Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sang kien kinh nghiem ky htuat day tu vung S1Bd48vSUScE7B 082106

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.11 KB, 17 trang )

SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................2
2. Mục đích của đề tài......................................................................2
3. Nhiêm vụ của đề tài.....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...........................................3
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................3
6. Đối tượng nghiên cứu..................................................................3
7. Tính mới của đề tài......................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................4
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................4
II. THỰC TRẠNG...........................................................................4
1. Thuận lợi...................................................................................5
2. Khó khăn..................................................................................5
III. NỘI DUNG................................................................................5
1. Các phương pháp giới thiệu từ vựng:....................................5
2. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ vựng:..........................9
3. Các bước tiến hành giới thiệu từ vựng:...............................12
4. Hướng dẫn học sinh cách học từ vựng có hiệu quả............13
5. Một số điều cần ghi nhớ khi dạy và học từ vựng................14
IV. HIỆU QUẢ...............................................................................14
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................16


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nó được


xem như là ngơn ngữ thứ 2 của tất cả các nước trên thế giới. Trong xu thế hội
nhập, việc thông thạo tiếng Anh là một điều rất cần thiết cho tất cả mọi người.
Và tiếng anh từ lâu đã được đưa vào như một mơn học chính thức trong hệ thống
giáo dục của nước ta. Tuy nhiên, việc học một ngôn ngữ không phải là điều dễ
dàng. Tiếng Anh là một trong những thứ tiếng có vốn từ vựng khá phong phú vì
vậy khi học tiếng Anh, người học sẽ gặp khơng ít khó khăn. Như chúng ta đã
biết, từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ.
Học từ vựng là điều thiết yếu nhất, cơ bản và cần thiết nhất khi bắt đầu học tiếng
Anh. Bởi lẽ, muốn nói được tiếng Anh cũng phải có vốn từ, muốn nghe được
cũng phải biết từ vựng, muốn đọc tốt hay viết tốt cũng phải có vốn từ vựng
phong phú mới được. Vốn từ vựng này khơng phải tự dưng mà có hay có trong
ngày một ngày hai mà muốn có được vốn từ vựng phong phú là một q trình
học tập, ơn luyện và tích lũy.
Nhìn chung, học sinh nói chung và học sinh trường THCS Nguyễn Quốc
Phú nói riêng rất sợ và ngại việc học từ mới. Đa số chỉ học vẹt, học đối phó nên
qn rất nhanh dẫn tới tình trạng học trước quên sau. Là một giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn tiếng anh, tôi thấy rằng việc dạy từ vựng như thế nào cho các em
dễ nhớ và khắc sâu vào trí nhớ là một điều khơng hề dễ dàng, đặc biệt là đối với
những em học sinh khối 6. Các em vừa mới làm quen với cách học mới nên còn
khá bỡ ngỡ. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một số kinh
nghiệm về việc dạy từ vựng cho học sinh khối 6 mà tơi đã tích lũy được trong
q trình học tập và giảng dạy. Đó chính là lí do vì sao tơi chọn đề tài này.
2. Mục đích của đề tài.
Trước tình hình thực tế của việc dạy và học từ vựng của trường THCS
Nguyễn Quốc Phú, tôi quyết định chọn đề tài này với mong muốn giúp các em
học sinh học tốt từ vựng hơn, nhớ từ vựng được lâu hơn và thơng qua đó tạo
hứng thú cho các em khi học môn tiếng Anh. Điều này không chỉ giúp các em có
kiến thức của mơn học mà cịn giúp các em học tập tích cực và sáng tạo hơn.
Thơng qua đó tạo cơ sở tiền đề cho các em học tiếng Anh tốt hơn khi học lên các
lớp cao hơn. Ngồi ra, tơi hi vọng sáng kiến này sẽ là một tài liệu về phương

pháp dạy từ vựng cho những giáo viên khác.
3. Nhiệm vụ của đề tài.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình, bản thân tơi đã thực hiện những
nhiệm vụ sau:
1.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy từ vựng cho
học sinh trung học cơ sở.
2.
Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
3.
Dạy thử nghiệm: Sau khi nghiên cứu các phương pháp thì tơi tiến
hành dạy thử nghiệm ở 3 lớp 6: 6A3, 6A4 và 6A5.
4.
Thao giảng, trao đổi, rút kinh nghiệm: Sau khi dạy thử nghiệm ở các
lớp, tôi sẽ tiến hành một vài tiết thao giảng để trao đổi rút kinh nghiệm với
các giáo viên khác.
5.
Kiểm tra, đánh giá học sinh để điều chỉnh cho hợp lí.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Đọc tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để định hướng được nôi dung
của đề tài, hiểu rõ hơn vấn đề đang nghiên cứu và giải quyết các vấn đề một cách
hợp lí, chính xác nhất có thể.
4.2 Điều tra
4.2.1 Dự giờ
Qua dự giờ các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn trong trường để đúc rút
ra những kinh nghiệm dạy từ mới.

4.2.2 Khảo sát
Khảo sát tình hình của học sinh cũng như tình hình dạy từ vựng của các
giáo viên trong tổ chuyên môn.
4.2.3 Thực nghiệm
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp, áp dụng các phương pháp dạy từ
vựng trong mỗi tiết dạy và tự đánh giá hiệu quả của nó.
4.2.4 Kiểm tra
Kiểm tra chất lượng học sinh để đánh giá hiệu quả của các phương pháp
và đề ra những giải pháp phù hợp hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Do thời gian và điều kiện giảng dạy có hạn nên đề tài này của tơi chỉ
nghiên cứu phương pháp giảng dạy phần từ vựng cho các học sinh khối lớp 6 ở
trường THCS Nguyễn Quốc Phú.
6. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: cách dạy và học từ vựng của 3 lớp
6A3, 6A4, 6A5 trường THCS Nguyễn Quốc Phú
7. Tính mới của đề tài.
Hiện nay, trường THCS Nguyễn Quốc Phú đã có gần như đầy đủ các
phương tiện dạy học. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian chưa cho phép và chưa
có sự đầu tư thực sự trong việc dạy từ vựng nên chất lượng dạy từ vựng chưa
cao. Rất nhiều học sinh về nhà copy rồi học vẹt trả bài cho giáo viên và có thể
qn ngay sau đó. Hình thức dạy chủ yếu hiện nay là cho từ rồi cho học sinh nói
nghĩa hoặc giáo viên giải thích nghĩa cho học sinh, sau đó học sinh về nhà copy
và tự học thuộc nên hầu hết những từ các em học rất nhanh quên chưa kể đến
những học sinh về nhà lười học bài. Đặc biệt là các em học sinh khối 6, mới từ
cấp tiểu học lên chưa nắm được cách học của cấp THCS nên dẫn tới rất nhiều em


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
không học bài và không thuộc từ mới. Tôi chọn đề tài này với mong muốn chia

sẻ một số phương pháp giúp các em dễ nhớ từ vựng khi học và có thể khắc sâu
chúng hơn.

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học cũ, thầy giáo
đóng vai trị trung tâm là người truyền đạt kiến thức còn học sinh là đối tượng
tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Nhưng hiện nay, phương pháp này ít
mang lại hiệu quả giáo dục, nó khơng phù hợp với tình hình phát triển của đất
nước ta trong giai đoạn này. Theo phương pháp cũ, giáo viên thường đi ngay vào
bài, chuẩn bị hết nội dung cho học sinh nên khơng kích thích được khả năng tư
duy của học sinh. Do vậy, các em thường rất thụ động, do đó hiệu quả của các
giờ học chưa cao .Việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức của học sinh là một
điều tất yếu. Để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người có vai trị
hướng dẫn, điều khiển, tổ chức cho học sinh hoạt động và học tâp. Vì vậy, người
giáo viên phải khơng ngừng tìm tịi, học hỏi để nâng cao khả năng của mình,
nâng cao chất lượng tiết dạy của mình. Hơn thế nữa, tiếng Anh là một mơn học
địi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ, học thường xun, học ở mọi lúc mọi nơi
thì mới phát triển được vốn từ vựng . Có vốn từ khá thì học sinh mới vận dụng
các kiến thức của mình vào các bài học. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh
sao nhãng viêc học từ vựng một phần vì tiết học nhàm chán làm cho học sinh
không hứng thú. Do vậy, vấn đề ở đây là phải thay đổi phương pháp như thế nào
để các em học sinh hứng thú với việc học từ vựng hơn để học sao cho có hiệu
quả.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tiến hành cải cách sách giáo
khoaTiếng Anh ở cấp trung học cơ sở. Chương trình này chú trọng đến việc phát
triển tư duy sáng tạo, tìm tịi và sự năng động của học sinh. Song song với việc
cải cách sách giáo khoa là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Chính vì vậy, mỗi

giáo viên chúng ta phải khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo, học hỏi để tìm ra phương
pháp dạy học tối ưu nhất phù hợp với học sinh.
II. THỰC TRẠNG


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
1. Thuận lợi.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở
vật chất và thiết bị, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy như: tranh, máy cassette,
máy chiếu, phòng lab,…
- Các giáo viên trong tổ bộ mơn rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ khi
cần.
- Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh trong trường đều đạt chuẩn.
- Đa số phụ huynh quan tâm và tạo điều kiện cho con em mình học tập.
- Đa số các em học sinh đều yêu thích học tiếng Anh. Hầu hết các em đã được
làm quen với môn tiếng Anh từ cấp tiểu học nên khi lên cấp THCS các em đỡ bỡ
ngỡ khi học.
2. Khó khăn.
- Nhiều học sinh gia đình cịn có hồn cảnh khó khăn nên ngồi thời gian học ở
lớp về nhà các em khơng có nhiều thời gian để tập trung vô việc học và đặc biệt
là khơng có sách tham khảo để học và tìm tịi thêm.
- Một số em chưa nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của mơn tiếng Anh nên
trong q trình học, các em cịn thiếu chú ý, tập trung để học.
- Môn tiếng Anh là một trong những mơn tương đối khó đối với học sinh nên dẫn
đến một số học sinh chán và khơng có hứng thú học ngay từ đâu.
- Nhiều học sinh học từ vựng theo kiểu học vẹt nên không nhớ được lâu và khó
vận dụng vào bài.
- Hầu hết các em khơng có cơ hội để giao tiếp tiếng Anh.
- Đa số phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra bài và hướng dẫn
các em học ở nhà bởi vì rất ít phụ huynh biết ngoại ngữ.

III. NỘI DUNG
1. Các phương pháp giới thiệu từ vựng:
Để giúp các em học sinh tiếp thu từ vựng một cách chủ động, giáo viên có
thể dùng một số phương pháp như sau:
1.1 Dùng tranh ảnh.
Trong chương trình lớp 6, các từ vựng rất ít từ trừu tượng nên giáo viên có
thể cho học sinh nhìn tranh ảnh hoặc vẽ phác hoạ cho các em nhìn và thơng qua
đó các em có thể đốn ra từ mình sẽ học. Nếu học sinh học khá, giáo viên có thể
show tranh trước rồi cho học sinh suy nghĩ và nói ra từ đó bằng tiếng Anh vì có
nhiều học sinh đã chuẩn bị bài trước ở nhà nên các em có thể trả lời ngay. Như
vậy, sẽ hình thành được tính tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, nếu từ nào khó thì
có thể cho từ đó trước sau đó show tranh để cho học sinh đốn nghĩa. Với cách
này thì học sinh sẽ ít phải tư duy hơn.
Ví dụ :


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
Trong Unit 5: THINGS I DO (A3,4) để dạy các hoạt động sau giờ học, giáo viên
có thể tận dụng bộ tranh lớp 6 cho học sinh xem các hoạt động đó và yêu cầu các
em nói các hoạt động đó bằng tiếng Anh. Như vậy, học sinh sẽ tự tư duy và đưa
ra đáp án nên các em sẽ dễ nhớ từ đó hơn và có thể nhớ được lâu hơn.

1.2 Dùng vật thật.
Với phương pháp này, giáo viên sẽ dùng những đồ vật thật, có thể là có
sẵn trong lớp học hoặc giáo viên chuẩn bị để cho học sinh quan sát và yêu cầu
các em nói ra từ đó bằng tiếng Anh và nghĩa của nó. Dạy theo phương pháp này
sẽ tạo cho em cảm giác hứng thú và chú ý khi học tập.
Ví dụ:
Trong unit 2: AT SCHOOL (C1,2) khi giới thiệu những từ mới về những đồ vật
quen thuộc trong trường học thì giáo viên có thể tận dụng những đồ vật có sẵn

trong lớp học để cho các em nói ra từ đó luôn. Đơn giản như khi dạy từ “pen”,
giáo viên cầm cây bút mực lên và hỏi “What is this?”. Chắc chắn học sinh sẽ nói
ra được từ “pen”.


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6

1.3 Dùng điệu bộ.
Để giới thiệu từ vựng, giáo viên có thể dùng điệu bộ, nét mặt hoặc cử chỉ
của mình cho học sinh quan sát và nghĩ ra từ đó.
Ví dụ:
Trong unit 13: ACTIVITIES AND THE SEASONS phần A4, khi giới thiệu từ
“go swimming” và “go sailing”, giáo viên có thể diễn tả hành động này và cho
học sinh đốn từ.
1.4 Giới thiệu nghĩa của từ thơng qua ví dụ.
Giới thiệu từ bằng ví dụ là cách đưa từ vào văn cảnh sử dụng để giúp học
sinh đoán được nghĩa của từ. Tuy nhiên, các ví dụ cần đơn giản, dễ hiểu, vì các
em học sinh lớp 6 vốn từ cịn khá hạn chế. Đưa ra các ví dụ cụ thể có liên quan
đến từ sắp học khơng chỉ tạo sự tò mò và hấp dẫn học sinh mà cịn giúp học sinh
ơn lại những từ đã học có trong ví dụ.
Ví dụ:
Trong unit 15: COUNTRIES phần B2 khi giới thiệu từ “capital”, giáo viên có thể
đưa ra ví dụ: “Ha Noi is the capital of Viet Nam”. Thơng qua ví dụ này, học sinh
có thể dễ dàng đốn ra được nghĩa của từ “capital” chính là “thủ đô” .
Trong unit 10: STAYING HEALTHY phần B2, khi giới thiệu từ fruit, giáo viên
có thể đưa ra ví dụ để gợi mở từ đó như sau: “apples, oranges and bananas are
kinds of fruit”. Từ ví dụ này, học sinh có thể đốn được nghĩa của từ “fruit”
chính là “trái cây”
1.5 Dùng từ đồng nghĩa



SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
Với phương pháp này, giáo viên sẽ sử dụng những từ đã học mà có nghĩa
cùng với từ chưa học để giới thiệu từ mới đó. Bằng cách này, học sinh sẽ có cơ
hội được ơn lại từ đã học song song với lúc học từ mới.
Ví dụ:
Trong unit 7: YOUR HOUSE phần C4 khi giáo viên muốn giới thiệu từ “end”,
giáo viên có thể đưa ra từ “finish” để giới thiệu vì hai từ này đồng nghĩa mà từ
“finish” các em đã được học trước đó.
Trong unit 7: YOUR HOUSE phần B1, khi muốn giới thiệu từ “paddy field”,
giáo viên có thể đưa từ “rice paddy” ra để giới thiệu.
1.6 Dùng từ trái nghĩa
Trong chương trình lớp 6 có rất nhiều cặp từ trái nghĩa nên khi giới thiệu
từ mới, giáo viên có thể tận dụng những từ đã biết để giới thiệu từ khác.
Ví dụ:
Trong unit 9: THE BODY phần A3, khi giới thiệu những tính từ chỉ hình dáng
người, giáo viên có thể giới thiệu trước từ “tall” sau đó dùng từ “tall” để giới
thiệu từ “short”, tương tự như vậy với các từ : thin-fat, heavy-light
1.7 Biểu bảng, đồ thị:
Nghĩa của một số từ có thể được làm rõ thông qua các biểu bảng, đồ thị
với các cực , trục tương phản.
Ví dụ:
Trong unit 12: SPORTS AND PASTIMES phần C1, khi giáo viên muốn giới
thiệu nghĩa của các trạng từ chỉ tần suất. Giáo viên có thể bắt đầu bằng hai từ trái
nghĩa never và always sau đó cho học sinh hồn thành những mốc còn lại.
Never

seldom

sometimes


often

usually

always

1.8 Dịch
Với phương pháp này, giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng
Việt để cung cấp nghĩa từ trong tiếng Anh. Tuy nhiên, giáo viên chỉ sử dụng thủ
thuật này khi khơng cịn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy
từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không
cho phép, giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó. Tùy vào độ khó của từ mà giáo
viên có thể chọn cách cho từ tiếng Anh rồi yêu cầu học sinh nói nghĩa tiếng việt
hay đưa ra nghĩa tiếng việt rồi học sinh nói ra từ đó bằng tiếng Anh.
Ví dụ:
Trong unit 14 , khi giới thiệu từ “finally”, giáo viên có thể hỏi học sinh “How to
say “cuối cùng” in English”


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
2. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ vựng:
Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thơi chưa đủ, mà chúng ta cịn
phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố từ mới ngay tại lớp. Các thủ thuật
kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn.
Sau đây là một số thủ thuật, giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra và củng cố từ
vựng.
2.1 Rub out and remember:
Đây là một phương pháp kiểm tra từ vựng rất quen thuộc đối với mỗi giáo
viên dạy tiếng Anh. Giáo viên viết các từ mới lên bảng, cho học sinh đọc vài lần

để ghi nhớ. Sau đó, giáo viên xoá dần từng từ tiếng Anh và yêu cầu học sinh nhìn
từ tiếng Việt để đọc lại các từ bị xoá. Khi các từ tiếng Anh đã bị xố hết, giáo
viên u cầu học sinh lên viết lại.
Ví dụ :
Trong unit 15: COUNTRIES phần B2, ngay sau khi dạy từ mới, giáo viên có thể
kiểm tra lại bằng phương pháp này như sau:
- ………………………. (n): dân số
- ……………………….(n) : thế giới
- ………………………(n): thủ đô
- ……………………….(n): triệu
2.2 Slap the board
Giáo viên viết từ mới hoặc dán tranh lên bảng. Sau đó, giáo viên gọi hai
nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh. Giáo viên yêu cầu các nhóm
đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. Giáo viên hô to từ tiếng Việt nếu từ trên
bảng bằng tiếng Anh và ngược lại (nếu dùng tranh vẽ thì hơ to từ tiếng Anh). Lần
lượt từng học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào từ được gọi. Học sinh thuộc
nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm. Nhóm nào ghi được
nhiều điểm hơn thì thắng.
Ví dụ:
Trong unit 2: AT SCHOOL phần A1, giáo viên có thể củng cố từ mới bằng cách
ghi những từ mới có trong bài lên bảng và cho học sinh chơi trò “slap the board”

Come in

Open
2.3 Matching:

Sit down

Goodbye


Close

Stand up


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
Với dạng bài tập này, giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho
học sinh thành một cột. Viết nghĩa tiếng Việt vào một cột khác không theo thứ tự
của các từ ở cột kia. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở
hai cột với nhau. Ngồi ra, thay vì dùng 2 cột chữ, giáo viên có thể làm một cột
là chữ và một cột là hình ảnh cho sinh động
Ví dụ:
Trong unit 10: STAYING HEALTHY phần A1 , giáo viên có thể củng cố, kiểm
tra từ mới bằng cách thiết kế hai cột như sau rồi yêu cầu học sinh nối:
Matching:
1.Feel
a. Mệt
2.Hungry
b. Nóng
3.Hot
c. Lạnh
4.Thirsty
d. Đói
5.Full
e. Khát
6.Tired
f. Cảm thấy
7.Cold
g. No

2.4 Jumbled words
Trong dạng bài tập này, giáo viên viết một số từ có các chữ bị xáo trộn lên
bảng. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ đã cho đó thành từ
có nghĩa.
Ví dụ:
Khi học xong unit 3: AT SCHOOL, giáo viên có thể kiểm tra từ vựng cho học
sinh bằng dạng bài tập này như sau:
1. LICPNE
2. PLELS
3. TIS
4. KOBO
5. KLOCC
6. TNADS
2.5 Fill in the blanks
Đối với dạng bài tập này, giáo viên có thể củng cố hoặc kiểm tra từ vựng
của học sinh bằng cách cho một số câu hoặc cụm từ có chứa từ vựng vừa mới
học và bỏ trống chỗ đó. Sau đó, giáo viên u cầu học sinh tìm những từ phù hợp
điền vào những chỗ trống đó.
Ví dụ:
Trong unit 2: AT SCHOOL phần A1, giáo viên có thể củng cố từ mới như sau:
1. Come …………….
2. Sit …………..
3. Stand ……………
4. Open ……… book
5. Close your ……………
2.6 Wordsquares.
Với dạng bài tập này, giáo viên cho một số từ đã học được sắp xếp theo
hàng ngang, hàng dọc hoặc chéo trong một bảng lộn xộn các chữ cái và yêu cầu
học sinh tìm ra những từ đó.



SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
Ví dụ:
Sau khi dạy xong unit 1,2,3, giáo viên có thể kiểm tra từ vựng học sinh như
sau:

R
E
S
A
R
E

D
K
C
O
L
C

E
T
M
P
O
H

S
E
O

U
L
A

K
E
C
O
N
I

P
H
N
E
P
R






Answer
desk, chair
eraser, clock , pen
pencil
couch

2.7 Crossword Puzzle :

Đối với dạng bài tập này, giáo viên đưa ra một số ô chữ chứa những từ đã
học và cho một số chữ cái gợi ý và yêu cầu học sinh đoán ra những từ đó.
Ví dụ:
Sau khi dạy xong unit 1,2,3, giáo viên có thể kiểm tra từ vựng học sinh như
sau:
T

O
Answer

L

C

T

E
V

P

L
S
C

H
H

O
B











Stereo
Telephone
Pencil
Chair
Bench
Television
Couch
Eraser

R
H

2.8 Net words :
Đối với dạng bài tập này, giáo viên cho một chủ đề cụ thể nào đó và yêu cầu
học sinh phải tìm ra những từ đã học liên quan đến chủ đề đó.
Ví dụ:


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
Khi dạy xong phần C1 unit 7, giáo viên có thể vận dụng phương pháp này để

kiểm tra từ mới như sau:
Bike

Motorbike
Transportation

Bus

Train
Car
Plane

3. Các bước tiến hành giới thiệu từ vựng:
Để giới thiệu từ vựng, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng :
+ Nghe: Giáo viên đọc mẫu từ vựng cho học sinh lắng nghe.
+ Nói: Giáo viên đọc từ và cho học sinh đọc lại.
+ Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng
miệng.
+ Viết: Học sinh viết từ vào tập.
Để dạy từ vựng một cách hiệu quả, giáo viên nên thực hiện những bước cơ
bản sau:
Bước 1 : Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng
trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những
từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu.
Bước 2: “nghe”, giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu.
Bước 3: “nói”, sau khi cho học sinh nghe, giáo viên mới yêu cầu học sinh nhắc
lại đồng thanh cả lớp sau đó gọi cá nhân nhắc lại.
Bước 4: “đọc”, giáo viên viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc.
Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh.
Bước 5: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi giáo viên

mới u cầu học sinh viết từ đó vào vở.
Bước 6: đánh trọng âm từ và xác định từ loại.
4. Hướng dẫn học sinh cách học từ vựng có hiệu quả
Là giáo viên, khi dạy bất cứ môn học nào cũng mong muốn cho học sinh
hiểu bài, hướng dẫn các em biết cách học một cách đạt hiệu quả cao nhất. Đối
với mơn tiếng Anh thì việc ấy lại càng quan trọng hơn. Chính vì vậy tơi đã


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
hướng dẫn cho học sinh học từ vựng làm sao cho có hiệu quả để các em có thể
nắm vững vốn từ mà các em đã được học ở trên lớp cũng như tăng vốn từ vựng
trong quá trình các em tự học ở nhà.
4.1 Hướng dẫn các em nhận biết từ vựng
Muốn hướng dẫn các em có ý thức tự học, tự tìm tịi những từ vựng mới,
tơi đã hướng dẫn các em thấy chỉ việc học trên lớp thơi là khơng đủ để tìm và
học được từ mới. Các em cần phải nghiên cứu chúng kĩ hơn. Đầu tiên, cố gắng
đoán nghĩa của từ trong văn cảnh- hay nghĩa của đoạn văn có từ đó. Thứ hai, nếu
có trong tay 1 cuốn từ điển thì hãy tra nghĩa của nó ngay. Điều này có thể làm
chậm quá trình đọc nhưng việc hiểu rõ nghĩa của từ hơn sẽ giúp các em đọc
nhanh hơn và hiểu nhanh hơn những đoạn tiếp theo. Luyện tập từ vựng hàng
ngày, bất cứ khi nào các em đọc sách, nghe đài, xem ti vi hay nói chuyện với bạn
bè.
4.2 Đọc
Khi đã nhận biết được từ vựng rồi thì việc đọc là bước quan trọng tiếp
theo để tăng vốn từ của các em. Khi đọc các em mới nhớ được cách sử dụng của
từ. Khi đọc, học sinh vừa có thể củng cố vốn từ vựng và học thêm những từ mới.
Khuyến khích học sinh đọc những chủ đề các em thích để tăng sự hứng thú của
các em.
4.3 Dùng từ điển
Chắc hẳn những ai học tiếng Anh đều không thể thiếu một quyển từ điển.

Nên là một giáo viên, tôi phải cho các em thấy được rằng: Trong việc học tiếng
Anh thì các em đều phải biết cách sử dụng từ điển để tra nghĩa của từ.
4.4 Học và ôn luyện thường xuyên
Khi đã biết từ rồi, việc xây dựng vốn từ vựng đơn giản là ôn luyện từ
thường xuyên cho tới khi nó nằm trong trí nhớ của các em. Tơi thường khuyên
các em đặt mục tiêu về số lượng từ mà các em sẽ học trong 1 ngày rồi sau đó cứ
một tuần các em phải ơn lại những từ đã học được trong tuần đó.
Ngồi ra, tơi cịn hướng dẫn các em tự học từ mới ở nhà thông qua việc đọc sách
hay truyện bằng tiếng Anh, xem các bộ phim hay chương trình bằng tiếng Anh,

5. Một số điều cần ghi nhớ khi dạy và học từ vựng
5.1 Đối với giáo viên :
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu, hình ảnh liên quan
đến chủ đề và chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sưu tầm nhiều tranh ảnh từ
báo, tạp chí hoặc cũng có thể vẽ tranh đơn giản để gây ấn tượng sâu sắc cho học
sinh, giúp các em nhớ từ ngay tại lớp.
-Thường xuyên làm đồ dùng dạy học trực quan đơn giản để gây hứng thú trong
các tiết học .
-Chuẩn bị bài giảng chu đáo và kỹ càng phù hợp với từng đối tượng học sinh.


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6
-Đưa ra các tình huống dễ hiểu để gợi mở cho các em đốn từ chính xác.
-Thường xun u cầu và nhắc nhở các em copy từ mới vừa học.
-Hướng dẫn cho các em chơi một số trò chơi trong các giờ học nhằm giúp các
em ôn luyện từ vựng đã học.
5.2 Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp.
-Tìm trước từ mới ở nhà.
-Luyện cách phát âm thường xuyên.

-Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài , tích cực, tự giác
khi hoạt động cặp, nhóm .
IV. HIỆU QUẢ
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã đạt được một số
kết quả như sau:
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn, học sinh học tập cũng tích cực và
chú ý hơn.
- Học sinh dễ thuộc các từ mới và có thể thuộc một số từ ngay trong giờ học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng từ vựng vào những câu đơn giản
- Chất lượng học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh lớp 6A3,6A4,6A5 có những
chuyển biến tích cực:
Chất lượng đầu năm khi chưa sử dụng sáng kiến kinh nghiệm

42

SL
11

%
SL
26.2 10

%
23.8

Trung
bình
SL
%

11
26.2

6A4

42

14

33.3 12

28.6

8

6A5

45

9

20

15.6

13

Lớp
6A3


TSHS

Giỏi

Khá

7

Yếu

Kém

SL
6

%
14.3

SL
4

%
9.5

19

2

4.8


6

14.3

28.9

9

20

7

15.6

Chất lượng cuối học kì I (đã sử dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp

TSHS Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kém


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6


42

SL
13

%
31

SL
11

%
26.2

SL
12

%
28.6

SL
4

%
9.5

SL
2


%
4.8

6A4

42

14

33.3 15

35.7

9

21.4

2

4.8

2

4.8

6A5

45

9


20

17.8

15

33.3

8

17.8

5

11.1

6A3

8

Bài học kinh nghiệm:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào quá trình
giảng dạy, tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
-Trong một tiết học, giáo viên không nên dạy quá nhiều từ mới, cần lựa chọn 5
-8 từ mới cần thiết để dạy.
- Giáo viên nên giới thiệu từ trong từng mẫu câu cụ thể.
- Trong quá trình học, giáo viên phải củng cố và kiểm tra từ mới thường xuyên.
- Giáo viên nên sử dụng những bức tranh sinh động để tăng sự hứng thú cho học
sinh.

- Để dạy từ vựng sinh động hơn thì giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử khi
dạy.
- Khi dạy, giáo viên nên thường xuyên kết hợp cho học sinh chơi trò chơi để tạo
sự hứng thú cho các em.
- Giáo viên cần gần gũi cởi mở với học sinh, động viên các em học để giúp các
em có tâm thế thoải mái khi học và u thích mơn tiếng Anh hơn.
- Giáo viên cần phiên âm cho học sinh những âm cơ bản của từ cũng như âm
nhấn của từ.


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6

PHẦN KẾT LUẬN
Qua thực tế giảng dạy với phương pháp dạy học mới này, trong các tiết
dạy, tôi nhận thấy nhiều HS có thể nắm được từ ngay tại lớp, các em rất hào
hứng và sôi nổi trong các tiết học. Nhiều em đã có thể đốn được nhiều từ mới
qua ngữ cảnh, tình huống và chủ đề. Việc kết hợp các phương pháp dạy từ mới
và củng cố, kiểm tra đã góp phần nâng cao hiệu quả của các tiết dạy tiếng Anh
một cách rõ rệt.
Hiện nay, tôi mới chỉ áp dụng đề tài này cho ba lớp 6 là : 6A3, 6A4 và
6A5. Tuy nhiên, theo tôi đề tài này có thể áp dụng được cho tất cả các khối lớp.
Trong thời gian tới, tôi sẽ áp dụng dạy thực nghiệm vào các khối lớp khác.
Trên đây là một số suy nghĩ, tìm tịi của tơi trong q trình dạy từ vựng
cho học sinh lớp 6. Tơi hi vọng đề tài này của tơi sẽ góp một phần nhỏ bé nhằm
xây dựng phương pháp dạy học tiếng Anh ngày càng hiệu quả và đạt kết quả tốt
hơn. Do thời gian nghiên cứu cịn ít và trình độ, kinh nghiệm dạy học của bản
thân còn hạn chế nên khơng tránh khỏi sự sai sót. Tơi mong nhận được những lời
góp ý của Ban giám hiệu cũng như các đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm để
chỉnh sửa cho đề tài áp dụng một cách có hiệu quả hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tân Vĩnh Hiệp, ngày 30 tháng 12 năm 2017
HiÖu trëng

Ngêi thùc hiÖn

Nguyễn Thị Kiều Oanh


SKKN: Một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Hà, "Bí quyết học từ vựng tiếng Anh", NXB Giáo dục (2003).
2. Hoàng Tất Trường, ''Từ vựng học tiếng Anh cơ bản", Trường ĐHSP Ngoại
Ngữ Hà Nội.
3. Những vấn đề chung về đổi mới Giáo dục Trung học cơ sở môn tiếng Anh
– Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Giáo dục).
4. Sách giáo khoa môn tiếng Anh lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Nhà
xuất bản Giáo dục)
5. Sách giáo viên môn tiếng Anh lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Nhà
xuất bản Giáo dục)
______________________________________________________________



×