tác cụ thể trên máy tính.
- Kiến thức mơn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên thế giới.
Đặc thù này là cho Tin học trở thành mơn học khó giảng dạy nhất và địi hỏi giáo

2



viên phải khơng ngừng nâng cao trình độ cá nhân của mình và phương pháp dạy
học phù hợp thì học sinh mới lĩnh hội được kiến thức.
- Các cách thiết kế bài giảng hiện nay nhằm mục đích áp dụng phương pháp
hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo,
năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học sáng tạo,
nghiên cứu, nghĩ và làm việc một cách tự chủ… Đồng thời để thích ứng với sự phát
triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến
trong xã hội, trên thế giới.
- Đối với bộ môn tin học 8 các em sẽ làm quen dần với việc lập trình trên máy
tính, nếu rèn luyện các em thực hành trên máy tốt, có hiệu quả mới tạo hứng thú
trong học tập giúp các em nắm được nội dung kiến thức toàn bài, toàn chương vững
chắc, vận dụng tốt hơn, đồng thời giúp các em nhớ lâu để ứng dụng một cách nhanh
nhất trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Xét về cơ sở vật chất của nhà trường lúc đó (đầu năm học 2017 – 2018) thì vẫn
cịn thiếu 7 máy, khơng đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Bên cạnh đó, đầu học kỳ
2 năm học 2019 – 2020 đến nay học sinh phải nghỉ học dài ngày trước đại dịch
covid – 19 khiến chương trình dạy và học bị gián đoạn. Ngơi trường bản thân đang
giảng dạy có đặc thù phải đảm bảo cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi ngọn do
đó tơi rất trăn trở về chất lượng dạy học luôn đặt câu hỏi: “Làm thế nào để nâng
cao chất lượng đạt chỉ tiêu của nhà trường đề ra?”.
4.2.

Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
Khi tham gia trực tiếp giảng dạy các lớp năm học 2017-2018. Tình hình tại

thời điểm đó như sau:
- Sĩ số học sinh trong lớp là 28 đến 30 em. Số lượng máy tính chỉ có 13 máy
nên tỉ lệ bình qn là 2, 3 học sinh/1máy tính.


3


- Tài liệu học tập mơn tin học cịn hạn chế (các em ít có tài liệu tham thảo)
cho nên học sinh thụ động trên lớp cũng như học ở nhà.
- Môn tin được tổ chức dạy trái buổi nên toàn bộ đều học vào buổi chiều,
những em ngồi máy phía trong bị nắng chiếu rất nóng dẫn đến khơng thể thoải mái
tập trung cho tiết học.
- Việc tổ chức dạy và học thực hành môn Tin học được thực hiện: Giáo viên
phải đưa các bài tập thực hành trong sách giáo khoa cho học sinh làm. Việc đó dẫn
đến sự xung đột trong thao tác như: Các em học sinh có khả năng thì nhập rất
nhanh và phải ngồi chờ các học sinh khác nhập từng chữ rất chậm. Có máy tính chỉ
có 1 học sinh ngồi nhập, các em còn lại ngồi làm việc riêng. Nhiều em ngồi xa lo
chơi chuyện riêng không chú ý lớp học ồn ào nhốn nháo do số học sinh ngồi không
chơi không có việc làm. Giáo viên rất khó kiểm sốt lớp và không hướng dẫn được
đến từng đối tượng học sinh cụ thể.
Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp của người giáo
viên. Kết quả sau tiết kỹ năng thực hành nhiều em chưa làm việc được với máy
tính, khơng khắc sâu được kiến thức mơn học nên mơ hồ dẫn tới chán nản khơng
thích học.
Để giải quyết vấn đề, giáo viên bộ môn đã đề xuất tăng thêm 7 bộ máy vi
tính, 1 màn hình chiếu, và may rèm che cửa sổ. Kê lại bàn gọn gàng, vệ sinh sạch
sẽ tạo khơng khí lớp học thống mát dễ chịu.
Về nội dung, ngồi bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên chuẩn bị phiếu
thực hành với những bài tập mở rộng tích hợp, tăng cường tư duy logic, sáng tạo để
phù hợp với đối tượng học sinh của trường.
Để ứng phó với tình trạng học sinh khơng thể đến trường vì đại dịch covid –
19, giáo viên đã được phân công dạy trực tuyến việc trang bị kĩ năng thực hành trên
máy tính cho học sinh trở thành nhu cầu cấp thiết. Giáo viên lập gmail của lớp đăng


4


tải tài liệu, bài tập, hướng dẫn các em đăng kí vào trang web vnedu.vn để tham gia
học trực tuyến.
4.3.

Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp…..
+ Cơ sở vật chất:
- Phòng thực hành đảm bảo 20 máy hoạt động tốt.
- 1 ti vi chiếu
- 2 bộ rèm cửa sổ
- 4 quạt trần
- 1 máy tính bàn giáo viên
+ Số lượng học sinh trung bình/1 lớp học: 30 học sinh/1 lớp.
+ Giáo viên tham gia giảng dạy: 1 giáo viên/4 lớp/2 kỳ.
Đến giữa học kỳ 1 năm học 2017 – 2018 cơ sở vật chất đã cơ bản ổn định.

5


Phịng thực hành tin của trường THCS Lê Q Đơn

6


4.4.


Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
Qua khảo sát và nghiên cứu kỹ các thế mạnh của nhà trường và ý thức tự học

của học sinh cao, ln tìm tịi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất
hứng thú với môn học. Tôi nhận thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy và học
thực hành và các công việc cấp thiết phải làm ngay là:
Một là, nâng cấp phịng máy tính, cài đặt phần mềm tương ứng với nội dung
sách giáo khoa như: Free Pascal, ....
Hai là, thiết kế bài dạy thực hành phù hợp đối tượng học sinh: Tôi xem đây
là một phần không thể thiếu trước mỗi giờ dạy, đặc biệt là với giờ thực hành. Để
thiết kế được một bài dạy phù hợp đối tựợng học sinh khá giỏi thì điều tối thiểu cần
làm được những cơng việc sau:
- Chuẩn bị
 Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái
độ, tình cảm.
 Nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức kỹ năng của chương, của
bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy
và học.
 Tìm ra được những kỹ năng thích hợp với học sinh yếu kém và học sinh
giỏi.
 Thiết kế tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động và mục
tiêu cụ thể.
 Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp
giáo viên nắm một cách tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết.
 Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy và học.
 Bắt buộc học sinh phải nghiên cứu bài mới trước ở nhà.
 Giáo viên chuẩn bị phiếu thực hành với một số bài tập ứng dụng thực tế,
nâng cao hơn so với bài tập sách giáo khoa.
7



Ba là, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực,
phương pháp mà tôi thương xuyên áp dụng trong khi dạy thực hành đó là dạy học
nhóm.
Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, với một giờ thực hành việc
chia nhóm thực hành rất quan trọng. Học sinh có điều kiện học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau,
tránh việc thụ động tiếp thu kiến thức từ giáo viên, phát huy năng lực tự học, độc
lập sáng tạo của học sinh. Căn cứ vào tình hình thực tế: số lượng học sinh đơng và
số máy có hạn nên tơi đã có phương án chia nhóm phù hợp.
Có thể:
- Chia nhóm theo vị trí ngồi trong lớp.
- Chia nhóm một cách ngẫu nhiên.
- Chia nhóm theo đơi bạn cùng tiến.
- Chia nhóm theo địa bàn khu dân cư.
Nhóm trưởng do học sinh trong nhóm tự đề cử.
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả buộc tôi phải lựa chọn
nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Vì mỗi lớp
trung bình là 30 em, có 20 máy nên có khoảng 10 nhóm là 2 học sinh/1 máy.
Các bước tiến hành:
- Đầu tiên là sơ lược về lý thuyết liên quan, nêu vấn đề, yêu cầu nội dung
thực hành.
- Hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng đọc hiểu chương trình, kỹ năng thao
tác trong bài thực hành.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh
tích cực hoạt động.
- Thao tác mẫu cho học sinh nếu cần thiết.
- Quản lý, luôn luôn giám sát học sinh thực hành:

8



+ Trong quá trình học sinh thực hành, thường xuyên quan sát, theo dõi và hỗ
trợ khi cần.
+ Chỉ rõ những kỹ năng, thao tác nào được dành cho học sinh yếu hơn trong
nhóm, những kỹ năng, thao tác nào dành cho học sinh khá và giỏi, học sinh trong
đội chuyên đề.
+ Kịp thời phát hiện những nhóm thực hành khơng có hiệu quả để chấn
chỉnh.
+ Trong q trình thực hành tôi tôn trọng và phát huy khả năng độc lập sáng
tạo của các em.
+ Trong quá trình thực hành, tơi đã cố tình gây ra một số lỗi của chương trình
để học sinh tự sửa lỗi giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng của mình.
+ Đối với bài thực hành, để các em có thể hiểu được các câu lệnh trong
chương trình tơi đã u cầu về nhà chuẩn bị bài bằng cách giải thích cụ thể các câu
lệnh trong chương trình.
Bốn là, song song với đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới các yêu
cầu đánh giá học sinh.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành.
+ Cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác.
+ Ngồi ra, tơi có thể kiểm tra hiệu quả bằng cách gọi một học sinh bất kỳ
trong nhóm thực hiện các yêu cầu đặt ra của nội dung thực hành. Nếu học sinh
được gọi khơng hồn thành nhiệm vụ thì gắn trách nhiệm cho cả nhóm. Hoặc cho
các nhóm kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm khác
theo vịng trịn. Làm như vậy các em sẽ có ý thức hơn trong thực hành.
+ Sau khi học sinh thực hành xong các bài tập yêu cầu trong sách giáo khoa,
phát phiếu thực hành và giới hạn thời gian cho học sinh, tạo hưng phấn cho học
9



sinh bằng cách cộng thêm điểm khuyến khích nếu làm xong trong khoảng thời gian
cố định.
+ Sau đó tơi đã tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức và nhận xét ngắn gọn
về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm
thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm kết quả chưa cao.
Trong thời điểm học sinh phải nghỉ học do đại dịch covid – 19 tơi ln
khuyến khích các em “tự học, tự kiểm tra đánh giá trên máy tính”, tất nhiên máy
tính là cơng cụ khơng thể thiếu khi thực hành tin học, tôi cố gắng tư vấn cho các em
khai thác tối đa công cụ hỗ trợ đắc lực đó. Tơi chọn một phần mềm hỗ trợ rất tốt
cho việc chấm bài tự động và test code – phần mềm Themis. Mọi thao tác chấm
đều diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, quy trình chấm được tự động hóa hồn
tồn, khách quan.

Phần mềm này chính là cơ sở để có thể tự đánh giá một cách hiệu quả. Riêng đối
với đội tuyển học sinh giỏi tin 8, 9 đây thực sự là một công cụ không thể thiếu.
10


Ví dụ thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành:
Bài thực hành 6: “Sử dụng lệnh lặp While … do” trong chương trình Tin
học lớp 8.
A. Thiết kế bài học:
* Xác định mục tiêu và trọng tâm của bài.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong
Pascal
- Biết lựa chọn câu lệnh lặp while...do hoặc for...do phù hợp với tình huống cụ
thể.
- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến
- Rèn luyện khả năng đọc đọc hiểu chương trình có sử dụng vịng lặp While ...

do.
- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển.
Xác định các kỹ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
+ Đối với học sinh yếu: Đọc được chương trình, biết cú pháp của câu lệnh
While…do, hiểu hoạt động của nó.
+ Đối với học sinh khá - giỏi: Ngồi u cầu trên cịn biết lựa chọn câu lệnh
lặp while...do hoặc for...do phù hợp với tình huống cụ thể, biết sử dụng câu lệnh
ghép.
* Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy và học, phần mềm: do thời lượng của 1 tiết
học có hạn nên tơi đã tiến hành sao chép bài tập 2 trang 73 SGK đã gõ sẵn (trong
đó tơi cố tình gõ sai một số dòng lệnh) vào tất cả các máy trong phòng thực hành,
mỗi máy cài đặt sẵn chương trình Turbo Pascal.
B. Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
Hoạt động 1: (5 phút) Nhắc lại kiến thức cần nhớ
- Cú pháp và hoạt động của câu lệnh While…do: While <Điều kiện> Do lệnh>;
11


- HS dựa vào cấu trúc câu lệnh lặp và mô tả hoạt động của câu lệnh:
Bước 1: Kiểm tra điều kiện.
Bước 2: Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện
lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
- Cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đầy đủ
a. Dạng thiếu: If <điều kiện> then <câu lệnh>;
b. Dạng đầy đủ: If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
- Các phép toán số học trong ngơn ngữ lập trình Pascal: +, - , *, /, div, mod.
Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các cú pháp đã học và hoạt động của nó.
Hoạt động 2: (12 phút) (Bài 2 trang 73 SGK) Tìm hiểu chương trình nhận biết
một số tự nhiên N được nhập vào từ bàn phím có phải là số ngun tố hay khơng?

Tổ chức thực hiện:
Hoạt động theo nhóm, sau khi đã được phân nhóm, ưu tiên đối tượng học
sinh yếu.
Giáo viên nêu yêu cầu chung cho các nhóm.
Hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau:
? 1. Xác định Input, Output của bài tốn
? 2. Mơ tả thuật toán của bài toán
Gợi ý: HS lớp 8 đã biết tính chất của số nguyên tố, số nguyên tố là số tự nhiên
chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
Để kiểm tra N có phải số nguyên tố hay khơng ta sẽ đi kiểm tra xem N có
chia hết các số từ 2 đến N  1 hay không. Nếu N không chia hết cho số nào trong
khoảng từ 2 đến N  1 thì N là số nguyên tố, ngược lại N chia hết cho bất kì một số
nào trong khoảng từ 2 đến N  1 thì N không phải là số nguyên tố.
Sử dụng phép chia lấy phần dư mod để kiểm tra tính chia hết.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận:
12


+ Yêu cầu mỗi học sinh tối thiểu phải xác định được Input và Output của bài
toán.
+ Yêu cầu học sinh dựa vào chương trình đã viết sẵn ở bài 2 trang 73 SGK
để viết thuật toán.
+ Giáo viên nhận xét, sửa sai, đặc biệt quan tâm tới đối tượng là học sinh yếu
có thể hướng dẫn lại cách xác định Input và Output. Với học sinh yếu chỉ dừng lại
ở việc trả lời câu hỏi 1, học sinh khá giỏi phải viết được thuật toán. Đối với đa số
học sinh lớp 8, thuật tốn kiểm tra tính ngun tố của một số tự nhiên là khơng khó.
Tuy nhiên, nếu thấy học sinh của mình có thể gặp khó khăn khi tìm hiểu thuật tốn
này, tơi có thể thay thế bằng ví dụ khác. Ví dụ mà tơi đưa ra có thể chỉ cần thể hiện
sự kết hợp giữa câu lệnh điều kiện và câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước, khơng
nhất thiết phải có tình huống sử dụng phép chia lấy phần dư mod.

Sau đó kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
Hoạt động 3: (28 phút) Yêu cầu học sinh khởi động máy tính, mở chương
trình (bài tập 2 trang 73) đã copy sẵn vào máy tính, dịch và chạy chương trình với
một vài độ chính xác khác nhau.
Mục tiêu: Biết cách dịch, sửa lỗi và ý nghĩa của các câu lệnh đặc biệt là hoạt
động của câu lệnh While...do, hiểu mục đích của việc kết hợp các cấu trúc điều
khiển.
- Với đối tượng là học sinh khá - giỏi: Hiểu ý nghĩa của câu lệnh ghép
while...do và if...then. Sự kết hợp các cấu trúc điều khiển (tuần tự, rẽ nhánh và lặp)
trong ngơn ngữ lập trình tạo nên sự linh hoạt và góp phần tạo nên sức mạnh của
ngơn ngữ lập trình. Chính sự kết hợp giữa các cấu trúc điều khiển cho phép ngơn
ngữ lập trình mơ tả được những thuật toán phức tạp, giúp giải quyết được nhiều bài
toán xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.
- Tổ chức cho các nhóm thực hành:

13


Trước tiên, tơi u cầu các nhóm đọc chương trình trong bài tập 2 trang 73
SGK và dịch chương trình đã gõ sẵn trong máy để tiến hành sửa lỗi chương trình
trong máy tính.
Sau đó, tơi quy định thời gian để học sinh sửa lỗi xong chương trình, lần lượt
yêu cầu các nhóm dịch, test chương trình với những dữ liệu khác nhau. Cụ thể hơn,
đầu tiên tôi yêu cầu nhóm trưởng thao tác trước để thành viên trong nhóm quan sát,
sau đó u cầu thành viên cịn lại trong nhóm ít nhất phải thao tác một lần vào máy
tính dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng. Trong q trình đó tơi có thể gọi bất kỳ
em nào u cầu giải thích một số câu lệnh do tơi chỉ định. Làm như vậy rèn luyện
cho kỹ năng tự sửa lỗi chương trình và khắc sâu được kiến thức hơn.
Trong quá trình học sinh thực hành tơi ln giám sát học sinh, nhắc nhở điều
chỉnh kịp thời các nhóm làm việc chưa hiệu quả.

- Nhận xét đánh giá hoạt động 3.
- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét đánh giá, hoặc các nhóm nhận xét lẫn
nhau, đánh giá các hoạt động tích cực của nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua
cao trong học tập.
- Kiểm tra, cho điểm một số học sinh, một số nhóm thực hiện tốt yêu cầu
trong giờ thực hành để khuyến khích các em.
Cuối cùng, tổng kết, bổ sung kiến thức: Giải thích lại một lần nữa ý nghĩa
cảu các câu lệnh trong chương trình, nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng câu lệnh
ghép và hoạt động của chúng, chỉ ra nhiều cách giải một bài toán, chú ý một số lỗi
của chương trình học sinh hay mắc phải.
Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm, của tồn lớp để nhắc
nhở động viên khuyến khích các em tạo khơng khí thi đua nhau trong học tập.

14


4.5.

Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến

Các giải pháp nêu trên, có thể áp dụng cho việc giảng dạy môn Tin học ở các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
 Phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ thực
hành. Học sinh thực hành tốt hơn, đa số học sinh hiểu bài.
 Rèn kỹ năng tự sửa lỗi chương trình.
 Hình thành một thói quen làm việc và hợp tác nhóm, giúp nhau cùng
học, cùng tiến bộ.
 Lớp học thực hành ổn định, trật tự và nghiêm túc.
 Đặc biệt các em u thích bộ mơn tin học hơn, qua đó thu hút được
các em học tốt về đội chuyên đề Tin.

Kết quả xếp loại học lực theo môn tin 8 qua các năm đạt kết quả sau:
 Năm học 2017 – 2018:
Tham
Lớp

gia

8/1
8/2
Tổng

Sĩ số
33/33
29/29
62/62

Giỏi
SL

TL

33
29
62

100%
100%
100%

Khá

SL
0
0
0

TL
0.00%
0.00%
0.00%

TB
SL
0
0
0

Yếu
TL

0.00%
0.00%
0.00%

SL
0
0
0

TL


Kém
SL

0.00% 0
0.00% 0
0.00% 0

TL
0.00%
0.00%
0.00%

 Năm học 2018 – 2019:
Tham
Lớp

gia

8/1
8/2
Tổng

Sĩ số
33/33
35/35
68/68

Giỏi
SL


TL

33
35
68

100%
100%
100%

Khá
SL
0
0
0

TL
0.00%
0.00%
0.00%

TB
SL
0
0
0

Yếu
TL


0.00%
0.00%
0.00%

SL
0
0
0

TL

Kém
SL

0.00% 0
0.00% 0
0.00% 0

TL
0.00%
0.00%
0.00%

15


 Học kỳ 1 năm học 2019 – 2020:
Tham
Lớp


gia

8/1
8/2
Tổng

Sĩ số
28/28
29/29
57/57

Giỏi
SL
28
28
56

TL

Khá
SL

100%
0
96.55% 1
9.,25% 1

TL
0.00%
3.45%

1.75%

TB
SL
0
0
0

Yếu
TL

0.00%
0.00%
0.00%

Kém

SL

TL

SL

0
0
0

0.00% 0
0.00% 0
0.00% 0


TL
0.00%
0.00%
0.00%

Tạo tiền đề cho việc tham gia các cuộc thi cấp huyện, tỉnh đạt kết quả cao. Các
em thi huyện các năm đều nằm ở top đầu nhất nhì ba. Đặc biệt cuối năm học 2018 2019 các em thi tỉnh đạt nhất toàn đoàn, trong đó có 1 học sinh nhất tỉnh và 1 học
sinh thủ khoa chuyên tin lớp 10.

Hình ảnh em Cao Văn Quý – học sinh đạt giải nhất tin cấp tỉnh năm học 2018 -2019.

16


5. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Từ khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đề tài từ đầu năm học 2017 - 2018 đến nay
đã mang lại kết quả tốt, việc thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động nhóm phù hợp
với đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng đã tạo cho các em
hứng thú học tập hơn, kết quả học tập nâng cao rõ rệt, và hơn nữa xây dựng cho các
em tác phong làm việc hợp tác theo nhóm phục vụ thiết thực cho giờ dạy của tôi
trên lớp và hồn tồn phù hợp với u cầu mới, tình hình mới của nhà trường.
Sáng kiến trên đây đã được tôi tổng kết thành bài học kinh nghiệm quý giá: Để
có một tiết dạy thực hành Tin học tốt phù hợp với đối tượng học sinh thì phải thực
hiện được các vấn đề sau:
- Chuẩn bị tốt phịng máy tính trước giờ thực hành đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
thoáng mát, các máy hoạt động đồng bộ không bị trục trặc.
- Chuẩn bị giáo án kỹ càng: thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh. Giáo viên cần nắm bắt đối tượng học sinh về kỹ năng thực hành và phân loại
đối tượng rõ ràng, chính xác.

- Điều hành tổ chức tốt các hoạt động của học sinh trên lớp.
- Hệ thống bài tập thực hành cơ bản, khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Hệ thống bài tập nâng cao (dùng cho những học sinh khá giỏi).
- Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho mọi
đối tượng cùng được làm việc trong giờ thực hành, tạo khơng khí vui tươi thỏa mái
để học sinh thích thú học tập.
- Sau mỗi tiết thực hành đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối
tượng học sinh, có đánh giá bằng điểm (nếu cần), khen kịp thời những học sinh
nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc.
- Việc chia nhóm giúp học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, tháo gỡ những vướng
mắc trong học tập.

17


- Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá phát huy khả năng tự học, tự
kiểm tra đánh giá trên máy tính đã giúp học sinh tự lĩnh hội được tri thức kể cả khi
không được đến lớp (trong trường hợp nghỉ học vì đại dịch covid – 19) tạo tiền đề
cho việc tự học suốt đời của học sinh.
Trong đề tài này những vấn đề nêu ra chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót và mong
q thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung để nội dung trên được hồn thiện
và phát huy hiệu quả. Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên đây là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

18


MỤC LỤC
TÊN SÁNG KIẾN:..........................................................................................1
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Là tác giả của sáng kiến......................................1

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn tin học 8....................................1
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 – 2018........................2
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:...........................................................................2
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:............................................2
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:.........................................................................................3
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp….................................................................................................................5
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp.......7
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến....................................15
5.

Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến...........................................................17

19



×