Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt kiểu bài ôn tập ở Địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.76 KB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi:Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở huyện
Tên đề tài sáng kiến: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt kiểu bài ơn tập
ở Địa lí 9.
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 12 năm 2017.
3- Mơ tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Trong thực tế ở các trường hiện nay, việc dạy bài ôn tập chưa được quan
tâm đúng mức. Dạy ôn tập chủ yếu là giáo viên ra câu hỏi cho học sinh trả lời
hoặc cho học sinh tự ôn tập ở nhà. Những bài ôn tập thường tổ chức một cách
qua quýt chưa chú ý đến nội dung và cách rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Trong
chương trình Địa lí lớp 9, các em được học về Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế và Địa
lí các vùng kinh tế chủ yếu học sinh học tại lớp, tự ôn tập và tự liên hệ thực tế.
Do đó, việc phát huy khả năng tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức đã học của
học sinh chưa đạt hiệu quả cao. Chính điều này làm cho việc kiểm tra đánh giá
chất lượng học sinh chưa tồn diện, khách quan, chính xác.
Bản thân tơi trong q trình giảng dạy đã nhận thấy một số nhược điểm
của tiết ơn tập Địa lí như sau:
* Về giáo viên:
Bên cạnh những ưu điểm mà người giáo viên đạt được trong q trình
giảng dạy, mơn Địa lí vẫn cịn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như sau:
- Bản thân giáo viên đơi lúc cịn dạy chay, chưa đổi mới phương pháp
trong giảng dạy đặc biệt là tiết ơn tập, vì vậy học sinh chóng chán, mệt mỏi, hiệu
quả dạy và học thấp.
- Các tiết thực hành ôn tập chưa hướng dẫn kĩ cho học sinh về khâu chuẩn
bị bài ở nhà.
* Về học sinh:
- Một số học sinh chưa có sự ham mê trong tiết ơn tập, tư tưởng coi


thường tiết ơn tập nên ít tập trung, lơ là trong các hoạt động.
- Một số khác lười làm bài tập, kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, phân tích
bảng biểu đặc biệt kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ cịn yếu.
- Một số khác, khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài khơng chịu khó
suy nghĩ, thiếu chủ động, còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, phụ thuộc, ỉ lại vào
nhóm trưởng vì vậy chất lượng học tập còn thấp.
1


* Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy mơn Địa lí khơng đều.
- Nhận thức của giáo viên nói chung và giáo viên Địa lí nói riêng về mơn
Địa lí cịn chưa đúng.
- Một số học sinh chưa chú trọng khi học bộ mơn, cho rằng mơn Địa lí là
mơn học phụ chỉ cần học thuộc là được.
- Một số phụ huynh chưa thực sự chú ý, thậm chí có phụ huynh khơng
quan tâm khi học sinh nói đến mơn học này.
- Tài liệu phục vụ cho giảng dạy cịn q ít, đặc biệt là tài liệu phục vụ cho
giảng dạy bài thực hành và bài ơn tập.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, tôi thiết nghĩ làm sao để nâng cao
hiệu quả của từng tiết dạy, để bài ôn tập nào cũng sinh động, hấp dẫn và phù hợp
với trình độ nhận thức của học sinh? Làm thế nào để bài ôn tập vừa củng cố kiến
thức vừa rèn luyện kĩ năng cho học sinh giúp các em tự chủ trong việc lĩnh hội
kiến thức? Đó là những suy nghĩ và trăn trở không những của bản thân tôi mà là
của rất nhiều giáo viên dạy mơn Địa lí hiện nay.
3.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải
pháp đã biết:
Hiện nay, khi dạy các bài ơn tập Địa lí, giáo viên thường rất khó khăn khi
soạn giáo án, soạn như thế nào để vừa đảm bảo được mục tiêu đề ra lại vừa đảm
bảo được về mặt thời gian của một tiết học, nếu khơng có sự đầu tư chuẩn bị từ

trước thì hầu như tiết ơn tập được xem như q trình dị lại bài cũ, hay liệt kê lại
kiến thức mà chưa làm rõ, chưa khái quát. Đặc biệt, các tiết ơn tập theo Kế
hoạch giảng dạy thì sách giáo khoa và sách giáo viên không đề cập đến tiết này
nên việc lựa chọn nội dung ơn tập càng khó khăn hơn cho giáo viên. Một vấn đề
nữa đó là đối tượng học sinh của chúng ta thường rất đa dạng, ít đồng đều về mặt
nắm bắt kiến thức, đây là một vấn đề tác động không nhỏ trong quá trình dạy tiết
ơn tập.
Thơng qua các đợt tập huấn chun đề về công tác đổi mới phương pháp
dạy học, theo định hướng này thì người giáo viên là người thiết kế, tổ chức,
hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo. Còn học sinh là
chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện. Sự chủ động trong học tập thể
hiện ở chỗ học sinh tự giác, sẵn sàng tham gia vào hoạt động học tập dưới sự
điều khiển của giáo viên, học sinh hứng thú, hào hứng trong quá trình học tập,
chủ động trao đổi với nhau và với giáo viên nhiều hơn, không tiếp thu kiến thức
một cách thụ động mà luôn lật đi lật lại vấn đề…
Từ những vấn đề trên, khi dạy bài ơn tập Địa lí 9, từ kinh nghiệm của bản
thân tơi vận dụng theo một quy trình như sau:
3.2.1/ Quy trình thực hiện khi dạy bài ơn tập Địa lí:
2


3.2.1.1. Giai đoạn 1:Chuẩn bị.
Ở tiết học trước đó, giáo viên đề nghị học sinh ơn tập, hệ thống hóa kiến
thức đã học bằng cách lập bảng hệ thống, sơ đồ hoặc sơ đồ tư duy tùy theo mỗi
em. Giáo viên phải lựa chọn một số câu hỏi, bài tập phù hợp và làm thành đề
cương ôn tập cụ thể để học sinh có cơ sở ơn tập trước. Khi soạn các nội dung cho
tiết học này nên phân bố theo từng cấp độ nhận thức và phải phù hợp với trình độ
của học sinh trong mỗi lớp.
Khi học sinh đã có được hệ thống câu hỏi ơn tập trước thì giáo viên yêu
cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước, ghi chép ra những điều chưa hiểu, những câu

chưa làm được … để đến lớp trao đổi thêm với bạn bè hoặc hỏi thêm giáo viên.
Tùy theo nội dung bài học cần phải có hoạt động nhóm, giáo viên nên
phân cơng các nhóm học tập và giao việc cho các nhóm từ trước để khơng mất
thời gian ở tiết học phải thực hiện khâu này.
Để có nội dung phù hợp và mang tính hệ thống đúng đặc trưng của kiểu
bài ơn tập, tổng kết giáo viên phải có sự lựa chọn trước các câu hỏi hoặc bài tập
khác nhau để yêu cầu học sinh phải thực hiện trong tiết học đó mà khơng nhất
thiết phải làm hết tất cả nội dung các câu hỏi và bài tập của các bài như trong
sách giáo khoa trình bày.
Chú ý: Đối với phần ơn tập về kiến thức thì hệ thống câu hỏi ơn tập phải
được chọn lọc. Và giáo viên có thể thiết kế các câu hỏi qua các hình thức trò chơi
để gây hứng thú cũng như huy động được tất cả các đối tượng của lớp học cùng
tham gia. Đối với phần kĩ năng, giáo viên nên giao nhiệm vụ cho các nhóm vẽ và
trình bày về một dạng biểu đồ cụ thể nào đó.
Yêu cầu trên là rất quan trọng để tiết học thành công, nếu giáo viên và
học sinh có sự chuẩn bị tốt phần này thì nội dung tiết học sẽ đảm bảo được về
mặt thời gian và tiết học sẽ phong phú, sôi nổi hơn.
3.2.1.2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học
Theo kế hoạch bài dạy của bản thân xây dựng thì tiết ơn tập mơn Địa lí
9cũng được thực hiện theo đúng tiến trình chuỗi các hoạt động học (Hoạt động
khởi động-kết nối vào bài, hoạt động ôn tập kiến thức-kĩ năng, hoạt động củng
cố-luyện tập và hoạt động tìm tịi-mở rộng). Tuy nhiên, ở sáng kiến này tôi muốn
đề cập đến hoạt động tổ chức ôn tập kiến thức-kĩ năng đã học. Cụ thể với 2 phần
cơ bản như sau:
Phần 1: Ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản.
Phần 2: Rèn luyện, củng cố kĩ năng.
Phần 1: Ơn tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học
Từ những kinh nghiệm của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi
thực hiện hoạt động ôn tập kiến thức theo các bước như sau:


3


1/ Xác định mục tiêu về kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng và nội
dung giảm tải.
2/ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm hồn thành các phiếu học tập.
3/ Tổ chức cho học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học (HS đã chuẩn bị ở
nhà)
4/ Tăng cường ghi nhớ kiến thức cho HS thông qua phương pháp tổ chức
trò chơi.
5/ Tổng kết: GV hệ thống những kiến thức quan trọng cần khắc sâu cho
HS (có thể hệ thống bằng sơ đồ tư duy nếu như nội dung kiến thức quá nhiều cần
rút bớt cho HS).
Phần 2: Rèn luyện, củng cố kĩ năng
1/ GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm (mỗi nhóm trình bày cách
nhận biết, nêu cách vẽ và phân tích một biểu đồ)
2/ Đại điện các nhóm báo cáo kết quả
3/ Tổng kết cách nhận biết, vẽ và phân tích biểu đồ.
3.2.1.3.Ưu điểm và hạn chế khi áp dụng phương pháp trên:
* Ưu điểm:
- Rèn luyện ở học sinh ý thức về sự cần thiết phải có sự chuẩn bị những
kiến thức cơ bản để cùng tham gia trao đổi, thảo luận trên lớp hay trong những
hoạt động học tập ngoài tiết học.
- Từng học sinh của lớp đều phải thực hiện các hoạt động giải bài tập,
nghĩa là phải vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể
khác nhau. Do đó giúp các em hiểu rõ hơn cũng như củng cố và khắc sâu các
kiến thức và kỹ năng này.
- Phân loại được học sinh trong lớp về trình độ vận dụng kiến thức và kỹ
năng đã học. Nhờ đó giáo viên có thể ghi nhận học sinh nào cịn yếu, học sinh
nào khá, giỏi để có kế hoạch giúp đỡ phù hợp và có hiệu quả trong từng tiết dạy,

tiết ơn tập và trong tồn bộ q trình dạy học sau đó.
- Tạo ra cơ hội để học sinh trao đổi, thảo luận nhóm (Đặt câu hỏi và nhận
xét với nhau). Qua đó phát triển ở học sinh tinh thần hợp tác, phê phán và sáng
tạo trong học tập.
* Hạn chế:
Để tổ chức tốt một tiết ơn tập có hiệu quả thì trước hết giáo viên phải có
kế hoạch chuẩn bị tương đối cơng phu, sao cho các câu hỏi, bài tập được lựa
chọn để yêu cầu học sinh thực hiện trên lớp phải có tác dụng phát triển ở học
sinh khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết các tình huống cụ thể
ở mỗi bài tập, nghĩa là để giải được bài tập này học sinh phải tích cực và sáng
tạo. Nói cách khác là trong những câu hỏi, bài tập để ơn tập thì nội dung của nó
phải là những kiến thức cơ bản của các bài đã được học và phù hợp với mọi trình
4


độ học sinh của lớp. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải nắm vững trình độ học
sinh ở mỗi lớp để từ đó đề ra những phương án hợp lý trong việc lựa chọn những
kiến thức để đưa vào tiết học.
Giáo viên một mặt cần chọn các câu hỏi, bài tập để tạo ra cơ hội cho học
sinh trao đổi, thảo luận nhóm, tạo ra các tương tác giữa học sinh với học sinh và
giữa giáo viên với học sinh, nhưng mặt khác làm việc theo nhóm lại địi hỏi có
nhiều thời gian nên sẽ rất hạn chế trong khoảng thời gian 45 phút của một tiết
học. Mâu thuẫn này địi hỏi giáo viên có sự cân đối thời gian sao cho hợp lý các
hoạt động học tập của học sinh, trong đó tùy theo từng đối tượng học sinh của
mỗi lớp mà ưu tiên loại hoạt động nào.
3.2.2/ VÍ DỤ MINH HỌA KẾ HOẠCH BÀI HỌC PHẦN 1 VÀ PHẦN
2 TIẾT ƠN TẬP HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 9 (Trích kế hoạch bài học)
I. CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Phân cơng nhóm học tập và nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước đó.

- Chuẩn bị các phương án trợ giúp khi học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm khách quan thiết kế dưới hình thức trị
chơi: Rung chng vàng và Đốn hình qua các mảnh ghép và một số câu hỏi vận
dụng thể hiện trong trò chơi Ai nhanh hơn,...
- Thiết kế giáo án trên Power Point.
- Chuẩn bị các câu hỏi định hướng ôn tập cho HS (giao từ tiết học trước
đó)
- Các tranh ảnh, lược đồ có liên quan.
2/ Học sinh:
- Trao đổi theo nhóm đã được phân công làm trước ở nhà các câu hỏi được
giao.
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học bằng sơ đồ, bằng lập bảng hoặc sơ đồ
tư duy (tùy theo mỗi học sinh) từ bài 17 đến bài 30.
- Chuẩn bị bảng nhóm, bút lơng.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (3 phút)
1. Mục tiêu: Giới thiệu nội dung tiết học, tạo hứng thú cho HS.
2. Phương pháp - kĩ thuật dạy học:Nêu vấn đề.
3. Phương tiện dạy học:Lược đồ các vùng kinh tế.
4. Hình thức tổ chức:cả lớp
GV sử dụng lược đồ để nêu nhiệm vụ của tiết học: Từ bài 17 đến 30,

chúng ta đã nghiên cứu xong 5 trong 7 vùng kinh tế của cả nước. Bài ôn tập
hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức về đặc điểm tự nhiên và xã hội,

5


các thế mạnh và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh
tế đó.

B.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN 1 VÀ PHẦN 2 CỦA TIẾT ÔN TẬP.
* TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN PHẦN 1: Ơn tập, hệ thống kiến thức đã học

Hoạt động 1: GV thu biên bản kiểm tra của các tổ về việc chuẩn bị đề
cương ơn tập của các thành viên tổ mình. Trong biên bản này phải ghi rõ em nào
làm đủ, em nào còn thiếu và thiếu câu nào...GV kiểm tra xác suất theo biên bản
để có đánh giá ban đầu về việc chuẩn bị học tập của học sinh.
Hoạt động 2: Ôn lại vị trí địa lí và các trung tâm kinh tế của các vùng
GV gọi HS lên xác định trên bản đồ treo tường (H6.2 SGK trang 21) vị trí
giới hạn 5 vùng kinh tế đã học và nêu rõ vị trí ấy có ý nghĩa như thế nào?
- Đại diện học sinh lên xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan
trọng của các vùng.
Hoạt động 3: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm 1: Phiếu học tập số 1
1/ So sánh thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của TD&MNBB với Tây
Nguyên. Giải thích sự khác nhau.
2/ Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của 2 vùng. Chức năng
của từng trung tâm.
3/ Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với TD&MNBB và ĐBSH.
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
1/ Ngành sản xuất lương thực ở vùng ĐBSH có vai trị quan trọng như thế
nào? Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở ĐBSH.
2/ Tại sao vùng ĐBSH đưa vụ đơng thành vụ sản xuất chính trong nông
nghiệp?
3/ Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng, chức năng
chuyên ngành của từng trung tâm.
Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
1/ Tại sao vùng BTB và DHNTB trồng cây lương thực bị hạn chế, trong
khi cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?

2/ Tại sao ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của BTB và
DHNTB?
3/ Xác định các TTCN của 2 vùng và nói rõ tại sao cơng nghiệp cịn hạn
chế?
Nhóm 4: Phiếu học tập số 4
- Hồn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức từ bài 17 đến bài 30 (các vùng
kinh tế)
Bước 2: Các nhóm làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập
6


Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: GV kết luận chuẩn kiến thức
4. Đánh giá:
- GV cùng HS đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
- GV hệ thống kiến thức (trình bày ở bảng phụ hoặc trình chiếu trên máy
tính) để HS theo dõi về nhà bổ sung.
- Tổ chức trị chơi: Mục đích giúp các em ghi nhớ kiến thức trắc nghiệm
khách quan. Thông qua hoạt động này, GV có thể đánh giá cho điểm học sinh
đồng thời tạo khơng khí sơi nổi trong tiết dạy, huy động được các đối tượng HS
cùng tham gia vào cuộc chơi (Phụ lục)
* TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN PHẦN 2: Rèn luyện, củng cố kĩ năng

- GV tổ chức các nhóm thảo luận nhanh và thống nhất kết quả chuẩn bị ở
nhà theo phân công ở cuối tiết học trước về phần biểu đồ.
- GV tổ chức đại diện một số nhóm trình bày kết quả về phần kĩ năng: Các
dạng biểu đồ đã học, nêu cách vẽ. Các nhóm khác nhận xét.
- GV chuẩn xác.


7


C. PHỤ LỤC HOẠT ĐỘNG PHẦN 1: ÔN TẬP, HỆ THỐNG KIẾN
THỨC
1. BẢNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TỪ BÀI 17 - 30

2. TỔ CHỨC TRỊ CHƠI:
2.1/ Trị chơi “Rung chng vàng”
Thể lệ: Có 10 câu hỏi. Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS sẽ ghi đáp án
đúng nhất vào bảng trong. HS nào trả lời sai sẽ tự động dừng cuộc chơi. HS
nào trả lời được 10 câu hỏi sẽ được RUNG CHUÔNG VÀNG (tương đương
với điểm thưởng là 10 điểm). (Đây là 10 câu hỏi thuộc phần Địa lí dân cư và
Địa lí kinh tế mà các em cần ghi nhớ để kiểm tra học kì)

8


9


2.2/ Trị chơi Đốn hình qua mảnh ghép: Giáo viên thiết kế 8 mảnh
ghép, mỗi mảnh là 1 câu hỏi trắc nghiệm về Địa lí các vùng kinh tế. 8 mảnh ghép
chia ra 4 mức độ khó tương ứng với các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình
và yếu kém. GV bố trí mức độ khó của câu hỏi theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Như vậy các em học sinh sẽ tùy theo sức của mình mà chọn câu hỏi phù hợp.
Thể lệ: HS nào trả lời đúng câu hỏi sẽ được gỡ 1 mảnh ghép tương
ứng với điểm thưởng là 1 điểm. HS nào đoán được nội dung được giấu trong
các mảnh ghép ngay từ lúc mảnh ghép đầu tiên được gỡ ra sẽ được điểm
thưởng là 10 điểm tương đương với điểm 10. Các trường hợp còn lại sẽ trừ

dần số điểm xuống.
- GV chọn hình để ghép đó là Di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam (H25.3 SGK
trang 94)
- Câu hỏi:
1/ Vùng TD và MNBB được chia thành tiểu vùng nào?
(Tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc)
10


2/ Vùng Đồng bằng sơng Hồng có một thành phố vơ cùng quan trọng. Đó là
thành phố nào? (Hà Nội)
3/Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố nào? (Đà Nẵng)
4/ Vùng lãnh thổ nào của Việt Nam không giáp biển? (Tây Nguyên)
5/ Phía Tây của Vùng Bắc Trung Bộ giáp với nước nào?(Lào)
6/ Tài nguyên quý giá nhất của Vùng Đồng bằng sơng Hồng là gì?
(đất phù sa)
7/ Hãy cho biết địa hình của vùng Bắc Trung Bộ đi từ tây sang đơng?
(Núi, gị đồi, đồng bằng, biển và hải đảo)
8/ Về kinh tế, thế mạnh của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là ngành gì?
(ngành chăn ni bị và đánh bắt thủy sản)
2.3/Trò chơi Ai nhanh hơn:
Giáo viên lần lượt chiếu trên màn hình một số câu hỏi nâng cao, yêu cầu
học sinh trả lời. Nếu học sinh trả lời nhanh, đúng ý chính thì giáo viên có thể ghi
điểm cho học sinh. Tùy theo mức độ câu trả lời của các em mà giáo viên ghi
điểm cho phù hợp. Ví dụ một số câu hỏi sau (GV lưu ý HS đây là những câu hỏi
chắc chắn có trong bài kiểm tra sắp đến để HS tập trung chú ý nhiều hơn):
1. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nơng nghiệp ở
nước ta?
2. Giải thích vì sao cây cơng nghiệp lại được phát triển mạnh trong những
năm gần đây.

3. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào
đến phát triển và phân bố nơng nghiệp?
4. Vì sao nước ta lại quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á –
Thái Bình Dương?
5. Vì sao lợn được ni nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng?
3.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
3.3.1. Đối với giáo viên:
Để áp dụng đề tài này thành công, giáo viên cần xác định mục tiêu và tầm
quan trọng của tiết ôn tập. Người giáo viên phải chịu khó đầu tư về nội dung và
phương pháp dạy học.
- Đổi mới cách soạn bài: giáo án được xem là bản kế hoạch dạy học của
giáo viên, được trình bày bằng những đề mục, câu chữ ngắn gọn, rõ ràng theo
một trình tự hợp lí và hình thức đặc trưng của giáo án, bao gồm cả hoạt động của
giáo viên và học sinh.
- Khi dạy tiết ôn tập, giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình.
Giáo viên cần lựa chọn những nội dung phù hợp, trọng tâm.

11


- Mặt khác, giáo viên phải có sự chuẩn bị cơng phu (phiếu học tập, bảng
phụ, thiết kế trị chơi, đồ dùng dạy học), lựa chọn phương pháp phù hợp với nội
dung và hình thức bài dạy.
- Tạo nhu cầu hứng thú và động lực học tập không chỉ được thực hiện
ngay lúc vào bài mà phải kéo dài trong suốt tiết học. Khi bắt đầu bài học, giáo
viên cần có sự định hướng nội dung học tập cho học sinh. Việc định hướng sẽ có
hiệu quả cao hơn nếu như tạo được hứng thú học tập của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phù hợp với nội dung bài ơn
tập. Các hình thức dạy học cần phải được phối hợp chặt chẽ với nhau trong một

tiết lên lớp làm cho hình thức hoạt động của học sinh đa dạng, các em vừa được
học thầy, học bạn, vừa có sự nổ lực của bản thân.
- Khi thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi có mức độ khó tăng dần để tất cả
học sinh của lớp đều tham gia. Điều đó cũng góp phần tạo nên thành công của
tiết dạy.
3.3.2. Đối với học sinh:
Hiện nay, trong dạy học phương pháp mới, người học đóng vai trị là chủ
thể của q trình hoạt động. Để giờ dạy có hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ
động tiếp nhận kiến thức đòi hỏi sự cộng tác học tập của học sinh:
- Học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, nắm được nội dung
của các bài học. Từ đó giúp các em xâu chuỗi cũng như nhận biết được mối quan
hệ giữa các bài học với nhau.
- Trong quá trình học tập, học sinh cần tích cực hoạt động, chủ động tìm
tịi và sáng tạo để q trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả.
- Phải rèn luyện các kĩ năng địa lí cơ bản: kĩ năng đọc, phân tích bản đồ,
lược đồ, bảng số liệu thống kê và kĩ năng nhận biết, vẽ, phân tích các dạng biểu
đồ.
3.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện:
1. Giáo viên:
- Phân cơng nhóm học tập và nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước đó.
- Chuẩn bị các phương án trợ giúp khi học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm khách quan thiết kế dưới hình thức trị
chơi: Rung chng vàng và Đốn hình qua các mảnh ghép và một số câu hỏi vận
dụng thể hiện trong trò chơi Ai nhanh hơn,...
- Thiết kế giáo án trên Power Point.
- Chuẩn bị các câu hỏi định hướng nội dung ôn tập cho HS (giao từ tiết
học trước đó)
- Các tranh ảnh, lược đồ có liên quan.
2. Học sinh:


12


- Trao đổi theo nhóm đã được phân cơng làm trước ở nhà các câu hỏi được
giao.
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học bằng sơ đồ, bằng lập bảng hoặc sơ đồ
tư duy (tùy theo mỗi học sinh) từ bài 17 đến bài 30.
- Chuẩn bị bảng trong, bút lông.
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Từ năm học 2017-2018 tôi đã áp dụng sáng kiến để trực tiếp giảng dạy
học sinh lớp 9 tại trường và đã có những kết quả nổi bật.
4- Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
5- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài: Một vài biện pháp giúp học sinh
học tốt kiểu bài ôn tập ở Địa lí 9.Từ năm học 2017 – 2018đến nay tơi luôn đạt
kết quả khả quan trong công tác giảng dạy.Cụ thể theo bảng số liệu sau:
Chất lượng bộ môn năm học 2017-2018:
GIỎI
KHÁ
LỚ TSH
SL TL% SL TL%
Môn
P
S
Địa

9

34


34

100,0

-

-

Chất lượng bộ môn năm học 2018-2019:
GIỎI
KHÁ
LỚ TSH
SL TL% SL TL%
Mơn
P
S
Địa 9/1
Địa 9/2
Tổng cộng

31
28
59

31
28
59

100,0
100,0

100,0

-

-

T BÌNH
SL TL%
-

-

T BÌNH
SL TL%
-

-

YẾU
SL
TL
%
YẾU
SL
TL
%
-

Ở năm học 2019-2020 này, chất lượng bộ mơn theo dự kiến vẫn được duy
trì tốt như các năm học trước.

Với kết quả đạt được như trên, đã tạo cho tơi nguồn động lực mạnh mẽ,
giúp tơi có niềm say mê hơn trong cơng tác giảng dạy góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
Mặc dù sáng kiến này bản thân tôi chỉ thực hiện trong phạm vi nhỏ của đơn
vị trường mình nhưng đã thu được kết quả tốt. Tôi đã nhận được sự đồng tình
nhất trí cao của q đồng nghiệp và sự hào hứng của học sinh khi tham gia. Tuy
nhiên, đó chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân, nó khơng phải là khuôn mẫu
chung. Do thời gian và sự hạn chế của bản thân nên khó có thể tránh được những
thiếu sót khi thực hiện sáng kiến. Rất mong nhận được sự góp ý của q đồng
nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn!
13


14



×